11323_Tiểu luận Trang phục Áo dài – Biểu tượng văn hóa dân tộc Việt

luận văn tốt nghiệp

Trang phục Áo dài – Biểu
tượng văn hóa của dân tộc
Việt

Áo dài không chỉ là một trang phục, mà còn là một nét son trong văn hóa Việt,
chuyên chở nhân sinh quan Việt Nam, một biểu hiện của bản sắc và tinh thần Việt
Nam.
Trang phục Áo dài – Biểu tượng văn hóa của
dân tộc Việt
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, dân tộc Việt Nam gần như phải luôn
chống nạn ngoại xâm để trường tồn và bảo vệ những giá trị truyền thống về văn
hóa, kỷ cương gia đình. Chiếc Áo Dài là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của
dân tộc. Ngoài vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch, cách cấu trúc còn ẩn tàng ý nghĩa dạy
dỗ về “đạo làm người” của tiền nhân. Chiếc Áo Dài còn là thành quả biểu hiện của
bản sắc và tinh thần Việt Nam.
Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, gần trăm năm bị Pháp đô hộ, chiếc Áo Dài đã tiếp
xúc cả hai luồng văn hóa mạnh mẽ của nhân loại, Đông phương (Tàu) và Tây
phương (Pháp). Chiếc Áo Dài đã vượt qua mọi thử thách để trở thành một thứ
“quốc phục”, một biểu tượng của phụ nữ, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
Hay có thể nói, trang phục Áo dài chính là “Quốc hồn” của phụ nữ Việt Nam.

Không chỉ xuất hiện trong các cuộc thi trang phục dân tộc, các
cuộc thi hoa hậu… Áo dài Việt Nam đã xuất hiện trên khắp thể
giới.
Áo Dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao
và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa
kín đáonhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. “Ở đâu có phụ nữ
Việt – ở đó có Áo dài Việt”. Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo
dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Nói
cách khác, đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt Nam .
Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy
ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, Áo Dài mini đã xuất hiện và ngay lập
tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may
rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may
thấp 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi
đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990,

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *