10709_Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 (CKCI)

luận văn tốt nghiệp

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VI VĂN THỦY

PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN QUỲ HỢP TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VI VĂN THỦY

PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN QUỲ HỢP TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Văn Thúy
Thời gian thực hiện đề tài: 18/7/2016-18/11/2016

HÀ NỘI 2016
LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà Trường Đại học Dược Hà Nội. Cô đã giành
nhiều thời gian để hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn tới TS. Hà Văn Thúy người Thầy trực tiếp hướng dẫn
tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược đã truyền đạt những kiến thức quý báu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn
tới Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Phòng Sau đại học Trường Đại
học Dược Hà Nội tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các anh, chị, các bạn đồng nghiệp
Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An đã giúp tôi thu thập số liệu
để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, người thân và
bạn bè, những người luôn động viện và khích lệ tinh thần giúp tôi vượt qua
mọi khó khăn trong học tập và quá trình làm luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên

Vi Văn Thủy

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT
3
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở việt nam trong
những năm gần đây
3
1.1.1. Thực trạng về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng
3
1.1.2. Thực trạng về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện
7
1.1.3. Thực trạng về phân tích danh mục thuốc
9
1.1.4. Thực trạng giám sát danh mục thuốc
10
1.2. Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện
12
1.2.1. Phương pháp phân tích ABC
12
1.2.2. Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị
14
1.2.3. Phân tích VEN (phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết
yếu)
14
1.3. Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An
15
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ
16
1.3.2. Mô hình bệnh tật của BV đa khoa Quỳ Hợp năm 2015
17
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược BV
18
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
2.1. Đối tượng nghiên cứu
23
2.1.1. Đối tượng
23
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
23
2.2. Phương pháp nghiên cứu
23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
23
2.2.2. Các biến số nghiên cứu
25
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
26
2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
26
2.4.1. Xử lý số liệu
26
2.4.2. Phân tích số liệu
26
2.5. Trình bày số liệu
32
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
33
3.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng của thuốc sử dụng tại Bệnh
viên đa khoa huyện Quỳ Hợp 2015
33
3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng của thuốc theo nhóm tác
dụng dược lý
33
3.1.2. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại trong DMT sử
dụng
36
3.1.3. Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần trong danh mục thuốc sử
dụng
37
3.1.4. Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc biệt dược
37
3.1.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng
38
3.1.6. Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMTCY trong DMT sử dụng
39
3.1.7. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt
40
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC và các
thuốc nhóm A
41
3.3. Phân tích VEN
45
3.4. Phân tích ma trận ABC/VEN
46
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
49
4.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại
Bệnh viên đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015 theo một số chỉ tiêu
49
4.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa
huyện Quỳ Hợp năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN
54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
56
1. Kết luận
56
1.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa
khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu
56
1.2 Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện
Quỳ Hợp năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN
57
2. Kiến nghị đề xuất
57

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BYT:
Bộ Y Tế
BV:
Bệnh viện
DMT:
Danh mục thuốc
DMTCY:
Danh mục thuốc thiết
GMP:
Thực hành tốt sản xuất thuốc
HĐT&ĐT:
Hội đồng thuốc và điều trị
INN:
Tên chung quốc tế
MHBT:
Mô hình bệnh tật
QĐ:
Quyết định
TT:
Thông tư
WHO:
Tổ chức Y tế thế giới

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của BV đa khoa huyện Quỳ Hợp năm 2015
17
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu
25
Bảng 2.3 Ma trận ABC/VEN
30
Bảng 2.4. Các chỉ số nghiên cứu
31
Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong danh mục
thuốc sử dụng năm 2015 tại BV đa khoa huyện Quỳ Hợp
33
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại trong DMT
sử dụng
36
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc đơn, đa thanh phần trong DMT sử dụng
37
Bảng 3.8. Cơ cấu theo tên biệt dược, tên INN trong DMT đã sử dụng
38
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo đường dùng
38
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMTCY
40
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt
40
Bảng 3.12. Kết quả phân tích ABC
41
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốcnhóm A theo tác dụng dược lý
43
Bảng 3.14. Khánh sinh nhóm A sử dụng trong bệnh viên
44
Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại trong nhóm A 44
Bảng 3.16. Kết quả phân tích VEN
45
Bảng 3.17. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN
46
Bảng 3.18. Cơ cấu thuốc trong nhóm AN
48
Bảng 3.19. thuốc trong nhóm AN
48

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện
16
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của khoa dược bệnh viên
20
Hình 2.3. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu
24
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu số khoản mục thuốc theo tác dụng dược lý
34
Hình 3.5. Biểu đồ về cơ cấu giá trị sử dụng
35
Hình 3.6. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc ngoại nhập
36
Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu thuốc theo đường dùng
39
Hình 3.8. Biểu đồ kết quả phân tích ABC theo số lượng khoản mục
42
Hình 3.9. Biểu đồ kết quả phân tích ABC theo giá trị sử dụng
42
Hình 3.10. Biểu đồ kết quả phân tích VEN theo số lượng khoản mục
46

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh, là
đơn vị khoa học có nghiệp vụ cao về y tế, trong đó thuốc là công cụ đắc lực
cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất về điều trị,
sử dụng thuốc hiệu quả và hợp lý là yếu tố quan trọng trong toàn ngành y tế.
Sử dụng thuốc đúng góp phần giảm chi phí cho người bệnh, hạn chế tình
trạng lạm dụng thuốc trong công tác khám chữa bệnh hiện nay.
Sự phát triển của ngành công nghiệp dược trong những năm gần đây đã
mang lại lợi ích cho toàn xã hội: Thuốc được sản xuất với số lượng lớn, chất
lượng tốt hơn và mạng lưới cung ứng phát triển rộng khắp làm giảm tình
trạng khan hiếm thuốc; nhiều dược chất mới ra đời, nhiều dạng bào chế mới
với những tính năng ưu việt đã góp phần không nhỏ vào những tiến bộ vượt
bậc của ngành y tế. Tuy nhiên sử đa dạng của thuốc cũng gây ra nhiều khó
khăn, lúng túng trong việc lựa chọn sự dụng thuốc chữa bệnh trong các cơ sở
y tế.
Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2011 của Cục quản
lý khám chữa bệnh, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ
trọng 59,5% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm, những bất cập trong cung
ứng, sử dụng thuốc tại các bệnh viện ngày càng gia tăng như: Thuốc không
thiết yếu ( thuốc không thực sự cần thiết ) được sử dụng với tỷ lệ cao, khoáng
chất…
Cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ với gía cả hợp lý, an toàn là nhiệm vụ
trọng tâm của khoa dược các bệnh viện, trong đó Hội đồng thuốc và Điều trị
đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phù
hợp về hiệu quả sử dụng và chi phí.
2

Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp là bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y
tế Nghệ An với quy mô 100 giường bệnh có đầy đủ các khoa phòng theo cơ
cấu của bệnh viện đa khoa. Bệnh viện có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân
dân trong và ngoài huyện Quỳ Hợp. Với trọng trách đó, công tác khám chữa
bệnh và hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện cần được quan tâm nghiên
cứu để đạt hiệu quả cao nhất, kinh phí sửdụng thuốc hơn 6 tỷ đồng[1]. Điều
này cho thấy kinh phí sử dụng thuốc chiếm tương đối trong ngân sách toàn
bệnh viện. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa
huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015” nhằm mục tiêu:
1 – Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại
Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ
tiêu.
2 – Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp
tỉnh Nghệ An năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN.
Từđó đưa ra đề xuất góp phần xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện ngày
càng hợp lý và hiệu quả.

3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1 Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam trong những
năm gần đây
1.1
.1 Thực trạng về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngành
công nghiệp Dược phẩm cũng đã có bước phát triển vượt bậc. Trong những
năm gần đây ngành công nghiệp dược tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Ví dụ trong vài năm
gần đây trên thế giới xuất hiện một số đại dịch lớn như SARS, cúm A/H5N1,
cúm A/H1N1… một số nước đã kịp thời nghiên cứu, sản xuất ra vắc cin và
các thuốc đề phòng và điều trị bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Ở Việt Nam, thị
trường dược phẩm cũng rất phong phú.Tuy nhiên, công nghiệp dược Việt
Nam vẫn phát triển ở mức trung bình – thấp, chưa sáng chế được thuốc mới và
hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp dược đủ tiêu chuẩn sản xuất thuốc. Thuốc
sản xuất trong nước chủ yếu là generic, không có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng
được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa.
Theo đánh giá của Bộ Y tế: “Ngành Dược đã có những thành tích nổi
bật là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình
trạng thiếu thuốc trước đây”. Năm 2013, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong
nước đạt 1.300.000 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2012, đáp ứng được nhu
cầu sử dụng thuốc của người dân. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2014
đạt 34,48 USD so với năm 2013 đạt 31,18 USD tăng 3,3USD. Việt Nam đã
sản xuất được 234/314 hoạt chất trong danh mục TTY, đủ nhóm tác dụng
dược lý theo phân loại của WHO. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu
thuốc với tổng giá trị năm 2014 gần 2,170 triệu USD, tăng 17,6% so với năm
4

2013. Trong đó nhập khẩu thuốc thành phẩm là 904,8 triệu USD, vaccine,
sinh phẩm y tế là 59,6 triệu USD và nguyên liệu là 265,9 triệu USD [25].
Qua báo cáo tổng kết công tác Dược hàng năm của Cục quản lý Dược,
hầu hết các bệnh viện đã xây dựng DMT căn cứ theo DMT chữa bệnh chủ
yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh hiện hành. Năm 2014, tổng giá trị
mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là 3.120 triệu USD chiếm khoảng
50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [15]. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích đánh
giá về cơ cấu DMT của một số bệnh viện cho thấy, hiện nay, việc xây dựng
DMT của các bệnh viện còn nhiều vấn đề bất cập. Thuốc đắt tiền, thuốc ngoại
nhập, thuốc biệt dược, thuốc không phải là TTY thường chiếm tỉ lệ cao trong
DMT các bệnh viện nhất là các bệnh viện lớn. Đặc biệt các thuốc kháng sinh
luôn chiếm tỉ lệ cao trong các DMT bệnh viện (khoảng 56 – 58%). Nguyên
nhân là do việc sử dụng tràn lan, lạm dụng kháng sinh phổ rộng, điều trị bao
vây dẫn đến gia tăng các tác dụng không mong muốn và tình trạng kháng
kháng sinh. Hiện nay, thuốc kháng sinh đang được lựa chọn như một giải
pháp phổ biến. WHO vẫn khuyến cáo thực trạng kê đơn kháng sinh đáng lo
ngại trên toàn cầu, tới mức trung bình 30-60% bệnh nhân được kê thuốc
kháng sinh và tỉ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng. Tại Bệnh viện
Bạch Mai, số thuốc kháng sinh chiếm tỉ lệ 46,25%, nghĩa là theo đánh giá
chuẩn của WHO đã có đến 1/2 số thuốc kháng sinh sử dụng thừa. Số thuốc
được kê không cần thiết này làm tăng chi phí y tế, tăng khả năng xuất hiện tác
dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng sinh[26]. Tại một số cơ sở y tế,
mức độ sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân thậm chí gần như 100%. Tại Bệnh
viện Bạch Mai, khoa tai mũi họng: 100%, răng hàm mặt: 94%, khoa ngoại:
94%, khoa sản: 89%… Tình trạng kết hợp nhiều loại kháng sinh cũng ở mức
rất phổ biến (41,91%) và đã xuất hiện những đơn thuốc kê kết hợp cùng lúc
đến bốn loại kháng sinh. Riêng chi phí dành cho kháng sinh đã lên mức gần
100 tỉ đồng, chiếm khoảng 1/3 ngân sách mua thuốc toàn viện [25].
5

Có thể nói, việc kê đơn, sử dụng thuốc không hợp lý đang còn phổ biến
ở hầu hết các bệnh viện. Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc
sử dụng năm 2008 chiếm 32,7% một phần cho thấy MHBT ở Việt Nam có tỷ
lệ nhiễm các bệnh nhiểm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm
dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến. Các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc
từ các cơ sở y tế ngày càng nhiều, số lượng báo cáo phản ứng có hại của
thuốc (ADR) năm 2013 là 8016, năm 2014 là 8513 đến năm 2015 là 9266
[28].
Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing
không lành mạnh dẫn đến trong DMT của các bệnh viện thường có quá nhiều
tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là các thuốc kháng sinh,
thuốc bổ (bổ gan, vitamin..), thuốc tăng cường sức đề kháng… Điều này
khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng kháng sinh ( nhất là cephalosporin
thế hệ 3) và lạm dụng thuốc bổ, kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn đến
nhiều tương tác khi điều trị. Từ đó gây khó khăn cho người mua thuốc, cấp
phát thuốc và cho người giám sát sử dụng thuốc. Mặt khác, việc truy cập trực
tuyến thông tin thuốc trong phạm vi toàn cầu ở Việt Nam còn hạn chế dẫn đến
khó khăn cho việc cập nhật thông tin thuốc. Hoạt động quảng các cho thuốc
sản xuất trong nước còn chưa thực sự phổ biến dẫn đến hạn chế cho việc lựa
chọn thuốc nội vào DMT bệnh viện. Việc giá thuốc tại thị trường Việt Nam
có nhiều biến động trong thời gian gần đây cũng ảnh hưởng đến việc duy trì
danh mục thuốc bệnh viện. Giá của một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp
hơn nhiều so với mặt bằng giá chung trên thị trường nên một số đơn vị trúng
thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng. Vì vậy, để đáp
ứng nhu cầu điều trị bệnh viện lại phải bổ sung thuốc khác vào DMT bệnh
viện. Ngược lại, do DMT có quá nhiều chủng loại nên việc thuốc trúng thầu
có được sử dụng hay không còn tuỳ vào lòng hảo tâm… của các bác sĩ kê
đơn. Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn –
6

Hà Nội tỷ lệ thuốc nội tăng trong 3 năm, tỷ lệ thuốc nội năm 2006 là 28,5%,
năm 2007 là 31,9%, đến năm 2008 đã là 33,4%[19]…
Việc xây dựng DMT trong bệnh viện còn chưa chú trọng nhiều đến
nguyên tắc “ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong
nước đạt chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành sản
xuất thuốc tốt (GMP)”. Việc sử dụng thuốc nhập ngoại, thuốc biệt dược vẫn
chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là những loại thuốc của một số Công ty Dược phẩm
phân phối độc quyền được sử dụng nhiều dẫn đến tình trạng hiện nay sử dụng
thuốc ở các bệnh viện lớn thường vượt quá khả năng kinh tế của người bệnh
và khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế. Về cơ cấu sử dụng thuốc trong
bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý thì năm 2010 tỷ lệ tiền thuốc kháng
sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng vẫn chiếm tới 37,07% tuy có giảm nhẹ
so với năm 2009 là (38.4%)[4]. Theo một số nghiên cứu năm 2009 tại 36
bệnh viện ở các tuyến trung ương, tỉnh, huyện trên cả nước, nhóm thuốc
kháng khuẩn có tỷ trong lớn nhất tại các tuyến bệnh viện với tỷ lệ trung bình
là 32.5%, cao nhất tại tuyến huyện với 43.1%, thấp nhất tại tuyến tỉnh với
25.7%. Kết quả này phù hợp với MHBT của Việt Nam về tỷ lệ các bệnh
nhiễm trùng. Tuy nhiên kết quả phân tích của nghiên cứu cũng chothấy sử bất
hợp lý trong cách lựa chọn và sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện: 21 thuốc
kháng sinh nhóm A của bệnh viện đa khoa Bắc Kạn chiếm 59.6% về giá trị sử
dụng trong nhóm A. Điều này dễ dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong
điều trị tại bệnh viện nếu không có giám sát chăt chẽ và xây dựng các phác đồ
điều trị trong bệnh viện[15].
Đánh giá hoạt động Hội đồng thuốc và Điều trị trong xây dựng và thực hiện
danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy các bệnh viện tuyến
huyện: Thuốc tiêu thụ nhiều nhất chiếm 70% giá trị sử dụng vẫn có nhiều
thuốc không thực sự cần thiết (N): như vitamin, thuốc có tính chất điều trị hỗ
7

trợ, đặc biệt vitamin trong nhóm A của bệnh viện tuyến huyện là 9,1% đến
11%
Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại nằm trong khoảng 48,5% đến 55,5% khoản
mục và từ 39,3% đến 53,2% giá trị sử dụng;
Cơ cấu thuốc generic từ 35,5% đến 47,8% khoản mục và từ 17,8% đến 21,8%
giá trị sử dụng;
Giá trị sử dụng thuốc tiêm tại tuyến huyện từ 41,1% đến 52,2 %;
Giá trị sử dụng thuốc dạng uống 41,1% đến 51,2%,
Nhóm thuốc kháng khuẩn tại bệnh viện tuyến huyện là 43,1%[18] Kinh phí sử dụng thuốc trong bệnh viện thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng ngân sách của bệnh viện có thể chiếm 40-60% đối với các nước đang
phát triển và 15-20% đối với các nước phát triển. Tuy nhiên tại Việt Nam con
số này còn cao hơn nhiều. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh
năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh – BộY tế, tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng trong bệnh viện là 58.7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong
bệnh viện[4].
1.1.2 Thực trạng về kinh phí sử dụng thuốc tại một số bệnh viện
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội thì nhu cầu
thuốc cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày một tăng. Tiền thuốc
trong năm 2014 bình quân mỗi người VN sử dụng 34,48 USD tiền thuốc
phòng và chữa bệnh người/năm, tăng 10,6% so với năm 2013. Do nhu cầu về
thuốc tăng mạnh trong những năm gần đây nên thị trường thuốc ngày càng
thêm sôi động. Chi phí cho thuốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi y tế. Theo
niên giám thống kê ngành y tế năm 2014, tiền thuốc sử dụng của Việt Nam đã
8

đạt hơn 3.120 triệu USD trong năm 2014, Cũng trong năm 2014, kim ngạch
nhập khẩu thuốc đã vượt 140 triệu USD, Kinh phí chi cho thuốc bình quân
đầu người năm 2014 đạt 34,48 USD tăng 10,6% so với năm 2013.
Nguồn tài chính để mua thuốc chủ yếu từ hộ gia đình, chiếm 72% tổng
chi phí mua thuốc, trong đó chi phí mua thuốc tự điều trị chiếm 58% còn chi
phí mua thuốc khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế chỉ chiếm 14%.BHYT
cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp tài chính để mua thuốc. Nguồn kinh
phí từ ngân sách nhà nước để mua thuốc chủ yếu phục vụ các chương trình
mục tiêu quốc gia. Hiện nay, đối với một số bệnh, nhà nước cấp thuốc miễn
phí cho các bệnh nhân, ví dụ bệnh lao, HIV/AIDS, tâm thần phân liệt, động
kinh[10].
Vai trò của HĐT&ĐT sẽ được phát huy tốt nhất khi chức năng tư vấn
trong việc lựa chọn thuốc, quy định về kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc. Đặc
biệt là không vượt quá kinh phí điều trị và không bị lạm dụng thuốc, hạn chế
các thuốc không thực sự cần thiết như: vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị [18].
Tại bệnh viện nhân dân 115 đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sử
dụng phân tích ABC/VEN trong việc lựa chọn hoạt chất đưa vào Danh mục
thuốc đã loại khỏi danh mục 167 hoạt chất (chủ yếu là thuốc không thiết yếu);
Can thiệp lên việc kê đơn với việc thiết lập quy trình kê đơn điện tử từ lúc
tiếp nhận người bệnh đã cải thiện rõ rệt: Hạn chế sai sót kê đơn (sai sót thông
tin bệnh nhân giảm 64,4%), sai sót chỉ định và thuốc (ghi thiếu chẩn đoán
ICD giảm 99,6%), sai sót cách ghi tên thuốc giảm 40,4% và không còn sau
can thiệp)[22].
Tại Bệnh viện nhi Thanh Hóa: Chủng loại thuốc nội và thuốc ngoại
được mua tại bệnh viện là gần như nhau, nhưng giá trị tiền thuốc nội và thuốc
ngoại chênh lệch nhau rất nhiều, thuốc nội chiếm 24,0% thuốc ngoại 76,0%
9

trong tổng kinh phí mua thuốc. Ý kiến đề xuất trong một số nghiên cứu tại
bệnh viện: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho thầy thuốc và
nhân viên y tế; giám sát việc thực hiện quy chế kê đơn, giám sát chặt chẽ việc
sử dụng kháng sinh hợp lý; tăng cường dược sỹ xuống khoa lâm sàng để kiểm
tra duyệt thuốc trên bệnh án tại các khoa lâm sàng[14].
1.1.3 Thực trạng về phân tích danh mục thuốc

Việc phân tích ABC/VEN đã được đưa vào thông tư số 21/2013/TT-
BYT ban hành ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương pháp
phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốclà bước đầu trong qui trình xây
DMTBV. Tiến sĩ Vũ Thị Thu Hương sử dụng phương pháp ABC là một trong
các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐT&ĐT trong xây dựng và thực hiện
DMT tại một số bệnh viện đa khoa và nhận thấy các bệnh viện đã mua sắm
tương đối tập trung vào các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị(sử
dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11.2%-13.1% số khoản mục thuốc). Đây
là các thuốc có giá trị và số lượng sử dụng lớn trong bệnh viện. Chính vì thế
cầnưu tiên trong mua sắm đồng thời quản lý chặt chẽ các thuốc thuộc nhóm A
này[18].

Ở Việt Nam hiện đang mở rộng việc áp dụng phân tích ABC/VEN ở
các bệnh viện. Thạc sỹ Hà Quang Đang đã phân tích ABC/VEN tại bệnh viện
87 cục hậu cần. So với năm 2007 thì năm 2008 tỷ lệ số lượng thuốc tiêu thụ
và giá trị tiêu thụ các thuốc thuộc DMT- VE đã tăng lên, thuốc không thuộc
DMT-VN tuy đã giảm về số lượng mặt hàng và tỷ lệ số lượng tiêu thụ không
thay đổi nhưng giá tỷ lệ giá trị tiêu thụ thuốc lại giảm đi rất nhiều trong cơ
cấu các thuốc thuộc nhóm A cũng như trong cơ cấu thuốc sử dụng trong năm,
điều này cho thấy sự giảm về số lượng mặt hàng và ưu tiên lựa chọn các
thuốc không thuộc DMT- VN với giá thấp hơn so với năm 2007[12].
10

Tiến sĩ Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí
để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp cải thiện chất lượng DMT tại Bệnh
viện nhân dân 115, ban đầu phân tích ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng
các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào năm 2008. Theo số lượng thuốc,
nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV,CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm (vì sử
dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị) đã thay đổi từ 14,8% trước can
thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp. Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ
quan trọng ít hơn nhóm I nhưng cũng là nhóm thuốc cần giám sát kỹ vì sử
dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều trị. Từ tỷ lệ 57,3% trước
can thiệp giảm xuống còn 41,6%, 71 hoạt chất đã được HĐT&ĐT loại khỏi
DMT sau can thiệp. Nhóm III (CN) ít quan trọng nhưng chiếm tỷ lệ 27,9%
theo số lượng, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 hoạt chất được loại khỏi DMT
[22].
1.1.4 Thực trạng về giám sát danh mục thuốc sử dụng

Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing
không lành mạnh dẫn đến trong DMT của bệnh viện có nhiều tên thuốc khác
nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là kháng sinh, nhiều loại thuốc bổ trợ
điều trị.v.v..điều này khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng kháng sinh,
thuốc hỗ trợ kê quá nhiều cho người bệnh, dẫn đến nhiều tương tác khi điều
trị. Từ đó gây khó khăn cho người mua thuốc, cấp phát và giám sát sử dụng
thuốc. Hoạt động quảng cáo thuốc sản xuất trong nước chưa thực sự phổ biến
dẫn đến hạn chế lựa chọn thuốc nội vào DMT bệnh viên.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 01/TTLT-BYT-BTC
hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, có nhiều cơ hội cho thuốc
sản xuất trong nước trúng thầu. Từ khi đấu thầu mua thuốc theo thông tưnày,
giá thuốc tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian gầnđây
11

cũng ảnh hưởng đến việc duy trì danh mục thuốc bệnh viện, giá của một số
thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thị
trường nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu
phạt hợp đồng. Theo tính toán của Bộ Y tế, kết quả đấu thầu thuốc năm 2013
đã giảm hàng trăm tỷ đồng. Chẳng hạn Sở Y tế Quảng Ngãi giảm khoảng 28
tỷ đồng (24%), Sở Y tế Quảng Ninh giảm khoảng 40 tỷ đồng (xấp xỉ 20%),
Sở Y tế Hà Tĩnh tiết kiểm khoảng 32 tỷ đồng (25%).

Việc xây dựng DMT trong bệnh viện chưa chú trọng đến nguyên tắc
“ưu tiên thuốc sản xuất trong nước đạt chất lượng, ưu tiên chọn thuốc
genergic, thuốc của những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP”. Việc sử dụng
thuốc ngoại nhập, biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là những loại thuốc
của Công ty Dược phẩm phân phối độc quyền nhất là ở các bệnh viện lớn dẫn
đến vượt quá khả năng chi trả của người bệnh và quỹ BHYT. Theo thống kê
của Cục quản lý Dược Việt Nam cho biết tính đến hết năm 2014, tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên tới hơn 3.120 triệu USD tăng gần
12,4% so với năm 2013. Điều này có nghĩa tiền thuốc đã tăng mạnh qua từng
năm và phản ánh hai khía cạch, một là số lượng bệnh tăng lên, sử dụng thuốc
nhiều hơn và hai là giá thuốc đã tăng cao kéo theo chi phí bỏ ra cũng tăng
theo. Năm 2014, quỹ BHYT bị thâm hụt 41.460 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cơ cấu
DMT Bệnh viện và sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng
thuốc sản xuất trong nước còn chiếm tỷ lệ thấp đặc biệt là bệnh viện tuyến
trung ương, sử dụng các thuốc nhóm VE còn chiếm tỷ lệ cao cần phải xem xét
loại bỏ bớt nhằm tiết giảm chi phí thuốc trong điều trị. Đây vẫn còn là vấn đề
nan giải cần có những chấn chỉnh không chỉ từ phía các bệnh viện mà cần có
sử vào cuộc của toàn ngành Y tế.
12

Trước bất cập nêu trên của các bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này với mong muốn có được đánh giá chính xác nhất về cơ cấu DMT sử
dụng tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện miền núi điều kiện kinh tế còn khó
khăn.
1.2 Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện
1.2.1 Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu
thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách, phân tích ABC có thể:
– Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí
thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử dụng
để:
+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn.
+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
+ Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
– Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của
cộng đồng và từ đó phát hiện việc sử dụng thuốc chưa hợp lý, bằng cách so
sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
– Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết
yếu của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ cho một chu kỳ trên 1
năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thểứng dụng cho một đợt đấu
thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là thuốc trong nhóm A
cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có
trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều
13

trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn. Trong một số trường
hợp, phân tích ABC cần phải được sử dụng cả những số liệu về giá thành, các
biệt dược và các chi phí điều trị khác như tiền bơm tiêm..v..v..Phân tích ABC
cũng có thể được sử dụng để đánh giá một phác đồ điều trị khi tất cả các
thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương.
Tóm tắt các bước phân tích ABC:
+ Liệt kê các sản phẩm thuốc.
+ Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm thuốc:
. Đơn giá của sản phẩm(sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản
phẩm có giá thay đổi theo thời gian)
. Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện
+ Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.
Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm.
+ Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản
phẩm chia cho tổng số tiền.
+ Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giảm dần
+ Tính giá trị phần trăm tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu
với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
+ Phân hạng sản phẩm như sau:
. Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền
. Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền
. Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền

14

+ Thông thường sản phẩm hạng A chiếm 10-20% tổng sản phẩm, hạng B
chiếm 10-20% và còn lại là hạng C chiếm 60-80% [6].
1.2.2 Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị
Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị giúp:
+ Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất
+ Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng
thuốc bất hợp lý
+ Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ
không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất
huyết.
+ Hội đồng thuốc và Điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao
nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay
thế.
Các bước phân tích nhóm điều trị cũng giống như phân tích ABC, một số ít
nhóm điều trị có chi phí cao chiếm phần lớn chi phí. Có thể tiến hành các
bước phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm có chi phíđiều trị cao để xác định
những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí thấp, hiệu quả
cao. Chính vì vậy, có thể nói rằng việc lựa chọn xây dựng DMT là một bước
then chốt và có vai trò quan trọng tiên quyết, ảnh hưởng tới hiệu quả của việc
cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và sử dụng thuốc hợp lý an toàn
nói riêng.
1.2.3 Phân tích VEN ( phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu )

15

Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như
mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn
những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc được
phân chia tuỳ theo tác dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu và không
thiết yếu. Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị
và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm
điều trị chỉ có thể so sánh những thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị.Theo
thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng
thuốc và Điều trị trong bệnh viện, Bộ Y tế đã đưa ra cách phân chia thuốc
theo 3 hạng mục V, E, N như sau:
 Thuốc V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.
 Thuốc E (Essential durgs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh
tật của bệnh viện.
 Thuốc N (Non-Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc [6].
1.3 Vài nét về Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An
Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp là bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y
tế Nghệ An với quy mô 100 giường bệnh, gồm có 04 phòng chức năng, 04
khoa lâm sàng, 03 khoa cận lâm sàng.106 cán bộ nhân viên. Bệnh viện là cơ
sở chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong địa bàn huyện và các địa phương
lân cận, bệnh viện có nhiệm vụ chính như sau:

16

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ
– Cấp cứu – khám chữa bệnh
– Phòng bệnh
– Đào tạo cán bộ y tế
– Nghiên cứu khoa học về y học
– Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
– Quản lý kinh tế trong bệnh viện
Sơ đồ mô hình tổ chức Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Hợp
GIÁM ĐỐC
Các tổ chức
đoàn thể

Hội đồng tư vấn
Khoa học kỹ thuật

Các khoa lâm
sàng
Phòng chức
năng
Khoa khám
bệnh chuyên
Khoa Xét
nghiệm
Phòng HCQT- tổ
chức cán bộ
Khoa Nội –
Lây
Khoa dược
Các khoa cận
Lâm sàng
Phòng KHTH-
VTYT
Phòng điều
dưỡng
Khoa ngoại –
Sản
Phòng tài chính
kế toán
Khoa chống
nhiễm khuẩn
Khoa Hồi sức
cấp cứu – Nhi

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *