11514_Tư tưởng triết học cơ bản của triết gia Francis Bacon, những ảnh hưởng của nó đến nền văn minh hiện đại

luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Lời Mở Đầu………………………………………………………………………….. 1
CHƯ Ơ NG I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY
LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC PHƯ Ơ NG TÂY CỔ ĐẠI………………… 2
I.
Đặc điểm cơ bản của triết học cổ đại……………………………………………………….. 2
II.
Đặc điểm cơ bản của triết học Trung đại: …………………………………………………. 2
CHƯ Ơ NG II: TRIẾT HỌC PHƯ Ơ NG TÂY THỜI PHỤC HƯ NG –
CÂN ĐẠI – TƯ TƯ ỞNG TRIẾT HỌC CỦA FRANCIS BACON V À
ẢNH HƯ ỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN VĂN MINH PH Ư Ơ NG TÂY …….4
I.
Điều kiện kinh tế- xã hội và đặc điểm của triết học Tây Âu thời Phục hư
ng và
cận đại………………………………………………………………………………………………………. 4
II.
Francis Bacon – Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm ………………………………………… 7
1.
Sơ lư
ợc về tiểu sử của Francis Bacon ………………………………………………….. 7
2.
Một số quan niệm của Bacon về các vấn đề: …………………………………………. 8
a.
Về Bản Chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học …………………………………… 8
b.
Quan niệm về thế giớ
i ………………………………………………………………………… 9
c.
Nhận thức luận và phư ơ ng pháp luận …………………………………………………..11
d.
Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo ……………………………………………….16
III.
Sự Ảnh Hư
ởng của tư

ởng triết học Francis Bacon đến nền Văn Minh
Phư
ơng Tây. ……………………………………………………………………………………………..16
CHƯ Ơ NG III: KẾT LUẬN……………………………………………………… 20
Tài Liệu Tham Khảo…………………………………………………………….. 21
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 1
Lời Mở Đầu
Lịch sử triết học từ thời cổ đại đến nay l à lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong suốt lịch sử chiều d ài lịch sử về triết học thì
có những lúc chủ nghĩa duy vật thắng thế nh ưng có đôi lúc thì chủ nghĩa duy tâm
hoàn toàn áp đảo chủ nghĩa duy vật. Triết học phươ ng Tây trung đại là một triết
học mang đầy tính thần học, kinh viện. Trong thời gian kéo d ài khoảng một ngàn
năm từ thế kỷ thứ IV-XIV là giai đoạn cực kỳ đen tối của xã hội phươ ng tây mà
sách sử gọi là ”đêm trường trung cổ” là một thời kỳ thống trị của Nhà thờ Thiên
chúa giáo.
Sang thế kỷ thứ XV-XVI, ở Tây Âu phong trào Văn hóa Phục Hưng chủ
trươ ng khôi phục và phát triển những giá trị văn hóa thời cổ đại đ ã bị lãn quên.
Với phong trào này cùng với sự biến đổi điều kiện kinh tế- xã hội góp phần đẩy
mạnh sự phát triển của khoa học tự nhi ên. Toán học, cơ học, địa lý, thiên văn
học… đã đạt được những thành tựu đáng kể và đã bắt đầu tách khỏi triết học tự
nhiên. Triết học đã thay đổi đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình, xuất
hiện nhiều tư tưởng triết học mới. Có những tư tưởng đặt nền móng hết sức quan
trọng cho triết học và khoa học sau này. Trong nhiều triết gia thời này thì có triết
gia người Anh Francis Bacon (1561-1626) là ngư ời đặt nền móng cho trư ờng
phái duy vật kinh nghiệm và khoa học thực nghiệm. Triết học duy vật của Bacơ n
đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất
mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội. Lịch sử triết học và khoa học phươ ng
Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của Francis Bacon.
Trong bài tiểu luận này tôi sẽ trình bày và phân tích về những tư tưởng
triết học cơ bản của triết gia Francis Bacon, những ảnh hưởng của nó đến nền
văn minh hiện đại. Bài tiểu luận này được viết dựa vào một số tài liệu tham khảo
và những suy nghĩ nhận xét chủ quan của tôi n ên có thể còn vài điều chưa thật
hoàn thiện, mong các thầy cô và bạn bè có gì thì góp ý.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 2
CHƯ Ơ NG I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP
CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC PHƯ Ơ NG TÂY CỔ ĐẠI
I. Đặc điểm cơ bản của triết học cổ đại
Triết học Hy Lạp cổ đại được coi là đỉnh cao của nền văn minh cổ đại, và
là một trong những điểm xuất phát của lịch s ử triết học thế giới. Nền triết học
này có những đặc điểm sau:
Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ v à phươ ng pháp
luận của giai cấp chủ nô thống trị. Nó l à công cụ lý luận để giai cấp này duy trì
trật tự xã hội, củng cố vai trò của mình.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia r õ ràng giữa các trào lưu,
trường phái duy vật – duy tâm, biện chứng – siêu hình, vô thần – hữu thần.
Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhi ên để tổng
hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới
như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện t ượng xảy ra trong nó.
Triết học Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác
Triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con ng ười.
II. Đặc điểm cơ bản của triết học Trung đại:
Dù chế độ phong kiến trung đại là một bước tiến so với chế độ chiếm hữu
nô lệ cổ đại, nhưng triết học thời kỳ này lại là một bước lùi so với triết học thời
kỳ cổ đại. Nền triết học này nổi bật những đặc điểm sau:
Một là, triết học trung đại là triết học thần học. Trong điều kiện tôn giáo
thống trị mọi mặt đời sống tinh thần của x ã hội thì khoa học và triết học không
thể không bị phụ thuộc vào thần học. Lúc này tín điều của nhà Thờ trở thành cơ
sở cho mọi hành vi hoạt động của con người; thế giới quan bao trùm lên đời sống
tin thần của họ. Triết học trở thành công cụ để chứng minh cho giáo lý Nhà thờ.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 3
Nó phải ”luận chứng” cho niềm tin cao h ơ n lý trí; nó giúp khẳng định vai trò
sáng thế và kiến tạo trật tự xã hội của Thượng đế… Ngoài ra, nó còn là công cụ
tuyên truyển cho trật tự phong kiến, làm cho quần chúng tin vào sự bất bình đẳng
và sự bóc lột trong xã hội là do sự định đoạt sẵn của Đấng bề trên.
Hai là, triết học Phươ ng Tây thời kỳ trung đại mang tính kinh viện xa rời
cuộc sống hiện thực. Triết học chỉ bàn những vấn đề viễn vông, không gắng với
thực tế, và được giảng dạy trong các trường của Nhà thờ.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 4
CHƯ Ơ NG II: TRIẾT HỌC PHƯ Ơ NG TÂY THỜI PHỤC HƯ NG –CÂN
ĐẠI – TƯ TƯ ỞNG TRIẾT HỌC CỦA FRANCIS BACON VÀ ẢNH
HƯ ỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN VĂN MINH PHƯ Ơ NG TÂY
I. Điều kiệ
n kinh tế- xã hộ
i và đặc điểm của triết học Tây Âu thời Phục
hư ng và cận đại.
Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội
phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV – XVI). Tính chất quá độ đó biểu hiện
trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị- xã hội, văn hoá tư tưởng thời
kì này.
Về kinh tế: Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất
nhỏ và các đạo luật hà khắc Trung cổ đã bước vào thời kì tan rã. Nhiều công
trường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp v à các
nước khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhi ên kém phát triển.
Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khoa
học, kĩ thuật. Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện. Với việc sáng
chế ra máy kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc
biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học
đã giúp cho con người có thể sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng
năng suất lao động.
Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, phát hiện ra
châu Mỹ… càng tạo điều kiện phát triển cho nền sản xuất theo h ướng tư bản chủ
nghĩa. Thươ ng mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa các nước được mở rộng;
giao lưu quốc tế được tăng cường, nhờ đó mà các nước phát triển sớm như Anh,
Pháp, Tây Ban Nha… thinhau xâm chiếm thuộc địa để mở rộng việc khai thác thiên
nhiên và thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thươ ng nghiệp,
trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 5
tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, thuyền
buôn… Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Hàng loạt
nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, trở thành người làm thuê cho các công
trường, xưởng thợ. Họ tham gia vào lực lượng lao động xã hội mới, làm hình
thành giai cấp công nhân. Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất
mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy t àn.
Về văn hoá, tư tư ởng: Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, khoa
học kĩ thuật và tư tưởng thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ.
Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ.
Mở đầu là nhà triết học người phía Nam nước Đức, Nicôlai Kuzan (1401-1464).
Tiếp đó là các nhà khoa học – triết học như Nicôlai Côpecnich (1475-1543)
người Ba Lan; Lêôna đơ Vanhxi (1452-1519) – nhà danh hoạ, nhà toán học, cơ
học, kĩ sư người Italia; Gioocđanô Brunô (1548 -1600) người Italia; Galilêô
Galilê (1564-1642) người Italia. Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên có
ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nổi trội h ơ n cả là thuyết nhật
tâm của Nicôlai Côpecnich (1475-1543), nhà bác học vĩ đại người Ba Lan.
Nicôlai Côpecnich đã đứng trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ thuyết
địa tâm do Ptôlêmê (người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một giả thuyết sai
lầm coi quả đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ. Thuyết nhật tâm của
Nicôlai Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học.
Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc cách mạng
trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra.
Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học
duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện v à thần học Trung cổ.
Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm th ường được
biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực
nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Cuối c ùng, sự chuyên chính của
giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung cổ đ ã không ngăn được sự
phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và triết học duy vật – tiền đề cho
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 6
những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp
theo.
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa t ư bản, của khoa
học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nh ưng với những đặc
điểm mới.
Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước
Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai
cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách
mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách
mạng tư sản Pháp (1789-1794). Đây cũng là thời kì phươ ng thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa được xác lập và trở thành phươ ng thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó
tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển m à trước hết là
khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Đặc điểm
của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên – thực nghiệm. Đặc trưng
ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng
tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động th ì
chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết
học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình.
Chính những điều kiện kinh tế- chính trị và khoa học tự nhiên thời cận
đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kì này:
Thứ Nhất, trên bình diện thế giới quan, triết học phục hư ng – cận đại thể
hiện rõ thế giới quan duy vật máy móc, bên cạnh quan điểm tự nhiên thần luận
của giai cấp tư sản.
Thứ hai, trên bình diện nhận thức – phư ơ ng pháp luận, triết học phục
hư ng – cận đại chủ yếu đi tìm phư ơ ng pháp nhận thức mới để khắc phục triệt để
phư ơ ng pháp kinh viện giáo điều, nhằm xây dựng một triết học v à một khoa học
mới có liên hệ mật thiết với nhau hư ớng tới tri thức.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 7
Thứ ba, trên bình diện nhân sinh quan – ý thức hệ, nền triết học thới phục
hư ng – cận đại thể hiện rõ tinh phần khai sáng và chủ nghĩa nhân đạo tư sản. Nó
là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản để tập hợ
p, giác ngộ, hư ớng dẫn quần
chúng thực hiện những hành động cách mạng nhằm cải tạo xã hội cũ và xây
dựng xã hội mới – chủ nghĩa tư bản. Những đặc điểm ấy thể hiện rõ nét trong
quan niệm của một số triết gia, điển hình như B.Xpinôda, Francis Bacon.
T.Hôpxơ , R.Đêcactơ , G.Lamettri, Đ.Điđơ rô, P.Hônbách, G.G.Rutxô.
II. Francis Bacon – Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệ
m
Nếu triết học Tây Âu trung đại bị chi phối bởi chủ nghĩa duy tâm coi trọng
lòng tin tôn giáo, đề cao vai trò của Thượng đế, coi thường lý trí khoa học, hạ
thấp vai trò của con người và tự nhiên…, là công cụ tinh thần của Nhà thờ và nhà
nước phong kiến thống trị con người; thì triết học Tây Âu thời Phục Hưng đã bắt
đầu coi trọng lý trí, để cao con người và giới tự nhiên; về cơ bản, nó là ngọn cờ
lý luận của các lực lượng xã hội tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống lại ý thức hệ
phong kiến lỗi thời, nhằm thiết lập ý thức hệ mới – ý thức hệ tư sản.
Trong số các triết học gia tiêu biểu trong thời kỳ thì triết gia người Anh
Francis Bacon được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật kinh
nghiệm.
1. Sơ lư ợc về tiểu sử của Francis Bacon
Francis Bacon (1561-1626) sinh ra trong một gia đình quý tộc cao cấp, tại
thành phố Luân Đôn. Francis Bacon sinh trong một gia đình quý tộc Anh. Sau
khi tốt nghiệp Trường Đại học Kembritgiơ , ông công tác nhiều năm trong ngành
ngoại giao cho vươ ng triều Xtiua. Mặc dù sống ở nước Anh trước thời kì cách
mạng tư sản, nhưng Francis Bacon là người nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư
sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển của khoa học v à triết học.
Những tác phẩm lớn của ông là Đại phục hồi các khoa học (1605),Công cụ
mới (1620)… là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. C.Mác coi Francis Bacon là ông
tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ
Francis
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 8
Bacon, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn phát triển mới với
những màu sắc riêng.
2. Mộ
t số quan niệ
m của Bacon về các vấn đề:
a.
Về Bản Chất, nhiệ
m vụ của triết học và khoa học
Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Anh, Francis
Bacon đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và triết học và sự
cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng nh ư một nền tảng lý luận của
công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Ông coi đó là một phươ ng tiện cơ bản
nhằm xoá bỏ những bất công xã hội, xây dựng cuộc sống phồn vinh. Khác với
những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Francis Bacon khẳng định phải cải
tạo chính xã hội hiện thực đươ ng thời trên cơ sở phát triển khoa học và triết học
chứ không phải bằng cách tạo ra mô h ình lý tưởng. Ông cho rằng, mục đích của
xã hội là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật và mở
rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người
có thể làm được. Chịu ảnh hưởng của quan niệm trước đây coi triết học là khoa
học của các khoa học, Francis Bacon hiểu triết học theo hai nghĩa. Triết học theo
nghĩa rộng là tổng thể các tri thức lý luận của con ng ười về Thượng đế (học
thuyết về Thượng đế), về giới tự nhiên (học thuyết về giới tự nhiên) và về bản
thân con người (học thuyết về con người); học thuyết về Thượng đế là thần học,
chỉ có bộ phận thần học tự nhiên (tức học thuyết lý giải Thượng đế dưới góc độ
nghiên cứu khoa học, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó) mới thuộc về triết
học, còn bộ phận thần học Thượng đế (tức xem xét Thượng đế dưới góc độ tôn
giáo) thì thuộc về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng…Học thuyết về tự nhiên trong
triết học được Francis Bacon gần như đồng nhất với khoa học tự nhiên, còn học
thuyết về con người thì được coi là nhân bản học. Theo Francis Bacon, khác với
bộ môn lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơ n thuần dựa vào khả năng
trí nhớ hay biểu tượng của con người, triết học và khoa học mang tính lý luận và
khái quát cao. Tư duy triết học là tư duy lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 9
Theo nghĩa rộng, triết học hầu như đồng nhất với tất cả các khoa học, bao
chứa mọi khoa học khác. Theo nghĩa hẹp, triết học l à bộ phận cơ bản nhất trong
tổng thể các khoa học. Đó là nền tảng và cơ sở của mọi khoa học khác, đồng thời
nó đã bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Francis Bacon cho rằng nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa
học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó.
Francis Bacon chỉ ra rằng khoa học mang lại lợi ích cho to àn thể nhân loại chứ
không riêng cho ai. Những quan niệm giản đơ n, hẹp hòi, coi khoa học như là một
nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học bị què quặt đi mà thôi. Bằng khoa học,
con người tiếp cận với thế giới.
Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo x ã hội, Francis
Bacon khẳng định “tri thức là sức mạnh”. Từ đó ông đi đến một một kết luận
mang tính cách mạng đối với người đươ ng thời, coi “hiệu quả và sự sáng chế
thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học”. Muốn
chinh phục tự nhiên thì con người cần phải nhận thức các quy luật của nó, vận
dụng và tuân theo chúng.
b. Quan niệ
m về thế giới
Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, Francis Bacon cho rằng để
lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất l à đủ. Để
giải thích thế giới, ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân của Arixtốt theo
hướng duy vật. Ông xoá bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật và cho rằng,
mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân: hình dạng, vật chất và vận
động. Khác với Arixtốt, ông coi hình dạng của sự vật là cái nằm chính trong bản
thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó; không thể có cái gọi là
“hình dạng của hình dạng” phi vật chất, cũng như “vật chất đầu tiên” phi hình
dạng là không có thực; mọi “hình dạng” đều chỉ là “hình dạng” của vật chất. Cả
ba nguyên nhân “hình dạng”, “vật chất” và “vận động”, thực chất đều là bản tính
của vật chất. Vì thế vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải
thụ động.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 10
Francis Bacon đã có bước tiến rất xa so với các nhà triết học trước đó và
đươ ng thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, giữa
bản chất của sự vật và vận động của nó. Khẳng định vận động l à đặc tính của sự
vật, Francis Bacon cho rằng nhận thức sự vật là nhận thức vận động của chúng.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận xét, Francis Bacon đã hiểu “rằng trong những đặc
tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, không
phải chỉ với tính cách là máy móc và toán học mà hơ n nữa còn với tính cách là xu
hư ớng, sức sống của vật chất”.
Francis Bacon đã tìm cách phân loại các dạng vận động. Theo ông có 19
dạng vận động [Câu truyện triết học]:
1) vận động xung đối;
2) vận động móc nối;
3) vận động giải phóng mà thông qua đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp
lực;
4) vận động, trong đó sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới;
5) vận động liên tục;
6) vận động có lợi;
7) vận động tự hợp lại với quy mô lớn;
8) vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ;
9) vận động từ tính; 10) vận động sản sinh ra;
11) vận động chạy trốn;
12) vận động thức tỉnh;
13) vận động mô tả, ghi nhận;
14) vận động ngoại tuyến;
15) vận động theo xu hướng;
16) vận động hùng tráng;
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 11
17) vận động tự quay;
18) vận động rung động;
19) đứng yên.
Từ đây, có thể thấy rằng, về cơ bản Francis Bacon đã phân loại vận động
theo cảm tính, mô tả, chưa biết phân loại theo cấp độ khác nhau về cấu trúc của
vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận
động cơ học; không thấy được sự phát triển của thế giới vật chất đ ã dẫn đến xuất
hiện những hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc
của vật chất. Tuy nhiên việc coi đứng yên là một dạng vận động ởFrancis Bacon
là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó. Ông cũng
là người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới.
c. Nhận thức luận và phư ơ ng pháp luận
Bêcơ n là người ủng hộ nhiệt thành sự phát triển của khoa học. Ông nói:
“Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học m à không cần phải
tô vẽ và cường điệu, và làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó.”
Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan,
Bêcơ n đồng thời chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con ng ười,
những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt v à nhất thời, mà là
những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức.
Ông gọi chúng là các “ảo tưởng ” (Idola theo tiếng cổ Hi Lạp nghĩa là hình ảnh
bị xuyên tạc). Để nhận thức chân lí và khắc phục được các ngẫu tượng, thì phải
vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Bêcơ n coi học thuyết về các ảo
tưởng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phươ ng pháp luận của mình.
Các ảo tưởng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một
phần có trong bản chất của trí tuệ con ng ười, một phần xuất hiện trong quá trình
lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lí v à nhân cách của
mỗi người. Theo Bêcơ n, “trí tuệ con người tự đặt ra chướng ngại vật và cạm bẫy
cho mình”. Vì các ảo tưởng thường xuyên ám ảnh con người, tạo nên cho nó
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 12
những tư tưởng và ảo ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, nói tóm lại,
cản trở con người xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu”. V ì vậy,
quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng l à
quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình.
Bêcơ n phân loại các dạng ảo tưởng như sau:
Ảo tư ởng loài: nó sinh ra do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí
tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật. Ai cũng dễ d àng gán cho sự vật
những đặc tính của riêng con người. Bêcơ n nói: “Các ảo tưởng loài có cơ sở
trong chính bản thân loài người, bởi vì thật là sai lầm khi khẳng định cảm giác
cảm tính của chúng ta là thước đo sự vật. Ngược lại, tất cả các giác quan cũng
như trí tuệ đều được dựa trên sự tươ ng đồng của con người, chứ không phải dựa
trên sự tươ ng đồng của thế giới. Trí tuệ con người cũng tươ ng tự như chiếc
gươ ng méo, khi nó pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nó
phản
ánh
các
sự
vật
dưới
dạng
bị
xuyên
tạc,
bóp
méo”.
Sở dĩ có loại ảo tưởng này, theo Bêcơ n, là do các giác quan c ũng như trí
tuệ của con người còn chưa được hoàn thiện. Một trong những biểu hiện của ảo
tưởng này là ở chỗ, người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến và suy nghĩ chủ quan
của mình là thước đo tất thảy mọi vật. ảo tưởng loài do vậy rất bền vững. Chúng
ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của ảo tưởng này bằng cách hoàn thiện các nhận
thức của con người như thực nghiệm v.v..
Việc Francis Bacon đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là
hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng, con ng ười thường hay chủ quan, duy ý chí trong
hoạt động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn cái chủ quan
trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải “khách quan thuần tuý” của ông l à
một điều không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các
quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, v ì sự tiến bộ của khoa học.
Ví dụ, vì chiều cao giới hạn của chúng ta, vị trí của chân trời tuỳ theo cái nh ìn
của chúng ta. Tấm hình trái là cái nhìn của người lùn, tấm hình bên phải là cái
nhìn của người cao.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 13
Nói cách khác, chiều cao của chúng ta làm cho chúng ta đọc (hay nhìn) thông tin
thành hình ảnh. Trong thực tại, hình ảnh chỉ là những đơ n vị màu trên máy vi
tính nhưng chúng ta “dịch” sự khác biệt giữa những tấm hình để biểu trưng cho
một thay đổi vị trí người xem trong không gian.
Ảo tư ởng hang động: Ngoài những ảo tưởng đối với cả loài người, thì
mỗi người còn có các đặc tính chủ quan, tâm lí, tính cách đặc th ù của mình làm
xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Chúng c òn xuất hiện do hoàn cảnh
giáo dục của mỗi người cũng khác nhau. Thực chất ảo tưởng hang động chính là
ảo tưởng loài, nhưng biểu hiện ở mỗi người cụ thể ở mức độ và hình thức khác
nhau. Sở dĩ gọi là ảo tưởng hang động vì mượn câu chuyện của Platôn về hang
động, Francis Bacon ví trí tuệ của con người như hang động méo mó của Platôn,
mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngoài. Để hạn chế dạng
ảo tưởng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng
trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể v.v..
Một thí dụ về điều này là chữ bacon. Chữ bacon ai cũng biết vì chúng ta
ăn thịt ba chỉ mỗi ngày (bacon = thịt ba chỉ), nhưng trừ phi chúng ta đọc những
sách Anh ngữ thời Phục Hưng hay đọc nhiều sách về triết lý cổ, chúng ta nghĩ
đến việc thịt ba chỉ cuốn bánh tráng, rau sống h ơ n là một triết gia sống vào thế kỷ
17. Cái sai lầm này là tại kinh nghiệm, một trong những nguy ên nhân sai lầm
trong phươ ng pháp luận Bacon.
Ảo tư ởng thị trư ờng: Nó xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái,
chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 14
biến giáo điều, các tập quán truyền thống, trong đó b ên cạnh nhiều yếu tố tích
cực, cũng chứa đựng không ít những điều lạc hậu. Các ảo tưởng này còn xuất
hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta đôi chỗ c òn chưa thật chuẩn xác. Quan
niệm trên của Francis Bacon có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ.
Một thí dụ rõ rệt về chính trị khi chúng ta đổi mới. Chữ đổi mới khiến
chúng ta liên tư ởng đến cái xấu xa tồi tệ của thời kỳ ch ư a đổi mới. Nó xấu đến độ
chúng ta phải thay đổi. Đồng thời nó gây ảo t ư ởng cái mới tốt hơ n cái cũ. Thực
ra, nếu so sánh thời kỳ cũ và thời kỳ đổi mới, chư a chắ
c cái nào tốt hơ n cái nào.
Ngày nay, chúng ta no đủ hơ n trư ớc như ng bù lại, cái phẩm giá phụ nữ, phẩm giá
con ngư ời ngày càng kém đi.
Ảo tư ởng nhà hát: Đó là những ảnh hư ởng có hại của nhiều học thuyết,
quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý. Phê phán tệ sùng bái
cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Francis Bacon khẳng định “chân lý là
con gái của thời gian chứ không phải của uy tín”. Để t ìm ra chân lý chúng ta
không nên rơ i vào chủ nghĩa hoài nghi luận, như ng cũng không nên giáo điều
trong nhận thức.
Chẳng hạn, ta thư ờng cho rằng cái Thiện luôn thắ
ng cái Ác nh ư ng trong
thực tế, cái ác thư ờng thắ
ng cái thiện vì nó vận dụng toàn lực để thắ
ng trong khi
cái Thiện bị cản trở bởi đạo đức. Trư ờng hợp Nguyễn Việt Tiến là một thí dụ.
Ông ta và phe nhóm ông ta thắ
ng vì không đếm xỉ
a đến dư luận và nguyên tắ
c
đạo đức. Thiện Ác đáo đầu chung hữu báo. Các bạn tự an ủi rốt cuộc Thiện cũng
thắ
ng. Sai lầm nốt. Thiện chỉ
có thể thắ
ng ác một khi Thiện hội đủ yếu tố Thời v à
Thế, bằng không muôn đời Thiện bị khống chế.
Nhìn chung, việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ảo tư ởng của
Francis Bacon còn mang nặng tính trực quan, chủ yếu xét ở khía cạnh nhận thức
luận, vì vậy chư a đư a ra đư ợc các giải pháp khắ
c phục ảo tư ởng một cách hợp lý.
Công lao của ông trong học tuyết vềảo tư ởng là ở chỗ ông đã đặt ra vấn đề cơ sở
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 15
xã hội của quá trình nhận thức; ở chỗ khẳng định quá trình nhận thức sự vật phải
hoàn toàn khách quan, xem xét với tinh thần phê phán, cách mạng chứ không
giáo điều. Những tư tư ởng đó có ý nghĩa to lớn không chỉ
đối với thời đại của
ông mà còn đối với cả hiện nay.
Francis Bacon là một trong những ngư ời đầu tiên nhận thức đư ợc hạn chế
của tam đoạn luận và của lôgic hình thức – cái mà từ trư ớc đến bấy giờ vẫn đư ợc
coi là phư ơ ng pháp nhận thức vạn năng, đồng thời ông là một trong những ngư ời
khởi xư ớng ra tư tư ởng lôgic mới.
Francis Bacon liệt kê, phân tích những phư ơ ng pháp nhận thức cơ bản
đang đư ợc sử dụng phổ biến để từ đó đư a ra một phư ơ ng pháp nhận thức mới cao
hơ n.
Theo Francis Bacon, từ trư ớc đến bấy giờ ngư ời ta chủ yếu dùng hai
phư ơ ng pháp nhận thức là “phư ơ ng pháp con nhện” và “phư ơ ng pháp con kiến”.
Phư ơ ng pháp con nhện là phư ơ ng pháp xuất phát từ vài bằng chứng và cứ liệu
vụn vặt ngư ời ta đã vội vã đư a ra các tiền đề và khẳng định một cách vô căn cứ
về bản chất của sự vật. Phư ơ ng pháp đó chẳng khác gì con nhện chăng tơ , chỉ
trong khoảnh khắ
c đã xong như ng không chắ
c chắ
n. Phư ơ ng pháp con kiến là sự
miêu tả, lư ợm lặt, sư u tầm từng ít dữ kiện về sự vật, như ng rốt cuộc chẳng biết
khái quát, rút ra những kết luận đúng đắ
n trên cơ sở những dữ kiện đó. Phư ơ ng
pháp này chỉ
cho ta hiểu những nét bề ngoài vụn vặt chứ không thể khám phá
đư ợc bản chất đích thực của sự vật.
Để khắ
c phục những hạn chế nói tr ên, Francis Bacon đư a ra “phư ơ ng
pháp con ong”. Bản chất của “phư ơ ng pháp con ong” là từ những tri thức do cảm
tính đem lại chế biến chúng, như con ong biến mật hoa thành mật ong, rút ra
những tri thức mới bằng tư duy lý tính. Phư ơ ng pháp nhận thức tối ư u, theo
Francis Bacon, là phư ơ ng pháp quy nạp. Ông coi phư ơ ng pháp quy nạp là chiếc
la bàn của khoa học. Như ng ông không thoả mãn với những phư ơ ng pháp quy
nạp đã có (quy nạp đầy đủ, quy nạp không đầy đủ). Ông l à ngư ời đầu tiên khám
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 16
phá ra phư ơ ng pháp quy nạp loại trừ, tức phư ơ ng pháp quy nạp mà trong đó có
phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ, đi đến khẳng định bản chất của sự vật.
Nhìn chung, trong vấn đề phư ơ ng pháp luận, Francis Bacon là nhà duy
cảm (mặc dù không cực đoan), thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên thực
nghiệm; là ngư ời có công khởi xư ớng ra tư tư ởng cần thiết phải xây dựng một hệ
thống phư ơ ng pháp luận mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học thời cận
đại.
d. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo
Francis Bacon coi con ngư ời là sản phẩm cuả tạo hoá, do vậy khoa học về
con ngư ời cũng là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan niệm của Arixtốt về con
ngư ời, Francis Bacon chia linh hồn thành các dạng “linh hồn thực vật”, “linh hồn
động vật”, “linh hồn lý tính”. Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở
thực vật và động vật. Trong con ngư ời, linh hồn cảm tính là một dạng chất lỏng,
pha loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo các dây thần kinh, tựa như các
đư ờng ống, tác động lên các giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ
phận linh hồn này có thể bị huỷ hoại cùng cơ thểkhi con ngư ời chết đi. Linh hồn
lý tính có nguồn gốc từ Thư ợng đế. Đó là một khả năng kì diệu mà chúa đã ban
cho con ngư ời, mang tính thần thánh. Vì con ngư ời có cả hai dạng linh hồn nên
con ngư ời vừa rất gần với động vật lại vừa có cái g ì đó siêu phàm, và do đó, bản
chất con ngư ời không cho phép con ngư ời theo lập trư ờng hoàn toàn vô thần.
Con ngư ời cần có tôn giáo để vư ợt qua những lúc con ngư ời mềm yếu, bất lực.
Tôn giáo mang lại cho con ngư ời niềm tin như ng nhà thờ không đư ợc phép dùng
các biện pháp chống lại các nhà vô thần, không đư ợc cản trở các hoạt động khoa
học, nghệ thuật của con ngư ời.
Nhìn chung, quan niệm trên của Francis Bacon thể hiện sự thoả hiệp giai
cấp tư sản Anh thời đó với các vấn đề tôn giáo.
III.
SựẢnh Hư ởng của tư tư ởng triết học Francis Bacon đến nền Văn
Minh Phư ơng Tây.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 17
Ông là ngư ời đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vât kinh nghiệm đòi hỏi
phải xây dựng một triết học mới. Triết học phải l à ”khoa học của mọi khoa học”,
có nhiệm vụ xóa bỏ những sai lầm chủ quan, loại bỏ những niềm tin m ù quáng,
nắ
m bắ
t trật tự của thế giới để xây dựng v à hiểu biết đúng thế giới. Ông đã trở
thành tiếng nói hùng hồn của lạc quan và quyết định của thời Phục Hư ng. Chư a
ai đã là nguồn hứng khởi quan trọng cho các t ư tư ởng gia khác như thế. Đã đành
vua James từ chối đề nghị của ông về việc bảo trợ khoa học, v à nói về tác phẩm
Dụng cụ mới rằng : “Tác phẩm này giống như sự bình an của Thiên chúa, vư ợt
quá mọi tầm hiểu biết “. Như ng những ngư ời khá hơ n, vào năm 1662 sáng lập ra
Hội Hoàng Gia sau này sẽ
trở thành hội đoàn các khoa học gia lớn nhất của thế
giới, đã xem Bacon là gư ơ ng mẫu và nguồn cảm hứng cho họ; họ hy vọng rằng
tổ chức này của Anh quốc sẽ
đư a đến một hiệp hội của toàn Âu châu như cuốn
Tăng tiến tri thức đã chủ trư ơ ng. Khi những bộ óc vĩ đại của phái Tôn Sùng Lý
Trí ở Pháp khởi thảo kiệt tác của tri thức, Bộ Bách Khoa Từ điển, họ đ ã đề tặng
Francis Bacon. Diderot đã nói trong chư ơ ng trình: “Nếu chúng tôi thành công
trong việc này, đây là nhờ phần lớn vào vị Tể tư ớng Bacon, ngư ời đã đư a ra kế
hoạch một bộ tự điển phổ quát khoa học v à mỹ nghệ vào một thời, ta có thể nói,
chư a từng có khoa học hay mỹ nghệ. Thiên tài phi thư ờng ấy, khi ông không thể
nào viết một cuốn lịch sử về những gì biết đư ợc, đã viết một cuốn sách để nói về
những gì cần phải biết”. D´Alembert gọi Bacon l à :” triết gia vĩ đại nhất, phổ
quát nhất, hùng hồn nhất trong các triết gia “. Hội nghị đã xuất bản tác phẩm của
Bacon do quốc gia ra vốn. Tất cả sự nghiệp tư tư ởng Anh quốc đã theo đư ờng
hư ớng triết học Bacon. Hobbes thừa h ư ởng quan điểm của ông để khởi xư ớng
một thuyết duy-vật, Locke theo phư ơ ng pháp quy nạp của ông để lập một nền
tâm lý học thực nghiệm, nhấn mạnh sự quan sát v à loại bỏ khía cạnh thần học và
siêu hình; và Bentham cũng ảnh hư ởng Bacon khi đồng hoá cái hữu ích v à cái
thiện. Bất cứ ở đâu có tinh thần khắ
c phục thay v ì tinh thần cam chịu, ở đó có
ảnh hư ởng Bacon. Ông là tiếng nói của những ngư ời Âu châu đã biến đổi một lục
địa từ một cánh rừng hoang trở thành một mảnh đất của kho tàng mỹ nghệ và
khoa học, đã biến bán đảo nhỏ của họ thành trung tâm thế giới. “Con ngư ời
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 18
không phải là những con vật đứng thẳng, như ng chính là những thần linh bất
diệt”. Bacon bảo “Thư ợng đế đã ban cho chúng ta những linh hồn bằng cả vũ trụ,
như ng chúng ta vẫn chư a thoả mãn dù chiếm đư ợc cả vũ trụ”. Mọi sự đều khả
hữu đối với con ngư ời. Thời gian còn ít, hãy cho chúng ta vài thế kỷ, chúng ta sẽ
chế phục và tái tạo tất cả. Có lẽ
ít nhất chúng ta sẽ
học đ ư ợc bài học cao quý hơ n
cả, đấy chính là con ngư ời không phải cần đánh giặc với ngư ời mà chỉ
cần tuyên
chiến cùng những chư ớng ngại mà thiên nhiên đã đặt để cản ngăn chiến thắ
ng
của mình”. Ta có thể nói không ngoa rằng có ba loại hay bực tham vọng trong
con ngư ời. Loại thứ nhất là tham vọng của những ngư ời muốn bành trư ớng
quyền hạn mình trong xứ sở mình; điều ấy tầm thư ờng và thoái hoá. Loại thứ hai
là tham vọng của những ngư ời nỗ lực bành trư ớng quyền lực xứ sở mình và
thống trị nhân loại, điều này dĩ nhiên có tư cách hơ n song cũng không kém tham
tàn. Như ng nếu một ngư ời nỗ lực xây dựng và bành trư ớng quyền lực và sự
thống trị của loài ngư ời trong vũ trụ thì loại tham vọng ấy rõ ràng là vừa lành
mạnh hơ n, vừa cao quý hơ n hai loại kia”. Định mệnh quả đã khiến Bacon phải bị
dằn vặt giữa những khuynh hư ớng ấy xâu xé nhau để chiếm đoạt linh hồn ông ta.
Tư tư ởng triết học và khoa học mới phải xuất phát từ tinh thần “tri thức là
sức mạnh” và “lý luận thống nhất với thực tiễn”. Với quan niện thực tiễn như
thế, ông đã giúp cho xã hội ích nhiều cho việc mở rộng nền sản xuất c ơ khí và sử
dụng hiệu quả máy móc đã tạo cơ sở thực tiễn vững chắ
c thúc đẩy sự phát triển
nhanh chóng của cơ học trong giai này. Và tư tư ởng tri thức là sức mạnh thì cho
đến thời đại ngày nay giá trị này đã đư ợc chứng minh một cách rõ rành. Tất cả
những nư ớc giàu có thì đều dựa vào nguồn lực tri thức dồi dào của họ.
Với những lý luận về ảo tư ởng thì ông đã chỉ
ra cho chúng ta thấy rằng quá trình
nhận thức của con ngư ời còn bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan. Với tư tư ởng
này thì cũng đã tạo một nền móng cho triết học sau n ày có nhiều triết gia phát
triển lên để tạo ra một quan điểm về triết học biện chứng. Quan điểm đó dựa vào
một số nguyên lý cơ bản để nhìn sự vật một cách khách quan hơ n. Điều này đư ợc
thể hiện qua cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhi ên mà không thông qua uy tin,
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 19
lòng tin, tín điều.., ra sức hoàn thiện phư ơ ng tiện, công cụ nhận thư c và nhân
cách, cá tính của từng con ngư ời, phải quan sát để phát hiện ra các vấn đề mới.
Như vậy, Triết học duy vật siêu hình máy móc của ông đã trở thành cơ sở
lý luận tổng quát để giải quyết các vấn đề mang tính thế giới quan v à xây dựng
bức tranh cơ học về thế giới, còn nội dung bức tranh cơ học tiếp tục củng cố cơ
sở khoa học khoa học cho các quan điểm si êu hình máy móc của hình thực triết
học duy vật này. [Triết học và bức tranh vật lý học thế giới].
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 20
CHƯ Ơ NG III: KẾT LUẬN
Tư tư ởng triết học của Francis Bacon đã góp phần to lớn vào việc loại bỏ
những niềm tin mù quáng, nắ
m bắ
t trật tự của thế giới để xây dựng v à hiểu biết
đúng vể thế giới. Còn phư ơ ng pháp về khoa học mới của ông giúp khám phá quy
luật thế giới, tăng cư ờng quyền lực tinh thần của con ng ư ời làm chủ và cải tạo
thiên nhiên. Chính những tư tư ởng của ông góp phần vào việc phát triển một nên
công nghiệp và thư ơ ng nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ
của kỹ thuật. Ông chủ đã chủ trư ơ ng cải tạo xã hội băng con đư ờng tri thức khai
sáng thông qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Và giúp góp phần to lớn trong
ngành khoa học thực nghiệm. Các thành tựu khoa học tự nhiên thời cận đại dùng
các phư ơ ng pháp nghiên cứu siêu hình của ông cũng đã phản ánh các yếu tố biện
chứng của tự nhiên. Chính triết học duy vật máy móc đã tiến hành đấu tranh
chống chủ nghĩa duy tâm và thần học một cách có hiệu quả, thúc đẩy tr ào lư u
triết học cùng khoa học phát triển mạnh mẽ
, đẩy mạnh quá tr ình nhận thức thế
giới.
Bên cạnh những thành tựu đạt đư ợc thì triết học của ông còn một vài điểm
hạn chế. Do bản tính siêu hình mà khi thâm nhập trở lại khoa học, triết học duy
vật siêu hình máy móc đã làm lu mờ các yếu tố biện chứng chứa trong các th ành
tựu đó. Triết học duy vật siêu hình máy móc nó cũng là một rào cảng trên con
đư ờng nhận thức thế giới. Tuy nhiên trên nền tảng triết học duy vật siêu hình của
Francis Bacon kết hợp với các tư tư ởng triết học khác tạo ra một nền triết học
duy vật biên chứng trong thời đại ngày nay.
Tiểu luận triết học
GVHD: TS Bùi Văn Mư
a
SVTH: Đặng Văn Hùng
Trang 21
Tài Liệ
u Tham Khảo
1. TS Nguyễn Ngọc Thu- TS Bùi Văn Mư a, “Đại cư ơ ng lịch sử triết
học”, Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Will Durant, “The Story of Philosophy” ; Trí H ải và Bửu Đích dịch và
chú Thích
3. PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, “Lịch Sử Triết Học Ph ư ơ ng Tây”, Nhà
xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. TS Bùi Văn Mư a, “Triết Học và Bức Tranh vật lý học về thế giới”,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *