Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
ĐẶNG TRẦN DŨNG
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CÓ BIẾN CHỨNG CHẢY MÁU
Ổ LOÉT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 198 BỘ CÔNG AN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. DƢƠNG HỒNG THÁI
THÁI NGUYÊN – 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Đặng Trần Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
Lời cảm ơn
Với tất cả sự kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như khi
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy, Lãnh đạo Viện khoa học hình sự, Bộ
Công an, Lãnh đạo phòng 6, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng KHTH Bệnh viện 198
Bộ công an và các Bác sỹ, y tá khoa Nội tiêu hóa, khoa HSCC đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Với tất cả tình cảm sâu sắc, sự kính trọng và tấm lòng của người học
trò tôi bày tỏ lòng biết ơn tới thầy PGS. TS. Dương Hồng Thái, người thầy đã
tận tình dạy dỗ và cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp nghiên
cứu. Đặc biệt thầy giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn các người thân trong gia đình là những người đã
tiếp thêm rất nhiều động lực để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, công tác
và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Ngày 24 tháng 10 năm 2011
Học viên
Đặng Trần Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan …………………………………………………………………………………….. i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………………………..
ii
Mục lục ………………………………………………………… ..………….iii
Danh mục chữ viết tắt ………………………………………………………………………… v
Danh mục các bảng …………………………………………………………………………… vi
Danh mục các biểu đồ ………………………………………………………………………. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………. 3
1.1. Một số vấn đề về loét dày tá tràng ……………………………………………………………. 3
1.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh loét DD – TT………………………………………………… 6
1.3. Một số vấn đề về xuất huyết do loét dạ dày tá tràng
………………………………. 7
1.4. Triệu chứng chẩn đoán ổ loét chảy máu ………………………………………………….. 9
1.5. Các yếu tố nguy cơ đối với xuất huyết ổ loét DD – TT
………………………… 14
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
…………. 24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
……………………………………………………………………………….. 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
…………………………………………………………… 25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………….. 25
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 25
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………… 27
2.6. Phƣơng tiện nghiên cứu
……………………………………………………………………………. 29
2.7. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………………………. 29
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 30
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của loét DD – TT và loét có biến chứng
chảy máu …………………………………………………………………………………………………………….. 30
3.2. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng chảy máu của loét DD – TT……………………… 37
CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN ………………………………………………………………. 45
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu ………………………………… 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng …………………………………………………………… 46
4.3. Đặc điểm nội soi ……………………………………………………………………………………….. 49
4.4. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng chảy máu ………………………………. 52
KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………….. 58
KHUYẾN NGHỊ
……………………………………………………………………………… 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 61
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN
: Bệnh nhân
CO-X
: Cyclo oxygenase
CTM
: Công thức máu
DD
: Dạ dày
DD – TT
: Dạ dày – Tá tràng
HP
: Helicobacter pylori
HTT
: Hành tá tràng
NSAID
: Non – steroid
PG
: Prostaglandin
TT
: Tá tràng
XHTH
: Xuất huyết tiêu hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân chia mức độ XHTH trên lâm sàng ……………………………….. 11
Bảng 1.2. Thang điểm Rockall …………………………………………………………… 11
Bảng 1.3. Phân loại hình thái chảy máu theo Forrest ……………………………… 13
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tƣợng nghiên cứu……………………………. 30
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới của đối tƣợng nghiên cứu …………………………… 31
Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu lúc vào viện …… 32
Bảng 3.4. Đặc điểm công thức máu của đối tƣợng nghiên cứu lúc vào viện . 32
Bảng 3.5. Đặc điểm về Ure – Creatinin của đối tƣợng nghiên cứu lúc vào viện …. 33
Bảng 3.6. Vị trí tổn thƣơng trên hình ảnh nội soi
…………………………………… 33
Bảng 3.7. Đặc điểm tổn thƣơng dạ dày của đối tƣợng nghiên cứu qua nội soi ………… 34
Bảng 3.8. Đặc điểm tổn thƣơng tá tràng trên hình ảnh nội soi ………………… 35
Bảng 3.9. Hình thái chảy máu DD – TT phân loại theo Forrest ……………….. 36
Bảng 3.10. Liên quan giữa nhóm máu của đối tƣợng nghiên cứu với loét đơn
thuần và loét có chảy máu……………………………………………………. 37
Bảng 3.11. Liên quan giữa hình thái chảy máu ở các vị trí tổn thƣơng qua nội soi
……. 38
Bảng 3.12. Kích thƣớc ổ loét và hình thái chảy máu ở dạ dày qua nội soi …. 39
Bảng 3.13. Kích thƣớc ổ loét và hình thái chảy máu ở tá tràng qua nội soi…39
Bảng 3.14. Tiền sử bản thân của đối tƣợng nghiên cứu. …………………………. 40
Bảng 3.15. Liên quan giữa mức độ mất máu với vị trí tổn thƣơng …………… 40
Bảng 3.16. Liên quan giữa công việc của đối tƣợng nghiên cứu với biến chứng chảy
máu ổ loét
…………………………………………………………………………… 41
Bảng 3.17. Liên quan giữa sử dụng NSAID với loét và loét có biến chứng
chảy máu ………………………………………………………………………….. 42
Bảng 3.18. Liên quan giữa hút thuốc với loét và loét có biến chứng chảy máu … 42
Bảng 3.19. Liên quan giữa sử dụng rƣợu với loét và loét có biến chứng chảy máu
…… 43
Bảng 3.20. Liên quan giữa Stress với loét và loét có biến chứng chảy máu ………. 43
Bảng 3.21. Liên quan giữa thời tiết với loét và loét có biến chứng chảy máu ….. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ đặc điểm về giới của đối tƣợng nghiên cứu…………………. 31
Hình 3.2. Biểu đồ vị trí tổn thƣơng trên hình ảnh nội soi
………………………… 33
Hình 3.3. Biểu đồ hình thái chảy máu phân loại theo Forrest…………………… 36
Hình 3.4. Biểu đồ liên quan giữa nhóm máu của đối tƣợng nghiên cứu với loét
đơn thuần và loét có chảy máu
……………………………………………… 37
Hình 3.5. Biểu đồ liên quan giữa công việc của đối tƣợng nghiên cứu với biến
chứng chảy máu ổ loét
………………………………………………………… 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh thƣờng gặp và phổ biến, bệnh xảy ra ở
mọi quốc gia, mọi lứa tuổi, bệnh thƣờng hay tái phát và có những biến chứng
nguy hiểm nhƣ : chảy máu, thủng ổ loét… làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng
cuộc sống và khả năng lao động của ngƣời bệnh. Theo Mc Cathy [55], tỷ lệ
mắc bệnh loét dạ dày tá tràng tại Mỹ chiếm 10% dân số. Theo Friedman [36],
tại Châu Âu tỷ lệ này là 6 – 15%. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng
5 – 10% dân số, gặp ở nam nhiều hơn nữ [5].
Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu thƣờng gặp trong nội khoa và ngoại
khoa, tỷ lệ tử vong trong bệnh viện lên tới 33%. Xuất huyết tiêu hóa cao
chiếm tỷ lệ từ 80 – 90% của xuất huyết tiêu hóa nói chung [28], [30], [66].
Xuất huyết do loét dạ dày tá tràng là một biến chứng nặng của bệnh,
chiếm tỉ lệ khoảng 60% bệnh nhân (BN) bị xuất huyết tiêu hóa cao [66], [50],
tỷ lệ tử vong khoảng 10% [31], [28]. Theo thống kê của Tạ Long tỉ lệ xuất
huyết do loét dạ dày tá tràng trên tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa chung là 32.2% [7],
Hà Văn Quyết là 52% [15]. Trên thế giới xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá
tràng khá phổ biến, ở Anh tỷ lệ nhập viện hàng năm do bệnh này lên tới 172
bệnh nhân/100.000 dân, tỷ lệ này tăng lên ở những vùng có nền kinh tế kém
phát triển [24].
Hiện nay, mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong điều trị cầm máu qua nội
soi cũng nhƣ điều trị làm lành vết loét, nhƣng tỷ lệ BN tử vong vì xuất huyết
tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng vẫn còn rất cao.
Một vấn đề đƣợc đặt ra là những yếu tố nào có vai trò làm ổ loét dễ chảy
máu hoặc làm cho biến chứng này trở nên nặng nề hơn. Việc đánh giá các yếu
tố ảnh hƣởng, và sự hiểu biết đầy đủ về các yếu tố này đối với chảy máu ổ
loét dạ dày tá tràng là rất cần thiết đối với các thầy thuốc để đạt hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
trong phòng bệnh và điều trị. Ở các cơ sở y tế, nơi còn thiếu các phƣơng tiện
chẩn đoán hiện đại, việc đánh giá đúng đắn các yếu tố này sẽ giúp chẩn đoán
sớm, chính xác, áp dụng phƣơng pháp điều trị thích hợp qua nội soi. Từ
đó tiên lƣợng đúng đắn về mức độ chảy máu và khả năng tái phát, hạn chế
tới mức thấp nhất các rủi ro và cho phép rút ngắn ngày nằm điều trị của
bệnh nhân.
Bệnh viện 198 là Bệnh viện của ngành Công an, hàng năm có nhiều bệnh
nhân là cán bộ, chiến sỹ bị loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa do loét
dạ dày tá tràng vào điều trị. Có thể do tính chất và đặc thù nghề nghiệp, cán
bộ chiến sỹ công an trong các đơn vị thƣờng xuyên phải chịu nhiều áp lực
trong công việc và liên tục trong tình trạng căng thẳng thần kinh, nhiều khả
năng chính những yếu tố này là tác nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến bệnh loét dạ
dày tá tràng và xuất huyết do loét dạ dày tá tràng. Chính vì vậy mà chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài ‘Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân
loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu ổ loét điều trị tại bệnh viện
198, Bộ công an’’ với mục tiêu :
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá
tràng có biến chứng chảy máu ổ loét điều trị tại Bệnh viện 198 Bộ công an.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến biến chứng chảy máu ổ loét ở
bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề về loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng (DD – TT) đã đƣợc biết đến từ lâu, với đặc điểm là
bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ và hay tái phát. Bệnh tiến triển
do rối loạn thể dịch và nội tiết của quá trình bài tiết, vận động và chức năng
bảo vệ của niêm mạc DD – TT. Tổn thƣơng dạ dày tá tràng ngày càng trầm
trọng nếu không đƣợc điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nhƣ : chảy
máu ổ loét, thủng ổ loét, hẹp môn vị hoặc ung thƣ hóa gây nguy hiểm cho tính
mạng ngƣời bệnh.
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu bệnh lý của ổ loét DD – TT
Dạ dày là „túi phình‟ to nhất của ống tiêu hóa, là nơi chứa đựng thức ăn,
dung tích từ 1,0 – 1,5 lít, nằm ở vùng thƣợng vị và hạ sƣờn trái. Mặt trƣớc tiếp
xúc với thùy trái gan và trực tiếp với thành bụng ở đoạn dƣới, mặt sau dạ dày
tiếp xúc ở đoạn dƣới tụy.
Dạ dày có tất cả 4 lớp kể từ trong ra ngoài [6]:
– Lớp niêm mạc gồm lớp liên bào phủ, lớp tuyến, lớp tổ chức lympho
và lớp cơ niêm.
– Lớp hạ niêm mạc.
– Lớp cơ trơn : Cơ chéo, cơ vòng và cơ dọc.
– Lớp thanh mạc.
Ổ loét DD – TT là tổn thƣơng làm mất niêm mạc, phá huỷ qua cơ niêm
xuống tới hạ niêm mạc hoặc sâu hơn.
– Ổ loét non (loét mới): niêm mạc gần chỗ loét bị thoái hóa, các tuyến
ngắn và ít, chỗ loét có tổ chức xơ và bạch cầu, tổ chức dƣới niêm mạc có
nhiều huyết quản giãn và bạch cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
– Loét cũ (loét mạn tính): tổn thƣơng thƣờng méo mó, ở giữa ổ loét
không có niêm mạc, xung quanh niêm mạc thoái hóa mạnh. Tổ chức đệm có
nhiều tế bào viêm, các tổ chức liên kết tăng sinh quanh ổ loét, thành huyết
quản dày, dây xơ sinh sản nở to.
– Loét chai: thƣờng là ổ loét to, bờ cao, rắn, cứng, niêm mạc xung quanh
bị co kéo, dúm dó, niêm mạc dày, tuyến ít hoặc không có, tổ chức xơ tạo
thành bó liên kết với nhau, có nhiều tế bào viêm đơn nhân thoái hóa.
– Loét sẹo: là tổn thƣơng đã đƣợc hàn gắn, có thể hình tròn hoặc méo mó,
nhiều góc màu trắng nhạt, đã có niêm mạc che phủ, dƣới niêm mạc có hoặc
không có tổ chức xơ, khó xác định các tuyến dạ dày. Loét sẹo có thể tiến triển
thành loét chai hoặc thành sẹo, điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
điều trị đúng nguyên nhân đóng vai trò quyết định.
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của ổ loét dạ dày tá tràng
Ngay từ thế kỷ XIX, các nhà sinh lý học đã nghiên cứu về mối liên quan
giữa tăng độ toan dịch vị và sự xuất hiện của các ổ loét dạ dày tá tràng.
Thuyết „không acid – không loét‟ của Schwartz năm 1910 đƣợc các tác giả
của nhiều nghiên cứu công nhận và có ảnh hƣởng lớn đến các phƣơng pháp
điều trị nội khoa cũng nhƣ ngoại khoa. Trong điều trị phải bằng mọi cách loại
trừ tác dụng tấn công của acid (đúng hơn là cả acid và pepsin) hoặc tăng
cƣờng khả năng bảo vệ niêm mạc DD – TT. Suốt một thời gian dài mọi
nghiên cứu về loét dạ dày tá tràng đã không thoát khỏi ảnh hƣởng của thuyết “
không acid – không loét”, mọi vấn đề đều xoay quanh nó cho đến năm 1983
phát hiện về Helicobacter Pylori đƣợc công nhận, và ngƣời ta nhận thấy loét
DD – TT là kết hợp của nhiều vấn đề mà acid và Helicobacter Pylori là những
căn nguyên quan trọng [39], [58].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
1.1.3. Hệ thống các yếu tố gây loét DD – TT
1.1.3.1. Vai trò của acid:
Vùng thân vị và đáy vị của dạ dày là nơi có khả năng chế tiết acid
chlohydric từ tế bào thành của các tuyến ở niêm mạc dạ dày, đây chính là quá
trình ôxy hóa và phosphoryl hóa. Mỗi ion H+ đƣợc chế tiết kèm theo một ion
Cl ˉ . Ion H+ đƣợc chế tiết bởi quá trình bơm proton có liên quan tới H+ và K+ .
Chế tiết acid đƣợc kích thích bởi gastrin và các sợi thần kinh phó giao
cảm hậu hạch, thông qua các thụ thể muscarinic trên tế bào thành. Nhƣ vậy
việc chế tiết acid chịu ảnh hƣởng và có liên quan chặt chẽ với gastrin và dây
thần kinh X.
1.1.3.2. Vai trò của gastrin:
Gastrin là một nội tiết tố đƣợc tế bào G ở vùng hang vị chế tiết, nó kích
thích sự tăng sinh tế bào thành ở thân vị theo các cơ chế trực tiếp và gián tiếp.
Ngƣời ta nhận thấy khi kích thích dây X hoặc khi ăn, đặc biệt khi thức
ăn là protein và rƣợu, gastrin sẽ đƣợc tiết ra. Thực nghiệm cũng chứng tỏ rằng
dịch trào ngƣợc từ tá tràng lên cũng kích thích tiết gastrin và đƣợc giải thích
là do tính kiềm ở trong dịch tá tràng.
Gastrin bị ức chế tiết ra khi dịch dạ dày rỗng, không co bóp hoặc trong
môi trƣơng pH thấp < 3,5 thì việc chế tiết gastrin bắt đầu giảm. Khi pH = 2 thì
việc chế tiết ngừng hẳn, cơ chế tự điều chỉnh chế tiết gastrin cho thấy ở ngƣời
loét DD - TT có gastrin trong máu cao thì có thể trƣờng hợp này loét có
nguyên nhân thể dịch.
Gastrin khi đƣợc tiết ra sẽ đi vào máu, kích thích tế bào thành chế tiết
acid chlohydric và tế bào chính chế tiết pepsinogen. Quá trình giải phóng
pepsin ở hang vị là do kích thích trực tiếp tế bào G và ức chế giải phóng
somatostatin từ tế bào D.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
1.1.3.3. Vai trò của dây thần kinh X:
Dây thần kinh X gây:
- Tăng tiết acid khi kích thích tế bào thành thông qua các thụ thể
muscarinic đối với acetylcholin.
- Giải phóng gastrin do kích thích trực tiếp tế bào G và ức chế giải
phóng somatostatin từ tế bào D ở hang vị.
- Hạ thấp ngƣỡng đáp ứng với gastrin trên tế bào thành.
Đó là chuỗi phản ứng dây truyền, có sự phối hợp hoạt động giữa
histamin với gastrin và thần kinh phó giao cảm trên tế bào thành, thông qua
các thụ thể đối với histamin, gastrin và acetylcholin để gây tăng tiết acid.
1.1.3.4. Vai trò của pepsin:
Các tác nhân kích thích tiết acid cũng kích thích dạ dày tiết ra
pepsinogen. Trong môi trƣờng acid của dạ dày, khi độ pH ≤ 6, pepsinnogen
trở thành pepsin tiêu đạm. Tác dụng phân hủy đạm của pepsin cùng với việc
tiết ra acid ở dạ dày gây nên loét. Hoạt động của pepsin mạnh ở độ pH = 2,
giảm hoạt động khi độ pH > 4 và không hoạt động ở độ pH trung tính hoặc
kiềm. Pepsinogen đƣợc tiết ra còn nhờ hoạt động của acetylcholin và secretin.
Ngoài các yếu tố nội tại gây loét DD – TT còn có các yếu tố ngoại
lai đƣa vào cơ thể nhƣ: rƣợu, thuốc lá và nhất là các thuốc kháng viêm
Non – steroid.
1.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh loét DD – TT
Rất đa dạng tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh: đợt cấp hay thuyên
giảm; phụ thuộc vào vị trí ổ loét: loét dạ dày hay tá tràng, loét có kèm theo những
biến chứng. Khi đang có đợt cấp các triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn.
1.2.1. Loét dạ dày
Thƣờng gặp ở ngƣời trung niên, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới, tổn
thƣơng khu trú ở bờ cong nhỏ hoặc hang vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
Triệu chứng chính là đau vùng thƣợng vị, đôi khi lan lên ngực sau mũi
ức, đau với đặc điểm đau quặn bụng, cảm giác nhƣ đói, cồn cào hoặc đôi khi
có nóng rát, nhƣng có khi âm ỉ từng đợt, có tính chất chu kỳ, những đợt đau
kéo dài từ 2 – 8 tuần rồi đỡ trong vài tháng, có khi vài năm và tái phát trở lại.
Rối loạn tiêu hóa: ăn kém, đầy bụng, chậm tiêu, nôn hoặc buồn nôn, ợ
hơi, ợ chua, phân táo, lỏng bất thƣờng.
Suy nhƣợc thần kinh: hay cáu gắt, giảm trí nhớ, mất ngủ.
Khám thực thể: ấn đau vùng thƣợng vị, khám bụng ngoài cơn đau
không có gì đặc biệt.
1.2.2. Loét tá tràng
Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhƣng thƣờng gặp ở nam giới trẻ tuổi từ 18 –
40 tuổi. Tổn thƣơng khu trú ở hành tá tràng mặt sau hoặc mặt trƣớc.
Triệu chứng chính: đau rát, nóng ở vùng thƣợng vị lệch sang phải là
triệu chứng sớm của bệnh. Đau lúc đói (sau ăn từ 2 – 3 giờ) hoặc đau vào ban
đêm, tính chất đau cƣờng độ thay đổi, đau mang tính chất chu kỳ theo thời
gian trong ngày, theo mùa trong năm.
Nôn và buồn nôn cả lúc đói. Ợ hơi, ợ chua trong thời kỳ tiến triển, bệnh
nhân thấy cồn cào nếu ăn một chút gì vào thì thấy dễ chịu hơn.
Thăm khám bụng trong cơn đau thấy co cứng vùng thƣợng vị lệch sang
phải, tăng cảm giác đau khi ta sờ nắn bụng, tùy theo vị trí của ổ loét ở mặt
trƣớc hay mặt sau của tá tràng mà vị trí lan của đau ra trƣớc, ra sau lƣng hoặc
lan tỏa xung quanh.
1.3. Một số vấn đề về xuất huyết do loét dạ dày tá tràng
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là máu chảy ra khỏi lòng mạch máu đi vào
đƣờng tiêu hoá, biểu hiện lâm sàng là nôn và đi ngoài ra máu.
1.3.1. Giải phẫu hệ thống mạch máu dạ dày – hành tá tràng
1.3.1.1. Hệ thống động mạch
Các động mạch nuôi dạ dày bắt nguồn từ 3 nhánh của động mạch thân
tạng tạo thành các vòng mạch [6]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
– Vòng mạch bờ cong nhỏ: Tạo nên bởi động mạch vành vị và động
mạch môn vị.
– Vòng mạch bờ cong lớn: Tạo nên bởi động mạch vị mạc nối phải và
động mạch vị mạc nối trái.
– Vòng mạch phình vị lớp: Tạo nên bởi các nhánh ngăn tách ra từ động
mạch lách và động mạch vị mạc nối trái, tạo ra động mạch phình vị trƣớc và
động mạch phình vị sau.
– Vòng mạch môn vị tá tràng: Môn vị tá tràng đƣợc tới máu do vòng nối
giữa 2 nguồn. Từ động mạch vị tá tràng (nhánh của động mạch gan chung)
đến đầu tuỵ đƣợc tách thành hai nhánh:
+ Động mạch tá tụy trƣớc cung cấp máu cho mặt trƣớc bên tá tràng.
+ Động mạch tá tụy sau luồn xuống dƣới ra mặt trƣớc tuỵ và đƣợc nối
với các nhánh của động mạch mạc treo tràng trên tạo nên sự cung cấp máu rất
phong phú cho mặt sau hành tá tràng và đầu tụy
1.3.1.2. Các tiểu động mạch và hệ thống mao mạch
Các động mạch chạy dọc theo dạ dày chia ra thành các tiểu động mạch đi
sâu vào thành dạ dày, ở đây chúng tách ra lớp mao mạch thứ nhất cung cấp
máu cho lớp dạ dày rồi đi tiếp đến lớp hạ niêm mạc tạo thành các đám rối
động mạch và thành mạng mao mạch cung cấp máu cho các tuyến ở niêm
mạc dạ dày. Hệ thống mao mạch bao quanh tuyến, tập trung lại thành các tiểu
động mạch và tạo thành các đám rối tĩnh mạch nhỏ xuyên qua lớp cơ dạ dày
trở về hệ thống tĩnh mạch cửa.
1.3.1.3. Hệ thống tĩnh mạch
Các tĩnh mạch của dạ dày đều đổ vào tĩnh mạch cửa, tuy nhiên có một số
nhánh nhỏ của phình vị lớn nối với tĩnh mạch thực quản đổ vào tĩnh mạch chủ.
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của ổ loét chảy máu
Tại các ổ loét, cùng với sự suy giảm của hàng rào bảo vệ, các tác nhân
gây loét ăn mòn vào thành dạ dày, làm tổn thƣơng mạch máu gây nên tình
trạng chảy máu [3], [16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
Nghiên cứu trên một ổ loét chảy máu Norkuma N. (1968) thấy ở một số
ổ loét, vi mạch bị rối loạn còn biến đổi tạo thành các phình mạch dễ bị tổn
thƣơng do sự tấn công của các tác nhân gây loét. Theo Kasenko (1969) những
ổ loét DD – TT lâu ngày gây kích thích tuỵ tạng tăng tiết trypsin, men này xúc
tác quá trình chuyển proaccelerin và Accelerin), yếu tố VII (Proconvertin và
Convetin) và yếu tố IX (Antihemophili B hay yếu tố Christima). Các yếu tố
này rối loạn ảnh hƣởng đến khả năng đông máu gây chảy máu nặng nề hơn.
Do vậy, với những ổ loét mới khả năng tự cầm máu cao, còn với những ổ loét
cũ ngoài yếu tố đông máu, do tổ chức xơ phát triển lấn át các tổ chức tân tạo,
khi thiếu sự bảo vệ của tổ chức này, mạch máu tại chỗ loét dễ bị tổn thƣơng,
đứt đoạn do pepsin thƣờng xuyên tác động, ăn mòn, tổ chức xơ co kéo làm
mất đi tính đàn hồi và khả năng co mạch của mạch máu gây chảy máu khó
cầm. Mặt khác cục đông đƣợc hình thành dễ bị nhu động dạ dày làm bong ra
gây chảy máu tái phát [1].
1.4. Triệu chứng chẩn đoán ổ loét chảy máu
1.4.1. Tiền triệu [15]:
– Đau thƣợng vị, có thể có rối loạn tiêu hóa, hoặc không đau bụng.
– Cảm giác cồn cào, nóng rát, mệt lả sau uống rƣợu, dùng các thuốc hạ sốt,
giảm đau, chống viêm.
– Lúc thời tiết thay đổi, sau gắng sức hoặc không có một lý do gì tự nhiên thấy
hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn.
1.4.2. Triệu chứng:
– Nôn ra máu: Số lƣợng, màu sắc chất nôn có thể giúp thầy thuốc hƣớng
tới chẩn đoán nguyên nhân và tiên lƣợng bệnh. Nôn ra máu đỏ tƣơi, máu đen
lẫn máu cục, có thể lẫn cả thức ăn, số lƣợng máu có thể ít hoặc nhiều tùy
thuộc vào mức độ xuất huyết [5], [42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
Theo Chandra [25], nôn ra máu đặc biệt là máu đỏ tƣơi và tụt huyết áp
đƣợc coi là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến chảy máu tái phát.
– Đi ngoài phân đen: nhƣ bã cà phê mùi thối khẳm, số lƣợng và hình thái
phân tùy thuộc vào số lƣợng máu chảy theo [5], [27]. Theo Daniel [28] chảy
trên 50ml máu là có đi ngoài phân đen, trƣờng hợp chảy máu nhiều phân tự
chảy ra có màu đỏ tƣơi.
– Đặt sonde dạ dày có máu đỏ tƣơi hoặc dịch màu đen chảy ra, gặp trong
90% các trƣờng hợp xuất huyết [32].
– Tình trạng toàn thân: Khi khối lƣợng máu lƣu hành giảm, theo cơ chế
bù đắp của cơ thể thì các mạch máu ngoại vi sẽ co lại để dồn máu cho nội
tạng vì vậy mà khi mất máu dƣới 500ml, biểu hiện lâm sàng chƣa rõ, ngoại
trừ bệnh nhân (BN) đã có thiếu máu từ trƣớc [3], [10]. Khi huyết áp tối đa ở
tƣ thế ngồi giảm xuống 10mmHg so với giới hạn thấp của bình thƣờng, lƣợng
máu mất khoảng 20% thì lúc này BN có biểu hiện: Da xanh, nôn nao, vã mồ
hôi, khát nƣớc. Khi lƣợng máu mất khoảng 20% thì lúc này BN có biểu hiện
xốc: tần số mạch quay nhanh, nhỏ, huyết áp tối đa giảm (< 80 mmHg), lâm
sàng biểu hiện da xanh nhợt, chi lạnh, thờ ơ hoặc hốt hoảng có thể khó thở,
thiểu hoặc vô niệu [31], [48]. Tình trạng toàn thân của BN cũng có ý nghĩa rất
quan trọng trong dự báo đối với chảy máu tái phát.
1.4.3. Đánh giá mức độ mất máu:
* Vai trò:
- Đánh giá mức độ mất máu rất quan trọng giúp cho việc xử trí kịp thời
và hiệu quả nhất.
- Tiên lƣợng gần, xa về bệnh, có tái phát hay phải can thiệp ngoại khoa
không [5], [15].
* Phân loại mức độ mất máu:
- Đánh giá mức độ chảy máu trên lâm sàng thƣờng căn cứ vào 5 chỉ tiêu
là: mạch, huyết áp (HA), hồng cầu (HC). hemoglobin (Hb) và hematocrit [15]
(xem bảng 1.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
Bảng 1.1. Phân chia mức độ XHTH trên lâm sàng
Chỉ tiêu
Nhẹ
Vừa
Nặng
Mạch quay (lần/phút)
< 100
100 - 120
>120
HA tối đa (mmHg)
> 100
80 – 100
< 80
HC (T/l)
> 3
2,5 – 3
< 2,5
Hb (g/l)
>120
100 – 120
< 100
Hematocrit (%)
>35
30 – 35
< 30
- Đánh giá theo thang điểm của Rockall [59], [60]: là bảng điểm kết
hợp giữa các yếu tố lâm sàng và hình ảnh nội soi để đánh giá nguy cơ chảy
máu tái phát và tử vong sau khi nhập viện, áp dụng cho các trƣờng hợp
XHTH cao.
Thang điểm Rockall (bảng 1.2) đầy đủ từ 0 - 11, thang điểm lâm
sàng từ 0 - 7. Nếu điểm số thang điểm Rockall đầy đủ ≤ 2, hoặc điểm số
Rockall lâm sàng bằng 0 thì tiên lƣợng nguy cơ chảy máu tái phát và tỷ lệ
tử vong thấp.
Bảng 1.2. Thang điểm Rockall
Chỉ số
Điểm
Điểm số lâm
sàng
Tuổi
< 60
0
60 – 79
1
≥ 80
2
Sốc
Nhịp tim > 100 lần/phút
1
Huyết áp tâm thu < 100mmHg
2
Bệnh đi kèm
Thiếu máu cơ tim, suy tim, các bệnh nặng khác
2
Suy gan, suy thận, di căn ung thƣ
3
Thang
điểm
đầy đủ
Hình ảnh nội soi
Không thấy tổn thƣơng, rách tâm vị
0
Loét DD – TT, vết trợt, viêm thực quản
1
Ung thƣ đƣờng tiêu hóa trên
2
Dấu hiệu chảy máu trên nội soi
Forrest IIc, III
0
Forrest Ia, Ib, IIa, Iib
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
1.4.4. Nội soi DD - TT
1.4.4.1. Giá trị của nội soi
Là phƣơng pháp chẩn đoán chính xác, cho biết nguyên nhân chảy máu,
vị trí tổn thƣơng, mức độ và tình trạng chảy máu.
Hiện nay nội soi thực sự trở thành phƣơng pháp đƣợc ứng dụng rộng rãi
nhất trong chẩn đoán và điều trị XHTH. Đây là phƣơng pháp an toàn và đơn
giản. Có thể thực hiện ngay tại giƣờng bệnh với độ chính xác 85 - 95%. Nội
soi đƣợc coi nhƣ tiêu chuẩn vàng xác định vị trí và nguồn gốc của chảy máu.
Theo khuyến cáo của Guidelines và các nghiên cứu khác [22], [35] thời gian
nội soi tốt nhất là trong 24 giờ đầu nếu tình trạng bệnh nhân cho phép, đây là
thời gian phát hiện tổn thƣơng rõ nhất, có thể xác định đƣợc khoảng 76%
nguồn gốc của chảy máu, tỉ lệ này giảm dần nếu nội soi sau 24 giờ. Qua nội
soi thầy thuốc có thể xác định chính xác vị trí, kích thƣớc, mức độ và khả
năng tái phát của ổ loét chảy máu. Kết hợp với sự đánh giá đúng đắn về các
yếu tố nguy cơ trên nội soi và lâm sàng, là cơ sở dữ liệu cho việc đƣa ra một
chiến thuật hợp lý để khống chế tình trạng chảy máu và phòng ngừa tái phát
góp phần làm giảm khối lƣợng máu truyền, giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ phẫu
thuật, cũng nhƣ giảm bớt ngày nằm điều trị cho BN [12], [14], [33].
1.4.4.2. Phân loại hình thái chảy máu theo Forrest [5], [34]
- Năm 1971 Forrest đã đƣa ra chỉ tiêu đánh giá hình thái chảy máu tiêu
hóa qua nội soi, năm 1991 hội nghị tiêu hóa ở Mỹ đã bổ sung chi tiết hơn vào
bảng phân loại của Forrest (bảng 1.2). Phân loại của Forrest ngoài tác dụng
đánh giá hình thái chảy máu còn còn có tác dụng tiên lƣợng về chảy máu.
- Bảng phân loại này áp dụng cho tất cả các loại chảy máu từ thực quản
đến DD - TT. Tuy nhiên, hiện nay chỉ áp dụng để phân loại và tiên lƣợng
XHTH do loét DD - TT.
- Dấu hiệu chảy máu mới ( Forrest Ia, Ib, IIa, IIb), không có dấu hiệu của
chảy máu mới ( IIc, III).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Bảng 1.3. Phân loại hình thái chảy máu theo Forrest
Phân loại
Tính chất chảy máu
F IA
Máu phun thành tia
F IB
Ổ loét đang rỉ máu
F IIA
Máu không chảy, nhƣng nhìn thấy mạch máu ở đáy ổ loét
F IIB
Nhìn thấy cục máu đông ở đáy ổ loét
F IIC
Nhìn thấy vết bầm đen
F III
Ổ loét đáy sạch, không còn thấy chảy máu
Forrest IA Forrest IB
Forrest IIA Forrest IIB
Forrest IIC Forrest III
Hình 1.1: Phân loại chảy máu qua nội soi
„Nội soi trong xuất huyết tiêu hóa‟ Endoscopy, (6), trang 48-54 [34]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Qua bảng phân loại cho thấy:
- Forrest I: Ổ loét đang chảy máu.
- Forrest IA: Là chảy máu động mạch máu phun thành tia thƣờng là do
tổn thƣơng các động mạch có đƣờng kính lớn hơn 1mm, hình ảnh này hay
thấy ở mặt sau hành tá tràng ( Nơi có động mạch vị tá tràng đi qua) và phần
đứng bờ cong nhỏ (vòng nối động mạch vành vị).
- Forrest IB: Là chảy máu tĩnh mạch, máu đùn ra liên tục nhƣ mạch nƣớc
ngầm, thƣơng tổn này thƣờng gặp ở những tĩnh mạch có đƣờng kính lớn hơn
1,8mm hoặc máu chảy rỉ rả thành dòng thƣờng do thƣơng tổn các mạch máu
nhỏ ở đáy ổ loét.
- Forrest II: Là loại chảy máu vừa cầm.
- Forrest IIA: Nhìn thấy mạch máu ở đáy ổ loét
- Forrest IIB: Là hình ảnh máu còn đọng ở đáy ổ loét, nếu mới cầm máu
còn đỏ tƣơi và màu sắc sẫm dần theo thời gian.
- Forrest IIC: Nhìn thấy vết bầm đen tại đáy ổ loét.
- Forrest III: Đáy ổ loét sạch không thấy chảy máu.
1.5. Các yếu tố nguy cơ đối với xuất huyết ổ loét DD - TT
Theo định nghĩa của từ điển y học Dorland (2000) thì yếu tố nguy cơ là
các sự cố hoặc các đặc điểm gắn liền với sự tăng tỉ lệ mắc một bệnh nào đó dù
nguyên nhân bệnh đã rõ hay chƣa rõ. Nhƣ vậy yếu tố nguy cơ (Risk Factor:
RF) là các điều kiện thuận lợi giúp cho một nguyên nhân nào đó thực hiện dễ
dàng hơn tác dụng gây bệnh của mình.
Một ổ loét DD - TT có thể xuất hiện từ rất sớm, tồn tại hàng tuần, hàng
tháng, hàng năm rồi ở một giai đoạn nào đó loét có thể lành dần, có khi liền
sẹo, nhƣng có khi có xu hƣớng tái phát hoặc diễn biến xấu hơn nữa là các
biến chứng mà trong đó biến chứng thƣờng gặp nhất phải kể đến là xuất huyết
ổ loét DD - TT. Những RF nào có liên quan đến chảy máu của ổ loét DD - TT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
hoặc làm cho tình trạng này trầm trọng hơn đã và đang là mối quan tâm của
các nhà nghiên cứu.
Sau đây là một số yếu tố đã đƣợc thừa nhận:
1.5.1. Yếu tố gây căng thẳng thần kinh kéo dài (Stress)
Stress là một trạng thái của cơ thể phát sinh khi bị tác động mạnh của các
kích thích khác nhau, Trong đó cơ thể phải thay đổi đột ngột chƣơng trình
hoạt động sinh học nhằm đảm bảo cân bằng nội môi.
Selye gọi những biến đổi chức năng trong cơ thể dƣới tác động của kích
thích gây ra trạng thái stress là “hội chứng thích nghi chung”, gọi nhƣ vậy vì
các yếu tố khác nhau nhƣ nóng, lạnh, các loại thuốc, các hormone, những tác
động gây quá đau khổ hay quá vui mừng… đều gây ra những phản ứng sinh
học giống nhau nhƣ tuyến vỏ thƣợng thận to lên và chứa một lƣợng lớn các
hạt bài tiết, tuyến ức, lách, các hạch lympho, và các cấu trúc lympho khác bị
thoái triển, ở dạ dày tá tràng xuất hiện các vết loét sâu và chảy máu.
Yếu tố Stress là một vấn đề lớn của xã hội hiện đại liên quan tới loét DD
- TT và XHTH [31]. Trạng thái Stress gây kích thích hệ thống dƣới đồi, tuyến
yên, vỏ thƣợng thận tăng cƣờng bài tiết ACTH và glucocorticoid gây tăng tiết
HCl và pepsin, giảm tiết chất nhầy, rối loạn barier của niêm mạc hoại tử và
loét [16].
Loét do stress gây tổn thƣơng niêm mạc chủ yếu ở vùng đáy dạ dày, ít
gây tổn thƣơng ở hang vị và tá tràng, thƣờng gây loét nông, tổn thƣơng các
mao mạch nhƣng cũng có khi tổn thƣơng sâu xuống lớp dƣới niêm mạc gây
chảy máu ồ ạt hoặc thủng dạ dày.
Loét do stress thƣờng xảy ra ở các bệnh nhân nặng, nằm trong khoa hồi
sức cấp cứu, xuất viện vài ngày sau khi nhập viện do tình trạng tăng tiết acid
và thiếu hụt chất nhày glycoprotein, tỷ lệ tử vong cao hơn 5 lần ở bệnh nhân
có XHTH. Các trƣờng hợp có nguy cơ cao loét stress, XHTH gồm: sốc, sốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
nhiễm khuẩn, đa chấn thƣơng, suy gan, suy thận, bỏng trên 35%, chấn thƣơng
đầu, chấn thƣơng cột sống, tiền sử loét DD - TT hoặc XHTH. Thuốc ức chế
bơm proton có thể phòng ngừa loét do stress [66].
Một nghiên cứu mới nhất gần đây của Mitsuru Moriya khẳng định Stress
là một yếu tố lâm sàng quan trọng đối với loét dạ dày tá tràng [56].
1.5.2. Tuổi
XHTH có thể gặp ở mọi lứa tuổi, Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lứa
tuổi hay gặp hơn cả là từ 20 - 50 tuổi. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho thấy
tỉ lệ gặp XHTH tăng theo tuổi, còn Skok P. lại nhận thấy tỉ lệ tƣơng đối cao
(47,2%) BN chảy máu gặp ở những ngƣời trên 60 tuổi [65]
1.5.3. Giới
Xuất huyết do loét DD - TT gặp cả ở nam và nữ nhƣng nhiều thống kê
cho thấy rằng tỉ lệ gặp ở nam thƣờng cao hơn so với nữ. Tỉ lệ chảy máu ở nam
thƣờng cao gấp 2 đến 3 lần so với nữ và điều này có thể đƣợc giải thích bởi sự phù
hợp về tỷ lệ giới tính của các bệnh đƣờng tiêu hoá nói chung [57], [67].
1.5.4. Nhóm máu
Khi điều tra về nhóm máu ở bệnh nhân loét ngƣời ta đã phát hiện ra
nhóm máu O (hệ ABO) chiếm một tỉ lệ cao hơn so với các nhóm máu khác ở
những BN bị loét DD - TT. Gần đây nhất tác giả Nguyễn Duy Thắng điều tra
100 bệnh nhân tại Bệnh viện Nông nghiệp thấy rằng những ngƣời hiện tại hay
trong tiền sử bị loét có tỉ lệ cao thuộc nhóm máu O [18].
1.5.5. Rượu
Từ lâu ngƣời ta đã biết sự tiêu thụ rƣợu với số lƣợng hợp lý và nồng độ
cồn thấp có ích đối với hoạt động chức năng của ống tiêu hoá nhƣ làm tăng
lƣu lƣợng vi tuần hoàn, tăng khả năng hấp thụ. Trong nghiên cứu của Tursia
và Cs. Cho thấy rằng sự tiêu thụ rƣợu ở mức hợp lý có tác dụng bảo vệ dạ dày
chống lại sự sâm nhiễm của HP dù đối tƣợng có hút thuốc lá hay không. Tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
nhiên trong thực tế đa số trƣờng hợp lƣợng rƣợu sử dụng tăng dần dẫn tới
nghiện và sau đó ngộ độc rƣợu mạn tính.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự tiêu thụ rƣợu nặng là một
trong những yếu tố nguy cơ đối với chảy máu lớn ổ loét DD - TT.
Khi uống rƣợu, thức uống này đi qua các đoạn của ống tiêu hóa sẽ làm
biến đổi cấu trúc cũng nhƣ chức năng, rƣợu có thể làm biến tiết acid của dạ
dày gây ra tổn thƣơng cấp tính ở niêm mạc dạ dày [62]. Ngoài ra rƣợu còn
kích thích sự tiết acid dạ dày bởi các sản phẩm phụ của quá trình lên men,
rƣợu làm giảm sự tạo thành các Prostaglandin bảo vệ có thể đóng vai trò trong
tổn thƣơng niêm mạc dạ dày.
Ngộ độc rƣợu trƣờng diễn còn gây tổn thƣơng chức năng tụy và gan
cũng nhƣ còn gây tổn thƣơng chức năng tâm thần kinh.
Kaufman và Cs. Tìm hiểu nguy cơ của rƣợu ở những ngƣời bị biến
chứng cấp tính đờng tiêu hoá do Aspirin và NSAIDS nói chung. Tại Mỹ và
Thuỵ Điển họ nghiên cứu 1.224 ngƣời phải nhập viện vì chảy máu đƣờng tiêu
hoá cấp do loét dạ dày tá tràng so với nhóm chứng gồm 2.945 ngƣời kết quả
thu đƣợc là: những ngƣời uống từ 21 cốc rƣợu mỗi tuần trở lên thì dù không
dùng Aspirin hay NSAID nguy cơ chảy máu cấp vết loét vẫn tăng 2,8 lần so
với những ngƣời chỉ uống 1 cốc 1 tuần hay không uống. Ngƣời có sử dụng
Aspirin thì nguy cơ sẽ tăng lên nếu có uống rƣợu đều đặn, chẳng hạn tăng lên
7 lần nếu uống nhiều rƣợu thƣờng xuyên, còn uống ít nhƣng đều đặn thì nguy
cơ tăng 2,8 lần, thỉnh thoảng uống thì nguy cơ là 2,4 lần so với nhóm chứng
không sử dụng Aspirin [46].
1.5.6. Thuốc lá
Nhiều kết quả điều tra cho thấy số lƣợng thuốc lá tiêu thụ trong dân song
hành với tỉ lệ loét dạ dày tá tràng của dân trong vùng, tuy nhiên số lƣợng
thuốc hút hàng ngày ở từng cá nhân liên quan nhiều tới loét dạ dày hơn là so