11260_Tiểu luận Lễ hội cầu mùa – nét văn hoá đặc sắc của người Xinh Mun ở Sơn La

luận văn tốt nghiệp

Lễ hội cầu mùa – nét văn
hoá đặc sắc của người
Xinh Mun ở Sơn La

Lễ hội cầu mùa là nét văn hoá đặc sắc, tiêu biểu mang đậm tinh thần cộng đồng
của người Xinh Mun (Sơn La).
Người chủ trì lễ hội là những thầy mo trong
bản. Ảnh: Internet
Sơn La là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có
bản sắc văn hóa riêng, độc đáo và tương đồng. Các dân tộc Sơn La có nhiều lễ hội
như: Lễ hội mợi, lễ kéo si, lập tịnh, lễ hội hoa ban, xên bản, xên mường, xíp xí, cầu
mưa, nào xồng, gieo hạt, kin pang then, gội đầu, xên pang ả, mương a ma,… Trong
số đó phải kể đến nét văn hoá độc đáo trong lễ hội cầu mùa của người Xinh Mun.
Theo quan niệm vạn vật hữu linh, người Xinh Mun tin rằng, các cánh rừng, con
suối… đều có thần linh cai quản. Do vậy khi mùa màng đã thu hoạch xong, năm
nào được mùa, lúa ngô, nuôi được nhiều gà, lợn… người Xinh Mun sẽ đứng ra tổ
chức Lễ hội cầu mùa.
Lễ hội Cầu mùa hay còn gọi là Lễ hội Mương A Ma ở Sơn La không phải là lễ hội
thường niên mà 3- 5 năm mới tổ chức một lần, vào khoảng từ tháng 11 đến tháng
1 âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong và năm đó được mùa, lúa ngô đầy nhà,
nuôi được nhiều gà, lợn…

Lễ hội này bắt đầu có từ bao giờ thì chẳng ai nhớ được, chỉ biết rằng đã qua rất
nhiều đời, người Xinh Mun rất tự hào về nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc nhất của
mình. Đến dự lễ hội cầu mùa dù là chủ hay khách đều được đối xử bình đẳng như
nhau, đều được tham gia vào những sinh hoạt văn hóa tập thể lành mạnh, góp phần
tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống uống
nước nhớ nguồn, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi, hướng người dân theo
những cái thiện, xa rời cái xấu.
Lễ hội thường diễn ra trong 2 ngày
và đứng ra tổ chức, chủ trì lễ hội là
những thầy mo trong bản. Tuy
được tổ chức trong phạm vi gia
đình, nhưng lực lượng tham gia
làm công việc chuẩn bị lễ vật, cỗ
bàn và đặc biệt là lực lượng tham
gia phần hội thì gồm cả bản, từ các
ông, bà già, thanh niên nam nữ, trẻ
nhỏ… mọi người đều tham dự với
tinh thần tự giác, hăng say, nhiệt
tình.
Giống như các lễ hội khác của
người Xinh Mun, Lễ hội cầu mùa cũng gồm hai phần: Lễ và Hội. Phần lễ trang
nghiêm, thành kính, thầy mo thay mặt dân bản cúng tế các vị thần linh phù hộ cho
mưa thuận gió hòa, để lúa sai bông, để ngô mẩy hạt, để lợn gà trâu bò không bị
dịch bệnh, sinh sôi đầy chuồng, để con người khỏe mạnh không bị ốm đau, để bản
mường mãi mãi hưng thịnh…

Lễ hội cầu mùa của người Xinh Mun là một
hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể vun đắp
tình đoàn kết cộng đồng. Ảnh: Internet

Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, trong sự nồng say của men rượu cần, tinh
thần của người dân được thăng hoa, mọi người thả mình theo những điệu múa, trò
chơi dân gian rất vui vẻ, diễn tả hiện thực cuộc sống của cộng đồng dân tộc Xinh
Mun như múa Tăng bu, To luồng, múa kéo thuyền, chơi “to miếng” (đấu võ), chơi
“giắc klsù” (bắt tổ ong)…
Lễ hội Mương A Ma được xem là một nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng
bào dân tộc Xinh Mun, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể góp phần tích
cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng và lưu truyền những nét văn hóa
truyền thống sang các thế hệ kế tiếp.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *