9869_Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý kho tại chi nhánh cửa hàng Highlands Coffee

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ – LUẬT – LOGISTICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢP PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHO TẠI
CHI NHÁNH CỦA HÀNG HIGHLANDS COFFEE

Trình độ đào tạo
: Đại Học
Hệ đào tạo
: Chính quy
Ngành
: Quản Trị Kinh Doanh
Chuyên ngành
: Quản trị Logistics và Chuỗi Cung Ứng
Niên khoá
: 2016-2020
GVHD
: Th.s Võ Thị Hồng Minh
SVTH
: Thiềm Thị Ngọc Giàu
Lớp
: DH16LG
MSSV
: 16031919

Bà Rịa-Vũng Tàu, Tháng 01 Năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
2. Kiến thức chuyên môn:
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–

3. Nhận thức thực tế:
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
4. Đánh giá khác:

—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
5. Đánh giá kết quả thực tập:
——————————————————–
——————————–
——————————————————–
——————————–
——————————————————–
——————————–
Bà Rịa –Vũng Tàu, ngày 11 tháng 01 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
1. Về định hướng đề tài
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
2. Về kết cấu
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
3. Về nội dung
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
4. Về hướng giải pháp

—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
5. Đánh giá khác
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
6. Đánh giá kết quả
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
—————————————————————————————–
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 11 tháng 01 năm 2020

Giảng viên phản biện
(Ký ghi rõ họ tên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHO TẠI CHI NHÁNH CỬA HÀNG HIGHLANDS
COFFEE” là công trình nghiên cứu của riêng em, không sao chép bất kì ai, dưới sự
hướng dẫn của Ths. VÕ THỊ HỒNG MINH. Công trình có sự kế thừa một số kết quả
nghiên cứu lien quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong khóa luận là trung
thực, bảo đảm tính khách quan và có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

Em chịu mọi trách nhiệm về sự cam đoan này!

Bà Rịa – Vũng tàu, ngày 11 tháng 02 năm 2020
Người cam đoan

Thiềm Thị Ngọc Giàu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô trong trường
Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu. Nhờ vào sự giúp đỡ tận tình ngày đêm và không quãng
ngại khó khăn đã truyền đạt tâm huyết của mình giúp đỡ chúng em mở mang kiến thức
để hoàn thành khóa học và vượt qua kỳ thực tập tại doanh nghiệp. Để ngày hôm nay
em có thể có được cơ hội thực hiện khóa luận tốt nghiệp lần này. Đặc biệt, em xin
chân thành cảm ơn thầy cô trong Viện Kỹ Thuật – Kinh Tế Biển đã hết lòng dạy dỗ,
giúp đỡ, quan tâm em trong suốt thời gian qua. Em xin cảm ơn cô Võ Thị Hồng Minh
đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện bài luận
này.
Những kiến thức mà thầy cô truyền đạt là hành trang vô cùng quý báu giúp em
khỏi bỡ ngỡ với những va chạm thực tế khi lần đầu tiên bước chân ra môi trường làm
việc chuyên nghiệp. Em xin cảm ơn những cơ hội mà thầy cô đã tạo ra cho chúng em,
giúp chúng em hoàn thành tốt công việc học tập của mình.
Bên cạnh đó, em gửi lòng biết ơn sâu sắc đến các anh chị quản lý tại cửa hàng
Highlands Coffee đã tạo mọi điều kiện cho em được trải nghiệm, được áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tế trong suốt thời gian làm việc, tạo cơ hội cho em được va
chạm và tiếp xúc trực tiếp với những gì mà thầy cô mong muốn chúng em tự tìm hiểu.
Và cuối cùng, em xin kính chúc Quý thầy cô và các anh chị quản lý dồi dào sức
khỏe, thành công trong công việc và tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình.
Trân trọng cảm ơn!

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Hệ thống vận tải hàng hóa
……………………………………………………………………….
3
Hình 2: FIFO hàng hóa
……………………………………………………………………………………..
20
Hình 3: Giao diện Netsuite ………………………………………………………………………………..
27
Hình 4: Giao diện ” See orders” …………………………………………………………………………
28
Hình 5: Quy trình nhập kho
……………………………………………………………………………….
28
Hình 6:Hóa đơn chứng từ ………………………………………………………………………………….
28
Hình 7: Sổ nhập hàng tươi
…………………………………………………………………………………
29
Hình 8: Sổ nhập hàng khô …………………………………………………………………………………
29
Hình 9: Giao diện nhập hàng trên Seito ………………………………………………………………
29
Hình 10: Quy trình xuất kho
………………………………………………………………………………
30
Hình 11: Sơ đồ kho hàng …………………………………………………………………………………..
31
Hình 12: Cách xếp hàng tại Highland Coffees
……………………………………………………..
32
Hình 13:Biểu đồ thể hiện lượng hàng nhập kho năm 2019
…………………………………….
34

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………….
1
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………………………
1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
………………………………………………………………
1
3. Phương pháp nghiên cứu.
…………………………………………………………………………..
2
4. Kết cấu đề tài:
…………………………………………………………………………………………..
2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ……………………………………………………………………..
3
1. Tổng quan về kho ……………………………………………………………………………………..
3
1.1.
Khái niệm ………………………………………………………………………………………….
3
1.2.
Vai trò ……………………………………………………………………………………………….
3
1.3.
Chức năng
………………………………………………………………………………………….
4
1.4.
Nhiệm vụ …………………………………………………………………………………………..
4
2. Quản trị kho hàng ……………………………………………………………………………………..
4
2.1.
Khái niệm ………………………………………………………………………………………….
4
2.2.
Mục đích ……………………………………………………………………………………………
4
2.3.
Chức năng
………………………………………………………………………………………….
5
2.4.
Nguyên tắc quản trị kho……………………………………………………………………….
6
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý kho…………………………………………………..
6
3.1.
Phải có hàng tồn kho …………………………………………………………………………..
6
3.2.
Bố trí mặt bằng sản xuất phù hợp
………………………………………………………….
7
3.3.
Hệ thống giá kệ
…………………………………………………………………………………
14
3.4.
Vòng quay hàng tồn kho
…………………………………………………………………….
14
4. Các biện pháp thường dùng trong quản lý kho ……………………………………………
15
4.1.
Mô hình 5s – giải pháp cho việc sắp xếp và quản lý kho hàng ………………..
15
4.2.
FIFO (First in First out) ……………………………………………………………………..
19
5. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kho ………………………………………………………..
21
6. Một số phần mềm quản lý ………………………………………………………………………..
21
6.1.
Phần mềm Netsuite
……………………………………………………………………………
22
6.2.
Phần mềm Seito ………………………………………………………………………………..
22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ KHO TẠI CHI NHÁNH
CỬA HÀNG HIGHLANDS COFFEE
………………………………………………………………..
24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

1. Giới thiệu về cửa hàng …………………………………………………………………………….
24
1.1.
Lịch sử …………………………………………………………………………………………….
24
1.2.
Ý nghĩa logo 3G của Highlands Coffee ……………………………………………….
25
1.3.
Tầm nhìn Highlands Coffee ……………………………………………………………….
26
1.4.
Sứ mệnh của Highlands Coffee …………………………………………………………..
26
1.5.
Các giá trị cốt lõi của Highlands Coffee ………………………………………………
26
1.6.
Các tiêu chí trong dịch vụ Tận Tâm của Highlands Coffee …………………….
26
2. Quy trình quản lý kho hàng
………………………………………………………………………
27
2.1.
Đặt hàng qua phần mềm Netsuite
………………………………………………………..
28
2.2.
Quy trình nhập kho ……………………………………………………………………………
28
2.3.
Quy trình xuất kho
…………………………………………………………………………….
30
3. Thực trạng kho hàng
………………………………………………………………………………..
31
3.1.
Phương tiện và thiết bị trong kho ………………………………………………………..
31
3.2.
Sức chứa ………………………………………………………………………………………….
32
3.3.
Lượng hàng tồn kho
…………………………………………………………………………..
33
3.4.
Vòng quay hàng tồn kho
…………………………………………………………………….
34
3.5.
An toàn vệ sinh thực phẩm …………………………………………………………………
35
3.6.
Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kho
…………………………………………………..
35
4. Đánh giá chung hoạt động quản lý kho tại Highlands coffee ………………………..
35
4.1.
Ưu điểm …………………………………………………………………………………………..
35
4.2.
Nhược điểm ……………………………………………………………………………………..
36
5. Năng lực nhà quản trị kho ………………………………………………………………………..
36
5.1.
Những công việc cần có trong quản lý kho …………………………………………..
36
5.2.
Những kỹ năng quản lý kho nhất định phải có đối với nhân viên kho
………
37
5.3.
Những kỹ năng quản lý kho nhất định phải có đối với quản lý cửa hàng
….
37
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA
VÀ KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….
39
1. Định hướng phát triển ……………………………………………………………………………..
39
2. Giải pháp ……………………………………………………………………………………………….
39
2.1.
Giải pháp 1: Kho tập kết
…………………………………………………………………….
39
2.2.
Giải pháp 2: Kho dự phòng ………………………………………………………………..
40
2.3.
Kỹ năng quản lý kho hàng – giải pháp quan trọng
…………………………………
42
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

3. Kết luận …………………………………………………………………………………………………
43
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………………………………
44

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ doanh nghiệp, cửa hàng nào, việc quản lý kho hàng đóng vai trò vô
cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như chiến
lược phát triển của công ty:
➢ Làm sao để bám sát được số lượng hàng hóa lưu trữ, cân đối lượng nhập và
xuất kho để có kế hoạch kinh doanh đúng đắn?
➢ Làm sao để đảm bảo hàng luôn được xuất đi kịp thời, không bị hết hạn, lỗi
thời?
➢ Làm sao có thể xác định chính xác vị trí của từng mặt hàng, xuất hàng đi nhanh
chóng nhất khi có yêu cầu?
➢ Và làm sao để loại bỏ nguy cơ thất thoát hàng hóa đối với kho lưu trữ?
Nghe có vẻ khó khăn. nhưng nếu biết được cách quản lý kho hàng hóa hiệu quả,
bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, cũng như giải quyết được các vấn đề nêu trên
một cách dễ dàng, góp phần đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu:
➢ Việc nghiên cứu đề tài: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ KHO TẠI CHI NHÁNH CỬA HÀNG HIGHLANDS COFFEE” nhằm mục đích
có thể xử lý các tình huống nêu trên. Doanh nghiệp hay cửa hàng phải có sự nghiên
cứu, xây dựng các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, tối ưu
chi phí lưu trữ để tổ chức và vận hành một cách hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu
cầu phát triển kinh tế – xã hội.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
➢ Đối tượng nghiên cứu: giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý hàng hóa tại chi
nhánh cửa hàng highlands coffee
➢ Phạm vi nghiên cứu: lên kế hoạch đặt hàng,cách sắp xếp, theo dõi và kiểm tra
hàng lưu trữ trong kho.
➢ Phương pháp nghiên cứu: tiếp xúc hệ thống phần mềm làm việc chính và giấy
tờ trong cửa hàng, phân tích phương pháp quản lý và trực tiếp tham gia công việc.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

2
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để phân tích, nghiên cứu đề tài “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ HÀNG HÓA TẠI CHI NHÁNH CỬA HÀNG HIGHLANDS COFFEE”
em đã sử dụng một số phương pháp như: nghiên cứu tài liệu,quan sát thực tế học hỏi
kinh nghiệm từ các anh chị quản lý.
4. Kết cấu đề tài:
➢ Đề tài gồm 3 chương:
o Chương 1: Tổng quan về cửa hàng Highlands Coffee.
o Chương 2: Cơ sở lý luận.
o Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý hàng hóa tại chi nhánh cửa
hàng highlands coffee.
o Chương 4: Giải pháp và kiến nghị

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan về kho
1.1. Khái niệm
Kho là tổ hợp các tòa nhà SX, công trình kỹ thuật; máy móc nâng hạ, các thiết bị
đặc thù của công nghệ tự động hóa & CNTT điều tiết và kiểm soát công việc, với mục
đích thực hiện việc tiếp nhận, phân bố và lưu trữ hàng hóa, chuẩn bị hàng hóa cho nhu
cầu sản xuất và cung ứng liên tục hàng hóa đến người tiêu thụ.

1.2. Vai trò
Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá: nhu cầu tiêu
dùng có thể biến thiên theo mùa vụ và có những dao động khó lường. Các nguồn cung
cũng luôn có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được duy trì
liên tục để đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lí, do vậy lượng dự trữ nhất
định trong kho giúp doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi bất thường
của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro và điều hoà sản xuất.
Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối: Nhờ có kho nên có thể
chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối
nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên đơn vị. Hơn nữa kho góp phần vào việc tiết
kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hoá, sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho.
Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc
đảm bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp
phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.
Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược” thông qua việc thu gom, xử lý,
tái sử dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa…
Hình 1: Hệ thống vận tải hàng hóa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

4
1.3. Chức năng
Doanh nghiệp cần hoạch định công tác mua hàng với số lượng thích hợp và sử
dụng nhà kho như 1 địa điểm đến dùng để gom, ghép, tách đồng bộ, hoàn thiện hàng
hoá, để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tiết kiệm chi phí vận tải và các
dịch vụ khác. Kho bãi hiện đại thường giữ những chức năng sau:
➢ Gom hàng: Khi hàng hoá/nguyên liệu được nhập từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ khác
nhau thì kho đóng vai trò là điểm tập kết để hợp nhất thành lô hàng lớn, như vậy sẽ có
được lợi thế nhờ qui mô khi tiếp tục vận chuyển tới nhà máy/thị trường bằng các
phương tiện đầy toa/xe/thuyền.
➢ Phối hợp hàng hoá: Để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của
khách hàng, kho bãi có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép nhiều loại hàng
hoá khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hoá sẵn sàng cho quá
trình bán hàng. Sau đó từng đơn hàng sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ
tới khách hàng.
➢ Bảo quản và lưu giữ hàng hoá: đảm bảo hàng hoá nguyên vẹn về số lượng, chất
lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho; chăm
sóc giữ gìn hàng hoá trong kho.
1.4. Nhiệm vụ
➢ Tiếp nhận hàng hóa
➢ Tồn trữ và bảo quản hàng hóa
➢ Chuyển hàng hóa từ khu vực tồn trữ đến nơi có nhu cầu hay đến nơi sử dụng.
2. Quản trị kho hàng
2.1. Khái niệm
Quản lý kho hàng là những hoạt động liên quan trực tiếp đến hàng hóa vật tư, bao
gồm công tác tổ chức, bảo quản và quản lý số lượng hàng hóa. Kho hàng được quản lý
tốt sẽ giữ cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm các loại chi phí liên quan và khiến
cho việc khai thác và sử dụng kho đạt hiệu quả cao hơn.
2.2. Mục đích
➢ Bảo quản hàng hóa tránh hư hao, xuống cấp, mau hỏng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

5
➢ Tồn trữ kịp thời và cung cấp đúng lúc, không bị thiếu hụt các chi tiết hàng hóa
cần thiết cho việc sản xuất liên tục.
➢ Đảm bảo tồn trữ hàng hóa khi có yêu cầu, nhanh chóng xuất kho hàng cho
khách hàng, thỏa mãn tình trạng khả dụng hàng hóa, tránh tình trạng khan hiếm
hàng,tập kết hàng hóa cho đủ để tập trung xuất khẩu.
➢ Luôn luôn có mức dự trữ an toàn.
➢ Ghi sổ sách tình hình các hàng hóa nhập xuất giúp cho việc kiểm soát khi cần
thiết.
➢ Thực hiện nhiệm vụ như một trung tâm tiếp nhận và phân phối.
2.3.
Chức năng
➢ Bảo quản hàng hóa tốt hơn
o Hàng hóa nếu không được bảo quản một cách cẩn thận, đặc biệt là các mặt hàng
dễ vỡ hoặc nông sản dễ hỏng thì có thể sẽ đưa đến tổn thất vô cùng lớn cho cửa hàng.
Quản lý kho với các công việc như phân loại, sắp xếp hay theo dõi thông tin hàng sẽ
giúp chủ cửa hàng có thể bảo quản hàng hóa tốt hơn. Các sản phẩm sẽ không xảy ra
tình trạng rơi vỡ, ẩm mốc hay hết hạn sử dụng, từ đó giảm thiểu tối đa các phát sinh
không đáng có khi kinh doanh.
➢ Quay vòng tồn kho
o Đối với các cửa hàng bán lẻ, hàng hóa chính là cốt lõi trong công việc kinh
doanh của bạn. Nếu các vấn đề như hàng lỗi hay hàng mất tem nhãn xảy ra sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến lợi nhuận của cửa hàng. Do đó, việc quay vòng không để tồn kho
quá lớn sẽ giúp cửa hàng tránh được những trường hợp này. Kiểm soát và quản lý
được lượng hàng tồn kho, chủ của hàng sẽ dễ dàng cân đối, giữ tỉ lệ quay vòng hàng
tồn kho cao, từ đó tránh được tình trạng hàng hóa bị hỏng hoặc quá hạn sử dụng.
➢ Bán hàng hiệu quả
o Quản lý kho đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp công việc
kinh doanh của cửa hàng được diễn ra thuận lợi. Nếu nắm rõ được chính xác lượng
hàng tồn kho, bạn sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa cho khách hàng, tránh
khỏi nguy cơ “cháy hàng” dễ dàng. Bên cạnh đó, chủ cửa hàng cũng có thể đưa ra
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

6
những kế hoạch kinh doanh như giảm giá, khuyến mãi dựa trên thông tin hàng hóa.
Điều này sẽ giúp công việc bán hàng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
➢ Tiết kiệm chi phí
o Một lợi ích rất thiết thực của việc quản lý kho đó là giúp chủ cửa hàng nắm rõ
thông tin của các mặt hàng, biết được sản phẩm nào đang bán chậm cũng như có khả
năng tồn đọng lớn. Từ đó bạn có thể điều chỉnh hợp lý số lượng hàng hóa cần đặt trong
thời gian tiếp theo. Việc này sẽ giúp chủ cửa hàng tiết kiệm được một khoản tiền đáng
kể từ việc mua và bảo quản hàng hóa. Bạn có thể sử dụng số tiền này để đầu tư vào
các mặt hàng đưa đến lợi ích cao hơn cho cửa hàng.
2.4.
Nguyên tắc quản trị kho
➢ Luôn đảm bảo định mức hàng tồn kho.
➢ Sắp xếp kho hàng một cách khoa học.
➢ Đầu tư công nghệ và nâng cao trình độ quản lý.
➢ Nhu cầu vật tư, nguyên vật liệu.
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý kho
3.1.
Phải có hàng tồn kho
➢ Có 5 lý do chính khiến doanh nghiệp có nhu cầu về hàng tồn kho.
o Thời gian: Có độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng (gọi thời gian thực hiện
– tiếng Anh: lead time), từ người cung ứng đến người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi
doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật
liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua.
o Nhu cầu theo mùa: Nhu cầu thay đổi theo chu kỳ, nhưng năng lực sản xuất là cố
định. Điều này có thể dẫn đến tích trữ hàng tồn kho, như ví dụ về hàng hóa tiêu thụ chỉ
trong các ngày lễ có thể dẫn đến sự tích trữ hàng tồn kho lớn với dự đoán tiêu thụ
trong tương lai.
o Tính bất định: Có những bất trắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong
giao nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng.
Trong trường hợp này, hàng tồn kho giống như một cái giảm sốc.
o Tính kinh tế nhờ quy mô: Để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có
hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

7
hàng. Điều này khiến cho chi phí logistics tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn
trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics.
o Tăng giá trị: Trong một số trường hợp, một số hàng tồn kho đạt được giá trị yêu
cầu khi nó được giữ trong một khoảng thời gian để cho phép nó đạt được tiêu chuẩn
mong muốn để tiêu thụ hoặc sản xuất. Ví dụ bia trong ngành công nghiệp sản xuất bia.
➢ Các loại hình
o Hàng tồn kho an toàn/Hàng tồn kho đệm (safety stock/ buffer)
o Ngưỡng tái cấp
o Hàng tồn kho theo chu kỳ (cycle stock): Được sử dụng trong các quy trình sản
xuất theo lô. Nó là hàng tồn kho có sẵn, không bao gồm hàng tồn kho đệm.
o Tách rời (de-coupling): Hàng tồn kho đệm giữa các máy trong một quy trình
duy nhất, đóng vai trò là vật đệm cho máy tiếp theo cho phép luồng công việc trôi
chảy thay vì chờ máy trước hoặc máy tiếp theo trong cùng một quy trình.
o Hàng tồn kho dự báo (anticipation stock): Hàng tồn kho tích lũy cho các giai
đoạn nhu cầu tăng cao. Ví dụ: Kem cho mùa hè.
o Hàng tồn kho trên đường vận chuyển (pipeline stock): Hàng hóa đang trong quá
trình vận chuyển hoặc đang trong quá trình phân phối – đã rời khỏi nhà máy nhưng
chưa đến tay khách hàng.
➢ Có một số chi phí liên quan đến hàng tồn kho:
o Chi phí đặt hàng
o Chi phí thiết lập
o Chi phí dự trữ trong kho
o Chi phí do thiếu hàng dự trữ
3.2.
Bố trí mặt bằng sản xuất phù hợp
3.2.1.
Thực chất của bố trí mặt bằng sản xuất
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không
gian các máy móc thiết bị có liên quan, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ
sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ nói đến trường hợp doanh nghiệp xây
dựng mới mà còn có thể do thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm hay
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

8
quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm mới hoặc thậm chí cách bố trí hiện tại không
hợp lý.
3.2.2.
Vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp.
Bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất, nhịp độ sản xuất nhanh hơn tận dụng tối đa các
nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí, thời gian di chuyển kéo
dài,… làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phải sắp xếp bố trí lại
mặt bằng sẽ dẫn đến hao phí về tiền và thời gian của doanh nghiệp, tạo tâm lý không
tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ càng,
phân tích và lựa chọn phương án bố trí hợp lý ngay từ ban đầu
3.2.3.
Bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu sau đây:
➢ Tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm;
➢ Giảm thiểu sự di chuyển dư thừa giữa các bộ phận, các nhân viên;
➢ Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ
và giao hàng;
➢ Sử dụng không gian có hiệu quả;
➢ Giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cung
ứng dịch vụ;
➢ Tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thông
gió, chống rung, ồn, bụi… đảm bảo an toàn cho nhân viên khi làm việc;
➢ Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động;
➢ Tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch và liên lạc;
➢ Có tính linh hoạt cao để chấp nhận những điều kiện thay đổi.

3.2.4.
Các yếu tố quyết định bố trí mặt bằng sản xuất
➢ Việc lựa chọn địa điểm mặt bằng sản xuất và bố trí mặt bằng do nhiều yếu tố
quyết định như:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

9
o Đặc điểm của sản phẩm;
o Khối lượng và tốc độ sản xuất;
o Đặc điểm về thiết bị;
o Diện tích mặt bằng;
o Đảm bảo an toàn trong sản xuất…
3.2.5. Sắp xếp bố trí mặt bằng sản xuất phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
➢ Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất: Thứ tự các phân xưởng được sắp
xếp theo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; sản phẩm đi qua
phân xưởng nào trước thì phân xưởng đó được bố trí gần kho nguyên liệu; phân xưởng
cuối cùng mà sản phẩm phải đi qua sẽ nằm gần kho thành phẩm; hai phân xưởng có
quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau sẽ được bố trí cạnh nhau. Để thuận lợi
cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu và kho thành phẩm thường được bố trí gần đường
giao thông chính bên ngoài doanh nghiệp.
➢ Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Quy luật phát triển thường dẫn đến
tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm
các loại sản phẩm khác, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động
thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Vì vậy, ngay từ khi chọn địa điểm và bố
trí mặt bằng sản xuất phải dự kiến khả năng mở rộng trong tương lai.
➢ Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động: Khi bố trí mặt bằng đòi hỏi
phải tính đến các yếu tố về an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị, đảm bảo
chất lượng sản phẩm và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho người công
nhân. Mọi quy định về chống ồn, bụi, chống rung, chống nóng, chống cháy nổ… phải
được tuân thủ. Trong thiết kế mặt bằng phải đảm bảo khả năng thông gió và chiếu
sáng tự nhiên. Các phân xưởng sinh ra nhiều bụi, khói, hơi độc, bức xạ có hại… phải
được bố trí thành khu nhà riêng biệt và không được bố trí gần sát khu vực có dân cư.
Các kho chứa vật liệu dễ cháy dễ nổ phải bố trí xa khu vực sản xuất và phải trang bị
các thiết bị an toàn phòng chữa cháy nổ. Những thiết bị gây ra rung động lớn có thể
ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
không nên đặt cạnh các thiết bị có giá trị lớn…
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

10
➢ Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng: Sử dụng tối đa diện tích mặt
bằng hiện có sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí thuê mặt bằng. Điều này
không chỉ áp dụng đối với diện tích sản xuất mà còn áp dụng cả đối với diện tích kho
hàng. Việc tận dụng tối đa diện tích không chỉ đề cập đến diện tích mặt sàn tính theo
m2 mà còn tính cả đến không gian hiện có. Trong nhiều nhà máy, ngày nay đã sử dụng
những băng tải trên cao làm thiết bị của kho tàng.
➢ Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống. Bố trí mặt bằng phải xét đến khả năng
thay đổi và các thiết bị phải được bố trí làm sao để có thể thực hiện được những thay
đổi đó với chi phí thấp nhất hay không làm rối loạn quy trình sản xuất.
➢ Tránh hay giảm tới mức tối thiểu trường hợp nguyên vật liệu đi ngược chiều:
o Vận chuyển ngược chiều không những làm tăng cự ly vận chuyển mà còn gây
ùn tắc các kênh vận chuyển vật tư.
3.2.6.
Các hình thức bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
a. Bố trí theo sản phẩm
➢ Khái niệm
o Bố trí sản xuất theo sản phẩm (dây chuyền hoàn thiện thực chất) là sắp xếp
những
o hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một
công việc cụ thể.
Hình thức bố trí này phù hợp với kiểu sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối
lượng sản xuất lớn hoặc những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định. Nó
đặc biệt thích hợp với trường hợp sản xuất một hay một số ít loại sản phẩm với số
lượng lớn trong một thời gian tương đối ngắn, ví dụ trong dây chuyền lắp ráp ôtô, tủ
lạnh, máy giặt, nước đóng chai…
Dòng di chuyển của sản phẩm có thể là theo một đường thằng, đường gấp khúc
hoặc có dạng chữ U, chữ L, W, M hay xương cá. Chọn bố trí mặt bằng như thế nào
phụ thuộc vào diện tích và không gian của nhà xưởng; tính chất của thiết bị; quy trình
công nghệ; mức độ dễ dàng giám sát hoặc các hoạt động tác nghiệp khác.
➢ Đặc điểm: Cách bố trí theo sản phẩm thường có những đặc điểm sau:
o Vật tư di chuyển theo băng tải;
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

11
o Khối lượng các chi tiết đang gia công tương đối nhỏ, phần lớn chúng được lưu
giữ tạm thời trên hệ thống vận chuyển vật tư;
o Công nhân đứng máy có tay nghề vừa phải, thường phụ trách hai hay nhiều
máy;
o Sử dụng những máy chuyên dùng đặc biệt, các đồ gá, kẹp;
o Ít cần quy định chi tiết trình tự kiểm tra sản xuất;
o Đầu tư lớn vào các máy móc chuyên dùng có tính linh hoạt kém.
➢ Đánh giá
o Ưu điểm của hình thức này là:
▪ Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;
▪ Giảm bớt khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu;
▪ Giảm bớt khối lượng lao động trong quá trình;
▪ Giảm thời gian gia công và tổng thời gian sản xuất;
▪ Đơn giản hóa các bước thực hiện công việc;
▪ Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những trục trặc của máy móc thiết bị và
con người.
o Ngoài những ưu điểm, loại hình bố trí này có một số hạn chế sau:
▪ Độ linh hoạt thấp, mỗi lần thay đổi sản phẩm lại phải sắp xếp lại mặt bằng
▪ Các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự (mỗi một bộ phận trên
đường dây đều phụ thuộc lẫn nhau, một máy hỏng hoặc một công nhân nghỉ việc sẽ
ảnh hưởng đến tính liên tục của dây chuyền);
▪ Công việc đơn điệu sẽ gây sự nhàm chán cho công nhân
▪ Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cao.
b. Bố trí theo quá trình
➢ Khái niệm
o Bố trí theo quá trình, hay còn gọi là bố trí theo chức năng hoặc bố trí theo công
nghệ, thực chất là nhóm những công việc tương tự nhau thành những bộ phận có cùng
quá trình hoặc chức năng thực hiện. Sản phẩm trong quá trình chế tạo di chuyển từ bộ
phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện trên đó. Chẳng
hạn như: các phân xưởng trong nhà máy, siêu thị, văn phòng giao dịch ở ngân hàng,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

12
bệnh viện bố trí theo khoa hoặc phòng chuyên môn; xưởng sửa chữa xe hơi bố trí khu
vực sửa chữa theo chủng loại bộ phận xe.
➢ Đặc điểm
o Bố trí theo quá trình phù hợp với hình thức sản xuất gián đoạn, chủng loại và
mẫu mã đa dạng, thể tích của mỗi sản phẩm tương đối nhỏ, đơn hàng thường xuyên
thay đổi, cần sử dụng một máy cho hai hay nhiều công đoạn. Hình thức bố trí này đòi
hỏi những yêu cầu sau
o Cần có lực lượng lao động lành nghề;
o Luôn cần nhiều lệnh sản xuất trong quy trình;
o Nguyên vật liệu luôn di chuyển giữa các công đoạn và các phân xưởng
o Khối lượng vật tư trong quá trình gia công lớn;
o Trong phân xưởng cần một địa điểm rộng để trữ vật tư chưa gia công;
o Thiết bị vận chuyển vật tư vạn năng.
➢ Đánh giá
o Ưu điểm của hình thức bố trí này là:
▪ Có tính linh hoạt cao về thiết bị và con người.
▪ Đầu tư thiết bị ban đầu nhỏ.
▪ Nâng cao trình độ chuyên môn.
▪ Công việc đa dạng khiến công nhân không bị nhàm chán.
o Hạn chế của hình thức bố trí này là:
▪ Chi phí sản xuất đơn vị cao.
▪ Vận chuyển kém hiệu quả.
▪ Việc lập kế hoạch, lập lịch trình sản xuất không ổn định.
▪ Khó kiểm tra, kiểm soát các công việc.
▪ Năng suất thấp vì các công việc không giống nhau, mỗi lần thay đổi công nhân
lại phải mất công tìm hiểu công việc mới.
▪ Mức độ sử dụng thiết bị không cao.
c. Bố trí theo vị trí cố định
➢ Khái niệm
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

13
o Bố trí cố định vị trí là kiểu bố trí mang tính đặc thù của dự án sản xuất, sản
phẩm được đặt cố định tại một địa điểm và người ta sẽ mang máy móc thiết bị, công
nhân và nguyên vật liệu đến để thực hiện các công việc tại chỗ. Hình thức này phù hợp
với các sản phẩm dễ vỡ, cồng kềnh hoặc rất nặng không thể chuyển được. Ví dụ như
khi sản xuất máy bay, chế tạo tàu thủy, các những công trình xây dựng, xây lắp…
➢ Đánh giá
o Ưu điểm của hình thức bố trí này là:
▪ Giảm sự vận chuyển để hạn chế những hư hỏng đối với sản phẩm và chi phí
dịch chuyển.
▪ Công việc đa dạng.
o Hạn chế của hình thức bố trí này là:
▪ Đòi hỏi phải sử dụng thợ có kỹ năng cao và đa năng để có thể thực hiện các
công việc có trình độ chuyên môn hóa cao
▪ Chí phí vận chuyển thiết bị, con người và nguyên vật liệu cao.
▪ Khó kiểm soát con người.
▪ Hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, vì thiết bị có thể được chuyển đến mà chưa dùng
ngay.
➢ Kết luận: Một cách bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu sau
đây:
o Tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm
o Loại bỏ những lãng phí hay di chuyển dư thừa không cần thiết giữa các bộ
phận, các nhân viên;
o Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và
giao hàng;
o Sử dụng không gian có hiệu quả;
o Giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng, gây ách tắc đến quá trình sản xuất
vàcung ứng dịch vụ;
o Tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thông gió,
chống rung, ồn, bụi… đảm bảo an toàn và an ninh cho nhân viên khi làm việc;
o Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động;
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

14
o Tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch và liên lạc;
o Có tính linh hoạt cao để thích ứng với những thay đổi…
3.3.
Hệ thống giá kệ
➢ Kệ chứa hàng (hay còn gọi là khung để hàng hoặc kệ để hàng) là vật dụng để
nâng, đỡ và chứa hàng hóa. Kệ chứa hàng gồm nhiều loại đa dạng về tải trọng và kiểu
dáng nên được sử dụng phổ biến trong nhà kho tất cả các ngành nghề.
➢ Giá kệ kho hàng là dòng sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều cơ sở
sản xuất và nhiều lĩnh vực khác nhau. Kệ kho hàng có khả năng chịu lực tốt có thể lắp
đặt trên nhiều địa hình khác nhau. Đặc biệt, giá kệ được làm bằng vật liệu chắc chắn
và được phun sơn tĩnh điện giúp sản phẩm có độ bền cao và khả năng chống gỉ tốt.
➢ Giá kệ kho hàng công nghiệp được phân làm 3 loại
o Giá kệ kho hàng tải trọng nặng ( từ 500kg trở lên)
o Giá kệ kho hàng tải trọng trung bình (100 – 500 kg)
o Giá kệ kho hàng tải trọng nhẹ (35-70kg)
➢ Ưu điểm của hệ thống giá kệ kho hàng
o Giá kệ kho được thiết kế nhiều tầng giúp tiết kiệm không gian kho hàng.
o Dễ dàng lữu trữ, sắp xếp và kiểm tra hàng hóa trong kho một cách dễ dàng.
o Xuất hàng, nhập hàng nhanh chóng, thuận tiện.
o Được làm bằng vật liệu chống gỉ, chống ẩm ướt và khả năng chống cháy nổ tốt.
o Giá thành sản phẩm hợp lý.
3.4.
Vòng quay hàng tồn kho
3.4.1.
Ý nghĩa
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng
lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ
quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ
quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề
kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

15
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro
hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng
dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng
doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự
trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây
chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để
đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
3.4.2.
Cách xác định
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Doanh thu / Số dư hàng tồn kho cuối kì
hoặc [=Giá vốn hàng bán/Trung bình hàng tồn kho trong kì] 4. Các biện pháp thường dùng trong quản lý kho
4.1.
Mô hình 5s – giải pháp cho việc sắp xếp và quản lý kho hàng
5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Nó được viết tắt của
5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (整理 Sàng lọc), Seiton (整頓 Sắp xếp), Seiso (清掃
Sạch sẽ), Seiketsu (清潔 Săn sóc), và Shitsuke (躾 Sẵn sàng).
➢ Sàng lọc: Seiri hay Sàng lọc có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo
trật tự. Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội
dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc
tái sử dụng.
➢ Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo
là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy,
dễ trả lại.
➢ Sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh,giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ
chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm
việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời
nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2020

16
➢ Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4, các hoạt
động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S
trong doanh nghiệp.
➢ Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi
người trong thực hiện 5S.
5S được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota và phát triển rất nhanh sau đó ở các công ty
Nhật Bản. Sau đó được phổ biến sang nhiều nước khác. Ở Việt Nam, 5S lần đầu tiên
được áp dụng vào năm 1993, ở 1 công ty Nhật (Vyniko). Hiện nay, rất nhiều công ty
sản xuất ở Việt Nam áp dụng 5S vì có nhiều lợi ích từ 5S như: chỗ làm việc sạch sẽ,
gọn gàng, mọi người đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, năng suất lao động cao, hiệu quả
tức thời, hiện ra ngay trước mắt, tạo hình ảnh tốt cho công ty. Một ví dụ điển hình của
áp dụng hiệu quả 5S ở Việt Nam là công ty CNC VINA. Tại một số cơ quan công sở
của Việt Nam áp dụng 5S vào phong trào cơ quan, ví dụ như Sở Ngoại vụ TP. Đà
Nẵng.
4.1.1.
Ý nghĩa của hoạt động 5S
➢ Đảm bảo sức khoẻ của nhân viên
➢ Dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc
➢ Tạo tinh thần làm việc và bầu không khí cởi mở
➢ Nâng cao chất lượng cuộc sống
➢ Nâng cao năng suất
Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người
Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực
hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn
bó với công việc của mình. Ví dụ, trong phân xường, người quản lý sẽ cố gắng khơi
dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”,
“máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy
của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình”
một cách tốt nhất.
4.1.2.
Lợi ích của 5S
➢ Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *