10192_KLTNĐH – Việc huy động vốn và sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả

luận văn tốt nghiệp

LUẬN VĂN:

Việc huy động vốn và sử dụng vốn
thế nào cho có hiệu quả

Lời mở đầu

Chúng ta đã biết nền kinh tế nước ta đã và đang từng bước chuyển sang nền kinh
tế thị trường (nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần), vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước. Trong quá trình sau hơn 10 năm đổi mới, chúng ta đã gặp
không ít nhữmg khó khăn thử thách, song với sự cố gắng của Đảng, Nhà nước và nhân
dân chúng ta đã đần vượt qua được thử thách, khó khăn đó và đã vượt được nhiều thành
tựu về kinh tế, chính trị. Điều đó đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng khoảng kinh
tế xã hội, mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay để phát triển kinh tế chúng ta cũng cần
phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách.
Do vậy là một sinh viên trường kinh tế. Em rất muốn biết cơ chế quản lý của Nhà
nước đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng như thế
nào? Các doanh nghiệp trong thởi kỳ đổi mới hiện nay làm thế nào để hoạt động có hiệu
quả? Bởi vì trước đây hầu hết các doanh nghiệp nước ta hoạt động theo sự hướng dẫn, chỉ
đạo của Nhà nước – Cơ chế quản lý tập trung. Chính vì vậy việc sản xuất ra cái gì, số
lượng bao nhiêu, phân phối sản phẩm dó như thế nào điều do Nhà nước quyết định và sự
hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp dẫn đến thua lỗ thì Nhà nước bù. Trong
giai đoạn hiện nay – kinh tế thị trường điều đó không còn nữa, việc sản xuất ra cái gì, số
lượng bao nhiêu, phân phối sản phẩm đó như thế nào đều bắt đầu từ phía doanh nghiệp
mà việc đó lại bắt nguồn từ nhu cầu của mọi người (nhu cầu của mọi người được biểu
hiện thông qua thị trường ). Song không phải chỉ có vậy, mà vấn đề đặt ra đối với các
doanh nghiệp là làm thế nào để đạt được điều đó? Đồng thời thu được lợi nhuận cao và

mở rộng sản xuất. Điều này lại đặt ra vấn đề đối với các doanh nghiệp là vốn, việc huy
động vốn và sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả?

Nội dung

I. Tuần hoàn tư bản.
1.Ba giai đoạn vận động và sự biến hoá hình thái của tư bản trong quá trình
vận động của nó.
Chúng ta đã biết tư bản luôn luôn vận động và trong quá trình vận động của nó lớn
lên không ngừng. Quá trình vận động tuần hoàn của tư bản diễn ra qua 3 giai đoạn và
tương ứng với nó là 3 hình thái của tư bản tronmg quá trình vận động.
a- Giai đoạn thứ nhất T- H
Trong giai đoạn này tư bản tư bản tiền tệ biến thành hàng hoá T-H. Đối với người
mua đó là biến tiền thành hàng, đối với người bán thì đó là biến hàng thành tiền, ở đây
hàng hoá mua bán không phải chỉ là hàng hoá thông thường, mà là hàng hoá phục vụ cho
quá trình sản xuất. Tiền ở giai đoạn này được sử dụng để mua các yếu tố sản xuất được
thực hiện thì nhà tư bản trút bỏ hình thức tiền tệ và mang hình thức hiện vật tức là tư bản
sản xuất, với hình thức hiện vật nó không thể tiếp tục quá trình lưu thông được bởi vì nhà
tư bản không ter đem bán công nhân như hàng hoá được do công nhân chỉ bán sức lao
động trong một thời gian chứ không là nô lệ của nhà tư bản. Chính vì vậy tư liệu sản xuất
và sức lao động phải được tiêu dùng sản xuất.
Tư liệu sản xuất và sức lao động chính là hình thái tồn tại của tư bản và là yếu tố
hợp thành cơ bản của quá trình sản xuất xã hội. sản xuất là sự kết hợp tư liệu sản xuất và
sức lao động. Trong chủ nghĩa tư bản thì tư liệu sản xuất và sức lao động chỉ kết hợp với

nhau khi mà tư bản mua về trở thành hình thái tồn tại của tư bản, trở thành tư bản sản
xuất.
Như vậy sự kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động của nhà tư bản đã tạo cho họ
có được một hàng hoá mới mà giá trị của chúng lớn hơn giá trị của những nhân tố dùng
đẻ sản xuất ra số hàng hoá đó H’ = H + h.
Trong giai đoạn này tư bản trút bỏ hình thái tư bản sản xuất để chuyển sang tư bản
hàng hoá .
b- Giai đoạn thứ hai: H…. SX ….H’
Giai đoạn thứ nhất được thực hiện thì qua trình mua các yếu tố sản xuất được thực
hiện thì nhà tư bản trút bỏ hình thức tiền tệ và mang hình thức hiện vật tức là tư bản sản
xuất, với hình thức hiện vật đó nó không thể tiếp tục quá trình lưu thông được bởi vì nhà
tư bản không thể đem bán công nhân như hàng hoá được do công nhân chỉ bán sức lao
động trong một thời gian chứ không là nô lệ của nhà tư bản. Chính vì vậy tư liệu sản xuất
và sức lao động phải được tiêu dùng sản xuất.
Tư liệu sản xuất và sức lao động chính là hình thái tồn tại và tư bản và là yếu tố
hợp thành cơ bản của quá trình sản xuất xã hội. sản xuất là sự kết hợp tư liệu sản xuất và
sức lao động. Trong chủ nghĩa tư bản thì tư liệu sản xuất và sức lao động chỉ kết hợp với
nhau khi nhà tư bản mua về, trở thành hình thái tồn tại của tư bản, trở thành tư bản sản
xuất.
Như vậy sự kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động của nhà tư bản đã tạo cho họ
có được một hàng hoá mới mà giá trị của chúng lơn hơn, giá trị của những nhân tố dùng
để sản xuất ra số hàng hoá đó H’ = H + h

Trong giai đoạn này tư bản trút bỏ hình thái tư bản sản xuất để chuyển sang tư bản
hàng hoá.
b- Giai đoạn thứ ba H’ – T’.
Hàng hoá được tạo ra ở giai đoạn không phải chỉ có giá trị tư bản ứng trước mà do
nó còn chứa đựng cả giá trị thặng dư ở trong đó H’ = H + h. Khi hàng hoá, khi nó được
bán đi tức là đã chuyển hoá thành tiền (H’ – T’).
Trong giai đoạn này tư bản lại xuất hiện trên thị trường với tư cách là người bán
nhưng khác với giai đoạn thứ nhất tư bản chỉ xuất hiện trên một thị trường duy nhất đó là
thị trường hàng hoá thông thường. Bán H’ lấy T’ tức là T’ đã tăng lên vì nó đã mang thêm
giá trị thặng dư: T’ = T + t
Như vậy giai đoạn III là giai đoạn biến tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ toàn
bộ quá trình vận động của tư bản có thể tóm lại như sau.
Sau vận động của tư bản T – H….. SX … H’ – T’ là sự vận động có tính chất tuần
hoàn. Từ hình thái tiền ban đầu tuần hoàn quy lại hình thái tiền cuối tuần hoàn, quá trình
đó được lập đi lặp lại và không ngừng được đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn. Quá trình tuần
hoàn của tư bản trải qua ba giai đoạn và trong mỗi giai đoạn tư bản tồn tại dưới một hình
thức và thực hiện một số chức năng nhất định.
ở giai đoạn I: Tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ và chức năng của nó là
mua hàng.
ở giai đoạn II: Tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất và chức năng của nó
là sản xuất ra giá trị thặng dư.

ở giai đoạn III: Tư bản tồn tại dưới hình thức hàng hoá và chức năng của nó là
thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
Vận động của tư bản là một chuỗi biến hoá hình thái của tư bản. Điều đó cho ta
thấy rõ ràng: tư bản không phải là một vật mà là một quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất.
Trong quá trình vận động nó tồn tại dưới hình thức là vật. Hơn nữa tư bản là một quan hệ
sản xuất khác với quan hệ sản xuất hàng hoá. Nó chỉ lấy các phạm trù của kinh tế hàng
hoá, lấy hàng hoá và tiền làm hình thái tồn tại của mình.
Về tuần hoàn của tư bản là sự biến chuyển liên tiếp của tư bản qua ba giai đoạn,
trải qua ba hình thái, thực hiện ba chức năng tương ứng để trở về hình thái ban đầu với
lượng lớn hơn.
Trong ba giai đoạn vận động tuần t\hoàn của tư bản thì giai đoạn I và giai đoạn III
diễn ra trong quá trình lưu thông thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất và bán
hàng hoá có chứa đựng giá trị thặng dư, giai đoạn II diễn ra trong quá trình sản xuất, thực
hiện chức năng sản xuất giá trị và giá trị thặng dư. Do vậy giai đoạn II có tính chất quyết
định vì chỉ trong giai đoạn đó mới sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, tuy nhiên quá
trình lưu thông thì không thể có lái sản xuất tư bản chủ nghĩa, do đó tư bản cũng không
thể tồn tại được. Trong quá trình vận động tuần hoàn của tư bản thời kỳ lưu thông và thời
kỳ sản xuất không dung hoà nhau, trong thời kỳ lưu thông, tư bản không làm chức năng
tư bản sản xuất do đó không sản xuất ra hàng hoá mà cũng không sản xuất ra giá trị thặng
dư. Trong quá trình tuần hoàn của tư bản thì chừng nào quá trình lưu thông còn kéo dài
thì chừng đó quá trình sản xuất còn bị ngừng lại và do đó sự tăng thêm giá trị của tư bản
cũng được ngừng lại. Thời kỳ lưu thông dài hay ngắn sẽ làm cho quá trình sản xuất lặp

đi lặp lại nhanh hay chậm và ngược lại, sự thu hẹp hay kéo dài thời gian tư bản nằm lại ở
mỗi giai đoạn đều ảnh hưởng tới hậu quả của tư bản.
Sự vận động của tư bản tiến hành được bình thường khi các giai đoạn của nó diễn
ra liên tục, các hình thác của tư bản cũng tồn tại và được chuyển hoá hình thái một cách
đều đặn, mỗi một sự ách tắc, giãn đoạn ở một giai đoạn nào đó đều gây rối loạn hay
ngừng trệ cho sự vận động tư bản. Nếu ngừng trệ ở giai đoạn I thì tiền tệ không thể
chuyển thành hàng hoá và sẽ không có các điều kiện để sản xuất hàng hoá. Nếu ngưng trệ
ở giai đoạn II thì hàng hoá sẽ không bán được, lưu thông sẽ bế tắc.
Trong các loại tư bản chỉ có tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật
chất) mới có hình thái “tuần hoàn đầy đủ gồm 3 giai đoạn trong cùng một lúc: tư bản tiền
tệ, tư bản sản xuất là tư bản hàng hoá. Tư bản lần lượt mang lấy và trút bỏ ba hình thái
của nó. Tư bản công nghiệp là hình thái tư bản duy nhất không chỉ chiếm đoạt giá trị
thặng dư mà còn tạo ra giá trị thặng dư.
2- Các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp.
Trong sự vận động liên tục của tư bản công nghiệp, mỗi hình thái của tư bản đều
có thể làm điểm mở đầu và kết thúc của tuần hoàn, tạo nên các hình thái tuần hoàn khác
nhau của tư bản chủ nghĩa.
Tuần hoàn của tư bản tiền tệ: T – H ….. SX … H’ – T’
Tuần hoàn của tư bản tiền tệ: SX … H’… T’ – H… sản xuất
Tuần hoàn của tư bản hàng hoá : H’ – T’ … SX … H”
2.1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ: T – H … SX … H’ – T’
2.1.1. Giai đoạn 1: T – H

ở phần trước ta đã biết nhà tư bản đem tiền của mình dến thị trường sức lao động
để mua sức lao động, đến thị trường hàng hoá thông thường để mua tư liệu sản xuất:

SLD

T

TLSX
Như vậy T – H TLSX không chỉ biểu thị một quan hệ về vật chất tiêu biểu cho sự
chuyển hoá của một số tiền nhất định thành tư liệu sản xuất và sức lao động thích ứng với
nhau mà còn biểu thị một quan hệ về lượng giữa cái phần tiền bỏ ra mua tư liệu sản xuất
và cái phần tiền bỏ ra mua sức lao động quan hệ về lượng này đã được quyết định trước
bởi tổng số lao động thặng dư tức là lao động làm đôi ra mà một số công nhân nhất định
phải bỏ ra. Đối với hành vi T – TLSX: căn cứ vào kinh doanh cụ thể phải tính toán thể
nào để mua tư liệu sản xuất để sử dụng hết số công nhân thuê được nếu thiều thì không
có công nhân làm quyền sủ dụng lao động thặng dư trở thành vô ích đối với nhà tư bản,
ngược lại nếu thiếu công nhân thì tư liệu sản xuất sẽ không biến thành sản phẩm được.
Yếu tố đặc trưng trong sự chuyển hoá từ tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất đó chính là
T – SLD vì nó là điều kiện căn bản để cho giá trị ứng ra dưới hình thái tiền được thực tế
chuyển hoá thành tư bản, thành giá trị để gia giá trị thặng dư T – TLSX chỉ cần thiết để
thực hiện khối lượng đã mua được do hành vi T – SLĐ
T – SLĐ được coi là đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì hình
thái của nó, vì dưới hình thái tiền công, lao động được mua bằng tiền, cái đặc trưng
không phải ở chỗ hàng hoá – sức lao động là để bán là ở chỗ sức lao động sản xuất hiện
thành hàng hoá. Vậy có thể nói điều kiện thứ nhất để công thức tuần hoàn của tư bản tiền

tệ thực hiện là sự tồn tại thường xuyên của giai cấp công nhân làm thuê, nên công thức đó
giả thiết có hình thái tuần hoàn của tư bản sản xuất.
2.1.2. Giai đoạn H: H… SX … H’.
Tuần hoàn của tư bản tiền tệ bắt đầu bằng hành vi T – H tức là sự chuyển hoá tiền
thành hàng, do đó hành vi này cần được bổ sung bằng sự biến hoá hình
thái ngược lại H – T là sự chuyển hoá hàng thành tiền nhưng kết quả hành vi.
T – H
SLD
TLSX

Như vậy T – H -TLSX không chỉ biểu thị một quan hệ về vật chất tiêu biểu cho sự
chuyển hoá của một số tiền nhất định thành tư liệu sản xuất và sức lao động thích ứng với
nhau mà còn biểu thị một quan hệ về lượng giữa cái phần tiền bỏ ra mua tư liệu sản xuất
và cái phần tiền bỏ ra mua sức lao động quan hệ về lượng này đã được quyết định trước
bởi tổng số lao động thặng dư tức là lao động làm dôi ra mà một số công nhân nhất định
phải bỏ ra. Đối với hành vi T – TLSX: căn cứ vào kinh doanh cụ thể phải tính toán thế
nào để mua tư liệu sản xuất để sử dụng hết số công nhân thuê được nếu thiếu thì không
có công nhân làm quyền sử dụng lao động thặng dư trở thành vô ích đối với nhà tư bản,
ngược lại nếu thiếu công nhân thì tư liệu sản xuất sẽ không biến thành được. Yếu tố đặc
trưng trong sự chuyển hoá từ tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất đó chính là T – SLĐvì
nó là điều kiện căn bản để cho giá trị để ra giá trị thặng dư T – TLSX chỉ cần thiết để thực
hiện khối lượng đã mua được do hành vi T – SLĐ

T – SLĐ được coi là đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì hình
thái của nó, vì dưới hình thái tiền công, lao động được mua bằng tiền, cái đặc trưng
không phải ở chỗ hàng hoá – sức lao động là để bán mà là ở chõ sức lao động xuất hiện
thành hàng hoá. Vậy có thể nói điều kiện thứ nhất để công thức tuần hoàn của tư bản tiền
tệ thực hiện được là sự tồn tại thường xuyên của gia cấp công nhân làm thuê, nên công
thức đó giả thiết có hình thái tuần hoàn của tư bản tiền tệ thực hiện được là sự tồn tại
thường xuyên của giai cấp công nhân làm thuê, nên công thức đó giả thiết có hình thái
tuần hoàn của tư bản sản xuất.

2.1.2. Giai đoạn II: H – SX … H’
Tuần hoàn của tư bản tiền tệ bắt đầu bằng hành vi T – H tức là sự chuyển hoá tiền
thành hàng, do đó hành vi này cần được bổ sung bàng sự chuyển biến hoá hình thái
ngược lại H – T tức là sự chuyển hoá hàng thành tiền nhưng kết quả của hành vi T – H
SLĐ và LSX là làm cho lưu thông của giá trị tư bản ứng ra dưới hình thức tiền bị đứt
quãng. Do sự chuyển hoá tư bản thành tư bản sản xuất giá trị tư bản mang hình thái hiện
vật dưới hình thái này nó không thể tiếp tục lưu thông được nữa mà phải đi vào sự tiêu
dùng sản xuất, việc dùng sức lao động chỉ có thể thực được trong quá trình lao động. Như
vậy kết quả của giai đoạn thứ nhất là bước đầu của giai đoạn thứ hai đường chấm trong
công thức này chỉ ra rằng lưu thông của tư bản bị gián đoạn nhưng quá trình tuần hoàn
của tư bản vẫn tiếp tục vì nó đi từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất. Do đó giai
đoạn thứ nhất, sự chuyển hoá từ tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất chỉ là cái đi trước và
là giai đoạn mở đầu cho giai đoạn thứ hai, tức là cho sự hoạt động của tư bản sản xuất.

Sản phẩm mà các nàh tư bản thu được không phải chỉ là hàng hoá mà còn là hàng hoá đã
mang trong mình giá trị thặng dư.
2.1.3. Giai đoạn III: H – T”
ở giai đoạn này tư bản trút bỏ hình thức tư bản sản xuất để chuyển sang hình thác
hàng hoá, hàng hoá được tạo ra ở giai đoạn này lớn hơn lượng hàng hoá đã ứng trước vì
nó đã có giá trị thặng dư ở trong đó, do đó H’ = H + h nếu dùng t để chỉ hiểu hiện bằng
tiền của h thì tuần hoàn T – H … SX … H’ sẽ mang hình thái đầy đủ là:

TLSX

T – H
… SX … (H + h) – (T + t)

SLĐ
ở giai đoạn I mà tư bản mua những yếu tố của quá trình sản xuất ở trên hai thị
trường đó là thị trường hàng hoá thông thường và thị trường sức lao động. Còn ở trong
giai III nhà tư bản ném hàng hoá trở lại thị trường nhưng chỉ ném vào một thị trường duy
nhất đó là thị trường hàng hoá thông thường và lượng hàng hoá mà nhà tư bản ném ra thị
trường có giá trị lớn hơn giá trị mà như nhà tư bản đã rút ở thị trường ra. Sở dĩ nhà tư bản
ném được vào thị trường cái giá trị đã tăng lên ấy chỉ là vì trong quá trình sản xuất nhờ
bóc lột sức lao động mà như nhà tư bản đã tạo ta giá trị thặng dư, chỉ khi nào là sản phẩm
của quá trình ấy khối lượng hàng hoá mới là tư bản hàng hoá.
Kết luận: T mở đầu hành vi lưu thông đầu tiên của nó với tư cách là tư bản tiền tệ
và mở lại cũng dưới hình thái ấy bằng hành vi H – T. Như thế là nó đã thông qua 2 giai
đoạn lưu thông đối lập đó là T – H và H – T và một lần nữa lại quay về hình thái làm cho
nó có thể bắt đầu lại cũng một quá trình tuần hoàn ấy. Như vậy tuần hoàn của tư bản tiền

tệ có thể viết gọn là T – T’. Mở đầu và kết thúc tuần hoàn đều là tiền. Hàng hoá hay sản
xuất chỉ là những yếu tố trung gian để tiền đẻ ra tiền. Trong T – T’ mọi quá trình trung
gian đều biến mất, quan hệ bóc lột của tư bản với lao động làm thuê bị che dấu. Trở lại
với công thức vận động của tư bản tiền tệ ta thấy bản thân công thức đã nói lên rằng: Tiền
không bị tiêu đi như tiêu tiền mà chỉ được ứng trước, thành như tiền chỉ là hình thái của
tư bản tức là tư bản tiền tệ. Công thức đó còn nói lên rằng mục đích quyết địn cuộc vận
động là giá trị trao đổi chứ không phải là giá trị sử dụng.
Tuần hoàn của tư bản tiền tệ chính là hình thái phiến diện nhất và chính do đó mà
nó là hình thái nổi bật nhất, đặc trưng nhất của tuần hoàn của tư bản công nghiệp mà mục
tiêu và động cơ là làm tăng giá trị, làm đem lại giá trị thặng dư. Hơn nữa, giá trị thặng dư
lại biểu hiện dưới hình thái chói lọi nhất của nó là hình thái tiền. Bởi vậy T – T’ là hình
thái biểu hiện phiến diện nhất nhưng cũng đặc trưng nhất cho sự vận động của tư bản.
2.2. Tuần hoàn của tư bản sản xuất … H’ – T’ – T … SX.
Mở đầu và kết thúc tuần hoàn là sản xuất, vận động của tư bản biển hiện ra là sự
vận động không ngừng của sản xuất. Công thức chung của tuần hoàn của tư bản sản xuất
nói lên sự hoạt động lặp đi lặp lại một cách chu lỳ của tư bản sản xuất tức là tái sản xuất
gắn liền với việc tăng thêm gá trị: đó không những chỉ là sản xuất mà còn là tái sản xuất
một cách chu kỳ ra giá trị thặng dư, đó là cức năng của tư bản công nghiệp nằm dưới
hình thái sản xuất của nó, chức năng này khônhg phải là chức năng chỉ làm có một lần
mà là chức năng lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ. Do đó mà sự bắt đầu trở lại đã do
chính điểm kết thúc quy định. Trong hình thái tuần hoàn này, hàng hoá và tiền tệ chỉ là
những yếu tố trung gian, toàn bộ quá trình lưu thông H’ – T’ – H chỉ là những điều kiện

cho sản xuất. Tuần hoàn của tư bản sản xuất không chỉ ra được động cơ, mục đích vận
động cư tư bản nhưng lại làm rõ được nguồn gốc của tư bản. Nguồn gốc đó là lao động
của công phân tích luỹ lại.
2.2.1. Tái sản xuất giản đơn.
Tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa là thực hiện quá trình tái sản xuất theo quy
mô như cũ trong đó nhà tư bản dùng toàn bộ giá tri thặng dư cho tiêu dùng cá nhân.
Trước hết chúng ta hãy lấy tái sản xuất giản đơn của tư bản sản xuất và giả định
rằng mọi hình thình khác không thay đổi và hàng hoá được mua và bán theo đúng giá trị
của nó. Giả định như thế thì toàn bộ giá trị thặng dư sẽ đi vào tiêu dùng cá nhân của nhà
tư bản. Một khi tư bản – hàng hoá H’ đã chuyển hoá thành tiền thì bộ phận của tổng số
tiền đại biểu cho giá trị tư bản vẫn tiếp tục lưu thông trong tuần hoàn của tư bản công
nghiệp; còn bộ phận kia tức giá trị thặng dư đã đổi thành tiền thì đi vào lưu thông chung
của hàng hoá và mặc dù lưu thông đó là lưu thông tiền tệ xuất phát từ tay nhà tư bản
nhưng nó lại diễn ra ở ngoài lưu thông của tư bản cá nhân cuả tư bản.

TLSX

T – H

SLĐ
Khi T – H hoàn thành thì T đã được chuyển hoá trở lại thành tư bản sản xuất, tức là
sản xuất và tuần hoàn lại bắt đầu trở lại. Do đó hình thái đầy đủ của sản xuất Sx … H’ –
T” – II … SX là

H

T — HT SLĐ

X … H


TLSX …. SX

h

t — h

t – h là một hoạt động những việc mua vào bằng tiền mà nhà đầu tư ban chi ra để
phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản và gia đình của nhà tư bản. những việc
mua ấy được chia ra làm nhiều lần và tiến hành vào những thời gian khác nhau. Do đó
tiền tồn tại một thời gian nhất định dưới hình thái tiền dự trữ, vì tiền mà ngừng lại không
lưu thông được thì ở vào hình thái tích trữ. Chức năng của tiền làm phương tiện lưu thông
bao gồm cả hình thái tích trữ tạm thời của nó không đi vào lưu thông của tư bản dưới
hình thái tiền. Tiền đó không được đem ứng trước mà bị tiêu đi.
Việc chuyển hoá tư bản tệ thành tư bản sản xuất là việc mua hàng hoá để sản xuất
ra hàng hoá. Chỉ khi nào sự tiêu dùng trở thành tiêu dùng sản xuất như thế thì nó mới rơi
vào tuần hoàn của tư bản.
2.2.2. Tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là quá trình tái sản xuất mà quy mô sản
xuất sau lớn hơn năm trước và điều kiện đẻ có tái sản xuất mở rộng là giá trị thặng dư
không được tiêu dùng hết mà một phần trong số đó phải được dùng để tích luỹ tức là
được tiến hành tư bản phụ thêm. Muốn tái sản xuất mở rộng thì phải tăng thêm tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng. Toàn bộ tính chất của sản xuất tư bản chủ nghĩa được quyết
định bởi việc tăng thêm giá trị của giá trị ứng trước. Khi xem xét sự tái sản xuất giản đơn
chúng ta đã giả định rằng toàn bộ giá trị thặng dư bị chỉ tiêu đi với tư cách là thu nhập.
Trên thực tế thì trong những điều kiện bình thường bao giờ cũng phải có một phần giá trị
thặng dư bị chỉ tiêu với tư cách là thu nhập, còn một phần khác thì phải được tư bản hoá.

Như vậy ta có thể biểu thị một tư bản sản xuất được tái sản xuất trên quy mô lớn hơn với
một giá trị lớn hơn bởi công thức:
SLĐ
SX … H’ – T’ – H’ TLSX … SX
Trong tuần hoàn của sản xuất quá trình lầm cho quá trị tăng thêm giá trị hoàn
thành ngay sau khi giai đoạn thứ nhất chấm dứt, tức là ngay khi quá trình sản xuất chấm
dứt và sau khi thông qua giai đoạn thứ H’ – T’ (giai đoạn thứ nhất của lưu thông), thì giá
trị tư bản cộng với giá trị thặng dư đã tồn tại thành tư bản tiền tệ, đã được thực hiện,
thành T’ là cái xuất hiện ở điểm cuối cùng của tuần hoàn thứ nhất. Trong hình thái sản
xuất thì việc sản xuất ra giá trị thặng dư, được biểu hiện bằng quá trình H – T – H. Quá
trình này trong giai đoạn thứ hai của nó tách khỏi lưu thông của tư bản và biểu hiện thành
lưu thông của giá trị thặng dư với tư cách là thu nhập. Trong SX … SX thì sản xuất’
không biểu thị việc sản xuất ra, tức là biểu thị việc tích luỹ tư bản đã được hình thành. Nó
nói lên rằng so sánh với SX thì SX gồm có giá trị tư bản ban đầu cộng thêm giá trị của
một tư bản do sự vận động của giá trị tư bản đố tích luỹ lại.
2.3. Tuần hoàn của tư bản hàng hoá: H’ – T – H … SX – H”.
Điểm mở đầu và điểm kết thúc của tuần hoàn đều là hàng hoá. Vận động của tư
bản biểu hiện ra là sự vận động của hàng hoá; sản xuất và tiền tệ chỉ là những hình thái
trung gian, là điều kiện cho sự vận động của hàng hoá. Hình thái tuần hoàn này nhấn
mạnh vai trò của lưu thông hàng hoá và tính liên tục của lưu thông hàng hoá; quá trình
sản xuất và lưu thông của tiền chỉ là điều kiện, môi giới cho lưu thông hàng hoá. Mở đầu
tuần hoàn đã bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, tức là bao gồm H – T

và h – t. Do đó hình thái tuần hoàn này không phải chỉ là hình thái thích hợp để phân tích
vận động của tư bản xã hội. Trong công thức chung của tuần hoàn của tư bản hàng hoá
thì H’ biểu hiện không những thành kết quả mà còn thành điều kiện của 2 tuần hoàn trước
đó. Thật vậy. T – H của một tư bản đã bao hàm H’ – T’ của một tư bản khác. ít ra là khi
bản thân một bộ phận tư liệu sản xuất là sản phẩm hàng hoá của những tư bản cá biệt
khác ở trong tuần hoàn của chúng. Nếu tái sản xuất tiến hành trên một quy mô rộng, H’ ở
điểm cuối sẽ lớn hơn H’ ở điểm đầu do đó trong công thức tuần hoàn của tư bản hàng hoá
nó được biểu thị bằng H’.
Tuần hoàn của tư bản hàng hoá là tuần hoàn huy nhất mà điểm xuất phát của quá
trình là làm tăng thêm giá trị là giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị chứ không phải là giá trị
tư bản ban đầu, còn đang chờ đợi người ta làm tăng thêm giá trị. Chính H’ với tư cách là
quan hệ tư bản, ở đây được dùng làm điểm suất phát, nó có tác dụng quyết định tới toàn
bộ tuần hoàn. Tuần hoàn của tư bản hàng hoá là tuần hoàn duy nhất trong đó có giá trị tư
bản ban đầu ứng ra chỉ cấu thành một bộ phận của cuộc mở đầu vận động của tư bản
công nghiệp. Tức là cả vận động của bộ phận sản phẩm thay thế cho tư bản sản xuất, lẫn
vận động của bộ phận sản phẩm cấu thành sản phẩm thặng dư đó, một phần được chỉ tiêu
với tư cách là thu thập và một phần phải được sử dụng làm yếu tố tích luỹ.
2.4. Sự vận dụng của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của ba hình thái
tuần hoàn. Nếu lấy để chi quá trình lưu thông thì chúng ta có thể biểu hiện ba hình thái
qua quá trình tuần hoàn như sau:

I.
T – H … SX … SX’ – T’
II.
SX … Lt … SX

III. Lt … Sx (H’)
Nếu chúng ta kết hợp ba hình thái lại, thì tất cả các điều kiện để của quá trình xuất
hiện thành kết quả của quá trình, thành những điều kiện do bản thân của quá trình tạo ra.
Mỗi một yếu tố đều xuất hiện thành điểm xuất phát, điểm môi giới và điểm hồi quy.
Nhưng nếu tuần hoàn bị đứt quãng thì tất cả các điểm xuất phát đều không phải là điểm
hồi quy nữa. Tổng quá trình biểu hiện ra thành sự thống nhất của quá trình sản xuất và
quá trình lưu thông, quá trình sản xuất làm môi giới cho quá trình lưu thông và ngược lại.
Đặc trưng của tư bản là sự vận động liên tục. Điều kiện cho sự vận động liên tục
đó là cùng một lúc tư bản phải tồn tại đồng thời ở cả 3 hình thái: dưới hình thái tiền, dưới
hình thái sản xuất và dưới hình thái hàng hoá và mõi hình đó đều thực hiện một vòng
tuần hoàn của mình như vậy, sự vận động liên tục của tư bản công nghiệp không những
là sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn của tư bản. Tất cả lần lượt của tư bản đều lần
lượt thông qua quá trình tuần hoàn và xuất hiện cùng một lúc ở các giai đoạn khác nhau
của quá trình ấy. Do sự liên tục của tuần hoàn của nó mà tư bản công nghiệp đồng thời
tồn tại ở tất cả các giai đoạn của nó và trong tất cả hình thái chức năng tương ứng.
Tỷ lệ phận chia tư bản thành 3 hình thái phụ thuộc nhiều yếu tố làm quy mô của tư
bản đương đại có những yếu tố làm quy mô của tư bản ứng trước ngày càng tăng như: Do
cạnh tranh, do công nghệ hiện đại, do khó khăn về tiêu thụ và việc vươn tới những thị
trường ngày càng xa với yêu cầu chất lượng cao. Nhưng cũng có những yêu cầu làm
giảm quy mô yêu cầu ứng trước như công nghệ mới tổ chức quản lý, khoa học, quan hệ
tín dụng…
II. Chu chuyển của tư bản.

Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới lập lại chứ
không chứ không phải là một quá trình lập riêng bao gồm chu chuyển của tư bản.
Khi nghiên cứu tuần hoàn của tư bản vấn đề thời gian và tốc độ vận động, những
yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thời gian vận động và ý nghĩa của chúng chưa được đề cập
đến, nhưng các vấn đề đó lại có ý nghĩa quan trọng đến hiệu kinh tế tư bản chủ nghĩa như
một nền kinh tế thị trường phát triển cao. Đó chính là những nội dung trong lý luận chu
chuyển tư bản.
1. Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển của tư bản.
1.1. Thời gian chu chuyển của tư bản.
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra đời
dưới một hình thái nhất định cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thái như
thế nhưng đã có thêm giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản là thước đo
khoảng cách giữa một giai đoạn tuần hoàn định kỳ tiếp theo, là thước đo tính chu kỳ
trong quá trình sinh sống của tư bản hay có thể nói nóp là thước đo thời gian đổi mới,
thời hạn lập lại của quá trình làm tăng thêm giá trị hay quá trình sản xuất ra giá trị tư bản.
Nếu không có sự ngẫu nhiên có thể đẩy nhanh hay rút ngắn thời gian chu chuyển của một
tư bản cá biệt thì thời gian chu chuyển ấy dài hay ngắn khác nhau là tuỳ theo các lĩnh vực
đầu tư khác nhau của các tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian tư bản
thực hiện một vòng tuần hoàn. Muốn chu chuyển một vòng thì tư bản phải trải qua hai
giai đoạn đó là lưu thông và sản xuất. Nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng do thời
gian lưu thông và thời gian sản xuất cộng lại.
1.1.1. Thời gian sản xuất.

Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản
xuất lại bao gồm thời gian lao động, thời gian giai đoạn lao động và thời gian dự trữ sản
xuất.
a- Thời gian lao động:
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để
tạo ra sản phẩm, đây là thời gian hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị cho sản phẩm, thời gian
lao động dài hay ngắn là tuỳ theo những điều kiện cụ thể của từng ngành của từng xí
nghiệp như tính chất công việc, điều kiện trang bị thiết bị kỹ thuật… chẳng hạn như thời
kỳ làm việc để sản xuất đầu máy xe lửa nhất định dài hơn thời kỳ việc để kéo sợi.
b- Thời gian giai đoạn lao động.
Đây không phải là sự gián động trong quá trình lao động mà do giới hạn tự nhiên
của bản thân sức lao động gây nên, thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng
lao động phải chịu anh hưởng của của quá trình tự nhiên, ở đây nói lên một sự gián đoạn
không phụ thuộc vào thời gian của quá trình lao động, một sự gián đoạn do tính chất của
bản thân sản phẩm và tính chất của quá trình chế biến sản phẩm đòi hỏi và trong thời gian
gián đoạn ấy đối tượng lao động phải qua những quá trình tự nhiên hoặc dài hoặc ngắn và
phải trải qua những biến hoá vật lý, hoá học, sinh lý… trong lúc đó quá trình lao động bị
đình chỉ toàn bộ hoặ từng bộ phận chẳng hạn như rượu nho ra khỏi máy ép thì phải được
để lên mem một thời gian rồi được cất đi một thời gian thì mới có thể đạt đến trình độ
hoàn thiên jnhất định. trong nhiều ngành công nghiệp như ngành làm đồ gốm, sản phẩm
phải trải qua quá trình phơi khô, lúa mì mùa đông phải trải qua chín tháng mới chín giữa
khoảng thời gian thì mới có thể đạt được đến một trình độ hoàn thiện nhất định. Trong

nhiều ngành công nghiệp như ngành đồ gốm, sản phẩm phải trải qua quá trình phơi khô,
lúa mì mùa đồng phải trải qua chín tháng mới chín giữa khoảng thời gian giao và thời
gian thu hoạch quá trình kinh doanh gần như bị gián đoạn hoàn toàn. Thời gian gián đoạn
lao động có thể xen kẽ với htời gian ngắn khác nhau thuỳ thuộc vào các ngành sản xuất,
các sản phẩm chế tạo và phụ thuộc vào nghệ sản xuất.
c- Thời gian sản xuất.
Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về sẵn sàng
tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng chưa thật sự được sử dụng vào quá trình sản xuất,
còn ở dạng trữ. Sự dự trữ đó là điều liện cho quá trình sản xuất liên tục, quy mô dự trữ
phụ thuộc vào nhiều yếu tố; đặc điểm của các ngành, tình hình của thị trường và năng lực
tổ chức quản lý sản xuất.
Trong kinh doanh phải có một lượng nhất định, hoặc lớn, hoặc nhỏ về tư bản sản
xuất trong trạng thái tiềm thể: nghĩa là một lượng nhất định về tư liệu sản xuất được dành
riêng để dùng vào sản xuất, phải được dự trữ lại thành những khối lượng hoặc lớn, hoặc
nhỏ, để dần dần đưa vào quá trình sản xuất.
Trong một công việc lao động nhất định, đối với một kinh doanh tư bản chủ nghĩa
có quy mô nhất định thì lượng của dự trữ sản xuất này lớn hay nhỏ là tuỳ theo khó khăn
nhiều hay ít mà người ta gặp phải trong khi đổi mới nó, tuỳ theo sự xa cách tương đối của
thị trường cung cấp, tuy nhiên sự phát triển của các phương tiện vận tải của giao thông…
tất cả những điều kiện này ảnh hưởng đến số tư bản tối thiếu cần thiết phải tồn tại dưới
hình thái dự trữ sản xuất. Do đó ảnh hưởng đến thời gian ứng trước và đến khối lượng
trung bình căn ứng ra trong cùng một lúc. Khối lượng này cũng ảnh hưởng đến sự chu

chuyển và bản thân nó được quyết định bởi thời gian dài hay ngắn trong đó tư bản, bị giữ
lại đuôi hình thái dự trữ sản xuất, với tư cách là tư bản sản xuất trong trạng thái tiền thế.
Cả thời gian lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị cho sản
phẩm. Sự tồn tại của các thời gian này là không tránh khỏi những thời gian của chúng
ngày càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất và thời gian lao động càng lớn
thì hiệu quả của tư bản càng thấp. Rút ngắn thời gian này là yếu tố quan trọng để nâng
cao hiệu quả của tư bản. Trong chủ nghĩa tư bản đương đại, dưới tác động của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại, việc sử dụng các giống mới, các công nghệ sản
xuất mới, việc tổ chức sản xuất một cách khoa học… đã rút ngắn được đáng kể thời gian
gián đoạn lao động, thời gian dự trữ sản xuất, do đó làm tăng hiệu quả của tư bản.
1.1.2. Thời gian lưu thông.
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông, nó chính là
khoảng thời gian mà tư bản chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái sản xuất và từ hình
thái sản xuất trở về hình thái tiền tệ. Đó là thời gian mua hàng và bán hàng của nhà tư
bản.
a- Thời gian bán hàng
Một trong các giai đoạn của thời gian lưu thông – giai đoạn tương đối quyết định
nhất – là thời gian bán hàng. Tức là thời kỳ mà tư bản nằm trong trạng thái tư bản hàng
hoá. Thời gian chu chuyển kéo dài hay rút ngắn lại tuỳ theo thời gian bán hàng ấy dài hay
ngắn. Một nguyên nhân thường xuyên làm cho thời gian bán hàng nói riêng và thời gian
chu chuyển nói chung có sự khác nhau đó là khoảng cách giữa thị trường bán hàng hoá
và nơi sản xuất hàng hoá ấy. Trong suốt thời gian người ta vận chuyển tư bản ra thị

trường, tư bản bị ghìm giữ trong trạng thái hàng tư bản hoá và nơi sản xuất hàng hoá.
Nếu sản xuất theo đơn đặt hàng thì tư bản phải chờ cho đến lúc giao hàng, và nếu không
sản xuất theo đơn đặt hàng thì còn phải đem thời gian chờ đợi trên thị trường cộng thêm
thời gian vân chuyển bữa. Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải khong
những làm tăng tốc độ di chuyển về mặt thời gian mà còn làng tăng khối lượng các
phương tiện giao thông. Nếu một mặt sự tiến bộ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự
phát triển của các phương tiện giao thông làm giảm bớt thời gian lưu thông đối với lượng
hàng hoá nhất định thì chính sự tiến bộ ấy và khả năng do sự phát triển ấy tao nên sẽ dẫn
đến sự cần thiết phải làm việc cho những thị trường ngày càng xa hơn. Khối lượng hàng
hoá cho đến nhưng nói xa xôi tăng lên một cách phi thường, kết quả làm bộ phận tư bản
xã hội thường xuyên lưu lại trong những thời gian khá dài ở giai đoan tư bản hàng hoá.
Tức là ở trong giai đoạn lưu thông sẽ tăng lên một cách tuyệt đối hoặc tương đối. Đồng
thời cũng sẽ tăng lên các bộ phận tư bản xã hội đáng lẽ bỏ bào tư liệu sản xuất trực tiếp
thì lại bỏ vào phương tiện giao thông vận tải và bị bỏ ra ngoài làm tư bản cố định và tư
bản lưu động cần thiết để kinh doanh về vận tải và giao thông. Chỉ riêng thời gian tương
đối của quá trình vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi bán hàng cũng không
những tạo nên một sự khác nhau trong bộ phận thứ nhất của thời gian lưu thông tức là
thời gian bán, mà còn tạo nên một sự khác nhau trong bộ phận thứ hai, tức là sự chuyển
hoá tiến thành các yếu tố của tư bản sản xuất tức là thưòi gian mua, khối lượng các giao
kèo cung cấp hàng là sự giao dịch giữa kẻ mua và người bán, nên nó là một công việc
thuộc phạm vi thị trường, thuộc lĩnh vực lưu thông nhưng sự khác nhau về mặt thời gian

chu chuyển do việc giao lưu thông nên những sự khác nhau về mặt thời gian chu chuyển
do việc giao dịch ấy gây ra cũng là những sự khác nhau xẩy ra trong lĩnh vực lưu thông.
b- Thời gian mua hàng
Đây là giai đoạn trong đó tư bản chuyển hoá trở lại từ hình thái tiến thành yếu tố
của tư bản sản xuất, ở giai đoạn này nó phải giữ hình thái tư bản tiền tệ trong một thời
gian hoặc dài hoặc ngắn, do đó một bộ phận nhất định của tổng tư bản ứng trước phải tồn
tại không ngừng ở trạng thái tư bản tiền tệ, mặc dù bộ phận đó gồm các yếu tố biến đổi,
vậy là một phận nhất định của tư bản ứng trước tồn tại thường xuyên trong trạng thái tư
bản tiền tệ tức là dưới một hình thái không thuộc lĩnh vực sản xuất mà thuộc lĩnh vực lưu
thông của nó. Như chúng ta đã thấy sự vượt xa cách thị trường đã kéo dài thời gian trong
đó tư bản bị giữ dưới hình thức tư bản hàng hoá nên trực tiếp làm chậm trễ sự chuyển hoá
tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. Về vấn đề mua hàng chúng ta còn thấy rằng: Do thời
gian mua hàng, do sự xa cách nhiều hay ít các thị trường chủ yếu cung cấp nguồn nguyên
liệu nên người ta bắt buộc phải mu các nguyên liệu ấy cho những thời kỳ dài và dự trữ
những nguyên liệu ấy lớn sẵn sàng dưới hình thái dự trữ sản xuất, dưới hình thái tư bản
cần phải ứng ra trong một lúc và thời gian ứng trước tư bản đều sẽ lớn hơn mặt dù quy
mô sản xuất như cũ, nếu không nói tới một sự đầu cơ thì khối lượng hàng hoá mua vào để
thường xuyên làm dự trữ sản xuất nhiều hay ít là tuỳ theo loại nguyên liệu khác nhau, cho
nên thỉnh thoảng lại phải ứng trước những số tiền lớn trong một lúc. Tuỳ theo sự chu
chuyển của tư bản, tiền tệ sẽ quay về hoặc nhanh hoặc chậm nhưng bao giờ cũng quay về
từng bộ phận một. Một bộ phận ngắn, tức là bộ phận được chuyển hoá trở lại thành
nguyên liệu… thì cần được tích luỹ lại, trong những thời kỳ khác dài, làm quỹ dự trữ để

mua lại để thanh toán. Do đó bộ phận này tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, tuy khối
lượng tiền tệ này thường xuyên biến đổi. Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như vậy
nên thời gian chu chuyển của các tư bản khác nhau (trong cùng một ngành và trong các
ngành khác nhau) là rất khác nhau. Để so sánh cần tính tốc độ chu chuyển của tư bản
bằng số vòng chu chuyển thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn
một năm.
2- Tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận với thời gian chu chuyển khác nhau, do ảnh
hưởng tới thời gian chu chuyển của toàn bộ tư bản. Căn cứ vào sự khác nhau trong
phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận, tư liệu sản xuất được chia thành
tư bản cố định và tư bản lưu thông.
2.1. Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất mà bản thân nó tham gia hoàn toàn vào
quá trình sản xuất nhưng giá trị thì laị không chuyển hết một lần mà chuyển dần từng
phần vào một sản phẩm .
Đặc điểm nổi bật của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn bị cố định trong quá
trình sản xuất. Tư bản này lưu thông không phải dưới hình thái sử dụng mà chỉ có giá trị
của nó tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm, hơn nữa nó chỉ lưu thông dần
dần từng phần một theo nhịp độ mà giá trị đó được chuyển vào lưu thông dưới hình thức
hàng hoá. Trong suốt quá trình hoạt động độc lập với hàng hoá mà nó góp phần sản xuất
ra. Phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết vào sản phẩm. Thời

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *