10451_Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn N-Hexan của cây An điền nón Hedyotis pilulifera (Pit.) T.N.Ninh – Rubiaceae

luận văn tốt nghiệp

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ THỊ THANH PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
PHÂN ĐOẠN N-HEXAN CỦA CÂY AN ĐIỀN NÓN
HEDYOTIS PILULIFERA (PIT.) T.N.NINH – RUBIACEAE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. NGUYỄN KHÁNH THÙY LINH

Huế, 2016
Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành luận văn này em xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y Dược
Huế đã tạo điều kiện cho em được làm luận văn tốt nghiệp.
Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy cô và cán bộ trong khoa Dược đã giúp
đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để em có thể tiến
hành các thử nghiệm trong quá trình làm luận văn.
TS. Nguyễn Thế Cường – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật –
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giám định tên khoa
học cho đối tượng nghiên cứu.
Các anh chị, các bạn trong nhóm làm đề tài cũng như các bạn lớp Dược 5
đã giúp đỡ, động viên, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên về tinh
thần và hỗ trợ về vật chất để luận văn này được hoàn thành một cách tốt
nhất.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Khánh
Thùy Linh giảng viên bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền, Khoa Dược
– Trường Đại học Y Dược Huế người đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn và
truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Sinh viên
Lê Thị Thanh Phương

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên
cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực, chính xác và chƣa
đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác.

Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Lê Thị Thanh Phƣơng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

13C-NMR
: Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy

1H-NMR
: Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy

Ac
: Acetyl
Ab
: beta-amyloid

ABTS
: 2,2-azinobis-3-ethylbenzothiozoline-6-sulfonic acid
AD
: Alzheimer’s disease
Alpha-TQ
: α-tocopherol quinone
DPHH
: 1,1-diphenylpicrylhydrazyl

EC50
: The half maximal effective concentration
FTC
: Ferricthio cyanate
HMBC
: Heteronuclear multiple bond correlation

HSQC
: Heteronuclear single quantum correlation

IC50
: The haft maximal Inhibition concentration
IL
: Interleukin

MCF-7
: Tế bào ung thƣ biểu mô vú ngƣời

Me
: Methy
MIC
: Minimal Inhibitory Concentration
ppm
: Parts per million
PTP1B
: Protein tyrosine phosphatase 1B

SKC
: Sắc ký cột
SKLM
: Sắc ký lớp mỏng

TBA
: Thiobarbituric acid

TLTK
: Tài liệu tham khảo
TNF-α
: Tumor necrosis factor alpha

v/v
: Thể tích/thể tích

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
………………………………………………………………………………………………
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
……………………………………………………………………………..
3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE)
……………………………………….
3
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI AN ĐIỀN (HEDYOTIS L.) ……………………………………
3
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
………………………………………………………….. 3
1.2.2. Thành phần hóa học ……………………………………………………………………….. 4
1.2.2.1. Lớp chất alkaloid ………………………………………………………………………
4
1.2.2.2. Lớp chất flavonoid
…………………………………………………………………….
6
1.2.2.3. Lớp chất anthraquinone …………………………………………………………….
7
1.2.2.4. Lớp chất triterpenoid và sterol ……………………………………………………
8
1.2.2.5. Lớp chất iridoid ………………………………………………………………………..
9
1.2.2.6. Các hợp chất khác …………………………………………………………………..
10
1.2.3. Tác dụng dƣợc lý và hoạt tính sinh học …………………………………………… 10
1.2.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào
…………………………………………………………..
10
1.2.3.2. Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan. …………………………………….
12
1.2.3.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật
……………………………………………………….
13
1.2.3.4. Hoạt tính giảm đau, kháng viêm.
……………………………………………….
14
1.2.3.5. Hoạt tính chống loét ………………………………………………………………..
14
1.2.3.6. Hoạt tính bảo vệ thần kinh ……………………………………………………….
14
1.2.4. Công dụng …………………………………………………………………………………… 15
1.3. CÂY AN ĐIỀN NÓN HEDYOTIS PILULIFERA (Pit.) T.N.Ninh …………….
15
1.3.1. Vị trí phân loại …………………………………………………………………………….. 15
1.3.2. Đặc điểm thực vật – Phân bố …………………………………………………………. 16
1.3.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
……………………………………….. 16
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
…………………..
17
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
………………………………………………………………
17
2.2. VẬT LIỆU
…………………………………………………………………………………………
18
2.2.1. Hóa chất ……………………………………………………………………………………… 18
2.2.2. Máy móc – thiết bị ……………………………………………………………………….. 18
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………
18
2.3.1. Phƣơng pháp chiết xuất
…………………………………………………………………. 18
2.3.1.1. Phương pháp tạo dịch chiết toàn phần……………………………………….
18
2.3.1.2. Phương pháp chiết xuất phân đoạn lỏng – lỏng ………………………….
19
2.3.1.3. Phương pháp chiết pha rắn ………………………………………………………
19
2.3.2. Phƣơng pháp phân lập
…………………………………………………………………… 19
2.3.2.1. Sắc ký cột hấp phụ …………………………………………………………………..
19
2.3.2.2. Sắc ký lọc qua gel ……………………………………………………………………
20
2.3.2.3. Sắc ký trao đổi ion …………………………………………………………………..
20
2.3.2.4. Phương pháp sắc ký lớp mỏng ………………………………………………….
20
2.3.3. Phƣơng pháp xác định cấu trúc
………………………………………………………. 21
2.3.4. Phƣơng pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn
………………………………….. 22
2.3.4.1. Phương pháp
…………………………………………………………………………..
22
2.3.4.2. Cách tiến hành
………………………………………………………………………..
22
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
…………………………………………………………
23
3.1. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP ………………
23
3.1.1. Quá trình chiết xuất
………………………………………………………………………. 23
3.1.2. Quá trình phân lập
………………………………………………………………………… 24
3.2. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƢỢC …………….
27
3.2.1. Xác định cấu trúc hợp chất HP1 …………………………………………………….. 27
3.2.2. Xác định cấu trúc hợp chất HP2 …………………………………………………….. 30
3.3. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC
……………………………………………
32
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………
34
4.1. BÀN LUẬN CHUNG …………………………………………………………………………
34
4.2. QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ MẪU ………………………………………..
35
4.3. QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP ……………………………………….
36
4.4. VỀ CÁC CHẤT PHÂN LẬP ĐƢỢC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC ………..
38
KẾT LUẬN
………………………………………………………………………………………………..
43
KIẾN NGHỊ
……………………………………………………………………………………………….
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Một số alkaloid tiêu biểu đƣợc phân lập từ chi Hedyotis L. ………………… 5
Hình 1.2. Anthraquinone từ chi Hedyotis L. ……………………………………………………. 8
Hình 2.1. Hình ảnh cây An điền nón (Hedyotis pilulifera (Pit.) T.N.Ninh) ……….. 17
Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ cây An điền nón …………………………. 24
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập hợp chất HP1 và HP2 từ phân đoạn H34 …………………. 27
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất HP1
……………………………………………….. 30
Hình 3.4. Tƣơng tác HMBC chính của hợp chất HP1
…………………………………….. 30
Hình 3.5. Cấu trúc hoá học của hợp chất HP2
………………………………………………… 30
Hình 3.6. Tƣơng tác HMBC chính của hợp chất HP2
……………………………………… 30
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của HP1 …………………………………………………………….. 39
Hình 4.2. Cấu trúc hóa học của HP2 …………………………………………………………….. 39
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Một số alkaloid tiêu biểu đƣợc phân lập từ chi Hedyotis …………………….. 5
Bảng 1.2. Flavonoid từ chi Hedyotis ……………………………………………………………….. 6
Bảng 1.3. Anthraquinone từ chi Hedyotis ………………………………………………………… 7
Bảng 1.4. Một số triterpenoid và sterol từ chi Hedyotis
……………………………………… 8
Bảng 1.5. Những hợp chất iridoid phổ biến từ chi Hedyotis
……………………………….. 9
Bảng 1.6. Hoạt tính gây độc tế bào của chi Hedyotis
……………………………………….. 10
Bảng 1.7. Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan của chi Hedyotis. …………………. 12
Bảng 1.8. Hoạt tính kháng vi sinh vật của chi Hedyotis …………………………………… 13
Bảng 1.9. Hoạt tính giảm đau, kháng viêm của chi Hedyotis ……………………………. 14
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất HP1 và hợp chất tham khảo
……………… 28
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất HP2 và hợp chất tham khảo
……………… 31
Bảng 3.3. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất phân lập đƣợc …… 32
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế kỉ 21 là thế kỉ sinh học và công nghệ sinh học [37]. Dƣợc liệu là tài
nguyên vô cùng quý giá đối với nền y học thế giới. Bên cạnh công tác điều tra,
thống kê các loài cây có tác dụng làm thuốc, các nhà khoa học đã đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu thành phần hóa học cũng nhƣ hoạt tính sinh học của nó. Do đó, việc
nghiên cứu chiết xuất các chất có hoạt tính dƣợc học từ thực vật đang trở thành
trọng điểm trong nền y dƣợc học hiện đại của nhiều quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự đi lên của nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thế giới đang
phải đối mặt với nhiều cuộc chiến nhƣ bệnh tật, khủng bố, ô nhiễm môi trƣờng,
thiên tai. Trong đó, cuộc chiến chống nhiễm trùng đã và đang đặt nặng cho nền y tế.
Các bệnh truyền nhiễm là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả
trẻ em, thanh thiếu niên và ngƣời lớn, chiếm 16% nguyên nhân các ca tử vong mỗi
năm. Hầu hết các trƣờng hợp tử vong là ở các nƣớc thu nhập thấp và thu nhập trung
bình [73]. Từ năm 1945, với sự ra đời kháng sinh penicillin đầu tiên và tiếp sau đó
là kỷ nguyên của kháng sinh với hàng loạt kháng sinh mới ra đời đã cứu sống hàng
triệu bệnh nhân [62]. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nan giải đối với thuốc
kháng sinh tân dƣợc hiện nay là hiện tƣợng quen thuốc, kháng thuốc và loạn khuẩn
do tình hình lạm dụng kháng sinh trong điều trị ngày càng phát triển ở nhiều nƣớc
trên thế giới. Đấy là chƣa kể những tai biến nguy hiểm do nhiều loại kháng sinh gây
ra, có khi dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, gần đây, ngƣời ta nhắc nhiều đến kháng
sinh thực vật và có xu hƣớng trở lại với các cây thuốc, sử dụng các kháng sinh tự
nhiên của cây cỏ.
Trong quá trình tìm kiếm và sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn của 207 dịch
chiết các cây thuốc ở miền Trung Việt Nam. Kết quả thu đƣợc cho thấy, cây An
điền nón – Hedyotis pilulifera thuộc chi Hedyotis là mẫu có hoạt tính kháng khuẩn
mạnh nhất và theo điều tra loài này đƣợc ngƣời dân ở vùng Bảo tồn Khe Trăn –
Thừa Thiên Huế sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về đƣờng tiêu hóa và đau nhức
xƣơng khớp [18]. Ngoài ra, còn đƣợc ngƣời dân đồng bào Dao ở huyện Đồng Hỷ,
2

tỉnh Thái Nguyên dùng trị đái dắt, đái buốt, viêm họng sƣng amidan [8]. Tuy nhiên,
cho đến nay chƣa có nghiên cứu chính thức nào đƣợc công bố về thành phần hóa
học của cây này ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Vì thế, chúng tôi lựa chọn cây
An điền nón làm đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này với mong muốn có những
hiểu biết về mặt hóa học của cây Hedyotis pilulifera, làm tăng giá trị ứng dụng của
cây vào thực tế cuộc sống cũng nhƣ góp phần làm phong phú hơn những hiểu biết
về các cây thuộc chi Hedyotis. Đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học phân
đoạn n-hexan của cây An điền nón Hedyotis pilulifera (Pit.) T.N.Ninh –
Rubiaceae” đƣợc tiến hành với hai mục tiêu sau:
1. Chiết tách phân lập một số hợp chất tinh khiết từ phân đoạn n-hexan.
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.

3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN

1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE)
Họ Cà phê (Rubiaceae) là một họ lớn và đa dạng. Cây gỗ, bụi cây cỏ hoặc
dây leo. Lá đơn, nguyên, mọc đối, có lá kèm, lá kèm có khi dính lại với nhau và lớn
nhƣ phiến lá, trông nhƣ có 4 hoặc 8 lá vòng. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành
xim hay dạng đầu. Hoa đều, lƣỡng tính, mẫu 4-5. Đài 4-5, ít phát triển, dính với
bầu. Tràng 4-5, dính nhau, tiền khai hoa van, lợp hay vặn. Nhị nằm xen kẽ với các
thùy của tràng và dính vào ống hay họng của tràng. Bộ nhụy gồm 2 noãn dính nhau
thành bầu dƣới với 2 hoặc nhiều ô, mỗi ô có 1 đến nhiều noãn. Quả nang, quả mọng
hay quả hạch. Hạt có phôi nhỏ nằm trong nội nhũ [6].
Phân bố: Trên thế giới có 450 chi với 7000 loài, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở Việt Nam có trên 90 chi [2], [6].
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI AN ĐIỀN (HEDYOTIS L.)
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
Chi Hedyotis là một chi lớn trong họ Cà phê (Rubiaceae). Trên thế giới chi
này đã đƣợc ghi nhận có khoảng 500 loài, phân bố rộng ở khu vực cận nhiệt đới và
nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, thƣờng mọc ở trong rừng, ven rừng nơi đất
ẩm, từ vùng núi cao đến vùng đất cát ven biển [21]. Các loài thuộc chi Hedyotis
thƣờng có thân thảo hơi vuông, cao từ 30-85 cm. Lá nhỏ, phiến lá hẹp, có gân giữa,
gân phụ không nổi rõ. Hoa màu trắng hay vàng, mọc thành từng cụm ở nách lá hay
đỉnh nhánh [7].
Theo Phạm Hoàng Hộ, chi An điền nƣớc ta có khoảng 70 loài, chia làm 7
thứ, phân bố rải rác khắp cả nƣớc [7]:
H. ovatifolia (An điền lá xoan), H. oligocephala, H. pachycarpa, H.
corymbosa (Cóc mẵn), H. diffusa (An điền lan), H. herbacea (An điền cỏ), H.
heynii (An điền lữ đồng), H. arguta (An điền tinh), H. labialis (An điền môi), H.
biflora (An điền hai hoa), H. precox (An điền sớm), H. contracta (An điền ngắn),
H. valerianelloides, H. crassiflolia (An điền lá dày), H. dichotoma (An điền lƣỡng
4

phân), H. justiciformis (An điền xuân tiết), H. glabra (An điền không lông), H.
lineata (An điền lằn), H. pierrei (An điền pierre), H. chereevensis (An điền cheo-
reo), H. racemose (An điền chúm), H. scandens (An điền leo), H. elegans (An điền
thanh), H. scoparia (An điền chổi), H. chevalierii (An điền Chevalier), H. ternate
(An điền chụm ba), H. tetrangularis (An điền bốn cạnh), H. wallichii (An điền
wallichii), H. havilandii (An điền Haviland), H. effuse (An điền tràn), H. ampliflora
(An điền hoa rộng), H. umbellata (An điền tán), H. capitellata (An điền đầu), H.
macrosepala, H. simplicissima (An điền đơn giản), H. pterita (An điền cánh), H.
hedyotidea, H. krewanhensis (An điền Krewanh), H. lecomtei (An điền Lecomte),
H. petelotii (An điền Pếtlot), H. rudis (An điền nhám), H. brachiate (An điền
nhánh), H. vestita (An điền áo), H. auricularia (An điền tai), H. fraternal, H.
grandis, H. hispida (An điền phún), H. acutangula (An điền cạnh nhọn), H.
hirsutula (An điền phún), H. leptoneura (An điền gân mảnh), H. lindleyana (An
điền lindley), H. capitellata var. mollis (Dạ cẩm), H. nigrescens (An điền đen), H.
philippinensis(An điền Philippin), H. tonkinensis (An điền Bắc bộ), H. pinifolia (An
điền lá thông), H. merguensis (Răm núi), H. microcephala (An điền đầu nhỏ), H.
mouretii (An điền mouret), H. quocensis (An điền Phú Quốc), H. ovata (An điền
trứng), H. pressa (An điền sát), H. symplociformis (An điền dung), H.
multiglomerulata (An điền nhiều chụm), H. equisetiformus, H. trinervia (An điền ba
gân), H. pruinosa, H. bracteata, H. tenelliflora (An điền hoa nhỏ), H. uncinella var.
mekonggensis (An điền Cửu Long).
1.2.2. Thành phần hóa học
Nghiên cứu đầu tiên về chi Hedyotis đƣợc công bố năm 1933 ở Ấn Độ bởi
Dey và Lakshminarayan [51]. Qua các tài liệu thu thập đƣợc cho thấy thành phần
hóa học của chi Hedyotis gồm có các nhóm chất: alkaloid, flavonoid, antraquinone,
saponin và sterol, iridoid và lignan.
1.2.2.1. Lớp chất alkaloid
Một số alkaloid đã đƣợc phân lập từ một số loài Hedyotis nhƣ: H.
auricularia, H. chrysotrica, H. capitellata và H. capitellata var. mollis.
5

Bảng 1.1. Một số alkaloid tiêu biểu đƣợc phân lập từ chi Hedyotis
Alkaloid
Loài
Bộ phận
Hợp chất
TLTK
Bis-indole
H. auricularia
Rễ, thân
Auricularine (1)
[51] β-carboline
H. chrysotricha
Toàn cây
Chrysotricine (2a, 2b)
[55] H. capitellata
Phần trên
mặt đất
Capitelline (3)
Cyclocapitelline (4a)
Isocyclocapitelline (4b)
[59] H. capitellata
var. mollis
Phần trên
mặt đất
Hedyocapitelline (5)
Hedyocapitine (6a, 6b)
[50]

Hình 1.1. Một số alkaloid tiêu biểu đƣợc phân lập từ chi Hedyotis
6

1.2.2.2. Lớp chất flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất khác đƣợc tìm thấy phong phú trong Họ Cà
phê cũng nhƣ trong một số loài thuộc chi Hedyotis.
Bảng 1.2. Flavonoid từ chi Hedyotis
Loài
Flavonoid
TLTK
H. diffusa
– Kaempferol 3-O(2-O-(6-O-E-feruloyl)-β-D-
glucopyranosyl)-β-D-galactopyranoside
– Kaempferol 3-O(2-O-β-D-glucopyranosyl)-β-D-
galactopyranoside
– Quercetin
– Quercetin 3-O-glucopyranoside
– Quercetin 3-O-sambubioside
– Quercetin 3-O-sophorosid
– Quercetin 3-O-rutinoside
– Quercetin 3-O(2-O-β-D-glucopyranosyl)-β-D-
galactopyranoside
[51] [39] [41] H. herbacea
– Kaempferol 3-O-rutinoside
– Kaempferol 3-O-glucoside
– Kaempferol 3-O-arabinopyranoside
– Quercetin 3-O-galactoside
[51] H. dichotoma
– Isovitexin
[15] H. verticillata – Kaempferitrin
[25] H. pressa
– 3,5,7,4’-tetrahydroxyflavon
– 3,5,7,4’-tetrahydroxyflavon-3-O-β-D-glucopyranosid
– Amentoflavon
[4]

7

1.2.2.3. Lớp chất anthraquinone
Bốn anthraquinone đầu tiên đã đƣợc phân lập từ H. diffusa từ năm 1986 [26].
Bảng 1.3. Anthraquinone từ chi Hedyotis
Loài
Anthraquinone
TLTK
H. diffusa
– 2-methyl-3-methoxyanthraquinone (7)
– 2-methyl-3-hydroxyanthraquinone (8)
– 2-methyl-3-hydroxy-4-methoxyanthraquinone (9)
– 2,3-dimethoxy-6-methylanthraquinone (10)
– 2,6-dihydroxy-3-methyl-4-
methoxyanthraquinone (11)
– 2-hydroxy-7-hydroxymethyl-3-
methoxyanthraquinone (12)
[51] [35] H. dichotoma và
H. herbacea
– 1,4-dihydroxy-2,3-dimethoxyanthraquinone (13)
– l,4-dihydroxy-2-hydroxymethylanthraquinone
(14)
– 2,3-dimethoxy-9-hydroxy-l,4-anthraquinone (15)
– 2-hydroxymethyl-10-hydroxy-l,4-anthraquinone
(16)
[58] H. capitellata
– Capitellataquinone A-D (17-20)
[16] 8

Hình 1.2. Anthraquinone từ chi Hedyotis
1.2.2.4. Lớp chất triterpenoid và sterol
Hơn 20 triterpenoid pentacyclic đã đƣợc phân lập từ chi Hedyotis, hầu hết
đƣợc phân lập từ H. lawsoniae và H. acutangula [27], [38].
Ba saponin triterpenoid mới, nudicaucin A, -B, -C đã đƣợc phân lập từ H.
nudicaulis cùng với một saponin đã biết, guaiacin D [40].
Bảng 1.4. Một số triterpenoid và sterol từ chi Hedyotis
Loài
Tên của triterpenoid
TLTK
H. acutangula
– Isoarborinol
– Arborinone
– Olean-12-ene-3β,28,29-triol
[27] H. lawsoniae,
H. acutangula,
H. corymbosa,
H. auricularia
– Oleanolic acid
– Ursolic acid
[38] [51] 9

H. lawsoniae
– 3β,23-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid
– 3β,24-Dihydroxyurs-12-en-28-oic acid
– 2α,3β,24-Trihydroxyurs-12-en-28-oic acid
[38] H. nudicaulis
– Nudicaucin A
– Nudicaucin B
– Nudicaucin C
– Guaiacin D
[40]

1.2.2.5. Lớp chất iridoid
Bên cạnh flavonoid, iridoid cũng đƣợc tìm thấy phổ biến trong một số loài
thuộc chi Hedyotis.
Tính đến nay, ngƣời ta đã phân lập đƣợc hơn 30 iridoid từ 5 loài thuộc chi
Hedyotis bao gồm H. diffusa, H. corymbosa, H. tenelliflora, H. chrysotricha và H.
hedyotidea, trong đó có khoảng 25 hợp chất mới tại thời điểm đƣợc phân lập [39],
[41], [54], [56], [71].
Bảng 1.5. Những hợp chất iridoid phổ biến từ chi Hedyotis
Cấu trúc
Tên của Iridoid

– Asperuloside
R = Ac
– Deacetylasperuloside
R = H

– Asperulosidic acid methyl ester
R1 = Me, R2 = Ac
– Asperulosidic acid
R1 = H, R2 = Ac
– Scandoside methyl ester
R1 = Me, R2 = H
– Deacetylasperulosidic acid
R1 = R2 = H
10

1.2.2.6. Các hợp chất khác
Các hợp chất lignan chỉ đƣợc tìm thấy trong loài H. lawsonie gồm: Hợp chất
mới sesquilignan có tên là hedyotol A, -B, -C, -D và dẫn xuất acetyl của chúng, (+)-
pinoresinol, (+)-medioresinol, (+)-syringaresinol, (-)-dehydrodiconiferyl alcohol,
cũng nhƣ hợp chất mới dilignan, hedyotisol A, -B, -C [38], [46].
Một số chất chuyển hóa thứ cấp khác cũng đƣợc phân lập từ chi Hedyotis
bao gồm coumarins, scopoletin và fraxin từ H. dichotoma và arbutin, hydroquinone
monoglucoside từ H. herbacea [51].

Nhƣ vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu khoảng 15 loài trong tổng
số 500 loài của chi Hedyotis, chiếm khoảng 3% số loài, qua đó cho thấy còn rất
nhiều loài chƣa đƣợc nghiên cứu. Do đó, chi Hedyotis là nguồn tài nguyên triển
vọng cho công cuộc tìm kiếm các hợp chất có cấu trúc mới phục vụ cho quá trình
tìm kiếm thuốc mới.
1.2.3. Tác dụng dƣợc lý và hoạt tính sinh học
Qua các nghiên cứu đã báo cáo các loài thuộc chi Hedyotis có hoạt tính sinh
học phong phú và có ý nghĩa quan trọng.
1.2.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào
Bảng 1.6. Hoạt tính gây độc tế bào của chi Hedyotis
Tên loài
Thành phần
Cơ chế
TLTK
H. corymbosa
Dịch chiết ethanol từ lá
– Ức chế sự phát triển của tế bào
ung thƣ máu ở ngƣời (k562)
[65] Oldenlandoside
– Chống ung thƣ bạch cầu
[51] Dịch chiết methanol
toàn cây

– Hiệu ứng độc tế bào chống lại
MCF-7 (Tế bào ung thƣ biểu mô
vú ngƣời) với IC50 là
22,67mg/ml
[65] 11

H. diffusa
Asperuloside và
deacetylasperuloside
– Chống ung thƣ bạch cầu
[51] 2-hydroxy-3-
methylanthraquinone
và methoxy-2-
hydroxyanthraquinone

– Ức chế sự phát triển của các
dòng tế bào ung thƣ SPC-1A,
Bcap37 và HepG2.
– Thúc đẩy quá trình apoptosis ở
tế bào THP-1 thông qua hoạt hóa
caspase-8 và ở tế bào U937
thông qua hoạt hóa caspase-3, p-
p38MAPK và giảm biểu hiện
của p-ERK1/2.
– Gây ra quá trình apoptosis ở tế
bào MCF-7 bằng cách hoạt hóa
Ca2+/calpain/caspase-4.
[64]

[69]

[68]

H. chrysotricha Chrysotricine, (24S)-
ergostane-3β,5α,6β-
triol
– Ức chế sự phát triển của tế bào
ung thƣ máu HL-60 và ung thƣ
gan SK-HEP-1 trên in vitro.
[57] H. verticillata,
H. dichotoma,
H. capitellata,
H. nudicaulis,
H. corymbosa,
H. herbacea và
H. pinifolia
Dịch chiết methanol
phần trên mặt đất
– Ức chế dòng tế bào CEM-SS
gây bệnh ung thƣ bạch cầu
nguyên bào lympho T với giá trị
IC50 từ 21-45µg/mL.

[14]

12

1.2.3.2. Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Bảng 1.7. Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan của chi Hedyotis
Tên loài
Thành phần
Cơ chế
TLTK
H. verticillata,
H. dichotoma,
H. capitellata,
H. nudicaulis,
H. corybomsa,
H. herbacea,
H. pinifolia.
Dịch chiết
methanol phần
trên mặt đất
– Hoạt tính chống oxy hóa mạnh khi so
sánh với Vitamin E với tỷ lệ ức chế là 89-
98% trong thử nghiệm FTC (ferricthio
cyanate) và 60-95% trong thử nghiệm
TBA (thiobarbituric acid).

[14] H. herbacea
Dịch chiết
methanol phần
trên mặt đất
– Loại bỏ gốc tự do tốt với IC50 có giá trị
32µg/ml.
[14] H. corymbosa
Dịch chiết
methanol phần
trên mặt đất
– Hoạt tính chống oxy hóa mạnh trên mô
hình DPHH (1,1-diphenylpicrylhydrazyl),
ABTS (2,2-azinobis-3-
ethylbenzothiozoline-6-sulfonic acid), loại
bỏ gốc tự do OH và NO với các nồng độ
tƣơng ứng là 82, 130, 150 và 170µg/ml.
– Khả năng bảo vệ gan tƣơng đƣơng với
silymarin tại liều 200mg/kg thể trọng
chuột.
[65]

[24]

H. diffusa
Quercetin
– Ức chế tốt đối với quá trình peroxide hóa
linoleic trên mô hình FTC và có khả năng
bắt gốc tự do tƣơng đƣơng vitamine C trên
mô hình DPPH.
[41] [58]

13

1.2.3.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật
Bảng 1.8. Hoạt tính kháng vi sinh vật của chi Hedyotis
Tên loài
Thành phần
Cơ chế
TLTK
H. capitellata,
H. dichotoma
Thân cây, rễ
và lá
– Tác dụng yếu đến trung bình trên:
Bacillus subtilis B28, Bacillus subtilis B29,
Pseudomonas aeruginosa UI 60690 và Tụ
cầu kháng methicillin (MRSA)
[14] H. corymbosa Dịch chiết
methanol toàn
cây
– Hiệu quả trên cả vi khuẩn gram âm và
gram dƣơng (Bacillus, Klebisella,
Escherichia coli, Proteus, Staphylococcus
aureus và Pseudomonas)
– Kháng nấm Candida albicans và
Aspergillus nigar
– Ức chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt
rét MRC-pf20 và MRC-pf303 trong thử
nghiệm in vitro và in vivo
[28]

[28]

[47]

H. nudicaulis
Nudicaucin A
Nudicaucin B
Nudicaucin C
– Tác dụng kháng khuẩn yếu chống lại
Bacillus subtilis M45 và H17
[40]

14

1.2.3.4. Hoạt tính giảm đau, kháng viêm.
Bảng 1.9. Hoạt tính giảm đau, kháng viêm của chi Hedyotis
Tên loài
Thành phần
Cơ chế
TLTK
H. umbellata

Dịch chiết
methanol từ
phần trên mặt
đất
– Ức chế quá trình viêm khoảng 40% so
với chất chuẩn ibuprofen là 45% tại cùng
mức liều 100mg/kg thể trọng chuột trên
mô hình gây viêm bằng carrageenan và
histamine.
[43] H. puberula
Dịch chiết
methanol
toàn cây
– Giảm đau, kháng viêm trên mô hình gây
viêm bằng Carrageenan tại liều 400mg/kg
thể trọng chuột.
[34] H. corymbosa
Dịch chiết
ethanol
– Giảm đau tại hai liều uống thử nghiệm là
250 và 500mg/kg thể trọng chuột.
[23] H.
nudicaulis,
H. capitellata
Dịch chiết
methanol
toàn cây
– Hoạt tính kháng viêm (khoảng 40%)
thông qua khả năng ức chế NO tại nồng độ
100 µg/mL.
[14] 1.2.3.5. Hoạt tính chống loét
Năm 2013, trên mô hình gây loét chuột bằng aspirin, cho chuột uống dịch
chiết cồn và dịch chiết nƣớc của H. corymbosa tại liều 400mg/kg thể trọng trƣớc khi
dùng aspirin 45 phút. Kết quả cho thấy khả năng ức chế vết loét của dịch chiết cồn
và nƣớc lần lƣợt là 65,7% và 33%, so với điều trị bằng lanzoprazole là 88,89% [13].
1.2.3.6. Hoạt tính bảo vệ thần kinh
Năm 2001, trong một tìm kiếm thử nghiệm sinh học các hợp chất bảo vệ thần
kinh từ cây thuốc, Youngleem Kim và các cộng sự đã tìm ra đƣợc dịch chiết
methanol của cây H. diffusa có năm glycosides flavonol và bốn glycosid iridoid O-
acylated. Chín hợp chất đều biểu hiện đặc tính bảo vệ thần kinh trên tế bào vỏ não
chuột bị tổn thƣơng bởi L-glutamate ở liều 0,1-10 µM [39].

15

1.2.4. Công dụng
Theo y học cổ truyền nước ngoài:
Theo y học cổ truyền Malaysia, thân và lá H. capitellata đƣợc dùng để điều
trị bệnh thận và phục hồi sau khi sinh [51].
Ở Ấn Độ, lá cây H. diffusa đƣợc dùng để chữa bệnh lậu, sốt. Lá và rễ cây H.
umbellata có tác dụng trị hen, viêm khớp, lao phổi, lá còn đƣợc dùng để đắp vào vết
thƣơng do côn trùng cắn. Toàn cây H. herbacea phơi khô, tán thành bột mịn, phối
hợp với mật ong trị sốt do viêm khớp, lá có tác dụng long đờm. Lá cây H. biflora
đƣợc dùng để hạ sốt, điều trị viêm nhiễm dạ dày và trầm cảm. Cây H. corymbosa
dùng để chữa sốt, sốt cách nhật, viêm dạ dày, trầm cảm, lo âu [65].
Ở Trung Quốc, hơn 20 loài thuộc chi này đã đƣợc sử dụng làm thuốc. Phổ
biến nhất là H. diffusa và H. corymbosa, đƣợc xem là thành phần chính có hoạt tính
của một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc có tác dụng chữa ung thƣ và nhiều
bệnh khác. H. diffusa cũng đƣợc phối hợp với nhiều dƣợc liệu khác trong các chế
phẩm thảo dƣợc dùng cho bệnh nhân ung thƣ đƣờng tiêu hóa và đƣợc cho là đặc
biệt hiệu quả đối với bệnh ung thƣ trực tràng [51].
Theo Y học cổ truyền nước ta:
Theo Phạm Hoàng Hộ, nhiều loài thuộc chi Hedyotis đã đƣợc sử dụng làm
thuốc ở nƣớc ta. An điền lan (H. diffusa): Chống ung thƣ, trị lậu, sốt, thiếu mật, bao
tử bị ung nhọt, trị bệnh gan, hạch,…An điền cỏ ( H. herbacea): Trị suyển, sốt, tê
thấp, trị nọc cắn. An điền hai hoa (H. biflora): Hạ nhiệt, bổ thần kinh, trị suy nhƣợc
thần kinh, trị ngứa ngáy bao tử. Cóc mẵn (H. corymbosa): Hạ nhiệt, kiện vị, bổ thần
kinh, trị rối loạn thần kinh, trị sốt ở bao tử, trị đau lá lách và sƣng gan, vàng da; lá
trị sốt. Dạ cẩm (H. capitellata var. mollis): Trị lở miệng, lở bao tử, đổ mồ hôi
nhiều. An điền tai (H. auricularia): Trị kiết, hoạt nhuận [7].
1.3. CÂY AN ĐIỀN NÓN HEDYOTIS PILULIFERA (Pit.) T.N.Ninh
1.3.1. Vị trí phân loại
An điền nón Hedyotis pilulifera (Pit.) T.N.Ninh (tên đồng nghĩa:
Oldenlandia pilulifera Pit.) thuộc chi An điền (Hedyotis L.), họ Cà phê (Rubiaceae),
16

bộ Long đởm (Gentianales), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) [7].
1.3.2. Đặc điểm thực vật – Phân bố
Cây thân cỏ, mọc leo, cành to 4mm, lúc non có lông mịn. Lá có phiến thon,
to 2-4×1-1,5cm, nhọn, đáy tù, có lông mịn, gân phụ 3-4 cặp, cuống ngắn, lá bẹ có 5-
6 lông gai. Hoa đầu trên cọng, ở chót nhánh, đài có tai tròn dài, có lông mịn, vành
có ống dài, có lông dày dài ở cổ, tiểu nhụy có chỉ dài 1,5mm. Quả nang 2×1,5mm,
hạt nhiều mỗi buồng, có màu đen [7].
Loài này đƣợc tìm thấy phân bố ở Việt Nam nhƣ Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Trị [7]. Ngoài ra, cây An điền nón còn đƣợc
ghi nhận có ở Lào [49].
1.3.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
Cho đến nay, theo tổng quan tài liệu, chƣa thấy các công bố nào về đặc điểm
vi học, thành phần hóa học, cũng nhƣ tác dụng sinh học của loài An điền nón ở Việt
Nam và trên thế giới.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *