11259_Tiểu luận Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và những định hướng phát triển du lịch

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và những định
hướng phát triển du lịch

LỜI CẢM ƠN

Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng đã, đang không ngừng phát triển và
đi lên. Với sự hỗ trợ từ các trang thiết bị dạy học hiện đại các thầy cô đã không
những cung cấp, truyền đạt cho chúng em những kiến thức rộng lớn về du lịch,
mà còn bao gồm cả những kinh nghiệm sống. Các thầy cô đã giúp chúng em tự
tin hơn, không bỡ ngỡ với công việc, cuộc sống sau khi ra trường.
Để bài khóa luận được hoàn thành, em xin được bày tỏ lòng kính trọng và
cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo khoa Văn hóa Du lịch Trường Đại Học
Dân Lập Hải Phòng đã nhiệt tình giảng dạy cho chúng em trong suốt thời gian
học vừa qua, để em có đủ kiến thức lý thuyết phục vụ cho quá trình làm khóa
luận. Đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Th.S Vũ Thị Thanh Hương. Người đã
hướng dẫn chu đáo cho em từ khâu đọc tài liệu, xác định đề tài, viết đề cương
nghiên cứu và sửa chữa những thiếu sót trong bài khóa luận của em. Bên cạnh
đó cô đã tạo điều kiện thận lợi và có nhiều ý kiến quý báu giúp em hoàn thành
khóa luận đúng thời hạn và rút ra nhiều nhận định trong nghiên cứu.
Do nguồn số liệu, tài liệu và khả năng của em có giới hạn nên bài khóa
luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em rất mong nhận được sự góp ý từ
phía thầy cô để em có thể rút ra nhiều bài học quý giá.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Nguyễn Thu Hương

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong
lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo
luôn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội và tâm lý,
đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Trong đó có 6 tôn giáo lớn là
Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành, Hồi giáo với hàng
chục triệu tín đồ. Công giáo là một trong hai tôn giáo lớn nhất ở nước ta
được du nhập từ ngoài vào, đã ít nhiều chịu ảnh hưởng phong tục, tập quán
và bản sắc văn hoá Việt Nam. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận đời sống nhân dân. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng tự do, tín ngưỡng tôn giáo và không tín
ngưỡng tôn giáo.
Nghi lễ và lễ hội bao giờ cũng là những yếu tố quan trọng có tính phổ
biến góp phần tạo thành một tôn giáo. Tôn giáo không chỉ là nơi lưu giữ các giá
trị văn hoá vật thể và phi vật thể mà còn làm cho văn hoá các dân tộc được bảo
tồn. Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người mà tín ngưỡng, lễ
hội Công giáo đã tô đượm cho văn hoá dân tộc nhiều sắc màu. Các cơ sở thờ tự
của Công giáo thường là nơi diễn ra nghi lễ của tín đồ Công giáo, đồng thời
cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá tâm linh. Việt Nam có một nền văn
hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, Người Việt cùng cộng đồng
54 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ
hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín
ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo.Trong đó
lễ hội Công giáo góp phần quan trọng giải yếu tố đơn nguyên văn hóa Công giáo
mà các giáo sĩ ngoại quốc tìm mọi biện pháp duy trì. Nó làm cho tín đồ Công
giáo người Việt Nam thực sự sống đạo bằng tâm linh, nếp nghĩ, lối ứng xử của
mình. Lễ hội Công giáo đã góp phần mở rộng không gian, thời gian thực và ảo
cho mỗi tín đồ, mỗi cộng đoàn tín đồ. Lễ hội Công giáo góp một phần quan
trọng hun đúc đức tin người Công giáo , truyền tải nội dung Công giáo. Nó làm
cho bộ phận cư dân Việt Nam- Công giáo không những được củng cố mà còn
góp phần liên kết cộng đồng cư dân Việt Nam- Công giáo không còn là “ vật lạ”
trong cộng đồng dân tộc.
Chính vì những lí do trên, em đã quyết định chọn để tài: Lễ hội Công giáo
tại Việt Nam và những định hướng phát triển du lịch làm khóa luận tốt nghiệp.

Mục đích của khóa luận là nghiên cứu một số vấn đề về lễ hội Công
giáo tại Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm khai thác giá trị của
văn hóa lễ hội Công giáo và những định hướng phát triển du lịch lễ hội
Công giáo ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là một số vấn đề về lễ hội Công
giáo, đặc biệt là những giá trị của văn hóa lễ hội Công giáo và những định
hướng phát triển du lịch lễ hội Công giáo ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nêu bật những vấn đề
lí luận, đồng thời sử dụng những kết quả từ việc khảo sát thực tế để chứng
minh.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo và kết luận, Bài
khóa luận gồm 3 chương chính:

Chương 1. Công giáo và văn hóa Việt Nam.
Chương 2. Lễ hội Công giáo.
Chương 3. Định hướng phát triển du lịch lễ hội Công giáo

CHƢƠNG 1
CÔNG GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

1.Quá trình hội nhập văn hóa Kitô giáo với các nền văn hóa thế giới
1.1 Tại một số nước Châu Âu
Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa được gọi chung là Kitô giáo. nhưng
khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích, phụng vụ .v.v Ki
tô giáo bị phân chia thành 3 nhánh chính Công giáo, Chính Thống giáo và
Tin lành.
Hội nhập văn hóa Ki Tô giáo chính là các hình thức truyền bá phúc
âm, thực hiện nghi lễ và lối sống đạo sao cho phù hợp với đặc thù văn hóa
một cộng đồng người, văn hóa một quốc gia, trên cơ sở đó mà sản sinh ra
những giá trị văn hóa mới bồi trúc cho văn hóa cộng đồng người, văn hóa
một quốc gia và cả văn hóa Ki Tô giáo, nhưng cả hai đều không mất đi căn
tính của mình thì trong quá trình phát triển Ki Tô giáo đã có những lần hội
nhập văn hóa để thích ứng ngay ở vùng đất mà Ki Tô giáo phát sinh, phát
triển. Đồng thời trong quá trình truyền giáo qua các châu lục, quá trình hội
nhập có diễn ra dù là mức độ có chật hẹp hoặc kết quả nhỏ bé.
Ki Tô giáo phát sinh từ miền đất Tiểu Á, từ Tiểu Á, Ki Tô giáo được
truyền bá, phát triển ra các nước thuộc đế chế La Mã rộng hơn thời cổ đại.
Thời kỳ đầu Ki Tô giáo mang sắc thái văn hóa Châu Á (vì Tiểu Á
thuộc về Châu Á) nên rất gần gũi với các tôn giáo châu Á dù tiểu Á thuộc
sự cai trị của đế chế Rôma.
Việc truyền giáo của đạo Ki Tô ba thế kỷ đầu gặp nhiều khó khăn vì
bị chính quyến cấm đoán và bách hại. Phải từ thế kỷ thứ IV về sau khi mà
Constantinus I, Hoàng đế Rôma bỏ lệnh cấm đạo, lúc đó Ki Tô giáo mới có
điều kiện phát triển. Nhưng ngay cả thời kỳ bị cấm đoán trong quá trình
truyền giáo, phát triển đạo trong đế chế La Mã rộng lớn với một nền văn
hóa phát triển rực rỡ, Ki Tô giáo đã được “ đắm mình” trong đó để “ chịu
phép rửa” của nền văn hóa này.
Trong một công trình nghiên cứu có tựa đề: Thích ứng và hội nhập
văn hóa trong truyền giáo, tác giả Nguyễn Chính Kết có dành một phần để
trình bày việc hội nhập văn hóa tại Tây Phương.
Tìm danh từ để chỉ Thiên Chúa:
Để thích ứng với người Âu châu các giáo phụ đã không dùng những
từ Do Thái như ELSHADDAI hay YAHVEH… để chỉ Thiên Chúa mà
dùng các từ THEOS,DEUS hay DIEU vốn là chỉ các từ chỉ các vị thần
người Âu châu ( Zeus, Jupiter, Hercule…). Các từ này vốn không có nghĩa
là Thiên Chúa như chúng ta hiểu ngày nay. Đây chính là sự thích ứng và
hội nhập.
Thích ứng ngày lễ giáng sinh:
Ngày 25 tháng 12 là ngày người Âu châu thờ thần mặt trời, Ki Tô
giáo chọn ngày này là ngày sinh của chúa Giêsu. Khi mọi người ăn mừng
thần mặt trời thì người Ki Tô hữu ăn mừng chúa ra đời. Theo cách hội
nhập như vậy, ngày đầu tuần người Âu châu kính thần Mặt Trời thì Ki Tô
giáo gọi đó là Ngày của Chúa, Chúa Nhật.
Hội nhập văn hóa trong y phục:
Y phục mà hàng giáo phẩm mặc trong phụng vụ là mô phỏng y phục
của người Rôma, loại y phục xuất phát từ nền văn hóa của dân chúng, để
quen thuộc gần gũi với họ.
Như vậy, truyền giáo phát triển trong đế quốc La Mã, hội nhập với
nền văn hóa này, Ki Tô giáo đã “ Bỏ bộ áo văn hóa Do Thái” – Từ của tác
giả Nguyễn Chính Kết.
Tác giả Nguyễn Chính Kết cho rằng sau khi cởi bỏ bộ áo văn hóa Do
Thái, Ki Tô giáo đã mặc lấy bộ áo văn hóa Âu châu. Một giai đoạn hội
nhập khác của Ki Tô giáo, đó là hội nhập với văn hóa Âu châu, cụ thể hơn
là Tây Âu. Nghi lễ Rôma được Công đồng Trentô (1945-1947) cho xuất
bản có sự kế thừa những phụng vụ cổ kính như Milan, Lyon, Đa
Minh…nhưng đặc biệt là kế thừa những nghi lễ của nước Pháp và Tây Ban
Nha những quốc gia Tây Âu
1.2 Sự thích ứng văn hóa của một số giáo sĩ Công giáo tại một số
nước Châu Á
1.2.1 Nobili ở Ấn Độ
Thừa sai Robert de Nobili (1577-1656), dòng tên đến Ấn Độ năm
1605 và Mandure (miền Nam). Hện diện ở Ấn Độ một thời gian dài,
Nobili đã học tiếng Tamul và tiếng Phạn. Để hòa nhập với nền văn hóa bản
địa, Nobili ăn mặc như một sa môn theo mẫu các nhà tu hành Ấn giáo.
Nobili hòa mình vào lối sống của tín đồ Bà la môn giáo để giảng đạo cho
họ. Phân biệt được những tập tục xã hội và tôn giáo,ngài cho các tân tòng
được giữ thói tục xã hội của giai cấp như búi tóc (Kudumi), dây quàng…
Trong nghi thức rửa tội, ngài bỏ bớt những gì người Ấn Độ khó chịu như
thổi hơi, nước miếng. Nhiều thừa sai đã phản đối Nobili, tố cáo về Rôma,
nhưng giáo hoàng Urbano VIII vẫn chấp nhận thích nghi của ngài. Tuy
nhiên vấn đề hội nhập ở Ấn Độ kết quả đem lại không nhiều.
1.2.2 Matteo Ricci ở Trung Hoa
Matteo Ricci (1552-1610) là linh mục dòng Tên, người Ý, một nhà
truyền giáo nổi bật nhất ở Trung Hoa. Năm 1582 Ricci đến Áo môn. Năm
1589, ông đến Triều Châu truyền giáo, nghiên cứu Tứ thư, Ngũ kinh. Năm
1594, ông ăn mặc quần áo theo kiểu nhà Nho tự xưng là Tây Nho. Năm
1596, ông được cử giữ chức bề trên dòng Tên Trung Hoa. Năm 1598, ông
đến Nam Xương qua Nam Kinh cùng Lễ Bộ Thượng thư Vương Trung
Danh đến Bắc Kinh, sau đó ông còn trở đi trở lại Nam Kinh, Bắc Kinh hoạt
động truyền giáo. Trước tác của ông đáng kể là Thiên học thực nghĩa, Càn
khôn tập nghĩa, Quan vu Ki Tô hội đích tiến nhập Trung Quốc
Đáng kể nhất là cuốn Thiên học thực nghĩa cũng được gọi là Thiên
Chúa thực nghĩa (Bắc Kinh 1603). Đây là một kiệt tác về sự thích ứng lẫn
nhau giữa tư tưởng Đông và Tây. Trong tác phẩm của mình Ricci chứng
minh sự tương đồng giữa Ki Tô giáo và Nho giáo.
Tác giả: Song yong pac (Hàn Quốc) trong bài Sự dung hợp và chỗ
bất ổn của Thiên Chúa thực nghĩa của Matteo Ricci với Nho học viết: Bắt
đầu từ sự giao lưu tư tưởng triết học Đông- Tây có thể nói rằng: “Thiên
chúa thực nghĩa” của M. Ricci (1552-1610) có hai ý nghĩa sau đây:
1) Nó là cuốn sách chuyên môn lần đầu tiên giới thiệu một cách có hệ
thống tư tưởng triết học phương Tây trong thời đại Trung Quốc truyền thống.
2) Phương thức thuyết minh của nó hết sức phù hợp với quan niệm cơ
bản của văn hóa Nho gia, đã phát huy dược sức ảnh hưởng trong phạm vi văn
hóa Nho gia Đông Á, khiến người ta phải chú ý.
Ở một nước mà Nho, Phật, Đạo giáo phát triển, nhưng Ricci chọn
Nho giáo vì thấy nhiều ý niệm của tông giáo này thích hợp để diễn tả sứ
điệp Ki Tô giáo hơn. Trong “ Thiên Chúa thực nghĩa” Ricci chứng minh
rằng: những văn bản nguyên thủy của Nho giáo chưa bị ảnh hưởng của
Phật giáo có những ý niệm về trời, Thượng đế và cuộc sống sau khi chết
rất gần gũi với ý niệm Thiên Chúa và đời sau của Ki Tô giáo.
Như vậy, đến truyền giáo ở Trung Hoa một đất nước có truyền thống
văn hóa lâu đời, nơi sản sinh ra những hệ tư tưởng và tôn giáo lớn như Nho
học, Nho giáo, Đạo giáo, Ricci thấy nếu phủ nhận những hệ tư tưởng và
tôn giáo đó chắc chắn hoạt động truyền giáo sẽ không đạt kết quả. Từ suy
ngẫm như vậy, ông đã tìm cho mình một “ kênh” để hội nhập với nền văn
hóa phát triển rực rỡ của nước này , đó là Nho giáo. Tầng lớp mà ông chú
trọng đầu tiên là giới trí thức.
Song, đáng tiếc, trên địa bàn Trung Hoa lúc đó xuất hiện giáo sĩ
truyền giáo Nicolo Longobardi với chủ trương truyền giáo vào đại chúng,
vào giới bình dân. Hoạt động truyền giáo của Longobardi đi ngược lại Nho
giáo, nhất là cấm thờ kính Khổng Tử và tổ tiên, một tín ngưỡng ăn sâu vào
tập tục Trung Hoa.
Việc không hội nhập với văn hóa Trung Hoa cũng có nghĩa là việc
truyền giáo, phát hiện đạo Ki Tô ở Trung Hoa vì vậy đã gặp khó khăn.

2. Công giáo Việt Nam và quá trình hội nhập
2.1 Quá trình truyền giáo và phát triển của đạo Công giáo ở Việt Nam
Trong tiếng Việt, thuật ngữ Công giáo được dùng dể dịch chữ
καθολικος, Catholica (Catholique), với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ
quát, đạo công cộng đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay
quốc gia nào. Vì thế cộng đồng hoặc đoàn thể Công giáo Việt Nam còn
được gọi là Công đoàn hoặc Cộng đoàn .
Có thể chia quá trình truyền giáo phát triển đạo Công giáo ở Việt
Nam làm 6 thời kỳ.
Thời kỳ từ sơ khai đến năm 1659.
Thời kỳ từ năm 1659 đến năm 1862.
Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1933.
Thời kỳ từ năm 1933 đến năm 1954.
Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975.
Thời kỳ từ năm 1975 đến nay.
Vào thế kỷ XVI, Công giáo (Thiên chúa giáo) truyền vào Việt Nam
do các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau là Pháp. Sự truyền đạo giai
đoạn đầu ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam và tính
không đối đầu của tôn giáo bản địa nhưng sự truyền đạo đạt kết quả không
cao. Sau đó Pháp vận động Giáo Hoàng cho phép độc quyền truyền đạo tại
Việt Nam. Hội truyền giáo Pa-ri được thành lập năm 1660 cùng nhà nước
Pháp tuyển chọn, đào tạo giáo sĩ, cử sang hoạt động ở Việt Nam và một số
nước khác.
Cuối thế kỷ XVIII, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có ba địa phận
(Đàng trong, Đàng ngoài và Tây đàng ngoài) với khoảng 3 vạn giáo dân và
70 linh mục Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, lúc đầu sự truyền giáo được nhà
Nguyễn tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng sau đó thấy những hoạt động
của giáo sĩ vừa truyền đạo vừa phục vụ cho âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp nên nhà Nguyễn đã cấm đạo nhất là từ khi thực dân Pháp bộc lộ rõ ý
đồ thôn tính Việt Nam. Việc cấm đạo gay gắt tạo sự chia rẽ nhất định trong
nhân dân.
Trong hơn 100 năm dưới chế độ thực dân, chúng luôn lợi dụng Công
giáo để xâm lược và duy trì sự thống trị. Chúng luôn lợi dụng Công giáo để
chèn ép các tôn giáo khác gây chia rẽ giữa các tín đồ Công giáo với tín đồ
các tôn giáo khác hoặc với người không có đạo. Dưới ách thống trị của đế
quốc, thực dân, Giáo hội Công giáo được nhiều đặc quyền đặc lợi. Những
tổ chức, giáo sĩ theo chúng được ưu đãi. Tuy thế , giáo hội Công giáo ở
Việt Nam vẫn bị coi là giáo hội thuộc địa. Có thể thấy điều đó rất rõ sau
gần 400 năm truyền đạo vào nước ta, mãi đến năm 1933 mới có một giáo sĩ
Việt Nam được phong làm giám mục.
Do sự thao túng bởi các thế lực bên ngoài, trong cuộc kháng chiến
đánh đuổi đế quốc, thực dân giáo hội đã đứng về phía xâm lược. Năm 1951
Hội nghị các giám mục Đông dương đã họp và đã đưa ra thư chung cấm
người Công giáo tham gia kháng chiến. Năm 1960, Hội nghị các giám mục
miền Nam ra thư mùa chay, nhắc lại thư chung năm 1951 ngăn cản đồng
bào Công giáo tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặc dù vậy, một bộ
phận chức sắc đã dung hoà được quyền lợi của dân tộc với tôn giáo và đông
đảo tín đồ với ý thức dân tộc và lòng yêu nước đã đứng về phía kháng chiến
và đã đóng góp không chỉ vật chất, tinh thần mà còn cả xương máu cho
cách mạng .
Sau 1975, với thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước và những tác động của sự chuyển đổi của
Công đồng Vaticăng II, Giáo hội Công giáo Việt Nam có nhiều sự biến
đổi. Năm 1976, Giáo hoàng phong chức Hồng y đầu tiên cho một Giám
mục Việt Nam. Năm 1980, các Giám mục trong cả nước đã họp hội nghị
để thống nhất đường lối của giáo hội. Hội nghị đã thành lập Hội đồng giám
mục Việt Nam và ra thư chung 1980 với phương châm “sống phúc âm
trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.
Trong những năm gần đây, Công giáo nước ta có chiều hướng phát
triển. Số lượng tín đồ tăng do sự gia tăng dân số tự nhiên và một số tín đồ
khô đạo, nhạt đạo trở lại sinh hoạt. Số tín đồ Công giáo nước ta hiện nay
khoảng 5 triệu, hiện nay đang có cuộc sống ổn định và phấn khởi trước
cuộc đổi mới và chính sách tôn giáo của Đảng đang chăm lo cải thiện đời
sống và tham gia vào các hoạt động xã hội nhân đạo, an ninh trật tự, phòng
chống các tệ nạn xã hội và thể hiện cuộc sống theo phương châm “tốt đời,
đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước”. Tuy nhiên, trong Công giáo còn một số
chức sắc chưa thể hiện rõ được ý thức công dân, không đặt lợi ích của Công
giáo trong lợi ích của dân tộc, muốn hoạt động của Giáo hội nằm ngoài sự
quản lý của nhà nước
Giáo hội Công giáo Việt Nam: gồm 25 giáo phận, mỗi giáo phận do
một Giám mục đứng đầu. Hội đồng Giám mục Việt Nam tập hợp tất cả các
giám mục ở Việt Nam được thành lập năm 1980 chọn đường hướng “sống
phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
2.2 Quá trình hội nhập Công giáo với văn hóa Việt Nam
2.2.1 Chiếc cầu nối giao lưu giữa văn hoá phương Tây với Việt Nam
Đạo Công giáo ra đời ở Trung Á nhưng lại phát triển mạnh mẽ ở châu Âu
và mang đậm văn hoá châu lục này. Bởi vậy khi đến Việt Nam nó trở thành sứ
giả đem văn hoá, văn minh của Âu châu tới nước ta và cũng giới thiệu văn hoá
Việt Nam ra quốc tế.
Thông qua đạo Công giáo, người Việt Nam không chỉ biết đến một tôn
giáo mới với giáo lý khá nghiêm ngặt tạo ra lối sống mới như hôn nhân một vợ
một chồng, cấm rượu chè, cờ bạc bê tha… mà còn có cơ hội được chiêm ngưỡng
những tác phẩm hội hoạ lừng danh như Bữa tiệc ly của Leonard da Vinci, Đức
Mẹ đồng trinh của Rafael, được thưởng thức các bản nhạc bất hủ như Ave
Maria, Holly Night, Jingle bell. Rồi ở giữa những làng quê thanh bình hay thành
thị tấp nập thấp thoáng những kiến trúc lạ mắt của các nhà thờ theo kiểu “gotic”
với những tháp chuông nhọn hoắt vươn lên trời cao hay kiểu “roman” vuông
vắn, khoẻ mạnh. Cùng với tháp chuông là những bộ chuông Tây vang lên những
âm thanh mới và trở thành cảm hứng cho bao nhạc phẩm như Làng tôi của Văn
Cao, Em ơi, Hà Nội-Phố của Phú Quang…
Các giáo sĩ đến Việt Nam truyền giáo thời kỳ đầu, hầu hết được đào tạo
bài bản nên họ có kiến thức khoa học chuyên sâu nhiều lĩnh vực. Năm 1627,
Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đã biếu chúa Trịnh chiếc đồng hồ chạy bằng
bánh xe và tặng chúa cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclide đồng
thời giảng giải cho Trịnh Tráng nghe. Giáo sĩ Badinoti (người Ý) năm 1626
cũng được vời vào phủ chúa để giảng về thiên văn, địa lý và toán học. Các giáo
sĩ Da Coxta, Langerloi đã đưa vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối
Tây y nên được chúa cho mở nhà thương (bệnh viện). Có hai giáo sĩ là J.B
Sanna (người Ý) và S. Piere ( người Bồ) được phong ngự vương dưới thời Minh
Vương. Tại Kẻ Chợ, năm 1627, Đắc Lộ cũng nói tới việc lập một nhà thương ở
Cầu Dền (Cầu Diễn?) để chăm sóc cho người nghèo. Đây có lẽ là cơ sở từ thiện
sớm nhất ở nước ta. Các giáo sĩ cũng phổ biến kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng
bằng khung dệt mang từ nước ngoài về để sản xuất tại dòng Mến Thánh giá Di
Loan (Quảng Trị) và sản phẩm đã được trưng bày tại hội chợ Paris năm 1867.
Công nghệ in của ta trước đây dùng bản khắc gỗ rất lâu công, các giáo sĩ đã du
nhập kỹ thuật in bằng con chữ đúc bằng đồng hay chì tại nhà in Vĩnh Trị (Hà
Nam) thời Giám mục Jacques Longer (1752-1831). Người ta cũng ghi nhận
chính các giáo sĩ đã đưa giống cừu vào Phan Rang để nuôi và linh mục Henry
(thuộc MEP) là người đã đưa cây phi lao về trồng ở xứ Hà Úc (Huế)…
Người Việt trước đây coi trọng nghề nông (dĩ nông vi bản) và xem khinh
buôn bán, thương mại qua các xếp hạng: sĩ, nông, công, thương. Người ta cũng
gọi những người làm nghề thương mại bằng từ khinh miệt: bọn con buôn. Các
giáo sĩ đã giới thiệu cách làm giàu như rẻ mua, đắt bán hay cho vay lấy lãi vừa
phải. Trong cuốn “Bổn dạy những sự kẻ giảng phải biết và giữ về phép rửa tội”
xuất bản thời Giám mục Neez năm 1742 có đoạn viết: “Mùa nào rẻ thóc, rẻ hàng
hãy mua, mùa nào mắc sẽ bán cũng nên… Hay là mua lãi cách này: hãy cho
người nào thật thà 10 quan hay là 100 quan mặc lòng, mà vốn ấy trao cho người
ấy mặc người ấy cầm trọn đời, cùng đời con cái, đời cháu chắt người mặc lòng;
mà một năm nó trả như mười quan là hai quan năm, hay là ba quan lãi: một năm
là 15, 30, chốc ấy cũng nên”
Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam không chỉ làm xuất hiện những lễ
hội mới càng ngày càng được ưa chuộng như lễ Noel, lễ Valentin mà còn xuất
hiện cả cách tính lịch mới theo Dương lịch và tuần lễ 7 ngày, cách ghi nhạc mới
5 dòng 7 nốt, nhiều nhạc cụ “ Tây” và cả cách biểu diễn nhạc hiện đại qua các
bản hoà tấu thánh ca hay các đội kèn đồng (mà ngày nay người ta vẫn còn gọi là
đội kèn Tây). Đạo Công giáo cũng đi đầu trong việc đưa một loại hình thông tin
mới là báo chí với sự ra đời của tờ Nam Kỳ địa phận ra số đầu ngày 26-1-1908
và nhiều nhà báo có nghề như Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của
(1834-1907)… đem lại kiểu làm báo “Tây học”: “ nói viết như thường”. Bởi
trước đây, nhiều tờ báo ở nước ta chỉ là dạng công báo chuyên đăng thông báo,
văn bản của chính quyền cai trị.
Một ý nghĩa nữa không thể không nhắc đến là chính trào lưu tư tưởng tự
do của phương Tây đã thổi vào Việt Nam thông qua nhiều tín đồ Công giáo và do họ
không còn bị ràng buộc bởi ý thức hệ Nho giáo nên đã làm xuất hiện nhiều tư tưởng
cải cách táo bạo như linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874), sĩ phu Đinh Văn Điền ở
Yên Mô, Ninh Bình và đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) mà nhiều kiến
nghị đổi mới của ông ngày nay vẫn mang tính thời sự.
Đạo Công giáo giới thiệu văn hoá, văn minh phương Tây vào Việt Nam
thì nó cũng làm vai trò giới thiệu văn hoá Việt Nam ra thế giới bên ngoài.
Các giáo sĩ khi đến Việt Nam, hàng năm đều phải làm tường trình về
MEP (Missions Étrangères de Paris) hay Roma về tình hình truyền giáo nên họ
có nhiều ghi chép về đất nước, con người ở đây. Nhiều ghi chép của họ là những
tác phẩm nghiên cứu về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, địa lý có giá trị như các tác
phẩm Truyện xứ Đông Kinh của Bunzomi, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài;
Hành trình truyền giáo của A. Rhodes hay các cuốn Địa lý lịch sử Quảng Bình
qua thư tịch triều đình; Di tích lịch sử Quảng Bình; Dinh trấn các chúa Nguyễn
trước Gia Long…của Leopold Cadiere (1869-1965). Các tác phẩm này khi được
giới thiệu ở nước ngoài ví dụ bộ ba Từ điển Việt – Bồ – La; Ngữ pháp tiếng
Việt; Phép giảng tám ngày của A. Rhodes được in ở Roma năm 1651, thế giới
không chỉ biết thêm một chữ viết của người Việt mà còn làm thay đổi nhiều
quan niệm của nước ngoài với Việt Nam, ví dụ quan niệm: “ngoài châu Âu ra thì
toàn là man di, mọi rợ” hay “Trung Quốc là tất cả những gì đẹp đẽ nhất trái đất”.
A. Rhodes đã đặt câu hỏi cho các nhà nghiên cứu ở châu Âu: “Tôi không biết vì
sao đất nước rất xinh đẹp này lại không được biết tới, vì sao các nhà địa lý châu
Âu không biết tên gọi và gần như không ghi trong bản đồ nào cả. Tuy họ chép
đầy đủ tên các nước trên thế giới” . Một số giáo sĩ có những nhận xét khá sắc
sảo về người Việt như Bunzomi, người Ý, đến Đàng Trong ngày 18-1-1615 đã
so sánh người Việt với một số cư dân châu Á như sau: “Họ không nghiêng về
văn chương, tính tình không thâm hiểm như người Tàu. Họ không nghiêng về
quân bị, tính tình không độc ác như người Nhật. Cả về tầm thước cũng không
cao như người Tàu song không thấp như người Nhật. Dễ nghe, dễ tin và nhiều
mê tín nhưng người dân Việt dễ nhận ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tôn như
người Tàu” .
Có những tài liệu của các thừa sai trước đây, bây giờ trở thành những
bằng chứng về chủ quyền biên cương của Tổ quốc như ghi chép của Giám mục
J. Louis Tabert viết trên tạp chí Journal of the Royal Asia society of Bengal
tháng 9-1937: “Quần đảo Panacels mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa
gồm nhiều đảo chằng chịt với những đảo nhỏ và bãi cát mà các nhà hàng hải
khiếp sợ một cách chính đáng do người Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ. Năm
1816, vua Gia Long cắm cờ trên quần đảo này”.
2.2.2 Công giáo hội nhập văn hoá Việt
Trước hết, phải khẳng định không phải sau Công đồng Vaticanô 2, ở Việt
Nam mới diễn ra tiến trình hội nhập văn hoá dân tộc mà ngay từ khi tôn giáo này
du nhập vào Việt Nam. Bằng chứng là những tín hữu đầu tiên ở Thăng Long đã
dùng thể thơ lục bát để ghi lại sự tích trong Kinh thánh. Ngày Tết, các gia đình
Công giáo vẫn dựng cây nêu nhưng phía trên ngọn có thêm hình Thánh giá.
Ngày lễ Lá, người ta dùng lá dừa thay cho lá ôliu…Hơn nữa tiến trình này cũng
có sự hướng dẫn của Giáo hội chứ không phải là hoàn toàn đơn phương, tự phát.
Rõ nhất là bản Monita ad Misinarios (Nhắn nhủ các thừa sai) mà Bộ Truyền
giáo đức tin đã trao cho hai Giám mục tiên khởi là Francois Pallu và Lambert de
la Motte đến Việt Nam năm 1659. Bản Monita viết:
“Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân
chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hoá của họ trừ khi nó hiển
nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô lý và bỉ ổi hơn mang theo cả
nước Pháp, Tây Ban Nha, ý hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân
á Đông chăng? Không phải mang thứ ấy cho họ mà là mang chân lý đức tin, một
chân lý, không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào, cũng không xúc
phạm đến nghi lễ, tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại chân lý ấy
muốn người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác”.
Thứ hai, tiến trình hội nhập văn hoá dân tộc của đạo Công giáo diễn ra
trong thời gian dài với nhiều thăng trầm kể cả xung đột, bi kịch và phải trả giá
khá đắt nhất là giai đoạn dưới triều Nguyễn ở nước ta. Đồng thời, dưới chế độ
thực dân, không phải là thời kỳ thuận lợi để tôn giáo này hội nhập văn hoá dân
tộc. Bởi một trong các điều kiện để hội nhập của đạo Công giáo là phải xây
dựng được đội ngũ giáo sĩ người Việt. Thế nhưng, không ít thừa sai nước ngoài
ngăn cản phong chức linh mục nhất là giám mục cho người Việt. Vì vậy, nếu lấy
năm 1533 như Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi là năm đạo Công
giáo được du nhập vào Việt Nam thì 135 năm sau tức năm 1668 mới có người
Việt đầu tiên là linh mục và 400 năm sau mới có giám mục người Việt đầu tiên
(năm 1933). Còn số lượng cũng rất hạn chế, từ năm 1863 đến năm 1945 chỉ có
153 tu sĩ người Việt được truyền chức linh mục, năm cao nhất là năm 1937 có
10 tân linh mục. Không ít lần chính quyền thực dân Pháp cũng muốn thay đạo
Công giáo Việt Nam bằng đạo Tin Lành và thay cả các cơ sở từ thiện của Công
giáo bằng cơ sở của Nhà nước. Ngày 14-5-1904, Thống sứ Bắc Kỳ Foures đã
báo có với viên Toàn quyền Beau như sau: “Các cơ sở y tế tại các dòng tu phục
vụ rất tốt. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện dân bản xứ vẫn dùng các nữ tu S.
Paul. Tìm các điều dưỡng viên là dân thường đảm nhiệm các công việc ấy cùng
với một mức lương đó là điều rất khó. Bên giáo dục từ lâu nay, các dòng tu đã
mở và điều hành được những trường tốt nhất, có thể nói là duy nhất…Mua lại
các cơ sở ấy, hoặc xây dựng các cơ sở tương đương, thay thế nhân sự các dòng
tu đang phục vụ tại các bệnh viện và nhà trường sẽ đưa đến hậu quả thảm hại
cho ngân sách địa phương. Chính quyền không thể làm được các việc như các
dòng tu đã làm mà còn là gánh nặng ghê gớm đối với tài chính quốc gia” .
Mặc dù trải qua những sóng gió gập ghềnh nhưng với tinh thần dân tộc
của rất nhiều thế hệ người Công giáo, tôn giáo này đã hội nhập được với văn hoá
dân tộc để tạo ra một tôn giáo gần gũi với người Việt từ kiến trúc, nghi lễ, lối
sống đến nghệ thuật, phụng vụ Công giáo.
Bên cạnh các nhà thờ kiến trúc kiểu gotic, roman cũng có rất nhiều nhà
thờ “Nam” mang đậm phong cách dân tộc như nhà thờ lớn Phát Diệm Ninh
Bình) rất gần với kiến trúc đình chùa. Nhà thờ Cam Ly (Đà Lạt) dáng dấp như
ngôi nhà sàn của đồng bào Thượng. Nhà thờ Pleichuet (Gia Lai) lại thiết kế như
ngôi nhà rông của người Jrai, Bahnar… Đồng thời ngay cả các kiến trúc theo
phương Tây như nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ
lớn Hà Nội… người ta vẫn nhận ra bản sắc văn hoá dân tộc qua bàn tay thi công
khéo léo của người thợ Việt. Nhà thờ nào cũng có kiến trúc phụ như núi đá, hồ ao,
cây xanh như vũ trụ thu nhỏ theo triết lý của người phương Đông “thiên địa nhân
nhất thể”. Các bức chạm khắc ở nhà thờ cũng đủ đào, cúc, trúc, mai; long ly, quy,
phượng. Các gian nhà thờ cũng chọn con số lẻ 5,7,9. Còn chỗ ngồi trong nhà thờ thì
chia ra “nam tả, nữ hữu”. Đây là điều chỉ thấy ở Việt Nam.
Quan sát một đám rước của người Công giáo cũng không khác rước làng
bao nhiêu. Cũng trống, kèn, hội bát âm, cờ ngũ sắc. Cũng chú lùn đi kheo, múa
trống. Các ông cũng khăn xếp, áo the. Các bà cũng áo dài tứ thân, nón lá. Có
khác là thêm hội kèn Tây. Nhà người Công giáo bây giờ cũng thắp hương, bày
hoa quả trước di ảnh người quá cố. Tại nhà thờ, tín hữu còn viết lời khấn nguyện
ra giấy và đốt trước tượng ảnh nữa.
Trăn trở với nghệ thuật dân tộc, các hoạ sĩ, nhạc sĩ Công giáo cũng đã
sáng tạo ra nhiều tác phẩm thuộc nghệ thuật thánh được dư luận đánh giá cao
như các bức Madalena dưới chân Thập giá của Lê Văn Đệ, Đức Mẹ Việt Nam
của Nam Phong, Giáng sinh của Nguyễn Gia Trí hay các nhạc phẩm Đêm đông
của Hải Linh, Kinh hoà bình của Kim Long…Qua các tác phẩm đó, hình ảnh
các thánh nhân đã mang vóc dáng người Việt và các làn điệu dân ca từ quan họ
Bắc Ninh trữ tình đến các giai điệu Jarai, Bahnar bốc lửa đều có thể tìm thấy ở
thánh nhạc.
Buổi đầu, các giáo sĩ theo giáo lý tôn giáo độc thần duy nhất vì vậy những
người tiến bộ như Đắc Lộ vẫn coi tất cả các tôn giáo khác là mê tín là tà đạo và
không chấp nhận nghi thức thờ cúng tổ tiên. Nhưng đó là điều khác với truyền
thống văn hoá dân tộc. Bây giờ, đạo Công giáo gọi các tôn giáo khác là “tôn
giáo bạn”. Người Công giáo được kết hôn với người khác đạo. Đây là điều mơ
ước của bao đôi trai gái trước đây:
“Amen, lạy Đức Chúa Trời
Cầu cho bên đạo bên đời lấy nhau”
Tại rất nhiều vùng quê, người Công giáo và không Công giáo sống chan
hoà với nhau mà người ta gọi một danh từ rất hay là “làng xôi đỗ”. Người Công
giáo vẫn đến chùa ngày Phật đản, người không Công giáo lại đến chia vui với
người Công giáo ngày chầu lượt và còn đóng góp cả tiền để sửa nhà thờ nữa.
Một số người vẫn cáo buộc đạo Công giáo phổ biến chữ quốc ngữ làm đứt
đoạn văn hoá dân tộc. Thế nhưng chính các sĩ phu của nhóm Đông kinh nghĩa
thục đã hết sức cổ vũ cho việc học chữ quốc ngữ và coi đó là một kế sách để mở
mang dân trí. Việc bỏ chữ Hán, chữ Nôm không phải lỗi của Công giáo. Từ năm
1910, Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định buộc phải dùng chữ quốc ngữ trong giấy tờ
hành chính và trong thi cử nên chữ Hán và chữ Nôm mai một dần. Nhưng ở
nhiều chủng viện vẫn buộc chủng sinh phải học chữ Hán, chữ Nôm. Kho tư liệu
về chữ Hán Nôm Công giáo để lại ngày nay cũng rất đồ sộ . Nhiều tác giả như
Majorica (1591-1656) đã viết 45 tác phẩm chữ Nôm với 1,2 triệu chữ.
Yêu nước là truyền thống của người Việt. Vì vậy yêu nước cũng là nét
đặc trưng của người Công giáo. Bởi họ đã là người Việt trước khi trở thành tín
đồ. Chính điều này đã tạo ra phong trào yêu nước của người Công giáo ngày
càng sâu rộng. Ngay lúc đạo Công giáo bị cấm, Nguyễn Trường Tộ vẫn trăn trở
dâng lên triều đình 58 bản điều trần những mong nước mạnh để có thể đánh đuổi
Pháp xâm lược. Tiếp đó, nhiều người Công giáo đã theo Phan Bội Châu làm
cách mạng và có người đã phải bị tù đày ở Côn đảo như các linh mục Nguyễn
Văn Tường, Nguyễn Thần Đồng, Đậu Quang Lĩnh. Ngay những ngày đầu tháng
8-1945, nhiều người Công giáo đã ủng hộ cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan
trọng trong Chính phủ, Quốc hội. Trong hai cuộc kháng chiến cũng như công
cuộc đổi mới hiện nay, người Công giáo vẫn chủ trương “ đồng hành cùng dân
tộc”, là công dân tốt và cũng là người Công giáo tốt.
Công giáo Việt Nam ngày nay là sản phẩm của sự giao lưu giữa văn hoá
phương Tây và văn hoá dân tộc. Đây là thành công trong việc mở cửa giao lưu
với quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Điều này, có thể giúp
chúng ta không quá lo lắng khi hội nhập với thế giới hôm nay để có thể vừa
“chớp được thời cơ vàng” nhưng có thể vượt qua “thảm hoạ đen”.
Từ giữa thế kỷ XVI, trên đất nước Việt Nam xuất hiện tôn giáo mới-
Công giáo. Quá trình truyền giáo, phát triển đạo vào Việt Nam, Công giáo
có đặt ra vấn đề hội nhập văn hóa Ki Tô giáo với văn hóa Việt Nam hay
không? Có thể nói về mặt quan phương, Công giáo trước Công đồng
Vatican II (1962-1965) không quan tâm đén các nền văn hóa của dân tộc
mà nó truyền giáo. Vì vậy, Công giáo cũng không quan tâm đến vấn đề hội
nhập văn hóa các dân tộc, trong đó có Việt Nam. “ Hậu quả là nhiều cộng
đoàn Ki Tô giáo tại Á châu sống bên lề những nền văn minh, nơi mà
những cộng đoàn Ki Tô này phải làm chứng cho những giá trị Phúc âm”.
Hội nghị Giám mục Á châu kỳ đại hội tại Manila khi bàn đến vấn đề
hội nhập, trong lời tuyên ngôn có đoạn: “ Chúng tôi phải lấy làm tiếc mà
nhìn nhận rằng, chúng tôi cũng thiếu sót. Chúng tôi đã không thể hiên một
đời sống Ki Tô hữu và không làm cho hội thánh trở thành xa lạ trong quốc
gia chúng tôi”. Từ nhận định trên, Hội nghị giám mục Á châu đi đến quyết
đinh: “ Chúng tôi hứa sẽ phát huy một nền thần học địa phương và làm tất
cả những gì chúng tôi có thể làm được để đời sống sứ điệp của tin mừng
được nhập thể hơn bao giờ hết vào các nền văn hóa phong phú và lâu đời
của Á châu, có thể góp phần phát huy những gì thực sự nhân bản trong nền
văn hóa đó ( Nghị quyết 13).
Như vậy,cho đến tận cuối thế kỷ XX về mặt quan phương giáo hội
Công giáo mới chính thức đưa ra quan điểm và thực hiện “ hội nhập” văn
hóa Ki Tô giáo với văn hóa các dân tộc Á châu, trong đó có Việt Nam.
Trước hết, khi truyền sang Việt Nam, Công giáo đã đóng vai trò là cầu nối
chuyển tải những thành tố của văn minh phương Tây đến văn hoá Việt Nam.
Các giáo sĩ đến truyền giáo ở nước ta lúc đó đều là những người được đào tạo
chính quy trong các chủng viện, đại chủng viện, do đó rất nhiều người có trình
độ uyên thâm và có những cống hiến nhất định trong việc chuyển tải văn hoá,
văn minh tới vùng đất ngoại.
Thứ hai, sự du nhập của Công giáo đã tạo ra một loại hình chữ viết mới ở
Việt Nam, đó là chữ quốc ngữ. Kể từ lúc ra đời cho tới cuối thế kỷ XIX, chữ
Quốc ngữ đã dần dần được hoàn thiện từng bước nhằm phục vụ cho công cuộc
truyền giáo như in kinh bổn và các sách giáo lý. Nó cũng là phương tiện ghi
chép những hoạt động của các giáo sĩ và giáo dân. Như vậy, trải qua hơn hai thế
kỷ sau khi ra đời, phạm vi sử dụng của chữ Quốc ngữ không chỉ hạn chế trong
khuôn khổ nhà thờ và giáo dân.
Đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sĩ đạo
Công giáo đối với văn hoá Việt Nam. Tuy đóng góp này nằm ngoài ý thức chủ
quan của các nhà truyền đạo nhưng nhìn từ góc độ giao lưu văn hóa, với việc tạo
lập một dạng chữ viết có ưu điểm hơn hẳn những dạng chữ viết trước đó, các
nhà truyền đạo đã có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền ngôn ngữ
Việt Nam.
Cùng với việc truyền bá Công giáo, các giáo sĩ đã du nhập vào Việt Nam
rất nhiều thành tựu của kỹ thuật hiện đại phương Tây, trong đó một ngành công
nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam
được các giáo sĩ Thừa sai đưa vào Việt Nam khá sớm: đó là ngành in. Cùng với
việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, sự du nhập công nghệ in hiện đại vào Việt Nam
đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn hoá bản địa những năm đầu thế kỷ XIX,
đặc biệt trên lĩnh vực báo chí.
Không những chỉ làm thay đổi diện mạo văn hoá Việt Nam trên bình diện
chữ viết và báo chí, Công giáo khi du nhập vào nước ta còn góp phần làm đa
dạng hoá kiến trúc ở Việt Nam với sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ
phương Tây. Và đặc biệt, sự du nhập này đã tạo ra một sự giao lưu, hoà quyện
văn hoá hết sức độc đáo.
Lối kiến trúc gôtích với hình tháp nhọn, vòm mái đòi hỏi kỹ thuật xây
dựng khác hẳn với lối kiến trúc truyền thống của người Việt. Qua việc xây dựng
những công trình kiến trúc này, những người thợ Việt Nam có cơ hội được tiếp
cận với kỹ thuật xây dựng của phương Tây: lối trang trí, họa tiết trong nhà thờ
châu Âu như trang trí mặt tiền nhà thờ, trang trí cửa sổ, cửa ra vào, trang trí tháp
chuông, vòm nhỏ hai bên hông và vòm lớn trên cung thánh, nơi đặt tượng Chúa,
tượng Đức Mẹ Maria và các Thánh.
Bên cạnh đó là các nhà thờ theo lối kiến trúc kết hợp Đông -Tây Sự xuất
hiện của nhà thờ Công giáo ở Việt Nam đã du nhập những phong cách kiến trúc
mới, vật liệu xây dựng mới. Trên cơ sở lối kiến trúc phương Tây, người thợ Việt
Nam tài hoa đã tạo ra những kiểu dáng mới, tiêu biểu là loại hình kiến trúc nhà
thờ Nam – một sáng tạo trong kiến trúc Công giáo Việt Nam. Đây được coi là
một tư liệu sống động về sự hội nhập văn hoá.
2.2.3 Giáo sĩ có những hoạt động tích cực để hội nhập văn hóa Việt Nam A
Lịch Sơn Đắc Lộ
Lịch sử hội nhập nghi lễ Công giáo trong văn hóa Việt Nam không
thể không nhắc đến trường hợp A Lịch Sơn Đắc Lộ ( Alexandre de
Rhodes).
A Lịch Sơn Đắc Lộ, người gốc Do Thái, sinh ngày 15-3-1593 tại
nước Pháp, tỉnh Avignon, thuộc hạt Comtat Venaissin, trong một gia đình
vốn nhiều đời quý phái. Tuổi thơ và tráng niên của ông được tắm mình
trong những lâu đài tráng lệ cổ kính và bầu không khí đạo đức ảnh hưởng
lối giáo dục dòng Tên. Ngày 14-4-1612, Đắc Lộ vào nhà tập dòng Tên ở
Rôma. Năm 1618, Đắc Lộ được thụ phong linh mục khi mới tròn 25 tuổi.
Ngay sau khi chịu chức linh mục, giáo sĩ Đắc Lộ được cha bề trên cả dòng
Tên là Vitelleschi truyền lệnh đi truyền giáo ở Viễn Đông.
Ngày 4-4-1619, giáo sĩ Đắc Lộ cùng 5 giáo sĩ dòng Tên khác đáp tầu “
Thánh Têrêsa” rời Lisbon ( Bồ Đào Nha), ghé qua đảo Goa của Ấn Độ một
thời gian, rồi đi ngang qua Malacca ( Malaixia), Áo Môn (Trung Hoa) sau
cùng đến Thuận Hóa ( Việt Nam) cuối tháng chạp năm 1624. Ở Việt Nam
một thời gian dài, khi ra Đàng Ngoài, lúc vào Đang Trong. Cùng với hoạt
động truyền giáo, giáo sĩ Đắc Lộ đã có những đóng góp nhất định trên
phương diện hội nhập văn hóa.
Hoạt động thích nghi và hội nghi lễ Công giáo với văn hóa Việt
Nam của Đắc Lộ trước hết là việc ông học tiếng Việt để truyền bá phúc âm
bằng tiếng Việt. Ông học tiếng Việt “ chăm chỉ như khi học thần học ở
Rôma”.
Nhờ nói được tiếng Việt mà ông có điều kiện học hỏi văn hóa Đại
Việt, tìm ra hướng đi hội nhập, trực tiếp truyền bá Phúc âm bằng tiếng Việt
cho người Việt lĩnh hội.
Việc làm “ Việt hóa” của Đắc Lộ còn thể hiện ông luôn ăn mặc như
người Việt: Áo thụng, quần ta, tóc dài, ông chấp nhận để dân chúng gọi
mình bằng Thầy gần gũi với người Việt về tôn xưng và thuộc về khuôn
mẫu Quân, sư, phụ đáng kính theo quan niệm lúc bấy giờ. Đắc Lộ ứng xử,
giao tiếp với nhà vua, quan lại và bình dân theo phong cách người Việt:
Vào chầu Vua cúi đầu sát đất, dâng đồ lễ vật.
Tiến hành truyền giáo phát triển đạo Công giáo một tôn giáo còn rất
xa lạ với người Việt Nam lúc bấy giờ, Đắc Lộ đã rất cố gắng trong việc
chuyển giữ cho gần gũi với người Việt để họ dễ hiểu mà vẫn giữ được ý
nghĩa thần học. Về gọi tên Thiên Chúa, kế thừa người đi trước, nhưng ông
không theo họ mà đã tìm ra một từ hoàn toàn mới gần với cách hiểu của
người Việt- Đức chúa trời đất về sau giảm lược thành Đức Chúa Trời. Cụm
từ này được ông giải thích rất rõ trong cuốn từ điển Việt- Bồ – La. Nhều
khái niệm của Ki Tô giáo được ông diễn tả bằng những từ tiếng Việt hoàn
toàn mới như: Thiên thần, linh hồn, thiêng đàng, hỏa ngục, tội tổ tông, rửa
tội, xức trán, thày cả, kẻ giảng. Ông cũng biết dụa vào những tiếng Việt có
sẵn, nhưng lại cho nó nghĩa của Ki Tô giáo như: Sinh thì, địa ngục, ma
quỷ, tội lỗi…
Một trong những đóng góp quan trọng của Đắc Lộ về hội nhập là
ông thích nghi những nghi lễ Công giáo với văn hóa Việt Nam. Đó là thích
nghi việc cử hành nghi lễ rửa tội. Đó là thích nghi trong mùa chay và tuần
thánh.
Mùa Chay, mùa Công giáo kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu bị bắt, bị hành
hình. Trung tâm của mùa chay là tuần thánh tưởng niệm sự thương khó của
chúa Giêsu . Để tưởng niệm có kết quả, Đắc Lộ đã chia sự thương khó thành
15 đàng thương khó Chúa Giêsu với các nghi lễ ngắn và các hình thức diễn tả
bằng giọng đọc…
Những hình thức tưởng niệm thánh quan thày xứ họ đạo hoặc một số
lễ trọng Công giáo được tổ chức như hội làng của người Việt không Công
giáo với các cuộc di kiệu rầm rộ, vui văn nghệ, thi kinh bổn …
Để có tài liệu rao giảng, Đắc Lộ đã soạn cuốn Phép giảng tám ngày.
Tiến trình trình bày giáo lý được phản ánh trong 8 bài giảng của Đắc Lộ:
Ba bài đầu nói về việc Chúa tạo dựng trời đất.
Bài bốn nói về nạn hồng thủy và ba tôn giáo ở Việt Nam.
Bài năm và sáu nói về Thiên Chúa Ba Ngôi, ngôi Hai nhập thể và
giảng đạo.
Bài bảy nói về cuộc tử nạn, phục sinh của chúa Ki Tô và sự hiện
xuống của thánh thần.
Bài tám nói về 10 giới răn, thiên đàng, hỏa ngục, bi tích rửa tội.
Trong phép giảng tám ngày, Đắc Lộ cố gắng diễn tả sứ điệp Chúa Ki
Tô vốn là những khái niệm triết học Tây phương nhiều khi xa lạ với người
Việt bằng những quan niệm đang có của người Việt. Dựa vào bậc thang
quan hệ quân, sư, phụ của người Việt, Đắc Lộ đưa ra thần học tam phụ(
cha, cha, cha).
Trong cuốn Phép giảng tám ngày, Đắc Lộ viết: “Bây giờ ta phải hay có
ba đấng bề trên là ba cha, Ta phải thờ ở đấng nào cho nên đấng ấy. Đấng dưới
là cha mẹ sinh ra thân xác ta, đấng giữa là vua chúa trị nước, đấng trên là Đức
Chúa trời đất, làm chúa thật trên hết mọi sự. Có ba đấng này ta mới được
sống được ở”.
Những ngạn ngữ như “ sinh ký tử quy” hoặc thành ngữ “ quê cha đất
tổ” được Đắc Lộ vận dụng vào giảng giáo lý với một nội hàm Công giáo.
Quan niệm của người Việt theo Phật giáo về cuộc sống là “ sống
gửi, thác về” – sinh ký, tử quy được hiểu theo nghĩa khác là về nhà Cha-
lên Thiên đàng.
Hoặc thành ngữ “ quê cha đất tổ” được mang ý nghĩa Công giáo nói
về quê hương đích thực trên đời.
Có thể nói Đắc Lộ là một điển hình về sự hội nhập nghi lễ Công giáo
trong văn hóa Việt Nam.
2.2.4 Những biểu hiện cụ thể của hội nhập nghi lễ Công giáo trong văn hóa Việt
Nam
Mỗi tôn giáo đều có nghi lễ thờ phụng. Nghi lễ được biểu đạt với
các hình thức khác nhau. Như: cúng, bái, niệm, tế, lễ, hát chầu thánh…
Công giáo cũng có những nghi lễ thờ phụng như hát kinh, hát thánh ca, đọc
sách thánh.
Đọc kinh, hát kinh, hát thánh ca là những nghi thức phụng vụ Công
giáo. Nghi thức này có từ lâu đời, ổn định vào ba thế kỷ đầu của Công
giáo.
Vào thời điểm trước năm 1945 ở nhà thờ Công giáo Việt Nam các
nghi lễ do chủ tế thực hiện bằng tiếng Latinh đã hạn chế rât nhiều đến việc
tiếp thụ cảm nhận. Tình hình đó dẫn đến việc xuất hiện một linh mục tên
Vượng, linh mục nhà thờ thành phố Nam Định dựa vào các điệu nhạc
ngoại quốc, viết lời Việt, tạo nên bài hát Việt. Người đương thời lúc đó gọi
là sách hát cha già Vượng. Linh mục đã ấn hành chừng 10 cuốn ca thánh,
mỗi cuốn có chừng trên dưới 20 bài. Thời điểm ấn hành vào khoảng năm
1943. Một điều đáng khâm phục vị linh mục già xứ Nam Định là ông đã
lấy cả nhạc điệu cổ truyền Việt Nam từ lưu thủy đến hành vân, từ điệu
Nam ai đến hát hò…
Việc làm của linh mục Vương được xem như là sự kiện đánh dấu
một thời kỳ mới cho tiến trình thánh nhạc Việt Nam. Ở đó các bài thánh ca
được sáng tác bằng lời Việt, giai điệu được biến tấu từ những làn điệu dân
ca cổ truyền. Có thể xem đó là biểu hiện của sự hội nhập văn hóa.
Sự xuất hiện của nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh đã tiếp bước một cách
vững chắc đường trường thánh nhạc Việt Nam. Từ những bài hát đầu tiên
cuả Nguyễn Khắc Xuyên những bài thánh ca của nhạc đoàn dần dần nhiều
lên với cung thánh 1( 1945) cung thánh 2 (1946) cung thánh 3 (1946) cung
thánh 4( 1949) cung thánh 5( 1949) cung thánh 6 (1949) cung thánh 7 và 8
(1950) cung thánh 9 (1951) cung thánh 10( 1951) cung thánh 11 (1952).
Các cung thánh trên về sau được tuyển chọn gọi là hợp tuyển cũng gọi là
cung thánh 10 gồm 65/ 102 bài. Cùng với sự ra đời của các cung thánh là
sự trưởng thành của những nhạc sĩ sáng tác, và việc xuất hiện những nhạc
đoàn mới như nhạc đoàn Sao Mai ở Bùi Chu, nhạc đoàn Phát Diệm.
Sau năm 1954, di cư vào Nam, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh vẫn tiếp tục
phát huy vai trò với các cung thánh 12, 13, 14, 15… Năm 1975 Lê Bảo
Tịnh cho ấn hành Cung thánh tổng hợp tân biên gồm 174 bài. Một số bài
hát trong “ Cung thánh tổng hợp tân biên” được dựa trên giai điệu dân ca
cổ truyền mà người khéo léo vận dụng là Hùng Lân.
Cùng với thời gian, dòng thánh nhạc Công giáo đã dần dần xác định
được vị trí của mình. Khởi nguyên của nó ban đầu là một sự lai căng,
mượn nhạc Rôma có sẵn đưa lời Việt vào, đến chỗ sáng tác bằng lời Việt.
Đặc biệt các nhạc sĩ Công giáo đã biết kế thừa nền âm nhạc cổ truyền dân
tộc, đưa nội dung kinh thánh vào đó, tạo nên thánh ca mang âm hưởng, tâm
linh người Việt. Đó chính là sự hội nhập văn hóa Công giáo với văn hóa
Việt Nam. Từ sau cộng đồng Vatican II tiến trình hội nhập văn hóa trên
lĩnh vực âm nhạc càng được thúc đẩy mạnh mẽ, nhiều bản thánh ca mang
âm hưởng dân ca các miền, dân ca các dân tộc Việt Nam được ra đời.
Sự xuất hiện của mảng sách Nôm và kinh Nôm( hoặc Việt ngữ) cùng
với những cung sách, giọng đọc một mặt tạo điều kiện cho tất cả các tín đồ
nghe hiểu, cùng tham dự, mặt khác nó truyền tải được tâm linh, lòng sùng
kính của giáo dân đối với Thiên chúa, với Đức Maria và các thánh. Việc
soạn và in ấn một loạt sách Nôm đã cho ra đời một mảng sách mà các nhà
nghiên cứu Công giáo gọi là Nôm đạo. Nôm đạo đóng góp một phần vào
kho tàng Hán Nôm Việt Nam. Việc thể hiện cách đọc sách, đọc (cầu ) kinh
bằng các cung sách, cung điệu khác nhau là một sáng tạo của tín đồ trong
phụng vụ, làm phong phú thêm các hình thức cầu nguyện, lễ lạy trong mỗi
thánh lễ, mỗi mùa phụng vụ. Đó cũng là kế thừa hoặc hội nhập văn hóa
truyền thống Việt Nam, kế thừa hình thức, nghi lễ của các tôn giáo truyền
thống Việt Nam. Ở đó còn có dư âm của các làn điệu dân ca được luyến
láy, ngâm nga với những chữ í i, í ì i, í ì….
Múa hát dâng hoa là một trong những nghi lễ Công giáo gắn quyện
với văn hóa truyền thống Việt Nam. Đó là sự cải biên các làn điệu dân ca,
là mô phỏng các điệu múa dân gian, múa chèo, là xếp chữ hay xếp hình
tượng khi múa hát giống như trò kéo chữ trong lễ hội truyền thống của
người Việt. Vì vậy múa hát dâng hoa vùa mang yếu tố nghi lễ Công giáo,
vừa thấm đượm yếu tố văn hóa cổ truyền.Nếu như hát dâng hoa điệu nhạc
được cải biên từ những làn điệu dân ca các miền đất nước thì múa hát dâng
hoa cũng được biên đạo từ những điệu múa dân gian của người Việt,
thường là mô phỏng những điệu múa trog hát chèo.Con hoa tay cầm chiếc
quạt chèo truyền thống uốn lượn các ngón tay, cổ tay, cánh tay. Bàn chân,
khuỷu chân nhún nhẩy, có lúc chỉ đi bằng năm đầu ngón chân như đi
xuyên đất, nhẹ êm; lại có lúc một chân làm trục để xoay người. Ở những
đoạn lời ca ngừng nhịp hai phách, bốn phách, tám phách là những lúc con
hoa thể hiện nhiều động tác múa, xoay chuyển đội hình ở khu vực dâng

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *