11748_Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp trước và sau can thiệp động mạch vành qua da sử dụng bộ câu hỏi Seattle Angina Questionnaire

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƢỠNG

PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG
Mã Sinh viên: B00240

§¸NH GI¸ CHÊT L¦îNG CUéC SèNG CñA BÖNH NH¢N
BÞ HéI CHøNG M¹CH VµNH CÊP TR¦íC Vµ SAU CAN THIÖP
§éNG M¹CH VµNH QUA DA Sö DôNG Bé C¢U HáI
SEATTLE ANGINA QUESTIONNAIRE

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

Hà Nội – Tháng 11 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƢỠNG

PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG
Mã Sinh viên: B00240

§¸NH GI¸ CHÊT L¦îNG CUéC SèNG CñA BÖNH NH¢N
BÞ HéI CHøNG M¹CH VµNH CÊP TR¦íC Vµ SAU CAN THIÖP
§éNG M¹CH VµNH QUA DA Sö DôNG Bé C¢U HáI
SEATTLE ANGINA QUESTIONNAIRE

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: THS. PHAN TUẤN ĐẠT

Hà Nội – 2013

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học Đại học và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều của các Thầy Cô, các anh chị, các bạn
đồng nghiệp và gia đình.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
GS. TS. Phạm Thị Minh Đức – Trưởng Bộ môn Điều Dưỡng – Trường Đại
học Thăng Long, Cô đã truyền đạt cho tôi kiến thức về chuyên môn, chỉ dạy cho tôi
phương pháp hay trong tiếp cận với môi trường học tập mới; Cô rất nhiệt tình trong
giảng dạy và đã hình thành cho tôi một tác phong làm việc và học tập nghiêm túc,
có trách nhiệm. Không những vậy, tôi còn học được ở Cô cách đối nhân xử thế,
cách giao tiếp với bệnh nhân và đồng nghiệp. Những điều này sẽ là hành trang giúp
tôi vững vàng trong cuộc sống sau này.
PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng – Trưởng phòng Tim Mạch can thiệp-Viện Tim
Mạch Quốc Gia- Bệnh viện Bạch Mai. Thầy đã chỉ bảo cho tôi kiến thức và kinh
nghiệm chuyên môn, đồng thời cũng tạo ra môi trường học tập tích cực đầy hứng
khởi cho tất cả học viên; thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong
quá trình hoàn thành luận văn này.
ThS. Phan Tuấn Đạt, người đã hết lòng dạy bảo tôi trong quá trình học tập
và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn và đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong viêc
lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp của tôi cũng như chia sẻ và
giúp đỡ tôi những khó khăn trong quá trình học tập và làm đề tài.
Các anh, chị, bạn bè của tôi, đặc biệt là BS. Hoàng Phi Điệp, người đã
giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Tập thể các đồng nghiệp bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của các phòng
ban trong Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam đã chỉ bảo cũng như tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo và các Bộ môn đặc biệt là Bộ môn Điều
Dưỡng – Trường Đại học Thăng Long và cô giáo chủ nhiệm Hà Thị Huyền đã

tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những bệnh nhân trong đề tài – họ chính là
những người thầy, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm và lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình tôi, bố
mẹ, anh chị em gái tôi, những người đã luôn ở bên, quan tâm, động viên và chia sẻ
những niềm vui cũng như nỗi buồn trong học tập và trong cuộc sống.

.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013

Phạm Thị Tuyết Nhung

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu trong bản luận văn này là do bản
thân tôi thực hiện, những số liệu trong luận văn này là trung thực.

Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả

Phạm Thị Tuyết Nhung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACC
AHA
BN
CCS
CLCS
ĐMV
ĐTĐ
ĐTNKÔĐ
ĐTNÔĐ
EF
HCMVC
NMCT
NMCTST
NMCTKST
SAQ
THA
American College of Cardiology (Trƣờng môn tim mạch Hoa Kỳ)
American Heart Association (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ)
Bệnh nhân
Canadian Cardiovascular Society (Hội tim mạch Canada)
Chất lƣợng cuộc sống
Động mạch vành
Đái tháo đƣờng
Đau thắt ngực không ổn định
Đau thắt ngực ổn định
Ejection Fraction: Phân số tống máu
Hội chứng mạch vành cấp
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên
Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên
Seattle Angina Quesionnaire: Bộ câu hỏi SAQ
Tăng huyết áp

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Hội chứng mạch vành cấp………………………………………………..6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.
Phân độ đau thắt ngực theo Hội tim mạch Canada (CCS) ………………..
8
Bảng 3.1.
Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
…………………………………..
20
Bảng 3.2.
Điểm SAQ trung bình trƣớc và sau can thiệp 1 tháng ……………………
21
Bảng 3.3.
Tỉ lệ thay đổi có ý nghĩa lâm sàng sau 1 tháng ……………………………..
21
Bảng 3.4.
Tƣơng quan giữa khả năng gắng sức, tần số đau ngực và tuổi với chất
lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp …………………………………………………
22
Bảng 3.5.
Mối quan hệ giữa giới tính và điểm SAQ trƣớc can thiệp ………………
22
Bảng 3.6.
Quan hệ giữa mức kinh tế tự đánh giá và điểm SAQ trƣớc can thiệp 23
Bảng 3.6.
Quan hệ giữa mức kinh tế tự đánh giá và điểm SAQ trƣớc can thiệp (tiếp)23
Bảng 3.7.
Quan hệ giữa tiền sử tăng huyết áp và điểm SAQ trƣớc can thiệp …..
23
Bảng 3.8.
Quan hệ giữa tiền sử đái tháo đƣờng và điểm SAQ trƣớc can thiệp

24
Bảng 3.9.
Quan hệ giữa tiền sử can thiệp ĐMV và điểm SAQ trƣớc can thiệp
..
24
Bảng 3.10. Quan hệ giữa tiền sử nhồi máu cơ tim và điểm SAQ trƣớc can thiệp 25
Bảng 3.11. Quan hệ giữa tình trạng hẹp 3 thân động mạch vành và điểm SAQ
trƣớc can thiệp
………………………………………………………………………….
25
Bảng 3.12. Quan hệ giữa tình trạng hẹp 3 thân động mạch vành và điểm SAQ
trƣớc can thiệp (Tiếp)
………………………………………………………………..
26
Bảng 4.1.
So sánh Điểm SAQ trƣớc can thiệp động mạch vành trong nghiên cứu
của chúng tôi và các tác giả khác ………………………………………………..
29
Bảng 4.2:
So sánh sự cải thiện có ý nghĩa lâm sàng
……………………………………..
31

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
…………………………………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
……………………………………………….. 3
1.2. Tổng quan về chất lƣợng cuộc sống
……………………………………………………. 10
1.3. Tổng quan về bộ câu hỏi SAQ …………………………………………………………… 12
1.4. Tình hình nghiên cứu về chất lƣợng cuộc sống ở Việt Nam và thế giới ….. 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
………………. 15
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………. 15
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
……………………………………………………………………….. 15
2.3. Thiết kế nghiên cứu
………………………………………………………………………….. 16
2.4. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu
………………………………………………………….. 16
2.5. Biến số nghiên cứu
…………………………………………………………………………… 16
2.6. Phân tích thống kê ……………………………………………………………………………. 19
2.7. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………………. 19
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ
…………………………………………………………………………….. 20
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
………………………………………….. 20
3.2. Chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp và sau can thiệp 1 tháng ……………… 21
3.3. Mối quan hệ giữa một số yếu tố với chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp 22
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….. 27
4.1. Đặc điểm chung
……………………………………………………………………………….. 27
4.2. Chất lƣợng cuộc sống trƣớc và sau can thiệp động mạch vành ………………. 28
4.3. Mối quan hệ giữa một số yếu tố và chất lƣợng cuộc sống trƣớc can thiệp
.. 32
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….. 34
KHUYẾN NGHỊ
………………………………………………………………………………………… 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuật ngữ hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) dùng để chỉ nhóm triệu
chứng lâm sàng thiếu máu cấp của cơ tim [3]. Trong HCMVC phân ra 2 nhóm:
nhóm có ST chênh lên biểu hiện của nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (NMCTST)
và nhóm không có ST chênh lên bao gồm NMCT không có ST chênh lên
(NMCTKST) và đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ). Nếu nhƣ trƣớc đây,
NMCTST đƣợc đặc biệt chú ý đến vấn đề chẩn đoán và điều trị do đây là bệnh lý
cấp tính có tiên lƣợng nặng nề và nguy cơ gây tử vong cao thì cho đến những năm
gần đây, sự chú ý này đang dần chuyển sang NMCTKST và ĐTNKÔĐ do sự tăng
lên nhanh chóng của hai thể bệnh này. Đến năm 2003, các báo cáo cho thấy ở Hoa
Kỳ, 1/3 trong số 5,3 triệu ca cấp cứu vì đau ngực hàng năm là NMCTKST/
ĐTNKÔĐ. Theo thời gian, tỷ lệ này ngày càng gia tăng, trong khi NMCTST đang
giảm dần [10]. Từ năm 1999 đến 2008, trong số các ca chẩn đoán HCMVC, tỉ lệ
NMCTKST/ĐTNKÔĐ tăng từ 51,5% lên 73% [38] và trở thành nguyên nhân chính
gây tử vong [11]. Chính vì vậy, Trƣờng môn tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và hiệp hội
tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã không ngừng đƣa ra các khuyến cáo mới về chẩn đoán
và điều trị NMCTKST/ĐTNKÔĐ. Đặc biệt, trong khuyến cáo mới nhất năm 2012,
chỉ định can thiệp tái thông mạch vành, một vấn đề vốn gây nhiều tranh cãi trong
điều trị NMCTKST/ĐTNKÔĐ đã đƣợc mở rộng rất nhiều so với khuyến cáo năm
2007. Và với những ƣu điểm vƣợt trội hơn so với mổ bắc cầu nối chủ vành, can
thiệp ĐMV qua da đã trở thành phƣơng pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong
chiến lƣợc tái thông mạch vành [22, 23].
Trƣớc đây, tỉ lệ tử vong, biến chứng và các thông số chức năng là yếu tố
đƣợc sử dụng nhƣ những chỉ số đo lƣờng hiệu quả một phƣơng pháp điều trị bệnh
ĐMV [8]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lƣợng cuộc sống (CLCS) của
ngƣời bệnh đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá về
sức khỏe của những BN có bệnh lý tim mạch. Trên thế giới, lĩnh vực CLCS đã đƣợc
nghiên cứu rộng rãi trong quần thể những ngƣời có bệnh ĐMV nói chung và những
bệnh nhân (BN) có can thiệp ĐMV nói riêng [15, 24, 50, 51].
2

Rất nhiều các bộ câu hỏi chung cũng nhƣ bộ câu hỏi chuyên biệt đã ra đời và
chứng tỏ đƣợc tính hiệu quả phục vụ cho việc đo lƣờng CLCS của BN có bệnh
mạch vành. Mặc dù ra đời từ khá lâu vào năm 1995 [46], nhƣng bộ câu hỏi Seattle
Angina Questionnaire (SAQ) vẫn đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong các
nghiên cứu đánh giá CLCS của BN có bệnh ĐMV. SAQ đƣợc chứng minh là 1
trong 2 bộ câu hỏi chuyên biệt tốt nhất trong việc đo lƣờng CLCS của BN có bệnh
ĐMV [15]. Bộ câu hỏi này đã đƣợc dịch và chứng nhận có hiệu quả trong nghiên
cứu CLCS trên BN có bệnh ĐMV ở nhiều nƣớc trên thế giới [21, 38].
Ở Việt Nam, trong nhóm BN có HCMVC, việc can thiệp ĐMV trên những
BN có NMCT là không phải bàn cãi nhƣng trên nhóm BN NMCTKST/
ĐTNKÔĐ thì kĩ thuật này cần đƣợc cân nhắc bởi đây là một kĩ thuật tƣơng đối
đắt tiền [58], BN có thể vẫn còn đau ngực sau can thiệp, sau khi can thiệp BN sẽ
phải sử dụng nhiều loại thuốc và kéo theo đó là các tác dụng phụ cũng nhƣ chi
phí điều trị tốn kém. Hơn nữa sự cải thiện CLCS sau can thiệp vẫn còn là một
câu hỏi chƣa có câu trả lời.
Với tất cả các lý do nêu trên và nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị
một cách toàn diện hơn cho nhóm BN bị NMCTKST/ĐTNKÔĐ đã đƣợc can thiệp
mạch vành qua da chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lƣợng cuộc
sống của bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và đau thắt ngực
không ổn định trƣớc và sau can thiệp động mạch vành qua da sử dụng bộ câu
hỏi Seattle Angina Questionnaire” nhằm 2 mục tiêu:
1. So sánh chất lượng cuộc sống trước và sau can thiệp mạch vành qua da
của BN nhồi máu cơ tim không ST chênh lên/ đau thắt ngực không ổn định tại Viện
Tim mạch quốc gia.
2. Tìm hiểu mối quan hệ của một số yếu tố với chất lượng cuộc sống trước
can thiệp của BN nhồi máu cơ tim không ST chênh lên/ đau thắt ngực không ổn
định tại Viện Tim mạch quốc gia.
3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
1.1.1. Khái niệm
NMCTKST/ĐTNKÔĐ đƣợc coi là một thể bệnh trong HCMVC thƣờng do
bệnh lý xơ vữa động mạch vành, có nguy cơ dẫn đến NMCTST và gây tử vong cao.
Bệnh đƣợc xác định dựa vào kết quả điện tâm đồ có ST chênh xuống hoặc sóng T
âm và/hoặc tăng các dấu ấn sinh học liên quan đến tình trạng hoại tử cơ tim kèm
theo tình trạng đau ngực trên lâm sàng. Kết quả chụp động mạch vành thƣờng cho
thấy nguyên nhân gây NMCTKST/ĐTNKÔĐ là do sự nứt vỡ của mảng xơ vữa dẫn
đến một loạt các phản ứng bệnh lý gây giảm dòng máu lƣu thông trong mạch vành.
Đa số BN tử vong do đột tử hoặc do dẫn đến (hoặc tái phát) NMCT cấp. Để chẩn
đoán và điều trị một cách hiệu quả thì việc thu thập những thông tin tại thời điểm
xảy ra tình trạng đau ngực trên lâm sàng là rất quan trọng. Do đó, Hoa Kỳ – một
quốc gia có nền y học phát triển – đã có một chƣơng trình cấp quốc gia nhằm xây
dựng các khuyến cáo về chẩn đoán HCMVC dành cho các nhân viên làm công tác
cấp cứu ban đầu. Theo đó:
Đối với nhân viên lễ tân
Khi gặp BN với các biểu hiện sau cần ngay lập tức gọi y tá phòng cấp cứu để
đƣợc đánh giá sâu hơn:
– Đau ngực, cảm giác tức, bóp nặng, đau lan lên cổ, hàm, vai, lƣng, một
hoặc cả hai tay.
– Cảm giác buồn nôn “nóng rát” và/hoặc nôn có liên quan đến cảm giác khó
chịu ở ngực.
– Khó thở liên tục.
– Mệt, chóng mặt, cảm giác choáng váng, mất ý thức.
Đối với y tá
Khi gặp các BN có biểu hiện và triệu chứng sau cần ngay lập tức đánh giá để
bắt đầu tiến hành phác đồ cấp cứu HCMVC:
4

– Đau ngực hoặc đau nhiều vùng thƣợng vị, không do chấn thƣơng, với các
đặc điểm điển hình của thiếu máu cơ tim hoặc đau thắt ngực:
+
Cảm giác tức nặng dƣới mũi ức hoặc giữa ngực.
+
Cảm giác đau nặng, bóp nghẹt, nóng rát.
+
Đầy bụng không rõ lý do, ợ hơi, đau vùng thƣợng vị
+
Đau lan lên cô, hàm, vai, lƣng, một hoặc hai tay
– Đau ngực kèm theo khó thở
– Đau ngực kèm theo buồn nôn/nôn.
– Đau ngực kèm theo toát mồ hôi
Nếu có các triệu chứng này, cần làm điện tâm đồ ngay.
Tiền sử
Y tá cần nhanh chóng khai thác một cách ngắn gọn các tiền sử:
– Phẫu thuật làm cầu nối chủ vành, can thiệp động mạch vành qua da, bệnh
mạch vành, đau ngực khi gắng sức hoặc nhồi máu cơ tim
– Tiền sử dùng nitroglycerin để giảm đau ngực
– Các yếu tố nguy cơ bao gồm: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đƣờng,
tiền sử gia đình, dùng cocaine hoặc methamphetamine
– Các thuốc đang điều trị hàng ngày.
Các thông tin này không đƣợc phép trì hoãn trong quá trình tiến hành phác
đồ cấp cứu HCMVC
Một số điều cần đặc biệt lưu ý
– Nữ giới thƣờng có các biểu hiện ít điển hình hơn nam giới.
– BN đái tháo đƣờng thƣờng có thể có triệu chứng đau ngực không điển hình.
– BN lớn tuổi có thể có các biểu hiện không điển hình nhƣ: mệt mỏi, đột
quỵ, ngất hoặc thay đổi tình trạng tâm thần.
Mục đích của khuyến cáo này là để xác định sớm nhất những BN có khả
năng bị HCMVC để tiến hành phác đồ điều trị chuyên biệt bao gồm theo dõi liên
tục điện tâm đồ 12 chuyển đạo (lý tƣởng nhất là 10 phút/lần trên đƣờng đến phòng
cấp cứu) và chuẩn bị đủ phƣơng tiện để sốc điện. Ƣu tiên quan trọng nhất của việc
đánh giá sớm này là xác định BN có ST chênh lên để nhanh chóng tiến hành can
5

thiệp tái thông mạch vành và các BN có cùng triệu chứng nhƣng do nguyên nhân
khác cũng rất nguy hiểm nhƣ tách thành động mạch chủ. Những bệnh nhân NMCT
có thay đổi rõ ràng trên điện tâm đồ nhƣng không có khả năng thực hiện can thiệp
tái thông mạch vành cấp sẽ đƣợc chẩn đoán và điều trị nhƣ NMCTKST/ĐTNKÔĐ.
Tiến triển bệnh liên quan đến triệu chứng, chẩn đoán và điều trị HCMVC
đƣợc thể hiện trong hình 1.1. Trong đó, hình trên thể hiện mối tƣơng tác giữa BN và
bác sĩ theo tiến tiển của mảng xơ vữa, khi xuất hiện và có biến chứng của
NMCTKST/ĐTNKÔĐ, cùng với các mức độ điều trị thích hợp cho từng giai đoạn.
Theo thời gian, mảng xơ vữa hình thành theo các giai đoạn (1) động mạch
bình thƣờng, không xơ vữa; (2) bắt đầu gây hẹp và tích tụ lipid ngoại bào ở lớp nội
mạc mạch máu; (3) bắt đầu giai đoạn hình thành cấu trúc sợi-mỡ; (4) hẹp tiến triển
cùng với tăng các yếu tố gây đông máu và suy giảm mô liên kết dạng sợi, HCMVC
xuất hiện khi xảy ra sự nứt gãy mô liên kết dạng sợi ở những mảng xơ vữa có nguy
cơ cao dễ bị tổn thƣơng; (5) nứt vỡ mảng xơ vữa kích thích tạo huyết khối. Quá
trình tiêu huyết khối có thể gây tích lũy collagen và tăng sinh tế bào cơ trơn; (6) sau
khi mảng xơ vữa nứt vỡ, BN cảm thấy đau tức ngực vì giảm dòng chảy qua động
mạch vành vùng thƣợng tâm mạc bị tắc hoàn toàn hoặc một phần do huyết khối.
BN bị đau thắt ngực có thể có hoặc không có sóng ST chênh lên trên điện
tâm đồ. Trong số những BN có ST chênh lên, đa số (mũi tên đậm màu trắng) sẽ tiến
triển thành NMCT có sóng Q hoại tử, một số ít (mũi tên mảnh màu trắng) sẽ thành
NMCT không có sóng Q hoại tử. Những BN không có ST chênh lên có thể bị
NMCTKST hoặc ĐTNKÔĐ (mũi tên đậm màu đỏ), phân biệt bởi sự có mặt hoặc
không có mặt các dấu ấn sinh học hoại tử cơ tim. Đa số bệnh nhân NMCTKST cuối
cùng sẽ không có sóng Q hoại tử trên điện tâm đồ.
Ở đây, ĐTNKÔĐ và NMCTKST đƣợc coi là 2 thể bệnh rất gần nhau về sinh
bệnh học và triệu chứng lâm sàng nhƣng có sự khác biệt về mức độ nguy hiểm phụ
thuộc vào mức độ thiếu máu cơ tim có đủ nặng để gây hoại tử cơ tim từ đó gây tiết
các dấu ấn sinh học đặc hiệu (Troponin T, Troponin I hay CK-MB) hay không. Khi
các dấu ấn sinh học này âm tính (dựa trên 2 hoặc nhiều mẫu xét nghiệm cách nhau 6
tiếng), BN sẽ đƣợc chẩn đoán là ĐTNKÔĐ. Ngƣợc lại, nếu nồng độ các dấu ấn sinh
học này tăng cao hơn bình thƣờng thì BN đó chẩn đoán là NMCTKST. Các dấu ấn
6

sinh học này thƣờng chỉ xác định đƣợc sau khi xuất hiện đau ngực vài giờ. Do đó,
tại thời điểm ban đầu, ĐTNKÔĐ và NMCTKST rất khó phân biệt và sẽ đƣợc điều
trị nhƣ nhau.
Hình 1.1. Hội chứng mạch vành cấp
7

Tóm lại, cuối cùng phải phân loại đƣợc BN bị HCMVC thành các nhóm sau:
1) NMCTST, NMCTKST và ĐTNKÔĐ (chẩn đoán chắc chắn hoặc nhiều khả
năng); 2) Tình trạng tim mạch không liên quan đến hội chứng mạch vành cấp (viêm
màng ngoài tim cấp…); 3) tình trạng do một bệnh khác không liên quan đến tim
mạch (đau ngực thứ phát do co thắt thực quản-dạ dày); hoặc 4) tình trạng không liên
quan đến tim mạch, chƣa xác định rõ nguyên nhân.
1.1.2. Sinh bệnh học của NMCTKST/ĐTNKÔĐ
Tình trạng bệnh đƣợc đặc trƣng bởi sự mất cân bằng giữa nhu cầu và khả
năng cung cấp oxy cho cơ tim. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này:
– Nguyên nhân phổ biến nhất là giảm tƣới máu cơ tim do mạch vành bị huyết
khối từ mảng xơ vữa bị nứt vỡ gây hẹp nhƣng chƣa tắc hoàn toàn. Các tiểu cầu tập
trung lại và các thành phần của mảng xơ vữa gây tiết các dấu ấn sinh học. Ngoài ra,
hội chứng này cũng có thể xảy ra khi tắc hoàn toàn một nhánh động mạch bàng hệ
do huyết khối từ nơi khác tới.
– Trong cơ chế bệnh sinh ở mức tế bào và phân tử, thƣờng gặp nhất là nguyên
nhân viêm mạch gây nứt vỡ mảng xơ vữa. Tình trạng viêm này có thể là vô khuẩn
hoặc do kích thích từ quá trình nhiễm khuẩn gây tăng xơ vữa, mất ổn định và nứt
vỡ, hình thành huyết khối tại các mảng xơ vữa. Đại thực bào và lympho T ở trên
mảng xơ vữa làm tăng tiết các enzym nhƣ metalloproteinases làm các mảng xơ vữa
này mỏng đi, nứt ra và từ đó gây NMCTKST/ĐTNKÔĐ.
– Một nguyên nhân ít gặp hơn là do cơ chế huyết động học do sự co thắt rất
mạnh của một nhánh động mạch vành vùng thƣợng tâm mạc (hội chứng
Prinzmetal). Tình trạng co thắt tại chỗ này do tăng co thắt của cơ trơn thành mạch
có thể gặp ở những vùng có mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch hoặc mảng xơ vữa
đang mất ổn định, dẫn đến đau ngực do cả hai nguyên nhân (co mạch và mảng xơ
vữa); hoặc do suy giảm lan tỏa chức năng vi mạch, ví dụ nhƣ suy giảm chức năng
nội mạc hoặc co thắt bất thƣờng các mạch máu nội mạch. Ngoài ra, co thắt mạch
vành cũng đƣợc cho là cơ chế gây NMCTKST/ĐTNKÔĐ có liên quan đến cocain.
8

– Nguyên nhân thứ ba gây NMCTKST/ĐTNKÔĐ là hẹp nặng động mạch
vành không do co thắt hay huyết khối. Trƣờng hợp này xảy ra ở một số BN xơ cứng
mạch tiến triển hoặc tái hẹp trong stent sau can thiệp mạch vành.
– Nguyên nhân thứ tƣ do chấn thƣơng gây tổn thƣơng mạch vành.
– Nguyên nhân thứ năm là ĐTNKÔĐ thứ phát thƣờng do tác động bên ngoài
vào hệ động mạch vành. Những BN này thƣờng có tình trạng hẹp mạch vành do xơ
cứng động mạch làm hạn chế khả năng tƣới máu của mạch vành. Khi đó ĐTNKÔĐ
xảy ra thứ phát do: tăng nhu cầu oxy cơ tim nhƣ sốt, nhịp tim nhanh, hoặc cƣờng
giáp; giảm dòng máu đến mạch vành nhƣ trong hạ huyết áp; hoặc giảm vận chuyển
oxy đến cơ tim nhƣ trong viêm phổi.
Một BN có thể có một hoặc nhiều cơ chế gây bệnh khác nhau.
1.1.3. Các biểu hiện chính của NMCTKST/ĐTNKÔĐ
Có 3 biểu hiện chính của ĐTNKÔĐ bao gồm [1, 10, 11]:
– Đau thắt ngực khi nghỉ ngơi: Đau thắt ngực xảy ra khi nghỉ và kéo dài,
thƣờng trên 20 phút.
– Đau thắt ngực mới xuất hiện: Đau thắt ngực mới xuất hiện và nặng từ nhóm
III theo phân độ CCS trở lên.
– Đau thắt ngực gia tăng: Các BN đã đƣợc chẩn đoán đau thắt ngực trƣớc đó
mà: Đau thắt ngực với tần số gia tăng, kéo dài hơn hoặc có giảm ngƣỡng gây đau
(tăng ít nhất một mức theo phân độ CCS và tới mức III trở lên).
Bảng 1.1. Phân độ đau thắt ngực theo Hội tim mạch Canada (CCS)
Nhóm
Mô tả
I
Hoạt động bình thƣờng không gây đau ngực, chỉ đau ngực khi hoạt
động thể lực mạnh.
II
Giới hạn nhẹ hoạt động thể lực bình thƣờng. Đau thắt ngực khi đi bộ
trên 2 dãy nhà và leo trên 1 tầng gác.
III
Giới hạn đáng kể hoạt động thể lực. Đau thắt ngực khi đi bộ 1-2 dãy
nhà và leo 1 tầng gác.
IV
Khó khăn khi thực hiện bất cứ hoạt động thể lực nào, đau thắt ngực có
thể xảy ra cả khi nghỉ.
9

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTNKÔĐ dựa vào thời gian và mức độ nặng của cơn
đau thắt ngực phân độ theo hiệp hội tim mạch Canada (Phân độ CCS). NMCTKST
thƣờng biểu hiện cơn đau dài hơn và nặng hơn.
1.1.4. Điều trị
a. Chiến lược điều trị
Theo khuyến cáo của AHA/ACC chiến lƣợc điều trị bao gồm [1, 10, 11]:
1. Nhanh chóng phân tầng yếu tố nguy cơ.
2. Chống ngƣng kết tiêu cầu, chống đông và điều trị nội khoa cơ bản.
3. Chiến lƣợc điều trị bảo tồn hoặc can thiệp sớm.
4. Điều trị lâu dài.
b. Chăm sóc và điều trị nội khoa [1, 3, 4, 6, 10, 11] Các biện pháp chăm sóc và điều trị nội khoa bao gồm:
Điều trị chống thiếu máu cơ tim. Các thuốc đƣợc sử dụng bao gồm: Các nitrate,
morphine sulfate, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh Calci.
Điều trị chống đông và chống ngƣng tập tiểu cầu. Các thuốc đƣợc sử dụng bao
gồm: aspirin, clopidogrel, ticlopidin, heparin không phân đoạn, heparin trọng lƣợng
phân tử thấp, các thuốc kháng trực tiếp Thrombin và các thuốc kháng thụ thể GP
IIb/IIIa tiểu cầu.
c. Vấn đề điều trị can thiệp động mạch vành
Hiện nay, xu hƣớng can thiệp ĐMV sớm đã đƣợc chứng minh mang lại nhiều lợi
ích. Tuy nhiên, lợi ích thực sự chỉ đối với nhóm nguy cơ cao. Đối với nhóm nguy
cơ vừa thì tùy thuộc vào kinh nghiệm và trang thiết bị của cơ sở y tế mà quyết định
can thiệp ngay hay không. Riêng nhóm nguy cơ thấp thì nên điều trị nội khoa trƣớc
sau đó đánh giá lại khả năng gắng sức để quyết định [3].
Theo khuyến cáo hiện nay, chỉ định chụp ĐMV để can thiệp cho BN ĐTNKÔĐ
được áp dụng cho các đối tượng sau [1, 10, 11]:

Đau ngực tái phát, đau ngực trở lại khi có vận động nhẹ.

Tăng Troponin T hoặc Troponin I.

Có sự mới chênh xuống đoạn ST.

Đau ngực tái phái kèm theo suy tim hoặc hở hai lá nặng lên.

Đã có nghiệp pháp gắng sức (+) với nguy cơ cao trƣớc đây.
10


EF < 40%. - Huyết động không ổn định. - Nhịp nhanh thất bền bỉ. - Đã từng can thiệp ĐMV trong vòng 6 tháng. - Có tiền sử mổ làm cầu nối chủ vành. d. Điều trị mổ bắc cầu nối chủ vành e. Điều trị lâu dài Các thuốc đƣợc sử dụng: aspirin, clopidogrel, chẹn Beta giao cảm, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, thuốc ức chế men chuyển và các biện pháp thay đổi lối sống. 1.2. Tổng quan về chất lƣợng cuộc sống 1.2.1. Định nghĩa Theo tổ chức y tế thế giới: “Chất lƣợng cuộc sống là sự nhận thức cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống phù hợp với văn hóa và giá trị mang tính chất hệ thống ở nơi mà họ sinh sống và phù hợp với mối quan hệ với mục đích, sự kì vọng, trình độ và mối quan tâm của họ” [16]. CLCS liên quan tới sức khỏe: Bao gồm tất cả những lĩnh vực của cuộc sống bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi những thay đổi trong sức khỏe [24]. 1.2.2. Tại sao cần đánh giá chất lượng cuộc sống? CLCS là một đo lƣờng hết sức quan trọng với các BN có các bệnh lý mạn tính. Những đo lƣờng mang mang tính chất lý học cung cấp cho các nhà lâm sàng các thông tin về tình trạng bệnh tật nhƣng không mang lại thông tin liên quan tới chức năng hay mức độ hạnh phúc thực sự của họ trong thực tế. Những đo lƣờng trong phòng thí nghiệm chỉ cho thấy khả năng thực hiện các chức năng sống của họ nhƣng họ có thực hiện đƣợc trên thực tế hay không thỉ chƣa chắc chắn [24, 30]. Hơn nữa, việc đo lƣờng mang tính lý học chỉ cho phép cung cấp thông tin về chức năng trong khi đo lƣờng CLCS cho phép đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến đối tƣợng bao gồm các lĩnh vực tâm lý, xã hội, kinh tế [24, 30],… Một lý do nữa cho thấy cần thiết phải đo lƣờng CLCS là việc quan sát trên thực tế cho thấy hai BN có cùng mức độ bệnh tật nhƣ nhau nhƣng lại có những phản ứng khác nhau. Ví dụ, hai BN cùng bị đau lƣng nhƣ nhau nhƣng một ngƣời 11 vẫn tiếp tục làm các công việc của họ một cách thoải mái còn ngƣời khác thì có thể bỏ công việc và có thể bị trầm cảm vì chứng đau lƣng của mình [24, 30]. Với tất cả các lý do trên cho thấy BN, các nhà lâm sàng, những nhà quản lý y tế cần phải quan tâm sâu sắc tới lĩnh vực đo lƣờng CLCS và sự kết hợp một cách có hiệu quả của việc đánh giá về lâm sàng và đánh giá về CLCS. 1.2.3. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống Có hai loại bộ câu hỏi đo lƣờng CLCS là bộ câu hỏi đo lƣờng chung và bộ câu hỏi chuyên biệt [24, 30]. Bộ câu hỏi chung: đƣợc thiết kế để đo lƣờng nhiều khía cạnh. Bộ câu hỏi chung cho phép bao quát một khoảng rộng cách lĩnh vực đánh giá. Bộ câu hỏi chung cho phép có thể đánh giá CLCS của nhiều nhóm bệnh khác nhau nên có thế áp dụng cho các nghiên cứu trên nhiều bệnh lý khác nhau cũng nhƣ các nghiên cứu trên cộng đồng, nơi mà nhà nghiên cứu cần đánh giá CLCS của nhóm đối tƣợng mang nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe [24, 30]. Nhƣợc điểm là tỏ ra kém nhạy cảm trong việc đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm BN có bệnh lý cụ thể cũng nhƣ kém nhạy cảm trong việc phát hiện các thay đổi của đối tƣợng nghiên cứu [24, 30]. Bộ câu hỏi chuyên biệt: đƣợc thiết kế để đo lƣờng CLCS của các bệnh lý hoặc chức năng cụ thể [24, 30]. Ví dụ, bộ câu hỏi SAQ đƣợc thiết kế dành riêng để đánh giá BN có bệnh mạch vành. Bộ câu hỏi chuyên biệt đƣợc thiết kế dựa trên những đặc tính của những đối tƣợng cụ thể nên tỏ ra nhạy cảm khi phát hiện sự khác nhau của các nhóm đối tƣợng và nhạy cảm trong việc phát hiện sự thay đổi của đối tƣợng theo thời gian [24, 30]. Nhƣng 1 bộ câu hỏi chuyên biệt có thể đánh giá không đầy đủ đƣợc các yếu tố liên quan đến CLCS của BN. Hơn nữa 1 bộ câu hỏi đƣợc thiết kế cho nhóm đối tƣợng này sẽ có thể không có hiệu quả khi áp dụng cho nhóm đối tƣợng khác. Bởi vậy, trong các nghiên cứu mà đặc tính đối tƣợng là không thuần nhất nhƣ các đánh giá trên cộng đồng thì đòi hỏi phải kết hợp nhiều bộ câu hỏi đo lƣờng nếu muốn đạt hiệu quả [24, 30]. 1.2.4. Đánh giá chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân có bệnh mạch vành 1.2.4.1. Các bộ câu hỏi được ưu tiên sử dụng ở bệnh nhân có bệnh mạch vành Theo nhiều nghiên cứu trƣớc đây thì có một số bộ câu hỏi đƣợc chứng minh có giá trị trong việc đánh giá CLCS trên BN có bệnh ĐMV [7, 14, 15, 20, 34, 41, 12 50, 51]. Việc lựa chọn bộ câu hỏi nào cho nghiên cứu phụ thuộc vào đối tƣợng và cách thức của từng nghiên cứu. Trong 1 nghiên cứu tổng hợp đánh giá các bộ câu hỏi đo lƣờng CLCS chung và chuyên biệt sử dụng MEDLINE và BIDS, Dempster M và cộng sự đã kết luận: Trong các bộ câu hỏi chung thì bộ câu hỏi SF-36 có giá trị nhất và trong các bộ câu hỏi chuyên biệt thì bộ câu hỏi SAQ và QLMI-II là có giá trị nhất khi đánh giá CLCS của BN có bệnh ĐMV [15]. 1.3. Tổng quan về bộ câu hỏi SAQ 1.3.1. Bộ câu hỏi SAQ là gì ? Bộ câu hỏi SAQ là bộ câu hỏi đo lƣờng CLCS của BN có bệnh lý mạch vành. Đó là một bộ câu hỏi chuyên biệt. Đó là một công cụ đáng tin cậy để đánh giá và theo dõi BN đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tái thông ĐMV, đặt stent ĐMV hoặc mổ bắc cầu nối chủ vành. Công cụ này đã đƣợc sử dụng trong nhiều thử nghiệm lâm sàng đã đƣợc báo cáo với hàng chục ngàn BN tham gia [34, 49]. 1.3.2. Tên gọi và thiết kế bộ câu hỏi Bộ câu hỏi đƣợc thiết kế, phát triển, lƣợng giá năm 1995 với nhóm tác giả John A.Spertus và cộng sự tại trƣờng đại học Washington vùng Seattle thuộc Washington [46]. Bộ câu hỏi đƣợc lấy tên theo vùng „„Seattle‟‟ nơi mà tác giả nghiên cứu. Bộ câu hỏi gồm 5 bộ câu hỏi nhỏ đo lƣờng các lĩnh vực quan trọng trong bệnh lý mạch vành [46]: Khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và sự nhận thức về bệnh tật hay CLCS. 1.3.3. Cách thức làm bộ câu hỏi, cách tính điểm và đánh giá điểm số Bộ câu hỏi đƣợc thiết kế dƣới hình thức một bộ câu hỏi tự đánh giá nên BN có thể tự mình làm đƣợc. Thông thƣờng mỗi BN chỉ mất dƣới 5 phút cho 1 lần đánh giá bởi các câu hỏi là rất ngắn gọn và dễ hiểu [46]. Nhằm thuận tiện hơn cho việc đánh giá nhóm nghiên cứu còn phát triển cả bộ câu hỏi dạng điện tử cho BN tự điền và có tổng hợp điểm số sau khi hoàn thành [46, 48]. Trong các nghiên cứu, bộ câu hỏi có thể đƣợc hoàn thành bằng phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hoặc tự đánh giá [46, 53]. Việc tính điểm đƣợc thực hiện nhờ bảng tính excel hoặc tính trực tiếp trên trang web do nhóm phát triển bộ câu hỏi cung cấp [48]. 13 1.3.4. Sự thay đổi có ý nghĩa lâm sàng Điều này rất quan trọng khi CLCS đƣợc sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng cũng nhƣ thực tế điều trị BN. Khi một báo cáo chỉ ra rằng có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các điểm số trung bình thì với nhà lâm sàng hoặc ngƣời lập kế hoạch điều đó ít có ý nghĩa [30]. Hay khi 1 bác sỹ đánh giá bộ câu hỏi cho 1 BN của mình. Kết quả cho thấy có sự khác nhau giữa 2 lần làm đánh giá nhƣng sự khác biệt đó có thực sự có ý nghĩa trên BN hay không? Điều đó đòi hỏi phải đƣa ra định nghĩa về 1 mức nhỏ nhất của sự thay đổi trên bộ câu hỏi mà ở đó sự khác biệt đƣợc gọi là có ý nghĩa lâm sàng [30, 54, 55]. Định nghĩa điểm số nhỏ nhất này đƣợc đƣa ra dựa trên sự đồng thuận của các nhà chuyên môn, những ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá về CLCS [54, 55]. Trong nghiên cứu CLCS trên nhóm 1149 bệnh nhân ĐTNÔĐ năm 2008 William S. Weintraub và cộng sự đã chỉ ra mức thay đổi nhỏ nhất về điểm số để có ý nghĩa lâm sàng cho 5 lĩnh vực đánh giá của bộ câu hỏi SAQ. Cụ thể sự thay đổi nhỏ nhất về điểm số cho từng lĩnh vực để có ý nghĩa lâm sàng của bộ câu hỏi SAQ là: Khả năng gắng sức: ≥ 8 điểm, độ ổn định của đau ngực: ≥ 25 điểm, tần số đau ngực: ≥ 20 điểm, mức độ hài lòng với điều trị: ≥ 12 điểm, CLCS: ≥ 16 điểm. 1.3.5. Giá trị của bộ câu hỏi Công cụ này đã đƣợc sử dụng trong nhiều thử nghiệm lâm sàng đã đƣợc báo cáo với hàng chục ngàn BN tham gia [34, 49]. Bộ câu hỏi SAQ đã chứng tỏ đƣợc vai trò của mình trong việc đánh giá và theo dõi BN đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tái thông ĐMV, đặt stent ĐMV hoặc mổ bắc cầu nối chủ vành. Bộ câu hỏi tỏ đƣợc chứng minh là nhạy cảm trong việc phát hiện sự khác biệt giữa các nhóm BN. Ví dụ: trong nghiên cứu của Dougherty và cộng sự trên các BN có bệnh mạch vành đã chỉ ra rằng bộ câu hỏi SAQ phát hiện đƣợc sự khác nhau về mức độ đau ngực tính theo phân độ CCS [17]. Đồng thời, bộ câu hỏi SAQ cũng tỏ ra nhạy cảm với những thay đổi lâm sàng sau các biện pháp can thiệp trên BN có bệnh ĐMV [17, 28, 37, 44, 45]. Năm 2002 John A. Spertus và cộng sự cũng đã chứng minh đƣợc bộ câu hỏi SAQ còn có giá tri tiên lƣợng tử vong và nhập viện của nhóm BN đau ngực. Cụ thể, những BN càng có khả năng gắng sức ít, tần số đau ngực nhiều và CLCS thấp thì có tỉ lệ tái nhập viện và tử vong cao [44, 45]. 14 1.4. Tình hình nghiên cứu về chất lƣợng cuộc sống ở Việt Nam và thế giới 1.4.1. Thế giới Năm 2002 John Spertus cùng cộng sự nghiên cứu trên 5558 BN có bệnh ĐMV với đề tài: “ SAQ tiên lƣợng tử vong và nhập viện với BN có bệnh mạch vành” đã đƣa ra kết luận: Bộ câu hỏi SAQ có thể tiên lƣợng tỉ lệ tử vong và tái nhập viện trên nhóm BN có HCMVC [44]. Năm 2002, A.Micheal Borkan cùng cộng sự nghiên cứu trên 475 BN có bệnh ĐMV đƣợc can thiệp sau 12 tháng, sử dụng bộ câu hỏi SAQ, với đề tài: “so sánh sự phục hồi tình trạng sức khỏe của BN can thiệp mạch vành qua da và BN bắc cầu nối chủ vành” đã đƣa ra kết luận: Sau 12 tháng cả hai nhóm BN đều có sự cải thiện tình trạng sức khỏe nhƣng nhóm mổ làm cầu nối chủ vành cải thiện tốt hơn nhóm can thiệp ĐMV qua da [9]. Năm 2004, Man Sin Wong và cộng sự nghiên cứu trên 65 BN đƣợc can thiệp ĐMV sau 1 tháng và 3 tháng với đề tài: “Theo dõi dọc sự thay đổi CLCS sau can thiệp mạch vành qua da” bằng việc sử dụng 2 bộ câu hỏi SF-36 và SAQ đã chỉ ra can thiệp ĐMV làm cải thiện CLCS của BN có bệnh ĐMV [53]. Năm 2005, Josep Kim và cộng sự nghiên cứu 1810 bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ trong 1 năm với đề tài: “So sánh tình trạng sức khỏe sau chiến lƣợc can thiệp sớm và chiến lƣợc điều trị duy trì trên bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ”, đã kết luận: Sau một năm nhóm can thiệp sớm tình trạng sức khỏe và CLCS cải thiên tốt hơn nhóm điều trị duy trì [26]. Năm 2008, William S. Weintraub cùng cộng sự khi nghiên cứu trên 2287 Bệnh nhân ĐTNÔĐ trong vòng 3 năm với đề tài: “Hiệu quả can thiệp qua da trên BN đau thắt ngực ổn định”, bằng phƣơng pháp so sánh CLCS của nhóm can thiệp ĐMV qua da và dùng thuốc tối ƣu so với nhóm chỉ dùng thuốc tối ƣu, đã đƣa ra kết luận: Thời gian đầu can thiệp ĐMV qua da cải thiên CLCS tốt hơn nhóm chỉ dùng thuốc tối ƣu nhƣng sau 36 tháng không còn sự khác biệt giữa hai nhóm [52]. 1.4.2. Việt Nam Mặc dù can thiệp ĐMV qua da ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh ĐMV nói chung và ĐTNKÔĐ nói riêng nhƣng chƣa có nghiên cứu nào đánh CLCS trên bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ. 15 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Viện Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Những BN đƣợc lựa chọn vào nghiên cứu là những BN đƣợc chẩn đoán NMCTKST/ĐTNKÔĐ, đƣợc can thiệp ĐMV qua da từ tháng 08 đến tháng 11/2013. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ [3]: (1) Có cơn đau thắt ngực điển hình kiểu động mạch vành - Vị trí: cơn đau thƣờng xuất hiện ở vùng giữa ngực, sau xƣơng ức, hay trƣớc tim, đau có thể lan lên cổ, hàm, ra vai, tay, thƣợng vị, sau lƣng, hay gặp nhất là lan ra vai trái, tay trái, rồi xuống mặt trong tay trái đến tận ngón 4,5. - Hoàn cảnh xuất hiện: Thƣờng xuất hiện khi gắng sức, cảm xúc mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn thịnh soạn hoặc hút thuốc lá. Một số trƣờng hợp cơn đau xuất hiện về đêm hay kèm cơn nhịp nhanh. - Tính chất: Đau thắt nghẹt, đè nặng trƣớc ngực, đôi khi có cảm giác nóng rát. Một số BN có kèm cảm giác khó thở, mệt, đau đầu, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi… - Thời gian: đau thƣờng kéo dài vài phút, hoặc có thể lâu hơn. Nếu còn đau kéo dài< 1 phút thì nên tìm nguyên nhân khác ngoài tim. Triệu chứng đau ngực trong NMCTKST/ĐTNKÔĐ cũng nhƣ trên, chỉ có sự khác nhau về tính chất, thƣờng cơn đau dữ dội và kéo dài (thƣờng trên 20 phút), có thể xảy ra cả trong khi nghỉ, có thể không hoặc ít đáp ứng nitrate. (2) Cận lâm sàng: - Điện tâm đồ: Trong cơn đau có thể thấy sự biến đổi của đoạn ST: chênh xuống, T đảo chiều, ST chênh lên thoáng qua - Dấu ấn sinh học: Không có sự thay đổi dấu ấn sinh học loại CK, CK-MB, Troponin T trong ĐTNKÔĐ, và ngƣợc lại trong NMCTKST. 16 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ (1). BN có kèm theo có các bệnh nội khoa mạn tính bao gồm: ung thƣ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. (2). BN không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Các bệnh nội khoa mạn tính kể trên thƣờng sẽ ảnh hƣởng ít nhiều đến CLCS của BN bởi vậy để tránh tình trạng sai số trong đánh giá CLCS của BN có bệnh ĐTNKÔĐ chúng tôi quyết định không lấy các BN có kèm các bệnh đó mạn tính đó. 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so sánh trƣớc - sau 2.4. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu Bƣớc 1: Lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân NMCTKST/ĐTNKÔĐ. Bƣớc 2: Thu thập số liệu trƣớc can thiệp. Các thông số về cá nhân đƣợc thu thập qua phỏng vấn trực tiếp. Các thông số tiền sử đƣợc thu thập qua phỏng vấn trực tiếp. Các thông số về CLCS của BN trƣớc can thiệp đƣợc thu thập qua phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi SAQ. Các thông số về lâm sàng và cận lâm sàng trƣớc can thiệp đƣợc thu thập từ bệnh án. Bƣớc 3: Thu thập số liệu sau can thiệp 1 tháng. Thông số về các biến cố tim mạch nhƣ tái nhập viện, tái NMCT phải can thiệp lại, tử vong. CLCS sau can thiệp 1 tháng thu đƣợc từ phỏng vấn qua điện thoại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại [53]. Bƣớc 4: Phân tích và xử lý thống kê. 2.5. Biến số nghiên cứu - Đặc điểm cá nhân, xã hội: Tuổi tính theo năm, giới (nam/nữ), tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, việc làm hiện tại, tình trạng kinh tế (tự đánh giá). Trong đó, tình trạng hôn nhân đánh giá tại thời điểm hiện tại là có sống cùng vợ hoặc chồng hay không. Tình trạng việc làm có 3 nhóm: còn làm việc, thất nghiệp, về hƣu. Kinh tế tự BN đánh giá theo 2 mức khó khăn và không khó khăn. - Đặc điểm tiền sử: Hút thuốc lá, THA, ĐTĐ, đã làm can thiệp ĐMV hay mổ làm cấu nối chủ vành, NMCT.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *