BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề Tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG HOA KỲ CỦA CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRÚC VI
Ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Diệp Thị Phương Thảo
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Hữu
MSSV: 0854010083 Lớp: 08DQN2
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
—–—–
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số
liệu trong khóa luận được thực hiện tại công ty Trúc Vi, không sao chép bất kỳ
nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan
này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2012
Ký tên
Võ Thị Hữu
ii
LỜI CẢM ƠN
—–—–
Em xin trân trọng gửi lời cám ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể
thầy cô với kinh nghiệm và sự nhiệt tình đã giảng dạy, trang bị cho em những kiến
thức trong suốt thời gian em học tại Truờng Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ
TP.HCM.
Em xin gửi đến Ths. Diệp Thị Phương Thảo người Cô đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này với lòng biết
ơn chân thành sâu sắc.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân
viên Công ty TNHH một thành viên Trúc Vi đã tạo điều kiện cho em được thực tập
tại công ty trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin cám ơn các anh chị Phòng
Kinh doanh Xuất Nhập khẩu đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận thực tế và sự
nhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này.
Với thời gian có hạn cho phép em đã rất cố gắng để hoàn thành bài báo cáo
này. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong bài báo
cáo, em rất mong được sự góp ý của Cô cũng như các Anh Chị trong Công ty để em
có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Em xin chân thành cám ơn.
Sinh viên
Võ Thị Hữu
iii
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
Đơn vị xác nhận: Công ty TNHH một thành viên Trúc Vi
Họ và tên sinh viên: Võ Thị Hữu MSSV: 0854010083
Khóa: 2008 – 2012
Nhận xét chung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………
TP.Hồ Chí Minh, ngày….. tháng….. năm 2012
Xác nhận của đơn vị
iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
……
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012
Giảng viên hƣớng dẫn
(Ký tên)
v
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
……
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012
Giảng viên phản biện
(Ký tên)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Diệp Thị Phương Thảo
vi
MỤC LỤC
—–—–
Lời cam đoan ………………………………………………………………………………….. i
Lời cảm ơn …………………………………………………………………………………….. ii
Nhận xét của đơn vị………………………………………………………………………….
iii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn……………………………………………………… iv
Nhận xét của giáo viên phản biện
……………………………………………………….. v
Mục lục ……………………………………………………………………………………….. vi
Danh mục các từ viết tắt
……………………………………………………………………. x
Danh sách các bảng sử dụng
……………………………………………………………… xi
Danh sách các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh ……………………………………………… xii
Lời mở đầu …………………………………………………………………………………….. 1
Lý do chọn đề tài
……………………………………………………………………. 1
Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………. 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………….. 1
Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………… 2
Kết cấu báo cáo
……………………………………………………………………… 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ………………………………………… 3
1.1 Cơ sở lý luận chung …………………………………………………………………. 3
1.1.1 Phương thức thâm nhập thị trường bằng xuất khẩu ………………… 3
1.1.1.1
Hình thức xuất khẩu gián tiếp ………………………………………. 3
1.1.1.2
Hình thức xuất khẩu trực tiếp
……………………………………….. 4
1.1.2 Các hình thức xúc tiến xuất khẩu ……………………………………….. 4
1.1.2.1
Quảng cáo quốc tế …………………………………………………….. 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Diệp Thị Phương Thảo
vii
1.1.2.2
Tham gia hội chợ triễn lãm ………………………………………….. 6
1.1.2.3
Khảo sát mở rộng thị trường xuất khẩu
………………………….. 6
1.1.2.4
Ứng dụng thương mại điện tử ………………………………………. 7
1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu … 7
1.2.1 Môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp …………………. 7
1.2.2 Môi trường bên trong tác động đến doanh nghiệp …………………… 8
1.3 Tổng quan về thị trƣờng Hoa Kỳ ……………………………………………….. 9
1.3.1 Tiềm năng ……………………………………………………………………….. 9
1.3.2 Quy mô …………………………………………………………………………… 9
1.3.3 Kênh phân phối ………………………………………………………………. 10
1.3.4 Qui định pháp luật và thuế quan ………………………………………… 11
1.3.4.1 Các quy định pháp luật …………………………………………….. 11
1.3.4.2 Quy định về thuế quan ……………………………………………… 12
1.3.4.3 Tiêu chuẩn và quy định đối với đồ gỗ …………………………. 13
1.4 Kinh nghiệm của một số DN xuất khẩu đồ gỗ sang
Thị trƣờng Châu Âu ……………………………………………………………….. 15
1.4.1 Kinh nghiệm XK của các DN Trung Quốc ………………………….. 15
1.4.2 Kinh nghiệm XK của các DN Việt Nam
……………………………… 16
1.4.3 Bài học rút ra từ các DN
…………………………………………………… 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ………………………………………………………………. 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ TẠI CÔNG TY
SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ …………………………………………………… 18
2.1 Tổng quan về công ty
…………………………………………………………….. 18
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển, lĩnh vực hoạt động
của công ty ……………………………………………………………………………. 18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty
……………………………………………………. 21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Diệp Thị Phương Thảo
viii
2.1.2.1 Sơ lược về bộ máy tổ chức
………………………………………… 21
2.1.2.2 Sơ lược phòng XNK ………………………………………………… 22
2.2 Kết Quả hoạt động kinh doanh
………………………………………………… 23
2.3 Thực trạng XK của công ty
………………………………………………………. 25
2.3.1 Kim ngạch XK của công ty ……………………………………………….. 25
2.3.2 Kim ngạch theo cơ cấu mặt hàng ……………………………………….. 26
2.3.3 Kim ngạch theo cơ cấu thị trường ………………………………………. 29
2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến XK đồ gỗ của công ty sang Hoa Kỳ …………………………………………. 31
2.4.1 Phân tích môi trường bên ngoài …………………………………………. 31
2.4.1.1 Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội
…………………………………… 32
2.4.1.2 Yếu tố chính trị, luật pháp
………………………………………… 33
2.4.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ ………………………………………. 34
2.4.1.4 Yếu tố môi trường tự nhiên
……………………………………….. 35
2.4.2 Phân tích môi trường bên trong
………………………………………….. 36
2.4.2.1 Các đối thủ cạnh tranh ……………………………………………… 36
2.4.2.2 Khách hàng
…………………………………………………………….. 37
2.4.2.3 Nhà cung ứng nguyên liệu ………………………………………… 38
2.4.2.4 Sản phẩm thay thế
……………………………………………………. 38
2.4.2.5 Tình hình nội bộ công ty …………………………………………… 39
2.4.2.5.1 Nguồn nhân lực
…………………………………………….. 39
2.4.2.5.2 Nghiên cứu và phát triển ………………………………… 40
2.4.2.5.3 Công tác marketing ……………………………………….. 40
2.4.2.5.4 Sản xuất, quản lý
…………………………………………… 41
2.4.2.5.5 Công tác thông tin …………………………………………. 41
2.5 Những tồn tại của công ty ………………………………………………………… 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ………………………………………………………………. 43
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Diệp Thị Phương Thảo
ix
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XK ĐỒ GỖ
CỦA CÔNG TY TRÚC VY GĐ 2010 – 2020
…………………………………… 44
3.1 Mục tiêu của công ty………………………………………………………………… 44
3.2 Ma trận SWOT
……………………………………………………………………….. 45
3.3 Các giải pháp hƣớng tới đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Hoa Kỳ …………………………… …..46
3.3.1 Giải pháp Marketing, xây dựng thương hiệu ………………………… 46
3.3.2 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lương SP ………………… 49
3.3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm ……………………………………………… 48
3.3.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm ………………………………….. 51
3.3.3 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu
………………………………….. 52
3.3.4 Giải pháp nâng cao và phát triển nguồn nhân lực ………………….. 53
3.3.4.1 Đối với lao động sản xuất …………………………………………. 53
3.3.4.2 Đối với lao động thiết kế
…………………………………………… 54
3.3.4.3 Đối với cán bộ quản lý
……………………………………………… 54
3.3.4.4 Đối với nhân viên XNK và Marketing ………………………… 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ………………………………………………………………. 55
KẾT LUẬN CHUNG ……………………………………………………………………. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………… 57
PHỤ LỤC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Diệp Thị Phương Thảo
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP: Chính phủ
DN: Doanh nghiệp
CIF: Cost Insurance and freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải)
EXPO: Hội chợ đồ gỗ và thủ công Mỹ nghệ
FSC: Forest Stewardship Council (Hội đồng quản trị rừng thế giới)
GDP: Gross domestic product: (tổng thu nhập quốc nội)
VN: Việt Nam
KT: Kinh tế
SX: Sản xuất
SWOT: Strenghts, weakness, opportunities, Threats (điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, nguy cơ
SP: Sản phẩm
USD: United States Dollars (đô la Mỹ)
WTO: World trade organization (Tổ chức Thương mại thế giới)
Vifores: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
XK: Xuất khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Diệp Thị Phương Thảo
xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1- Kết quả hoạt động kinh doanh trong
giai đoạn 2009 đến năm 2011 ……………………………………………………
Trang 24
Bảng 2.2- Tổng kim ngạch XK từ năm 2009-2011…………………………
Trang 25
Bảng 2.3- Tổng kim ngạch XK theo mặt hàng
Từ năm 2009-2011 ………………………………………………………………… Trang 26
Bảng 2.4- So sánh mức độ tăng qua các năm
…………………………….. Trang 27
Bảng 2.5- Kim ngạch XK theo cơ cấu thị trường………………………… Trang 29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Ths. Diệp Thị Phương Thảo
xii
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1- Sơ đồ tổ chức của công ty ……………………………………….. Trang 21
Biểu đồ 2.1- Biểu đồ doanh thu theo cơ cấu mặt hàng ………………… Trang 27
Biểu đồ 2.2- Biểu đồ Kim ngạch XK theo
Cơ cấu thị trường ………………………………………………………………….. Trang 30
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế như hiện nay, việc mở rộng hợp tác giao
lưu quốc tế và khu vực đã và đang trở thành một nhu cầu tất yếu cho việc phát triển
kinh tế của mọi quốc gia. Thương mại quốc tế rất quan trọng trong nền kinh tế, nó
vừa tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển, vừa đáp ứng nhu cầu cơ bản
và ngày càng nâng cao trong đời sống kinh tế và xã hội. Vì lẽ đó, hoạt động thương
mại quốc tế hiện nay đã liên tục gia tăng với tốc độ siêu tốc.
Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của thế giới tăng mạnh, cánh cửa cho các nhà xuất
khẩu đồ gỗ rộng mở, trong đó Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội
thất hàng đầu thế giới, với kim ngạch trên 40 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Theo đánh giá
của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research
Institute), sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% mỗi năm.Thị trường Hoa Kỳ
đem đến sức hút mạnh mẽ cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ trong đó có các doanh
nghiệp Việt Nam và đặc biệt hiện nay Việt Nam đang là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn
nhất trong khu vực Đông Nam Á vào thị trường Hoa Kỳ.
Nhận thấy được những cơ hội rộng mở và vị thế của Việt Nam trong việc
xuất khẩu đồ gỗ, tôi muốn tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu đồ gỗ
của công ty TNHH Trúc Vi và nêu ý kiến đóng góp cùng những giải pháp nhằm
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất khẩu đồ gỗ của công ty. Do vậy tôi chọn đề
tài “Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ” để
làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm hệ thống những kiến thức về kinh doanh xuất khẩu,
phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của công ty để thấy được những điểm mạnh,
điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và tình hình chung của công ty để từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu đồ
gỗ của công ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
– Các nhân tố tác động đến việc xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ
– Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 2
– Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ của công ty thông qua kết cấu
mặt hàng, thông qua kết cấu thị trường.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
thu thập các số liệu, các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu, kim ngạch
xuất khẩu.
5. Kết cấu báo cáo chuyên đề gồm có 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung
Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ tại công ty TNHH một thành viên Trúc Vi
sang thị trường Hoa Kỳ
Chƣơng 3: Một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của công ty TNHH
một thành viên Trúc Vi giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.
Cơ sở lý luận chung:
1.1.1
. Phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng thế giới bằng xuất khẩu
Ðây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát
triển trên thế giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị
trường thế giới thông qua xuất khẩu bằng hai hình thức: đó là xuất khẩu trực tiếp và
xuất khẩu gián tiếp.
1.1.1.1. Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting):
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của
mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có
chức năng xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ
sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị
trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu gián tiếp qua các hình thức sau đây:
+ Các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company – EMC):
Công ty quản lý xuất khẩu là Công ty quản trị xuất khẩu cho Công ty khác. Các nhà
xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả
năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng. Do đó, họ thường phải thông
qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực
hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên
EMC sẽ được thanh toán bằng hoa hồng.
+Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer): Đây là hình thức
xuất khẩu thông qua các nhân viên của các công ty nhập khẩu nước ngoài. Họ là
những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi thực
hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách
hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài.
+ Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House): Tổ chức ủy thác
thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trong nước của nhà
xuất khẩu. Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người mua
trả tiền ủy thác. Khi hàng chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 4
với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá
trình xuất khẩu. Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho
xuất khẩu. Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh cho người sản xuất và
những vấn đề về vận chuyển hoàn toàn do nhà ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm.
+ Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker): Môi giới xuất khẩu thực hiện
chức năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Người môi giới được nhà
xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ. Người môi giới thường
chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định.
+ Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant): Hãng buôn xuất khẩu
thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất
và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên
quan đến xuất khẩu. Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các hãng buôn xuất khẩu
để thâm nhập thị trường nước ngoài.
1.1.1.2
. Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting):
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản
phẩm của mình ra nước ngoài. Áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và
qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương
trường và nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế
giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc
được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng … Ngược lại, các doanh nghiệp
chưa nắm rõ thị trường thì rủi ro là rất cao.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà xuất khẩu ở các nước công nghiệp cũng như các
nước đang phát triển đều sử dụng phương thức xuất khẩu gián tiếp để đạt mục tiêu
chính là tạo sự hiện diện liên tục tại thị trường nước ngoài. Họ thực sự cần sự hỗ trợ
của bên thứ ba để thâm nhập thị trường.
1.1.2
Các hình thức xúc tiến xuất khẩu
Khi tiến hành xúc tiến xuất khẩu, các doanh nghiệp thường tiến hành các
hình thức xúc tiến xuất khẩu như sau:
1.1.2.1 Quảng cáo quốc tế (International Advertising):
Tuỳ theo tình hình và đặc điểm của từng mặt hàng của từng thị trường tiêu
thụ và tuỳ khả năng quảng cáo của mình mà quyết định lựa chọn hình thức, phương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 5
tiện, phương pháp quảng cáo nào thích hợp nhất, hiệu quả nhất.
Người ta thường dùng các phương tiện sau để quảng cáo xuất khẩu:
+ Quảng cáo trên truyền hình: Là Phương tiện rất tốt và được dùng để quảng
cáo với số lượng càng nhiều ở các quốc gia. Tại các nước thu nhập cao, có chương
trình cho phép quảng cáo trên truyền hình nhưng với những giới hạn tối thiểu về
thời lượng. Đây là kênh truyền thông đặc biệt hữu dụng để quảng cáo sản phẩm tiêu
dùng hoặc sản phẩm lâu bền mà tốc độ phát triển kỹ thuật và sự thay đổi khẩu vị,
thời trang giữ vai trò quan trọng để marketing thành công.
+ Quảng cáo trên đài phát thanh: Đài phát thanh đã trở thành một phần tất
yếu của cuộc sống. Có thể nói rằng radio có tác động hàng ngày đến cuộc sống của
hầu hết mọi người. Là một phương tiện truyền thông, radio đem lại một hình thức
giải trí thu hút người nghe hầu như trong mọi công việc. Radio có thể thâm nhập
vào những phân khúc thị trường kinh tế xã hội thấp nhất và có thể đến các phân
khúc thị trường với chi phí hợp lý mà những phương tiện khác không đạt đến được.
+ Quảng cáo trên internet: Thế giới Internet, một cơ hội lớn để quảng cáo và
tiếp thị doanh nghiệp – sản phẩm – dịch vụ. Quảng cáo Web khác hẳn quảng cáo
trên các phương tiện thông tin khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với
quảng cáo trực tuyến. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc
mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản
phẩm từ các quảng cáo online trên Website. Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho
các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành
quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Quảng cáo trên báo chí: Quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời hơn bất
cứ hình thức quảng cáo nào chúng ta đang chứng kiến ngày nay và vẫn là kiểu
quảng cáo đầu tiên mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo. Báo chí
là một cách thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là những
người từ 45 tuổi trở lên – những người có xu hướng đọc báo thường xuyên hơn giới
trẻ vốn chỉ lấy tin tức từ truyền hình hay Internet.
+ Quảng cáo trên tạp chí nước ngoài: Tại Châu Âu có hàng trăm tạp chí dành
cho người tiêu thụ, nhưng tạp chí này thường có số lượng phát hành giới hạn hơn so
với Mỹ. Tạp chí kinh doanh và kỹ thuật được xem là thành phần rất quan trọng
trong hỗn hợp phương tiện quảng cáo công nghiệp ở những nước như Canada, Anh,
Đức và Mỹ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 6
+ Quảng cáo ngoài trời: Thường ít sử dụng ở các quốc gia có thu nhập thấp
như ở Châu Mỹ La Tinh. Ở Châu Âu, poster thường phổ biến, đặc biệt trên các cửa
hàng hoặc các tòa cao ốc. Ngoài ra việc quảng cáo trên xe buýt, tàu điện thường là
những phương tiện có phạm vi ảnh hưởng rộng đến nhiều người nhận.
+ Quảng cáo trong rạp chiều phim: Đây là phương tiện quảng cáo quan trọng
tại nhiều nước. Quảng cáo tại rạp chiếu phim làm tăng mức độ nhận biết thương
hiệu đến người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm người tiêu dùng trẻ.
+ Quảng cáo trên các catalog nước ngoài: Đây là công cụ khuyến mại trình
bày các thông tin về sản phẩm, công ty một cách đầy đủ và chính xác. Catalog phải
thật hấp dẫn, tạo sự quan tâm và mang đầy đủ những thông tin cần truyền thông.
Catalog chứa đựng tiềm năng thuyết phục khách hàng tốt hơn nhân viên bán hàng.
1.1.2.2 Tham gia hội chợ triễn lãm và các hình thức khuyến mãi khác
Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở
một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định. Tại đó người ta đem trưng bày
hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký hợp đồng mua bán.
Triễn lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế
hoặc của một ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật,… Việc gửi hàng trưng bày hoặc chủ
động tổ chức triễn lãm ở trong hoặc ngoài nước rõ ràng là một hình thức tuyên
truyền quảng cáo hàng hoá hiện đại, quy mô lớn và thường thu được kết quả tốt. Nó
thu hút được sự chú ý của nhiều người trong giới kinh doanh công thương nghiệp.
Hình thức này rất thích hợp với các mặt hàng khó biến chất và để thu được kết quả
tốt, việc chuẩn bị về mọi mặt phải tỉ mỉ, toàn diện, chu đáo.
1.1.2.3 Khảo sát mở rộng thị trƣờng xuất khẩu
Thực hiện xúc tiến xuất khẩu bằng phương thức này có thể thông qua 2
cách: tổ chức các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường nước ngoài hoặc tổ chức cho
các doanh nghiệp xúc tiến với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.
Phương thức xúc tiến xuất khẩu này đã được các doanh nghiệp áp dụng khá phổ
biến bởi tính hiệu quả của nó. Các doanh nghiệp có cơ hội nắm bắt một cách cụ thể
các thông tin về thị trường. Tuy nhiên, chi phí cao là trở ngại lớn nhất của việc áp
dụng phương thức này.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 7
1.1.2.4. Ứng dụng thƣơng mại điện tử
Một phương thức xuất khẩu mới ra đời và ngày càng chiếm vị trí quan trọng
chính là phương thức xúc tiến thông qua thương mại điện tử. Phương thức này tuy
còn mới mẻ nhưng nó đã phát huy được nhiều hiệu quả tích cực trong việc xúc tiến
xuất khẩu, đặc biệt ở các nước phát triển. Phương thức này đã áp dụng phổ biến ở
các nước phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với
phương thức xúc tiến mới mẻ này.
1.2
. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu
1.2.1. Môi trƣờng bên ngoài tác động đến doanh nghiệp
Yếu tố kinh tế: Đó là sự tác động của các yếu tố như chu kỳ kinh tế, nạn
thất nghiệp, thu nhập quốc dân và xu hướng thu nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất,
tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, thuế… Những
diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa
khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng
tiềm tàng đến phát triển chung của ngành và doanh nghiệp.
Yếu tố chính trị và luật pháp: Đó là sự tác động của các quan điểm,
đường lối chính trị của chính phủ, hệ thống luật hiện hành, các xu hướng chính trị
ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và
trên toàn thế giới.
Yếu tố văn hóa xã hội: Văn hóa là một ảnh hưởng rất phức tạp của môi
trường bao hàm kiến thức, niềm tin, luật pháp, đạo đức, tập quán, những thói quen
và năng lực khác mà một cá nhân với tư cách là một thành viên xã hội đã có được.
Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm địa lý, khí hậu, cảnh quan
thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất, tài
nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí…
Yếu tố công nghiệp: Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những vận
hội và những mối đe dọa mà chúng phải xem xét trong việc soạn thảo các chiến
lược. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị
trường, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn
tiếp thị, và vị thế cạnh tranh của những tổ chức.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 8
1.2.2 Môi trƣờng bên trong tác động đến doanh nghiệp
Có 6 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh, người mua (khách hàng), nhà cung
cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế và tình hình nội bộ công ty.
Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đó là những doanh nghiệp kinh doanh những
mặt hàng cùng loại với công ty. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty, có
thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn. Việc nhận diện được tất cả các đối
thủ cạnh tranh và xác định được các ưu thế, khuyết điểm, khả năng, mối đe dọa,
mục tiêu và chiến lược của họ. Thu nhập và đánh giá tất cả các đối thủ cạnh tranh là
rất quan trọng để có thể soạn thảo chiến lược thành công.
Yếu tố khách hàng: Là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố
tạo nên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình.
Khách hàng của một ngành có thể được chia làm 3 loại: người tiêu dùng, các khách
hàng thương mại, khách hàng công nghiệp.
Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp
hoặc công ty) cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu,
bán thành phẩm, máy móc, thiết bị, nguồn tài chính…) cần thiết cho hoạt động của
doanh nghiệp.
Các đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có
thể sẽ tham gia thị trường trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới.
Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của một công ty là những đối thủ tìm cách thỏa
mãn cùng những khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản xuất ra những
sản phẩm tương tự.
Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác về tên gọi
và thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những lợi ích tương đương như
sản phẩm của doanh nghiệp. Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế có thể dẫn
tới nguy cơ làm giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty
Khái niệm: Theo Fred R. David, đó là việc tập trung nhận định và đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu trong kinh doanh của công ty, bao gồm: Công tác quản trị,
Marketing, tài chính, kế toán, sản xuất / thực hiện, nghiên cứu & phát triển, và hệ
thống thông tin.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 9
1.3
Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ
1.3.1
Tiềm năng
Với tổng GDP năm 2010 đạt 14.660 tỷ USD, tính theo đầu người là 46.446
USD/ người, xếp hạng thứ 6 những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên
thế giới (nguồn: www.vneconomy.vn)
Theo đánh giá của viện Nghiên Cứu Công Nghiệp đồ nội thất ( Research
Institute, www.csilmilano.com), sức tiêu thụ đồ gỗ ở Hoa kỳ sẽ tăng lên trong thời
gian đến. Như vậy, với nhu cầu rất lớn của thị trường Hoa Kỳ thì Hoa kỳ là một thị
trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ nói riêng. Theo Bộ Thương
mại, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm ước đạt 87 triệu
USD, tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ chiếm hơn 0,86% tỷ
trọng tổng khối lượng nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường này, với mức khiêm
tốn này, quả thật đây là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam phải có chiến lược và giải pháp bài toán, phải chớp lấy thời cơ, cơ hội thì
mới đẩy mạnh khai thác mạnh được thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ. Ngược lại, tiềm năng
thì cũng chỉ là tiềm năng và nó cũng sẽ mất đi vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh lớn như: Trung Quốc, Đài Loan cũng đang xuất sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ.
1.3.2 Quy mô
Hoa kỳ là một thị trường mở với dân số 311.092 triệu người (theo thống kê
3/4/2011) chiếm 4,5% dân số thế giới, có nền công nghiệp phát triển nhất và đứng
hàng đầu thế giới. Người Mỹ có mức sống và thu nhập bình quân đầu người thuộc
hạng cao trên thế giới, với tổng thu nhập GDP năm 2010 đạt 14.660 tỷ USD, tính
theo đầu người là 46.442 USD/người trên năm (xếp hạng thứ 6 những nước có thu
nhập GDP/đầu người cao nhất trên thế giới).
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ những năm gần đây khoảng 5.2
tỷ USD/năm, mức tiêu dùng cho sản phẩm đồ gỗ tại Mỹ sấp xỉ 1000 USD/hộ/tháng.
Tính đến thời điểm ngày hôm nay, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ
chỉ chiếm hơn 0,86% tỷ trọng tổng khối lượng nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào thị
trường này.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 10
Những mặt hàng đồ gỗ được tiêu thụ chính: đồ làm từ gỗ (chiếm 44% thị
phần) gồm giường ngủ, bàn ăn, đồ gỗ phòng khách, bếp. Trung bình mỗi hộ chi 264
USD/năm cho loại hàng này. Ðồ gỗ nhồi (bọc) chiếm 37,8%, chủ yếu là salông,
sôpha, trung bình mỗi hộ chi tiêu 218 USD/năm. Ðồ bọc nệm chiếm 12,5% (94
USD/hộ/năm)
Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu trên 1 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ sang
Mỹ, chiếm 40,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Tiếp tục đà tăng trưởng, 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 33,3 triệu
USD mặt hàng này sang Hoa Kỳ, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2010 (nguồn:
chogovietnam.com).
Do nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại Mỹ những năm gần đây không ngừng tăng, vì
vậy trong nước không đáp ứng đủ nên đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ liên tục tăng. Nói
cách khác, đồ gỗ nhập khẩu hiện chiếm 1/3 thị phần đồ gỗ tại Mỹ. Bên cạnh đó,
Hoa Kỳ là một thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới, đặc biệt trong xã
hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay thì người dân Mỹ có nhu cầu sử
dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế cho vật liệu bằng sắt, nhôm…
1.3.3 Kênh phân phối
Theo thống kê của tạp chí Furniture Today, tại thị trường nội thất Hoa Kỳ có
khoảng 69 kênh phân phối chia thành 11 nhóm: Nhóm các cửa hàng nội thất chính;
– Nhóm các cửa hàng đồ nội thất dành cho các phân khúc chuyên biệt; – Nhóm các
nhà phân phối, nhà bán sỉ; – Nhóm cửa hàng chỉ dành cho các thành viên; – Nhóm
phục vụ mua sắm tại nhà; – Nhóm phục vụ mua sắm thông qua các hình thức
thương mại điện tử; – Nhóm cho thuê; – Nhóm kinh doanh tổng hợp; – Nhóm thiết
kế, trang trí nhà; – Nhóm kinh doanh hàng second-hand; – Nhóm các cửa hàng
không chuyên về hàng trang trí nội thất.
Bán lẻ là kênh phân phối lớn nhất ở Hoa Kỳ: doanh thu của 100 nhà bán lẻ
lớn nhất Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% doanh thu toàn liên bang, doanh thu của các
chuỗi cửa hàng nội thất chiếm khoảng 30%, doanh thu bán đồ nội thất của các siêu
thị lớn như Wal-Mart, Sears, K-Mart và Target chiếm khoảng 5% và doanh thu của
các cửa hàng bách hoá chiếm khoảng 4-5%. Các nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất Hoa
Kỳ bao gồm: Rooms-To-Go, Pier One, Ethan Allen, Berkshire-Hathaway Group,
IKEA, La-Z-Boy, Levitz Furniture, Ashley Home, American Signature và Haverty.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 11
1.3.4
. Quy định pháp luật và thuế quan
1.3.4.1
Các quy định pháp luật
Nhìn chung hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được phân thành 3 loại chủ yếu:
hàng hoá để sử dụng ngay, hàng hoá được lưu giữ trong kho hàng và hàng quá cảnh.
Yêu cầu nhập khẩu cho cả ba loại hàng này là như nhau, nhưng thời gian để hoàn
tất các thủ tục hải quan cho mỗi loại là khác nhau.
Ngoài việc phải trả một khoản lệ phí hải quan, phải trình những giấy tờ khác
có liên quan sau khi xuất trình các chứng từ trên. Hồ sơ nhập khẩu sẽ được lưu và
thuế nhập khẩu ước tính phải được thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ
lúc giải phóng hàng hoá ở trạm hải quan được chỉ định.
Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, các thủ tục rời bến được cho là quá
nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Hải quan Mỹ đã thay đổi phân loại gỗ dán
(HS 4412) và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8%. Còn với hàng gỗ nội thất
(HS94), thủ tục hải quan không quá khó khăn. Việc nhập khẩu hàng gỗ và gỗ nội
thất phụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của các quy định chung của Hoa Kỳ.
Tất cả hàng hoá được nhập vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ. Các mặt
hàng này phải được dán nhãn dễ đọc với tên tiếng Anh của nước xuất xứ trừ phi
pháp luật có quy định khác. Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là
không cần dán nhãn xuất xứ. Các hàng hoá được yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ nếu
nhập vào Mỹ mà không có nhãn mác xuất xứ sẽ phải nộp thuế phụ thu hoặc bị phá
huỷ theo yêu cầu của hải quan trước khi đưa vào Mỹ. Thông thường, trong các
trường hợp này mức phạt vào khoảng 10% (áp dụng 19CFR 134)
Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ như sau:
HTS 44: gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ
vun, mạt gỗ, gỗ làm đưòng ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ,
gỗ làm khung, gỗ đóng thùng hàng, gỗ mỏ, gỗ xây dựng…và các đồ dùng dụng cụ
bằng gỗ, như móc áo, đồ gỗ nhà bếp.v.v..
Đối với danh mục này việc nhập khẩu phải:
– Phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ về giám định hàng tại cảng
đến.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Diệp Thị Phương Thảo
SVTH: Võ Thị Hữu
Trang 12
– Phù hợp với luật liên bang về sâu bệnh ở cây.
– Phù hợp với quy định của Hội đồng thương mại liên bang (FTC) và Hội đồng
an toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng)
– Phù hợp với các quy định về lập hóa đơn (đối với một số hàng gỗ)
– Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất
khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi
(nếu là gỗ quý hiếm).
– Nhập vào cửa khẩu/cảng theo địa chỉ và phù hợp với các quy định của FWS và
Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu thuộc loại
quý hiếm)
– Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA.
– Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn rõ ràng bên ngoài container tên và địa
chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác chủng loại gỗ.
HTS 94: Đồ nội thất: Bao gồm các loại ghế, đồ đạc dụng cụ trong bệnh
viện; các đồ đạc trong nhà, văn phòng, giường, tủ, bàn ghế, đệm; đèn và các tấm
ngăn xây dựng làm sẵn …Các đồ dùng này có thể làm hoàn toàn bằng kim loại, gỗ,
nhựa, hay làm khung có bọc da, vải hoặc các vật liệu khác.
Đối với danh mục hàng này, việc nhập khẩu phải:
Phù hợp các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban An toàn tiêu
dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng.
Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn chống cháy theo luật về vải dễ
cháy FFA.
Đối với đồ thắp sáng gia dụng phải phù hợp các tiêu chuẩn
Underwriter’s Laboratory (UL),do CPSC quản lý.
1.3.4.2. Quy định về thuế quan
Mức thuế ở Hoa Kỳ nói chung là thấp. Thuế suất được áp dụng cho hàng gỗ
nội thất (mã HS94) đa số là 0%
Mức thuế phụ thu đánh vào các nhà nhập khẩu, Cụ thể: