11749_Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện E năm 2014

luận văn tốt nghiệp

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét dạ dày- tá tràng (LDDTT) là bệnh khá phổ biến và thường gặp trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số
người mắc bệnh LDDTT chiếm khoảng 5-10% dân số [6]. Ở Việt Nam, số người
mắc bệnh này chiếm tỷ lệ 5-7% dân số cả nước, trong đó 26-30% bệnh nhân vào
viện vì LDDTT [3],[4]

LDDTT là bệnh mạn tính, diễn biến kéo dài, dễ tái phát và thường gây ra một số
biến chứng nguy hiểm: xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng ổ loét…[2],[3],[6].

Quan điểm về sinh bệnh học của LDDTT là do mất cân bằng giữa các yếu tố
tấn công và các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, với vai trò gây bệnh của rất nhiều
nguyên nhân khác nhau như rượu, thuốc lá, yếu tố thần kinh, thuốc kháng viêm
không steroid, corticoid…, đặc biệt do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) [3],
[4], [6]. Vi khuẩn này hiện đang được coi là nguyên nhân số một gây LDDTT [3].
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, nhưng loét dạ dày tá
tràng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đã có
nhiều nghiên cứu trước đây về bệnh LDDTT, nhưng chủ yếu tập trung vào dịch tễ
học, chẩn đoán, điều trị hay kiến thức của bệnh nhân về bệnh, nhưng nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân LDDTT còn hạn chế, đặc biệt tại bệnh viện E
chưa có nghiên cứu nào về chất lượng cuộc sống người bệnh loét dạ dày, vì vậy
chúng tôi làm nghiên cứu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
LDDTT tại bệnh viện E năm 2014, nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng được
chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện E năm 2014
2. Mô tả một số yếu tố liên quan về nhân khẩu học đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện E
năm 2014
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Bệnh loét dạ dày tá tràng
1.1.1.Dịch tễ học loét DDTT
Bệnh LDDTT khá phổ biến, theo Bommelaer G (1996) ước tính có khoảng 5-
10% dân số toàn Thế giới bị mắc bệnh này, trong đó LTT chiếm khoảng 3/4 [2], [7].
Bệnh LDDTT thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Ở Nhật, tỷ lệ LTT giữa nam
và nữ là 2/1, và đối với LDD là 3/1. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 3/1
[2]. Ở Tây Ban Nha, tỉ lệ LDD giữa nam và nữ là 6/1 [8].
Tuổi hay gặp LDDTT là ở tuổi trung niên mà đỉnh cao là lứa tuổi 45-46, tuy
nhiên cũng có thể gặp ở tuổi trẻ. Trong thực tế hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm
đang có xu hướng tăng theo tuổi, với cả nam và nữ [2], [8].
Ở Việt Nam số người mắc bệnh này chiếm tỷ lệ 5-7% dân số cả nước [2],
[8], [9]. Ngày nay, LTT có xu hướng tăng, LTT/LDD là 2/1và đa số gặp ở nam giới
[8]. Sự khác biệt giữa LDD và LTT theo bảng dưới [8]:
Bảng 1.1: Sự khác biệt giữa loét dạ dày và loét tá tràng

Dạ dày
Tá tràng
Tần suất bệnh
2%
8%
Số ca mới mắc hằng năm
0,03%
0,12%
Nam /nữ
1/1
2/1
Nhóm máu
A
O
Pepsinogen I
Bình thường hoặc giảm
Bình thường hoặc tăng
Acid dịch vị
Bình thường hoặc giảm
Bình thường hoặc tăng
Biến chứng
Ung thư
Rất hiếm
(Nguồn: Bệnh tiêu hóa Gan-Mật, Trường Đại học Y Huế (2006) [8])
1.1.2. Định nghĩa loét DDTT
Ổ loét là sự phá hủy tại niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, đã tổn thương qua
lớp cơ niêm mạc xuống tới hạ niêm mạc hoặc sâu hơn.
3
LDD là khi có ổ loét khu trú từ tâm vị đến môn vị. Loét tá tràng là khi có ổ
loét dưới môn vị, ở tá tràng.
Loét có thể đơn độc hoặc nhiều ổ với hình dạng kích thước khác nhau, khi
điều trị có khả năng liền sẹo và sau điều trị có khả năng tái phát. Đa số ổ LDD gặp ở
hang vị, bờ cong nhỏ, góc bờ cong nhỏ, còn ở thân vị, bờ cong lớn và mặt sau dạ
dày ít gặp hơn [2], [5], [6], [8].
1.1.3. Lịch sử quá trình nghiên cứu về loét DDTT
Bệnh LDDTT đã được biết đến từ hàng chục thế kỷ nay, bắt đầu bằng những
phát hiện của Celse và Galien (thế kỷ I) qua các trường hợp tử vong do thủng
LDDTT. Sau đó qua nhiều thế hệ, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu bệnh
loét. Năm 1892 Cruveilheir (Pháp) trong công trình nghiên cứu của mình về bệnh
LDD mạn tính đã mô tả ổ loét một cách khá chi tiết và cho rằng có lẽ LDD khởi đầu
bằng viêm. Từ đó, bệnh loét được mang tên ông – loét Cruveilhier [2], [8]. Những
khám phá vĩ đại của Páplôp về hoạt động thần kinh cao cấp và sinh lý học tiêu hóa
giúp cho sự hiểu biết về bệnh loét đầy đủ hơn. Người ta không còn quan niệm bệnh
LDDTT là một bệnh cục bộ, mà thay bằng quan niệm: bệnh loét DDTT là một bệnh
toàn thân.
Năm 1965, bằng sự phát minh ra ống soi mềm thì lịch sử bệnh loét đã có một
bước ngoặt vĩ đại. Công tác khám bệnh, thăm dò chẩn đoán và điều trị thuận lợi và
chính xác hơn, trên cơ sở đó người ta càng hiểu biết hơn về căn bệnh này. Đa số cho
rằng: LDDTT là một bệnh mạn tính tiến triển lâu dài, hay tái phát thành chu kỳ, thường
xảy ra ở người trung niên, chiếm một tỷ lệ lớn trong các bệnh đường tiêu hóa. Bệnh có
thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề: hẹp môn vị, chảy máu đường tiêu hóa, thủng ổ
loét, ung thư hóa (đối với LDD)…đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Sau những phát hiện của Marshall và Warren (1983) về vai trò quan trọng
của HP trong các bệnh DDTT, đặc biệt là LDDTT thì quan điểm về bệnh sinh của
LDDTT đã có nhiều thay đổi[5], [6]. Hàng loạt các nghiên cứu được công bố, tuy
nhiên, nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành [12] 1.1.4. Đặc điểm của loét DDTT
– Loét dạ dày tá tràng cấp tính:
Các nguyên nhân gây LDDTT cấp tính bao gồm:
4
+ Stress toàn thân nặng (bỏng, chấn thương,…), các stress thường gây ra nhiều
ổ loét.
+ Sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid (NSAID).
+ Uống nhiều rượu…
Những tổn thương trong LDDTT cấp tính thường gọi là vết loét, các tổn
thương này thường nhỏ và nông, ranh giới rõ nhưng không có bờ, xu hướng hay
chảy máu, nền vết loét có thể có giả mạc màu trắng đục hoặc vàng nâu do hồng cầu
thoái hóa nhưng cũng có khi sạch hoặc đang chảy máu [8], niêm mạc xung quanh
vết loét phù nề và xung huyết mạnh [2].
Các vết loét có thể gặp cả ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Nói chung, các vết
loét cấp tính thường nông nên chỉ có nội soi DDTT mới có thể chẩn đoán một cách
chính xác và không bỏ sót tổn thương [9].
– Loét dạ dày mạn tính:
Bệnh LDDTT là mạn tính, thường chỉ là một ổ đơn độc, nhưng theo Rosai có
khoảng 5% số bệnh nhân có nhiều ổ loét.
+ Vị trí ổ loét có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của DDTT nhưng thấy nhiều
hơn ở những vùng chịu sự tác động mạnh của acid-pepsin. LDD thường ở hang vị
và góc bờ cong nhỏ. Góc BCN là ranh giới giữa niêm mạc thân vị (tiết acid-pepsin)
và niêm mạc hang vị (tiết nhầy). Đôi khi gặp ổ loét sát ngay lỗ môn vị, loét ở thành
sau và bờ cong lớn ít gặp [8] + Kích thước ổ loét: phần lớn các tác giả đều cho rằng các tổn thương có
đường kính < 0,3cm hầu hết chỉ là vết trợt, các ổ loét thực sự thường có kích thước ≥ 0,5cm. Trên 50% số ổ loét LDDTT có đường kính < 2cm, nhưng cũng có khoảng 10% loét lành tính có đường kính > 4cm.
+ Hình dạng ổ loét: kinh điển, các ổ loét DDTT mạn tính thường có hình tròn
hoặc bầu dục, bờ ổ loét thường gọn, ranh giới rõ. Bờ ổ loét có thể hơi nhô cao,
niêm mạc xung quanh phẳng hoặc hơi cao hơn các vùng khác [2], [6], [8].
+ Hình ảnh vi thể: đối với các ổ loét đang hoạt động, người ta thấy có 4 vùng:
 Ở bề mặt của thành và nền ổ loét có một lớp mỏng chất dịch rỉ giống như
mủ, vi khuẩn và các mảnh mô hoại tử, đôi khi có nhiễm cả nấm.
5
 Lớp hoại tử dạng tơ huyết: Có nhiều tế bào viêm xâm nhiễm, chủ yếu là bạch
cầu đa nhân trung tính.
 Lớp sâu hơn là mô hạt hoạt động.
 Dưới cùng là mô xơ phát triển (giàu chất tạo keo, các mạch máu thành dày,
có khi thấy huyết khối, tăng sinh-thoái hóa thần kinh…).
– Đặc điểm loét tá tràng [8]:

Loét tá tràng xảy ra ở người lớn với mọi lứa tuổi, thường trước tuổi 60, nam
gặp nhiều hơn nữ và thường có yếu tố gia đình. Trên 90% loét nằm ở mặt trước
hoặc mặt sau của hành tá tràng cách môn vị 2 cm. Đôi khi 2 ổ loét đối diện gọi là
“Kissing ulcers”. Trên hình ảnh nội soi, người ta chia ra loét tròn (hay gặp nhất),
loét không đều, loét dọc và loét hình mặt cắt khúc dồi Ý “salami”.
Sự tiết axit dạ dày thường cao bất thường, vì vậy, theo quan điểm sinh lý bệnh, loét
tá tràng là do yếu tố bảo vệ không chịu được trước sự tấn công của axit HCL và Pepsin.
Cường toan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Sự gia tăng tế bào viền,
tăng tiết gastrin, quá nhạy cảm của các thụ thể tế bào viền với các chất kích thích
tiết, suy giảm các cơ chế ức chế.
Trong LTT mạn, gastrin lúc đói không tăng. Sự phối hợp với một số bệnh
khác thường gặp là: Bệnh phổi mạn, xơ gan, suy thận, sỏi tiết niệu, cường phó giáp,
viêm tủy mạn, bệnh đa hồng cầu.
Triệu chứng lâm sàng của LTT: Đau là đặc trưng của LTT thường rõ hơn
LDD vì ở đây không có viêm phối hợp. Các đợt bột phát rất rõ ràng, giữa các kỳ
đau thường không có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 4-6 giờ sau khi ăn, hoặc đau
về đêm khuya, hoặc nửa đêm về sáng. Đau kiểu đau quặn thắt nhiều hơn là đau
nóng rát. Đau ở thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải. Cũng có 10% trường
hợp không đau, được phát hiện qua nội soi hoặc do biến chứng.
Chẩn đoán: Để chẩn đoán loét dạ dày- tá tràng, người ta có thể dùng phương pháp:
+ Nội soi dạ dày tá tràng
+ Chụp XQ dạ dày (hiện nay ít dùng)
1.1.5. Nguyên nhân bệnh sinh
Loét DDTT do nhiều nguyên nhân gây ra:
– Các yếu tố về ăn uống: ăn thất thường, ăn nhiều chất kích thích, hút thuốc lá,
uống nhiều bia rượu, cà phê…[2], [5], [6], [14].
6
– Các yếu tố về thần kinh tâm lý: căng thẳng thần kinh: buồn rầu, lo âu, sợ hãi
kéo dài, các chấn thương tâm lý (stress) trong cuộc sống…[2], [5], [6], [8].
– Các yếu tố về di truyền và nhóm máu: bệnh có tính chất gia đình và hay gặp
LDD ở những người có nhóm máu A, LTT hay gặp ở người có nhóm máu O….[8].
– Các yếu tố về hóa chất: người ta hay nói đến vai trò của các thuốc NSAID [2].
– Các bệnh kết hợp: Hiện tượng trào ngược dạ dày – tá tràng, xơ gan, hội chứng
Zollinger-Ellison, gastrinoma, suy thận, cường giáp, tắc nghẽn phổi mạn tính làm
tăng nguy cơ loét.
Nguyên nhân có nhiều nhưng tự mỗi nguyên nhân không thể trực tiếp gây ra
những ổ loét mạn tính như thường gặp và mỗi nguyên nhân không đủ bằng chứng
để giải thích nguyên nhân bệnh sinh của bệnh loét [2], [5], [6].
Lịch sử nghiên cứu bệnh sinh LDDTT đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau,
nhằm giải thích quá trình hình thành ổ loét như:
– Thuyết rối loạn vi tuần hoàn của Wirchow (1852), giải thích do huyết quản
bị tổn thương hoặc bị co thắt dẫn đến sự thiểu dưỡng niêm mạc DDTT gây loét.
– Thuyết tiêu mô của Quink (1912) và Claude Bernard (1886), cho rằng dịch
vị quá nhiều HCl + Pepsin gây loét.
– Thuyết cơ học của Ashoff (1912), giải thích do tác động trực tiếp của thức ăn
lên niêm mạc dạ dày gây loét.
– Thuyết vỏ não – nội tạng của Bukov và Kursin (1952), cho rằng loét là do
rối loạn về chức năng vỏ não, kích thích từ ngoại cảnh tác động liên tục lên vỏ não,
quá nhiều và mạnh làm cho vỏ não căng thẳng, mệt mỏi, bị ức chế và không điều
khiển được vùng dưới vỏ, vùng này xuất hiện ổ hưng phấn kích thích liên tục xuống
dạ dày tá tràng gây ra hiện tượng co mạch, rối loạn vận động và tăng tiết dịch gây
loét…[10].
Việc giải thích sự hình thành và tồn tại ổ loét của các tác giả khác nhau cho
thấy, mỗi giả thuyết riêng biệt nói trên không thể cắt nghĩa một cách đầy đủ các
trường hợp loét. Tuy nhiên các tác giả đều nêu lên hai khâu quan trọng là sự tăng
tiết của HCl, pepsin và sự giảm sức bảo vệ của niêm mạc dạ dày.Từ năm 1980 trở
lại đây người ta đề cập nhiều tới sự khuyếch tán ngược của ion H+ và cho rằng
LDDTT sinh ra là do hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công (axit,
7
pepsin, HP,…) và các yếu tố bảo vệ (chất nhầy, Bicacbonat, các cầu nối tế bào…),
trong đó acid-pepsin là yếu tố có vai trò quyết định và HP là yếu tố nguyên nhân
quan trọng nhất [4], [5], [6], [8].
* Tóm lại:
Loét DDTT là do sự mất cân bằng tương đối giữa các yếu tố tấn công và yếu
tố bảo vệ, mà hậu quả cuối cùng là làm tăng tái hấp thu ngược chiều ion H+ từ lòng
DDTT vào trong niêm mạc, gây toan hóa tại chỗ, phù nề và hoại tử mô, kéo theo sự
tiêu protein bởi pepsin và gây loét.
1.1.6. Tiến triển và biến chứng
Nói chung, loét dạ dày tá tràng được phát hiện sớm, điều trị kiên trì đúng
nguyên tắc thì ổ loét có thể liền sẹo hoàn toàn, ít tái phát.Nếu điều trị không tốt
hoặc để tiến triển tự nhiên thì có thể có các biến chứng [2],[3],[6]:
– Chảy máu tiêu hóa
– Hẹp môn vị
– Thủng ổ loét
– Ung thư hóa ổ loét (đối với LDD)….

1.1.7. Nguyên tắc điều trị
– Điều trị nội khoa đầy đủ và đúng cách, nếu không có kết quả, mới điều trị
ngoại khoa [2], [4], [5].
8
– Điều trị nội khoa dựa trên nguyên tắc:
+ Làm giảm acid và pepsin ở dịch vị bằng các thuốc ức chế bài tiết hoặc trung
hòa acid.
+ Tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc tạo màng che phủ,
băng bó vết loét, kích thích sự tái tạo của tế bào niêm mạc dạ dày- tá tràng.
+ Diệt HP bằng thuốc kháng sinh.
+ Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
1.1.8. Chế độ sinh hoạt
– Không: Thức khuya, suy nghĩ căng thẳng, lao động quá sức kéo dài.
– Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
– Không ăn uống những chất kích thích như: rượu bia, các chất chua cay, đồ
uống có ga.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào.
– Uống thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
– Cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sỹ.
1.2.Chất lượng cuộc sống [11] 1.2.1. Định nghĩa chất lượng cuộc sống
Khái niệm chất lượng của cuộc sống đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên cho
đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho khái niệm này.Trước Công
nguyên, Aristotli đã định nghĩa chất lượng cuộc sống là một”cuộc sống tốt”
hoặc”công việc trôi chảy” [11].
Theo Liên Hiệp Quốc: Có lẽ biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến nhất
để đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người (HDI), với các
nội dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để nâng cao
cuộc sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định. HDI được sử dụng bởi
Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của
Liên Hiệp Quốc. Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống. Hiện
nay, tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một nước dựa trên bảng chỉ số
phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chuyên theo dõi tỉ lệ mù chữ ở người lớn,
tuổi thọ trung bình và mức thu nhập. Bên cạnh những nhân tố xếp hạng truyền
9
thống như kinh tế, an ninh, tỉ lệ thất nghiệp, còn có những nhân tố khác như việc áp
dụng các biện pháp tránh thai, sức khoẻ của trẻ em, tỉ lệ tội phạm, tử hình…[11] Theo tổ chức y tế thế giới, chất lượng cuộc sống được định nghĩa như một
cảm nhận có tính chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và
thiên nhiên, bao gồm [11]:
– Mức độ sảng khoái về thể chất: sức khoẻ, ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại, thuốc men…
– Mức độ sảng khoái về tâm thần: yếu tố tâm lý, tín ngưỡng…
– Mức độ sảng khoái về xã hội: mối quan hệ xã hội, môi trường sống, kinh tế…
1.2.2. Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống
– Đánh giá chất lượng cuộc sống được thực hiện nhờ nhiều công cụ và thang
điểm khác nhau như: Visick, chỉ số Spitzer, Thang đo chất lượng cuộc sống SF –
36, chỉ số chất lượng cuộc sống các bệnh lý tiêu hóa (GastroIntestinal Quality of
Life Index)
– Một số công trình nghiên cứu của Việt nam và nước ngoài, các tác giả đều sử
dụng chỉ số chất lượng cuộc sống các bệnh lý tiêu hoá để đánh giá chất lượng cuộc
sống như: Hồ Thị Diễm Thu, Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi, Zhengwei Wen1,
Xiaomei LI2,M.Kaplan.
– SF36 là bộ câu hỏi đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, có độ nhạy
và độ đặc hiệu cao (95%), đã được chứng minh là có hiệu lực và sử dụng như một
công cụ để đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

10
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán loét DD – TT đang điều trị tại khoa Nội tiêu hóa
Bệnh viện E trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2014.
2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
– Người bệnh tuổi từ 16- 80, được chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội tiêu hóa
Bệnh viện E trong thời gian trên.
– Bệnh nhân có kết quả nội soi loét DD – TT., không mắc các biến chứng
nặng nề của bệnh(xuất huyết tiêu hóa, ung thu dạ dày),không mắc bệnh lý nghiêm
trọng kèm theo (suy tim, tiểu đường, xơ gan), phụ nữ không có thai.
– Sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp và đối thoại trực tiếp.
– Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
-Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
-Bệnh nhân mắc biến chứng nặng nề hoặc bệnh nặng kèm theo(chảy máu
tiêu hóa, xơ gan…)
-Bệnh nhân đang mang thai
-Bệnh nhân không được chẩn đoán trong thời gian trên
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
– Địa điểm: khoa nội tiêu hóa – bệnh viện E.
– Thời gian: từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang.
2.6. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, lần lượt
chọn những bệnh nhân được chẩn đoán loét DD – TT điều trị tại khoa nội tiêu hóa –
Bệnh viện E từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2014.
11
2.7. Công cụ nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi SF-36 để đánh giá chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân loét DDTT.

Bộ câu hỏi SF-36 (phiên bản 1.0) gồm 8 yếu tố về sức khỏe: hoạt động thể
lực; các hạn chế do sức khỏe thể lực; các hạn chế do dễ xúc động; sinh lực; sức
khỏe tinh thần; hoạt động xã hội; cảm giác đau; sức khỏe chung và được chia ra làm
2 phần đánh giá:
– Đánh giá về thể chất:
+Hoạt động thể lực: câu hỏi về sinh hoạt trong 1 ngày bình thường, sức khỏe
hiện tại:
 Câu 3a: các hoạt động dùng nhiều sức như chạy, nâng vật nặng, tham gia các
môn thể thao mạnh  chuyển thành câu 3.
 Câu 3b: các hoạt động đòi hỏi sức lực vừa phải như di chuyển một cái bàn,
quét nhà, bơi lội hoặc đạp xe đạp  chuyển thành câu 4.
 Câu 3c: nâng hoặc mang vác các đồ thực phẩm  chuyển thành câu 5.
 Câu 3d: leo lên vài tầng lầu  chuyển thành câu 6.
 Câu 3e: leo lên 1 tầng lầu  chuyển thành câu 7.
 Câu 3f: uốn người, quỳ gối hoặc khom lưng và gập gối  chuyển thành câu 8.
 Câu 3g: đi bộ hơn một kilomet  chuyển thành câu 9.
 Câu 3h: đi bộ vài trăm mét  chuyển thành câu 10.
 Câu 3i: đi bộ một trăm mét  chuyển thành câu 11.
 Câu 3j: tắm rửa hoặc thay quần áo cho chính bạn  chuyển thành câu 12.
+ Các hạn chế do sức khỏe thể lực: câu hỏi về 4 tuần qua, ảnh hưởng của sức
khỏe thể chất.
Câu 4a: Làm giảm thời lượng tiến hành công việc hoặc sinh hoạt khác
 chuyển thành câu 13.
Câu 4b: hoàn thành công việc ít hơn chuyển thành câu 14.
Câu 4c: bị giới hạn trong một loại công việc nào đó hoặc sinh hoạt
 chuyển thành câu 15.
12
 Câu 4d: gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc hoặc các sinh hoạt khác
 chuyển thành câu 16.
+ Cảm giác đau: 4 tuần qua, hỏi về mức độ đau cơ thể.
 Câu 7: mức độ đau cơ thể  chuyển thành câu 21.
 Câu 8: cảm giác đau gây trở ngại cho công việc bình thường  chuyển
thành câu 22.
+ Sức khỏe chung.
 Câu 1: sức khỏe chung  chuyển thành câu 1.
 Câu 11a: cảm giác dễ bị bệnh  chuyển thành câu 33.
 Câu 11b: cảm giác rất khỏe mạnh  chuyển thành câu 34.
 Câu 11c: cảm giác sức khỏe trở nên tệ hơn  chuyển thành câu 35.
 Câu 11d: cảm giác sức khỏe rất tốt  chuyển thành câu 36.
– Đánh giá về tinh thần.
+ Sinh lực: sức khỏe trong 4 tuần qua.
 Câu 9a: cảm thấy đầy sinh lực  chuyển thành câu 23.
 Câu 9e: cảm thấy dồi dào năng lượng  chuyển thành câu 27.
 Câu 9g: cảm thấy kiệt sức  chuyển thành câu 29.
 Câu 9i: cảm thấy mệt mỏi  chuyển thành câu 31.
+ Hoạt động xã hội: 4 tuần vừa qua, sức khỏe thể chất hoặc yếu tố cảm xúc
gây trở ngại trong các hoạt động xã hội thông thường.
 Câu 6: hoạt động xã hội thông thường với gia đình, bạn bè, hàng xóm hoặc
các nhóm hội  chuyển thành câu 20.
Câu 10: cản trở các hoạt động xã hội như đi thăm bạn bè, họ hàng  chuyển
thành câu 32.
+ Các hạn chế do dễ xúc động: 4 tuần qua, yếu tố cảm xúc (buồn phiền hoặc lo
lắng) làm ảnh hưởng đến công việc hoặc sinh hoạt thường ngày.
 Câu 5a: giảm thời lượng tiến hành công việc  chuyển thành câu 17.
 Câu 5b: hoàn thành công việc ít hơn mong muốn chuyển thành câu 18.
 Câu 5c: làm việc hoặc tiến hành các sinh hoạt khác kém cẩn thận hơn bình
thường  chuyển thành câu 19.
13
+ Sức khỏe tinh thần: cảm nhận trong 4 tuần qua.
 Câu 9b: cảm thấy rất lo lắng  chuyển thành câu 24.
 Câu 9c: cảm thấy quá đau buồn và thất vọng  chuyển thành câu 25.
 Câu 9d: cảm thấy bình tĩnh và thanh thản  chuyển thành câu 26.
 Câu 9f: cảm thấy buồn và nản lòng  chuyển thành câu 28.
 Câu 9h: cảm thấy hạnh phúc  chuyển thảnh câu 30.
– Mỗi câu hỏi có nhiều câu trả lời để bệnh nhân lựa chọn.
– Mỗi câu trả lời được tính theo từng điểm khác nhau.
– Câu 21: câu trả lời có 6 lựa chọn được cho điểm từ 1 đến 6.
– Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12: câu trả lời có 3 lựa chọn được cho điểm từ
1 đến 3.
– Các câu còn lại: câu trả lời có 5 lựa chọn được cho điểm từ 1 đến 5.
– Đánh giá chất lượng cuộc sống theo điểm:
+ Điểm số càng cao, chất lượng cuộc sống càng tốt ở các câu: 3, 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 24, 25, 28, 29, 31, 32, 33, 35
Ví dụ: 1 điểm: rất xấu. 2 điểm: xấu. 3 điểm: trung bình. 4 điểm: tốt. 5
điểm: rất tốt.
+ Điểm số càng cao, chất lượng cuộc sống càng kém ở các câu còn lại.
Ví dụ: 1 điểm: rất tốt. 2 điểm: tốt. 3 điểm: trung bình. 4 điểm: xấu. 5 điểm: rất xấu.
– Tiếp theo là phần chuyển đổi điểm số. Vì sự thay đổi điểm trong câu trả lời
không đồng bộ nên phải chuyển đổi điểm theo bảng phần trên để so sánh và đánh
giá chất lượng cuộc sống.
– Chuyển điểm xong sẽ tổng kết điểm lại. Số điểm tổng cộng sẽ thay đổi từ 0
đến 100. Số điểm càng cao thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng tốt.
+ Bước 1: cho điểm các câu hỏi, chuyển đổi điểm số của các câu trả lời theo
bảng dưới đây. Chú ý rằng tất cả các câu trả lời được cho điểm sao cho diễn tả được
điểm số cao thì xác định là tình trạng sức khỏe tốt. Như vậy, trong bảng chuyển đổi
điểm (bảng 2.2) mỗi câu trả lời đều có điểm số thay đổi từ 0 đến 100.
+ Bước 2: những câu hỏi được cho điểm theo mức độ giống nhau sau khi
chuyển đổi (điểm càng cao thì tình trạng sức khỏe càng tốt và ngược lại). Sau đó
tính điểm trung bình các khoản của 8 lĩnh vực.
14
Bảng 2.1. Cách tính điểm thang đo SF36
Câu hỏi số
Điểm số ban đầu
Giá trị tính
1, 2, 20, 22, 34, 36
1—————->
2—————->
3—————->
4—————->
5—————->
100
75
50
25
0
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,
12
1—————->
2—————->
3—————->
0
50
100
13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
1—————->
2—————->
0
100
21, 23, 26, 27, 30
1—————->
2—————->
3—————->
4—————->
5—————->
6—————->
100
80
60
40
20
0
24, 25, 28, 29, 31
1—————->
2—————->
3—————->
4—————->
5—————->
6—————->
0
20
40
60
80
100
32, 33, 35
1—————->
2—————->
3—————->
4—————->
5—————->
0
25
50
75
100
Nguồn: The RAND 36 – Item Health Survey, Version 1.0

– Tính điểm trung bình các khoản của 8 lĩnh vực.
Sau khi tính điểm theo bảng 2.2, tính trung bình các khoản sau
Hoạt động thể lực 10 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
15
Các hạn chế do sức khỏe thể lực 4 13, 14, 15, 16
Các hạn chế do dễ xúc động 3 17, 18, 19
Sinh lực 4 23, 27, 29, 31
Sức khỏe tinh thần 5 24, 25, 26, 28, 30
Hoạt động xã hội 2 20, 32
Cảm giác đau 2 21, 22
Sức khỏe chung 5 1, 33, 34, 35, 36
Sau khi chuyển điểm và tính các giá trị trung bình, so sánh các giá trị trung
bình của từng yếu tố trong 8 yếu tố của bảng SF-36
+ Bước 3: Tất cả các câu hỏi được cho điểm từ 0 đến 100, với 100 coi như
biểu thị mức cao nhất có thể của hoạt động. Tập hợp các điểm số là tỉ lệ % tất cả các
điểm số có được (sử dụng bảng bước 1) các điểm số từ các câu hỏi thuộc từng lĩnh
vực đặc biệt của tình trạng sức khỏe chức năng (bảng bước 2) được gộp lại tính
trung bình, để có được điểm số trung bình của mỗi lĩnh vực trong số 8 lĩnh vực (thí
dụ đau, hoạt động thể lực…)
Thí dụ: để đo sinh lực/ mệt mỏi của các bệnh nhân, cộng các điểm số của các
câu hỏi 23, 27, 29 và 31. Nếu bệnh nhân được khoanh 4 câu 23, khoanh 3 câu 27,
khoanh 3 câu 29 và để tr ng câu 31, sử dụng bảng 2.3 để cho điểm các câu đó. Trả
lời 4 cho câu 23 tức là 40, 3 cho câu 27 tức là 60, 3 cho câu 29 tức là 40, bỏ qua câu
31. Tính điểm cho lĩnh vực này là 40 + 60 + 40 = 140. Sau đó đem chia 3 (số câu
hỏi được trả lời) để có tổng số là 46,7. Vì điểm số 100 biểu thị sinh lực cao mà
không hề mệt mỏi, điểm số thấp hơn (46,7 %) cho thấy là sinh lực kém hơn và có 1
mức độ mệt mỏi nào đó.
Tất cả 8 lĩnh vực đều được cho điểm theo cách đó.
+ Bước 4: Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
2.8. Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân dựa vào phiếu câu hỏi.
2.9. Các biến số nghiên cứu
– Nhóm biến số về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp,
trình độ học vấn, số lần vào viện.
16
-Nhóm biến số về ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Hoạt động thể lực,các
hạn chế do sức khỏe thể lực, các hạn chế do dễ xúc động, sinh lực, sức khỏe tinh
thần,hoạt động xã hội, cảm giác đau, sức khỏe chung.
2.10. Xử lý số liệu
– Nhập liệu bằng phần mềm Epi data v3.1
– Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
– Nghiên cứu đã được thông qua ban lãnh đạo bệnh viện E.
– Các đối tượng tham gia nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng mục đích của
nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
– Bộ câu hỏi không gồm những câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy
cảm, nên không ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng nghiên cứu. Các thông tin cá
nhân được giữ bí mật.
– Các số liệu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả của nghiên
cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng, không sử
dụng cho các mục đích khác.
2.12. Sai số và cách khắc phục
– Sai số
+ Sai số nhớ lại: do người được phỏng vấn nhớ sai thông tin được hỏi.
+ Sai số ngẫu nhiên: do câu hỏi không rõ nghĩa, do người được hỏi hiểu sai…
– Biện pháp khắc phục:
+ Lựa chọn bệnh nhân đúng tiêu chuẩn.
+ Phỏng vấn thử để chỉnh sửa câu hỏi.
+ Thực hiện phỏng vấn vào thời điểm hợp lý, giúp bệnh nhân thoải mái và có
thời gian suy nghĩ kĩ trước khi trả lời.

17
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
tình trạng hôn nhân, số lần vào viện
Đặc điểm
Tần số (n)
Tỉ lệ (%)
Tuổi
Dưới 30 tuổi
57
28,0
30 – 54 tuổi
68
34,5
55 tuổi
72
36,5
Gới tính
Nam
106
53,8
Nữ
91
46,2
Nghề nghiệp
Về hưu, nội trợ
82
41,6
Sinh viên
20
10,2
Công nhân
22
11,2
Công chức
34
17,3
Nông dân
12
6,0
Khác
27
13,7
Học vấn
Tiểu học
5
1,7
Trung học cơ sở
33
18,2
Trung học phổ thông
85
42,1
Sau THPT
67
38,7
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn
30
15,2
Đã kết hôn
160
81,2
Li thân/li dị
4
2,0
Góa
3
1,6
Số lần vào viện
1 lần
107
54,3
2-3 lần
68
34,5
>3 lần
22
11,2

18
Nhận xét: trong số 197 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nhóm trên 55 tuổi có
tỷ lệ cao nhất (36,5%); tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ (53,6%- 46,4%),
bênh nhân nghỉ hưu có tỷ lệ cao nhất (41,6%), thấp nhât là nông dân (6,1%); người
có trình độ từ trung học trở lên chiếm tỷ lệ cao (42,1%); bệnh nhân là người đã kết
hôn chiếm tỷ lệ cao nhât (81,2%), bệnh nhân vào viện lần đầu cao nhất(54,3%), số
bệnh nhân vào viện trên 3 lần có tỷ lệ thấp (11,2%).
3.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo thang điểm SF36
Bảng 3.2: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo thang điểm SF36
Đặc điểm
Không tốt
Tốt
Tổng
Điểm
trung bình
Tần sô
n
Tỷ lệ
%
Tần sô
n
Tỷ lệ
%
Tần sô
n
Tỷ lệ
%
Sức khỏe chung
(GH)
74
37,6
123
62,4
197
100
58,69 ± 20,73
Cảm giác đau (BP)
90
45,7
107
54,3
197
100
58,69 ± 16,20
Hoạt động xã hội
(SF)
86
43,7
111
56,3
197
100
58,86 ±17,46
Sức khỏe tâm
thần(MH)
104
52,8
93
47,2
197
100
52,20 ± 18,00
Sinh lực (VT)
68
34,5
129
65,5
197
100
63,11 ± 3,70
Các hạn chế do dễ
xúc động (RE)

91

46,2

106

53,8

197

100

63,96 ± 34,75
Các hạn chế do sức
khỏe thể lực (RP)

140

71,1

57

28,9

197

100

38,05 ± 24,05
Hoạt động thể lực
(PE)

41

20,1

156

79,8

197

100

58,22 ± 11,20
Sức khỏe tinh thần
95
48,2
102
51,8
197
100
50,01 ± 10,33
Sức khỏe thể chất
96
48,7
101
51,3
197
100
50,44 ± 8,65
Chất lượng cuộc
sống chung

74

37,6

123

62,4

197

100

58,69 ± 20,73
Nhận xét: Đánh giá điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo từng nhóm thì:
+
Các hạn chế do sức khỏe thể lực (RP) có điểm trung bình thấp nhất
+
Các hạn chế do dễ xúc động có điểmt trung bình cao nhất
19
3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu với chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân VLDDTT
3.3.1 Mối liên quan giữa đánh giá về hoạt động thể lực với một số yếu tố nhân
khẩu của bệnh nhân VLDDTT
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa đánh giá về hoạt động thể lực
với một số yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân VLDDTT
Đặc điểm
Hoạt động thể lực
p
Không tốt
Tốt
Tần số
Tỷ lệ
Tần số
Tỷ lệ
Tuổi
Dưới 30 tuổi
11
11,3
46
80,7
0,000
30 – 54 tuổi
23
33,8
45
66,2
55 tuổi
36
50
36
50
Gới tính Nam
27
25,7
78
74,3
0,002
Nữ
43
46,7
49
53,3
Nghề
nghiệp
Về hưu, nội trợ
40
48,8
42
51,2
0,467
Sinh viên
0
00
20
100,0
Công nhân
5
22,4
17
77,3
Công chức
7
20,6
27
79,4
Nông dân
6
50,0
6
50,0
Khác
12
44,4
15
55,6
Học
vấn
Tiểu học
2
40,0
3
60,0
0,037
Trung học cơ sở
16
48,5
17
51,5
Trung học phổ thông
32
37,6
65
62,4
Sau THPT
20
27,0
54
73,0
Tình
trạng
hôn
nhân
chưa kết hôn
3
10,0
27
90,0
0,001
Đã kết hôn
63
39,4
97
60,6
Li thân/li dị
2
50
2
50
Góa
2
66,7
1
33,3
Số lần
vào
viện
1 lần
22
20,6
85
79,4
0,000
2-3 lần
31
45,6
37
54,4
>3 lần
17
77,3
5
22,7
Nhận xét:

Tuổi, giới tình, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện liên quan với Hoạt động
thể lực (PE) của bệnh nhân LDDTT.

Trình độ học vấn, nghề nghiệp không liên quan với Hoạt động thể lực
(PE)của bệnh nhân LDDTT.
20
3.3.2. Mối liên quan giữa các hạn chế do sức khỏe thể lực (RP) với một số đặc
điểm nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa các hạn chế do sức khỏe thể lực (RP)
với một số đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT.

Các hạn chế do sức khỏe thể lực
p
Không tốt
Tốt
Tần số
Tỷ lệ
Tần số
Tỷ lệ
Tuổi
Dưới 30 tuổi
42
73,7
15
26,3
0,261
30 – 54 tuổi
53
77,9
15
22,1
55 tuổi
59
81,9
13
18,1
Gới tính
Nam
82
78,1
23
21,9
0,978
Nữ
72
78,3
20
21,7
Nghề
nghiệp
Về hưu, nội trợ
68
82,9
14
17,1
0,269
Sinh viên
15
75,0
5
25,0
Công nhân
16
72,7
6
27,3
Công chức
26
76,5
8
23,5
Nông dân
9
75,0
3
25,0
Khác
20
74,1
7
25,9
Học vấn
Tiểu học
4
80,0
1
20,0
0,867
Trung học cơ sở
26
78,8
7
21,2
Trung học phổ thông
65
76,5
20
23,5
Sau THPT
59
79,7
15
20,3
Tình trạng
hôn nhân
chưa kết hôn
22
73,3
8
26,7
0,553
Đã kết hôn
126
78,8
34
21,2
Li thân/li dị
4
100
0
0,0
Góa
2
66,7
1
33,3
Số lần vào
viện
1 lần
83
77,6
24
22,4
0,911
2-3 lần
54
79,4
14
20,6
>3 lần
17
77,3
5
22,7
Nhận xét:

Tuổi, giới tình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, số lần
vào viện không liên quan với Các hạn chế do sức khỏe thể lực (RP) của bệnh nhân
LDDTT
21
3.3.3. Mối liên quan giữa cảm giác đau (BP) với một số đặc điểm nhân khẩu của
bệnh nhân LDDTTT
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa cảm giác đau (BP)
với một số đặc điểm nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT

Cảm giác đau
p
Không tốt
(đau nhiểu)
Tốt (đau ít hoặc
không đau)
Tần số
tỷ lệ
Tần số
tỷ lệ
Tuổi
Dưới 30 tuổi
12
21,1
45
78,9
0,001
30 – 54 tuổi
26
38,2
42
61,8
55 tuổi
36
50,0
36
50,0
Gới tính Nam
33
31,4
72
68,6
0,058
Nữ
41
44,6
51
55,4
Nghề
nghiệp
Về hưu, nội trợ
42
51,2
40
48,8
0,016
Sinh viên
3
15,0
17
85,0
Công nhân
10
45,5
12
54,5
Công chức
6
17,6
28
84,4
Nông dân
5
41,7
7
58,3
Khác
8
29,6
19
70,4
Học vấn
Tiểu học
4
80,0
1
20,0
0,000
Trung học cơ sở
19
57,6
14
42,4
Trung học phổ thông
35
41,2
50
58,8
Sau THPT
16
21,6
58
78,4
Tình
trạng
hôn
nhân
chưa kết hôn
6
20,0
24
80,0
0,162
Đã kết hôn
66
42,1
94
58,8
Li thân/li dị
1
25,0
3
75,0
Góa
1
33,3
2
66,7
Số lần
vào viện
1 lần
34
31,8
73
68,2
0,055
2-3 lần
29
42,6
39
57,4
>3 lần
11
50,0
11
50,0
Nhận xét:

Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn liên quan với cảm giác đau (BP) của
bệnh nhân LDDTT.

Giới tình, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện không liên quan với cảm giác
đau (BP) của bệnh nhân LDDTT.
22
3.3.4. Mối liên quan giữa đánh giá về Sức khỏe chung (GH) với các yếu tố nhân
khẩu của bệnh nhân LDDTT
Bảng 3.6: Mối liên quan giữađánh giá về Sức khỏe chung (GH)
với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT

Sức khỏe chung
p
Không tốt
Tốt
Tần số
Tỷ lệ
Tần số
Tỷ lệ
Tuổi
Dưới 30 tuổi
47
82,5
10
17,5
0,854
30 – 54 tuổi
53
77,9
15
22,1
55 tuổi
60
83,3
12
16,7
Gới tính Nam
84
80,0
21
20,0
0,642
Nữ
76
81,0
16
17,4
Nghề
nghiệp
Về hưu, nội trợ
65
79,3
17
20,7
0,957
Sinh viên
18
90
2
10
Công nhân
19
86,4
3
13,6
Công chức
25
73,5
9
26,5
Nông dân
12
100,0
00
0,0
Khác
21
77,8
6
22,2
Học vấn
Tiểu học
5
100,0
0
0,0
0,154
Trung học cơ sở
29
87,9
4
12,1
Trung học phổ thông
68
80,0
17
20,0
Sau THPT
58
78,4
16
21,6
Tình
trạng
hôn
nhân
chưa kết hôn
28
93,3
2
6,7
0,290
Đã kết hôn
126
78,8
34
21,2
Li thân/li dị
3
75,0
1
25,0
Góa
3
100,0
0
0,0
Số lần
vào viện
1 lần
88
82,2
19
17,8
0,992
2-3 lần
53
79,9
15
22,9
>3 lần
19
86,4
3
13,6
Nhận xét:
Không có mối liên quan giữa tuổi, giới tình, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
tình trạng hôn nhân, số lần vào viện với Sức khỏe chung (GH) của bệnh nhân
LDDTT.
23
3.3.5. Mối liên quan giữa đánh giá về Sinh lực (VT) với các yếu tố về nhân khẩu
của bệnh nhân LDDTT
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa đánh giá về Sinh lực (VT)
với các yếu tố về nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT

Sinh lực
p
Không tốt
Tốt
Tần số
Tỷ lệ
Tần số
Tỷ lệ
Tuổi
Dưới 30 tuổi
33
57,9
24
42,1
0,849
30 – 54 tuổi
29
42,6
39
57,4
55 tuổi
42
58,3
30
41,7
Gới tính Nam
43
41,0
62
59,0
0,000
Nữ
61
66,3
31
33,7
Nghề
nghiệp
Về hưu, nội trợ
50
61,0
32
39,0
0,000
Sinh viên
17
85,0
3
15,0
Công nhân
13
59,1
9
40,9
Công chức
10
29,4
24
70,6
Nông dân
6
50,0
6
50,0
Khác
8
29,6
19
70,4
Học vấn
Tiểu học
4
80,0
1
20,0
0,009
Trung học cơ sở
22
66,7
11
33,3
Trung học phổ thông
46
54,1
39
45,9
Sau THPT
32
43,2
42
56,8
Tình
trạng
hôn
nhân
chưa kết hôn
21
70
9
30,0
0,463
Đã kết hôn
78
48,8
82
21,2
Li thân/li dị
2
50
2
50,0
Góa
3
100
0
0,0
Số lần
vào viện
1 lần
57
53,5
50
46,7
0,659
2-3 lần
37
54,4
31
45,6
>3 lần
10
45,5
12
54,5
Nhận xét:

Giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn liên quan với
Sinh lực (VT) của bệnh nhân VLDDTT.

Tuổi, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện không liên quan với Sinh lực (VT)
của bệnh nhân VLDDTT.
24
3.3.6. Mối liên quan giữa đánh giá về Hoạt động xã hội (SF) với các yếu tố nhân
khẩu của bệnh nhân LDDTT
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đánh giá về Hoạt động xã hội (SF)
với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT

Hoạt động xã hội
p
Không tốt
Tốt
Tần số
Tỷ lệ
Tần số
Tỷ lệ
Tuổi
Dưới 30 tuổi
22
38,6
35
61,4
0,72
30 – 54 tuổi
29
42,6
39
57,4
55 tuổi
39
54,2
33
45,8
Gới tính
Nam
49
46,7
56
53,3
0,769
Nữ
41
44,6
51
55,4
Nghề
nghiệp
Về hưu, nội trợ
44
53,7
38
46,3
0,081
Sinh viên
10
50
10
50,0
Công nhân
9
40,9
13
59,1
Công chức
11
32,4
23
67,6
Nông dân
4
33,3
8
66,7
Khác
12
44,4
15
55,6
Học vấn
Tiểu học
3
60,0
2
40,0
0,265
Trung học cơ sở
17
51,5
16
48,5
Trung học phổ thông
39
45,1
46
54,1
Sau THPT
31
41,9
13
58,1
Tình
trạng
hôn
nhân
chưa kết hôn
12
40,0
18
60,0
0,345
Đã kết hôn
74
46,2
86
53,8
Li thân/li dị
2
50
2
50,0
Góa
2
66,7
1
33,3
Số lần
vào viện
1 lần
45
42,1
62
57,9
0,315
2-3 lần
34
50
34
50,0
>3 lần
11,
50
11
50,0
Nhận xét:

Tuổi, giới tình, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số lần
vào viện không liên quan với Hoạt động xã hội (SF) của bệnh nhân LDDTT
25
3.3.7. Mối liên quan giữa các hạn chế do dễ xúc động (RE) với các yếu tố nhân
khẩu của bệnh nhân LDDTT
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa các hạn chế do dễ xúc động (RE)
với các yếu tố nhân khẩu của bệnh nhân LDDTT

Các hạn chế do dễ xúc động
p
Không tốt
Tốt
Tần số
Tỷ lệ
Tần số
Tỷ lệ
Tuổi
Dưới 30 tuổi
12
21,1
45
78,9
0,001
30 – 54 tuổi
26
38,2
42
61,8
55 tuổi
36
50,0
36
50,0
Gới tính Nam
33
31,4
72
68,6
0,058
Nữ
41
44,6
55,4
54,9
Nghề
nghiệp
Về hưu, nội trợ
42
51,2
40
48,8
0,046
Sinh viên
3
15,0
17
85,0
Công nhân
10
45,5
12
54,5
Công chức
6
17,6
28
82,4
Nông dân
5
41,7
7
58,3
Khác
8
29,6
19
70,4
Học vấn
Tiểu học
4
80,0
1
20,0
0,000
Trung học cơ sở
19
57,6
14
42,4
Trung học phổ thông
35
41,5
50
58,8
Sau THPT
16
21,6
58
78,4
Tình
trạng
hôn
nhân
chưa kết hôn
6
20,0
24
80,0
0,162
Đã kết hôn
66
42,1
94
58,8
Li thân/li dị
25
3,0
75,0
0,0
Góa
1
33,3
2
66,7
Số lần
vào viện
1 lần
34
31,8
72
68,2
0,055
2-3 lần
29
42,6
39
57,4
>3 lần
11
50,0
11
50,0
Nhận xét:

Tuổi, nghề nghiệp,trình độ học vấn liên quan với Các hạn chế do dễ xúc
động (RE) của bệnh nhân LDDTT.

Giới tình, tình trạng hôn nhân, số lần vào viện không liên quan với Các hạn
chế do dễ xúc động (RE) của bệnh nhân LDDTT.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *