Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
NGUYỄN THỊ THÁI HÀ
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN BỆNH TAI MŨI HỌNG CỦA HỌC SINH
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2014
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN DUY NINH
THÁI NGUYÊN – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ
số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, chính xác.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Thái Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng chân thành tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn tới Đảng
ủy, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Y Dƣợc – Đại học Thái Nguyên; Phòng Đào
tạo và Hội đồng đánh giá luận văn cấp cơ sở – Trƣờng Đại học Y Dƣợc – Đại
học Thái Nguyên; Thầy cô giáo trong Khoa Y tế Công cộng – Trƣờng Đại học
Y Dƣợc Thái Nguyên đã hƣớng dẫn giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian
tôi học tập tại trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Duy Ninh ngƣời
thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ tôi phƣơng pháp nghiên cứu,
tƣ duy khoa học để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, phụ huynh
và các em học sinh Trƣờng Trung học cơ sở Quang Trung – Thành phố Thái
Nguyên đã hết lòng tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình lấy số liệu
thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Y
tế Thái Nguyên, các phòng ban chức năng và tập thể giảng viên bộ môn Y
học Cộng đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự động viên,
giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, ngƣời thân và bạn bè.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Thái Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CI
: Khoảng tin cậy (Confidence Interval)
CS
: Cộng sự
GDSK
: Giáo dục sức khỏe
OR
: Tỉ suất chênh (Odd – Ratio)
PTTT
: Phƣơng tiện truyền thông
SL
: Số lƣợng
STT
: Số thứ tự
THCS
: Trung học cơ sở
TMH
: Tai mũi họng
V.A
: Végetations adenoides
WHO
: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. i
Lời cảm ơn………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ii
Danh mục chữ viết tắt ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… iii
Mục lục
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. iv
Danh mục bảng ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. vi
Danh mục biểu đồ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………………………………………………………………………………. 3
1.1. Các bệnh lý tai mũi họng thƣờng gặp ở học sinh ……………………………………………………………….. 3
1.1.1. Các bệnh về tai ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Các bệnh về mũi xoang
……………………………………………………………………………………………………………………………….. 4
1.1.3. Các bệnh về họng
………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 7
1.1.4. Một số vấn đề khác
………………………………………………………………………………………………………………………………………… 10
1.2. Thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh ………………………………………………………………………….. 11
1.2.1. Thực trạng bệnh tai mũi họng thế giới
…………………………………………………………………………………… 11
1.2.2. Thực trạng bệnh tai mũi họng tại Việt Nam ……………………………………………………………………. 15
1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng ………………………………………………………………………… 17
1.3.1. Hành vi phòng chống bệnh
…………………………………………………………………………………………………………………. 17
1.3.2. Yếu tố môi trƣờng gia đình – xã hội …………………………………………………………………………………………. 18
1.3.3. Cung ứng dịch vụ của hệ thống y tế (y tế trƣờng học) …………………………………………. 20
1.3.4. Yếu tố sinh học và một số yếu tố khác ………………………………………………………………………………….. 20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
…………………………….. 24
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
………………………………………………………………………. 24
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………………………………….. 24
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
………………………………………………………………………………………………………………………………….. 24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………………………… 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………………………………. 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………………………………………….. 24
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………………………………………………… 24
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………. 25
2.4. Chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 26
2.4.1. Thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh trƣờng trung học cơ sở
Quang Trung thành phố Thái Nguyên năm 2014 ……………………………………………………… 26
2.4.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh
trƣờng trung học cơ sở Quang Trung thành phố Thái Nguyên năm 2014
……. 26
2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin …………………………………………………………………………………………………………. 29
2.6. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu …………………………………………………………………………………….. 30
2.7. Phƣơng pháp khống chế sai số
…………………………………………………………………………………………………………….. 30
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………………… 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
…………………………………………………………………………………………………… 32
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 32
3.2. Thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh trƣờng trung học cơ sở Quang
Trung thành phố Thái Nguyên 2014 ………………………………………………………………………………………………… 33
3.3. Các yếu tố liên quan tới bệnh bệnh tai mũi họng của học sinh Trƣờng
trung học cơ sở Quang Trung thành phố Thái Nguyên năm 2014 ………………….. 38
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 48
4.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 48
4.2. Thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh trƣờng THCS Quang Trung
thành phố Thái Nguyên 2014 …………………………………………………………………………………………………………………… 49
4.3. Các yếu tố liên quan tới bệnh bệnh tai mũi họng của học sinh Trƣờng
trung học cơ sở Quang Trung thành phố Thái Nguyên năm 2014 ………………….. 55
KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 66
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu xếp theo độ tuổi (lớp) …………………………………………………………………………………………………………… 35
Bảng 3.2. Các bệnh đã gặp về tai ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 36
Bảng 3.3. Các bệnh đã gặp về mũi xoang ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 36
Bảng 3.4. Các bệnh đã gặp về họng ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 37
Bảng 3.5. Phân độ V.A
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 37
Bảng 3.6. Phân độ amidan …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 38
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa độ tuổi với bệnh tai mũi họng
………………………………………………………………………………. 38
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa giới tính với bệnh tai mũi họng ………………………………………………………………………. 39
Bảng 3.9. Mối liên quan của làm nghề dịch vụ tại gia đình với bệnh tai mũi
họng
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 39
Bảng 3.10. Mối liên quan của thói quen tập thể dục thể thao với bệnh tai mũi
họng
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 40
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thói quen ăn sáng với bệnh tai mũi họng
…………………. 40
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thói quen ăn đêm với bệnh tai mũi họng …………………… 41
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen thức khuya với bệnh tai mũi họng 41
Bảng 3.14. Mối liên quan của thói quen dậy sớm với bệnh tai mũi họng …………………. 42
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kiến thức phòng chống bệnh tai mũi họng với
bệnh tai mũi họng ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thái độ về dự phòng bệnh tai mũi họng với
mắc bệnh tai mũi họng …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 43
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thực hành về phòng chống bệnh tai mũi họng
với mắc bệnh tai mũi họng ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 43
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa việc giáo dục về phòng chống bệnh tai mũi
họng tại gia đình với bệnh tai mũi họng ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 44
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa việc tự tìm hiểu về phòng chống bệnh tai mũi
họng qua các phƣơng tiện truyền thông với bệnh tai mũi họng …………………………………. 44
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa loại nhà ở với bệnh tai mũi họng ………………………………………………………… 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nơi để bếp đun với bệnh tai mũi họng
……………………………….. 45
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa loại bếp đun với bệnh tai mũi họng ……………………………………………. 46
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nuôi chó/mèo với bệnh tai mũi họng ……………………………………… 46
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nuôi gia cầm với bệnh tai mũi họng
…………………………………………. 47
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa những ngƣời mắc tai mũi họng trong gia đình
với bệnh tai mũi họng ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu xếp theo giới tính
………………………………………………….. 32
Biểu đồ 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu xếp theo dân tộc
…………………………………………………….. 33
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ học sinh mắc bệnh tai mũi họng
…………………………………………………………… 33
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng theo nhóm tuổi ……………………….. 34
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng theo giới
………………………………………. 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tai mũi họng là một nhóm bệnh phổ biến do ảnh hƣởng của khí hậu
và do sự thay đổi của môi trƣờng. Bệnh tai mũi họng ảnh hƣởng không nhỏ
đến chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân và sẽ để lại những hậu quả, di chứng
nặng nề nếu bệnh không đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời [15], [19],
[40]. Các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ bệnh tai mũi họng chiếm tƣơng đối
cao trong cộng đồng. Nghiên cứu tại Ấn Độ (2012) cho tỉ lệ các bệnh về tai
chiếm 46,64%; bệnh về mũi (18,30%) và họng là 12,05% [26]. Nghiên cứu ở
Nigeria (2013) cho kết quả các bệnh về tai chiếm 62,7%; tiếp theo là các bệnh
về mũi (23,0%); các bệnh về họng (9,6%) [31]. Nghiên cứu của Viral Shah và
cộng sự (2014) cho tỉ lệ bệnh tai mũi họng là 46,6% [60].
Việt Nam là một nƣớc đang phát triển và thuộc vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Do đặc thù khí hậu và đặc thù của phát triển kinh tế nên tỉ lệ bệnh tai
mũi họng tƣơng đối cao. Nghiên cứu của Trần Duy Ninh từ năm 1998 đã cho
kết quả bệnh tai mũi họng ở vùng dân tộc 7 tỉnh miền núi phía Bắc chiếm
63,61% [17]. Nghiên cứu năm 2004 của Đặng Hoàng Sơn cho tỉ lệ viêm tai
giữa mạn tính là 6,86% và viêm tai giữa ứ dịch là 7,1% [18]. Nghiên cứu của
Phùng Minh Lƣơng (2010) cho tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng ở cộng đồng
ngƣời dân tộc Ê-đê là 58,9% [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2013)
cho tỉ lệ mắc các bệnh tai mũi họng chiếm 65,0% [5].
Bệnh tai mũi họng là một bệnh thƣờng gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ từ độ
tuổi tiểu học trở xuống [15], [19]. Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh tai mũi
họng ở trẻ nhỏ [3], [5], [16]; nhƣng những nghiên cứu về bệnh tai mũi họng ở
lứa tuổi trẻ lớn – lứa tuổi đang đi học (11-15 tuổi) còn ít đƣợc để ý. Đây là lứa
tuổi chiếm một tỉ lệ khá cao trong cơ cấu dân số, là lứa tuổi đang phát triển cả
về thể chất, tâm sinh lý và cũng là đối tƣợng rất thƣờng mắc các bệnh lý ở tai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
mũi họng [15], [19]. Bên cạnh đó, tai mũi họng là bệnh gây ra bởi các yếu tố
nguy cơ nhƣ tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nhà ở và nơi làm việc có nhiều
bụi… Bệnh có xu hƣớng liên quan đến thói quen sinh hoạt ít vận động [15],
[40], [53], [54]. Thực tế cho thấy: lứa tuổi trẻ lớn là lứa tuổi đang đi học, việc
phải đối mặt với áp lực học tập làm cho trẻ ít có cơ hội vận động hay tham gia
các hoạt động thể dục thể thao.
Thành phố Thái Nguyên là thành phố trung du – miền núi đang trên đà
phát triển. Bên cạnh việc có những biến đổi thời tiết khí hậu gió mùa thƣờng
xuyên, đặc trƣng của nƣớc nhiệt đới thì thành phố còn đang đối mặt với tình
trạng ô nhiễm không khí gia tăng. Ngoài ra, thành phố còn là nơi tập trung
đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc, tỉ lệ học sinh, sinh viên trong thành
phố chiếm cao. Cùng với sự phát triển của xã hội là sự gia tăng áp lực học tập,
đặc biệt đối với học sinh các cấp, trong đó có học sinh trung học cơ sở. Việc
học sinh phải thƣờng xuyên học tập tại lớp, học thêm, tự học… đã tạo ra
những yếu tố ảnh hƣởng đến thói quen sinh hoạt và học tập của học sinh. Câu
hỏi đặt ra là: Thực trạng bệnh tai mũi họng ở học sinh trung học cơ sở hiện
nay ra sao và yếu tố nào ảnh hƣởng đến bệnh tai mũi họng ở học sinh trung
học cơ sở? Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trƣờng
Trung học cơ sở Quang Trung thành phố Thái Nguyên năm 2014” nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh trường trung học
cơ sở Quang Trung thành phố Thái Nguyên năm 2014.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học
sinh trung học cơ sở Quang Trung thành phố Thái Nguyên hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Các bệnh lý tai mũi họng thƣờng gặp ở học sinh
Tai, mũi, họng (TMH) là cơ quan có vị trí đặc biệt, nằm trên ngã tƣ giữa
đƣờng tiêu hóa và đƣờng hô hấp, là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể khi tác nhân
gây bệnh xâm nhập. Cơ quan này đảm bảo những chức năng quan trọng nhƣ:
nghe, thăng bằng, phát âm, và đặc biệt là chức năng thở. Bởi vậy TMH là bệnh
rất thƣờng gặp và gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm một tỉ lệ tƣơng đối cao. Khi các cơ
quan TMH bị bệnh, nó có ảnh hƣởng không nhỏ tới các cơ quan, bộ phận trong
toàn bộ cơ thể [15], [19]. Các bệnh TMH hay gặp bao gồm: Các bệnh về tai; Các
bệnh về mũi xoang; Các bệnh về họng. Cụ thể một số bệnh TMH hay gặp ở trẻ
lớn tuổi nhƣ sau:
1.1.1. Các bệnh về tai
1.1.1.1. Viêm tai giữa
Do vi khuẩn, virus từ các ổ viêm ở mũi họng đi lên tai qua vòi nhĩ
Eustache. Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng các triệu chứng nhƣ đau tai, ù tai,
nghe kém, chảy mủ tai. Nhƣng nhiều khi không có biểu hiện triệu chứng rõ
rệt. Nếu đƣợc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tích cực và đúng phƣơng pháp,
bệnh sẽ khỏi, không để lại di chứng. Ngƣợc lại nếu không đƣợc theo dõi,
không đƣợc điều trị đúng, có thể đƣa đến nhiều biến chứng phức tạp. Cần
quan tâm, điều trị các viêm nhiễm ở mũi họng để đề phòng viêm tai và phòng
tái phát. Ở lứa tuổi trẻ lớn thƣờng gặp viêm tai giữa tiết dịch, viêm tai giữa
xẹp nhĩ, xơ nhĩ…
Trong viêm tai giữa tiết dịch, các triệu chứng thƣờng ít rầm rộ, chủ yếu
phải theo dõi và phát hiện triệu chứng nghe kém ở trẻ em. Phát hiện những
thay đổi bất thƣờng của màng nhĩ. Cũng cần kiểm tra thính lực đồ và nhĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
lƣợng đồ. Nói chung bệnh diễn biến nhẹ, sau vài ngày có thể tự khỏi đƣợc nhƣng
hay bị tái phát theo với đợt viêm mũi họng. Có thể tiến triển thành viêm tai mạn
tính hoặc gây sẹo, xơ dính màng nhĩ. Khi phát hiện thấy những dấu hiệu của
viêm tai giữa tiết dịch , cần phải điều trị tích cực và chuyển bệnh nhân lên tuyến
chuyên khoa kịp thời để đề phòng các biến chứng [12], [15], [19].
Viêm tai giữa xẹp nhĩ, xơ nhĩ là hậu quả của viêm tai giữa tiết dịch tái
diễn nhiều lần mà không đƣợc phát hiện hoặc điều trị đúng cách và triệt để.
Triệu chứng chính là điếc. Trẻ có thể bị điếc một cách từ từ, lúc đầu điếc
không thƣờng xuyên, thỉnh thoảng có lúc nghe rõ trở lại. Nhƣng sau mỗi đợt
xổ mũi tai bị điếc trở lại và điếc nặng hơn trƣớc. Cuối cùng là điếc hoàn toàn.
Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý và khả năng học tập của trẻ. Vì vậy
ngoài việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ cần đƣợc thƣờng xuyên nhắc
nhở vệ sinh TMH đúng cách. Nên kích thích sự tuần hoàn toàn thân bằng
cách vận động thƣờng xuyên hoặc tập thể dục đều đặn [15].
1.1.1.2. Bán tắc, tắc vòi nhĩ
Vòi nhĩ có chức năng sinh lý là đảm bảo sự cân bằng khí áp giữa trong
và ngoài màng nhĩ, dẫn lƣu dịch tiết ở tai giữa ra ngoài, duy trì hoạt động của
hệ thống truyền âm và ngăn chặn nhiễm trùng ngƣợc dòng từ họng mũi lên tai
giữa. Vì thế, duy trì sự thông thoáng của vòi nhĩ là rất quan trọng. Khi bị viêm
mũi họng, nếu thấy có ù tai nghe kém tức là đã có thể bị viêm tắc vòi nhĩ. Vì
vậy khi mắc các bệnh lý tai mũi họng cần đƣợc điều trị dứt điểm để tránh gây
tắc vòi nhĩ. Cần có biện pháp phòng bệnh TMH phù hợp, thƣờng xuyên.
1.1.2. Các bệnh về mũi xoang
1.1.2.1. Viêm mũi xoang cấp tính
Bao gồm viêm mũi cấp tính và viêm mũi mạn tính. Viêm mũi cấp tính
thƣờng do nhiễm trùng thứ phát sau viêm V.A, amidan, sau bệnh nhƣ cúm,
sởi, dị ứng với các yếu tố kích thích; các yếu tố lý hóa học… Bệnh thƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5
biểu hiện các triệu chứng: sốt nhẹ (hoặc không sốt), đau đầu, tắc mũi, chảy
mũi kéo dài, ngửi kém. Chủ yếu phải điều trị tại tuyến chuyên khoa. Tại tuyến
y tế cơ sở: rửa mũi, nhỏ mũi bằng các thuốc thông thở, thuốc sát trùng mũi
họng, khí dung mũi xoang. Cần giáo dục sức khỏe: vệ sinh môi trƣờng, điều
kiện sống, điều kiện học tập… đảm bảo môi trƣờng trong sạch. Tránh tiếp xúc
với không khí nóng lạnh đột ngột. Điều trị tốt với viêm mũi cấp, nâng cao sức
đề kháng cơ thể. Tiêm phòng vaccin với các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em. Khi
tiếp xúc bụi nhiều cần rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý. Không đƣợc dụi mũi,
móc dỉ mũi, ngoáy mũi. Điều trị triệt để đúng phác đồ khi viêm mũi, viêm
xoang cấp tránh gây biến chứng. Khi có chảy mũi kéo dài phải đến cơ sở
chuyên khoa khám, điều trị [15], [40], [54].
1.1.2.2. Viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh phổ biến, ở nƣớc ta tỉ lệ viêm mũi
trong cộng đồng khoảng 10 – 12%, viêm xoang chiếm 2 – 5% dân số, gặp
nhiều nhất ở lứa tuổi lao động. Bệnh hay gặp khi thay đổi thời tiết, thời điểm
giao mùa, sức đề kháng giảm. Bệnh liên quan đến độ ẩm, sự ô nhiễm của môi
trƣờng [15], [19].
Nguyên nhân của bệnh thƣờng do nhiễm trùng: thứ phát sau viêm V.A,
amidan, sau một số bệnh truyền nhiễm nhƣ: cúm, sởi, sốt phát ban. Bệnh lý
răng có thể gây viêm xoang. Bệnh gặp ở ngƣời có cơ địa dị ứng, những ngƣời
thƣờng xuyên tiếp xúc với bụi, hơi hóa chất… Các bệnh mạn tính: lao, đái
tháo đƣờng, thận, khớp, các dị hình mũi xoang (hẹp hốc mũi, vẹo vách ngăn,
dị hình cuốn, xoang quá rộng hoặc quá hẹp…) cũng là nguyên nhân hay gặp
với bệnh lý mũi xoang [15].
Bệnh có thể gây các biến chứng nặng nề nếu không đƣợc điều trị và dự
phòng đúng cách. Viêm xoang hay gây viêm mũi họng, V.A, nhất là viêm tai
giữa. Có thể gây các biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não… Lâu dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
có thể gây viêm thận, viêm khớp. Do đó các em học sinh cần rèn luyện sự
thích nghi với môi trƣờng xung quanh, nâng cao sức đề kháng cơ thể, tránh
tiếp xúc với không khí nóng, lạnh đột ngột. Cải thiện vệ sinh môi trƣờng, điều
kiện sống, điều kiện làm việc. Chăm sóc mũi: rửa mũi thƣờng xuyên bằng
nƣớc muối sinh lý. Điều trị triệt để viêm mũi xoang mạn để đề phòng biến
chứng [15],[19].
1.1.2.3. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng: trẻ em gặp 10%,
ngƣời lớn gặp 10 – 20%. Bệnh thƣờng gặp ở những ngƣời có cơ địa dị ứng.
Một số dị nguyên thƣờng gặp là: phấn hoa, con mạt trong bụi nhà (House dust
mites), một số hóa chất nhƣ sơn, xăng dầu… Bệnh thƣờng xảy ra đột ngột:
bệnh nhân có cảm giác cay mũi, ngứa mũi, hắt hơi từng cơn vài chục cái liền.
Sau cơn hắt hơi là chảy nƣớc mũi trong, loãng nhƣ nƣớc lã. Những cơn nhƣ
trên thƣờng xảy ra vào buổi sáng. Tình trạng này thƣờng kéo dài hàng tuần,
sau đó tự khỏi. Hàng năm vào thời kỳ đó lại tái diễn. Vì vậy vấn đề phòng
bệnh chủ yếu là cách ly với dị nguyên gây dị ứng. Vệ sinh môi trƣờng, cải
thiện điều kiện sống và làm việc. Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nóng
lạnh đột ngột. Khi bị bụi nhiều cần rửa mũi bằng nƣớc muối sinh lý.
1.1.2.4. Chảy máu mũi
Nguyên nhân do chấn thƣơng, do phẫu thuật, do viêm mũi xoang, viêm
V.A, do khối u mũi xoang hoặc do các bệnh lý nội khoa. Biểu hiện bệnh: máu
chảy ra cửa mũi trƣớc hoặc chảy ra cả cửa mũi sau, xuống họng. Trƣờng hợp
chảy máu nặng bệnh nhân có thể nuốt máu, sau đó nôn ra máu đen, có thể có
dấu hiệu choáng do mất máu. Ở trẻ em thƣờng chảy máu mức độ nhẹ (do tổn
thƣơng tại điểm mạch Kisselbach), số lƣợng ít, có xu hƣớng tự cầm, hay tái
phát. Nghiên cứu trên những bệnh nhân nhập viện cấp cứu do nhóm bệnh
TMH cho thấy chảy máu mũi là nguyên nhân gặp hàng đầu trong các trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
7
hợp cấp cứu TMH [41]. Cần cầm máu tại chỗ (tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có
cách xử trí cầm máu khác nhau). Không cho trẻ em nhét dị vật vào mũi hoặc
ngoáy mũi. Nếu đã chảy máu một lần dù nhẹ vẫn phải đến bác sĩ chuyên khoa
TMH để xác định nguyên nhân. Cần quan tâm và theo dõi đối với những
trƣờng hợp chảy máu tái phát ở một cơ sở y tế chuyên khoa. Cần có chế độ
theo dõi chu đáo đối với những ngƣời có bệnh lý mạn tính [15], [19].
1.1.2.5. Dị hình vách ngăn
Dị hình vách ngăn là một dị tật rất hay gặp, tùy từng mức độ mà gây ra
những ảnh hƣởng khác nhau tới hoạt động của cơ thể. Dị hình vách ngăn mũi
là một trong những nguyên nhân của ngạt mũi, chảy máu mũi tái phát, viêm
xoang, có khi đau nửa đầu. Dị hình vách ngăn còn làm chảy dịch nhày xuống
mũi sau về phía miệng, làm cho ngƣời bệnh khó hoặc không xì mũi ra đƣợc,
mà phải hít xuống miệng rồi khạc đi, đây cũng là nguyên nhân dễ làm nhiễm
khuẩn đƣờng hô hấp trên. Ngoài ra, ngƣời bệnh còn có thể ngủ ngáy, kém ngủ
và mất ngủ do ngạt mũi, độ nhạy với mùi kém… Rất nhiều ngƣời phải sống
chung với dị tật này đến suốt đời. Vì vậy cần có một chế độ dự phòng thích hợp khi
có dị hình vách ngăn mũi. Cần hạn chế uống rƣợu bia, hút thuốc lá. Khi đi ra
đƣờng nên đeo khẩu trang. Vệ sinh mũi bằng cách nhỏ nƣớc muối sinh lý
trƣớc khi đi ngủ là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tích cực
[15], [19].
1.1.3. Các bệnh về họng
1.1.3.1. Viêm V.A
Viêm V.A là viêm tổ chức amidan ở vùng họng mũi (V.A vòm và V.A
vòi). Tỉ lệ viêm V.A chiến khoảng 30% ở trẻ em. Bệnh thƣờng gặp ở những
trẻ sống trong môi trƣờng ẩm thấp, không khí ô nhiễm (bụi, khói…), nguồn
nƣớc bị ô nhiễm, vệ sinh kém, trẻ bị suy dinh dƣỡng. Mặt khác, chính viêm
V.A mạn tính lại là nguyên nhân làm cho trẻ bị suy dinh dƣỡng. Những thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
kê gần đây ở nƣớc ta cho thấy bệnh viêm V.A và những biến chứng của nó còn
khá phổ biến, nhất là vùng nông thôn. Viêm V.A có thể gây biến chứng: viêm
thận, viêm khớp. Thậm chí còn gây rối loạn phát triển về thể chất và tinh
thần: trẻ xanh xao, còi cọc, có bộ mặt V.A, trẻ kém thông minh, không tập
trung tƣ tƣởng, học tập kém do trẻ nghe kém, thiếu oxy não mạn tính. Chính
vì vậy, gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng để giúp các em dự
phòng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm V.A. Bên cạnh đó thƣờng
xuyên hƣớng dẫn các em cách xì mũi, hút, rửa mũi, nhỏ thuốc mũi…đặc biệt
quan tâm chăm sóc trẻ khi thời tiết thay đổi. Khi trẻ bị viêm V.A cần đƣợc
điều trị tích cực, đúng phƣơng pháp, nạo V.A khi có chỉ định để đề phòng
biến chứng [15], [19].
1.1.3.2. Viêm amidan
Viêm amidan là bệnh khá phổ biến ở nƣớc ta. Do amidan có nhiều khe,
hốc, nằm ở vị trí ngã tƣ giữa đƣờng ăn và đƣờng thở [11]. Dễ bị viêm nhiễm từ
các bệnh lý ở những cơ quan kế cận: răng, mũi, miệng. Là bệnh đứng hàng đầu
trong các bệnh lý của họng, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi: tỉ lệ mắc ở ngƣời lớn là 8 –
10%, trẻ em 21% và mắc nhiều nhất ở lứa tuổi 4 – 25. Bệnh thƣờng gặp vào mùa
lạnh, thời điểm giao mùa, khi sức khỏe giảm sút. Viêm amidan có thể gây ra các
biến chứng: tại chỗ (viêm tấy hoặc áp xe amidan, viêm tấy hoặc áp xe quanh
amidan; biến chứng gần (viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch…);
biến chứng xa (viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm cầu thận…). Để dự phòng
mắc viêm amidan, các em học sinh cần đƣợc nâng cao thể trạng và tăng cƣờng
sức đề kháng cho cơ thể bằng các loại sinh tố và rèn luyện thân thể thích nghi
với môi trƣờng sống. Tránh nhiễm lạnh bằng cách: không ăn uống đồ lạnh, tránh
bị ngấm nƣớc mƣa, nhất là khi mệt mỏi. Vệ sinh mũi họng, răng, miệng, chú ý
khi có các bệnh dịch: cúm, sởi… Điều trị viêm amidan kịp thời, đúng cách và đặc
biệt cắt amidan đúng chỉ định để tránh các biến chứng [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
9
1.1.3.3. Viêm họng
Là bệnh rất thƣờng gặp trong mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi. Bệnh có
thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm V.A, amidan, viêm mũi
xoang… hoặc trong các bệnh nhiễm trùng của đƣờng hô hấp trên. Nguyên
nhân của bệnh là do virus (chiếm từ 60 – 80%)và vi khuẩn, vì vậy viêm họng
dễ lây truyền qua đƣờng nƣớc bọt, nƣớc mũi. Thông thƣờng bệnh diễn biến
7 – 10 ngày thì khỏi. Nhƣng bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng: biến
chứng gần (viêm tai giữa cấp, viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi, viêm
hạch góc hàm, viêm tấy hoặc áp xe amidan, viêm tấy hoặc áp xe quanh
amidan); biến chứng xa (viêm cầu thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…)
Viêm họng mạn tính cũng thƣờng gặp. Phản ứng của niêm mạc họng đối
với viêm mạn tính thể hiện dƣới ba hình thức chính: xuất tiết, quá phát và xơ
teo. Bệnh thƣờng gặp do ảnh hƣởng của tắc mũi mạn nhƣ: viêm mũi xoang, vẹo
vách ngăn, cuốn mũi quá phát, polyp mũi dẫn đến phải thở bằng miệng kéo dài,
nhất là về mùa lạnh. Còn có thể do viêm amidan mạn tính. Chất kích thích: hơi
hóa chất, bụi, khói, bia, rƣợu… cũng là yếu tố gây viêm họng mạn tính.
Để phòng bệnh viêm họng cho học sinh cần tránh nhiễm lạnh, súc họng
thƣờng xuyên và đúng cách… Không hút thuốc, hạn chế uống bia, rƣợu… Đeo
khẩu trang phòng hộ khi tiếp xúc bụi, khói, hơi hóa chất. Nếu viêm họng hay
tái phát cần giải quyết các ổ viêm mạn tính: nạo V.A, cắt amidan, điều trị mũi
xoang [11], [12], [15].
1.1.3.2. Dị vật thực quản
Nguyên nhân chủ yếu do ăn uống thiếu thận trọng hoặc ăn uống vội
vàng. Trẻ em có thói quen ngậm đồ chơi vào miệng… Khi mắc phải dị vật,
bệnh nhân thấy nuốt vƣớng, sau đó nuốt đau, sốt… Nếu không đƣợc xử lý kịp
thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong. Tại
tuyến cơ sở không nên làm một số động tác để hy vọng nôn ra hoặc để dị vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
trôi xuống dạ dày, nhanh chóng chuyển bênh nhân đến tuyến chuyên khoa để
điều trị. Cần tuyên truyền trong cộng đồng hiểu biết đƣợc những nguy hiểm
của dị vật thực quản, khi bị mắc dị vật cần phải đến viện ngay. Cần thận trọng
và tập trung tƣ tƣởng trong khi ăn uống. Cần cải tiến cách chế biến thức ăn:
Không nên băm thịt lẫn xƣơng, nhất là chặt quá nhỏ. Không cho trẻ em ngậm
đồ chơi, ngƣời lớn bỏ thói quen ngậm dụng cụ trong khi làm việc [15], [19].
1.1.4. Một số vấn đề khác
1.1.4.1. Dị vật đường thở
Là một tai nạn thƣờng gặp trong sinh hoạt, khi bệnh nhân đang ăn hoặc
đang ngậm vật gì đó trong miệng, do tác nhân nào đó làm đột ngột hít mạnh,
dị vật theo luồng không khí rơi vào đƣờng thở. Do tập quán ăn uống của ta
còn vừa ăn vừa nói chuyện, cƣời đùa… Ngoài ra dị vật đƣờng thở ở trẻ em còn
do cho trẻ ăn, uống thuốc… không đúng phƣơng pháp. Khi dị vật rơi vào
đƣờng thở sẽ gây nên một bệnh cảnh điển hình: Bệnh nhân ngạt thở, tím tái,
trợn mắt khoảng gần một phút, sau đó là cơn ho rũ rƣợi và dồn dập làm bệnh
nhân mặt đỏ, tím, cơn ho kéo dài khoảng 15 phút. Bệnh nhân hốt hoảng, có
khi đái ỉa ra quần. Sau đó tùy theo vị trí của dị vật và thời gian mắc dị vật mà
có các biểu hiện sau: khó thở, khàn tiếng, ho, dấu hiệu nhiễm trùng… Cần
đƣợc xử trí ban đầu đúng đắn và chuyển tuyến chuyên khoa kịp thời. Cần
tuyên truyền trong cộng đồng hiểu rõ sự nguy hiểm của dị vật đƣờng thở,
nguyên nhân gây dị vật đƣờng thở, khi có nghi ngờ hoặc có hội chứng xâm
nhập phải đến cơ sở y tế ngay [15], [19].
1.1.4.2. Chấn thương tai mũi họng
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể
thao, đánh nhau… Những chấn thƣơng thuộc TMH thƣờng nặng nề, có thể
dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những di chứng gây ảnh hƣởng
đến chức năng hoặc thẩm mỹ cho ngƣời bệnh. Một nghiên cứu trên những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
bệnh nhân nhập viện cấp cứu do các vấn đề về TMH cho thấy gãy xƣơng mũi
là một trong những nguyên nhân cấp cứu thƣờng gặp ở nhóm bệnh nhân này
[41]. Cần có thái độ và kỹ năng xử trí ban đầu đúng đắn, chuyển bệnh nhân đến
tuyến chuyên khoa kịp thời và tuyên truyền các bệnh pháp phòng tránh [19].
1.2. Thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh
1.2.1. Thực trạng bệnh tai mũi họng thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về các bệnh
lý TMH. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh TMH khác nhau rõ
rệt ở các lứa tuổi và ngành nghề [26], [29], [31], [34], [35], [43].
Năm 2002, nghiên cứu của Bunnag Chaweewan và cộng sự (cs) tại các
phƣờng thuộc khu vực thành phố ở Thái Lan chỉ ra các đối tƣợng mắc viêm
tai chiếm 16,3% trong đó viêm tai ngoài 12,5 % và tỉ lệ viêm tai giữa 2,7 %
[29]. Nghiên cứu của tác giả Sophia A. và cs (2010) về viêm tai giữa ở trẻ em
vùng nông thôn Ấn Độ cho kết quả tỉ lệ viêm tai giữa ở trẻ em là 8,6%; viêm
tai giữa tiết dịch là hình thức hay gặp nhất (6,0%) và có 3,8% trẻ bị viêm cả 2
tai [55]. Nghiên cứu của Humaid Al-Humaid I. và cs (2014) trên trẻ em từ
6 – 12 tuổi ở 25 trƣờng học tại Qassim, Ả rập Xê út cho tỉ lệ viêm tai giữa tiết
dịch là 7,5% [36].
Trong các bệnh lý về tai, viêm tai giữa tiết dịch là một bệnh tƣơng đối
phổ biến. Nghiên cứu về viêm tai giữa tiết dịch ở học sinh vùng miền Đông
Anatolia cho kết quả: tỉ lệ viêm tai giữa tiết dịch là 10,43%; tỉ lệ này ở các
học sinh nữ là 9,92%; thấp hơn so với học sinh nam (10,84%), nhƣng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [39]. Nghiên cứu của Fleming-Dutra
K. E. và cs từ năm 2008 – 2010 ở trẻ em từ 14 tuổi trở xuống cho tỉ lệ viêm tai
giữa tiết dịch ở trẻ em da đen là 7,0%; thấp hơn có ý nghĩa thống kê
(p=0,004) so với nhóm trẻ còn lại (10,0%); tuy nhiên khi tính ở đơn vị dân số
1000 thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [32]. Nghiên cứu về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
viêm tai giữa tiết dịch trên học sinh từ 5 – 14 tuổi của Martines F.và cs (2010)
cho tỉ lệ viêm tai giữa tiết dịch chung là 6,8%; tỉ lệ viêm tai giữa tiết dịch ở
học sinh nam là 4,6% và ở học sinh nữ là 8,6%. Tỉ lệ viêm tai giữa tiết dịch ở
học sinh từ 5 – 8 tuổi là 10,97%; cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với
nhóm học sinh từ 9 - 14 tuổi với 4,86% [45].
Viêm mũi cấp tính, viêm mũi mạn tính và viêm mũi dị ứng là những
bệnh lý về mũi hay gặp; đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Đây là một bệnh có
chiều hƣớng gia tăng do có những sự thay đổi về môi trƣờng sống có liên
quan đến bệnh. Nghiên cứu từ năm 2006 - 2007, Sakashita M. và cs ở Nhật
Bản đã chỉ ra tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở trẻ em là 44,2% và không có sự khác
biệt giữa các nhóm tuổi [50]. Nghiên cứu của Leyla sahebi và Mahnaz
sadeghi shabestary trên 1508 học sinh trung học cơ sở tại Tabriz (Tây Bắc
Iran) cho tỉ lệ viêm mũi dị ứng chiếm tƣơng đối cao với 17,1%; tỉ lệ nam học
sinh bị viêm mũi dị ứng (17,9%) cao hơn nữ (16,2%); tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở
nhóm trẻ/gia đình có nuôi thú vật cảnh chiếm 23,1%, cao hơn so với nhóm
trẻ/gia đình không nuôi (16,4%) và tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở nhóm trẻ có bố hút
thuốc lá là 18,8% so với nhóm trẻ có bố không hút thuốc lá (16,4%) [42].
Nghiên cứu ở Singapore cho kết quả tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đi học từ 6 -
15 tuổi đã từng có biểu hiện viêm mũi dị ứng là 44,5%; tỉ lệ này ở nhóm trẻ từ
6 - 7 tuổi là 30,8%; thấp hơn so với nhóm trẻ từ 12 - 15 tuổi với 50,9%. Tỉ lệ
viêm mũi dị ứng ở nhóm trẻ nam giới (47,3%) cao hơn so với tỉ lệ này ở nữ
giới (41,2%) [33]. Nghiên cứu tƣơng tự ở học sinh khu vực Bangkok,
Thailand cho tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở nhóm trẻ 6 - 7 tuổi là 44,2% và ở nhóm
trẻ 13 - 14 tuổi là 38,7% [59]. Nghiên cứu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho tỉ lệ
viêm mũi dị ứng là 7,9% [57]; nghiên cứu ở Budapest cho tỉ lệ viêm mũi dị
ứng là 11,6% [56] và nghiên cứu ở Bogota, Colombia cho tỉ lệ trẻ có biểu
hiện của viêm mũi dị ứng là 30,8% [49]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13
Nghiên cứu của Zhang Y.M. và cộng sự về tỉ lệ và yếu tố nguy cơ của
viêm mũi dị ứng cho kết quả tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở trẻ em là 14,9%; trong
đó, tỉ lệ này ở trẻ sống vùng thành phố Bắc Kinh (19,5%) cao hơn so với trẻ
sống ở vùng ngoại ô thành phố Bắc Kinh (14,8%) [63]. Một nghiên cứu khác
ở Trung Quốc trên 20.803 học sinh từ lớp 1 - lớp 6 tại 64 trƣờng học cho thấy
tỉ lệ viêm mũi dị ứng chung là 9,8%. Tỉ lệ viêm mũi dị ứng ở học sinh dƣới 7
tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi; 11 tuổi và từ 12 tuổi trở lên là 9,1%; 8,3%;
10,2%; 10,1%; 10,1%; 11,0% và 10,7% (theo thứ tự). Sự khác biệt về tỉ lệ
viêm mũi dị ứng theo tuổi của các học sinh có ý nghĩa thống kê (với tỉ suất
chênh Odd ratio OR=1,05; 95%CI: 1,02 - 1,07; p=0,001) [44]. Khảo sát khác
ở Bắc Kinh, Quảng Đông và Quảng Châu, Trung Quốc trên 24.290 trẻ từ
3 - 14 tuổi cho kết quả tỉ lệ trẻ có biểu hiện của viêm mũi dị ứng ở Bắc Kinh,
Quảng Đông và Quảng Châu lần lƣợt là 14,46%; 20,42% và 7,83% [64].
Các bệnh về họng là những bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ em/học sinh. Hai
trong số những bệnh phổ biến về họng hay gặp ở lứa tuổi này đó chính là
viêm V.A và viêm amidan. Nghiên cứu của Aydin S. và cs (2008) về bệnh
viêm V.A và chứng đái dầm ở học sinh tiểu học (từ 5 - 14 tuổi) ở Istanbul,
Thổ Nhĩ Kỳ cho kết quả: tỉ lệ viêm V.A ở học sinh nhóm tuổi từ 5 - 7 tuổi là
27,0%; tỉ lệ này ở nhóm tuổi 8 - 10 tuổi là 19,5% và ở nhóm tuổi từ 11 - 14
tuổi là 19,9%; sự khác biệt về tỉ lệ viêm V.A giữa học sinh các nhóm tuổi
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong số học sinh bị bệnh, tỉ
lệ viêm V.A ở nam và nữ học sinh thuộc nhóm tuổi từ 5 – 7 là bằng nhau (đều
chiếm 13,5%); tỉ lệ viêm V.A ở nam và nữ thuộc nhóm tuổi 8 – 10 lần lƣợt là
9,9% và 9,5%; tỉ lệ này ở nam và nữ thuộc nhóm tuổi 11 – 14 là 10,7% và
9,2% (theo thứ tự) [27]. Một nghiên cứu khác ở Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ cho tỉ lệ
viêm amidan ở học sinh chiếm 11,0% [38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14
Nghiên cứu về amidan ở học sinh từ 4 – 17 tuổi của Akcay A. và cs
(2006) cho kết quả: tỉ lệ trẻ ngủ ngáy là 24,6%; ngáy nặng là 4,1%; có những
cơn ngạt thở do amidan chèn ép là 3,8% và cơn ngạt thở nặng do amidan chèn
ép là 0,9%. Tỉ lệ amidan độ 1 là 62,7%: amidan độ 2 là 28,4%; amidan độ 3 là
3,3% và amidan độ 4 là 0,1%. Tỉ lệ amidan độ 1 tăng dần theo tuổi trong khi
tỉ lệ amidan độ 3 và độ 4 giảm dần theo tuổi. Kích thƣớc amidan lớn nhất ở
trẻ nhóm tuổi từ 4 – 8 tuổi [23].
Nghiên cứu của Tarasov D.I và Morozov A.B cho thấy tỉ lệ mắc bệnh
TMH ở trẻ em và ngƣời lớn lần lƣợt là 230/1000 và 190/1000 ngƣời. Trong số
các bệnh về TMH ở trẻ em thì viêm amidan mạn tính và viêm V.A chiếm tỉ lệ
cao nhất (38,4% và 23,3%; theo thứ tự) [58]. Năm 2005, Hannaford P.C và cs
có nghiên cứu bệnh tai mũi họng (TMH) trong cộng đồng ở Scotland. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 20% đối tƣợng giảm nghe, 20% đối tƣợng bị ù
tai trong thời gian nghiên cứu, 13 – 18% đối tƣợng mắc viêm mũi dị ứng, và
có đến 31% đối tƣợng viêm họng cấp tính [34].
Nghiên cứu đánh giá tỉ lệ bệnh TMH ở các trẻ em đến khám tại các bệnh
viện tuyến huyện ở Ấn Độ (2010) cho thấy tỉ lệ trẻ nam bị bệnh TMH
(53,2%) cao hơn nữ. Các bệnh về hệ thống thính giác hay gặp nhất ở trẻ em
với tỉ lệ 57,3%; tiếp theo là nhóm bệnh về họng, thực quản 27,4% và các bệnh
về mũi chiếm 15,3%. Bệnh TMH phổ biến nhất là viêm tai giữa (18,25%);
viêm mũi (5,8%) và viêm amidan (11,7%) [51]. Một nghiên cứu khác tại Ấn
Độ (2012) trên trẻ em từ 6 – 14 tuổi nhập viện do bệnh TMH cho thấy: tỉ lệ
bệnh chiếm ƣu thế là các bệnh về tai (46,64%); tiếp theo là bệnh về mũi
(18,30%) và họng là 12,05%. Tỉ lệ trẻ bị bệnh phối hợp tai – mũi là 14,87%;
họng – mũi là 5,01% và tai – họng là 1,72% [26]. Nghiên cứu khác ở Nigeria
năm 2013 cũng cho thấy trong các bệnh nhân bị bệnh TMH thì các bệnh về tai
chiếm cao nhất (62,7%); tiếp theo là các bệnh về mũi (23,0%); các bệnh về
họng (9,6%) và các bệnh phần đầu mặt cổ chiếm 4,7% [31]. Nghiên cứu của
Viral Shah và cs (2014) về bệnh TMH ở học sinh từ 5 – 14 tuổi thuộc 6 trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
công lập huyện Jamnagar, Ấn Độ cho thấy: tỉ lệ bệnh TMH chung là 46,6%.
Tỉ lệ học sinh bị bệnh tai là 14,33%; Mũi là 28,66% và Họng là 10,0%. Các
vấn đề TMH phổ biến bao gồm: cảm lạnh chung (23,0%); ho (9,67%); đau
họng (8,34%) và đau tai (8,67%) [60].
1.2.2. Thực trạng bệnh tai mũi họng tại Việt Nam
Việt Nam là một đất nƣớc khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền kinh tế đang
phát triển, tỉ lệ mắc bệnh tai mũi họng trong cộng đồng khá cao do đặc thù khí
hậu và tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí ngày càng gia
tăng. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về bệnh TMH, tuy nhiên
hiện nay vẫn chƣa có số liệu thống kê quốc gia về vấn đề này. Đây là một đòi
hỏi cấp thiết đặt ra bởi sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh TMH ở mọi lứa
tuổi, đặc biệt là ở trẻ em.
Năm 2001, tác giả Nguyễn Thanh Trúc nghiên cứu bệnh TMH trẻ em ở
vùng bãi rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn), Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
tỉ lệ bệnh TMH chiếm 61,99%, trong đó tỉ lệ bệnh TMH ở trẻ nam là 50,36%
và ở trẻ nữ là 49,64% [22].
Năm 2003, Nguyễn Thị Hoài An nghiên cứu trên đối tƣợng trẻ em từ 1 đến
14 tuổi tại một số nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo, trƣờng tiểu học và một số trƣờng khác
trên địa bàn Hà Nội cho thấy tỉ lệ viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em là 8,9% [1], [3].
Nghiên cứu của Phạm Thế Hiển (2004) về bệnh TMH Cà Mau, bệnh tai
mũi họng 34,4%, viêm mũi xoang mạn tính 11,8%, viêm amidan mạn tính
8,4%, viêm tai giữa mạn tính 1,6% [8].
Năm 2005, Đặng Hoàng Sơn nghiên cứu tại Cần Giuộc, thành phố Hồ
Chí Minh trên 1629 trẻ từ 0-16 tuổi thấy tỉ lệ mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính
là 1,3 – 1,4% và viêm tai giữa mạn tính là 0,8 – 1,4% [18].
Năm 2006, Nguyễn Hữu Khôi nghiên cứu ở trẻ em quận 8 thành phố Hồ
Chí Minh với 2072 trẻ 4 – 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16
64,77% đối tƣợng mắc bệnh TMH, trong đó viêm amidan quá phát 46,04%,
viêm amidan quá phát có ngủ ngáy 7,77%, viêm tai giữa ứ dịch 5,79%, viêm
tai giữa cấp 0,1% [10].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải và Phạm Thị Minh Hồng tại
thành phố Cần Thơ năm 2007, tỉ lệ trẻ em 13 – 14 tuổi đƣợc chẩn đoán viêm
mũi dị ứng là 5,7%. Cũng theo tác giả nghiên cứu, tỉ lệ này thấp hơn so với
các thành phố khác trong cả nƣớc [6].
Nghiên cứu của Nguyễn Lệ Thủy và Trần Duy Ninh (2013) qua nghiên
cứu bệnh viêm V.A bằng phƣơng pháp nội soi ở 324 học sinh trƣờng trung
học cơ sở (THCS) Nha trang thành phố Thái nguyên cho thấy: Viêm V.A còn
gặp nhiều ở lứa tuổi học sinh THCS (32,5%) trong tổng số các bệnh TMH, tỉ
lệ viêm V.A giảm dần theo lứa tuổi: khối 6: 23,2%; khối 7: 19,4%; khối 8:
17,9%; khối 9:15,4%. Độ quá phát của viêm V.A: độ II chiếm tỉ lệ cao nhất
(34,0%), độ III (23,8%), Độ I (17,8%), độ IV chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,3%).
Viêm V.A độ II và độ III có mối liên quan mật thiết với các bệnh lý tai giữa,
mũi – xoang, họng và nó gây ra các biến chứng: Bán tắc vòi nhĩ (14,8%), tắc
vòi nhĩ (9,5%), viêm tai giữa ứ dịch (9,9%), viêm mũi mạn tính (14,5%),
viêm xoang mạn tính (9,3%) và viêm họng mạn tính (22,5%) [20].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà và Trần Duy Ninh (2013) trên 794
học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên cho kết quả: tỉ lệ mắc các bệnh lý về
TMH của học sinh tiểu học khá cao 65,0%, trong đó có từ 24,0% đến 38,2%
các em học sinh đang theo học trên lớp có các triệu chứng toàn thân và cơ
năng về TMH. Có nhiều bệnh lý ở tai gặp ở học sinh tiểu học, trong đó đáng
chú ý nhất là viêm tắc vòi nhĩ (5,9%); Viêm tai giữa tiết dịch 0,9%; Viêm tai
giữa xẹp nhĩ xơ nhĩ 0,5%. Trong các bệnh lý về mũi xoang, bệnh gặp nhiều
nhất là viêm mũi mạn tính và mạn tính đang trong đợt viêm cấp (21,2%). Đối
với các bệnh lý ở họng, bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất là viêm V.A mạn tính