1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Điều dưỡng
NGUYỄN THỊ NGUYÊN
MÃ SINH VIÊN: B00150
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH
HÀ NỘI, tháng 11 năm 2012
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Điều dưỡng
NGUYỄN THỊ NGUYÊN
MÃ SINH VIÊN: B00150
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH
Người HDKH: TH.S. NGUYỄN TRỌNG YÊN
HÀ NỘI, tháng 11 năm 2012
3
LỜI CẢM ƠN
ron su t qu tr n t p v o n t n u n t t n p n t
n n s n n p qu u quý t n v n
tất cả sự t v lòng t s u s c t c t cả
c t ất :
GS S P m M n Đứ r ởn K o Đ u n – r ờn Đ
ăn Lon ùn to n t ể quí th y cô o tron k o u ắt, d y bảo và t o
m u ki n thu n l i cho tôi su t thời gian h c t p t tr ờng.
Tôi xin trân tr ng cả : Th c sỹ Nguyễn Tr ng Yên, bác sỹ Khoa Ph u
thu t th n kinh – B nh vi n WQĐ 108 n ờ n n u thời gian và tâm
huyết ng d n nghiên cứu v p t o n t n u n t t nghi p này.
Tôi xin chân thành cả l n o, chỉ huy khoa Ph u thu t th n kinh –
B nh vi n WQQĐ 108 cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong khoa t o u ki n
giúp tôi h c t p và hoàn thành t t khóa h c.
Cu i cùng, tôi vô cùng cả nhữn n ờ t ân tron n và b n bè,
nhữn n ời lu n ộng viên và t o u ki n p tôi trong su t quá trình h c
t p và hoàn thành khoá lu n t t nghi p này.
Hà Nội – Tháng 11 năm 2012
H c viên
Nguyễn Thị Nguyên
4
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Bệnh nhân BN
Cộng hưởng từ CHT
Điều dưỡng ĐD
Đốt sống ĐS
Hướng dẫn HD
Kết quả mong đợi KQMĐ
Phẫu thuật PT
Theo dõi TD
Thoái hóa TH
Thoát vị đĩa đệm TVĐĐ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ TVĐĐCSC
5
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
………………………………………………………………………………………………….. 1
PHẦN 1.TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÝ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ …….. 2
1.1 . Sơ lược giải phẫu cột sống, tủy sống vùng cổ ……………………………………………….. 2
1.1.1. Giải phẫu cột sống cổ
………………………………………………………………………….. 2
1.1.2. Giải phẫu tủy sống …………………………………………………………………………….. 3
1.2. Giải phẫu, sinh lý đĩa đệm cột sống cổ …………………………………………………………. 3
1.2.1. Cấu trúc đĩa đệm ……………………………………………………………………………….. 4
1.2.2. Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm
…………………………………………………….. 5
1.2.3. Cấu trúc sinh hóa của đĩa đệm ……………………………………………………………… 5
1.2.4. Chức năng của đĩa đệm ……………………………………………………………………….. 6
1.3.
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ …………………………………………………………. 6
1.3.1.Khái niệm thoát vị đĩa đệm …………………………………………………………………… 6
1.3.2. Nguyên nhân sinh bệnh
……………………………………………………………………….. 7
1.3.3. Những yếu tố liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ………………………… 8
1.3.4. Cơ chế gây bệnh
…………………………………………………………………………………. 8
1.3.5. Triệu chứng lâm sàng
………………………………………………………………………….. 9
1.3.6. Chẩn đoán hình ảnh
…………………………………………………………………………… 11
1.3.7. Tiến triển …………………………………………………………………………………………. 12
1.3.8. Điều trị ……………………………………………………………………………………………. 12
1.3.9. Các phương pháp phẫu thuật
………………………………………………………………. 13
1.3.10. Tai biến, biến chứng sau phẫu thuật ………………………………………………….. 14
PHẦN 2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT
SỐNG CỔ ……………………………………………………………………………………………………… 16
2.1. Vai trò của điều dưỡng
………………………………………………………………………………. 16
2.2. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật ………………………………………………………….. 17
2.2.1. Ngày trước mổ …………………………………………………………………………………. 18
2.2.2. Sáng ngày mổ
………………………………………………………………………………….. 18
2.3. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ……………………………………………………………. 19
6
2.3.1. Bước 1 – Nhận định
………………………………………………………………………… 20
2.3.2. Bước 2 – Chẩn đoán điều dưỡng
………………………………………………………………….
20
2.3.3. Bước 3 – Lập kế hoạch chăm sóc ………………………………………………………. 21
2.3.4. Bước 4 – Thực hiện kế hoạch chăm sóc ……………………………………………………….
25
2.3.5. Bước – Lượng giá
……………………………………………………………………………………….
25
2.4. Kế hoạch chăm sóc minh họa……………………………………………………………………… 26
2.4.1. Hành chính ………………………………………………………………………………………. 26
2.4.2. Chuyên môn ……………………………………………………………………………………. 26
PHẦN 3. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 33
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC) là bệnh lý khá phổ biến. Theo
thống kê của Kramer Jurgen (1989), TVĐĐCSC chiếm khoảng 36% trong số các
bệnh lý về thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) nói chung, đứng thứ hai sau TVĐĐ cột sống
thắt lưng. TVĐĐCSC thường gặp ở lứa tuổi trung niên, thường ảnh hưởng nhiều
đến chức năng thần kinh, làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sinh hoạt
hàng ngày của người bệnh và lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách
có thể gây tàn phế do tổn thương rễ thần kinh và tủy cổ không hồi phục.
Cũng giống như các bệnh lý thoái hóa (TH) khác, TVĐĐCSC thường tiến
triển âm thầm, BN thường đến viện muộn khi đã có các thiếu hụt thần kinh nặng nề.
Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là
cộng hưởng từ (CHT), số lượng bệnh nhân (BN) TVĐĐCSC được phát hiện ngày
càng nhiều, nhu cầu điều trị ngày càng cao.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều
kỹ thuật phẫu thuật (PT) TVĐĐCSC đã được phát triển mạnh mẽ, số lượng BN
TVĐĐCSC được PT ngày càng nhiều. Ở Nhật Bản, tỷ lệ bệnh TVĐĐCSC được
điều trị PT hàng năm là 1,54/100.000 dân (theo Kokubun, 1996). Tuy nhiên PT điều
trị TVĐĐCSC có thể xảy ra các tai biến, biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cũng
như các chức năng quan trọng của người bệnh nếu như không được theo dõi (TD),
phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy, công tác chăm sóc BN sau PT là rất quan trọng
và cần thiết, đòi hỏi người điều dưỡng (ĐD) cần phải có trình độ kiến thức chuyên
môn và kỹ năng thành thạo, góp phần vào sự thành công của cuộc PT.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “C ă sóc ệ
sau ổ t oát vị ĩa ệ cột số cổ”.
Chuyên đề này đề cập đến những nội dung chính sau đây:
1. Các vấn đề liên quan đến TVĐĐCSC.
2. Đề xuất quy trình theo dõi và chăm sóc BN sau mổ TVĐĐCSC.
8
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÝ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
1.2 . Sơ lược giải phẫu cột sống, tủy sống vùng cổ
1.1.1. G ả p u ột s n ổ
Cột sống là cột trụ chính của thân người, đi từ mặt dưới xương chẩm đến
đỉnh xương cụt. Cột sống gồm 33-35 đốt sống (ĐS) chồng lên nhau. Mỗi ĐS gồm
có 4 phần: thân ĐS, cung ĐS, các mỏm ĐS và lỗ ĐS. Thân ĐS có hình trụ dẹt, hai
mặt trên và dưới hơi lõm để tiếp khớp với ĐS kế cận qua đĩa sụn gian đốt (đĩa đệm).
Cung ĐS gồm mảnh cung và cuống cung quây lấy lỗ ĐS, bờ trên và bờ dưới của
cuống cung lõm vào gọi là khuyết của ĐS, khuyết của ĐS trên và dưới hợp thành lỗ
gian ĐS để cho các dây thần kinh sống chui qua. Mỗi ĐS cho ra 1 mỏm gai, 2 mỏm
ngang, 4 mỏm khớp. Lỗ ĐS: nằm giữa thân ĐS ở trước và cung ĐS ở sau. Khi các
ĐS chồng lên nhau tạo thành cột sống thì các lỗ ĐS hợp lại với nhau tạo thành ống
sống, trong ống sống có chứa tủy sống [1].
Cột sống đoạn cổ gồm 7 ĐS,
cong lồi ra trước. Các ĐS cổ có
chung đặc điểm là: mỏm ngang dính
vào thân và cuống cung ĐS, giới hạn
nên lỗ ngang, nơi có động mạch ĐS
đi qua. Lỗ ngang là đặc điểm riêng
chỉ có ở ĐS cổ mà các ĐS khác
không có. Một số ĐS cổ lại có thêm
các điểm riên
Hình 1: Giải phẫu các đốt sống cổ
– ĐS cổ I (CI) hay đốt đội: không có thân mà có cung trước, cung sau và hai
khối bên. Mỗi khối bên có mặt khớp trên tiếp khớp lồi cầu xương chẩm và mặt dưới
tiếp khớp với ĐS cổ II.
– ĐS CII hay đốt trục: có một mỏm từ mặt trên của thân ĐS nhô lên gọi là
mỏm răng. Mỏm răng có một đỉnh và hai mặt khớp: mặt khớp trước tiếp khớp với
cung trước đốt đội, mặt khớp sau tiếp khớp với dây chằng ngang.
– ĐS CVII hay đốt lồi: có mỏm gai dài nhất trong số các mỏm gai ĐS cổ.
9
Cột sống vùng cổ thường được chia làm hai đoạn, với những đặc điểm giải
phẫu và sinh lý khác nhau:
+ Cột sống cổ cao: Từ CI đến CIII. Vùng này ống sống rộng, tủy sống chiếm
1/3 thể tích ống sống. Bên cạnh đó, đây là vùng ít vận động nên ít gặp các bệnh lý
tủy cổ do TH.
+ Cột sống cổ thấp: Từ CIV đến CVII. Vùng này ống sống hẹp hơn, đồng thời
là vùng có biên độ vận động lớn nên hay gặp và chịu nhiều ảnh hưởng của các bệnh
lý TH cột sống.
1.1.2. G ả p u t s n
Tủy sống là phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống, có hình cột trụ
dẹt, màu trắng xám, cấu tạo gồm 3 phần: ống trung tâm, chất trắng và chất xám. Ở
trên, tủy sống liên tiếp với hành não ở ngang mức bờ trên ĐS CI, đầu dưới tủy sống
ở ngang mức bờ trên ĐS thắt lưng II. Bao quanh tủy sống là các màng tủy sống và
dịch não tủy, khoảng nằm giữa màng tủy cứng và ống sống chứa mỡ và các búi tĩnh
mạch [1].Tủy sống cũng được chia thành 5 đoạn tương ứng với cột sống.
Tủy sống đoạn cổ có 8 khoanh tủy, tách ra 8 đôi rễ trước chi phối vận động
và 8 đôi rễ sau chi phối cảm giác. Rễ trước và rễ sau sát nhập sau hạch gai thành
một rễ thần kinh cổ nằm trong lỗ gian ĐS. Ở vùng cổ, các rễ chạy sang hai bên (rễ
C1 thoát ra ở phía trên ĐS CI, còn rễ C8 thoát ra ở giữa ĐS CVII và ĐS ngực I (TI))
nên mức của tủy sống và rễ là ngang nhau [5].
Tủy sống vùng cổ có chức năng chi phối vận động, cảm giác, dinh dưỡng
cho tứ chi và thân mình, chính vì vậy bệnh cảnh lâm sàng của các TVĐĐCSC khá
đa dạng:
– TVĐĐCSC thể trung tâm gây chèn ép tủy từ phía trước, vào sừng trước
gây rối loạn vận động, cảm giác tứ chi và thân mình với các mức độ khác nhau.
– TVĐĐCSC thể cạnh trung tâm chèn ép cả tủy lẫn rễ thần kinh gây ra hội
chứng chèn ép rễ- tủy.
– TVĐĐCSC thể lỗ gian ĐS thì đặc trưng bởi triệu chứng rễ cổ
1.2. Giải phẫu, sinh lý đĩa đệm cột sống cổ
Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết chặt
chẽ giữa các thân ĐS. Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, nằm trong khoang
10
gian ĐS, có chức năng liên kết các ĐS lại với nhau, phục vụ cho khả năng vận động
của các ĐS kế cận và toàn bộ cột sống. Bên cạnh đó đĩa đệm còn góp phần chống
đỡ trọng lượng của cơ thể, giảm xóc chấn động.
Cột sống cổ gồm 7 ĐS, 5 đĩa đệm
và 1 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ
lưng hay đĩa đệm CVII – TI). Giữa ĐS CI và
CII không có đĩa đệm. Phía trước đĩa đệm
cột sống cổ dày hơn phía sau nên cột sống
cổ có chiều cong sinh lý ưỡn ra trước.
Chiều cao của đĩa đệm được xác định bằng
khoảng cách giữa hai thân ĐS. Bình
thường tỷ lệ chiều cao đĩa đệm so với thân
đốt sống là 1/6 đến 1/4 (người trưởng
thành chiều cao đĩa đệm cột sống cổ khoảng Hình 2: Giải phẫu đĩa đệm-tủy sống.
4-6 mm) [5].
1.2.1. Cấu tr ĩ m
Đĩa đệm bao gồm: nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.
– Nhân nhầy: nằm ở trung tâm của đĩa đệm, hơi lệch ra sau vì vòng sợi ở phía
sau mỏng hơn phía trước. Nhân nhầy chứa chất gelatin dạng sợi có đặc tính ưa
nước, trong đó có chất keo glucoprotein chứa nhiều nhóm sulfat có tác dụng hút và
ngậm nước, đồng thời ngăn cản sự khuyếch tán ra ngoài [5]. Chính vì vậy nhân
nhầy có tỉ lệ nước cao, có độ căng phồng và giãn nở rất tốt.
Nhân nhầy giữ vai trò hấp thu chấn động theo trục thẳng đứng và di chuyển
như một viên bi nửa lỏng trong các động tác gấp, duỗi, nghiêng và xoay của cột
sống.
– Vòng sợi: bao gồm những sợi sụn rất chắc và đàn hồi đan ngược vào nhau
theo kiểu xoắn ốc, xếp thành lớp đồng tâm tạo thành đường tròn chu vi của đĩa đệm.
Các lá sợi chạy chếch từ ĐS này sang ĐS kia và các sợi của lá sợi này chạy vuông
góc với các sợi của lá sợi bên cạnh. Cách sắp xếp này cho phép các ĐS cạnh nhau
có thể chuyển động nhưng vẫn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ của chúng,
11
– Mâm sụn: là hai tấm sụn trong được cấu tạo bằng hợp chất sụn hyaline.
Mâm sụn có các lỗ nhỏ giống như lỗ sàng có tác dụng nuôi dưỡng đĩa đệm (theo
kiểu khuyếch tán) và bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm vi khuẩn từ xương đi tới.
1 2 2 n kinh v m máu ĩ m
– Thần kinh:
+ Nhánh màng tủy: đĩa đệm được các nhánh màng tủy phân bố cảm giác và
được gọi là dây thần kinh quặt ngược Luschka. Nhánh màng tủy là một nhánh ngọn
của dây thần kinh sống từ hạch sống. Khi các nhánh này bị kích thích sẽ gây ra triệu
chứng đau.
+ Hạch giao cảm cổ: gồm hạch giao cảm cổ trên, giữa và ngực. Hạch giao
cảm cổ trên chi phối các rễ C1 đến C4, hạch giao cảm cổ giữa chi phối các rễ C5-C6,
hạch giao cảm cổ dưới (hạch sao) chi phối các nhánh từ C7 đến T2. Các hạch này
còn cho các nhánh chi phối tim, đám rối giao cảm quanh động mạch và các cơ quan
nội tạng khác [5]. Do đó, khi TVĐĐCSC, ngoài các triệu chứng chèn ép rễ và ép
tủy còn có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
– Mạch máu nuôi đĩa đệm: Tập trung chủ yếu ở xung quanh vòng sợi. Trong
nhân nhầy không có mạch máu. Đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng cơ chế
khuyếch tán. Những sợi và tổ chức liên kết của đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng
mạch máu từ lúc sơ sinh cho tới khi trẻ 2 tuổi, các mạch máu này mất đi vào giai
đoạn trẻ chuyển từ tư thế cột sống nằm sang đứng thẳng [5]. Từ đó đĩa đệm được
nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu các chất dinh dưỡng qua mâm sụn.
1.2.3. Cấu tr s n ó ĩ m
Trong tổ chức đĩa đệm có nguyên bào sợi (Fibroblaste), tế bào sụn và tế bào
nguyên sống (Chorda cell). Đĩa đệm gồm có nước, các hợp chất hữu cơ và một số
nguyên tố vi lượng:
– Nước: Đĩa đệm ở người trẻ chiếm 80-85% là nước, trong đó nhân nhầy
chứa nhiều nước hơn ở vòng sợi. Ở người lớn tuổi nhân nhày mất nước dần, sự cách
biệt tỷ lệ nước giữa nhân nhầy và vòng sợi giảm dần theo tuổi.
– Các hợp chất hữu cơ:
12
+ Mucopolysaccharid: là nhóm chất có phân tử cao. Có hai loại: dạng trung
tính và dạng acid. Các chất này có khả năng hút nước và tạo nên tính căng phồng,
tính đàn hồi và độ nhầy của các chất cơ bản.
+ Chất cơ bản của đĩa đệm: chủ yếu có glycoprotein và polysaccharrid phân
tử cao.
+ Collagen: chiếm 50% hợp chất hữu cơ, chủ yếu có ở vòng sợi đĩa đệm, có
khả năng chịu được sức căng phồng rất lớn [7].
+ Men:các men được coi như những chất xúc tác làm tăng nhanh quá trình
chuyển hóa.
– Nguyên tố vi lượng: trong đĩa đệm có 14 nguyên tố vi lượng (theo
Avakian,1980) gồm calci, phospho, mangan, đồng, sắt, liti, kali, silic, crom,
magiesi, nhôm, thiếc, tronti, natri.
1.2.4. C ứ năn ĩ m
– Chức năng chung của đĩa đệm:
+ Nối các ĐS: làm cho cột sống vừa có khả năng trụ vững chắc cho cơ thể,
vừa có thể xoay chuyển về tất cả các hướng.
+ Phục vụ cho khả năng vận động các ĐS kế cận và của toàn bộ cột sống nhờ
khả năng đàn hồi và tính chịu nén ép của đĩa đệm.
+ Chống đỡ trọng lượng của đầu và giảm chấn động bằng cách hấp thụ một
mức độ đáng kể các chấn động và rung xóc tác động lên não và tủy sống.
– Chức năng từng phần của đĩa đệm:
+ Nhân nhần. Có 4 chức năng chính: điểm tựa, cân bằng chấn động, giảm
xóc, trao đổi chất lỏng.
+ Vòng sợi. Có 5 chức năng chính: giữ vững cột sống, đảm bảo các
cử động nhỏ của ĐS, dây phanh, giảm xóc, nơi chứa nhân nhầy.
+ Mâm sụn. Có hai chức năng chính: bảo vệ thân ĐS, trao đổi chất lỏng giữa
đĩa đệm và thân ĐS.
1.4.
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
1.4.1. K n m VĐĐ:
TVĐĐ là sự dịch chuyển của đĩa đệm ra khỏi vị trí bình thường ban đầu gây
đè ép vào các tổ chức lân cận: tủy sống, các rễ thần kinh, mạch máu…
13
Hình 3: Minh họa hình ảnh TVĐĐ
1.3.2. Nguyên nhân s n n
Cũng như TVĐĐ cột sống nói chung, nguyên nhân gây ra TVĐĐCSC chủ
yếu là do TH và chấn thương.
– Do TH:
+ TH sinh học (lão hóa): theo quy luật sinh học, tuổi càng tăng thì khả năng
tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharid sẽ giảm sút và rối
loạn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực của đĩa đệm giảm, hơn nữa
tế bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo. Quá trình
TH đĩa đệm tăng dần theo tuổi và diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời con người.
+ TH bệnh lý: do các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động vào đĩa đệm.
Bao gồm các yếu tố:
Yếu tố vi chấn thương: vi chấn thương là những sang chấn, những quá tải
cho cột sống cổ, không đủ mạnh như yếu tố chấn thương cấp nhưng lặp đi lặp lại
nhiều lần.
Yếu tố cơ học: các biến dạng thứ phát của cột sống sau chấn thương, vi
chấn thương, viêm hoặc u, các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi điểm tỳ nén bình
thường của cột sống; tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo, do nghề nghiệp…
Yếu tố miễn dịch.
Yếu tố bệnh lý tự miễn: sự phát triển tổ chức hạt và tăng sinh mạch máu.
Yếu tố hóa miễn dịch tổ chức: TH các mâm sụn và các vòng sợi bị rách;
hiện tượng tăng kháng nguyên nhân tế bào ở dây chằng dọc sau trong các trường
hợp phì đại dây chằng này và bệnh lý tủy.
14
Yếu tố di truyền: sự sắp xếp và chất lượng của collagen trong vòng sợi
đĩa đệm là do yếu tố di truyền [5].
Yếu tố chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa gây ra TH đĩa đệm.
Yếu tố nhiễm khuẩn.
– Chấn thương
+ Các kiểu chấn thương có thể gây ra TVĐĐCSC cấp: Gập cổ quá mức trong
lúc húc đầu, chơi bóng đánh đầu, thợ lặn lao đầu suống nước, hoặc chấn thương cột
sống cổ do đụng xe ngửa cổ quá mức đột ngột khi bị xe khác đâm vào đuôi xe mình
thường gây giật mạnh đầu về phía sau… Ngoài ra, có thể gặp TVĐĐCSC do bấm
nắn cột sống cổ không đúng kỹ thuật (xoay lắc cổ mạnh).
+ Vai trò của yếu tố chấn thương: chấn thương là yếu tố khởi phát tạo điều
kiện cho TVĐĐCSC trên nền TH. Chỉ có một số ít trường hợp TVĐĐCSC xuất
hiện trên cột sống cổ bình thường sau một chấn thương mạnh và đột ngột vào cột
sống cổ.
1.3.3. N ữn ếu t l n qu n ến VĐĐCSC
– Tuổi: TVĐĐCSC thường gặp ở lứa tuổi 35-59 tuổi (83,7%) [5].
– Giới: TVĐĐCSC xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới (Hồ Hữu Lương và
cộng sự, 2002 nhận thấy tỷ lệ nam/nữ là 3,11/1).
– Nghề nghiệp: một số nghề nghiệp có liên quan đến TVĐĐCSC, ví dụ như
nhân viên văn phòng, thợ may, thợ xây…
– Thoái hóa cột sống cổ: TH cột sống cổ và TVĐĐCSC có liên quan chặt chẽ
với nhau. Các biểu hiện TH cột sống cổ ở BN TVĐĐ thường gặp với tỷ lệ rất cao,
nhất là mất đường cong sinh lý (89,19%), gai xương (83,78%) (Hồ Hữu Lương và
cộng sự, 2002).
– Vị trí thoát vị đĩa đệm: TVĐĐCSC thường gặp ở đĩa đệm CV- CVI. Nguyên
nhân là do tác động của trọng lực lên đĩa đệm này lớn hơn và vị trí này đóng vai trò
như một điểm tựa cho một đòn bảy trong sự vận động của đầu và cổ.
1.3.4. Cơ ế â n
TVĐĐCSC có thể do ba cơ chế sau:
15
– TVĐĐCSC là hậu quả của một quá trình TH cột sống cổ (có thể coi như
một biến chứng của TH cột sống cổ). Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp
TH cột sống cổ đều sẽ bị TVĐĐCSC.
– TVĐĐCSC khởi phát đột ngột sau một chấn thương trên cơ sở TH đĩa đệm.
Đĩa đệm nguyên vẹn có thể chịu đựng những chấn thương mạnh và trọng tải lớn.
Khi đĩa đệm đã TH đến một giai đoạn nhất định, chỉ cần một chấn thương nhẹ, hoặc
một tác động nhẹ của trọng tải không cân đối cũng có thể gây TVĐĐ.
– TVĐĐCSC xảy ra ngay sau một chấn thương cột sống cổ mạnh và đột ngột
(trên một đĩa đệm cột sống cổ bình thường). Số trường hợp TVĐĐCSC này chiếm
tỷ lệ thấp (chỉ khoảng 7% tổng số các trường hợp TVĐĐCSC) [5].
1.3.5 r u ứn lâm sàng
Tùy thuộc vào vị trí, thể loại, mức độ TVĐĐCSC mà BN có các triệu chứng
lâm sàng khác nhau. Lâm sàng của TVĐĐCSC điển hình bao gồm:
– Hội chứng cột sống cổ
+ Đau và co cứng các cơ cạnh cột sống cổ: Đau xuất hiện sớm và thường là
triệu chứng đầu tiên của TVĐĐ. Đau thường khu trú ở vùng gáy lan lên chẩm hoăc
xuống vai. Tính chất đau: đau rát, đau nóng ở vùng do rễ thần kinh cổ chi phối bị
thương tổn hoặc đau sâu trong cơ ở vai, gáy. Đau cột sống cổ có thể diễn biến từng
đợt. Đau thường có tính chất cơ học: đau khi vận động và giảm khi nằm nghỉ.
+ Khám có điểm đau cột sống cổ: khác với TVĐĐ vùng thắt lưng, trong
nhiều trường hợp TVĐĐCSC khó xác định được điểm đau cột sống hoặc điểm đau
cạnh sống.
+ Hạn chế vận động cột sống cổ: hạn chế vận động cột sống cổ về các phía.
– Hội chứng rễ (thần kinh) cổ
+ Nguyên nhân: Do đĩa đệm thoát vị vào lỗ ghép hoặc ngách bên của ống
sống, làm hẹp lỗ ghép, kích thích, đè ép rễ thần kinh cổ kéo theo viêm, phù nề, thiếu
máu rễ thần kinh.
+ Rối loạn cảm giác:
Đau kiểu rễ cổ: là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất;
thường đau sâu trong cơ xương, cảm giác nhức nhối, khó chịu, có khi đau nhói như
điện giật. Đau có tính chất cơ học: đau tăng khi trọng tải trên cột sống cổ tăng (khi
16
đứng, đi, ngồi lâu); đau tăng khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống cổ; giảm khi
nằm nghỉ. Khám có thể thấy dấu hiệu Schpurling, Lhermitle (+).
Rối loạn cảm giác: ở vùng da do rễ thần kinh bị chèn ép chi phối
thường có các biểu hiện dị cảm, cảm giác tê bì, kiến bò, đau cháy, đau và cảm giác
tê bì ở đầu ngón tay.
+ Rối loạn vận động: Hạn chế vận động của một số cơ chi trên (có thể do
giảm sức cơ, trương lực cơ hay do đau). Có thể kèm theo hiện tượng giật bó cơ khi
đã bị teo cơ rõ.
+ Rối loạn phản xạ: giảm phản xạ gân xương do rễ thần kinh chi phối bị chèn
ép.
+ Teo cơ chi trên: thường gặp ở giai đoạn muộn của bệnh với tỉ lệ thấp.
– Hội chứng tủy cổ
+ Nguyên nhân: do TVĐĐ trung tâm hoặc cạnh trung tâm lớn gây đè ép trực
tiếp tủy sống và các mạch máu trong ống sống gây phù nề, thiếu máu tủy. Nếu chèn
ép mạn tính có thể gây TH một phần sợi trục (myelin).
+ Rối loạn vận động: là triệu chứng hay gặp nhất. Chi trên: tê bì, cầm nắm
yếu, sự khéo léo giảm đi. Chi dưới: đi lại khó khăn, chóng mỏi, lúc đầu đi cầu thang
phải vịn, sau đó đi đường bằng cũng phải vịn, hoặc phải chống nạng. Khám thấy:
sức cơ, trương lực các cơ chi thể giảm; phản xạ gân xương tăng; phản xạ bệnh lý bó
tháp như Hoffmann, Babinski (+). Một số trường hợp có thể gặp hiện tượng đa
động, rung giật.
+ Rối loạn cơ tròn: thường khó đái, phải rặn hoặc tiểu tiện phải đặt sonde.
Hội chứng đè ép tủy có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một số
dạng thường gặp:
Hội chứng tủy cổ trước: liệt hoàn toàn, mất cảm giác đau, nóng, lạnh
dưới mức tổn thương.
Hội chứng tủy trung tâm: bại tứ chi, mất cảm giác nông (đau, nóng,
lạnh), còn cảm giác sâu.
Hội chứng Brown- Sequard: một bên bại kiểu trung ương, mất cảm
giác sâu. Bên đối diện mất cảm giác nông, còn cảm giác sâu.
17
Hội chứng tủy cắt ngang: liệt, mất hoàn toàn cảm giác sâu và nông
dưới mức tổn thương.
Hội chứng tủy cổ sau: mất cảm giác sâu, dáng đi loạng choạng, 2 chân
dang rộng, còn các cảm giác khác.
– Hội chứng rễ – tủy phối hợp:
+ Nguyên nhân: do TVĐĐ thể cạnh trung tâm
+ Biểu hiện: gồm hội chứng cột sống và các triệu chứng rễ, các triệu chứng
tủy nhưng hội chứng tủy thường rõ hơn triệu chứng rễ.
– Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
+ Nguyên nhân do khối thoát vị đè ép vào các màng tủy, mạch máu, các thần
kinh có nhánh giao cảm đi lên kích thích ngược lại hạch giao cảm và các nhánh tới
tạng khác (mắt, tim, và các cơ quan nội tạng khác).
+ Biểu hiện lâm sàng:
Chóng mặt, mất thăng bằng.
Ù tai, mờ mắt từng cơn, đau phần sau hốc mắt.
Mặt đỏ từng lúc, hạ huyết áp, vã mồ hôi.
Cơn đau ngực (hay gặp trong thoát vị đĩa đệm CVI– CVII)
1.3.6. C ẩn o n n ản
Có nhiều phương pháp chẩn đoán hình
ảnh được sử dụng cho việc chẩn đoán
TVĐĐCSC như: chụp X quang cột sống cổ
thường quy, chụp tủy cản quang, chụp đĩa đệm,
chụp cắt lớp vi tính, chụp CHT…. Ngày nay, với
sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống y tế, việc
chẩn đoán TVĐĐCSC chủ yếu dựa vào các triệu
chứng lâm sàng kết hợp với chụp X quang cột
sống cổ thường quy và chụp CHT cột sống
cổ.Các phương pháp chụp khác ngày nay rất ít
sử dụng [4],[7].
Hình 4: Hình ảnh TVĐĐCSC (CV-CVI)
trên phim CHT.
18
– Chụp X quang cột sống cổ thường quy: đây là phương pháp thường quy áp
dụng cho tất cả các trường hợp lâm sàng có hội chứng cột sống cổ.
+ Có bốn tư thế chụp thường quy: thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, chếch 3/4
trái. Cho phép đánh giá tình trạng biến dạng của cột sống cổ.
+ Chụp X quang cột sống cổ tư thế động: tư thế nghiêng trung bình, cúi tối
đa, ưỡn tối đa. Mục đích đánh giá tình trạng cột sống cổ: vững hay mất vững.
– Chụp CHT (MRI:Megetic resonance imaging): đây là phương pháp tiên
tiến nhất hiện nay giúp chẩn đoán xác định các bệnh lý cột sống nói chung và
TVĐĐCSC nói riêng.
Hình ảnh trên phim MRI cho thấy rõ các tổn thương về cột sống, tủy sống, rễ
thần kinh, đĩa đệm, dịch não tủy, dây chằng, tổ chức mỡ và các mạch máu.
1.3.7 ến tr ển
TVĐĐCSC có thể tiến triển cấp tính, bán cấp tính hoặc mạn tính nếu không
được điều trị kịp thời. Thông thường tiến triển thường mạn tính, không liên tục. Các
triệu chứng có thể được phục hồi sau một thời gian dài tương đối ổn định, sau đó lại
xuất hiện trở lại nhưng ở mức độ nặng hơn.
1.3.8. Đ u tr
Các phương pháp điều trị TVĐĐCSC bao gồm: điều trị bảo tồn (điều trị nội
khoa), các can thiệp không PT (kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser, liệu pháp hóa
tiêu nhân…) và điều trị PT.
– Điều trị nội khoa:
+ Điều trị nội khoa có hệ thống, bao gồm nhiều biện pháp:
Uống hoặc tiêm thuốc chống viêm giảm đau.
Xoa bóp, bấm nắn, vật lý trị liệu: bó nến, điện xung, kéo dãn cột sống…
Châm cứu.
Bất động cột sống cổ bằng nẹp cố định ngoài: nẹp Minever, nẹp ORBE…
+ Điều trị nội khoa cơ bản, hướng dẫn các biện pháp vận động hợp lý, phòng
ngừa tái phát và tai biến, định kỳ kiểm tra.
19
Hình 5:Hình ảnh một số nẹp ngoài cố định cột sống cổ
– Các phương pháp can thiệp tối thiểu
+ Mục đích là giảm áp nội đĩa đệm.
+ Chỉ định cho các trường hợp TH, lồi đĩa đệm, bao xơ đĩa đệm còn tốt.
+ Các phương pháp thường được áp dụng: hóa tiêu nhân, giảm áp bằng laser,
sóng cao tần (radiofrequency).
– Điều tri ngoại khoa
+ Mục đích:
Giải phóng chèn ép tủy, rễ thần kinh do đĩa đệm chèn ép hoặc là xơ
sợi, dây chằng vàng tăng sinh đè ép.
Phục hồi giải phẫu cột sống.
Cố định vững chắc cột sống, tránh di lệch, tổn thương thứ phát sau khi
lấy đĩa đệm cổ.
+ Chỉ định phẫu thuật TVĐĐCSC:
TVĐĐCSC trung tâm, cạnh trung tâm, lỗ ghép,… gây bại yếu tứ chi,
chèn ép đau dai dẳng, không khắc phục được bằng thuốc hoặc các biện pháp điều trị
nội khoa khác.
Chụp CHT xác định rõ hình ảnh TVĐĐ, phù hợp với lâm sàng.
TVĐĐCSC cấp tính do chấn thương.
1.3.9. C p ơn p p p u t u t
PT điều trị TVĐĐCSC có thể đi vào lối trước, lối sau hoặc kết hợp cả hai
đường. Việc lựa chọn đường vào tùy thuộc vào tính chất, vị trí khối thoát vị, các tổn
thương phối hợp (vôi hóa dây chằng dọc sau, phì đại dây chằng vàng…), thói quen
của PT viên… Với từng đường mổ, các phương pháp PT cũng khác nhau.
Các phương pháp PT thường được áp dụng hiện nay bao gồm:
20
+ Đường vào phía trước:
Lấy đĩa đệm, ghép xương bằng nẹp vít. Phương pháp này cần phải lấy
xương ghép, xương ghép thường được sử dụng là xương mào chậu tự thân.
Lấy đĩa đệm, thay đĩa đệm bằng đĩa đệm nhân tạo hoặc dụng cụ bán
động. Phương pháp này không sử dụng nẹp vít và không cần xương ghép.
Hình 6: Hình ảnh X- quang cột sống cổ
sau PT lấy đĩa đệm, ghép xương nẹp vít phía trước.
+ Đường vào phía sau:
Mở cung sau (cắt cung hoặc mở cửa sổ xương), lấy đĩa đệm đơn
thuần, không kết ghép xương.
Cắt cung sau, lấy đĩa đệm, ghép xương nẹp vít. Phương pháp này áp
dụng cho các trường hợp TVĐĐCSC có kèm theo mất vững cột sống.
Tạo hình cung sau, phương pháp này áp dụng cho các trường hợp
TVĐĐ đa tầng có kèm theo hẹp ống sống.
1.3.10. ến ến ứn s u p u t u t
Tai biến là những vấn đề không mong muốn gặp phải trong khi PT. Biến chứng
là những vấn đề xảy ra sau quá trình PT.
Các biến chứng có thể gặp sau can thiệp PT điều trị TVĐĐCSC:
– B c ứ do gây mê: thường gặp trong thời kỳ hậu phẫu.
+ Suy hô hấp:
Nguyên nhân: có thể do tụt lưỡi, do phù nề thanh quản sau đặt ống nội
khí quản, do tăng tiết đờm rãi, do trào ngược, do đau vết mổ vùng cổ gáy, do nẹp cổ
cố định ngoài quá chặt…
21
Biểu hiện: khó thở (dựa vào tần số thở, kiểu thở, chỉ số SpO2 giảm
dần =< 90%), thở khò khè, nhiều đờm rãi, da - niêm mạc tím tái, ý thức lơ mơ, vật
vã, …[3].
+ Trụy tim mạch:
Nguyên nhân: có thể do mất máu, mất dịch, do đau, do suy hô hấp
không được xử trí kịp thời…
Biểu hiện: BN có thể lo lắng, hồi hộp, trống ngực, chóng mặt, đau
đầu, vật vã, rối loạn ý thức, da niêm mạc đỏ hồng hay tái nhợt, mạch nhanh (>= 90
lần/phút), mạch chậm (=< 60 lần/phút), chỉ số huyết áp cao hoặc thấp tùy thuộc vào
huyết áp nền của từng BN cụ thể...
- Các ta c ứ s m:
+ Đường mổ phía trước:
Tổn thương động tĩnh mạch cảnh gốc
Tổn thương khí quản và thực quản.
Mất tiếng, nuốt khó hoặc nói khàn do phù nề dây thanh sau đặt nội khí quản
hoặc co kéo dây thần kinh quặt ngược.
Tổn thương tủy.
Trật mảnh ghép, đĩa đệm nhân tạo, vít, nẹp.
+ Đường mổ phía sau:
Tổn thương động mạch ĐS.
Tổn thương tủy, rễ thần kinh.
Tuột vít, nẹp.
- B c ứ uộ :
+ Nhiễm trùng vết mổ.
+ Rò dịch tủy.
+ Loét điểm tỳ.
+ Nhiễm trùng tiết niệu.
+ Viêm phổi.
22
PHẦN 2
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
SAU MỔ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
2.1. Vai trò của điều dưỡng
Ở thời kỳ sơ khai, không có sự phân biệt giữa việc chăm sóc người bệnh
(nursing) và y học (medicin). Người bệnh được chăm sóc chủ yếu bởi những người
có bản năng giáo dưỡng. Ngày nay, y học đã phát triển vượt bậc và người ta đề cập
đến vấn đề chăm sóc người bệnh toàn diện, giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe
cho gia đình và cộng đồng, các biện pháp để giảm stress... Vấn đề này đã được bà tổ
nghành điều dưỡng – Florence Nightingale đề cập đến từ năm 1893 khi bà nhấn
mạnh rằng: cần phải chăm sóc toàn diện người bệnh nói chung, chứ không phải chỉ
chăm sóc căn bệnh.
Những thành công của các kỹ thuật y học hiện đại hay công tác điều trị BN,
cùng với sự phát triển của nền y học nói chung không thể phủ nhận vai trò của ĐD
viên. Bởi lẽ, người ĐD có vai trò quan trọng trong công tác TD và chăm sóc người
bệnh đến khám cũng như đến điều trị, tại cơ sở y tế hay ở ngoài cộng đồng dân cư.
Trong quá trình nằm viện, ĐD viên là người thường xuyên tiếp xúc, TD và chăm
sóc trực tiếp người bệnh hàng ngày. Người đầu tiên đón em bé chào đời là những nữ
hộ sinh, chăm sóc người bệnh lúc đau yếu, những giây phút cuối đời tại bệnh viện
cũng là người ĐD. Để TD, nhận định, đánh giá tốt một vấn đề về sức khỏe thì đòi
hỏi ĐD viên phải có kiến thức tốt về vấn đề sức khỏe đó và có kỹ năng chuyên môn
thành thạo.
Chăm sóc BN nói chung và chăm sóc BN sau mổ điều trị TVĐĐCSC nói
riêng, người ĐD cần phải có kiến thức về bệnh và các biến chứng, tai biến sau mổ
có thể xảy ra, có năng lực chuyên môn tốt để làm công tác tư tưởng, giáo dục cho
người bệnh trước mổ và TD, chăm sóc BN sau mổ toàn diện cả về thể chất lẫn tinh
thần. Giúp cho người bệnh ra viện sớm và an toàn, đưa người bệnh về với gia đình,
với xã hội một cách nhanh nhất. PT điều trị TVĐĐCSC là PT khá phức tạp. Với
mục đích phục vụ cho công tác chăm sóc BN sau mổ điều trị TVĐĐCSC đạt hiệu
quả cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề về nội dung này giúp cho các
cán bộ, nhân viên y tế hiểu sâu hơn.
23
2.2. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
Các thủ thuật can thiệp đối với BN trước và sau PT phải luôn luôn được thực
hiện theo đúng quy trình và đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, an toàn cho người bệnh.
- Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh, gia đình người bệnh:
+ Đối với người bệnh: trong những ngày trước khi mổ, người ĐD phải gần
gũi, an ủi, giải thích cho BN yên tâm, tạo cho người bệnh sự lạc quan, tin tưởng vào
chuyên môn, giải thích cho người bệnh biết mục đích, lợi ích của việc PT.
Cần tìm hiểu những lo lắng, thắc mắc của người bệnh, phản ánh cho bác sỹ
và cùng bác sỹ giải quyết cho người bệnh yên tâm. Không được cho người bệnh biết
tình trạng nguy kịch của bệnh mà sinh ra lo lắng sợ hãi. Tuyệt đối không được giải
thích những điều gì mà bác sỹ không cho phép hay không thuộc phạm vi chuyên
môn của mình [6].
+ Đối với gia đình của người bệnh: cần giải thích kỹ lưỡng, nói rõ bệnh tình
của người bệnh, không giấu giếm những tiên lượng xấu, kể cả khả năng có thể nguy
hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhắc gia đình quan tâm, chia sẻ động viên người
bệnh, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị BN để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến
hành PT.
- Chuẩn bị thể chất cho BN:
+ Hồ sơ bệnh án:
Ghi rõ ràng, cụ thể, chính xác phần thủ tục hành chính, phải có đủ tất
cả các giấy tờ có tính pháp lý.
Hướng dẫn (HD) cho BN hoặc người nhà viết giấy cam kết mổ khi
đồng ý PT.
ĐD viên phải kiểm tra sức khỏe của người bệnh: đo chiều cao, cân
nặng; tiền sử về bệnh lý nội, ngoại khoa, các vấn đề đặc biệt như hen phế quản, dị
ứng thuốc, bệnh tim mạch, cao huyết áp, HIV hoặc các bệnh truyền nhiễm khác ...
Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp… ghi vào hồ sơ bệnh án và báo cho bác sỹ biết các dấu
hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Chuẩn bị các xét nghiệm cận lâm sàng:
Các xét nghiệm cơ bản: máu, nước tiểu.
24
Thăm dò một số chức năng cần thiết: điện tim đồ, siêu âm ổ bụng,
siêu âm tim, chụp X quang tim phổi, Xquang cột sống cổ…
Một số các xét nghiệm đặc biệt: chụp cắt lớp vi tính (CT Scaner),
chụp CHT (MRI)…
+ Đưa BN đi khám chuyên khoa khác: khám tim mạch, hô hấp, tiêu hóa...
khi có chỉ định của bác sỹ.
2 2 1 N tr mổ
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp… ghi vào bảng TD và hồ sơ bệnh án.
HD BN tập thở, tập ho.
- Chế độ ăn uống: chiều ăn nhẹ, tối nhịn ăn. Dặn BN nhịn ăn, nhịn uống vào
sáng ngày mổ (trước khi mổ: thường nhịn ăn tối thiểu trước 8 giờ, nhịn uống tối
thiểu trước 4 giờ) [3], [6].
- Chế độ vệ sinh: vệ sinh toàn thân và da vùng mổ.
+ Cạo một phần tóc phía sau gáy đối với những trường hợp BN mổ đi đường
phía sau (dùng dao cạo lông cạo sạch, tránh làm xây sát da).
+ Vệ sinh thân thể, vệ sinh vùng mổ bằng việc tắm rửa sạch, tốt nhất với xà
bông sát khuẩn, hay dung dịch tắm sát khuẩn có chứa chloherxidin 2%
(Microsiled),… thay ga, quần áo mới, sạch sẽ.
+ Cởi bỏ tư trang cá nhân người bệnh: HD người bệnh cởi bỏ toàn bộ tư
trang cá nhân đưa cho người nhà cất giữ; tháo răng giả (là yêu cầu tuyệt đối vì răng
giả gây trở ngại trong việc đặt nội khí quản, nguy cơ gây dị vật đường thở nếu răng
bi tuột rơi vào khí quản),…
+ Tóc dài thắt bím gọn gàng sang hai bên.
+ Cắt móng tay, móng chân, vệ sinh sạch sẽ, lau sạch sơn móng tay, móng
chân.
+ Thụt tháo: tối ngày trước mổ thụt lần 1. Có thể thụt bằng nước đun sôi để
nguội pha ấm (37- 40oC), nước cất, hoặc dùng thuốc thụt: fleet,...
- Tâm lý trước mổ: khuyên người bệnh ngủ sớm, có thể cho BN uống thuốc
an thần (theo chỉ định của bác sỹ) đêm trước mổ để tránh lo âu, căng thẳng.
2.2.2. Sáng ngày mổ
- Nhịn ăn , nhịn uống hoàn toàn.
25
- Lấy máu chéo và gửi lên khoa truyền máu.
- Thụt tháo lần 2.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vệ sinh thân thể bằng tắm xà phòng sát khuẩn
hay dung dịch sát khuẩn sau khi thụt - đi vệ sinh xong.
- Thay ga, quần áo sau khi tắm sạch.
- Sát khuẩn vùng mổ bằng cồn 70o hay cồn iod 0,5% hoặc dung dịch Betadin,
băng kín bằng băng vô khuẩn.
- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở… ghi bảng TD và báo cáo bác sỹ.
- Đeo biển tên cho người bệnh: ghi rõ ràng họ tên, tuổi, khoa, chẩn đoán,
phương pháp PT.
- Chuyển BN lên phòng mổ:
+ Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án, chuẩn bị đầy đủ bệnh án, phim mang theo.
+ Kiểm tra lại biển tên, đối chiếu với BN.
+ Đo lại mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, ghi vào hồ sơ bệnh án.
+ Chuyển BN bằng cáng hoặc xe đẩy, đảm bảo an toàn.
+ Bàn giao BN với nhân viên phòng mổ.
2.3. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
BN sau PT có thể gặp biến chứng về các vấn đề: tuần hoàn, hô hấp, thần
kinh….do thuốc gây mê, hay do PT gây ra. Để giúp cho việc chăm sóc người bệnh
sau mổ đạt được kết quả cao, ĐD viên khi nhận BN từ phòng mổ về cần phải tìm
hiểu tình trạng BN trong mổ và trong thời gian hồi tỉnh thông qua hồ sơ bệnh án,
biên bản PT, thời gian cuộc mổ, biên bản gây mê…và nhận định tình trạng BN hiện
tại để đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp, an toàn cho người bệnh.
BN PT điều trị TVĐĐCSC được sử dụng phương pháp vô cảm là gây mê
toàn thân. Sau PT, BN được cố định cột sống cổ bằng nẹp ngoài (thường dùng nẹp
ORBE).
Dựa vào quy trình ĐD 5 bước cùng với sự thăm khám tỉ mỉ, nhận định đúng,
đầy đủ những vấn đề cần chăm sóc của người bệnh sẽ đưa ra được kế hoạch chăm
sóc phù hợp. 5 bước của quy trình ĐD gồm: bước 1: nhận định; bước 2: chẩn đoán
ĐD; bước 3: lập kế hoạch chăm sóc; bước 4: thực hiện kế hoạch; bước 5: lượng giá
[2]. Chăm sóc BN sau mổ điều trị TVĐĐCSC cũng dựa vào quy trình ĐD 5 bước.