BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Ngô Ngọc Cương
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Ngọc Phương Thảo
MSSV: 1311142066
Lớp: 13DQN09
TP. Hồ Chí Minh, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin can đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Khóa luận này đã được
cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
TP.HCM, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Phương Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Công
Nghệ TP.HCM những người đã trang bị cho em kiến thức trong thời gian em tham gia
học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Ngô Ngọc Cương, người đã bổ sung cho tôi
nhiều kiến thức quý báu và hướng dẫn khoa học Khóa luận tốt nghiệp, tận tình hướng
dẫn, định hướng giúp em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp, người thân và các bạn
học lớp Quản trị ngoại thương – 13DQN09 đã hỗ trợ, góp ý chân thành cũng như động
viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô trường
Hutech; Thạc sĩ Ngô Ngọc Cương; Ban lãnh đạo cùng các anh chị đồng nghiệp Công
ty TNHH Tiếp Vận Quốc tế T&C và các bạn học lớp 13DQN09.
TP.HCM, ngày 10 tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Phương Thảo
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
TP.HCM, ngày tháng năm 2017
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Ngô Ngọc Cương
iv
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
……….. 4
1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu nấm của VN ………………………………………….. 4
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về nấm ………………………………………………………………. 4
1.1.2 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu nấm của VN ……………………………….. 5
1.2 Khái quát về thị trường nấm EU ……………………………………………………………….. 7
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu nấm
…………………………………. 9
1.3.1 Các yếu tố chủ quan ……………………………………………………………………… 9
1.3.2 Các yếu tố khách quan …………………………………………………………………. 13
1.4 Sự cần thiết nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị
trường EU …………………………………………………………………………………………………….. 14
1.4.1 Về kinh tế …………………………………………………………………………………… 14
1.4.2 Về xã hội …………………………………………………………………………………… 16
1.4.3 Về củng cố ngoại giao giữa VN – EU
…………………………………………….. 17
1.5 Kinh nghiệm của Trung quốc khi xuất khẩu nấm sang thị trường EU và bài
học cho VN ……………………………………………………………………………………………………. 18
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển ngành nấm của Trung Quốc
………………………… 18
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho VN khi xuất khẩu nấm sang thị trường EU … 20
Tóm tắt Chương 1 …………………………………………………………………………………………. 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 ………………………………………………………… 22
2.1 Tình hình sản xuất nấm của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 …………………….. 22
2.2 Tình hình xuất khẩu nấm sang thị trường EU giai đoạn 2010 – 2016 ………… 23
2.2.1 Khối lượng xuất khẩu
……………………………………………………………………. 23
2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu ……………………………………………………………………. 25
2.2.3 Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu ……………………………………………………. 27
2.2.4 Giá xuất khẩu ……………………………………………………………………………… 28
v
2.2.5 Kênh phân phối …………………………………………………………………………….. 30
2.2.6 Hoạt động xúc tiến ……………………………………………………………………….. 30
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị
trường EU …………………………………………………………………………………………………….. 33
2.3.1 Các yếu tố chủ quan ………………………………………………………………………. 33
2.3.2 Các yếu tố khách quan …………………………………………………………………… 42
2.4 Đánh giá thực trạng …………………………………………………………………………………. 46
2.4.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân ……………………………………………………. 46
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ………………………………………………………………… 47
Tóm tắt Chương 2 …………………………………………………………………………………………. 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2017 – 2020
………………………………………. 53
3.1 Một số dự báo về triển vọng xuất khẩu nấm của VN sang EU
……………………. 53
3.1.1 Cơ hội ………………………………………………………………………………………….. 53
3.1.2 Thách thức
……………………………………………………………………………………. 54
3.2 Định hướng của Chính phủ và mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm
của VN sang thị trường EU giai đoạn 2017 – 2020 ………………………………………….. 55
3.2.1 Định hướng của Chính phủ …………………………………………………………….. 55
3.2.2 Mục tiêu phát triển ………………………………………………………………………… 55
3.3 Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nấm VN sang thị trường EU
giai đoạn 2017 -2020
………………………………………………………………………………………. 56
3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nấm VN
………………….. 56
3.3.2 Giải pháp về tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, quy hoạch vùng nguyên
liệu chất lượng cao ………………………………………………………………………………………….. 62
3.3.3 Giải pháp đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU 64
3.3.4 Nhóm giải pháp tăng cường mối liên kết giữa “bốn nhà” ……………………. 68
Tóm tắt Chương 3 …………………………………………………………………………………………. 75
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………. 77
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng Việt)
——–——-
STT
Từ viết tắt
Nội dung
1
Bộ NN & PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2
DN
Doanh nghiệp
3
KHKT
Khoa học Kỹ thuật
4
SX
Sản xuất
5
TDXK
Tín dụng xuất khẩu
6
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
7
VN
Việt Nam
8
VND
Việt Nam đồng
9
XK
Xuất khẩu
10
XNK
Xuất nhập khẩu
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng nước ngoài)
————–————–
STT
Từ viết tắt
Nội dung
Nghĩa
1
Brexit
Bristish Exit
Sự kiện Anh rời khỏi Liên
minh châu Âu
2
EU
European Union
Liên minh châu Âu
3
GDP
Gross Domestic
Product
Tổng sản phẩm quốc nội
4
GlobalGAP
Global Good
Agricultural
Practices
Thực hành nông nghiệp tốt
toàn cầu
5
HACCP
Hazard analysis and
Critical Control Point
Hệ thống phân tích mối nguy
và kiểm soát điểm tới hạn
6
ISO
International
Organization
for Standardization
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn
hóa
7
MRL
Maximum Residue
Limit
Dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật tối đa
8
UN Comtrade
The United Nations
Commercial Trade
Cơ sở thống kê dữ liệu
thương mại tiêu dùng của
Liên Hợp Quốc
9
USD
United States Dollar
Đô la Mỹ
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
————-
Bảng biểu
Tên
Trang
Biểu đồ 1.1
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nấm của VN giai
đoạn 2010 – 2016
6
Biểu đồ 1.2
Một số thị trường tiêu thụ nấm chính của VN năm 2015
7
Bảng 1.1
Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu nấm của EU giai
đoạn 2010 – 2016
8
Biểu đồ 1.3
Cơ cấu các nước xuất khẩu nấm sang EU năm 2016
9
Biểu đồ 1.4
Cơ cấu sản lượng nấm sản xuất của các nước trên thế
giới năm 2016
18
Biểu đồ 2.1
Sản lượng nấm xuất khẩu của VN sang EU và toàn thế
giới giai đoạn 2010 – 2016
23
Biểu đồ 2.2
Kim ngạch xuất khẩu nấm sang EU so với tổng
kim ngạch xuất khẩu nấm của VN trong giai đoạn
2010 – 2016
25
Biểu đồ 2.3
Giá nấm trung bình của các quốc gia xuất khẩu nấm
sang EU giai đoạn 2010 – 2016
28
Bảng 2.1
Biểu thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nấm các loại của
VN vào thị trường EU phân theo mã HS
42
Biểu đồ 3.1
Mô hình liên kết “bốn nhà”
70
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở lựa chọn đề tài
Nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nghề trồng nấm và sự bùng nổ
thông tin, nghề trồng nấm đã và đang phát triển trên toàn thế giới nói chung và ở
VN nói riêng. Trên thế giới, nấm được coi là ngành sản xuất thứ ba trong sản xuất
nông nghiệp bên cạnh ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tại VN hơn 10 năm gần đây,
trồng nấm đã là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Thống kê sản lượng nấm sản xuất ở nước ta cho thấy tốc độ phát triển của ngành
nấm tăng nhanh. Năm 2016 đã đạt khoảng 250 nghìn tấn, gấp khoảng 10 lần năm 2006;
xuất khẩu 22,5 nghìn tấn, thu về khoảng 37 triệu USD. Nấm đã và đang là cây trồng
được ưu tiên nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nấm phục vụ xuất
khẩu. Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như rơm rạ, mùn cưa, bông phế loại ở các nhà
máy dệt, bã mía ở nhà máy đường… Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản
xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động. Thị trường tiêu thụ nấm
trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Hiệu quả kinh tế và xã hội của việc
trồng nấm ăn và nấm dược liệu là thấy rõ, đặc biệt với nhiều vùng nông nghiệp và nông
thôn đang cần nâng cao thu nhập trên một diện tích đất canh tác. Có thể nói sản xuất và
xuất khẩu nấm là một ngành rất tiềm năng của VN.
Nói đến nấm thì không thể không nhắc tới thị trường tiêu thụ mặt hàng này lớn
thứ 2 thế giới là Liên minh châu Âu (EU), chiếm 31% tổng lượng nấm sản xuất trên
thế giới, chỉ sau Trung Quốc (theo số liệu thống kê năm 2015 của Tổ chức Nông
Lương Liên hiệp quốc). Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ, có lợi
cho sức khỏe đang ngày một lớn mạnh trong cộng đồng người tiêu dùng châu Âu
khiến cho việc tiêu dùng các sản phẩm “sạch” và giàu dinh dưỡng như nấm cũng không
ngừng tăng lên. Từ trước tới nay, EU cũng là thị trường xuất khẩu nông sản chính của
VN. Chính vì thế, đây được xem là thị trường tiềm năng của sản phẩm nấm xuất
khẩu VN.
VN đứng vị trí thứ 3 trong thị trường nhập khẩu nấm của EU. Mặc dù vậy, xuất
khẩu nấm sang thị trường EU còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc phải
tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, sự cạnh tranh khốc
2
liệt trên thị trường này, cùng cách nuôi trồng chế biến nấm theo lối truyền thống, ít áp
dụng phổ biến thành tựu khoa học công nghệ và do đó hạn chế chất lượng và tính
cạnh tranh của các sản phẩm nấm… Những thách thức đó đang đòi hỏi sự hợp tác
đồng bộ giữa Chính phủ, các bộ – ban – ngành có liên quan, các doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu nấm và người nông dân trồng nấm bên cạnh việc hoạch định chiến
lược phát triển rõ ràng để giúp sản phẩm nấm của nước nhà tiếp tục củng cố vị trí và
tăng trưởng trên thị trường khó tính này. Trước tình hình đó, tác giả đã quyết định
chọn đề tài: “ Phân tích hoạt động xuất khẩu nấm Việt Nam sang thị trường EU”,
nhằm tìm ra các giải pháp phát huy những điểm mạnh, hạn chế và khắc phục những
điểm yếu trong việc xuất khẩu sản phẩm nấm của VN sang thị trường EU.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sản xuất nấm và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu nấm của VN từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
nấm của VN sang thị trường EU, giai đoạn 2017 – 2020.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu nấm củaVN sang thị trường EU.
Thời gian: hoạt động xuất khẩu nấm của VN sang thị trường EU trong giai đoạn
2010 – 2016 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nấm của VN sang thị trường EU cho
giai đoạn 2017 – 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tại bàn sử dụng số liệu thứ cấp từ các trang thống kê trực tuyến của
Liên hiệp quốc và Hội đồng châu Âu, sách báo, tạp chí chuyên ngành.
Sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, thống kê…
các văn bản, sách báo, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
5. Kết cấu tổng quát
Khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và sự cần thiết nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
nấm của Việt Nam sang thị trường EU
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2010 – 2016
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nấm của Việt Nam sang thị
trường EU giai đoạn 2017 – 2020
3
Trong quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện khóa luận với đề tài này,
tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ vô cùng quý báu. Tác giả xin chân
thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã tận tình giảng
dạy trong suốt thời gian học tập tại trường . Đặc biệt, tác giả xin gửi lời tri ân đến
Thạc sĩ Ngô Ngọc Cương, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả xác
định hướng nghiên cứu thích hợp cho đề tài cũng như trong suốt cả quá trình thực
hiện khóa luận.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như năng lực chuyên môn nên khóa
luận không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, chỉ bảo của Quý Thầy, Cô và người đọc để khóa luận được hoàn chỉnh
hơn.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU NẤM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu nấm của VN
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về nấm
Thời tiền sử, con người đã biết hái lượm nấm và việc trồng nấm ăn cũng đã
được tiến hành từ lâu. Nấm ăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng
làm thực phẩm. Trong giới sinh vật có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ có hơn 100 loài
có thể ăn hoặc dùng làm thuốc. Nấm có rất nhiều loại, thông dụng nhất là nấm sò,
nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm trân châu, nấm vân chi, nấm
ngân nhĩ, nấm đầu khỉ, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ, nấm trư linh… Nấm là nguồn thực
phẩm và dược liệu quen thuộc. Nấm được các y thư cổ đánh giá là thứ “ăn được, bồi
bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá”.
Về giá trị dinh dưỡng, hầu hết những loài nấm được nuôi trồng và sử dụng rộng
rãi hiện nay được xem là “rau sạch, thịt sạch” bởi ngoài đặc điểm ăn ngon, còn chứa
nhiều chất đạm, đường và nhất là các nguyên tố khoáng và vitamin. Nấm chứa một
hàm lượng đạm thấp hơn thịt, cá, nhưng lại cao hơn bất kỳ một loại rau quả nào khác
Đặc biệt, có sự hiện diện của gần như đủ các loại axit amin, trong đó có 9 loại axit
amin cần thiết cho con người. Do đó, xét về chất lượng thì đạm ở nấm không thua gì
đạm ở động vật. Nấm chứa rất nhiều loại vitamin như B, C, K, A, D, E… Tương tự,
hầu hết các loại rau, nấm là nguồn khoáng rất lớn. Như vậy, ngoài việc cung cấp đạm
và đường, nấm còn góp phần bồi bổ cơ thể nhờ vào sự dồi dào về khoáng và vitamin.
Về giá trị dược liệu, nấm không chỉ ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà còn
được dùng làm nguồn dược liệu quý. Các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng
miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ
đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm
nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… Một số loài nấm như linh chi còn có
tác dụng chữa bệnh viêm gan, ruột, cao huyết áp, thậm chí còn giảm đau và chữa khỏi
cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu. Ngoài ra, nấm còn chứa ít muối natri, rất tốt
cho cho những người bệnh thận và suy tim có biến chứng phù. Ở Trung Quốc và các
nước phương Đông, người ta còn dùng nấm để điều trị nhiều bệnh như rối loạn tiêu
hóa, rối loạn tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, bổ xương, chống viêm nhiễm…
(Bộ NN & PTNT, 2009).
5
Hiện nay trên thế giới, nấm được trồng trên 65 quốc gia. Các nước sản xuất
nấm hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Ba Lan. Nhìn chung trong
20 năm trở lại đây, nghề trồng nấm ngày càng phát triển mạnh và rộng khắp. Nhiều
nhà khoa học cho rằng, nấm sẽ là một trong những thực phẩm rất quan trọng và
thông dụng của con người trong tương lai.
1.1.2 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu nấm của VN
Không chỉ trên thế giới, tại VN hơn 10 năm gần đây, trồng nấm đã là một
nghề mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Thống kê sản lượng
nấm sản xuất ở nước ta cho thấy tốc độ phát triển của ngành nấm tăng nhanh. Năm
2016 đã đạt khoảng 250 nghìn tấn, gấp khoảng 10 lần năm 2006; xuất khẩu 22,5
nghìn tấn, thu về khoảng 37 triệu USD. Nấm đã và đang là cây trồng được ưu tiên
nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ NN & PTNT,
mức sản xuất nấm mục tiêu lên đến 1 triệu tấn vào năm 2020. Xu hướng chung của sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu nấm của VN là giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 và
tăng trở lại trong giai đoạn 2013 – 2016 (biểu đồ 1.1). Giai đoạn 2010 – 2012 sản
lượng nấm xuất khẩu của VN ra thế giới giảm liên tục với tốc độ bình quân
17,5%/năm, từ 15,9 nghìn tấn năm 2010 xuống đáy 11,7 nghìn tấn vào năm 2012.
Căn nguyên chủ yếu xuất phát từ sự suy giảm nhập khẩu nấm từ các thị trường nhập
khẩu nấm chủ lực của VN là Hoa Kỳ, khu vực EU, Nhật Bản. Vừa thoát khỏi cuộc
khủng hoảng tài chính, kinh tế 2008 – 2009 và còn chưa kịp hồi phục trong năm
2010, kinh tế thế giới lại trải qua một năm 2011 đầy sóng gió với một loạt thách
thức như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu,
sức phục hồi “èo uột” của kinh tế Hoa Kỳ, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao, tình hình
bất ổn chính trị… Kinh tế thế giới năm 2012 cũng không mấy khả quan hơn khi trải
qua rất nhiều “nốt trầm” và bị hạ mức dự báo tăng trưởng nhiều lần trong năm (Võ
Hồ Bảo Hạnh, 2013). Do đó, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của VN, trong
đó có nấm, tất yếu chịu ảnh hưởng mạnh từ giai đoạn suy thoái kinh tế và phục hồi
chậm chạp toàn cầu này.
Sang năm 2013, tình hình xuất khẩu nấm của VN bắt đầu có dấu hiệu khả quan
khi sản lượng tăng 3,4% và kim ngạch tăng 10,3% so với 2012. Vào năm 2014, xuất
khẩu đạt 14,3 nghìn tấn và thu về 24,4 triệu USD. Năm 2015, sản lượng tăng vọt
35,6% đạt 19,4 nghìn tấn thu về 34,1 triệu USD so với 2014. Những con số tiếp tục
6
tăng vào năm 2016 khi sản lượng đạt 22,5 nghìn tấn thu về 36,7 triệu USD. Nguyên
nhân xuất phát từ sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới khi các nền kinh tế lớn như
Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU đã áp dụng các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, tài
khóa và có những tác động tích cực lên thương mại toàn cầu. Hơn nữa, tiêu dùng
các mặt hàng rau củ chất lượng cao, tốt cho sức khỏe là xu hướng chung ngày càng
được người dân trên thế giới quan tâm. Sự tăng lên trong sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu nấm của VN dự báo còn tiếp tục trong thời gian tới.
Biểu đồ 1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nấm của VN giai đoạn
2010 – 2016
Đơn vị: nghìn tấn/ triệu USD
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
Hiện nay VN xuất khẩu nấm qua 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
(Cục Trồng trọt, 2016). Tuy nhiên thị trường xuất khẩu chính của VN vẫn là Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản, chiếm trên 71,3% khối lượng và 87,2% giá trị (biểu đồ 1.2). Gần
đây còn nổi lên một số thị trường nấm mới của nước ta như Malaysia, Singapore với
kim ngạch tăng đều qua hàng năm.
15,9
13,1
11,7
12,1
14,3
19,4
22,5
24,7
22,1
21,3
23,5
24,4
34,1
36,7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Sản lượng
Kim ngạch
7
Biểu đồ 1.2. Một số thị trường tiêu thụ nấm chính của VN năm 2015
Đơn vị: %
(Nguồn: Hiệp hội Rau quả VN, Báo cáo thường niên, 2016)
1.2 Khái quát về thị trường nấm EU
Liên minh châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên
minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc châu Âu (tính đến năm
2017) với hơn 508 triệu dân. EU là thị trường lớn cho doanh nghiệp VN tìm đường
chinh phục, đặc biệt là nông sản đặc sản, trong đó có nấm. Theo số liệu thống kê năm
2015 của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, EU là khu vực tiêu thụ nấm cao thứ
hai trên thế giới (chiếm 31% tổng lượng nấm sản xuất trên thế giới) chỉ sau Trung
Quốc. Hàng năm thị trường EU tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn nấm các loại. Mức tiêu
thụ bình quân hơn 3 kg/ người/ năm, cao hơn so với các nước khác và dự báo còn tiếp
tục tăng Trong khi đó, sản xuất nấm của EU chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ
của thị trường. Sự sụt giảm trong sản lượng sản xuất rau quả do thời tiết xấu trong
những năm gần đây của Tây Ban Nha, Đức… đã khiến cho một số nước trong khu
vực chuyển sang nhập khẩu rau củ quả từ các nước sản xuất rau quả nhiệt đới. Ngoài
ra, cũng phải kể tới xu hướng chung của người tiêu dùng châu Âu là ngày càng ưa
chuộng các sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe, trong đó có sản phẩm nấm với giá
trị dinh dưỡng cao và giá cả hợp lý. Do đó, thị trường EU ngày càng tăng cường
49,7
22,8
14,7
1,6
11,2
8
nhập khẩu nấm từ các nước ngoài khối. Nhìn chung, thị trường tiêu thụ nấm ở EU
có rất nhiều tiềm năng.
Bảng 1.1. Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu nấm của EU giai đoạn
2010 – 2016
Đơn vị: nghìn tấn/ triệu USD
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Sản lượng
130,3
88,1
83.1
101,5
106,5
120,7
134,5
Kim ngạch
382,0
382,3
357,3
376,6
378,9
405,8
402,7
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
Có thể thấy cả khối lượng và kim ngạch nấm nhập khẩu vào EU tuy có giảm
trong giai đoạn 2010 – 2012 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu
Âu từ năm 2011 nhưng đã bắt đầu tăng trở lại từ năm 2013 và tăng đều. Năm 2016,
EU nhập khẩu 134,5 nghìn tấn nấm nhưng chỉ đạt 402,7 triệu USD (kim ngạch giảm
0,8% dù sản lượng tăng 11,5% so với năm 2015) do giá trị bảng Anh rớt mạnh sau sự
kiện Brexit (23/6/2016).
Năm 2016, EU chủ yếu nhập khẩu nấm từ Trung Quốc với tỷ trọng rất lớn
(69,9%). Các quốc gia trong khối EU cũng nhập khẩu nấm từ Litva – một nước
trong khối với tỷ trọng 9,5%. VN đứng vị trí thứ 3 trong thị trường nhập khẩu nấm của
EU với tỷ trọng 2,4% Ngoài ra, EU cũng nhập khẩu nấm từ Hàn Quốc, Serbia với
khối lượng không đáng kể.
9
Biểu đồ 1.3. Cơ cấu các nước xuất khẩu nấm sang EU năm 2016
Đơn vị: %
(Nguồn: UN Comtrade, 2017)
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nấm
1.3.1 Các yếu tố chủ quan
1.3.1.1
Về phía nước xuất khẩu
Lợi thế trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm
Trong ngoại thương, sở hữu lợi thế nhất định trong sản xuất một mặt hàng nào
đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với một quốc gia trong việc củng cố và thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó sang các quốc gia khác. Đối với nước đang phát
triển như VN, thì việc khai thác hiệu quả những lợi thế có được trong các ngành
hàng nhằm phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu đóng vai trò quyết định để đảm bảo
giao thương với các nước trên thế giới.
Trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nấm của VN, những điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển có thể kể đến là: lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu; lợi
thế về nguồn lao động nông nghiệp dồi dào; giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất nấm
mang lại cao; sự mở rộng của thị trường nấm trong nướ và trên thế giới.
Chính sách hỗ trợ của nước xuất khẩu
69,9
9,5
2,4
2
1,84
14,36
Trung Quốc
Litva
Việt Nam
Hàn Quốc
Sebria
Khác
10
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tuy Nhà nước không còn can thiệp sâu vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nhưng vẫn có ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của một số ngành, đặc biệt là xuất khẩu nấm Điều đó được thể hiện ở
các chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ vay vốn, thuế XNK, chính sách hỗ trợ chuyển
giao KHKT, thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy xúc tiến
thương mại các DN vừa và nhỏ. Vì vậy, các chính sách này cần hợp lý, phù hợp với
từng địa phương, từng vùng sinh thái nông nghiệp và từng thời kỳ phát triển kinh
tế nhất định, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nấm VN phát huy được những
lợi thế sẵn có của mình. Việc tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước để giúp
DN tiếp cận và xâm nhập thị trường cũng là một vai trò không thể thiếu của Nhà
nước.
1.3.1.2 Về phía người sản xuất nấm xuất khẩu
Là một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị của sản phẩm nấm, người
nông dân sản xuất nấm đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sản lượng cũng như
chất lượng nấm cung ứng ra thị trường, đặc biệt là những thị trường nhập khẩu khó
tính như EU với nhiều tiêu chuẩn và quy định ràng buộc đòi hỏi trình độ và năng
lực sản xuất phải cao mới có thể đáp ứng tốt. Tác động của người nông dân sản xuất
nấm đến hoạt động xuất khẩu nấm sang thị trường EU được phân tích thông qua 3
khía cạnh: quy mô sản xuất, kỹ thuật lai tạo giống và nuôi trồng nấm và cách thức
thu hoạch, bảo quản, chế biến.
Quy mô sản xuất
Trong kinh tế học vi mô, thuật ngữ “lợi thế theo quy mô” được dùng để chỉ lợi
thế về chi phí sản xuất mà DN đạt được thông qua quy mô SX, nếu quy mô SX tăng
lên trong khi chi phí cố định được dàn trải nhiều hơn sẽ khiến chi phí SX trên một đơn
vị sản phẩm giảm dần. Áp dụng vào SX nấm, các hộ SX ở quy mô lớn sẽ giúp giảm
chi phí SX kinh doanh. Còn các hộ SX ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ khó đạt được
lợi nhuận cao do chi phí SX ở mức cao. Quy mô SX quyết định sản lượng nấm SX ra
và đem đi xuất khẩu.
Kỹ thuật lai tạo giống, nuôi trồng nấm
Nếu như quy mô SX tác động chủ yếu đến sản lượng nấm được SX cung ứng
cho thị trường, thì yếu tố về kỹ thuật trong lai tạo và nuôi trồng nấm lại đóng vai trò là
nhân tố quyết định chất lượng của các sản phẩm nấm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của
11
nhiều đối tượng khách hàng và thậm chí, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc lựa
chọn quy mô SX của người nông dân. Phải khẳng định, trồng nấm là nghề đòi hỏi
trình độ kỹ thuật, công nghệ, tay nghề cao bởi nấm là loại cây trồng rất nhạy cảm
với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh… Sản xuất nấm ăn
và nấm dược liệu đòi hỏi phải thực hiện một chuỗi các công nghệ khép kín từ khâu
chọn tạo giống, xử lý nguyên liệu, môi trường nuôi, chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế
biến phòng trừ sâu bệnh. Do đó, nếu người sản xuất không nắm vững quy trình kỹ
thuật, coi việc trồng nấm dễ như trồng rau thì hiệu quả nuôi trồng sẽ thấp.
Quy trình nuôi trồng nấm cơ bản mà người nông dân phải áp dụng được cụ
thể hóa bằng mô hình sau:
(Nguồn: Nguyễn Thị Sáu, 2011)
Trong đó, mỗi công đoạn đều có những quy trình kỹ thuật riêng đòi hỏi
người nông dân phải thực hiện đúng và đầy đủ nhằm đảm bảo SX ra những sản phẩm
nấm chất lượng tốt và ổn định. Cụ thể, tùy từng loại nguyên liệu (ví dụ: gỗ chuyên
dùng, mạt cưa, gòn, bã mía, cùi bắp…) mà kỹ thuật xử lý nguồn cơ chất và biện pháp
chăm bón và chế biến cũng khác nhau. Công đoạn chăm sóc thì yếu tố quan trọng nhất
là độ ẩm, vấn đề vệ sinh môi trường, diệt sâu bệnh. Việc chăm sóc càng đảm bảo tốt
thì năng suất càng cao và tỷ lệ nấm chết non sẽ ít đi. Nếu không nắm bắt tường tận,
người nông dân sẽ dễ dễ dàng gặp thất bại, sản lượng và chất lượng nấm thu được
không như ý.
Cách thức thu hoạch, bảo quản, chế biến
Giá cả hàng nông sản XK phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Chất lượng hàng
nông sản không những phụ thuộc vào khâu nuôi trồng (giống, nguyên liệu tạo cơ chất,
cách chăm sóc…) mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản và chế biến,
cũng là khâu cuối cùng trong quá trình SX nấm. Mỗi một công đoạn thực hiện là một
lần làm thay đổi chất lượng nấm. Chính vì vậy, để nâng cao giá hàng nông sản XK
thì khâu bảo quản và chế biến phải được các DN đặc biệt quan tâm. Trong quá trình
sơ chế, bảo quản nấm luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố làm biến đổi chất lượng
và số lượng gây nên sự thất thoát, ảnh hưởng không ít đến thu nhập của người nông
dân và đồng thời làm giảm chất lượng nấm XK. Sau khi thu hoạch, so với rau củ hay
Chuẩn bị nguyên liệu Chuẩn bị nguồn giống Nuôi cấy Chăm sóc, nuôi ủ
Thu hái
12
trái cây thì thời gian bảo quản nấm ở nhiệt độ thông thường ngắn hơn nhiều, đặc biệt là
khi chất đống hoặc đổ chồng lên nhau trong thùng. Nấm dễ bị mất nước, hóa nâu, thối
nhũn hoặc biến chất (Nguyễn Thị Sáu, 2011). Thêm vào đó, những thói quen sau thu
hoạch của người nông dân trong các khâu thu hái, vận chuyển, bảo quản và sơ chế
cũng có thể gây tổn thất lớn cho sản phẩm nấm. Mức độ hao hụt trong bảo quản phụ
thuộc nhiều yếu tố như chất lượng ban đầu của nông sản, cơ sở vật chất phục vụ cho
việc bảo quản, kỹ thuật và thời gian bảo quản.
Vì vậy, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch có tác động trực tiếp đến chất
lượng nấm trước khi được bán cho các cơ sở thu mua chế biến, qua đó gián tiếp gây
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nấm phục vụ tiêu dùng trong nước và XK. Việc
đảm bảo chất lượng nấm trong khâu nuôi trồng đã khó, công tác duy trì chất lượng đó
trong quá trình bảo quản để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định khắt khe trong XK còn
khó hơn nhiều lần. Tùy từng loại nấm và tùy mục đích sử dụng mà sau khi thu hoạch,
người nông dân áp dụng các biện pháp bảo quản, sơ chế nhằm giảm thiểu thất thoát
cũng như đảm bảo chất lượng nấm được duy trì ổn định cho đến khi được bán cho các
cơ sở thu mua, chế biến. Các cách bảo quản, chế biến nấm phổ biến bao gồm: bảo quản
nấm tươi bằng cách giảm cường độ hô hấp, chống thoát nước và bảo quản ở nhiệt độ
thấp; sấy khô nấm bằng phơi nắng hoặc sấy; muối mặn, muối chua, đóng hộp.
1.3.1.3. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm
Trong bối cảnh kinh tế VN đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, liên kết
DN trong ngành đóng vai trò quan trọng tạo nên sức mạnh chung của mỗi ngành hàng,
mỗi lĩnh vực cũng như xây dựng nên những thương hiệu uy tín cho sản phẩm, ngành
hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. Đồng
thời, liên kết DN là nhân tố không thể thiếu cho sự phát triển bền vững không chỉ của
riêng các DN mà còn của cả quốc gia. Nếu các DN liên kết sẽ tránh được tình trạng
cạnh tranh thiếu lành mạnh trong chính nội bộ ngành Thay đổi đầu tiên chính là sự
kết nối, phát huy thế mạnh của nhau để cùng phát triển, cùng nâng cao khả năng cạnh
tranh, chủ động đẩy mạnh liên kết trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau để cùng
phát triển. Khi có sự đồng lòng thì mới có thể phát huy năng lực nội tại của từng DN,
qua đó, giúp từng DN mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nông dân trong vùng SX
hàng hóa không còn sợ cảnh “thừa hàng, dội chợ”, “được mùa, rớt giá” như thường
xảy ra ở VN.
13
Lợi ích mà DN có được khi chủ động liên kết với các DN khác trong ngành
được cụ thể như sau: giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận; đẩy mạnh và đảm bảo tăng
trưởng bền vững; tăng vị thế trong cạnh tranh; ngăn khả năng bị loại trừ; xây dựng
văn hóa DN phù hợp… (Phan Huy Tâm, Trần Lê Minh Phương, 2010).
Tuy nhiên, nếu DN không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề liên
kết, duy trì tình trạng sản xuất kinh doanh riêng lẻ, chỉ quan tâm đến hình ảnh thương
hiệu riêng của mình và cạnh tranh không lành mạnh với các DN cùng ngành, thì
khả năng DN thất bại trước sự canh tranh gay gắt của các DN khác trên thế giới cũng
như hạn chế trong mở rộng quy mô hoạt động do không đáp ứng nổi các đơn hàng
lớn từ đối tác nước ngoài là rất cao. Trên đà phát triển chung của ngành hiện nay,
các DN xuất khẩu nấm cần nắm bắt rõ vấn đề này vì đây không chỉ ảnh hưởng đến cá
nhân mỗi DN mà còn hạn chế sự phát triển chung của ngành.
1.3.2 Các yếu tố khách quan
Thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng nấm
Nhắc đến hoạt động XNK, không thể không nhắc đến những rào cản thương
mại của quốc gia nhập khẩu như thuế suất thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là loại thuế
mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài
trong quá trình nhập khẩu. Bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa nhập khẩu, nhà
nước tạo áp lực tăng giá bán của hàng hóa nhập khẩu, qua đó, giúp các nhà sản xuất
trong nước có lợi thế trong cạnh tranh về giá với hàng hóa nhập khẩu. Như vậy,
thuế quan chính là hàng rào mang tính chất kinh tế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Nếu thị trường không quá khắt khe và chính sách thuế quan thông thoáng, sẽ là điều
kiện thuận lợi cho sản phẩm nấm xâm nhập thị trường, có được vị thế vững chắc, tạo
đầu ra ổn định, từ đó giúp quá trình sản xuất diễn ra trôi chảy. Ngược lại, những chính
sách mang tính chất bảo hộ, hạn chế sẽ gây ra khó khăn cho hoạt động XK của DN,
làm giảm lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm của thị trường nội địa.
Các rào cản phi thuế quan đối với mặt hàng nấm
Bên cạnh hàng rào thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này vào quốc
gia khác còn có thể phải đối mặt với các hàng rào phi thuế quan. Hàng rào phi thuế
quan được hiểu là các cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu
nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan có 2 nhóm chính
là: hàng rào hành chính và rào cản kỹ thuật.
14
Với mặt hàng nấm, do nấm là thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người dùng nên các biện pháp kỹ thuật càng khắt khe hơn. Quy định về chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm, quy định về môi trường, nhãn mác, bao bì là những rào cản
kỹ thuật. Trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối
với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ
cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài
vào thị trường nước nhập khẩu. Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết
và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường,
an ninh… Cái khó của DN xuất khẩu nấm là làm sao đáp ứng hết tất cả các tiêu chuẩn
kỹ thuật mà nước nhập khẩu đặt ra, từ đó xâm nhập thị trường, tạo chỗ đứng cho sản
phẩm của mình.
Xu hướng tiêu dùng
Một kỹ năng cần thiết đối với các DN xuất khẩu là cần hiểu rõ các yếu tố ảnh
hưởng tới xu hướng thị trường tại nước nhập khẩu Đây là nhân tố quan trọng quyết
định sự thành bại của DN trên thị trường quốc tế. Ngành xuất khẩu nấm có liên
quan chặt chẽ tới lòng tin của người tiêu dùng, đặc biệt về chất lượng sản phẩm.
Nhà xuất khẩu VN có thể tập trung khai thác xu hướng này nhằm sản xuất và cung
cấp các mặt hàng có mức giá rẻ. DN cần tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường kĩ
càng, nắm bắt thị hiếu và xu hướng tiêu dùng sản phẩm nấm để có chiến lược xây
dựng và tiếp thị sản phẩm phù hợp.
Cạnh tranh về cung cấp sản phẩm nấm trên thị trường nước nhập khẩu
Sự cạnh tranh ở thị trường quốc tế khốc liệt hơn thị trường trong nước rất
nhiều. DN luôn chịu sức ép từ sự mặc cả khách hàng quốc tế, sự cạnh tranh của các
đối thủ quốc tế, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế… Với các công dụng thần kì
ngày càng được phát hiện ở nấm cũng như giá trị kinh tế cao, mặt hàng nấm ngày càng
được phát triển mạnh mẽ, được sản xuất và xuất khẩu ở nhiều quốc gia, khiến cho mức
độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu nấm quốc tế trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
DN Việt Nam cần có chiến lược và nguồn lực đủ mạnh để tồn tại và vươn xa trên thị
trường quốc tế.
1.4 Sự cần thiết nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nấm VN sang thị trường EU
1.4.1 Về kinh tế
1.4.1.1 Thị trường EU là thị trường NK nấm chiến lược của VN
15
Đối với hoạt động xuất khẩu nấm của VN nói riêng, thị trường EU được xem là
thị trường tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài
của ngành nấm VN. Tiềm năng đó được biểu hiện cụ thể qua các điểm sau:
Thứ nhất, EU là thị trường xuất khẩu quan trọng của sản phẩm nấm VN, chiếm
22,8% tỷ trọng nấm xuất khẩu của VN ra thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Năm 2016, EU
nhập khẩu 4,9 nghìn tấn nấm từ VN, chiếm 21,8% sản lượng nấm xuất khẩu của nước
ta ra thế giới, tăng 13,9% so với năm 2015. Xuất khẩu nấm sang EU cũng mang về
cho VN 6,4 triệu USD năm 2016, đóng góp vào 7,4% vào kim ngạch xuất khẩu
nấm toàn cầu của nước ta. Cho đến nay, nấm VN đã được xuất sang 19 nước trong
khối EU. Đức, Ý và Pháp hiện là ba nước dẫn đầu về nhập khẩu nấm của VN trong
khối.
Thứ hai, EU đang là thị trường nhập khẩu rau hoa quả hàng đầu thế giới với
nhu cầu không ngừng tăng lên do xu hướng tiêu thụ ngày càng nhiều các loại rau
quả hữu cơ có lợi cho sức khỏe của người dân châu Âu. Trong năm 2016, tiêu thụ
nấm trên thế giới ước tính khoảng 4,8 triệu tấn, trong đó EU chiếm 31%, chỉ sau
Trung Quốc. EU đã và đang hạn chế tiêu dùng các sản phẩm nấm cao cấp, mà tiếp
tục lựa chọn nấm từ các nước đang phát triển như VN. Trên cơ sở đó và tình hình hiện
tại, Hiệp hội Rau quả VN dự báo thị trường nhập khẩu nấm của EU sẽ có cơ hội phát
triển hơn nữa trong những năm tiếp theo. Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu nấm của
VN sang thị trường EU cần tiếp tục được chú trọng hơn nữa.
1.4.1.2 Thúc đẩy nghề trồng nấm trong nước
Hoạt động xuất khẩu một mặt hàng nói chung có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển sản xuất hàng hóa đó trong nước thông qua tác động khuyến khích đầu tư cơ sở
vật chất, kỹ thuật và các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển. Sự tiến bộ trong hoạt
động sản xuất hàng hóa trong nước đáp ứng nhu cầu xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn
đến vấn đề thu hút lao động, giúp giải quyết công ăn, việc làm, đảm bảo an ninh kinh
tế – chính trị của quốc gia. Đồng thời, khi người lao động đã ổn định được việc làm,
nâng cao trình độ tay nghề sẽ tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của ngành lên
một tầm cao mới.
Nước ta có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, cùng với sự sẵn có của
nguồn nguyên liệu dồi dào và lượng nhân công nông nghiệp lớn nên rất thuận lợi để
phát triển nghề trồng nấm. Tuy nhiên, tiềm năng này đến nay vẫn được xem là chưa
16
tận dụng hiệu quả, dẫn đến nghề trồng nấm nước ta chưa phát triển đúng tiềm năng
vốn có. Nghề trồng nấm ở VN mới chỉ được đánh giá là đang phát triển và chưa có
hướng đi vững chắc do tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan Điều
này gián tiếp gây tổn thất tương đối lớncho nền kinh tế VN, đồng thời người nông
dân cũng chịu ảnh hưởng không ít từ thực trạng trên. Nếu nghề trồng nấm không phát
triển thì yếu tố thuận lợi từ hiệu quả kinh tế sẽ không được khai thác triệt để nhằm
góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Khi không giải quyết được
vấn đề về lợi ích của người sản xuất thì khi đó sự phát triển của nghề trồng nấm
trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Mặt khác, phát triển ngành nấm còn góp phần bảo vệ môi trường. Trong sản
xuất nông nghiệp, việc tận thu một cách tối đa các phụ phế phẩm của trồng trọt, tạo ra
nhiều sản phẩm khác nhau, giải quyết vấn đề môi trường đang là vấn đề thời sự và
cũng là xu hướng chung của thế giới. Là nước nông nghiệp nên hàng năm nước ta
thải ra hàng triệu tấn phế phẩm trồng trọt như như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân, lõi
ngô, bông phế thải của các nhà máy dệt… Nếu các phế phẩm nông nghiệp này không
được tận dụng, mà mang đi đốt bỏ sẽ gây ô nhiễm môi trường. Còn nếu sử dụng số
nguyên liệu này để chuyển sang trồng nấm thì sẽ tạo ra hàng triệu tấn nấm thương
phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia. Chưa kể,
phế thải sau thu hoạch nấm chuyển sang làm phân hữu cơ, chất lượng loại phân bón
này tương đương với phân chuồng loại tốt. Do đó, việc phát triển nghề trồng nấm
mang rất nhiều ý nghĩa, không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn giúp dọn
sạch đồng ruộng, xử lý hiệu quả nguồn phế phẩm trong trồng trọt.
Chính vì vậy, nghiên cứu và tìm ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
nấm nói chung, cũng như thúc đẩy xuất khẩu nấm sang thị trường EU nói riêng, là
một biện pháp hiệu quả và bức thiết để góp phần giải quyết tình trạng trên Khi đó,
không chỉ nghề trồng nấm có điều kiện phát triển tốt hơn, mà đời sống của người nông
dân sản xuất nấm cũng được cải thiện nhiều hơn.
1.4.2 Về xã hội
Nghề trồng nấm được tính toán không những hiệu quả về kinh tế mà còn góp
phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, có hiệu quả cao về an sinh xã
hội. Theo tính toán, để giải quyết việc làm cho một lao động chuyên trồng nấm hiện
nay với mức thu nhập 1,5 – 2 triệu đồng/ tháng chỉ cần vốn đầu tư ban đầu khoảng