10521_Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRẦN THỊ TRANG
Sinh viên thực hiện
: MAI THỊ MỸ DUYÊN

MSSV: 1154010251
Lớp: 11DQN02

TP. Hồ Chí Minh, 2015
i

LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của giảng viên ThS. Nguyễn Thị Trang. Em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
Sinh viên

ii

LỜI CẢM ƠN !
Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ
dù ít hay nhiều, đặc biệt là trên con đường học vấn. Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Để có được vốn kiến thức như hôm nay em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô
trường Đại học Công Nghệ TPHCM đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 4
năm em học tập trên giảng đường Đại Học. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong
quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khoá luận mà còn là
hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Và qua đây, em xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân và tất cả
các bạn bè đã luôn động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập cũng như
trong thời gian em gặp khó khăn.
Lời cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM, Cô Trần Thị Trang luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và
trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

MAI THỊ MỸ DUYÊN

iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

TP. HCM, ngày…..tháng….năm ……
(Giáo viên hướng dẫn)

iv

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………..viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ………………………………………………………………………….. .ix
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………….
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ ……………………….
4
1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế ………………………………………………………………..
4
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế ………………………………………………………………
4
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế ……………………………………………………………..
4
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế ………………………………………………………………………
4
1.1.2.2 Đối với khách hàng
………………………………………………………………………
5
1.1.2.3 Đối với ngân hàng ……………………………………………………………………….
5
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế
……………………………………………………………
6
1.2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection) ………………………………………..
6
1.2.1.1 Nhờ thu trơn (Clean Collection)
…………………………………………………….
7
1.2.1.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
……………………………
7
1.2.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)………………………………..
16
1.2.3 Phương thức đổi chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD) …….
17
1.2.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – Documentary credit …………..
18
1.2.4.1 Nội dung của thư tín dụng (Letter of credit – L/C) …………………………
20
1.2.4.2 Các loại thư tín dụng ………………………………………………………………….
24
1.2.4.3 Các bên tham gia quá trình thanh toán ………………………………………….
30
1.2.4.4 Giới thiệu về quy tắc thực thành thống nhất về tín dụng chứng từ ……
31
1.2.5 Phương thức thanh toán ghi sổ ( Open – Account) ……………………………….
36
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu
…………………………………………………………………………
37
1.3.1 Mức độ tín nhiệm lẫn nhau ………………………………………………………………..
37
1.3.2 Loại hàng xuất nhập khẩu
………………………………………………………………….
38
1.3.3 Lợi ích và rủi ro trong thanh toán quốc tế ……………………………………………
39
1.3.4 Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng ……………………………………………..
39
1.4 Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng
……………………………………..
40
1.4.1 Khái niệm bảo lãnh xuất nhập khẩu ngân hàng
…………………………………….
40
v

1.4.2 Phân loại bảo lãnh xuất nhập khẩu ngân hàng
………………………………………
41
1.4.2.1 Căn cứ vào mục đích bảo lãnh ……………………………………………………
41
1.4.2.2 Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh …………………………………
43
1.4.2.3 Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh
…………………………………………………….
45
1.4.2.4 Một số loại bảo lãnh khác
……………………………………………………………
46
1.4.3 Chức năng bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng
………………………………
48
1.4.4 Vai trò của bảo lãnh xuất nhập khẩu ngân hàng
……………………………………
49
TÓM TẮT CHƯƠNG 1………………………….…………………………..51
CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
……….
52
A Nghiệp vụ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng ………………………………….
52
2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu ……………………………………………………………….
52
2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu
…………………………………………..
52
2.1.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
……………………………………………..
53
2.1.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
54
2.1.3.1 Nhận và kiểm tra chứng từ ………………………………………………………….
54
2.1.3.2 Gửi chứng từ nhờ thu …………………………………………………………………
55
2.1.3.3 Theo dõi ngân hàng thu hộ thanh toán nhờ thu ………………………………
55
2.1.3.4 Thanh toán nhờ thu
…………………………………………………………………….
56
2.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
…………………………………………………
57
2.2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
……………………………………………….
57
2.2.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
……………………………………………..
59
2.2.2.1 Những công việc thực hiện trước khi giao hàng …………………………….
59
2.2.2.2 Tu chỉnh L/C
……………………………………………………………………………..
60
2.2.2.3 Những công việc thực hiện sau khi giao hàng ……………………………….
60
2.2.2.4 Những rủi ro và cách phòng chống ………………………………………………
61
2.2.2 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
62
2.2.2.1 Thông báo L/C
…………………………………………………………………………..
62
2.2.2.2 Xử lý chứng từ xuất trình theo L/C ………………………………………………
64
2.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền
………………………………………………………….
66
2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền
………………………………………………………..
66
2.3.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
……………………………………………..
67
vi

2.3.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
68
2.4 Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền
……………………………………………..
68
2.4.1 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền
……………………………………………
68
2.4.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
……………………………………………..
70
2.4.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
71
2.5 Phương thức thanh toán ghi sổ
………………………………………………………………….
72
2.5.1 Quy trình thanh toán ghi sổ………………………………………………………………..
72
2.5.2 Những công việc nhà xuất khẩu cần làm
……………………………………………..
72
2.5.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
73
B Nghiệp vụ giữa doanh nghiệp nhập khẩu và ngân hàng
………………………………….
74
2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu ……………………………………………………………….
74
2.1.1 Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu
…………………………………………..
74
2.1.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm …………………………………………….
75
2.1.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
75
2.1.3.1 Tiếp nhận và thông báo nhờ thu …………………………………………………..
75
2.1.3.2 Xử lý nhờ thu
…………………………………………………………………………….
76
2.1.3.3 Xử lý cụ thể theo các hình thức nhờ thu
………………………………………..
76
2.1.3.4 Từ chối thanh toán nhờ thu
………………………………………………………….
78
2.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
…………………………………………………
78
2.2.1 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
……………………………………………….
78
2.2.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm …………………………………………….
80
2.2.2.1 Mở L/C …………………………………………………………………………………….
80
2.2.2.2 Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ trước khi chấp thuận thanh toán
…………………………………………………………………………………………………………..
83
2.2.2.3 Những rủi ro và cách phòng chống ………………………………………………
85
2.2.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
87
2.2.3.1 Tiếp nhận hồ sơ …………………………………………………………………………
87
2.2.3.2 Kiểm tra hồ sơ mở L/C
……………………………………………………………….
88
2.2.3.3 Phát hành L/C ……………………………………………………………………………
88
2.2.3.4 Ký hậu vận đơn/ uỷ quyền nhận hàng/ bảo lãnh nhận hàng
……………..
89
2.2.3.5 Thanh toán/ chấp nhận thanh toán
………………………………………………..
90
vii

2.2.3.6 Đóng hồ sơ L/C …………………………………………………………………………
91
2.2.3.7 Lưu trữ hồ sơ L/C ………………………………………………………………………
91
2.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền
………………………………………………………….
92
2.3.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền
………………………………………………………..
92
2.3.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm …………………………………………….
94
2.3.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
94
2.4 Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền
……………………………………………..
95
2.4.1 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền
……………………………………………
95
2.4.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm …………………………………………….
96
2.4.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
97
2.5 Phương thức thanh toán ghi sổ
………………………………………………………………….
97
2.5.1 Quy trình thanh toán ghi sổ………………………………………………………………..
97
2.5.2 Những công việc nhà nhập khẩu cần làm …………………………………………….
98
2.5.3 Những công việc ngân hàng cần làm
…………………………………………………..
98
TÓM TẮT CHƯƠNG 2…………………………………………………..…99
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HỒ SƠ THỰC TẾ VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ………
100
3.1 Phương thức thanh toán nhờ thu ……………………………………………………………..
100
3.1.1 Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – D/P) ……….
100
3.1.2 Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (documents against acceptance –
D/A) ……………………………………………………………………………………………………..
100
3.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ…………….……………..………101
3.3 Phương thức thanh toán chuyển tiền
………………………………………………………..
131
3.4 Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền
………………………………………….
1334
3.5 Phương thức thanh toán ghi sổ
………………………………………………………………..
136
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….137
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………….138

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Diễn giải
CTQ
Cấp có thẩm quyền
KSV
Kiểm soát viên
L/C
Thư tín dụng
NH
Ngân hàng
NHĐL
Ngân hàng đại lý
NHNT
Ngân hàng Ngoại thương
NHPH
Ngân hàng phát hành
NHTH
Ngân hàng thu hộ
NHTT
Ngân hàng thanh toán
NHTT
Ngân hàng thanh toán
NK
Nhập khẩu
SGD
Sở giao dịch
SWIFT
Hiệp hội viễn thông Tài chính Liên ngân hàng thế giới
SWIFT code
Mã SWIFT của ngân hàng
TDCT
Tín dụng chứng từ
TTQT
Thanh toán quốc tế
TTTT
Trung tâm thanh toán
TTV
Thanh toán viên
UCP
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
XK
Xuất khẩu
XNK
Xuất nhập khẩu
ix

 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT
Số hiệu
Sơ đồ
Trang
1
Sơ đồ 1.1
Quy trình thanh toán phương thức nhờ
thu
6
2
Sơ đồ 1.2
Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển
tiền ứng trước ( toàn bộ )
16
3
Sơ đồ 1.3
Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay
hoặc trả chậm
17
4
Sơ đồ 1.4
Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền
18
5
Sơ đồ 1.5
Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
19
6
Sơ đồ 1.6
Quy trình thanh toán thư tín dụng có xác
nhận
25
7
Sơ đồ 1.7
Quy trình minh hoạ ví dụ về một
L/C chuyển nhượng
26
8
Sơ đồ 1.8
Quy trình thanh toán ghi sổ
37
9
Sơ đồ 1.9
Quy trình bảo lãnh trực tiếp
44
10
Sơ đồ 1.10
Quy trình bảo lãnh gián tiếp
45
11
Sơ đồ 1.11
Quy trình xác nhận bảo lãnh

46
12
Sơ đồ 2.1
Quy trình thanh toán phương thức nhờ
thu
52
13
Sơ đồ 2.2
Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
57
14
Sơ đồ 2.3
Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển
tiền ứng trước ( toàn bộ )

66
15
Sơ đồ 2.4
Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay
hoặc trả chậm
67
x

16
Sơ đồ 2.5
Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền

69
17
Sơ đồ 2.6
Quy trình thanh toán ghi sổ

72
18
Sơ đồ 2.7
Quy trình thanh toán phương thức nhờ
thu

74

19
Sơ đồ 2.8
Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

79
20
Sơ đồ 2.9
Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển
tiền ứng trước ( toàn bộ )

92
21
Sơ đồ 2.10
Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển
tiền trả ngay hoặc trả chậm
93
22
Sơ đồ 2.11 Quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền

95
23
Sơ đồ 2.12
Quy trình thanh toán ghi sổ

97

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động làm cho nền
kinh tế các nước trên thế giới có điều kiện để phát triển nhanh chóng. Trong
những năm gần đây, Việt Nam cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế đã từng
bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nhằm phát triển kinh tế, mở rộng thị
trường, đồng thời khẳng định vị thế của đất nước trên thị trường quốc tế. Đáng
chú ý nhất là Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào
ngày 7/11/2006. Việc này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương.
Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực
sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác thanh toán quốc tế tại
các Ngân hàng. Nhất là kể từ ngày 01/04/2007 các Tổ chức tín dụng nước ngoài
được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết gia
nhập WTO của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là các Ngân hàng trong nước đang
gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu
vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng với
nhau.
Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là
hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ
của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên xuất khẩu
và bên nhập khẩu thuộc lĩnh vực ngoại thương. Như một mắt xích không thể
thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của
các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, được xem là cầu nối
trong hoạt động kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước
trên thế giới.
Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thiết lập được nhiều mối quan hệ với
các doanh nghiệp khác trên thế giới, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại
phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể
thiếu được cho sự phát triển thương mại quốc tế, nghiệp vụ thanh toán quốc tế
đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện với các phương thức thanh toán
2

ngày càng an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia. Xác định được tầm quan
trọng của việc thanh toán xuất nhập khẩu, việc hoàn thiện công tác thanh toán
và xuất trình bộ chứng từ để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong thanh toán
đã trở nên nhu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay không chỉ đối với các
doanh nghiệp mà còn cả đối với các tổ chức ngân hàng – người trung gian giữa
người xuất khẩu và nhập khẩu.
Ngày nay các ngân hàng hoạt động đa năng từ các nghiệp vụ ngân hàng
truyền thống, cho đến các nghệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh
toán quốc tế, bảo lãnh…. Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng thì thanh toán quốc
tế đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất;
thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế để phát triển các nghiệp vụ khác như
mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản,
tín dụng…Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế có thể được xem là nghiệp vụ
ngoại bảng đặc trưng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày nay.
: “NGHIỆP VỤ
THANH TOÁN QUỐC TẾ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của
mình. Đồng thời, đây là đề tài phục vụ cho hoạt động giảng dạy “Mô phỏng
Doanh Nghiệp Ảo” của khoa Quản Trị Kinh Doanh và cũng là đề tài bổ ích với
những kiến thức của một sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh đã được học trên
giảng đường.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình thanh toán phương thức nhờ thu, quy
trình thanh toán tín dụng chứng từ, quy trình thanh toán chuyển tiền, quy trình
thanh toán đổi chứng từ trả tiền, quy trình thanh toán ghi sổ tại Ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu quy trình thanh toán phương thức nhờ thu, quy trình thanh toán
tín dụng chứng từ, quy trình thanh toán chuyển tiền, quy trình thanh toán đổi chứng
từ trả tiền, quy trình thanh toán ghi sổ.
Bài nghiên cứu này phục vụ cho hoạt động giảng dạy sau này cho phòng mô
phỏng doanh nghiệp ảo của Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghệ
TP.HCM.
3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Sau khi xác định được mục tiêu, tiến hành quá trình nghiên cứu. Thu thập
thông tin từ các nguồn tin chính thống. Tiến hành xây dựng các quy trình thanh
toán phương thức nhờ thu, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, quy trình
thanh toán chuyển tiền, quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền, quy trình
thanh toán ghi sổ về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Tổng hợp và đưa ra kết
luận.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thông tin từ sách báo.
Phương pháp xử lý số liệu: dựa trên các thông tin nghiên cứu từ sách báo,
internet.. Sau đó phân tích rút ra kết luận làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
Thông qua hệ thống hoá kiến thức từ lý thuyết và kiến thức thực tế, đưa ra
được quy trình cụ thể, chính xác, mang tính thực tiễn về quy trình thanh toán
phương thức nhờ thu, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, quy trình thanh
toán chuyển tiền, quy trình thanh toán đổi chứng từ trả tiền, quy trình thanh toán
ghi sổ góp phần làm rõ thêm nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng.
Từ đó, giúp ích cho các bạn sinh viên trong việc bắt nhịp với hoạt động xuất
nhập khẩu thực tế.
7. Tài liệu tham khảo:
Võ Thanh Thu ( 2011) Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất
bản thống kê TPHCM
Phạm Mạnh Hiền và Phan Hữu Hạnh ( 2012). Nghiệp vụ giao nhận Vận
tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương. Nhà xuất bản Thống kê TPHCM
8. Kết cấu của ĐA/KLTN:
3 chương:
ốc tế.
Chương 2: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
Chương 3: Một số hồ sơ thực tế về thanh toán quốc tế.
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở
các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các
tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế,
thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan.
Vậy phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp
đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài
khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào
hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng.
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì
hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa
vào tích luỹ trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức
mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi các
quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là
con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt
động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định.
Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động
kinh tế quốc dân. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán
hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh
toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục
của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc
tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến
cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi
chảy, hiệu quả hơn.
Như vậy, thanh toán quốc tế là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát
triển.
5

1.1.2.2 Đối với khách hàng
Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa
các bên, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm
bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh
toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng
dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán
và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng.
1.1.2.3 Đối với ngân hàng
Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng
của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu
cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán
quốc tế. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân
hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở
rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng
trong cơ chế thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ
đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh
doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở
rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ,
bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân
hàng quốc tế khác…
Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn
vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế
với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các
ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được
thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở
rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân
hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai
6

thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường
tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.
Như vậy, thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng.
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế
1.2.1 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)
Phương thức thanh toán nhờ thu là người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi tới ngân hàng nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối
phiếu. Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp thu hộ tiền và
được hưởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu được.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán phương thức nhờ thu

Diễn giải quy trình:
Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập
khẩu.
Bước 2: Người xuất khẩu ký phát hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng nhờ
thu thu hộ tiền từ người nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu chuyển hối phiếu cho ngân hàng thu hộ và nhờ
ngân hàng này thu hộ tiền từ người nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng thu hộ chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu và yêu cầu
thanh toán.
Bước 5: Người nhập khẩu sau khi kiểm tra, tiến hành trả tiền/ ký chấp nhận
trả tiền hoặc từ chối trả tiền và gửi cho ngân hàng.
Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả
tiền cho ngân hàng nhờ thu.
Bước 7: Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền, hoặc gửi hối phiếu bị từ chối trả
tiền cho người xuất khẩu.
(3)
Ngân hàng nhờ thu
Ngân hàng thu hộ
Xuất khẩu
Nhập khẩu
(6)
(2)
(7)
(5)
(4)
(1)
7

Căn cứ vào nội dung các chứng từ thanh toán gởi đến Ngân hàng nhờ thu mà
chia phương thức thanh toán nhờ thu thành hai loại:
1.2.1.1 Nhờ thu trơn (Clean Collection)
Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu ký phát
hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu từ người nhập khẩu,
không gửi kèm theo bất cứ một chứng từ nào.
Phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn có nhược điểm là không đảm bảo
quyền lợi cho người xuất khẩu do việc nhận hàng và thanh toán hoàn toàn tách rời
nhau.
Phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn chỉ nên sử dụng trong trường hợp
người xuất khẩu và người nhập khẩu tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ liên doanh
với nhau dưới dạng công ty mẹ và công ty con, hoặc giữa các chi nhánh trong cùng
một công ty đa quốc gia hay tập đoàn kinh doanh.
1.2.1.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người xuất khẩu
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (
chứng từ gửi hàng và hối phiếu ) uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối
phiếu đó, với điều kiện là nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối
phiếu thì Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.
Tuỳ theo thời hạn trả tiền của người mua mà uỷ thác thu kèm chứng từ có thể
chi làm hai loại:
• Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document against payment – D/P)
• Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Document against acceptance –
D/A)
– Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documentary against Payment – D/P): Hình thức
này sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay, ngân hàng sẽ trao bộ chứng
từ cho người mua để đi nhận hàng, sau khi người này đã thanh toán toàn bộ tiền
hàng.
8

– Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Documentary against Acceptance –
D/A): Hình thức này sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền sau. Ngân hàng
chỉ trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua đi nhận hàng khi người này ký chấp
nhận thanh toán lên hối phiếu do người bán ký phát. Đến thời hạn thanh toán, người
bán sẽ xuất trình hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người mua để yêu cầu thanh
toán.
Nhìn chung, hình thức nhờ thu kèm chứng từ, người bán ngoài việc ủy thác
cho ngân hàng thu hộ tiền, còn ủy thác cho ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng
hóa đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu phiếu trơn và nhờ
thu kèm có chứng từ. Với cách khống chế này, quyền lợi của người bán được đảm
bảo hơn. Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từ vẫn còn những hạn chế cơ bản:
+ Tuy đã khống chế được quyền định đoạt đối với hàng hóa của người mua nhưng
chưa khống chế được người mua có trả tiền hay không. Người mua có thể chậm trễ
hoặc không thanh toán bằng cách trì hoãn việc nhận chứng từ hàng hóa hoặc không
nhận hàng nữa.
+ Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, không có trách nhiệm
đối với việc trả tiền của người mua.
HỐI PHIẾU
Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành các luật
hối phiếu như:
Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA).
Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform Commercial Codes
of 1962” (UCC).
Đặc biệt là công ước Giơ-ne-vơ (Geneva) được các nước ký kết năm 1930.
Đó là luật thống nhất về hối phiếu“Uniform Law for Bills of exchange” (ULB).
o Khái niệm:
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do người xuất khẩu
(người bán, người cung ứng dịch vụ, …) ký phát đòi tiền người nhập khẩu (người
mua, người nhận cung ứng…) và yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu phải trả
một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định cho
9

người hưởng lợi quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho
người khác.
– Các bên liên quan:
Người ký phát hối phiếu: thông thường là người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu,
cung ứng dịch vụ.
Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: là người mà hối phiếu gởi đến cho
họ, đòi tiền họ (có thể là người mua, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán, …).
Người hưởng lợi hối phiếu: trước hết là người ký phát hối phiếu, kế đến là người
do người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối phiếu. Theo luật quản chế ngoại hối ở
nước ta người hưởng lợi là các ngân hàng kinh doanh ngoại hối được ngân hàng nhà
nước cấp giấy phép.
o Đặc điểm của hối phiếu:
+ Tính trừu tượng của hối phiếu: Ở trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung
quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người
nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán khi nào, …
+ Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền
đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do
riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu được
lập ra trái với đạo luật chi phối nó.
+ Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay
nhiều lần trong thời hạn của nó. Sở dĩ có được đặc điểm này là nhờ vào tính trừu
tượng và tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu.
o Nội dung hối phiếu:
Theo công ước Geneva 1930 (ULB), một hối phiếu được coi là có giá trị khi có đủ 8
nội dung sau:
Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ “Hối Phiếu” (Bill of Exchange).
Địa điểm ký phát hối phiếu: trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm ký
phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm thành lập hối phiếu.
Địa điểm trả tiền: nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên
cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.
10

Trên hối phiếu phải ghi rõ: trả theo lệnh của … (pay to order of…).
Số tiền và loại tiền: số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được
ghi cả bằng số và bằng chữ.
Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn
và số tiền ghi trên L/C.
Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: Là ngày mà người trả tiền có nhiệm vụ trả tiền.
+ Trả tiền ngay:
Có nghĩa là việc trả tiền được thực hiện ngay khi nhìn thấy hối phiếu, vì vậy trên
hối phiếu sẽ thể hiện là: “At sight of this first B/E of Drafts”
+ Trả tiền sau:
Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At 30
days after sight).
Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: trả 30 ngày sau khi ký vận đơn (At 30
days after Bill of Lading date).
Trả sau một số ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu: trả sau 30 ngày kể từ ngày ký
phát hối phiếu (At 30days after Bill of Exchange date).
Người hưởng lợi hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Đối
với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một
người khác do người hưởng lợi chỉ định.
Người trả tiền hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền hối phiếu
vào góc dưới bên trái của hối phiếu.
Người ký phát hối phiếu: người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc bên phải của
tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in,
photocopy và đóng dấu, … mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự ủy quyền. Người được ủy quyền ký phát
hối phiếu phải thể hiện sự ủy quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của
hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự ủy quyền phải là ngôn ngữ ấy,
điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy
có sự ủy quyền về việc thành lập hối phiếu đó.

11

o Các loại hối phiếu:
Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai
loại:
Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm
phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.
Hối phiếu có kỳ hạn: sau một thời hạn nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền
phải trả hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu
hoặc từ ngày quy định cụ thể.
Căn cứ vào hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không, có thể chia hối phiếu
làm hai loại:
Hối phiếu trơn: loại hối phiếu này được gửi đến đòi tiền người trả tiền không có
kèm theo chứng từ hàng hóa. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này dùng để thu
tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, … hoặc dùng để đòi tiền mua hàng của
những thương nhân nhập khẩu đáng tin cậy.
Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu có
kèm theo chứng từ hàng hóa. Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại:
Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against Payment (D/P)).
Loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận (Documents against Acceptance (D/A)).
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, có thể chia hối phiếu làm
ba loại:
Hối phiếu đích danh: là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hối phiếu không
kèm theo điều khoản “theo lệnh”.
VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông
(bà) X một số tiền là …”. Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được bằng thủ
tục ký hậu theo luật định.
Hối phiếu trả cho người cầm phiếu: là loại hối phiếu vô danh, trên hối phiếu
không ghi tên người hưởng lợi mà chỉ ghi “Pay to bearer” (trả cho người cầm phiếu)
hoặc không ghi gì cả. Với hối phiếu này, ai cầm được nó thì sẽ trở thành người
hưởng lợi.

12

Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng hối
phiếu. Hối phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật định.
Đây là loại hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
o Ký hậu hối phiếu (Endorsement):
Ký hậu hối phiếu là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu từ người
hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.
Việc ký hậu hối phiếu được thực hiện bằng cách người ký hậu (Endorser) ký
chuyển chuyển vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho người được chuyển nhượng
(Endorsee).
Ký hậu được ghi ở mặt sau của tờ hối phiếu dưới các hình thức ký hậu sau:
Ký hậu để trắng (Blank endorsement): trong hình thức này, người chuyển
nhượng chỉ đơn giản là ký tên vào mặt sau và không chỉ định người được hưởng
quyền lợi hối phiếu. Với cách ký hậu này, người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành
người được hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng kế tiếp của người cầm
phiếu này không cần phải ký hậu nửa, chỉ cần trao tay là đủ.
Ký hậu theo lệnh (To order endorsement) hay còn gọi là ký hậu đặc biệt (Special
endorsement): Với cách ký hậu này người chuyển nhượng chỉ định một cách suy
đoán người hưởng lợi hối phiếu. Người ký hậu chỉ ghi câu “trả theo lệnh ông (bà)
X” (Pay to order of Mr (Mrs) X) và ký tên. Như vậy, người hưởng lợi hối phiếu
trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý chí của ông (bà)
X. Nếu ông (bà) X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người
hưởng lợi hối phiếu, nếu ông (bà) X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu là ông
(bà)X.
Ký hậu hạn chế (Restricitve emdorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh
người hưởng lợi hối phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “Payto
Mr…only” và ký tên. Đối với loại ký hậu này không thể chuyển nhượng tiếp hối
phiếu này cho người khác bằng cách ký hậu nữa.
Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement) còn gọi là
ký hậu bảo lưu (Without recourse endorsement – qualified endorsement) là việc ký
hậu mà sau đó, người hưởng lợi kế tiếp không được quyền đòi lại tiền ở người ký
hậu cho mình khi người ký hậu từ chối trả tiền hối phiếu.
13

Ký hậu có điều kiện (Conditioanl endorsement): là việc ký hậu chuyển nhượng
hối phiếu cho một người nếu người này thực hiện những quy định do người ký hậu
đề ra.
o Chiết khấu hối phiếu (Discount):
Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó người hưởng
lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền
ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu. Nếu hai bên đồng ý, người
hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó
cho ngân hàng. Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân hàng
bỏ ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu.
o Chấp nhận hối phiếu (Acceptance):
Chấp nhận hối phiếu là một hình thức mà người trả tiền hối phiếu đảm bảo
thanh toán.
– Mục đích của việc chấp nhận hối phiếu:
+ Giúp hối phiếu lưu thông như một dạng tiền tệ đặc biệt.
+ Ràng buộc trách nhiệm của người trả tiền (người chấp nhận thanh toán)
trước pháp luật khi đến hạn thanh toán
– Cách thức thực hiện chấp nhận thanh toán hối phiếu:
Người trả tiền (ngân hàng hoặc nhà nhập khẩu) ghi vào góc bên dưới bên trái
của mặt phải tờ hối phiếu dòng chữ “Accepted to pay on…(date)” và ký tên
của người trả tiền bên cạnh. Lưu ý, trong một số trường hợp có thể ký chấp
nhận thanh toán vào mặt trái cảu hối phiếu.
– Cần phân biệt các khái niệm sau:
+ Ngày chấp nhận (date of acceptance): là ngày mà người trả tiền nhìn thấy
tờ hối phiếu và ký chấp nhận trả tiền lên mặt trước của tờ hối phiếu.
+ Ngày trả tiền hối phiếu (date of payment) hay (due date) là ngày mà người
trả tiền phải trả tiền hoặc là ngày mà người đòi tiền có quyền đòi tiền trả tiền
thanh toán tờ hối phiếu đó
+ Ngày xuất trình hối phiếu (date of presentment) là ngày mà người hưởng
lợi cuối cùng của hối phiếu phải chuyển đến người trả tiền trong vòng một
14

năm kể từ ngày ký phát hối phiếu. Nếu để quá ngày đó mà hối phiếu không
được xuất trình thì sẽ không còn giá trị.
o Bảo lãnh hối phiếu (Guarantee):
Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả cho người hưởng lợi
khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Thông thường người đứng ra bảo lãnh hối phiếu là
các ngân hàng.
Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh “good as
aval” vào mặt trước hoặc sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối
phiếu.
Ngoài ra ở một số nước người ta có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn thư
riêng gọi là bảo lãnh bí mật. Sở dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền
không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của mình đến mức cần bảo lãnh.
Nếu trên hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ghi “theo thư
tín dụng số… mở ngày …gửi ngân hàng mở tín dụng …”, thì đó cũng là một hình
thức bảo lãnh hối phiếu.
o Kháng nghị (Protest):
Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối thì người hưởng
lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. Bản kháng nghị
phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn không quá hai ngày làm việc tiếp sau
ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập xong bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày
làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để
đòi tiền hoặc có thề đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối phiếu
hoặc đòi người ký phát hối phiếu. Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối
trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiêm trả tiền hối
phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách
nhiệm này đối với người kháng nghị.
Trên thực tế người ta thường làm như sau: VD: A là người ký phát hối phiếu,
B,C,D là những người được chuyển nhượng tiếp theo, E là người được chuyển
nhượng cuối cùng. Khi E bị từ chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm
theo một bản tính tiền gồm số tiền của hối phiếu, chi phí làm thủ tục kháng nghị và

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *