LVTN-8681_Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-

ISO 9001:2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH

Sinh viên: Hoàng Thu Hiền
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

HẢI PHÒNG – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH MẠO HIỂM TẠI ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH

Sinh viên :Hoàng Thu Hiền
Giảng viên hướng dẫn:ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

HẢI PHÒNG – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Hoàng Thu Hiền Mã SV: 1412601041
Lớp: VH1802 Ngành: Văn hóa du lịch
Tên đề tài: Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại
Đà Lạt, Lâm Đồng

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
(về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp.
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn thứ nhất:
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Học hàm, học vị: Thạc sỹ
Cơ quan công tác:Khoa Du lịch – Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn: Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo
hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

Người hướng dẫn thứ hai:
Họ và tên:…………………………………………………………………………………
Học hàm, học vị:………………………………………………………………………..
Cơ quan công tác:………………………………………………………………………
Nội dung hướng dẫn:………………………………………………………………….

Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm

Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên

Người hướng dẫn

Hải Phòng, ngày …… tháng……..năm 2018
Hiệu trưởng

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị

PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..

2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra
trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số
liệu…):
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..

Hải Phòng, ngày … tháng … năm
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

CỦA NGƯỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt,
Lâm Đồng

Sinh viên: Hoàng Thu Hiền
Lớp:VH1802

1. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích tài
liệu, số liệu ban đầu; cơ sở lí luận chọn phương án tối ưu, cách tính toán chất
lượng thuyết minh bản vẽ, giá trị lí luận và thực tiễn của đề tài.

2. Cho điểm của người chấm phản
biện: (Điểm ghi bằng số và
chữ)

Ngày tháng năm 2018

Người chấm phản biện

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………… 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM …… 4
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm………………………………………………………. 4
1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………….. 4
1.1.2. Đặc điểm của du lịch mạo hiểm ………………………………………………………. 6
1.1.3. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm………………………………………………. 7
1.1.3.1. Điều kiện về điểm đến………………………………………………………………….. 7
1.1.3.2. Điều kiện về chủ thể tham gia …………………………………………………….. 14
1.1.4. Phân loại du lịch mạo hiểm
…………………………………………………………… 15
1.1.4.1. Theo mức độ nguy hiểm của các hoạt động
…………………………………… 15
1.1.4.2. Theo không gian tổ chức ……………………………………………………………. 15
1.1.5. Ý nghĩa của du lịch mạo hiểm đối với ngành du lịch
…………………………. 15
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch mạo hiểm tại một số Quốc gia và Việt Nam
…………………………………………………………………………………………………………… 17
1.2.1. Du lịch mạo hiểm trên Thế giới
……………………………………………………… 17
1.2.2. Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam ……………………………………………………… 19
Tiểu kết chương 1 …………………………………………………………………………………. 19
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI
ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG …………………………………………………………………………… 20
2.1. Giới thiệu khái quát về Đà Lạt …………………………………………………………. 20
2.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………………………………………. 20
2.1.2. Lịch sử hình thành
……………………………………………………………………….. 20
2.2. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt ……………………………….. 22
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch ……………………………………………………… 22
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ………………………………………………………… 22
2.2.1.2. Tài nguyên nhân văn …………………………………………………………………. 28
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch …………………………………. 31
2.2.3. Cơ sở hạ tầng ……………………………………………………………………………… 36
2.2.4. Cơ chế chính sách và các dự án đầu tư du lịch tại Đà Lạt …………………. 39
2.2.5. Điều kiện về chủ thể tham gia ……………………………………………………….. 41
2.2.5.1. Thị trường khách ………………………………………………………………………. 41
2.2.5.2. Phương thức tổ chức …………………………………………………………………. 42
2.2.6. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng
.. 44

2.3. Thực trạng khai thác du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt
………………………………. 45
2.3.1. Số lượng khách du lịch …………………………………………………………………. 45
2.3.2. Các hoạt động du lịch mạo hiểm và dịch vụ liên quan ………………………. 47
2.3.3. Phương thức tổ chức ……………………………………………………………………. 48
2.3.4. Hiện trạng sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
…………………. 49
2.3.5. Hiện trạng sử dụng nhân lực du lịch ………………………………………………. 51
Tiểu kết chương 2 …………………………………………………………………………………. 53
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ
CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI ĐÀ
LẠT, LÂM ĐỒNG
…………………………………………………………………………………. 53
3.1. Định hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng
……………. 53
3.1.1. Phát triển du lịch mạo hiểm gắn kết với cộng đồng địa phương …………. 54
3.1.2. Định hướng và chính sách phát triển ……………………………………………… 55
3.2. Giải pháp khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại
Đà Lạt, Lâm Đồng
………………………………………………………………………………… 56
3.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mạo hiểm 56
3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cư dân địa phương ….. 57
3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mạo hiểm ………………………………….. 58
3.2.4. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch mạo hiểm ……………………………… 59
3.2.5. Hoàn thiện các cơ chế chính sách ………………………………………………….. 61
3.2.6. Đảm bảo vệ sinh môi trường …………………………………………………………. 62
3.2.7. Đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch mạo
hiểm
……………………………………………………………………………………………………. 62
3.2.8. Tố chức khóa học dạy các kỹ năng để xử lý tình huống có thể xảy ra cho
khách du lịch ……………………………………………………………………………………….. 63
Tiểu kết chương 3 …………………………………………………………………………………. 64

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sĩ Nguyễn Thị
Phương Thảo. Cô đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ em từ khi chọn đề tài cho đến khi
hoàn chỉnh luận văn này. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô, em mới có thể
thuận lợi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Dân lập Hải
Phòng, quý thầy cô trong Khoa Du lịch đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành
bài khóa luận.
Được sự giúp đỡ của trường Đại học Dân lập Hải Phòng, thầy cô, gia đình
và bạn bè cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề tài
khóa luận: “Nghiên cứu điều kiện phát triển loại hình du lịch hiểm tại Đà Lạt,
Lâm Đồng”.
Trong quá trình làm đề tài khóa luận do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 13 tháng 08 năm 2018
Sinh viên
Hoàng Thu Hiền

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, du lịch đã và đang là một ngành công nghiệp quan trọng và
chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP của mỗi quốc gia. Du lịch được xem
như là ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn ngân sách rất lớn cho
Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và
phát triển nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Theo thống kê
mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO),Việt Nam đứng thứ 6
trong 10 nước tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới đầu năm 2017 và đứng đầu
châu Á về tốc độ phát triển du lịch. Đây là kết quả từ sự vào cuộc quyết liệt của
tất cả các cấp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển trên lộ trình trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của đất nước. Có thể thấy du lịch Việt Nam đã có những thành tựu
đáng kể. Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2018 ước
đạt 1.188.817 lượt, tăng 0,5% so với tháng 06/2018 và tăng 14,7% so với cùng
kỳ năm 2017. Tính chung 7 tháng năm 2018 ước đạt 9.080.347 lượt khách, tăng
25,4% so với cùng kỳ năm 2017 ( Báo cáo của Tổng cục Du lịch, 7/2018). Điều
đó chứng tỏ hình ảnh du lịch Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đón nhận rộng
rãi hơn.
Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đã được biết đến từ những năm đầu của
thế kỷ 20 và có sự tăng trưởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản
phẩm cũng như những điểm đến mới trong những năm gần đây, đặc biệt là khu
vực Đông và Nam Á. Hiện nay Việt Nam đã và đang phát triển nhiều loại hình
du lịch đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng rất cần có những
loại hình du lịch mới mẻ. Một trong số những loại hình du lịch mới hiện đang có
xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đó là du lịch mạo hiểm. Mặc dù điều
kiện để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm này tại Việt Nam là rất lớn nhưng
do các yếu tố chủ quan và khách quan mà sự phát triển của loại hình du lịch này
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn đó.
Đà Lạt là thành phố có nhiều điều kiện để phục vụ cho phát triển loại hình
du lịch mạo hiểm. Du lịch mạo hiểm mới thực sự du nhập vào Đà Lạt khoảng 5
năm trở lại đây. Với lợi thế về địa hình và khí hậu, ngành Du lịch của địa
phương xác định đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du
lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, những điều kiện trên lại chưa được địa phương khai
thác hiệu quả cho phát triển hoạt động du lịch này. Chính vì vậy, việc khai thác

các thế mạnh tại Đà Lạt hiện nay là cơ sở để giúp địa phương tạo ra những sản
phẩm du lịch mới độc đáo, tăng sức hấp dẫn đối với du khách, góp phần đẩy
mạnh sự phát triển của ngành Du lịch.
Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hơn về điều kiện và thực trạng phát triển du
lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng là việc làm cần thiết. Từ những yêu cầu và
thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu điều kiện phát triển loại
hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng” cho bài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giới thiệu về loại
hình du lịch còn khá là mới mẻ ở nước ta đó là du lịch mạo hiểm, đồng thời
nghiên cứu các điều kiện phát triển loại hình du lịch này tại Đà Lạt, Lâm Đồng
để khẳng định đây là một điểm đến đầy tiềm năng rất thích hợp để phát triển loại
hình du lịch này. Cuối cùng trên cơ sở phân tích thực trạng, tiến tới đề xuất một
số ý kiến, giải pháp nhằm phát triển hơn nữa đối với loại hình du lịch mới mẻ
này tại Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu vấn đề
3.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở
thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan
tới đề tài nghiên cứu. Tác giả sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết.
3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn
tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du
lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và
số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các
chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển
du lịch trong phạm vị nghiên cứu của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài tập chung vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá điều kiện phát triển du
lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà
Lạt, Lâm Đồng.
Về mặt thời gian:Sử dụng các thông tin số liệu từ năm 2013 – 2018.
Về mặt nội dung: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về
loại hình du lịch mạo hiểm và phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển loại
hình du lịch này tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt,
Lâm Đồng.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho loại hình du lịch mạo hiểm.
Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ góp phần giúp các sinh viên trong Khoa
Du lịch có thêm tài liệu tham khảo về loại du lịch này. Việc đánh giá các điều
kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm sẽ giúp thành phố Đà Lạt nhận thức rõ
được các thuận lợi sẵn có và khó khăn còn tồn tại. Từ đó tác giả sẽ đề xuất các
giải pháp tích cực để thành phố Đà Lạt có định hướng cụ thể trong việc phát
triển loại hình du lịch này như là một sản phẩm du lịch đặc trưng của Thành
phố.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch mạo hiểm.
Chương 2: Điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt,
Lâm Đồng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều
kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch mạo hiểm
1.1.1. Khái niệm
Du lịch mạo hiểm (Adventure Travel/ Adventure Tourism) không còn là
thuật ngữ mới lạ ở Việt Nam, nhưng trong Luật Du lịch Việt Nam chưa có một
định nghĩa và những quy định, điều kiện cụ thể để khai thác du lịch mạo hiểm,
nếu có chỉ là những quy định nội bộ.
Hiệp hội Thương mại Du lịch mạo hiểm (Adventure Travel Trade
Association – ATTA) đưa ra định nghĩa: “Du lịch mạo hiểm là chuyến đi có ít
nhất hai trong ba yếu tố sau đây: hoạt động thể lực, môi trường tự nhiên và trải
nghiệm văn hóa. Cũng giống như những loại hình du lịch khác, du lịch mạo
hiểm có thể được trải nghiệm ở trong nước hoặc ra nước ngoài, có chuyến nghỉ
qua đêm và không dài quá một năm”.
Trường đại học Thompson Rivers (Canada) đưa ra cách hiểu như sau:
“Du lịch mạo hiểm có thể được định nghĩa như là một hoạt động giải trí diễn ra
ở những điểm đến kỳ lạ, hoang dã hay khác thường. Hầu hết các hoạt động diễn
ra ở ngoài trời. Đó thường là các hoạt động thám hiểm và khám phá thế giới
bên ngoài. Đặc biệt là các bộ phận kỳ lạ hoang sơ của hành tinh chúng ta và
một thế giới nội tâm của thách thức cá nhân, tự nhận thức và tự chủ”.
Có rất nhiều loại hoạt động được coi là các hình thức khác nhau của du
lịch mạo hiểm, có thể phân được vào hai nhóm là nhóm dễ (Soft Adventure) và
nhóm khó (Hard Adventure). Các hoạt động trong nhóm dễ và khó đều có khả
năng sinh lời cao.
Bảng 1.1. Các loại hình du lịch mạo hiểm, xếp loại theo ATTA
Hoạt động
Loại
hình
Thám hiểm khảo cổ
Dễ
Tham gia vào lễ hội/hội chợ địa
phương
Khác
Backpacking
Dễ
Quan sát chim muông
Dễ
Cắm trại
Dễ
Chèo thuyền ca nô
Dễ

Thám hiểm hang động
Khó
Leo núi (đá/băng)
Khó
Đi thuyền (cruise)
Khác
Các hoạt động văn hóa
Khác
Du lịch sinh thái
Dễ
Chương trình giáo dục
Dễ
Các hoạt động bền vững với môi
trường
Dễ
Câu cá
Dễ
Làm quen với người dân địa phương
Khác
Đi bộ leo núi
Dễ
Cưỡi ngựa
Dễ
Săn bắn
Dễ
Chèo thuyền kayak
Dễ
Học ngôn ngữ mới
Khác
Lặn biển
Dễ
Trekking
Khó
Tour đi bộ
Khác
Thăm bạn bè/gia đình
Khác
Thăm các di tích lịch sử
Khác
Du lịch hoạt động tình nguyện
Dễ
Nguồn: UNWTO, 2014
Tập đoàn Alliance VN JSC đưa ra cách hiểu như sau: “Du lịch mạo hiểm
là một hình thức du lịch mang nhiều yếu tố khám phá và trải nghiệm những cảm
xúc khác lạ từ những chuyến du lịch đến những địa hình hiểm trở, độ nguy hiểm
vì vậy cũng tăng cao. Và kèm theo du lịch mạo hiểm, là những môn thể thao
mạo hiểm thích ứng và phù hợp với từng loại hình du lịch riêng biệt”.
GS.TS. Trương Quang Hải, PGS.TS. Đặng Văn Bào, TS. Nguyễn Hiệu
(thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội): “Du lịch
mạo hiểm là một hoạt động ngoài trời diễn ra ở nơi chúng ta không thường
xuyên tới hay ở một nơi đặc biệt nào đó. Hoạt động này có thể dẫn đến một số

rủi ro, song qua đấy chúng ta có thể học được những kinh nghiệm mới để chế
ngự chúng và vượt qua những thử thách đối với bản thân”.
Với những ý kiến trên có lẽ đã phần nào giúp chúng ta hiểu được bản chất
của từ “mạo hiểm”. Khái niệm về du lịch mạo hiểm là một khái niệm rất rộng
lớn. Chính vì vậy, mỗi người khi đã được đi và trải nghiệm loại hình du lịch này
họ sẽ có một định nghĩa cho riêng mình. Có thể một số người cho rằng đi bộ dài
ngày trong một khu rừng âm u, hoang dã là mạo hiểm, một số khác có thể cảm
thấy lướt sóng hoặc lặn cùng cá mập mới chính là mạo hiểm…Tất nhiên tất cả
những cách hiểu của họ đều là đúng, vì du lịch mạo hiểm là một phạm trù rất
rộng lớn, không có giới hạn cho riêng ai và để hiểu biết hoàn toàn về nó thì thực
sự là quá khó.
Có thể nói, du lịch mạo hiểm được định nghĩa bởi các cá nhân hay tổ chức
tham gia vào hoạt động mạo hiểm. Giới hạn cho sự mạo hiểm lại phải phụ thuộc
vào sự liều lĩnh của mỗi người cho mỗi chuyến du lịch của họ. Không có gì có
thể bắt buộc chúng ta phải tham gia vào những gì mà mình cảm thấy là nguy
hiểm hoặc không an toàn.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch mạo hiểm
Loại hình du lịch mạo hiểm là một trò chơi cảm giác mạnh có thể hoặc
không kết hợp di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Nó đòi hỏi phải có sự
khảo sát kỹ lưỡng lịch trình các chuyến đi và khu chọn làm địa điểm dễ thực
hiện chuyến đi cho tour. Bởi trên nguyên tắc, địa điểm được chọn phải mang
đầy đủ tính chất của một địa điểm phục vụ cho du lịch mạo hiểm cũng như tạo
được sự thử thách cho du khách, phải gần gũi với thiên nhiên, gắn liền với văn
hóa và phong tục của địa phương.
Loại hình này muốn an toàn thì cần phải có sự hỗ trợ của các trang thiết bị
hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn tính mạng cho
du khách. Vì vậy, loại hình này cần được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất cũng
như đào tạo nguồn nhân lực trong công tác hướng dẫn. Đội ngũ nhân viên phải
là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, không những giỏi về nghiệp vụ
mà còn phải có kiến thức thực tế về những vùng đoàn sẽ đi qua. Thông thường
các hướng dẫn viên trong tour mạo hiểm là các huấn luyện viên.
Báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (Affliate Members Programme –
UNWTO) về du lịch mạo hiểm năm 2014 có đưa ra một vài đặc điểm về loại
hình du lịch này như sau:

Du lịch mạo hiểm giúp phục hồi những điểm đến chịu thiên tai và xung
đột chính trị:Hiệp hội Thương mại Du lịch mạo hiểm đưa ra báo cáo từ các nhà
điều hành tour du lịch mạo hiểm cho thấy họ thường xuyên tổ chức tour đến
những điểm đến như Colombia, Bắc Triều Tiên, Iran, Rwanda và các điểm đến
chịu ảnh hưởng của thiên tai và xung đột chính trị khác. Khách tham gia du lịch
mạo hiểm chấp nhận rủi ro và ưa thích những điểm đến ít người lui tới để có
những trải nghiệm độc đáo.
Thu hút khách có khả năng chi trả cao: Khách du lịch mạo hiểm sẵn sàng
chi trả cao cho những trải nghiệm độc đáo và thú vị. Những nhà điều hành tour
du lịch mạo hiểm cho biết trung bình khách hàng của họ trả 3000 USD cho một
chuyến đi trong thời gian trung bình là 8 ngày.
Đóng góp cho nền kinh tế địa phương: Nghiên cứu cho thấy chỉ có 5%
trong tổng số chi phí khách du lịch trả cho một tour du lịch đại trà (Mass
Tourism) tại các nước đang phát triển đóng góp vào nền kinh tế của điểm đến
(United Nations Environment Programme). Trong khi đó con số này của du lịch
mạo hiểm trong năm 2014 theo Hiệp hội Thương mại Du lịch mạo hiểm là
65.5%.
Du lịch mạo hiểm khuyến khích điểm đến tuân thủ các nguyên tắc hoạt
động bền vững: Những nhà xây dựng chính sách và thực hiện du lịch mạo hiểm
tuân thủ theo các nguyên tắc bảo vệ môi trường bền vững vì họ hiểu rằng đánh
mất môi trường tự nhiên và trải nghiệm văn hóa ý nghĩa đồng nghĩa với điểm
đến của họ sẽ đánh mất tính cạnh tranh.
Tóm lại, đặc điểm của du lịch mạo hiểm là một loại hình sử dụng nhiều
không chỉ về tài chính mà còn về nguồn nhân lực.
1.1.3. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm
1.1.3.1. Điều kiện về điểm đến
a. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên thiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử
– văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
du lịch. Chính sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong
phú, đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng đặc sắc độc đáo thì

giá trị sản phẩm du lịch và sự hấp dẫn khách du lịch càng tăng. Có thể nói chất
lượng của tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của sản phẩm
du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Không chỉ vậy, số lượng, chất lượng
và sự kết hợp của các loại tài nguyên trong một lãnh thổ sẽ ảnh hưởng đến quy
mô và việc mở rộng phạm vi của nơi đến du lịch. Nó quyết định tới hiệu quả
kinh tế của các hoạt động dịch vụ.
Đối với loại hình du lịch mạo hiểm, tài nguyên du lịch cần có đặc trưng
riêng để hình thành và phát triển loại du lịch này. Những địa hình độc đáo và
hiểm trở, hệ thống hang động lớn, đa dạng và phức tạp sẽ rất hấp dẫn với những
người ưa thích mạo hiểm.
Với loại địa hình cao dốc như đồi, núi lại có ưu thế hơn hẳn về tính hấp
dẫn và là nơi thích hợp với những hoạt động mạo hiểm như leo núi, đạp
xe,…Trên thế giới có nhiều đỉnh núi mà nhiều người khao khát được chinh phục
chính là Everest (Nepal) – có độ cao 8.848m, ngoài ra còn có núi K2 (Trung
Quốc – Pakistan) giáp ranh biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc với độ cao
8.611m, núi Kilimanjaro với độ cao 5.895m được mệnh danh là “nóc nhà” châu
Phi…Ở Việt Nam, có đỉnh Fansipan (Lào Cai) – nóc nhà Đông Dương cao
3.143m, núi Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) với độ cao 1.500m…
Tiếp theo là địa hình karst, đây là một kiểu địa hình rất đặc biệt và có ý
nghĩa du lịch lớn. Karst trên mặt tạo nên một vùng núi có cảnh quan đẹp kỳ lạ
với những ngọn núi có hình dạng độc đáo, gồ ghề sắc nhọn, muôn hình muôn vẻ
như hòn Gà Chọi, hòn Con cóc, hòn Vọng phu,…karst ngầm tạo thành các hang
động và được quan tâm nhất đối với du lịch. Đây là những cảnh quan thiên
nhiên đặc sắc rất có sức hấp dẫn đối với khách du lịch và hình thành nên loại
hình du lịch thám hiểm hang động. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm hang
động đã được sử dụng vào hoạt động du lịch, thu hút hàng chục triệu khách du
lịch đến tham quan mỗi năm. Người ta đã lựa chọn được 25 hang động dài nhất
và 25 hang động sâu nhất thế giới. Điển hình có hang Rescau Jacan Bernard
(Pháp) sâu tới 1.535m, hang Sistema de trave (Tây Ban Nha) sâu 1.380m, hang
Fint Mammauth Cave system (Hoa Kỳ) được coi là dài nhất với 530km,…Ở
nước ta, các hang động tuy nhiều nhưng số lượng được khai thác cho mục đích
du lịch còn rất ít. Tiêu biểu nhất là động Phong Nha (Quảng Bình) dài gần 8km,
ngoài ra còn có động Hương Tích (Hà Tây), hang Pác Pó (Cao Bằng), các hang
động ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),…

Địa hình biển, ven biển cũng là một dạng địa hình có sức hấp dẫn và thu
hút khách du lịch đông đảo nhất. Các bãi biển thường hội tụ được nhiều yếu tố
tự nhiên với khoảng không gian rộng lớn thoáng mát, nước trong xanh, bãi cát
trải dài phẳng và sạch, ánh nắng chan hòa, thảm thực vật phong phú, địa hình đa
dạng rất thích hợp cho du lịch thể thao mạo hiểm dưới nước như lặn biển, dù
bay, mô tô nước…với mức chi phí khá đắt đỏ nhưng mang lại cảm giác khác
biệt cho du khách.
Rừng là tài nguyên quý giá của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi
trường sinh thái. Do đất nước ta trải dài từ Bắc xuống Nam và địa hình với nhiều
cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng
địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh
quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ
cấp, đặc biệt là rừng ngập mặn,…Với những địa hình rừng đa dạng như vậy thì
có thể phát triển du lịch mạo hiểm trong các tour khám phá rừng nhiệt đới, đi bộ
xuyên rừng,…
Ngoài ra, khí hậu cũng là thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến tổ chức
hoạt động du lịch mạo hiểm. Những yếu tố về áp suất không khí, nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, lượng ô xy, độ trong lành của không khí và sự phân mùa có tác
động đến tổ chức du lịch mạo hiểm. Đặc biệt là sự phân mùa của khí hậu làm
cho du lịch mạo hiểm có tính mùa rõ rệt. Ví dụ như mùa đông thì các loại hình
du lịch thể thao sẽ rất phù hợp còn mùa hè thì có thể phát triển nhiều loại hình
du lịch hơn. Với kiểu khí hậu như vậy thì sẽ tạo ra điều kiện thích hợp để phát
triển cho du lịch mạo hiểm với các hoạt động như trượt tuyết, trượt băng, leo
núi,…
Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân văn cũng đóng góp một vai trò
không nhỏ. Khách du lịch mạo hiểm có mong muốn tìm hiểu về nền văn hóa
mới như họ đang khám phá thiên nhiên. Đối với họ, có thể trải nghiệm văn hóa
địa phương một cách đích thực là một sự đầu tư du lịch hiệu quả. Các điểm đến
mà người dân địa phương luôn có những cách để bảo tồn văn hóa, không bị
những giá trị hiện đại làm ảnh hưởng, ngoài ra còn có giá vé tốt luôn khiến du
khách đặc biệt hài lòng.
Các di tích lịch sử văn hóa như di tích lịch sử về dân tộc học, di tích khảo
cổ, di tích văn hóa nghệ thuật (kiến trúc, văn hóa xã hội của dân tộc), các di tích

tự nhiên – nhân văn có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản của thế giới, các lễ
hội,…sẽ khiến chuyến du lịch mạo hiểm càng trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Ở Việt Nam, có rất nhiều nơi thu hút khách du lịch thích khám phá và
mạo hiểm như đỉnh Phan Xi Păng (dãy Hoàng Liên Sơn, tỉnh Lào Cai), khu vực
đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), dãy núi Lang Biang (Đà Lạt), Đồng
Văn (Hà Giang), bãi biển Nha Trang, Đà Nẵng…Nhưng trong những năm gần
đây có một địa điểm du lịch mạo hiểm đang được đầu tư và phát triển rất mạnh
về loại hình này đó chính là hang Sơn Đoòng. Được trang Buzzfeed của Mỹ
bình chọn vào top 15 điểm đến trên thế giới khiến du khách “nghẹt thở” vì tính
mạo hiểm của nó. Hiện tại, tour thám hiểm Sơn Đoòng vẫn được xem là tour du
lịch thám hiểm thu hút khách du lịch nhất.Hơn 3.000 du khách nước ngoài đến
Phong Nha – Kẻ Bàng mỗi tuần, nhưng chỉ có 8 người trong số ấy tham gia vào
hành trình khám phá vẻ đẹp hang Sơn Đoòng, một hang động được các nhà
thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) khảo sát và công
bố năm 2009, với chiều dài 6.481m, cao hơn 240m, hiện đang nắm giữ kỷ lục là
hang động lớn nhất thế giới. Tuyến du lịch khám phá Sơn Đoòng với hành trình
6 ngày 5 đêm có mức chi phí 3.000 USD/người. Để đảm bảo an toàn và chăm lo
hậu cần cho 8 khách thám hiểm cần đến đội hình 25 người gồm chuyên gia hang
động của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh, người dẫn đường và đội ngũ
phục vụ.Bên cạnh đó, bộ phim “Kong: Skull Island” cũng đã góp phần giới thiệu
đến du khách quốc tế những cảnh đẹp hoang sơ, sống động của Việt Nam, giúp
thu hút thêm du khách quốc tế đến khám phá loại hình du lịch mạo hiểm với
những hang động bí ẩn, đầm vũng hoang sơ, núi đá hùng vĩ tại Quảng Bình,
Ninh Bình.
b. Điều kiện về lao động du lịch và cộng đồng dân cư

Lao động du lịch: Du khách là đối tượng của dịch vụ du lịch khác nhau.
Chính vì vậy mà động cơ du lịch, yêu cầu và tập quán của họ cũng khác nhau
đòi hỏi nhân viên du lịch phải am hiểu rộng và khả năng thích ứng cao. Mức độ
chuyên môn hóa của lao động du lịch cao do vậy cũng đòi hỏi trình độ kĩ thuật
và nghiệp vụ cao của cán bộ nhân viên du lịch.
Cộng đồng dân cư: Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo môi trường du lịch hấp dẫn. Những nơi có mật độ dân cư thấp, chưa bị quá
trình đô thị hóa làm thay đổi luôn là điểm đến ưa thích của khách du lịch mạo
hiểm. Cộng đồng dân cư là đối tượng tham gia cung ứng trong dịch vụ du lịch

và hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm. Những điều kiện tự nhiên về mặt địa
hình, địa thế, các quy luật tự nhiên,…này thì chắc chắn dân cư bản địa sẽ là
người am hiểu về nó nhất. Chính vì vậy, họ sẽ là những đối tượng phục vụ du
lịch mạo hiểm hiệu quả nhất.
c. Điều kiện vềcơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Mục đích của các chuyến đi du lịch có thể khác nhau, có người đi vì mục
đích chữa bệnh và cũng có người đi vì mục đích công việc kết hợp với tham
quan tìm hiểu… song dù đi với mục đích nào đi nữa thì giữa chúng đều có một
điểm chung là phải sử dụng các tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch và các
yếu tố đảm bảo điều kiện tiện nghi: cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch.
Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều
này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp
dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao
thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch
mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.Trong hoạt động du lịch,
nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi
lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức
một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các
vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.Khách du lịch là những người rời khỏi
nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa
điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu
đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho
nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực
tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách.Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng
như ngành Du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.Như
vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có
du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác
tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên
sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn
thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật
chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh

tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành
phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch
là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của
chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này.Để đảm bảo cho việc tham
quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương
ứng như các khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu,
trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là
phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của
du lịch.Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí:
– Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch.
– Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở
vật chất kỹ thuật.
– Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.

Trong việc khai thác về loại hình du lịch mạo hiểm thì vấn đề về cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cần được quan tâm. Nhưng đối với loại hình
này thì du khách thường không yêu cầu cao vì mục đích của họ là đi trải nghiệm
những điều hoang sơ, kì vĩ của điểm đến chứ không phải đi với mục đích là
tham quan, nghỉ dưỡng.
Đối với loại hình này thì không đòi hỏi quá cao về cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất. Các cơ sở lưu trú, ăn uống đơn giản, nhanh gọn rất được ưa chuộng.
Tuy nhiên việc tiếp cận với điểm đến không nên quá khó khăn khi di chuyển.
Phải có khả năng đáp ứng các dịch vụ cần thiết kịp thời, nhanh chóng và có tín
hiệu đường truyền tốt để phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra.
d. Điều kiện về các chính sách phát triển du lịch mạo hiểm

Có thể hiểu rằng, Chính sách phát triển du lịch là tập hợp các chủ trương
và hành động của Nhà nước để đẩy mạnh phát triển du lịch bằng cách tác động
vào việc cung cấp và giá cả của các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở
hạ tầng); tác động tới giá sản phẩm du lịch; tác động đến số lượng khách du lịch;
tác động việc thay đổi tổ chức và năng lực của nguồn nhân lực du lịch; tác động
vào việc chuyển giao công nghệ du lịch… Hai vế quan trọng của chính sách là
chủ trương và hành động, chủ trương tốt và hành động quyết liệt sẽ đảm bảo
chính sách thành công.

Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang thu hút được sự chú ý của khách
quốc tế đối với những điểm đến tiềm năng về du lịch mạo hiểm song loại hình
này ở Việt Nam hiện nay vẫn đang phát triển theo hướng tự phát, chưa có tiêu
chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành hay quy định hướng dẫn cụ thể về quản lý hoạt
động khai thác, kinh doanh du lịch mạo hiểm.Do đó, việc xây dựng các bộ Tiêu
chuẩn quốc gia (TCVN) về Du lịch mạo hiểm được đánh giá là việc làm cần
thiết và cấp bách hiện nay.Các bộ Tiêu chuẩn quốc gia về Du lịch mạo hiểm này
sẽ đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn nhằm nâng cao hệ số an toàn, cũng như đáp
ứng kỳ vọng về sự an toàn cho những người tham gia, đồng thời hỗ trợ các tổ
chức và cá nhân tuân thủ các yêu cầu pháp lý khi thực hiện hoạt động du lịch
mạo hiểm.Vì vậy, Nhà nước đã đề ra những chính sách để giúp phát triển loại
hình du lịch mạo hiểm:

Chính sách xúc tiến:Trước mắt, ngành Du lịch cần học tập kinh nghiệm
quản lý của những nước đã phát triển thành công du lịch thể thao mạo hiểm. Ở
những nước như: Nhật Bản, Pháp hay Mỹ,… du lịch mạo hiểm được đào tạo
nhân lực rất bài bản, cấp giấy phép và quản lý khu vực tổ chức sản phẩm có
đồng bộ, trong đó hệ thống an toàn và cứu hộ là yếu tố buộc phải theo các tiêu
chuẩn khắt khe nhất. Các nước cũng có những hiệp hội điều hành và kiểm soát
chặt chẽ hoạt động của thành viên tổ chức du lịch mạo hiểm. Các hiệp hội này
còn đảm nhận trách nhiệm đánh giá, huấn luyện và hướng dẫn nhân lực mới,
cũng như cung cấp thông tin hữu ích, quảng bá giới thiệu sản phẩm. Ở môi
trường tiềm năng như Việt Nam, không thể thiếu những nhóm khảo sát địa hình
chuyên nghiệp, đội hậu cần tốt và phải luôn luôn giữ liên lạc trong mọi điều
kiện. Các đơn vị khi tổ chức cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch và chính quyền địa phương để có thể nhận được sự hỗ trợ
cần thiết bất cứ lúc nào.

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:Đào tạo nhân lực được coi là nhiệm
vụ hàng đầu nếu muốn phát triển hình thức du lịch mạo hiểm một cách bền
vững. Phó Vụ trưởng Lữ hành Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “Chúng ta cần nhanh
chóng tổ chức đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm vừa có sức
khỏe, có nghiệp vụ, kỹ năng, vừa thông thạo ngoại ngữ, yêu nghề nhằm đáp ứng
nhu cầu gia tăng nhanh lượng khách trong thời gian tới”. Muốn vậy, các hướng
dẫn viên du lịch hay chuyên gia về loại hình này cần được cấp chứng chỉ bởi các
tổ chức có uy tín trong nước, trong khu vực hoặc trên thế giới cũng như giấy

phép chính ngạch của cơ quan nhà nước quản lý hoạt động trực tiếp. Ðồng thời
đó là công tác kiểm tra hoạt động chuyên môn thường xuyên với cơ chế trách
nhiệm khắt khe cùng tiêu chuẩn, quy chế rõ ràng từ các cơ quan kiểm tra thuộc
ngành Du lịch.
1.1.3.2. Điều kiện về chủ thể tham gia
a. Đối với khách du lịch
Điều kiện tiên quyết luôn là sức khỏe và tinh thần. Du lịch mạo hiểm
không dành cho tất cả mọi người – đây là điều mà mỗi người trước khi có ý định
tham gia phải nhớ rõ. Những người có sức khỏe yếu, huyết áp cao, mắc các bệnh
về tim mạch,…tốt nhất nên cân nhắc thật kỹ nếu không muốn có tình huống xấu
xảy ra. Vì trước khi tham gia, đòi hỏi bạn phải có một cơ thể cực kỳ săn chắc,
sức khỏe tốt, sự dẻo dai, ưa mạo hiểm, không sợ độ cao,…Một sức khỏe dẻo dai,
tinh thần thoải mái mới giúp tận hưởng được những gì mà du lịch mạo hiểm
mang lại. Mà những điều này cần phải có một quá trình luyện tập lâu dài. Du
lịch mạo hiểm cũng đòi hỏi du khách những tố chất nhất định: lòng dũng cảm,
thích tìm hiểu và khám phá, niềm đam mê với các hoạt động mạo hiểm. Để tham
gia một tour du lịch mạo hiểm các du khách phải đăng ký trước một thời gian,
sau đó thì kiểm tra sức khỏe, được huấn luyện và thực hành trước các kỹ năng
cần thiết. Và điều kiện đáng quan tâm nữa, đó là kinh kinh phí và thời gian rảnh
rỗi. Du khách nên sắp xếp thời gian, kinh phí và công việc một cách hợp lý để
có thể thưởng thức được trọn vẹn chuyến du lịch mạo hiểm của mình.
Loại hình du lịch này đang đem lại lợi nhuận cao cho các công ty du
lịch.Hiện chi phí cho tour du lịch mạo hiểm ở Việt Nam cao hơn hẳn so với các
loại hình du lịch thông thường khác. Thường nó sẽ đắt gấp 3, 4 lần hoặc tùy
thuộc vào đó là tour gì để định giá.Ví dụhiện nay, một tour du lịch Sơn Đoòng
có giá lên tới khoảng 3.000 USD. Dù rất đắt, nhưng tour này đã hết vé vào năm
nay. Du khách muốn đặt mua vé tour này phải đến năm 2017 mới được đi trải
nghiệm.
b. Cộng đồng địa phương
Người dân cần có thái độ ứng xử thân thiện, tôn trọng và hỗ trợ khách du
lịch trong quá trình tham quan, tìm hiểu tại địa phương. Phải hiểu biết và có
trách nhiệm về nguồn tài nguyên cộng đồng đang sở hữu để bảo vệ và giới thiệu
đến du khách. Tham gia các hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tránh tình
trạng tự phát, gây lộn xộn, thiếu văn minh lịch sự,…Tự mình trở thành những

người hướng dẫn du lịch và cung cấp các dịch vụ liên quan là một điều đáng
khuyến khích. Khi đó, họ sẽ chính là nguồn lao động chủ lực, khiến du khách
càng thêm tin tưởng vì sự thuận tiện mà họ đem lại.
c. Các nhà tổ chức/điều hành tour
Các nhà tổ chức/điều hành tour có vai trò rất quan trọng. Họ cần phải lập
ra những kế hoạch sáng tạo với sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tìm hiểu về địa hình,
cộng đồng địa phương, các hoạt động mạo hiểm, văn hóa bản địa, cơ chế chính
sách – đây là những yếu tố hấp dẫn cần phải có của một tour du lịch mạo hiểm.
Đối với hướng dẫn viên thì cần phải có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, có các kỹ
năng thực tế và có niềm đam mê với loại hình du lịch mạo hiểm này. Có thể giữ
bình tình để xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Quan trọng nhất là
người có ý thức trách nhiệm, đáng tin cậy.
1.1.4. Phân loại du lịch mạo hiểm
1.1.4.1. Theo mức độ nguy hiểm của các hoạt động
Dựa vào mức độ nguy hiểm của các hoạt động có thể chia làm ba loại:
– Loại hình có mức độ mạo hiểm thấp (soft adventure): ít rủi ro về thể
chất, dành cho người chưa có hoặc ít kinh nghiệm. Các hoạt động như: chèo
thuyền, đạp xe, đi bộ băng rừng, cắm trại, trượt tuyết,…
– Loại hình có mức độ mạo hiểm trung bình: có hoạt động như là: lặn
biển, leo vách núi, chèo thuyền vượt thác,…
– Loại hình có mức độ mạo hiểm cao (hard adventure): đây là các hoạt
động có tính rủi ro cao hay địa điểm tổ chức là những nơi điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt dành cho những người có nhiều kinh nghiệm, sức khỏe tốt. Các hoạt
động như: lặn cùng cá mập ở Gansbaai (Nam Phi), chèo thuyền trên sông
Congo, nhảy bungee ở đập Contra (Thụy Sĩ),…
1.1.4.2. Theo không gian tổ chức
Dựa vào tính chất và đặc điểm của du lịch mạo hiểm có thể chia không
gian tổ chức thành ba loại:
– Du lịch mạo hiểm trên cạn: bao gồm các môn leo vách núi, đi bộ, băng
rừng,…
– Du lịch mạo hiểm dưới nước: lướt ván, chèo thuyền vượt thác, khám phá
đại dương, đua cano,…
– Du lịch mạo hiểm trên không: nhảy bungee, nhảy dù, bay tàu lượn,…
1.1.5. Ý nghĩa của du lịch mạo hiểm đối với ngành du lịch

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *