10452_Nghiên cứu thị trường Logistics miền Bắc Việt Nam

luận văn tốt nghiệp

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
—–  —–

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG LOGISTICS
MIỀN BẮC VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện
: Đỗ Việt Khanh Chi
Lớp

: Nhật 2
Khóa

: 43
Giáo viên hƣớng dẫn
: ThS. Phạm Thanh Hà

Hà Nội – 2008

1
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

3PL
: Third Party Logistics – Dịch vụ Logistics thuê ngoài.
CLM
: The Council of Logistics Management in the USA – Hội đồng quản

trị Logistics Mỹ.
ESCAP
: Economic and Social Commision for Asia and Pacific – Uỷ ban

kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dƣơng.
FIATA
: International Federation of Freight Forwarders Associations –

Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế.
FBL
: Forwarding Bill of Lading/FIATA Bill of Lading.
FCL
: Full Container Load.
HAWB
: House Airway Bill.
LASh
: Lighter Aboard Ship.
L/C
: Letter of Credit – Thƣ tín dụng.
LCL
: Less Than Container Load.
LPI
: Logistics Performance Index.
MTO
: Multimodal Transport Operator – Ngƣời kinh doanh vận tải đa

phƣơng thức.
MULTI B/L : Multimodal transport Bill of Lading – Vận đơn vận tải đa

phƣơng thức.
SLA
: Singapore Logistics Association – Hiệp hội Logistics Singapore.
TEU
: Twenty – foot Equivalent Unit.
TLA
: Thai Logistics Alliance – Liên minh Logistics Thái Lan.
VIFFAS
: Vietnam Freight Forwarders Association – Hiệp hội giao nhận

kho vận Việt Nam.
WB
: The World Bank – Ngân hàng thế giới.
WMS
: Warehouse Management System – Hệ thống quản lý kho bãi.
WTO
: World Trade Organisation – Tổ chức Thƣơng mại thế giới.
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………………………………. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
…………………………………….. 4
I. KHÁI NIỆM
……………………………………………………………………………… 4
1. ĐỊNH NGHĨA ……………………………………………………………………….. 4
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LOGISTICS.
………………………………………………… 6
2.1. TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN
CÁC KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH …………………………………………………. 6
2.2. HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP…………….. 7
2.3. LOGISTICS LÀ MỘT DỊCH VỤ ………………………………………….. 8
3. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS ……………………… 9
3.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS ………….. 9
3.2. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG
DOANH NGHIỆP
………………………………………………………………….. 13
4. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA LOGISTICS
…………………………… 17
4.1. VAI TRÒ ………………………………………………………………………… 17
4.1.1. CÔNG CỤ LIÊN KẾT CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
QUỐC TẾ
…………………………………………………………………………. 17
4.1.2. TỐI ƢU HÓA CHU TRÌNH LƢU CHUYỂN CỦA SẢN
XUẤT KINH DOANH
……………………………………………………….. 17
4.1.3. HỖ TRỢ NHÀ QUẢN LÝ RA QUYẾT ĐỊNH CHÍNH XÁC
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
……………… 17
4.1.4. GIÚP CÁC NHÀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN
VẬN TẢI HOÀN THIỆN VÀ ĐA DẠNG HÓA CÁC DỊCH VỤ
CỦA MÌNH
………………………………………………………………………. 18
4.2. TÁC DỤNG ……………………………………………………………………. 19
4.2.1. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ GIA TĂNG
GIÁ TRỊ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAO
NHẬN VẬN TẢI ………………………………………………………………. 19

1
4.2.2. MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG BUÔN BÁN QUỐC TẾ
………. 20
4.2.3. GIẢM CHI PHÍ, HOÀN THIỆN VÀ TIÊU CHUẨN HÓA
CHỨNG TỪ TRONG KINH DOANH, BUÔN BÁN VÀ VẬN TẢI
QUỐC TẾ
…………………………………………………………………………. 20
II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG LOGISTICS TẠI
MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
…………. 21
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
LOGISTICS TRÊN THẾ GIỚI TRONG NĂM 2007
………………….. 21
2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở MỘT SỐ NƢỚC ……. 22
2.1. TRUNG QUỐC
……………………………………………………………….. 22
2.2. SINGAPORE…………………………………………………………………… 24
2.3. THÁI LAN
………………………………………………………………………. 26
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC
VIỆT NAM ……………………………………………………………………………………. 28
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC THỊ TRƢỜNG LOGISTICS MIỀN BẮC
VIỆT NAM ………………………………………………………………………………… 28
1. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DICH VỤ LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC
VIỆT NAM ……………………………………………………………………………… 28
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH ……………………………………………….. 28
1.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG ……………………………………………………………. 29
1.2.1. HỆ THỐNG CẢNG BIỂN
………………………………………….. 29
1.2.2. HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG
…………………………… 33
1.2.3. HỆ THỐNG ĐƢỜNG BỘ (SẮT – ÔTÔ)………………………. 35
1.2.4. HỆ THỐNG ĐƢỜNG SÔNG ……………………………………… 37
1.3. MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ …………………………………………………. 38
1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC
……. 45
1.4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU VỰC ……………………………… 45
1.4.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC
TẠI VIỆT NAM ………………………………………………………………… 46
1.5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
………………………………………………………. 47
1.6. NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ LOGISTICS ……………………… 48
2. ĐÓNG GÓP CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS CHO NỀN KINH TẾ
QUỐC DÂN …………………………………………………………………………….. 49
II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC VIỆT
NAM
………………………………………………………………………………………….. 52

1
1. TÌNH HÌNH HOẠT DỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP
GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀ LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM
………………………………………………………………………………………………. 52
1.1. CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƢƠNG
(VIETRANS) …………………………………………………………………………. 52
1.1.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
…….. 52
1.1.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT
…………………………………………………… 53
1.1.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ………………….. 54
1.1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
…………………………………………… 55
1.2. CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM (VICONSHIP)
. 56
1.2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
…….. 56
1.2.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT
…………………………………………………… 58
1.2.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIÊP ………………….. 60
1.2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
…………………………………………… 62
1.3. CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BIỂN NGÔI SAO XANH (GSLINES)
…………………………………………………………………………………………… 62
1.3.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
…….. 62
1.3.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT
…………………………………………………… 63
1.3.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ………………….. 64
1.4. CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC (VIETRANSTIMEX) 67
1.4.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
…….. 67
1.4.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT
…………………………………………………… 67
1.4.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ………………….. 68
1.4.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
…………………………………………… 70
1.5. CÔNG TY TIẾP VẬN VINAFCO (VINAFCO LOGISTICS)…….. 70
1.5.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
…….. 70
1.5.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT
…………………………………………………… 71
1.5.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ………………….. 72
1.5.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
…………………………………………… 73
1.6. MAERSK LOGISTICS VIETNAM ………………………………………. 74
1.7. DHL
………………………………………………………………………………. 75
2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN
VẬN TẢI VÀ LOGISTICS MIỀN BẮC VIỆT NAM …………………….. 78
2.1. QUY MÔ DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS
NHỎ, KINH DOANH MANH MÚN
……………………………………………. 78
2.2. HẠ TẦNG CƠ SỞ LOGISTICS CÒN NGHÈO NÀN, QUY MÔ
NHỎ, BỐ TRÍ BẤT HỢP LÝ ………………………………………………. 79
2.3. KINH NGHIỆM TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS CÒN YẾU
KÉM ……………………………………………………………………………………. 80

1
2.4. NGUỒN NHÂN LỰC HẠN CHẾ ……………………………………….. 81
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG VIỆC ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở MIỀN
BẮC VIỆT NAM ………………………………………………………………………… 81
1. THUẬN LỢI ………………………………………………………………………… 81
2. KHÓ KHĂN
…………………………………………………………………………. 82
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC ỨNG
DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM .. 86
I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015 ………………………… 86
1. QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC ỨNG DỤNG LOGISTICS TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI
Ở VIỆT NAM ………………………………………………………………………….. 86
2. DỰ BÁO NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ……………………… 87
3. ĐỊNH HƢỚNG
…………………………………………………………………….. 90
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP …………………………………………………………….. 91
1. TẦM VĨ MÔ…………………………………………………………………………. 91
1.1. VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC ……………………………………………………… 91
1.2. VỀ PHÍA CÁC HIỆP HỘI
…………………………………………………. 94
2. TẦM VI MÔ…………………………………………………………………………. 95
2.1. ĐỐI VỚI NGƢỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS ………….. 95
2.2. ĐỐI VỚI NGƢỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS ……………. 98
KẾT LUẬN
……………………………………………………………………………………. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………. 100

1
LỜI NÓI ĐẦU

Nói đến ngành hàng không, có lẽ ai cũng biết tới hãng máy bay Boeing
nhƣng để sản xuất ra một chiếc máy bay Boeing cần phải có bao nhiêu linh
kiện và chúng đƣợc sản xuất tại những công ty và quốc gia nào thì không phải
ai cũng biết. Câu trả lời là cần có 1500 bộ phận lớn và chúng đƣợc sản xuất
tại 100 công ty có trụ sở tại hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới. Nƣớc Mỹ là
quê hƣơng của hãng máy bay Boeing chỉ sản xuất 1/3 tổng số bộ phận cấu
thành. Vậy tại sao cần phải có nhiều công ty sản xuất, làm thế nào để có thể
thực hiện quy trình sản xuất và tổng hợp trang thiết bị một các khoa học để
làm ra một sản phẩm nổi tiếng và hoàn hảo nhƣ vậy?
Thứ nhất cần có sự phân công và chuyên môn hoá lao động cao nhằm
giảm chi phí sản sản xuất giảm giá thành sản phẩm.
Thứ hai cần phải có một công tác hậu cần để lên kế hoạch chuẩn bị, ký
hợp đồng sản xuất, kiểm tra chất lƣợng, nhập khẩu, vận chuyển toàn bộ các
trang thiết bị, bộ phận cấu thành… từ tất cả các nƣớc trên thế giới đến nhà
máy. Toàn bộ các quá trình đó đƣợc gọi là Logistics.
Đứng trên góc độ là một ngƣời tiêu dùng chúng ta chỉ nhận ra đƣợc tầm
quan trọng của Logistics khi có những vấn đề xảy ra nhƣ: Tất cả công nhân
tại nhà máy Boeing phải nghỉ làm trong vài tuần liên tiếp do chuyến hàng chở
trang thiết bị, linh kiện… không về đến nhà máy đúng hạn. Nhƣng sự thật là
các quá trình của Logistics đều có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi
mặt đời sống của con ngƣời, và phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong
thƣơng mại, đặc biệt là thƣơng mại quốc tế.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang hoà chung trong xu thế “hợp tác
và phát triển” với việc Việt Nam đã thành viên của ASEAN, WTO… Việc mở
rộng quan hệ kinh tế với các nƣớc trên thế giới đóng vai trò không thể thiếu
để phát triển nền kinh tế quốc dân và đó cũng chính là một trong những kế

2
hoạch dài hạn nhằm giúp chúng ta bắt kịp với các nƣớc tiên tiến trong khu
vực và trên thế giới.
Kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện nay đang phát triển
mạnh mẽ theo xu thế chung của thế giới. Đây hoàn toàn không phải là một
hoạt động mới, thậm chí nó đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều quốc gia,
nếu chúng ta biết cách khai thác thì sẽ đóng góp một phần đáng kể vào thu
nhập quốc dân. Nhƣng từ lâu, lĩnh vực này dƣờng nhƣ bị “bỏ quên” và vai trò
quan trọng của nó mới chỉ đƣợc nhận ra trong một vài năm gần đây. Hơn nữa
thƣơng mại quốc tế càng mở rộng và phát triển thì vai trò của Logistics càng
quan trọng và cần sự quan tâm và phát triển đúng mức.
Việt Nam, một đất nƣớc còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều
yếu kém, do vậy cần định hƣớng việc phát triển ngành dịch vụ Logistics nhƣ
thế nào cho phù hợp và hiệu quả nhất. Nhƣng trong thực tế tại Việt Nam, hoạt
động này chƣa phát huy đƣợc hết những ƣu thế của nó và còn nhiều vấn đề
cần khắc phục. Do vậy em đã chọn nghiên cứu khoá luận với đề tài: “Nghiên
cứu thị trƣờng Logistics của miền Bắc Việt Nam”.
Nội dung chính của đề tài đề cập tới Logistics và những vấn đề có liên
quan, đồng thời nghiên cứu các bài học thực tiễn phát triển Logistics của một
số nƣớc trên thế giới nhằm đánh giá khách thực trạng hoạt động Logistics tại
Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng. Sau khi tổng hợp thực trạng các
doanh nghiệp Logistics trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, em đƣa ra một vài
nhận xét cá nhân và đề nghị giải pháp khả thi nhằm phát triển dịch vụ này.
Cấu trúc bài khoá luận gồm ba phần chính:
+ Chƣơng I : Tổng quan về Logistics.
+ Chƣơng II: Thực trạng áp dụng Logistics tại miền Bắc Việt Nam.
+ Chƣơng III: Một số giải pháp.

3
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự
giúp đỡ, ý kiến nhận xét của các Thày, Cô và các bạn, tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ths. Phạm Thanh Hà đã trực tiếp hƣớng dẫn
em thực hiện đề tài này. Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những
ý kiến đánh giá và chỉ dẫn của các Thày Cô.

4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS

I. Khái niệm
1. Định nghĩa
Logistics có nguồn gốc từ chữ Logos, có nghĩa là “hợp lý”. Nhƣ vậy
nội dung của Logistics bao gồm việc hƣớng dẫn mọi ngƣời cách thức thực
hiện công việc sao cho hợp lý nhất. Từ “Logistics” đƣợc giải nghĩa bằng tiếng
Anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English,
A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” nhƣ sau:
“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động
phức hợp nào đó” (Logistics – the organization of supplies and services for
any complex operation).
Qua nghiên cứu lịch sử nhân loại cho thấy, ban đầu Logistics đƣợc sử
dụng nhƣ một từ chuyên môn trong quân đội, đƣợc hiểu với nghĩa là công tác
hậu cần. Napoleon đã từng định nghĩa “Logistics là hoạt động để duy trì lực
lƣợng quân đội”. Thực chất nó bao gồm việc giải quyết các bài toán về di
chuyển quân lƣơng, bố trí lực lƣợng, thiết kế và bố trí kho tàng, quản lý vũ
khí…sao cho phù hợp nhất với tình hình nhằm mục tiêu chiến thắng đối
phƣơng. Vì vậy có thể thấy việc giải các bài toán Logistics trong quân sự có
tầm quan trọng đặc biệt.
Sau này thuật ngữ Logistics dần đƣợc áp dụng trong các lĩnh vực kinh
tế, đƣợc lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nƣớc này sang nƣớc
khác, hình thành nên Logistics toàn cầu. Trong sản xuất kinh doanh, Logistics
đề cập tới tối thiểu hoá chi phí, từ việc mua sắm nguyên vật liệu cho tới việc
lập, thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng. Mục tiêu của Logistics trong
sản xuất kinh doanh là giảm thiểu các chi phí phát sinh, đồng thời vẫn phải
đạt đƣợc các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Logistics phát triển rất
nhanh chóng và đƣợc ghi nhận nhƣ một chức năng kinh tế chủ yếu, một công

5
cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực sản
xuất lẫn trong lĩnh vực dịch vụ. Nếu hiểu từ Logistics nhƣ một thuật ngữ
chuyên môn, thì cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics.
 Theo Hội đồng quản trị Logistics Mỹ (The Council of Logistics
Management CLM in the USA) : Logistics là quá trình lên kế hoạch,
thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lƣu chuyển
và lƣu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên
quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thoả mãn
những yêu cầu của khách hàng.
 Theo tác giả Donald J.Bowersox – CLM Proceeding: Logistics là một
nguyên lý đơn lẻ nhằm hƣớng dẫn quá trình lên kế hoạch, định vị và
kiểm soát các nguồn nhân lực và tài lực có liên quan tới hoạt động phân
phối vật chất, hỗ trợn sản xuất và hoạt động mua hàng.
 Giáo sƣ ngƣời Anh – Martin Christopher thì cho rằng: “Logistics là quá
trình quản trị chiến lƣợc thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán
thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tƣơng ứng) trong một công
ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện
tại và tƣơng lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp
nhất”.
 Theo quan điểm “5 đúng” (“5 right”) thì: Logistics là quá trình cung
cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và
chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”.
 Theo khái niệm của Liên hiệp quốc đƣợc sử dụng cho khoá đào tạo
quốc tế về Vận tải đa phƣơng thức và quản lý Logistics tổ chức tại Đại
học Ngoại Thƣơng Hà Nội tháng 10/2002 thì: Logistics là hoạt động
quản lý quá trình lƣu chuyển vật liệu qua các khâu lƣu kho, sản xuất ra
sản phẩm cho tới tay ngƣời tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng…
 Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 không đƣa ra khái niệm “Logistics”

6
mà đƣa ra khái niệm về “Dịch vụ Logistics” nhƣ sau: Dịch vụ Logistics
là hoạt động thƣơng mại, theo đó thƣơng nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công đoạn gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, tƣ
vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận vớ khách hàng
để hƣởng thù lao (Điều 233 – Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 2005).
 Theo PGS.TS. Nguyễn Nhƣ Tiến trong “Logistics – Khả năng ứng dụng
và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” thì:
Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật
liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lƣu kho, sản xuất, phân phối cho
đến khi đƣa đến tay ngƣời tiêu dùng.

Các khái niệm trên tuy không hoàn toàn giống nhau nhƣng cùng thống
nhất: “Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng
di chuyển của hàng hoá, năng lƣợng, thông tin và những nguồn lực khác
nhƣ sản phẩm, dịch vụ và con ngƣời, từ nguồn lực của sản xuất cho đến
thị trƣờng”.
2. Đặc điểm của Logistics.
2.1. Tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh tài chính
Có thể coi Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên
các khía cạnh tài chính, bao gồm: Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và
Logistics hệ thống.
 Logistics sinh tồn, có liên quan đến các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Logistics sinh tồn tƣơng đối ổn định và có thể dự đoán đƣợc do con
ngƣời có thể nhận thức đợc về nhu cầu nhƣ: cần gì, cần bao nhiêu, khi
nào cần và cần ở đâu,… Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của xã
hội sơ khai và là thành phần thiết yếu trong một xã hội công nghiệp
hóa và nó cung cấp nền tảng cho Logistics hoạt động.

7
 Logistics hoạt động, mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các
hệ thống sản xuất các sản phẩm: liên kết các nguyên liệu thô doanh
nghiệp cần trong quá trình sản xuất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu
đó trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có đƣợc từ sản xuất.
Khía cạnh này của Logistics cũng tƣơng đối ổn định và có thể dự đoán
đƣợc nhng lại không thể dự đoán đƣợc khi nào máy móc có sự cố, để
sửa chữa thì cần cái gì và thời gian sửa chữa,… Nhƣ vậy Logistics hoạt
động chỉ liên quan đến sự vận động và lƣu kho của nguyên liệu vào
trong, qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và làm nền tảng cho Logistics hệ
thống.
 Logistics hệ thống, liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ
thống hoạt động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng
thay thế, nhân sự và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ
trợ và nhà xƣởng,… Các yếu tố này không thể thiếu và phải đƣợc kết
hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất
hay lƣu thông.
Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống không
tách rời nhau mà quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành
chuỗi dây chuyền Logistics.
2.2. Hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp
Chức năng hỗ trợ của Logistics thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để hỗ trợ
cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất
(Logistics hoạt động), hỗ trợ cho sản phẩm sau khi đƣợc di chuyển quyền sở
hữu từ ngƣời sản xuất sang ngƣời tiêu dùng (Logistics hệ thống). Điều này
không có nghĩa là quá trình sản xuất không bao gồm các yếu tố của Logistics
hệ thống hay hoạt động hỗ trợ sau khi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm
không bao gồm các yếu tố của Logistics hoạt động. Trên thực tế, các khía
cạnh Logistics đƣợc liên kết với nhau và đƣợc sắp xếp tuần tự với nhau và chỉ
có một loại Logistics với các yếu tố nhƣ: vận tải, kho bãi, phụ tùng thay thế,

8
nhân sự và đào tạo nhân sự, tài liệu, thiết bị kiểm tra, hỗ trợ, nhà xƣởng. Một
doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố Logistics nào với nhau hay tất cả
các yếu tố Logistics tùy theo cấp độ yêu cầu của doanh nghiệp mình.
Logistics còn hỗ trợ các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp là sản
xuất và marketing. Điều này dẫn đến yêu cần phải đào tạo nhân lực, dự trữ
phụ tùng thay thế hay bất kỳ một yếu tố nào khác của Logistics.
2.3. Logistics là một dịch vụ
Logistics cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và cho khách hàng của
doanh nghiệp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau (các yếu tố này
là các bộ phận tạo thành chuỗi Logistics). Dịch vụ Logistics trong doanh
nghiệp không chỉ dừng lại ở các yếu tố cơ bản về quản trị nguyên vật liệu, l-
ƣu kho trong nhà máy và phân phối vật chất mà có thể cần cung cấp thêm
các dịch vụ khác.
Một doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động bình thƣờng sẽ đòi hỏi sự
hỗ trợ từ các yếu tố Logistics. Một yếu tố Logistics cụ thể đƣợc cung cấp từ
một nhà chuyên nghiệp chứ không phải từ trong doanh nghiệp nhƣng trách
nhiệm đối với chất lƣợng của dịch vụ hỗ trợ này lại là trách nhiệm của
Logistics trong doanh nghiệp.
2.4. Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải giao nhận
và vận tải đa phƣơng thức
Logistics ngày càng phát triển đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận
truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách
hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt nhƣ: thuê tàu, lƣu
cƣớc, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan,… cho tới
cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho (Door to Door)
đúng nơi đúng lúc để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò là
đại lý, ngƣời đƣợc ủy thác thành một bên chính (Principal) trong các hoạt
động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trƣớc các nguồn luật
điều chỉnh đối với những hành vi của mình. Ngày nay, do yêu cầu về dịch vụ

9
cung cấp cho khách hàng vô cùng đa dạng, phong phú, ngƣời cung cấp dịch
vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung
ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong
kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo
dõi, kiểm tra,… Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận đã đƣợc phát triển ở mức
độ cao với đầy tính phức tạp và ngƣời vận tải giao nhận trở thành ngƣời cung
cấp dịch vụ Logistics (Logistics Service Provider).
Cuộc cách mạng Container trong ngành vận tải đã làm tiền đề và cơ sở
cho sự ra đời và phát triển của vận tải đa phƣơng thức. Nhờ đó, ngƣời gửi hàng
chỉ cần kí hợp đồng vận tải với một ngƣời (ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng
thức – Multimodal transport operator – MTO) và MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa, nhƣng chủ hàng vẫn cần một
ngƣời lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hóa, giám sát mọi sự di chuyển của
hàng hóa để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và thời gian.
Ngƣời giúp chủ hàng chính là ngƣời tổ chức dịch vụ Logistics, dịch vụ
Logistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí cũng nhƣ thời gian, từ đó nâng
cao hiệu quả trong kinh doanh, đây chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ
vận tải đa phƣơng thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể đƣợc thực hiện theo
một hợp đồng vận tải đa phƣơng thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của
hàng hóa do ngƣời tổ chức dịch vụ Logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở
chỗ, trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán, ngƣời tổ chức dịch vụ Logistics sẽ
nhận hàng tại cơ sở của từng ngƣời bán, gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi
hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trƣớc khi chúng đƣợc gửi đến nƣớc ngƣời
mua trên các phƣơng thức vận tải khác nhau. Tại nƣớc ngƣời mua, ngƣời tổ
chức dịch vụ Logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các
chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa chỉ cuối cùng theo yêu
cầu khách hàng.
3. Sự ra đời và phát triển của Logistics
3.1. Sự hình thành và phát triển của Logistics

10
“Logistics” là một thuật ngữ quân sự, nó đƣợc coi là một nhánh trong
nghệ thuật chiến đấu. Đó chính là việc vận chuyển và cung cấp lƣơng thực,
thực phẩm, trang thiết bị,… đúng nơi, đúng lúc khi cần thiết cho lực lƣợng
chiến đấu. Logistics đã góp phần làm tăng sức mạnh cho các nhà quân sự,
giúp họ giành thắng lợi trong các cuộc chiến cho nên rất nhiều kỹ năng về
Logistics đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt là trong thế chiến thứ hai.
Xuất phát từ bản chất ƣu việt của Logistics, sau khi chiến tranh thế giới thứ II
kết thúc, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng
Logistics của họ trong hoạt động kinh tế thời hậu chiến để đáp ứng nhiệm vụ
thực tế là tái thiết đất nƣớc sau chiến tranh hay trợ giúp tái thiết. Nhƣ vậy,
Logistics trong doanh nghiệp đƣợc áp dụng sau khi chiến tranh thế giới thứ II
kết thúc.
Ngày nay thuật ngữ “Logistics” đã đƣợc phát triển, mở rộng và đƣợc
hiểu với nghĩa là quản lý (management). Trong khi nghiên cứu lĩnh vực này,
tùy thuộc giác độ tiếp cận, có thể sử dụng các thuật ngữ nhƣ: Logistics kinh
doanh; Logistics in bound – Logistics out bound; phân phối vật chất; quản lý
nguyên vật liệu, kỹ thuật phân phối. Logistics diễn tả toàn bộ quá trình vận
động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào – qua và đi ra khỏi doanh nghiệp
tới khâu phân phối tới tay ngƣời tiêu dùng.

Từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay, công nghiệp và thƣơng mại
thế giới đã trải qua những biến đổi sâu sắc từ nền kinh tế dựa trên cơ sở sản
xuất hàng loạt, đòi hỏi một lƣợng hàng lớn đồng nhất sang nền kinh tế mà
tính độc đáo và đa dạng của hàng hóa đƣợc nhấn mạnh. Tính chất phong phú
của hàng hóa cùng với sự vận động phức tạp của chúng đòi hỏi phải có một
sự quản lý chặt chẽ và điều này đã đặt ra cho các nhà sản xuất kinh doanh một
yêu cầu mới. Đồng thời, để tránh đọng vốn, các nhà sản xuất kinh doanh luôn
tìm cách duy trì một lƣợng hàng tồn kho nhỏ nhất. Từ những lý do trên yêu
cầu hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lƣu thông phân phối nói chung
phải đảm bảo cho nguyên liệu hàng hóa đƣợc cung ứng kịp thời, đúng lúc

11
(just in time) mặt khác phải tăng cƣờng vận chuyển với mục tiêu không để
hàng trong kho (zero stock) nhằm giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát
sinh trong sản xuất và lƣu thông – Logistics trong doanh nghiệp đã ra đời.
Có nhiều cách phân chia khác nhau về các giai đoạn phát triển của
Logistics:
a. Theo Jacques Colin – giáo sƣ về khoa học quản lý thuộc trƣờng Đại học
Aix – Marseille II, giám đốc trung tâm nghiên cứu về vận tải và Logistics thì
sự ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp đã trải qua các thời kì
sau:
 Giai đoạn những năm 50 và 60 của thế kỷ XX – giai đoạn thử nghiệm:
Các chuyên gia Logistics trong quân đội đã thử áp dụng các kỹ năng
Logistics của mình để giải quyết những vấn đề gặp phải trong doanh
nghiệp. Giai đoạn này đƣợc bắt đầu từ việc nghiên cứu các tác nghiệp
và những kỹ thuật tối ƣu hóa ứng dụng để giải quyết những vấn đề
trong chuyên chở và kho hàng,…
 Giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX – giai đoạn khởi động Logistics
trong doanh nghiệp: Trong thời kỳ này, Logistics trƣớc hết là nghiên
cứu việc tối ƣu hóa các bộ phận tách biệt và hợp lý hóa cơ cấu cảu
doanh nghiệp. Nghiên cứu hiệu quả của việc giảm các chi phí hoạt
động và ngƣời lao động, chuyển dần những hoạt động này sang cho
những ngƣời chuyên chở và cung cấp dịch vụ. Sự tìm kiếm tính liên tục
trong vận hành doanh nghiệp là đặc điểm chính của Logistics sản xuất
ở thời kỳ này.
 Giai đoạn những năm 80 đến 90 của thế kỷ XX – giai đoạn phát triển
của Logistics: Đây là giai đoạn Logistics hƣớng vào việc phối hợp các
bộ phận chịu trách nhiệm lƣu chuyển các luồng hàng trong doanh
nghiệp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa các bộ phận đó. Mối quan tâm của
những ngƣời điều hành các luồng luân chuyển này tập trung vào khâu

12
lƣu thông hàng hóa. Dịch vụ Logistics đã làm ổn định và đảm bảo tính
liên tục của các luồng luân chuyển hàng hóa.
 Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX đến nay – Giai đoạn Logistics
đƣợc phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng: Thời kỳ này toàn bộ các nguồn
lực bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp (nguồn lực của các đối tác)
đƣợc huy động để xây dựng hệ thống Logistics phức tạp, đa chủ thể có
quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Hệ thống này cho phép
thực hiện nhiều giao dịch dẫn đến sự hòa nhập của các chủ thể vào
cùng một tiến trình hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, sự phát triển của Logistics bắt đầu từ tác nghiệp (khoa học chi
tiết) đến liên kết (khoa học tổng hợp) đƣợc khẳng định trong lĩnh vực quân sự
cũng nhƣ trong các doanh nghiệp.
b. Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dƣơng (Economic and Social
Commision for Asia and Pacific – ESCAP) của Liên hợp quốc chia thành 3
giai đoạn:
 Giai đoạn 1 – Phân phối vật chất (Physical Distribution): Vào những
năm 60, 70 của thế kỷ XX, ngƣời ta quan tâm tới việc quản lý có hệ
thống những hoạt động có liên quan với nhay để đảm bảo hiệu quả việc
giao hàng, thành phảm và bán thành phẩm,… cho khách hàng. Những
hoạt động đó là: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao nì
đóng gói, di chuyển nguyên liệu,… Những hoạt động này gọi là phân
phối vật chất hay Logistics đầu vào (in bound Logistics).
 Giai đoạn 2 – Hệ thống Logistics (Logistics System): Thời kỳ này
khoảng những năm 80 – 90 của thế kỷ XX. Các công ty kết hợp chặt
chẽ sự quản lý giữa hai mặt: đầu vào (in bound Logistics) và đầu ra
(out bound Logistics) để giảm tối đa chi phí. Nhƣ vậy sự kết hợp chặt
chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm tới
tay ngƣời tiêu dùng đã đảm bảo sự ổn định và tính liên tục của các

13
luồng vận chuyển, sự kết hợp đƣợc mô tả là hệ thống Logistics.
 Giai đoạn 3 – Quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain
Management): Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX
cho đến nay. Quản lý dây chuyền cung cấp – đây là khái niệm có tính
chiến lƣợc về quản lý dãy nối tiếp các hoạt động từ ngƣời cung ứng đến
ngƣời sản xuất rồi đến khách hàng cùng với các dịch vụ làm gia tăng
thêm giá trị sản phẩm nhƣ cung cấp chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm
tra,… Khái niệm này coi trọng đối tác, phát triển đối tác, kết hợp giữa
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với ngƣời cung ứng, khách hàng
cũng nhƣ những ngƣời liên quan tới hệ thống quản lý nhƣ các công ty
vận tải, lƣu kho và những ngƣời cung cấp công nghệ thông tin.
3.2. Nguyên nhân ra đời và phát triển Logistics trong doanh nghiệp
Trong những năm 50 của thế kỷ XX các nhà quản trị Marketing mới
bắt đầu nghiên cứu mạng lƣới phân phối vật chất. Cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới 1958 và việc thu hẹp lợi nhuận đã thúc đẩy các các doanh nghiệp tìm
kiếm các hệ thống kiểm soát chi phí để đạt hiệu quả hơn, trong thời gian này
hầu nhƣ đồng thời rất nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng “phân phối vật chất”
và “Logistics” là những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ và chƣa thực sự kết
hợp với nhau để kiểm soát và giảm tối đa chi phí.
Qua nghiên cứu thực tế, các doanh nghiệp đều cho rằng: Việc Logistics
ra đời và phát triển trong doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu nếu doanh
nghiệp muốn đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất trong quá trình hoạt động, sản xuất
kinh doanh. Nguyên nhân chính xuất phát từ các yếu tố sau:
 Thứ nhất, chi phí vận tải tăng nhanh
Các phƣơng thức phân phối truyền thống ngày càng đắt đỏ hơn, dẫn
đến cần phải chú ý việc kiểm soát chặt chẽ những chi phí này vào
những năm 70 của thế kỷ XX, kiểm soát chi phí vận tải càng cần thiết
hơn do giá nhiên liệu tăng vọt. Vận tải lúc này không đƣợc coi là một

14
nhân tố ổn định trong phƣơng án kinh doanh của các doanh nghiệp nữa.
Nhƣ vậy thực tế đòi hỏi cần phải có nghệ thuật quản lý ở cấp độ cao
hơn để can thiệp vào những lĩnh vực liên quan đến vận tải cả trong lĩnh
vực chính sách cũng nhƣ quá trình thực hiện.
 Thứ hai, hiệu quả trong sản xuất đã đạt tới đỉnh cao
Trên thực tế, khi hiệu quả trong sản xuất đã đạt tới đỉnh cao rất khó tìm
thêm những biện pháp nhằm tiết kiệm hơn nữa những chi phí từ sản
xuất, nói khác đi là chi phí trong sản xuất đã đƣợc gạn lọc một cách tối
đa. Vì vậy muốn tối ƣu hoá quá trình sản xuất vật chất, các doanh
nghiệp phải tìm kiếm một giải pháp khác – “phân phối vật chất” và
“Logistics”, lĩnh vực hầu nhƣ chƣa đƣợc khai phá.
 Thứ ba, trong nhận thức của các doanh nghiệp đã có sự thay đổi cơ bản
về nguyên lý trữ hàng. Trƣớc đây có thời kỳ các nhà bán lẻ nắm giữ
khoảng một nửa lƣợng hàng thành phẩm, nửa còn lại do các nhà bán
buôn và sản xuất nắm giữ. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, nhiều kỹ
thuật kiểm soát hàng tồn kho đã đƣợc áp dụng, đặc biệt trong kinh
doanh hàng tạp hoá, đã làm giảm lƣợng hàng hóa trong kho, thay đổi tỷ
lệ nắm giữ hàng hoá của các nhà bán lẻ xuống còn 10% còn các nhà
phân phối và sản xuất nắm giữ 90%. Nhƣ vậy, nhận thức của các doanh
nghiệp đã có sự thay đổi rất lớn về nguyên lý trữ hàng. Hầu hết các
doanh nghiệp đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác hậu cần
trong doanh nghiệp.
 Thứ tƣ, các ngành hàng sản xuất gia tăng nhanh chóng.
Đây là kết quả trực tiếp của nguyên lý Marketing cơ bản “cung cấp cho
khách hàng những sản phẩm mà họ yêu cầu”. Một nhà buôn máy chữ
không chỉ dự trữ loại dùng cho văn phòng hai màu đen trắng nhƣ trƣớc
mà còn phải có khả năng cung cấp loại máy chữ màu có bàn phím phù
hợp với nhu cầu của ngƣời mua. Điều này phản ánh nhu cầu đa dạng và

15
phức tạp của khách hàng, đòi hỏi nhà sản xuất phải tìm cách để luôn
hoàn thiện mình và hoàn thiện sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu
và thị hiếu của khách hàng.
 Thứ năm, công nghệ thông tin đã tạo nên sự thay đổi lớn trong sản xuất
– kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý cách thức thực hành
Logistics đòi hỏi phải có một khối lƣợng lớn chi tiết và dữ liệu. Ví dụ
nhƣ: vị trí của mỗi khách hàng; nhu cầu của từng đơn hàng; vị trí nơi
sản xuất; nhà kho và các trung tâm phân phối; chi phí vận tải từ kho
đến từng khách hàng; ngƣời chuyên chở săn sóc các dịch vụ mà họ
cung cấp; vị trí của các nhà cung cấp và lƣợng hàng tồn kho tại các
kho, trung tâm phân phối… tất cả các thông tin này làm cho việc phân
tích thủ công không thể thực hiện đƣợc. Ngày nay, với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ mà đặc biệt là máy vi tính – vị cứu
tinh toán học, việc hiện thực hoá khái niệm phân phối và Logistics
không còn là vấn đề khó khăn nữa. Nhƣ vậy các thành tựu khoa học
công nghệ đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên sự thay đổi vƣợt bậc
trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
 Thứ sáu, yếu tố này cũng liên quan đến sự gia tăng của sử dụng máy vi
tính. Nhƣ chúng ta đã biết máy tính có vai trò rất quan trọng. Hầu nhƣ
tất cả các phòng ban trong các doanh nghiệp đều đƣợc trang bị hệ thống
mạng lƣới vi tính rất tiên tiến và hiện đại. Vi tính đi vào đời sống công
sở nhƣ một sự thật hiển nhiên mà ai cũng nhìn thấy. Mặc dù có thể có
một số doanh nghiệp không dùng máy vi tính nhƣng các nhà cung cấp
và các khách hàng của họ vẫn sử dụng. Điều này giúp cho doanh
nghiệp nhận thấy đƣợc một cách có hệ thống chất lƣợng của các dịch
vụ mà họ nhận đƣợc từ các nhà cung cấp. Dựa trên sự phân tích này,
nhiều doanh nghiệp đã xác định đƣợc nhà cung cấp nào thƣờng xuyên
cung cấp các dịch vụ dƣới mức tiêu chuẩn. Nhiều doanh nghiệp nhận

16
thấy sự cần thiết phải nâng cấp hệ thống phân phối của mình. Và khi
các doanh nghiệp chuyển sang áp dụng hệ thống JIT (Just in time) thì
họ cũng đặt ra cho các nhà cung cấp một yêu cầu rất chính xác về vận
chuyển nguyên vật liệu hoặc giao hàng.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự ra đời và phát triển
Logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xã hội
đã có sự biến đổi, muốn tối ƣu hoá quá trình sản xuất vật chất, giờ đây không
phải chỉ chú trọng vào khâu sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều
sản phẩm mà phải biết kết hợp tất cả các yếu tố có liên quan nhƣ vận tải, kho
bãi, cách lƣu trữ nguyên liệu, sản phẩm và quá trình thực hiện đơn hàng… để
tạo thành dòng chảy liên tục, đạt đƣợc một dịch vụ khách hàng đảm bảo về
mặt thời gian đồng thời tiết kiệm đƣợc chi phí. Logistics đã ra đời và phát
triển nhằm đáp ứng yêu cầu trên.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *