9863_Giải pháp giảm thiểu tình trạng kẹt bãi container (Yard Clash) trong quá trình khai thác tại cảng SSIT

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ – LUẬT – LOGISTICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG KẸT BÃI CONTAINER (YARD
CLASH) TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC TẠI CẢNG SSIT

Trình độ đào tạo : Đại Học
Hệ đào tạo
: Chính quy
Ngành
: Quản Trị Kinh Doanh
Chuyên ngành
: Quản trị Logistics và Chuỗi Cung Ứng
Niên khoá
: 2016-2020
GVHD
: Th.s Đinh Thu Phương
SVTH
: Hồ Thị Thanh
Lớp
: DH16LG
MSSV
: 16031532

Bà Rịa – Vũng Tàu, Tháng 01 Năm 2020
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Thái độ, tác phong khi tham gia thực tập:

2. Kiến thức chuyên môn:

3. Nhận thức thực tế:

4. Đánh giá khác:

5. Đánh giá kết quả thực tập:

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)

iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

1. Thái độ, tác phong khi tham gia thực tập:

2. Kiến thức chuyên môn:

3. Nhận thức thực tế:

4. Đánh giá khác:

5. Đánh giá kết quả thực tập:

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

iv
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÌNH
TRẠNG KẸT BÃI CONTAINER (YARD CLASH) TRONG QUÁ TRÌNH KHAI
THÁC TẠI CẢNG SSIT” là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của
cô ĐINH THU PHƯƠNG.
Em xin chịu mọi trách nhiệm về sự cam đoan này !
Người cam đoan

Hồ Thị Thanh

v
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học
Bà Rịa – Vũng Tàu, Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh nói chung và Quý thầy cô
chuyên ngành Logistics nói riêng đã luôn tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm quý giá cho em. Đặc biệt em xin cảm ơn cô Ths.ĐINH THU PHƯƠNG,
người đã dành rất nhiều tâm huyết để hướng dẫn em hoàn thành bài luận này.
Trong quá trình thực tập, ban đầu còn bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải
rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tâm của quý thầy cô khoa Quản trị kinh
doanh và sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty đã giúp em có được
những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các anh chị trong
CÔNG TY LIÊN DOANH DỊCH VỤ CONTAINER QUỐC TẾ CẢNG SÀI GÒN –
SP-SSA(SSIT) – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
tiếp cận và làm việc thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn !

vi
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………… v
DANH MỤC VIẾT TẮT ……………………………………………………………………….. ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ …………………………………….. x
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU PHỐI KHAI THÁC
CONTAINER TẠI CẢNG BIỂN
…………………………………………………………….. 3
1.1.
Tổng quan về cảng biển ………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của cảng: ………………………………………………………….. 3
1.1.3. Chức năng của cảng biển …………………………………………………………………. 4
1.2.
Hoạt động khai thác cảng biển.
…………………………………………………………….. 5
1.2.1. Các tác nghiệp tại cảng ……………………………………………………………………. 5
1.2.2. Các phương án xếp dỡ tại cảng
…………………………………………………………. 5
1.2.3. Phân loại hoạt động khai thác cảng
……………………………………………………. 5
1.3.
Các hoạt động giao thông tại vùng đất cảng và các khu vực kết nối
………….. 7
1.4.
Các khái niệm về container
………………………………………………………………….. 7
1.4.1. Khái niệm Container ……………………………………………………………………….. 7
1.4.2. Kích thước Container ………………………………………………………………………. 8
1.4.3. Phân loại Container …………………………………………………………………………. 8
1.5.
Sơ lược về bãi container
…………………………………………………………………….. 12
1.5.1. Cách đọc vị trí Container trên bãi: …………………………………………………… 12
1.6.
Sơ lược về Bay Tàu:
………………………………………………………………………….. 12
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU PHỐI KHAI THÁC
CONTAINER TẠI CẢNG SSIT
……………………………………………………………. 15
2.1.
Giới thiệu chung về cảng SSIT : …………………………………………………………. 15
2.2.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
……………………………………….. 15
2.3.
Sơ đồ bộ máy tổ chức SSIT: ………………………………………………………………. 18
2.4.
Thông tin của cảng ……………………………………………………………………………. 18
vii
2.4.1. Vị trí địa lý: ………………………………………………………………………………….. 18
2.4.2. Cơ sở hạ tầng Cảng ……………………………………………………………………….. 19
2.5.
Phần mềm quản lý khai thác container tại cảng SSIT ( Traffic Control và
Spinnaker ) ……………………………………………………………………………………………. 23
2.5.1. Hệ thống Traffic Control
………………………………………………………………… 23
2.5.2. Hệ thống Spinnaker
……………………………………………………………………….. 24
2.6.
Quy trình điều phối thiết bị , phương tiện vận tải trong khai thác hàng
container ……………………………………………………………………………………………….. 25
2.6.1. Quy trình dỡ hàng từ Sà lan ……………………………………………………………. 25
2.6.2. Quy trình dỡ hàng từ Tàu
……………………………………………………………….. 30
2.6.3. Quy trình xếp hàng lên Sà lan
…………………………………………………………. 31
2.6.4. Quy trình xếp hàng cho Tàu
……………………………………………………………. 34
2.6.5. Quy trình Dọn bãi (Housekeeping)
………………………………………………….. 35
2.6.6. Quy trình giao nhận container
…………………………………………………………. 36
2.6.7. Cách giao tiếp Radio (bộ đàm): ………………………………………………………. 36
2.6.8. Báo cáo về việc hư hỏng thiết bị trong ca làm việc ……………………………. 37
2.7.
Sơ đồ bãi container ở cảng SSIT
…………………………………………………………. 37
2.8.
Sản lượng container khai thác từ 1/2019 đến 6/2019 : …………………………… 38
2.9.
Nguyên nhân tình trạng kẹt bãi tại cảng SSIT ………………………………………. 39
2.9.1. Trong quá trình dỡ hàng
…………………………………………………………………. 39
2.9.2. Trong quá trình xếp hàng lên tàu …………………………………………………….. 40
2.9.3. Các nguyên nhân khác …………………………………………………………………… 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG KẸT XE TRONG
BÃI TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC .
……………………………………………. 43
3.1. Định hướng phát triển trung và dài hạn của SSIT ……………………………….. 43
3.2.
Một số Giải pháp đã được SSIT áp dụng
……………………………………………… 43
3.3.Giải pháp giảm thiểu tình trạng kẹt xe trong bãi, nâng cao hiệu quả làm hàng
tại cảng SSIT, đẩy mạnh tình hình phát triển của công ty theo định hướng đã đề
ra. …………………………………………………………………………………………………………. 45
3.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực …………………………………. 45
viii
3.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến cơ sở vật chất của cảng
………………………. 46
3.3.3. Nhóm giải pháp liên quan đến chiến lược phát triển ………………………….. 47
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………….. 50

ix
DANH MỤC VIẾT TẮT

RTG
Cẩu khung Rubber
Tired Gantry Crane
VP
Vessel Planner
ISO
Tổ chức Quốc tế về
tiêu chuẩn hoá
(International
Organization for
Standardization)
TSV
Terminal
Supervisor
DSP
Dispatcher
QC
Quay crane
TC
Truck Captain
TT
Truck
WC
Whalf Controller
SM
Shift Manager
YP
Yard Planner
TP
Top pick
cont
Container
SP
Side pick

x
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Hình 1. 1. Container bách hóa ……………………………………………………………………………..
8
Hình 1. 2. Container hàng rời ………………………………………………………………………………
9
Hình 1. 3. Container chuyên dụng
………………………………………………………………………..
9
Hình 1. 4. Container bảo ôn
……………………………………………………………………………….
10
Hình 1. 5. Container hở mái ………………………………………………………………………………
10
Hình 1. 6. Container bồn …………………………………………………………………………………..
11
Hình 1. 7. Container mặt bằng
……………………………………………………………………………
11
Hình 1. 8. Vị trí container trên bãi
………………………………………………………………………
12
Hình 1. 9. Mô phỏng Tàu container ……………………………………………………………………
12
Hình 1. 10. Mô phỏng Bay tàu container (dưới hầm tàu) ………………………………………
13
Hình 1. 11. Mô phỏng Bay tàu container (trên boong tàu) …………………………………….
13
Hình 2. 1. Cảng SSIT ……………………………………………………………………………………….
15
Hình 2. 2. Logo các cổ đông thành lập SSIT ……………………………………………………….
16
Hình 2. 3. Hình ảnh tàu Rosaria đầu tiên cập cảng SSIT ……………………………………….
17
Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ Bộ máy tổ chức SSIT
………………………………………………………………
18
Hình 2. 4. Vị trí địa lý cảng SSIT
……………………………………………………………………….
18
Hình 2. 5. Mô phỏng toàn bộ cảng SSIT
……………………………………………………………..
19
Bảng 2. 1. Thông số cầu bến ……………………………………………………………………………..
20
Hình 2. 6. Cẩu bờ Super Post – Panamax
…………………………………………………………….
20
Hình 2. 7. Cẩu khung E-RTG
…………………………………………………………………………….
21
Hình 2. 8. Thiết bị gắp dỡ container nặng ……………………………………………………………
21
Hình 2. 9. Thiết bị gắp dỡ container rỗng ……………………………………………………………
22
Hình 2. 10. Xe đầu kéo ……………………………………………………………………………………..
22
Hình 2. 11. Cầu cân xe container ……………………………………………………………………….
23
Hình 2. 12. Màn hình đăng nhập Hệ thống Traffic Control
……………………………………
24
Hình 2. 13. Màn hình đăng nhập Hệ thống Spinnaker …………………………………………..
25
Sơ đồ 2. 2. Tóm tắt Quy trình dỡ hàng từ Sà lan
…………………………………………………..
26
Hình 2. 14. Màn hình xem kế hoạch Sà lan trên Traffic Control
…………………………….
27
Hình 2. 15. Màn hình chi tiết số lượng, số cont, vị trí cont trong dỡ hàng Sà lan ……..
27
Hình 2. 16. Màn hình cho lệnh xe Truck
……………………………………………………………..
28
xi
Hình 2. 17. Màn hình cho lệnh RTG …………………………………………………………………..
29
Sơ đồ 2. 3. Tóm tắt Quy trình dỡ hàng từ Tàu ……………………………………………………..
30
Hình 2. 18. Màn hình chi tiết kế hoạch dỡ hàng từ Tàu
…………………………………………
30
Sơ đồ 2. 4. Tóm tắt Quy trình xếp hàng lên Sà lan ……………………………………………….
31
Hình 2. 19. Màn hình kiểm tra kế hoạch Sà lan ……………………………………………………
32
Hình 2. 20. Màn hình chi tiết kế hoạch xếp hàng cho Sà lan ………………………………….
32
Sơ đồ 2. 5. Tóm tắt Quy trình xếp hàng cho Tàu ………………………………………………….
34
Hình 2. 21. Màn hình theo dõi quá trình xếp hàng lên Tàu
…………………………………….
35
Hình 2. 22. Màn hình báo lệnh Housekeeping ……………………………………………………..
35
Hình 2. 23. Màn hình báo Container cần giao hoặc nhận ………………………………………
36
Hình 2. 24. Báo cáo hư hỏng thiết bị trong ca làm việc …………………………………………
37
Hình 2. 25. Bãi container tại cảng SSIT
………………………………………………………………
37
Bảng 2. 2. Sản lượng container khai thác 6 tháng đầu năm 2019 ……………………………
38
Biểu đồ 2. 1. Sản lượng container khai thác 6 tháng đầu năm 2019 ………………………..
38
Hình 2. 26. Trường hợp yard clash xảy ra khi 1 RTG lấy cont cho 2 QC ………………..
40
Hình 2. 27. Trường hợp yard clash xảy ra tại 2 yard bay quá sát nhau cùng lúc làm việc
cho 2 QC
…………………………………………………………………………………………………………
41
Sơ đồ 2. 6. Sơ đồ xương cá thể hiện nguyên nhân có thể gây ra Kẹt bãi (yard clash)
..
42
Hình 3. 1. Mô tả trường hợp thay đổi kế hoạch xếp hàng lên tàu ……………………………
44

1
LỜI MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc
dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng
như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Hiện nay, vận tải biển quốc tế chuyên chở khoảng 90% khối lượng hàng hóa thương
mại thế giới, 85% hàng hóa được vận chuyển bằng container. Nó đóng vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Và thực tế cho thấy
hoạt động xuất nhập khẩu cảng biển ở nước ta đang từng bước phát triển không ngừng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cảng biển cũng ngày càng
phát triển cả về quy mô và tầm vóc. Điều đó góp phần đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam
phát triển và hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về
mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore,
Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 14-16%, đây là một trong
những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian
qua.
Cảng biển là nơi tiếp nhận tàu biển để xuất và nhập hàng hóa, là một mắt xích quan
trọng trong chuỗi logistics đưa hàng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Đối với Bà
Rịa -Vũng Tàu, phát triển kinh tế biển trong đó cảng biển và dịch vụ logistics là mục
tiêu quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cụm cảng nước sâu ở
Cái Mép – Thị Vải (Vũng Tàu) dự kiến sẽ trở thành cửa khẩu container quan trọng ở
khu vực phía Nam.
Cảng SSIT là một trong những cảng lớn mạnh nằm trong Cụm cảng nước sâu khu
vực Cái Mép – Thị Vải. Cảng bắt đầu đi vào hoạt động khai thác dịch vụ Container từ
tháng 6/2018 đến nay. Với sự chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên và với những
trang thiết bị hiện đại bậc nhất, công tác tổ chức xếp dỡ nhanh chóng và linh hoạt, tối
ưu thời gian và chi phí làm hàng, cảng đã thu hút được những tàu container lớn, số lượng
hàng hóa container khai thác ngày càng tăng. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại vị trí
Điều độ bãi ( Dispatcher ), em luôn chú trọng tìm hiểu và học hỏi công tác tổ chức xếp
dỡ hàng Container. Từ đó, em chọn đề tài về “GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÌNH
2
TRẠNG KẸT BÃI CONTAINER (YARD CLASH) TRONG QUÁ TRÌNH KHAI
THÁC TẠI CẢNG SSIT”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về Công ty Liên Doanh Dịch Vụ Container Quốc Tế Cảng Sài Gòn – SP-
SSA (SSIT)
Tìm hiểu về các quy trình và thực trạng khai thác, tổ chức trang thiết bị và nhân lực
xếp dỡ hàng container tại cảng SSIT.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : quy trình điều phối thiết bị và phương tiện trong công tác tổ
chức xếp dỡ hàng container tại Cảng SSIT
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại khu vực cảng SSIT
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp dựa trên số liệu, thông tin chứng từ
từ phía công ty cung cấp, sau đó tiến hành phân tích lại các thông tin đó và sắp xếp trình
bày và tổng hợp chúng lại một cách hợp lý, đưa ra nhận xét về tình hình tổ chức xếp dỡ
tại cảng SSIT.
V. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động điều phối khai thác Container tại cảng biển
Chương 2. Thực trạng về hoạt động điều phối khai thác container tại cảng SSIT
Chương 3. Giải pháp giảm thiểu tình trạng kẹt xe trong bãi trong quá trình khai thác

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU PHỐI KHAI THÁC
CONTAINER TẠI CẢNG BIỂN

1.1. Tổng quan về cảng biển
1.1.1. Khái niệm
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng , được xây dựng
kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động dể bốc dỡ hàng
hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng biển là một đầu mối giao
thông lớn và quan trọng.
Cảng container là nơi xếp dỡ hàng container từ các phương tiện vận tải thủy (tàu, sà
lan,…) lên bãi cảng (container yard – CY) hoặc các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt.
Cảng biển có các loại: Cảng thương mại, cảng quân sự, cảng cá, cảng dầu, cảng hóa
chất, cảng container.
1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của cảng:
Vai trò của cảng :
• Đối với ngoại thương: Cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
đội tàu buôn và cho phép không bị lệ thuộc vào sự kiểm soát của các nước khác. Ngoài
ra cảng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và giữ vững quan hệ ngoại
thương mại với các nước khác.
• Đối với công nghiệp: Cảng là nơi tác động trong việc xuất nhập khẩu máy móc
thiết bị và nguyên nhiên vật liệu.
• Đối với nông nghiệp: Tác động của cảng mang tính hai chiều: xuất lúa gạo, nông
sản và nhập phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp.
• Đối với nội thương: Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện vận tải
nội địa, vận tải ven biển và vận tải quá cảnh, là nhân tố tăng cường hoạt động của nhiều
cơ quan kinh doanh và dịch vụ khác.
• Đối với thành phố cảng: Cảng là tiền đề cho thành phố cảng trở thành các khu
trung tâm công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho nhân dân thành phố.
Nhiệm vụ của cảng:
Cảng được coi như là một mắc xích trong dây chuyền vận tải, nó là nơi gặp gỡ của
các phương thức vận tải khác nhau, là nơi có sự thay đổi hàng hóa và hành khách từ
phương tiện vận tải biển sang các phương tiện vận tải còn lại và ngược lại.
4
1.1.3.
Chức năng của cảng biển
Cảng biển có hai chức năng:
• Phục vụ tàu biển: cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi cung cấp các
dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai dắt, vệ sinh, sữa chữa tàu.
• Phục vụ hàng hóa: cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận chuyển tải, bảo
quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa xuất, nhập khẩu. Cảng còn là nơi
tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kế thúc quá trình vận
tải…
Để đánh giá một cảng hoạt động tốt hay không tốt, hiện đại hay không hiện đại phải
căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
Số lượng tàu hoặc tổng dung tích đăng ký (GRT) hoặc trọng tải toàn phần (DWT)
ra vào cảng trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ nhộn nhịp của một
cảng
Số lượng tàu có thể tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian, khối lượng hàng hoá
xếp dỡ trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ
của một cảng
Mức xếp dỡ hàng hoá của cảng, tức là khả năng xếp dỡ hàng hoá của cảng, thể hiện
bằng khối lượng từng loại hàng hoá mà cảng có thể xếp dỡ trong một ngày của tàu. Chỉ
tiêu này nói lên mức độ cơ giới hoá, năng lực xếp dỡ của một cảng
Khả năng chứa hàng của kho bãi cảng. Chỉ tiêu này thể hiện bằng số diện tích (m2)
của kho bãi cảng, bãi container (CY) trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS)… phản ánh
mức độ lớn của cảng
Chi phí xếp dỡ hàng hoá, cảng phí, phí lai dắt, hoa tiêu, cầu bến, xếp dỡ container
(THC)… phản ánh năng suất lao động, trình độ quản lý của cảng
Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là đầu mối giao thông, nơi thực hiện các
thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang phương thức vận tải khác và
ngược lại.
Vai trò cơ bản của cảng biển là xếp dỡ hàng hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu
với tư cách là bộ phận cơ sơ hạ tầng của quốc gia.
Theo quan điểm hiện đại, cảng biển muốn hoạt động tốt phát huy hết khả năng của
mình cần phải có mặt bằng, cơ sở vật chất lớn để phục vụ cho tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp. Như vậy, ngoài vai trò xếp dỡ, trung chuyển đơn giản và logistic tạo giá
5
trị gia tăng cảng biển còn có vai trò chuỗi kinh doanh nên hoạt động của nó gắn liền với
hoạt động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu chế xuất…
Cảng biển đã lưu chuyển toàn bộ khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phục vụ các
vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp góp phần tăng trưởng GDP.
Việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào quản lý và khai
thác các cảng biển đã phát huy tác dụng đạt hiệu quả cao. Năng lực các nhà xây dựng
các nhà thầu trong nước không ngừng dược đổi mới nâng cấp.Đội ngũ cán bộ sử dụng
và vận hành cảng biển ngày một hoàn thiện.
1.2. Hoạt động khai thác cảng biển.
1.2.1. Các tác nghiệp tại cảng
Khu vực xếp dỡ hàng hóa tại cảng bao gồm:
– Khu vực cầu bến: chuyển tải hàng hoá trực tiếp từ tàu lên bờ và ngược lại.
– Khu vực kho bãi: nơi lưu trữ kho, bảo quản hàng hóa. Nơi đây hàng hóa được
bảo quản trước khi được xếp dỡ lên tàu để vận chuyển hoặc trước khi hàng ra khỏi cảng.
– Khu vực chuyển tải: những vùng nước cảng biển cho phép tàu thuyền neo đậu
thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách.
1.2.2. Các phương án xếp dỡ tại cảng
– Tàu – cẩu tàu – xe nâng vào bãi.
– Tàu – cẩu tàu – đầu kéo – xe nâng/ hạ bãi.
– Tàu – cẩu bở – xe nâng hạ bãi.
– Tàu – cẩu bờ – đầu kéo – xe nâng hạ bãi.
– Tàu – cẩu tàu – xe tải chủ hàng (phương án chuyển thẳng )
– Tàu – cẩu bờ – xe tải chủ hàng.
– Ngoài ra, nếu xếp/dỡ hàng tại các khu vực chuyển tải là các vùng nước của cảng,
còn có phương án: Tàu – cẩu tàu – Salan hoặc ngược lại.
1.2.3. Phân loại hoạt động khai thác cảng
Xếp dỡ hàng hóa: Đây là chức năng vốn có của cảng, hoạt động này thể hiện việc
xếp dỡ hàng hóa tại tuyến cầu tàu (tuyến tiền phương) và tuyến bãi (tuyến hậu phương).
Hoạt động xếp dỡ được thực hiện bằng các thiết bị cơ giới có tính chuyên dụng, một số
cảng hiện đại xếp dỡ tại bãi có thể được thực hiện theo phương án tự động hóa trên cơ
sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại với hệ thống phần mềm quản
lý và khai thác bãi.
6
Lưu kho, bãi hàng hóa: Lưu kho bãi hàng hóa qua cảng cũng là chức năng quan
trọng của cảng, để khai thác chức năng này, cảng chuẩn bị diện tích mặt bằng, áp dụng
công nghệ quản lý và khai thác bãi khoa học để thực hiện tốt chức năng này phục vụ
khách hàng. Các bãi của cảng thường được chia ra theo các tiêu thức khác nhau:
• Theo chiều hàng: Bãi xuất, bãi nhập
• Theo chủ hàng
• Theo lượng hàng chứa trong container: container có hàng; container rỗng
• Theo kích thước container”: loại 20’ 40’ hay 60’
• Theo đặc thù hàng hóa chứa trong container: container bách hóa, container đông
lạnh, container lỏng, container khí…
Thời gian lưu bãi hoặc lưu kho đối với hàng hóa rất khác nhau, nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: các thủ tục liên quan đến hải quan, công
nghệ bảo quản và khai thác kho bãi, điều kiện mặt bằng, trang thiết bị, chính sách khai
thác….Và cũng có thể do ý muốn chủ quan của người gửi hay nhận hàng (MTO).
Đóng, rút hàng trong container tại kho CFS: Container vận tải đa phương thức gồm
hai loại, cont một chủ (FCL- Full Container Load), loại khác là cont chung chủ (LCL-
Less than Container Load). Đối với trường hợp thứ hai, trước khi xuất tàu (đối với cont
xuất) hoặc sau khi dỡ khỏi tàu (đối với cont nhập), cont sẽ phải qua kho CFS thực hiện
công đoạn đóng và rút hàng container.
Hoạt động giao nhận hàng hóa: Hoạt động này liên quan trực tiếp đến dòng hàng
hóa ra và vào cảng. Hoạt động giao nhận là công đoạn đầu tiên (hàng xuất) và công đoạn
cuối cùng (hàng nhập) của toàn bộ quá trình hàng hóa tại cảng để xếp xuống tàu hay dỡ
từ tàu. Nó là hoạt động quan trọng, mang tính pháp lý về sự chuyển giao trách nhiệm từ
người gửi hàng hoặc người nhận hàng (MTO) với cảng, vì vậy cần thiết kiểm tra, kiểm
soát kỹ lưỡng các thông tin về hàng hóa giao nhận cũng như đối tượng đưa hàng đến
giao hoặc nhận với cảng. Hoạt động này được diễn ra ở cổng ra vào và tại khu giao nhận
trong bãi. Để đảm bảo hàng hóa được giao nhận chính xác, an toàn và nhanh chóng, tại
nhiều cảng cont trên thế giới đã áp dụng các công nghệ quản lý, khai thác, kiểm tra,
kiểm soát tiên tiến tại cổng và khu vực bãi.
Hoạt động khác: Ngoài các hoạt động khai thác cơ bản trên, cảng cont còn có một
số hoạt động khác như bảo dưỡng sửa chữa container, vận chuyển nội địa các hàng hóa
theo yêu cầu của chủ hàng, cung ứng thực phẩm, nước ngọt, vệ sinh cont, vệ sinh tàu…
7
1.3. Các hoạt động giao thông tại vùng đất cảng và các khu vực kết nối
Trong hoạt động khai thác cảng biển trên vùng đất cảng và các khu vực kết nối có
các hoạt động giao thông như sau:
– Các loại phương tiện vận tải bộ của các Chủ hàng, các đơn vị dịch vụ
– Phương tiện vận tải của cảng
– Các loại thiết bị xếp dỡ bánh lăn
– Các loại xe chuyên dung: xe nâng, kéo mooc…
Để đảm bảo sự vận hành hiệu quả và an toàn của các thiết bị cũng như các phương
tiện giao thông trong cảng, việc bảo trì thiết bị và phương tiện định kì là vô cùng quan
trọng. Thời gian bảo trì định kì đối với mỗi loiaj thiết bị và phương tiện là khác nhau và
khác nhau ở từng bộ phận. Thời gian bảo trì định kì của các thiết bị trung bình như sau:
– Cẩu bờ QC : sau khi hoạt động liên tục khoảng 3000 giờ
– Cẩu khung RTG, Xe nâng : sau khi hoạt động liên tục khoảng 1000 giờ
– Xe đầu kéo : từ 3 – 6 tháng
Tuy nhiên trong quá trình làm việc thực tế các thiết bị và phương tiện vẫn chịu tác
động của cơ sở hạ tầng cảng, thời tiết, va chạm với các thiết bị khác dẫn đến các hư hỏng
bất thường. Do đó, các thiết bị và phương tiện vẫn cần bảo trì bảo dưỡng liên tục kể cả
chưa tới thời hạn bảo trì định kỳ.
1.4.
Các khái niệm về container
1.4.1.
Khái niệm Container
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là một
công cụ vận tải có những đặc điểm sau:
– Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại.
– Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận
tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường.
– Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một
phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.
– Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container.
– Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).
Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISO container), đó
là những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả các tiêu chuẩn ISO liên quan
về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản xuất container.
8
1.4.2.
Kích thước Container
Container có nhiều loại, và kích thước cụ thể từng loại có thể khác nhau ít nhiều tùy
theo nhà sản xuất. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng trên phạm vi
toàn cầu, kích thước cũng như ký mã hiệu container thường được áp dụng theo tiêu
chuẩn ISO.
Theo ISO 668:1995(E), các container ISO đều có chiều rộng là 2,438m (8ft).
Về chiều dài, container 40’ được lấy làm chuẩn. Các container ngắn hơn có chiều
dài tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở
3 inch ở giữa. Chẳng hạn 2 container 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ với khe hở
giữa 2 container 20’ này là 3 inch. Vì lý do này, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20
feet (chính xác là còn thiếu 1,5 inch).
Về chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: loại container thường cao 8 feet 6 inch
(8’6”), loại container cao có chiều cao là 9 feet 6 inch (9’6”).
1.4.3.
Phân loại Container
Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như
sau:
• Container bách hóa (General purpose container).

Hình 1. 1. Container bách hóa
Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là
container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).
Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
• Container hàng rời (Bulk container).
9
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách
rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên
cạnh (discharge hatch).
Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container
bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.

Hình 1. 2. Container hàng rời

• Container chuyên dụng (Named cargo containers).
– Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần
vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy
theo chiều cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong container bách hóa khá phổ
biến)

Hình 1. 3. Container chuyên dụng
10
– Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách
mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn
khi dọn vệ sinh.
• Container bảo ôn (Thermal container).
Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong
container ở mức nhất định.
Vách và mái loại này thường bọc phủ
lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu
trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí
lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng
trống không có hàng trên sàn.
Container bảo ôn thường có thể duy trì
nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường
gặp container lạnh

Hình 1. 4. Container bảo ôn

• Container hở mái (Open-top container).
Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra
qua mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container
này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.

Hình 1. 5. Container hở mái
Hình 2. 1.

11
• Container bồn (Tank container).
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa,
dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng
bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác
dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.

Hình 1. 6. Container bồn

• Container mặt bằng (Platform container).
Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên
dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…
Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể
cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.

Hình 1. 7. Container mặt bằng
12
1.5.
Sơ lược về bãi container
1.5.1.
Cách đọc vị trí Container trên bãi:
Đọc theo thứ tự : Block – Bay – Row – Tier. Ví dụ: 1S 32 B 2.

Hình 1. 8. Vị trí container trên bãi
1.5.2.
Định nghĩa Yard Clash (kẹt bãi)
❖ Định nghĩa chung:
Quá nhiều xe truck chờ lấy hoặc hạ cont ở tại một điểm trong bãi mà RTG/TP không
làm kịp dẫn đến kẹt xe ở điểm đó và cẩu QC thiếu xe, gây ảnh hưởng tới hiệu suất khai
thác của Cảng.
❖ Định nghĩa cụ thể trong quá trình làm tàu

Quá trình dỡ hàng

Container 40ft: nhiều hơn 3 lệnh/RTG

Container 20ft:
o
Nhiều hơn 4 lệnh/2 trucks/ RTG
o
Nhiều hơn 3 lệnh/3 trucks/ RTG

Quá trình xếp hàng lên tàu
o
1 RTG phải phục vụ nhiều hơn 2 QC.
o
Số vị trí lấy cont trong cùng một thời điểm của một block nhiều hơn số RTG
hiện có trong block đó.
1.6.
Sơ lược về Bay Tàu:

Hình 1. 9. Mô phỏng Tàu container
13
– Dưới hầm tàu , số tier được đánh từ 02, 04,… đến 14.
– Trên boong tàu, số tier đươc đánh từ 82,84,… đến 94

Hình 1. 10. Mô phỏng Bay tàu container (dưới hầm tàu)

Hình 1. 11. Mô phỏng Bay tàu container (trên boong tàu)

– Vị trí container trên tàu được đọc theo thứ tự : Bay – Row – Tier
Ví dụ: 32 05 10 (B/D) ; 32 01 82 (O/D)

14

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *