10842_Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gừng tại công ty TNHH sản xuất và công nghiệp Việt Delta

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
XUẤT KHẨU GỪNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT DELTA

Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành:
QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Trang
Sinh viên thực hiện
: Lê Nhật Tuấn

MSSV: 1211141224
Lớp: 12DQN01

TP. Hồ Chí Minh, 2016
iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Th.S Trần Thị Trang. Các nội dung nghiên cứu, số liệu, kết quả nêu
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ hình thức
nào trước đây.

Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có trích dẫn, chú thích nguồn gốc
và đã được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2016
Ký tên

Lê Nhật Tuấn

iv

LỜI CẢM ƠN

Để bài khóa luận tốt nghiệp có được sự thành công không chỉ ở sự nỗ lực và
cố gắng ở bản thân mà tất cả là nhờ vào sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô Khoa
Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Trong
thời gian qua, ở trường tôi nhận được sự giúp đỡ dìu dắt của quý Thầy Cô Khoa Quản
Trị Kinh Doanh. Thầy Cô đã đem đến cho tôi một hành trang để bước vào đời và trải
nghiệm nhiều điều mới qua công việc thực tập. Ở công ty thực tập tôi có nhiều điều
kiện được tiếp xúc với thực tế, trao đổi kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc cho
bản thân và tôi học được rất nhiều điều về văn hóa trong doanh nghiệp và chính điều
đó giúp tôi làm quen với môi trường làm việc trong doanh nghiệp được tốt hơn.

Về phía Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta, tôi xin chân
thành cảm ơn Ban Lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện giúp cho tôi có cơ hội thực tập
tại công ty, đồng thời tôi xin cảm ơn đến các Cô Chú, Anh Chị ở Phòng Xuất Khẩu
08 và đặc biệt là chị Minh Tiến – Trưởng Phòng Xuất Khẩu đã hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình cho tôi trong thời gian qua.

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh –
Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM, đặc biệt là Cô Trần Thị Trang và Thầy Lê
Nguyễn Thành Đồng. Thầy và Cô đã hướng dẫn tôi rất chi tiết để hoàn thành bài khóa
luận này qua các buổi họp mặt với lớp và cả những buổi gặp riêng để tôi có thể chỉnh
sửa và hoàn thiện đề tài khóa luận được tốt hơn.

Tôi kính chúc Ban Lãnh đạo cùng các Cô Chú, Anh Chị ở Phòng Xuất Khẩu
08 dồi dào sức khỏe, tích cực trong công tác và luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc,
công ty sẽ liên tục phát triển vững mạnh và là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu trong sự phát triển kinh tế nước nhà.

Sinh viên thực hiện
Ký tên

Lê Nhật Tuấn

v

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………

MSSV :
…………………………………………………………
Khoá :
…………………………………………………………

1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Đơn vị thực tập

vi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………

MSSV :
…………………………………………………………
Khoá :
…………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

Giảng viên hướng dẫn

vii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………
x
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG ……………………………………………………….. xiii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH …………………… xiii
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………
1
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………………….
1
2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………………..
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………..
2
4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………….
3
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp …………………………………………………………………….
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
XUÁT KHẨU ………………………………………………………………………………………………
5
1.1 Hợp đồng xuất khẩu ………………………………………………………………………………
5
1.1.1 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu
………………………………………………………….
5
1.1.2 Vai trò của hợp đồng xuất khẩu đối với nền kinh tế thị trường
………………
5
1.1.3 Yêu cầu chung về hợp đồng xuất khẩu
……………………………………………….
5
1.1.4 Nội dung của hợp đồng xuất khẩu ……………………………………………………..
6
1.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa …………………………………….
10
1.2.1 Làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của nhà nước ……….
10
1.2.2 Chuẩn bị bước đầu khâu thanh toán …………………………………………………
11
1.2.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
………………………………………………………
11
1.2.4 Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu …………………………………………………………..
12
1.2.5 Thuê phương tiện vận tải ………………………………………………………………..
13
1.2.6 Mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu …………………………………………………..
13
1.2.7 Làm thủ tục hải quan ……………………………………………………………………..
13
1.2.8 Giao hàng xuất khẩu bằng đường biển ……………………………………………..
14
1.2.9 Thanh toán ……………………………………………………………………………………
15
1.2.10 Khiếu nại
…………………………………………………………………………………….
15
1.2.11 Thanh lý hợp đồng ……………………………………………………………………….
15
viii

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………………..
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG XUẤT KHẨU GỪNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ CÔNG
NGHIỆP VIỆT DELTA ……………………………………………………………………………..
16
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta …………….
16
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………………………
16
2.1.2 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của công ty …………………………………..
17
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động ………………………………………………………………………..
18
2.1.4 Cơ cấu tổ chức tại công ty ………………………………………………………………
19
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh …………………………………………………………
21
2.2 Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng tại công ty
TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta …………………………………………………
24
2.2.1 Xin giấy phép xuất khẩu …………………………………………………………………
24
2.2.2 Chuẩn bị bước đầu khâu thanh toán …………………………………………………
25
2.2.3 Chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu ………………………………………………………
26
2.2.4 Kiểm tra hàng xuất khẩu
…………………………………………………………………
28
2.2.5 Thuê phương tiện vận tải ………………………………………………………………..
29
2.2.6 Mua bảo hiểm hàng hóa
………………………………………………………………….
31
2.2.7 Thực hiện thủ tục hải quan ……………………………………………………………..
32
2.2.8 Xin giấy chứng nhận xuất xứ
…………………………………………………………..
35
2.2.9 Giao hàng xuất khẩu ………………………………………………………………………
36
2.2.10 Lập bộ chứng từ thanh toán và nhận tiền từ người mua
…………………….
37
2.2.11 Giải quyết khiếu nại trước và sau khi giao hàng ………………………………
37
2.2.12 Thanh toán cho nhà cung ứng
………………………………………………………..
38
2.3 Đánh giá thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng tại
công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta ……………………………………..
38
2.3.1 Ưu điểm ……………………………………………………………………………………….
38
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
…………………………………………………………………
39
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………………..
44
ix

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GỪNG TẠI
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT DELTA
…………….
45
3.1 Một số dự báo về cơ hội và thách thức khi xuất khẩu Gừng sang thị trường Hàn
Quốc vào năm 2016
…………………………………………………………………………………..
45
3.2 Định hướng phát triển công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta..
46
3.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Gừng tại công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Detla ………………………..
47
3.3.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện nguồn nhân lực …………………………………………..
47
3.3.2 Giải pháp 2: Ổn định nguồn hàng thu mua
………………………………………..
49
3.3.3 Giải pháp 3: Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ………………………………………..
51
3.3.4 Giải pháp 4: Hoàn thiện khâu khai báo hải quan
………………………………..
53
3.3.5 Giải pháp 5: Thanh toán cho nhà cung ứng
……………………………………….
55
3.4 Kiến nghị ……………………………………………………………………………………………
57
3.4.1 Cơ quan Nhà nước …………………………………………………………………………
57
3.4.2 Cơ quan Hải quan ………………………………………………………………………….
57
3.4.3 Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta
………………………….
58
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 …………………………………………………………………………..
59
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..
61
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………..
64
PHỤ LỤC 1 ……………………………………………………………………………………………..
64
PHỤ LỤC 2 ……………………………………………………………………………………………..
80
PHỤ LỤC 3 ……………………………………………………………………………………………..
81
PHỤ LỤC 4 ……………………………………………………………………………………………..
82

x

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
AEC
ASEAN Economic
Community
Cộng đồng kinh tế
ASEAN
B/L
Bill of Lading
Vận đơn đường biển
CBM
Cubic meter
Đơn vị đo khối lượng
(M3)
Cel
Celcius
Nhiệt độ C
C/I
Commercial Invoice
Hóa đơn thương mại
CIF
Cost, Insurance and
Freight
Tiền hàng, bảo hiểm và
cước phí
CNF/CFR/C&F
Cost and Freight
Tiền hàng và cước phí
C/O
Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
Cont
Container
Hệ thống vận chuyển
hàng hóa đa phương
thức sử dụng các
container
Công ty Việt Delta
(Việt Delta)
Viet Delta Industrial Co.,
Ltd
Công ty TNHH Sản xuất
và Công nghiệp Việt
Delta
CY
Container yard
Bãi chứa Container
D/A
Documents against
acceptance
Nhờ thu trả chậm
Deg
Degree
Điểm
D/P
Documents against
payment
Nhờ thu trả ngay
DTGCHP

Đầu tư – Gia công Hải
Phòng
FCL
Full Container Load
Hàng đủ xếp nguyên
container
xi

Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
FO
Free Out
Miễn trách nhiệm và chi
phí dỡ hàng cho chủ tàu
FPA
Free from Particular
Average
Điều kiện bảo hiểm tổn
thất chung, miễn tổn thất
riêng
Ft
Feet
Đơn vị đo Container
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định Thương mại
tự do
G.W
Gross Weight
Trọng lượng thực tế
HQCK

Hải quan cửa khẩu
ICC
The International
Chamber of Commerce
Phòng Thương mại Quốc
tế
ICC (B)
Institute Cargo Clauses
(B)
Điều khoản bảo hiểm
hàng hóa (B)
KCS

Bộ phận kiểm tra chất
lượng sản phẩm
KVGS

Khu vực giám sát hải
quan
Lbs
Pounds (1 Pound = 0,454
kilograms)
Đơn vị đo khối lượng
L/C
Letter of Credit
Tín dụng chứng từ
LCL
Less than Container Load
Hàng lẻ hay hàng consol
LNST

Lợi nhuận sau thuế
MSDS
Material Safety Data
Sheet
Chỉ dẫn an toàn hàng
hóa (hóa chất)
NIL
None
Không có gì để khai (giá
trị trống hoặc rỗng)
NK

Nhập khẩu
NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ
xii

Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
N.W
Net Weight
Trọng lượng tịnh
P/L
Packing List
Phiếu đóng gói hàng hóa
PLS

Hệ thống danh mục quản
lý các loại thuốc bảo vệ
thực vật chưa được đăng

QĐ-BTC

Quyết định Bộ Tài chính
RFHC
Reefer Integral High cube Container lạnh và cao
Tập đoàn Khayat
(Khayat)
Khayat Trading Corp
Tập đoàn Thương mại
Khayat
TM

Thương mại
TMĐT

Thương mại điện tử
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh
TPP
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương
T/T
Telegraphic Transfer
Chuyển tiền bằng điện
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam
VFA
Vietnam food Association
Hiệp hội lương thực Việt
Nam
VKFTA
Vietnam Korea Free
Trade Agreement
Hiệp định Thương mại
tự do giữa Việt Nam và
Hàn Quốc
WTO
World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại thế
giới
XK

Xuất khẩu
XNK

Xuất nhập khẩu
xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty từ năm 2012-2015 …………………
21
Bảng 2.2: Mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2012-2015 ………….
22
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2013-2015
……………..
23

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn tại công ty Việt Delta năm 2014
và 2015 (Đơn vị: %)
……………………………………………………………………………………..
20

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hành chính công ty Việt Delta ………………………………….
19
Sơ đồ 2.2: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng tại công ty TNHH
Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta ……………………………………………………………….
24
Sơ đồ 2.3: Quy trình chuẩn bị mặt hàng gừng của công ty Việt Delta …………………
27
Sơ đồ 2.4: Quy trình thuê tàu chợ cho mặt hàng gừng ………………………………………
30
Sơ đồ 2.5: Quy trình khai báo hải quan mặt hàng gừng theo phương pháp thủ công
tại cảng Hải Phòng ……………………………………………………………………………………….
34

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam bao đời nay trải qua muôn vàn sóng gió thăng trầm
nhưng với mong muốn chinh phục thử thách, không ngại khó khăn và với tinh thần
tự lực kiên cường đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam có được như ngày hôm nay. Kinh
tế Việt Nam 2011-2015 trải qua một thời kỳ gọi là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch
sử vì kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu
tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

“Chi tiết là giai đoạn 2011-2012 nền kinh tế Việt Nam liên tiếp sụt giảm, từ
mức 6,42% năm 2010 xuống còn 6,24% trong năm 2011và 5,25% trong năm 2012.
Từ năm 2013 cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho
nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới,
kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá
trong năm 2015, ước đạt 6,68% vượt 0,48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra”
(Tính toán số liệu của Tổng cục Thống kê, 2015).

Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề ta cần tập trung nghiên cứu vào sự tăng
trưởng của nhiều lĩnh vực. “Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6 năm
2015 ước đạt 2,6 tỷ USD đưa giá trị xuất khẩu của ngành 6 tháng đầu năm 2015 lên
14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Điển hình là giảm mạnh 16% ở
thị trường lớn nhất là Mỹ (29,07%)” (Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2015).

Xuất khẩu mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã quá quen thuộc và gắn bó ở một
nước có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam với những vùng đồi thấp, đồi núi, miền
cao nguyên và cả những cánh rừng rậm. Nước ta năm 2015 mặc dù kim ngạch xuất
nhập khẩu Nông, Lâm, Thủy sản giảm nhưng vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng
vì nước ta xuất khẩu sang nhiều nước trong một thời gian rất dài. Ngoài ra Gừng là
mặt hàng gia vị thuộc ngành nông sản vừa là mặt hàng tiềm năng lại từng bước khẳng
định vị trí quan trọng đó.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết
ngày 05 tháng 05 năm 2015 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 20 tháng 12 năm 2015.
“Tính lũy kế đến ngày 20 tháng 10 năm 2015, có 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản dẫn đầu với 4.777
dự án, tổng vốn đầu tư đạt 43,6 tỷ USD” ( Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015).
2

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (2015): “Việt Nam là đối tác FTA
đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với chủng sản phẩm nhạy cảm trong
nước như: tỏi, gừng, mật ong, khoai lang,…. Đây là một lợi thế cạnh tranh của Việt
Nam so với một số nước xuất khẩu nông sản khác trong khu vực. Những năm qua mặt
hàng gừng, tỏi được chính phủ Hàn Quốc bảo hộ rất cao từ 241-420% nhưng thông
qua hiệp định này, chính phủ Hàn Quốc đã cắt giảm mạnh mẽ thuế suất này cho Việt
Nam”. Gừng cùng với các mặt hàng như tỏi, mật ong có thể tạo nên những bước tiến
mới để giúp lấy lại kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị giảm và giúp tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu hơn nữa trong tương lai.

Cùng với các công ty xuất khẩu Gừng trong nước, công ty TNHH Sản xuất và
Công nghiệp Việt Delta cũng đang gấp rút chuẩn bị công tác xuất khẩu mặt hàng
gừng sang Hàn Quốc. Bài khóa luận tốt nghiệp với tiêu đề: “Quy trình tổ chức thực
hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng tại công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt
Delta” với mong muốn tìm ra được một số điểm hạn chế vẫn còn tồn tại trong công
tác thực hiện quy trình xuất khẩu Gừng đến một số nước trước đây. Kiến nghị cũng
như đề xuất đến các cơ quan chức năng một số giải pháp giúp khắc phục hạn chế
nhằm chuẩn bị cho công tác xuất khẩu Gừng sang Hàn Quốc một cách hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Nắm bắt thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng và
các chứng từ liên quan tại công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta.

Phân tích được ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân khi tiến hành hoạt động
xuất khẩu Gừng tại công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình tổ chức thực hiện
hợp đồng xuất khẩu Gừng.

Vận dụng lý thuyết về tổ chức quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu và căn
cứ vào tình hình thực tế tại công ty để đưa ra giải pháp hoàn thiện, nâng cao
quy trình xuất khẩu Gừng của công ty trong thời gian tới.

Tìm hiểu cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu Gừng
sang Hàn Quốc khi hiệp định VKFTA có hiệp lực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng.
– Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta tại
TP. HCM.
3

4. Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận: “Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng tại
công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta” đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:

Phương pháp quan sát gián tiếp thông qua việc nghiên cứu các chứng từ hồ sơ
về quy trình xuất khẩu Gừng vào cuối năm 2014 và quan sát ngụy trang có cấu
trúc dưới vai trò sinh viên thực tập để tìm hiểu cách thức nhân viên ngoại
thương tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu.

Phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách dùng các nguồn thông tin phụ từ các
bộ, ban, ngành và các cơ quan chức năng.

Phương pháp diễn giải nhằm lý giải các dữ liệu, các con số của bảng số liệu,
các sơ đồ và biểu đồ.

Phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu từ Phòng Kế toán và Phòng Xuất khẩu
08 của công ty.

Phương pháp chuyên gia từ Giám đốc công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp
Việt Delta và nhóm chuyên đề gồm các Anh, Chị trong Bộ phận Xuất khẩu 08.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa các lý thuyết đã học cũng như các lý
thuyết nghiên cứu từ tài liệu của công ty.

Phương pháp ngoại suy xu hướng nhằm dự báo trong tương lai bằng cách suy
trực tiếp từ xu thế phát triển công tác xuất khẩu gừng hiện tại.
– Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm về quy trình tổ chức thực hiện
hợp đồng xuất khẩu Gừng.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Giới thiệu khái quát các khái niệm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu và chi
tiết các bước trong một quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, các
công việc cần làm và mối liên quan giữa các bước trong một quy trình.

Chương 2: Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Gừng tại công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta

Giới thiệu về công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt Delta. Tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty và phân tích thực trạng quy trình tổ chức thực hiện
hợp đồng xuất khẩu Gừng qua đó đánh giá được ưu và nhược điểm, nguyên nhân
trong quy trình.
4

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình tổ
chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Gừng tại công ty TNHH Sản xuất và Công
nghiệp Việt Delta.

Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới. Củng cố, đề xuất một số giải
pháp khắc phục nhược điểm của quy trình, kết quả dự kiến và một số kiến nghị đến
Nhà nước, cơ quan Hải quan và đồng thời kiến nghị đến công ty.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng do sự hiểu biết còn chưa sâu rộng
nên bài khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong
nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét của Thầy Cô cũng như Ban lãnh đạo công ty để
bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
XUÁT KHẨU
1.1 Hợp đồng xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu

Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng vượt ra khỏi biên giới của một quốc
gia nhằm chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa sang người mua ở quốc
gia khác. Hợp đồng xuất khẩu còn quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
1.1.2 Vai trò của hợp đồng xuất khẩu đối với nền kinh tế thị trường

Đối với nền kinh tế thị trường, hợp đồng xuất khẩu có các vai trò sau:


Giữ vị trí chủ đạo trong bộ chứng từ xuất khẩu. Ràng buộc quyền và nghĩa vụ
hai bên khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế.

Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển qua đó tạo việc làm cho người lao
động. Hiệp định TPP, FTA, AEC được ký kết gần đây cho thấy hợp đồng xuất
khẩu còn giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế.

Khẳng định vị thế của hàng hóa trong nước trên thị trường thế giới. Hợp đồng
xuất khẩu còn là cầu nối liên kết giữa các quốc gia với nhau thể hiện tinh thần
hữu nghị giữa hai nước đồng thời khuyến khích hoạt động xuất khẩu.
1.1.3 Yêu cầu chung về hợp đồng xuất khẩu
– Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc dựa trên các nguồn
luật để làm điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp bao gồm các luật sau:
+ Luật của nước người mua, nước người bán.
+ Các luật, tập quán liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
+ Luật Thương mại của Việt Nam ban hành ngày 16/04/2005 và các văn
phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật Thương mại 2005.
– Điều kiện chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp

Chủ thể của hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện các điều khoản của
hợp đồng. Khi xác định điều kiện chủ thể của hợp đồng thì cần phải xem xét dựa trên:
+ Chủ thể của hợp đồng là các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và
có quyền kinh doanh xuất khẩu.
+ Bên ký kết hợp đồng phải là thương nhân đại diện hợp pháp cho mỗi
bên. Trường hợp người khác ký phải có giấy ủy quyền hợp lệ bằng văn
bản của người đại diện hợp pháp.
6

– Điều kiện hình thức của hợp đồng xuất khẩu phải hợp pháp

Tại Việt Nam, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có giá
trị pháp lý khi tuân thủ theo luật thương mại Việt Nam năm 2005, cụ thể là:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc
các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

+ Các hình thức như Thư từ điện tử, Fax, Telex cũng được coi là văn bản.
Tất cả những sửa đổi, bổ sung về hợp đồng đều phải được lập bằng văn
bản, mọi sự thỏa thuận bằng miệng đều không có giá trị pháp lý.
– Điều kiện nội dung của hợp đồng phải tuân thủ pháp luật

Trong hợp đồng không chứa đựng bất cứ nội dung nào trái với pháp luật hiện
hành của nước người bán, nước người mua và trái với tập quán buôn bán quốc tế.
Việc trái pháp luật có thể vô hiệu hóa hợp đồng dù hai bên đã ký kết với nhau. Nội
dung chủ yếu của hợp đồng phải đầy đủ.
– Hợp đồng phải được ký trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện.
1.1.4 Nội dung của hợp đồng xuất khẩu
1.1.4.1 Tên hàng (Commodity)

Tên hàng là đối tượng bán của hợp đồng xuất khẩu có tác dụng giúp các bên
tham gia hiểu đúng tên loại hàng hóa dùng để mua bán trên cơ sở chính xác và ngắn
gọn. Để xác định tên gọi của hàng hóa người ta thường dùng các biện pháp sau:
– Ghi tên thương mại kèm theo tên thông thường và tên khoa học của hàng hóa
– Ghi tên hàng kèm theo mô tả tổng hợp
– Tên hàng kèm theo chất lượng hàng hóa
– Ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất
– Tên hàng thương mại kèm theo năm sản xuất
– Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa
1.1.4.2 Điều khoản phẩm chất (Quality or Specification)

Chất lượng là điều khoản nói lên mặt “chất” của hàng hóa mua bán, quy định
tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất,… của hàng hóa. Xác
định cụ thể phẩm chất của sản phẩm là cơ sở để xác định giá cả. Có các phương pháp
xác định phẩm chất hàng hóa dưới đây:
– Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng
– Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn
– Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật
7

1.1.4.3. Điều khoản về số lượng (Quantity)

Đây là điều khoản quan trọng nói lên đối tượng mua bán, “mặt lượng” của
hàng hóa được giao dịch và liên quan trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên. Theo điều
khoản về số lượng có các phương pháp quy định số lượng như sau:
– Phương pháp quy định dứt khoát số lượng
– Phương pháp quy định phỏng chừng trên cơ sở phương sai
– Phương pháp quy định trọng lượng bao gồm: Trọng lượng cả bì (Gross
weight), trọng lượng tịnh (Net weight), trọng lượng thương mại (Commercial
weight). Gross weight = Net weight + tare (tare là trọng lượng bao bì).
1.1.4.4 Bao bì và ký mã hiệu
– Bao bì

Bao bì là một sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa
đựng nhằm bảo vệ hàng hóa từ nhà sản xuất cho đến nước người mua. Phương pháp
quy định chất lượng bao bì gồm có:
+ Quy định chung : Chất lượng bao bì phù hợp với một phương tiện vận
tải nhất định như : Đường sắt, đường biển, đường hàng không,…
+ Quy định cụ thể theo yêu cầu về vật liệu bao bì, hình thức bao bì, kích
thước, số lớp và cách thức cấu tạo của mỗi lớp, đai nẹp bao bì,…
– Ký mã hiệu

Những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì
bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, vận chuyển,
bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng.
– Nhãn hiệu

Những nội dung thông tin có liên quan về việc sản xuất, hướng dẫn sử dụng
hàng hóa như thế nào. Nhãn hàng hóa thường được các nhà sản xuất in hoặc dán trên
bao bì để hướng dẫn khách hàng sử dụng.
1.1.4.5 Giá cả (Price)

Đây là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương. Điều khoản
giá cả bao gồm các nội dung sau đây:
– Đồng tiền tính giá: Đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng
có thể là nước thứ ba. Người xuất khẩu luôn muốn tính giá bằng đồng tiền ổn
định trong khi đó người nhập khẩu lại muốn tính bằng đồng tiền bị mất giá.
8

– Xác định mức giá: Mức giá cả trong hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế.
– Phương pháp định giá: Giá cố định, giá quy định sau, giá linh hoạt, giá di động.
– Giảm giá (discount): Giảm giá do mua số lượng lớn, thời vụ, tặng thưởng,…
1.1.4.6 Điều khoản giao hàng ( Shipment or Delivery)
– Thời gian giao hàng

Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng. Có ba kiểu quy định thời hạn trong buôn bán quốc tế thường dùng là:
+ Thời hạn giao hàng có định kỳ
+ Thời hạn giao hàng không định kỳ
+ Thời hạn giao hàng ngay
– Địa điểm giao hàng

Địa điểm giao hàng đi và chuyển hàng tới phụ thuộc vào điều kiện thương mại
quốc tế do hai bên mua và bán lựa chọn. Trường hợp hai bên muốn quy định cụ thể
địa điểm giao hàng thì trong hợp đồng phải ghi chi tiết và cụ thể địa điểm đó.
– Phương thức giao hàng: Giao nhận sơ bộ hay giao nhận cuối cùng.
– Thông báo giao hàng: Thông báo trước khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng.
– Một số quy định khác về việc giao hàng như sau:
+ Nếu hàng hóa có khối lượng lớn, có thể quy định cụ thể là:
(1) Giao từng phần – Partial shipment allowed.
(2) Giao một lần – Total shipment.
+ Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện vận chuyển, có thể quy định:
cho phép chuyển tải – Transshipment allowed.
+ Nếu hàng hóa có thể đến trước giấy tờ, thì quy định “vận đơn đến chậm
được chấp nhận” – Stale bill of lading acceptable.
1.1.4.7 Thanh toán (Settlement payment)

Trong mua bán quốc tế, thường dùng nhiều phương pháp thanh toán khác nhau
nhằm thỏa mãn nhu cầu thu được tiền hàng và đảm bảo thanh toán đúng hạn (đối với
người bán) và chiếm dụng tiền hàng mua bán càng lâu càng tốt đối với bên mua. Điều
kiện thanh toán được thể hiện ở các nội dung sau:
– Đồng tiền thanh toán (Currency of payment)

Việc thanh toán tiền hàng được tiến hành bằng đồng tiền của nước xuất khẩu,
của nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba. Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp
9

hoặc không trùng hợp với đồng tiền ghi giá. Nếu không trùng hợp thì phải quy định
tỷ giá chuyển đổi là tỷ giá mua vào hay bán ra, tỷ giá chính thức hay tỷ giá thị trường,..
– Thời hạn thanh toán (Time of payment)

Cần quy định rõ thời hạn thanh toán theo các phương thức như trả ngay
(Immediate payment/ prompt payment), trả trước (Advance payment) hoặc trả sau.
– Phương thức thanh toán (Methods of payment)

Có các phương thức thanh toán phổ biến sau:
+ Thanh toán bằng tiền mặt: Có thể thực hiện đồng bộ hoặc toàn phần.
+ Phương thức ghi sổ
+ Phương thức chuyển tiền
+ Phương thức nhờ thu: Clean collection, D/A (Documents against
acceptance), D/P (Document against payment).
+ Thanh toán thông qua tín dụng chứng từ
– Bộ chứng từ thanh toán (Payment documents)

Bộ chứng từ thanh toán gồm: Chứng từ tài chính và chứng từ thương mại.
1.1.4.8 Bảo hành (warranty)

Bảo hành là sự đảm bảo của người bán về chất lượng hàng hóa trong một thời
gian nhất định gọi là thời gian bảo hành. Nếu người mua phát hiện những khuyết tật
của hàng hóa và khiếu nại người bán thì người bán có nghĩa vụ thay thế hàng hóa mới
hoặc sửa chữa miễn phí cho người mua như chất lượng đã cam kết ban đầu. Việc bảo
hành được xác định theo năm tháng, theo thời gian máy chạy hoặc theo sản phẩm làm
ra. Trong điều khoản bảo hành cần phải thể hiện được hai yếu tố là thời gian bảo hành
(cần quy định rõ ràng) và nội dung bảo hành.
1.1.4.9 Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)

Điều khoản này quy định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện
(toàn bộ hay một phần) do nguyên nhân chủ quan gây ra. Điều khoản này nhằm:
– Làm từ bỏ ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.
– Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra mà không phải yêu
cầu tòa xét xử.

Theo điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại, ta có các trường hợp phạt sau:
– Phạt chậm giao hàng, chậm thanh toán
– Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng
10

1.1.4.10 Bảo hiểm (Insurance)

Thường xuất hiện khi điều kiện thương mại của hợp đồng là CIF hoặc CIP vì
người bán sẽ phải mua bảo hiểm hàng và người mua là người hưởng lợi hàng hóa.
1.1.4.11 Bất khả kháng, miễn trách nhiệm (Force majeure)

Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng không thể thực hiện
được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang cả 3
đặc điểm: Không thể lường trước được, không thể vượt qua và xảy ra từ bên ngoài.
1.1.4.12 Khiếu nại (Claim)

Khiếu nại là một trong hai cách giải quyết các tranh chấp phát sinh trong ngoại
thương. Bằng cách khiếu nại, các bên tự thương lượng để tìm phương pháp giải quyết.
1.1.4.13 Trọng tài (Arbitration)

Trong tài là một biện pháp dùng cơ quan thứ ba giải quyết tranh chấp giữa hai
bên kí hợp đồng khi các tranh chấp không được giải quyết bằng tinh thần hữu nghị.

Quyết định trọng tài được gọi là tài quyết (Arbitration Award), có hiệu lực
tương đương với phán quyết của tòa án trong một số nước phương Tây.
1.1.4.14 Điều khoản chung (General condition)/ Điều khoản khác (Other
terms)

Đây là điểu khoản cuối được gọi là điều khoản chung, điều khoản thêm vào
dùng để hiệu chỉnh các điều khoản trên, để hợp đồng rõ ràng và hoàn chỉnh hơn.

Nhận xét: Đối với một hợp đồng ngoại thương bắt buộc phải có ít nhất 6 điều
khoản chủ yếu về Tên hàng, Phẩm chất, Số lượng, Giao hàng, Giá cả và Thanh toán.
1.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
1.2.1 Làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của nhà nước

Giấy phép là khâu quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác của
việc xuất khẩu. Thủ tục xin giấy phép ở mỗi nước, mỗi thời kỳ thay đổi khác nhau.

Ở Việt Nam thủ tục xin giấy phép thay đổi theo hướng ngày càng thuận lợi và
đơn giản hơn. Tùy thuộc vào loại hàng hóa mà có thể cần xin giấy phép hoặc không.

Giấy phép từng chuyến hàng do Bộ Thương Mại cấp (chỉ trường hợp hàng
mẫu, quà biếu, hàng triển lãm do Tổng cục Hải quan cấp). Một số giấy phép chỉ cấp
cho một công ty XNK để xuất hoặc nhập một hay một số mặt hàng từ một nước nhất
định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao nhận tại cửa khẩu nhất định.
11

1.2.2 Chuẩn bị bước đầu khâu thanh toán

Thanh toán là khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng xuất
nhập khẩu vì vậy cần thực hiện tốt các bước đầu của khâu thanh toán. Với mỗi phương
thức thanh toán cụ thể sẽ đưa ra các phương thức thanh toán sau:
1.2.2.1 Nếu thanh toán bằng L/C
– Nhắc nhở người mua tiến hành mở L/C. Sau khi nhận được L/C cần phải kiểm
tra cụ thể chi tiết nội dung L/C so với hợp đồng.
– Sau khi kiểm tra L/C xong, nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng, còn
không phù hợp thì thông báo ngay cho người mua và ngân hàng mở L/C, để
tu chỉnh, cho đến khi phù hợp thì mới tiến hành giao hàng.
1.2.2.2 Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu

Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ
thu thì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập
chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để ủy thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền.
Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ và chính xác. Có hai phương thức nhờ thu
là nhờ thu trơn (Clean collection), nhờ thu kèm chứng từ (D/A, D/P).
1.2.2.3 Nếu thanh toán bằng CAD

Khi thanh toán bằng CAD, người bán cần nhắc người mua mở tài khoản tín
thác theo đúng yêu cầu, liên hệ với ngân hàng để kiểm tra: Tên các chứng từ, người
cấp, số bản,… nếu phù hợp thì giao hàng. Cần lưu ý kiểm tra xem mở tài khoản đã
đúng theo yêu cầu, kiểm tra điều kiện thanh toán.
1.2.2.4 Thanh toán bằng T/T (điện chuyển tiền) trả trước

Khi thực hiện thanh toán bằng TT trả trước cần nhắc nhở người mua chuyển
tiền và đúng hạn mới thực hiện giao hàng sau đó chờ đến khi ngân hàng báo “CÓ”
vào tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp thì mới thực hiện giao hàng.
1.2.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu

Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là khâu quan trọng đối với người xuất khẩu. Các
bước thực hiện bao gồm:
1.2.3.1 Tập trung, thu gom, nhận hàng hóa xuất khẩu

Những loại hợp đồng kinh tế thường dùng để huy động hàng xuất khẩu bao
gồm các hợp đồng: Hợp đồng mua đứt bán đoạn, hợp đồng cho đại lý thu mua, hợp
đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng nhận ủy thác xuất khẩu.
12

1.2.3.2 Đóng gói

Những nhân tố cần phải được xem xét gồm có: Điều kiện vận tải, khí hậu, luật
pháp và thuế quan, chi phí vận chuyển, sự an toàn và thẩm mỹ.
1.2.3.3 Ký mã hiệu

Ký mã hiệu là một khâu cần thiết của quá trình đóng gói bao bì nhằm:
– Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận.
– Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
1.2.4 Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Sau khi chuẩn bị hàng xuất khẩu xong và trước khi giao hàng, người xuất khẩu
có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (tức kiểm
nghiệm) hoặc nếu hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra lây lan bệnh
dịch (tức kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật). Đây là nguyên tắc cơ bản trong
các khâu nhằm hạn chế, loại trừ lỗi sai. Nội dung kiểm tra hàng hóa xuất khẩu gồm:
– Hệ thống kiểm tra hàng hóa xuất khẩu được tiến hành ở hai cấp dưới đây:
+ Cấp cơ sở: KCS ở đơn vị sản xuất, thu mua chế biến,… thực hiện có
vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất.
+ Cấp cửa khẩu: Có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cấp cơ sở và
thực hiện thủ tục quốc tế trước khi giao hàng cho tàu.
– Các phương thức kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm nghiệm ở cơ sở: Tổ chức kiểm tra “chất lượng sản phẩm” (KCS)
tiến hành, đóng vài trò quyết định. Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là
người chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hóa.
+ Kiểm nghiệm ở cửa khẩu: Công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
kiểm nghiệm, kiểm tra ở cửa khẩu.
– Quy trình giám định hàng hóa gồm các bước sau:
+ Nộp hồ sơ yêu cầu giám định gồm có:
(1) Giấy yêu cầu thẩm định
(2) Hợp đồng + phụ kiện hợp đồng (nếu có)
(3) L/C và tu chỉnh L/C (nếu có)
+ Cơ quan giám định căn cứ vào vận đơn và L/C để giám định hàng hóa
sau đó tiến hành giám định hàng hóa tại hiện trường.
+ Cơ quan giám định thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận tạm để
làm thủ tục hải quan. Cơ quan giám định cấp chứng thư chính thức.
13

1.2.5 Thuê phương tiện vận tải

Có nhiều phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu như:
Đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường ống, bưu điện. Tùy
trường hợp, người xuất khẩu có thể lựa chọn loại phương tiện vận tải thích hợp và
mỗi phương tiện vận tải có những phương thức thuê khác nhau. Nếu hợp đồng xuất
khẩu quy định điều kiện giao hàng thuộc nhóm C và nhóm D thì người xuất khẩu phải
tiến hành thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải. Nếu hợp đồng quy định
điều kiện cơ sở giao hàng là nhóm E và nhóm F thì người nhập khẩu sẽ tiến hành thuê
phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải.
1.2.6 Mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

Hàng hóa chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất vì thế bảo
hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Cách
thức để lựa chọn bảo hiểm quốc tế là:
– Đối với hàng xuất khẩu căn cứ trên các nội dung sau:
+ Nếu hàng hóa theo điều kiện CIF hoặc CIP thì người bán phải mua bảo
hiểm theo đúng điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong L/C
(nếu có). Nếu trong hợp đồng và L/C không quy định rõ thì người bán
chỉ cần mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu (FPA hoặc ICC).
+ Nếu điều kiện thuộc nhóm D thì người bán phải tự lựa chọn điều kiện
để đảm bảo an toàn hàng hóa và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đối với hàng nhập

Chủ hàng cần mua bảo hiểm khi mua hàng theo điều kiện EXW, FCA, FAS,
FOB, CFR (CNF, C&F) hoặc CPT theo bảo hiểm “open policy”
1.2.7 Làm thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là các công việc mà người làm thủ tục và nhân viên hải quan
thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng hàng hóa khi tiến hành xuất
khẩu. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải làm các công việc sau đây:
1.2.7.1 Khai báo hải quan và nộp tờ khai hải quan

Chủ hàng cần kê khai trung thực các chi tiết về hàng hóa trên tờ khai của Tổng
cục hải quan. Nội dung của tờ khai bao gồm: Loại hàng (hàng mậu dịch, hàng tạm
nhập tái xuất,…), tên hàng, số lượng, khối lượng, trị giá hàng, tên công cụ vận tải,
XK hoặc NK với nước nào,…. Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải
quan được khai báo và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *