10757_Phân tích quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới

luận văn tốt nghiệp

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN CHẾ BIẾN DỪA LƢƠNG QUỚI

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƢƠNG

Giảng viên hƣớng dẫn :Th.S NGÔ NGỌC CƢƠNG
Sinh viên thực hiện
: CHÂU THỊ YẾN NHI
MSSV: 1311143196 Lớp: 13DQN10

TP. Hồ Chí Minh, <2017>
ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu với đề tài “Phân tích quy trình xuất
khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến dừa Lương Quới” là độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

SINH VIÊN

CHÂU THỊ YẾN NHI

iii

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ giúp đỡ
dù trực tiếp hay gián tiếp, dù ít hay nhiều từ mọi ngƣời xung quanh. Trong suốt 4 năm
học tại trƣờng Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi nhận đƣợc rất nhiều sự
quan tâm từ quý Thầy, Cô tại trƣờng nói chung và quý Thầy, Cô bộ môn nói riêng.
Những ngƣời đã dạy dỗ, truyền tải nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, quý báu cho
tôi trong suốt thời gian học. Đạt đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay đối với tôi là sự
thành công lớn của cả quá trình cố gắng miệt mài, trao dồi bản thân.
Ngoài ra, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi không thể quên công lao to
lớn của Cô Th.S Ngô Ngọc Cƣơng. Mặc dù có rất nhiều công việc bận rộn nhƣng Cô
vẫn dành thời gian hƣớng dẫn, hiệu chỉnh và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến
dừa Lƣơng Quới đã tạo điều kiện cho tôi vào thực tập tại Công ty. Đặc biệt các Anh,
Chị trong phòng Kinh doanh đã hƣớng dẫn. tận tình, cung cấp những tài liệu cần thiết
để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp nhà
giáo của mình. Đồng kính chúc Ban lãnh đạo và các Anh, Chị trong Công ty trách
nhiệm hữu hạn chế biến dừa Lƣơng Quới luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công
trong công việc và Công ty ngày càng phát triển.

Trân trọng kính chào!
Sinh viên

CHÂU THỊ YẾN NHI

iv

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………..

MSSV :
…………………………………………………………..
Khoá :
……………………………………………………
1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Đơn vị thực tập

v

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………..

MSSV :
…………………………………………………………..
Khoá :
……………………………………………………

1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giảng viên hƣớng dẫn

vi

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ………………………………………………………………………… 3
1.1. Khái niệm về kinh doanh xuất khẩu ……………………………………………………………. 3
1.2. Hình thức xuất khẩu
………………………………………………………………………………….. 4
1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp ………………………………………………………………………. 4
1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp ………………………………………………………………………. 5
1.2.3. Xuất khẩu tại chổ …………………………………………………………………………. 5
1.2.4. Buôn bán đối lƣu
………………………………………………………………………….. 6
1.2.5. Gia công quốc tế ………………………………………………………………………….. 6
1.2.6. Xuất khẩu ủy thác ……………………………………………………………………….. 7
1.3. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
…………………………………………………….. 7
1.4. Quy trình xuất khẩu hàng hóa
…………………………………………………………………….. 11
TÓM TẮT CHƢƠNG 1…………………………………………………………………………………… 25
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN DỪA LƢƠNG QUỚI
…………………… 26
2.1. Thông tin chung về Công ty TNHH chế biến dừa Lƣơng Quới ………………………. 26
2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH chế biến dừa Lƣơng Quới ……………………… 27
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH chế biến dửa Lƣơng Quới từ
năm 2014-2016 ………………………………………………………………………………………………. 30
2.4. Thực trạng về thị trƣờng dừa trong nƣớc và ngoài nƣớc
………………………………… 33
2.5. Quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH chế biến dừa Lƣơng Quới …………………. 39
TÓM TẮT CHƢƠNG 2…………………………………………………………………………………… 53
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN DỪA LƢƠNG QUỚI.

……………………………………………………………………………………………………………………… 54
3.1. Định hƣớng của Công ty trong giai đoạn 2017-2020. …………………………………… 54
3.2.Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH chế biến
dừa Lƣơng Quới
……………………………………………………………………………………………… 54
3.3.Những kiến nghị. ………………………………………………………………………………………. 60
3.3.1. Đối với Công ty. ………………………………………………………………………….. 60
vii

3.3.2. Đối với ngành Hải Quan, Nhà Nƣớc. …………………………………………….. 61
3.3.3. Đối với tỉnh Bến Tre. ……………………………………………………………………. 61
KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………………………… 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………… 63

viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
1
Booking
Đặt chỗ

2
GMP
Good Manufacturing Pratices_Thực hành sản
xuất tốt
3
FDA
Food and Drug Administration_Cục quản lý
thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ
4
USDA-Organic
Unit
State
Deparment
of
Agriculture_Organic_Chứng nhận của Hoa kỳ,
Ủy ban hữu cơ quốc gia Mỹ.

5
BRC
British Retail Consortum_tiêu chuẩn nhà bán lẻ
Anh
6
L/C

Letter of Credit_Thƣ tín dụng
7
Q/C
Quality Control_ Kiểm tra và kiểm soát chất
lƣợng sản phẩm

8
UBND
Ủy ban nhân dân

9
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn

10
Booking request
Yêu cầu đặt chổ

11
PR
Public Relations

12
Booking Confirmation:

Xác nhận đặt chổ
13
Commerical Invoice:
Hóa đơn thƣơng mại
ix

14
Packing List
Phiếu đóng gói
15
HACCP
Hazard
Analysis
and
Critical
Control
Points_Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát
tới hạn

16
IP/IC
Insurance Policy/Insurance Certificate

17
Certificate of origin
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

18
Container

Thùng đựng hàng lớn (công-ten-nơ)

19
VietnamAutomated
Cargo
And
Port
Consolidated System

Hệ thống thông quan hàng hóa.

20
VCIS
Hệ thống thông tin tình báo Hải quan.

21
ISO 22 000:2005
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho tổ
chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế.
x

DANH MỤC BẢNG
STT SỐ BẢNG TÊN BẢNG
TRANG
1
Bảng 2.1
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH chế biến dừa Lƣơng Quới từ năm 2014-2016

31
2
Bảng 2.2
Sản lƣợng xuất khẩu các sản phẩm của Công ty giai
đoạn 2014-2016

35
3
Bảng 2.3
Giá trị các sản phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng Châu
Mỹ giai đoạn 2014-2016

36
4
Bảng 2.4
Giá trị các sản phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng Châu
Á giai đoạn 2014-2016

37
5
Bảng 2.5
Giá trị các sản phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng Châu
Âu giai đoạn 2014-2016

37
6
Bảng 2.6
Giá trị các sản phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng Châu
Phi giai đoạn 2014-2016

38

xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

.
.
.
.
STT SỐ SƠ ĐỒ
TÊN SƠ ĐỒ
TRANG
1
Sơ đồ 1.1
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
11
2
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH chế biến
dừa Lƣơng Quới.
28
3
Sơ đồ 2.2
Quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH chế
biến dừa Lƣơng Quới

40
4
Sơ đồ 2.3
Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền tại
Công ty
41
5
Sơ đồ 2.4
Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ
tại Công ty
42
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở chọn đề tài
Ngày nay, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, đang là xu hƣớng tất yếu và là điều
kiện không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh
tế đang diễn ra sôi động nhƣ hiện nay, thì kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động kinh
tế chủ lực, có vai trò quan trọng tạo ra tiền đề, cơ sở vật chất cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giúp thúc đẩy nhanh chóng và quyết định thành
công, cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn thế giới.
Thực hiện đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc là đề ra chiến lƣợc đẩy mạnh công
nghiệp hoá – hiện đại hoá nền kinh tế nƣớc ta đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành
nƣớc công nghiệp, đặc biệt là chủ trƣơng đƣờng lối chuyển dịch cơ cấu hƣớng về xuất
khẩu, trong những năm qua, một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tƣ, phát triển kinh
doanh sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đã đạt đƣợc một số thành công đáng kể, trong
đó có phần đóng góp không nhỏ của Công ty TNHH chế biến dừa Lƣơng Quới.
Với hơn 78.000 hecta diện tích trồng dừa và khoảng 594,5 triệu trái, Bến Tre là
nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất nƣớc, mỗi khi nhắc đến cây dừa là ai ai cũng nhớ
đến Bến Tre “Thấy dừa là nhớ Bến Tre”. Cây dừa đƣợc ngƣời dân Bến Tre khai thác
tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá, trái để tạo ra những sản phẩm có ích cho con ngƣời
nhƣ: mụn dừa, kẹo dừa, than hoạt tính, nƣớc dừa, cơm dừa, thạch dừa, nƣớc cốt
dừa,…. Hiện nay những sản phẩm từ dừa của Bến Tre có mặt hơn 68 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Chính vì đều này ngành dừa tỉnh Bến Tre ngày càng phát triển và kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh ƣớc đạt 150 triệu USD, gần bằng 21% vào năm 2016.
Nắm bắt đƣợc sự phát triển của ngành dừa đã không ít các công ty sản xuất và
xuất khẩu các sản phẩm từ dừa. Trong đó phải kể đến Công ty trách nhiệm hữu hạn
chế biến dừa Lƣơng Quới_Công ty đạt nhiều thành tích trong lĩnh vực sản xuất và xuất
khẩu dừa tại tỉnh Bến Tre. Để hiểu rõ về xuất khẩu dừa, nên tôi chọn đề tài “Quy
trình xuất khẩu tại Công ty TNHH chế biến dừa Lƣơng Quới” cho bài khóa luận
tốt nghiệp này. Qua đề tài này, tôi muốn hiểu rõ hơn về quy trình xuất khẩu thực tế tại
Công ty.
2. Mục đích nghiên cứu:
2

Tìm hiểu và phân tích quy trình xuất khẩu hiện nay tại Công ty trách nhiệm hữu
hạn chế biến dừa Lƣơng Quới. Từ kết quả phân tích đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại Công ty trong giai đoạn 2017-2020.
3. Phạm vi và đối tƣợngnghiên cứu:
 Đối tƣợng nghiên cứu: quy trình xuất khẩu tại Công ty chế biến dừa Lƣơng
Quới.
 Thời gian: xem xét quy trình xuất khẩu tại Công ty trong giai đoạn 2014-2016
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu : sử dụng các số liệu thứ cấp từ các thống kê trực
tiếp của Công ty, sách báo, tạp chí.
 Sử dụng các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, thống
kê…các văn bản, sách báo, tài liệu liên quan tới nội dung nghiên cứu
5. Kết cấu tổng quát:
Khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận
Chƣơng 2. Phân tích thực trạng quy trình xuất khẩu các sản phẩm tại Công ty TNHH
chế biến dừa Lƣơng Quới.
Chƣơng 3. Một số giải pháp giúp hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH
chế biến dừa Lƣơng Quới.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

3

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
Khái niệm về kinh doanh xuất khẩu.
Khái niệm về kinh doanh xuất khẩu đã xuất hiện từ rất lâu và là một thành phần
không thể thiếu trong lĩnh vực kinh tế của bất kì quốc gia nào kể cả nƣớc ta. Trong giai
đoạn toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia ngày càng phụ thuộc và có lợi ích kinh tế lẫn
nhau vì thế khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia sẽ quan
tâm và mở rộng hoạt động này.
Theo khoản 1, điều 28. Luật Thƣơng mại của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 : “Xuất khẩu hàng
hóa là việc hàng hoá đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật”.
“Kinh doanh xuất khẩu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nƣớc thông qua
hành vi mua bán. Sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ là một hình thức của mối quan hệ xã
hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa
riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.”
Vậy kinh doanh xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hàng hóa có thể là hữu hình
hoặc vô hình) cho một nƣớc khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán.
Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nƣớc hoặc là tiền của một nƣớc thứ ba (đồng
tiền dùng thanh toán quốc tế).” [1] Nhƣ vậy, theo quan điểm của tác giả thì kinh doanh xuất khẩu là việc bán hàng
hoá hoặc dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức nƣớc ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm
phƣơng tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động kinh doanh xuất khẩu chính là hoạt động
mua bán trao đổi hàng hoá trong nƣớc và khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá
giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc
gia hoặc thị trƣờng nội địa và khu chế xuất ở trong nƣớc. Kinh doanh xuất khẩu là một
hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thƣơng, xuất hiện từ lâu đời đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức cơ bản ban đầu của nó là
hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã rất phát triển và
đƣợc thể hiện thông qua nhiều hình thức. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày nay

4

diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế,
không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.
1.2.
Hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào
đặc điểm sở hữu hàng hóa trƣớc khi xuất khẩu, nguồn hàng xuất khẩu, nƣớc xuất khẩu
và nhập khẩu…Những hình thức chủ yếu thƣờng đƣợc các doanh nghiệp ngoại thƣơng
lựa chọn nhƣ sau:
1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu, trong đó ngƣời bán ( ngƣời sản xuất,
ngƣời cung cấp ) và ngƣời mua quan hệ trực tiếp với nhau ( bằng cách gặp mặt , qua
thƣ từ điện tín ) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện xuất khẩu
khác.[2] Hình thức xuất khẩu trực tiếp có các ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
 Nắm bắt đƣợc khá chính xác về nhu cầu, số lƣợng, gía cả của thị trƣờng để có
những biện pháp thay đổi mang tính cạnh tranh quốc tế cao.
 Lợi nhuận không bị chia sẽ qua nhiều ngƣời.
 Có nhiều điều kiện phát triển và tăng tính độc lập của doanh nghiệp
 Mua và bán đều có đƣợc quyền lợi cao nhất theo khả năng của họ.
 Giảm đƣợc chi phí thông qua các bên trung gian từ đó làm tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Nhược điểm:
 Tốn nhiều và thời gian chi phí để nghiên cứu và tiếp thị, cần có đội ngũ nhân
viên có kinh nghiệm trong quan hệ thƣơng mại quốc tế, rành về các nghiệp vụ và qui
trình xuất nhập khẩu, cần có ngƣời thông thạo về ngôn ngữ, tập quán, luật pháp nội địa
cũng nhƣ quốc tế.
 Trong xuất nhập khẩu trực tiếp cũng lƣu ý rủi ro rất cao nếu công ty chƣa am
hiểu về sản phẩm, đối tác và thị trƣờng. Vì có thể rằng ở môi trƣờng nội địa các yếu tố
đó đều thuận lợi và thành công, nhƣng chƣa hẳn là thành công ở các thị trƣờng nƣớc
ngoài.
5

 Vì thế khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc:
Nghiên cứu hiểu kỹ năng bán hàng, hàng hóa kinh doanh, điều kiện giao dịch, mục
tiêu và yêu cầu của công việc. Lựa chọn ngƣời có đủ kỹ năng, trình độ tham gia giao
dịch, cân nhắc khối lƣợng hàng hóa, dịch vụ cần thiết để công việc giao dịch có hiệu
quả.
1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
phải thông qua một ngƣời thứ ba, ngƣời này là trung gian.
Hình thức này có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
 Giảm bớt đƣợc chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kinh doanh nhƣ: mở rộng kênh phân phối, mạng lƣới kinh doanh, am hiểu thị
trƣờng giảm đƣợc rủi ro, giảm các chi phí trong quá trình giao dịch.
 Sản phẩm của công ty vẫn đƣợc thâm nhập kịp thời thị trƣờng nƣớc ngoài, tạo
dựng đƣợc hình ảnh của doanh nghiệp và quốc gia xuất khẩu.
Nhược điểm:
 Bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào ngƣời trung gian, đặc biệt là không kiểm
soát đƣợc ngƣời trung gian.
 Xuất khẩu gián tiếp đã phát sinh thêm những chi phí trung gian, do đó lợi nhuận
của doanh nghiệp cũng bị giảm.
 Doanh nghiệp không biết đƣợc kịp thời nhu cầu biến động của thị trƣờng nƣớc
ngoài cũng nhƣ tâm lý thị hiếu của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm.
1.2.3. Xuất khẩu tại chổ
Theo GS.TS Võ Thanh Thu (2010): “Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà doanh
nghiệp xuất khẩu ngay chính đất nƣớc của mình để thu ngoại tệ thông qua việc giao
hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ
định của phía nƣớc ngoài; hoặc bán hàng sang khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế
xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.”[3] Hình thức xuất khẩu tại chổ có những ưu và nhược điểm sau:
6

Ưu điểm:
 Nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài mà khách hàng
tự tìm đến nhà xuất khẩu.
 Không cần phải tiến hành các thủ tục nhƣ thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng
hoá ….do đó giảm đƣợc chi phí khá lớn.
 Giảm rủi ro trong xuất nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu, tiết kiệm đƣợc
thời gian và chi phí trong vận chuyển hàng hóa.
Nhược điểm:
 Thủ tục phức tạp.
1.2.4. Buôn bán đối lƣu
Mua bán đối lƣu là hình thức xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, ngƣời bán đồng
thời là ngƣời mua và hàng hóa trao đổi có giá trị tƣơng đƣơng nhau. Theo PGS.TS
Nguyễn Thị Hƣờng và TS. Tạ Lợi (2015): “Mua bán đối lƣu (couter – trade) là một
phƣơng thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu đƣợc kết hợp chặt chẽ
với nhập khẩu ngƣời bán đồng thời là ngƣời mua, lƣợng hàng hóa giao đi có giá trị
tƣơng đƣơng với lƣơng hàng nhận về.”[4] Các ưu và nhược điểm của hình thức này:
Ưu điểm:
 Tránh đƣợc rủi ro tỷ giá ngoại tệ.
 Hạn chế rủi ro biến động tỷ giá hối đoái, ít tốn kiếm.
Nhược điểm:
 Giao dịch nhận hàng hóa gặp nhiều khó khăn, phải gắn xuất khẩu với nhập
khẩu.
1.2.5. Gia công quốc tế
Gia công hàng xuất khẩu là hình thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, ngƣời
đặt gia công ở nƣớc ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán
thành phẩm theo mẫu và định mức cho trƣớc. Ngƣời nhận gia công trong nƣớc tổ chức
quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra
ngƣời nhận gia công sẽ giao lại cho ngƣời đặt gia công để nhận tiền công.
Hình thức này có ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
7

 Không bỏ nhiều chi phí, vốn đầu tƣ, ít chịu rủi ro.
 Giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động và có điều kiện học hỏi kinh
nghiệm quản lý.
 Tiếp cận công nghệ kỹ thuật của nƣớc khác.
Nhược điểm:
 Tính bị động cao vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ
thuộc vào bên phía đặt gia công, phụ thuộc vào thị trƣờng, giá bán sản phẩm.
 Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng để
đƣa hàng vào thị trƣờng ƣu đãi.
 Quản lý định mức gia công và thanh lý hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ
hở để đƣa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam.
 Lợi dụng hình thức gia công để đƣa các nhãn hiệu hàng hóa chƣa đăng ký hoặc
nhãn hiệu giả vào Việt Nam.
1.2.6. Xuất khẩu ủy thác.
Xuất khẩu ủy thác là hình thức mua bán quốc tế đƣợc thực hiện nhờ sự giúp đỡ
của trung gian thứ ba. Ngƣời thứ ba này đƣợc hƣởng một số tiền nhất định. Ngƣời ủy
thác phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới.
Hình thức xuất khẩu ủy thác có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
 Những ngƣời nhận ủy thác là những ngƣời hiểu rõ thị trƣờng, thể chế, pháp
luật, tập quán của nƣớc nhập khẩu, qua đó họ có thể đẩy mạnh việc buôn bán và tránh
bớt rủi ro của ngƣời ủy thác.
 Không cần bỏ vốn vào kinh doanh sản xuất mà vẫn thu đƣợc lợi nhuận.
Nhược điểm:
 Lợi nhuận bị chia sẻ.
 Thiếu sự độc lập và bị sự ảnh hƣởng của bên trung gian.
1.3.
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
Không một quốc gia nào có một nền kinh tế hoàn hảo, cũng nhƣ không có đủ
nguồn hàng hóa để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân. Vì thế, các
nuớc trên thế giới đều cho nhập khẩu một mặt hàng nào đó để đáp ứng nhu cầu của
8

ngƣời dân cũng nhƣ nhu cầu về nguồn nguyên liệu của đất nƣớc đó. Cho nên, việc
nhập khẩu của nƣớc này chính là xuất khẩu của nƣớc kia.
Xuất khẩu hàng hóa không chỉ đơn giản là bán hàng hóa ra nƣớc ngòai, xuất khẩu
có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nền kinh tế đất nƣớc.
1.3.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam
1.3.1.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập
khẩu và tích lũy phát triển sản xuất
Xuất khẩu và nhập khẩu trong thƣơng mại quốc tế vừa là điều kiện vừa là tiền đề
của nhau, xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt
trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, để phát triển kinh tế và thoát khỏi cảnh
nghèo nàn, đói khổ, tránh đƣợc nguy cơ tụt hậu với thế giới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã
tiến hành công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc.
Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc, cần phải có
một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn
ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tƣ nƣớc ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ
hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động … Trong đó xuất
khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tƣ liệu sản
xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nƣớc.
1.3.1.2. Sử dụng nguồn lực hiệu quả giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức
sống của người dân
Nhờ có sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất trong các khối liên
minh kinh tế mà mỗi quốc gia đã sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của
mình.
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống ngƣời dân,
làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu
dùng nội địa. Nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trƣởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo
thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá
xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tƣ trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu và
là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trƣởng.
1.3.1.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
9

Dƣới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và
đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ
nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn là việc
tiêu thụ những sản phẩm dƣ thừa do sản xuất vƣợt quá mức nhu cầu của nội địa, nhƣng
với nền kinh tế lạc hậu và chậm phát triển nhƣ nƣớc ta thì việc sản xuất còn chƣa đủ
tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn sẽ chậm
phát triển. Song song đó, thị trƣờng thế giới là hƣớng quan trọng để tổ chức sản xuất,
điều này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Sự tác động thể hiện ở:
 Tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển, ổn
định và khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong
nƣớc.
 Thông qua xuất khẩu, hàng hoá nƣớc ta có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh
trên thị trƣờng thế giới về giá cả, chất lƣợng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta cần
tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trƣờng.

Ngoài ra, khai thác lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc gia trong mối quan hệ
với khu vực và toàn cầu, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nƣớc vàtốc độ
tăng trƣởng kinh tế, từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hoá và tăng cƣờng hiệu quả sản
xuất của từng quốc gia. Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận
đƣợc thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Vì vậy, để hoàn thiện đƣợc những sản phẩm
này thì ngƣời ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nƣớc này sang nƣớc khác để lắp
ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Nhƣ vậy, mỗi nƣớc có thể tập trung vào sản xuất một vài
loại mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy những hàng hoá mà mình cần.
1.3.1.4. Thúc đẩy mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
Không những xuất khẩu có vai trò tăng cƣờng sự hợp tác quốc tế giữa các nhà
nƣớc mà còn nâng cao địa vị và vai trò của nƣớc ta trên thị trƣờng quốc tế, nhờ có
những mặt hàng xuất khẩu mà nhiều công ty nƣớc ngoài biết đến năng lực xuất khẩu
của ta và sẵn sàng thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tƣ.[5] Hiện nay, Nhà nƣớc ta đã và
đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hƣớng vào xuất khẩu, khuyến
10

khích các khu vực tƣ nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết việc làm và tăng thu ngoại
tệ cho đất nƣớc.
1.3.2. Đối với doanh nghiệp Việt Nam
 Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hƣớng vƣơn ra thị trƣờng
quốc tế là một xu hƣớng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu
là một trong những con đƣờng quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch
bành trƣớng, phát triển, mở rộng thị trƣờng của mình.
 Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp
không chỉ đƣợc các khách hàng trong nƣớc biết đến mà còn có mặt ở thị trƣờng nƣớc
ngoài.
 Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng
cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
 Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng nhƣ
các đơn vị tham gia nhƣ: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất
khẩu các thị trƣờng mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
 Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công
tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ
sống của một sản phẩm.
 Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham
gia xuất khẩu trong và ngoài nƣớc. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lƣợng hàng hoá xuất khẩu, các
doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm
các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
 Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút đƣợc thu hút đƣợc nhiều lao
động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm
thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
 Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn
bán kinh doanh với nhiều đối tác nƣớc ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
11

1.4.
Quy trình xuất khẩu hàng hóa

Sơ đồ 1.1. Quy trình xuất khẩu hàng hóa

Kí hợp đồng
Làm thủ tục xuất khẩu
theo quy định của Nhà
nƣớc
Thực hiện những công
việc ở giai đoạn đầu
của khâu thanh toán
Chuẩn bị hàng hóa để
xuất khẩu
Kiểm tra hàng hóa xuất
khẩu
Làm thủ tục hải quan
Thuê phƣơng tiện vận
tải
Giao hàng cho ngƣời
vận tải
Mua bảo hiểm cho
hàng hóa xuất khẩu
Lập bộ chứng từ thanh
toán
Khiếu nại
Thanh lý hợp đồng
12

Quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa gồm 12 bƣớc:
Bước 1: Kí hợp đồng
Hợp đồng ngoại thƣơng là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nƣớc khác
nhau. Trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Bên bán phải cung cấp
hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng
hóa. Bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
Một hợp đồng ngoại thƣơng muốn có giá trị pháp lý, thực hiện đƣợc trong thực tế
và trở thành cơ sở giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra giữa các bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng thì hợp đồng đó phải đồng thời thỏa mãn những yêu cầu sau:
 Hợp đồng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc.
 Chủ thể của hợp đồng ngoại thƣơng phải hợp pháp.
 Hình thức của hợp đồng ngoại thƣơng phải hợp pháp.
 Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp: cần có 6 nội dung chính : tên hàng, số
lƣợng, quy cách, phẩm chất, chất lƣợng hàng hóa, giá cả, phƣơng thức thanh toán, địa
điểm và thời gian giao nhận hàng.
 Lưu ý:
 Quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt hợp đồng ngoại thƣơng. Dù ngƣời
mua và ngƣời bán có quốc tịch khác nhau nhƣng nếu việc mua bán đƣợc thực hiện
ngay trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán không mang tính quốc
tế.
 Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một hoặc cả hai bên.
 Hàng hóa-đối tƣợng mua bán của hợp đồng phải chuyển ra khỏi đất nƣớc của
ngƣời bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Bước 2: Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước.
Giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong
quá trình xuất khẩu hàng hóa. Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu ở mỗi nƣớc, mỗi thời
khác nhau.[6]

Vì vậy khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa cần xem xét kỹ
là hàng hóa của mình có thuộc mặt hàng hóa xin giấy phép không? Nếu có phải làm
thủ tục để xin giấy phép trƣớc, tránh trƣờng hợp tới lúc xuất hàng hóa đi mà không có
giấy phép xuất khẩu sẽ làm cho mọi hoạt động bị chậm trễ so với dự kiến.
13

Bước 3: Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán.
Thanh toán là mắc xích trọng yếu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng
xuất nhập khẩu. Nhà xuất khẩu chỉ yên tâm giao hàng khi biết chắc sẽ đƣợc thanh
toán. Vì vậy cần thực hiện tốt những bƣớc đầu của khâu thanh toán. Với mỗi phƣơng
thức thanh toán cụ thể, những công việc này sẽ khác nhau:
a. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C-Letter of Credit) người
bán cần:

Nhắc nhở ngƣời mua yêu cầu ngân hàng mở L/C theo đúng thỏa thuận.

Kiểm tra L/C: Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C; tên, địa chỉ những ngƣời
có liên quan; số tiền của L/C; thời hạn hiệu lực……
Sau khi kiểm tra xong nếu thấy phù hợp thì giao hàng, nếu không thì báo ngay
cho ngƣời mua và ngân hàng mở L/C để họ tu chỉnh, cho đến khi phù hợp mới tiến
hành giao hàng.
b.
Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay (CAD-Cash
against documents) ngƣời bán cần nhắc ngƣời mua mở tài khoản tín thác đúng theo
yêu cầu. Khi tài khoản đã đƣợc mở, ngƣời bán cần liên hệ với ngân hàng để kiểm tra
các điều kiện thanh toán và khi kiểm tra cần chú ý tới: tên các chứng từ xuất trình,
ngƣời cấp, số bản,… Kiểm tra xong, nếu thấy phù hợp mới tiến hành giao hàng.
c.
Thanh toán bằng chuyển tiền bằng điện-TT trả trước (telegraphic transfer)
ngƣời bán nhắc nhở ngƣời mua chuyển tiền đủ và đúng hạn. Chờ ngân “hàng báo Có”
mới tiến hành giao hàng.
Các phƣơng thức thanh toán khác nhƣ TT trả sau, nhờ thu trơn (clean collection),
nhờ thu trả chậm D/A (Documents againt acceptance), nhờ thu trả ngay D/P
(Document againt payment), sau khi ngƣời bán giao hàng xong mới có thể thực hiện
những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán.
Bước 4: Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu là một công việc rất quan trọng. Tùy theo từng
đối tƣợng mà nội dung của công việc này khác nhau.
a. Đối với những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu
Những đơn vị sản xuất cần nghiên cứu kỹ thị trƣờng, sản xuất những hàng hóa có
chất lƣợng, mẫu mã, kiểu dáng,…phù hợp với thị hiếu của ngƣời mua. Hàng sản xuất
14

xong cần kiểm tra kỹ lƣỡng, bao gói cẩn thận, ký mã hiệu rõ ràng,…nhằm đáp ứng đầy
đủ các điều kiện theo quy định.
Những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không muốn hoặc không thể xuất
khẩu trực tiếp hàng hóa của mình, thì có thể chọn con đƣờng ủy thác xuất khẩu.
b. Đối với những đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu
Những đơn vị này không chỉ thụ động ngồi chờ các đơn vị khác đến ủy thác xuất
khẩu, mà phải chủ động tìm hiểu nguồn hàng và khai thác triệt để nguồn hàng xuất
khẩu bằng nhiểu hình thức khác nhau:

Thu mua hàng theo nghĩa vụ (theo kế hoạch, đơn đặt hàng của nhà nƣớc..)
và thu mua khuyến khích theo nghĩa vụ.

Đầu tƣ trực tiếp để sản xuất hàng xuất khẩu.

Gia công.

Bán nguyên liệu mua thành phẩm.

Đặt hàng.

Đổi hàng,…
Cơ sở pháp lý để ràng buộc các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và ngƣời sản
xuất là các hợp đồng kinh tế ký kết giữa họ. Theo luật thƣơng mại của nƣớc Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hợp đồng kinh tế có các loại sau:
 Hợp đồng mua đứt bán đoạn.
 Hợp đồng gia công.
 Hợp đồng đổi hàng.
 Hợp đồng ủy thác xuất khẩu.
Tiếp theo công việc ký kết hợp đồng là việc tiếp nhận hàng hóa để sản xuất, đóng
gói bao bì, ký mã hiệu,…phù hợp với quy định đã ký kết với khách hàng nƣớc ngoài.
Bước 5: Kiểm tra hàng xuất khẩu
Trƣớc khi giao hàng, ngƣời xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất,
số lƣợng, trọng lƣợng,..(tức kiểm nghiệm). Nếu hàng xuất khẩu là động thực vật, hàng
thực phẩm thì còn phải kiểm tra khả năng lây bệnh.
Việc kiểm nghiệm, kiểm dịch đƣợc tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và cửa khẩu.
Trong đó, việc kiểm tra ở cơ sở đóng vai trò quyết định, còn kiểm tra hàng hóa ở cửa
khẩu có tác dụng kiểm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *