LVTN-8689_Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du lịch

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
——————————-

ISO 9001:2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)

Sinh viên : Nguyễn Văn Thắng
Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Thị Thanh Hương

HẢI PHÒNG – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
———————————–

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC NHÀTHỜ BÁC TRẠCH-
THÁI BÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)

Sinh viên : Nguyễn Văn Thắng
Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Thị Thanh Hương

HẢI PHÒNG – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
————————————–

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng Mã SV: 1512601013
Lớp : VH1901 Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ
phát triển du lịch.

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt
nghiệp
– Giới thiệu tổng quan về công trình kiến trúc Công giáo của Nhà Thờ Bác
Trạch.
– Đánh giá được giá trị nghệ thuật, kiến trúc, tâm linh và du lịch công trình
đó.
– Tìm hiểu thực trạng khai thác các công trình đó những năm gần đây.
– Phân tích những mặt được và chưa được trong công trình khai thác.
– Đề xuất định hướng phát triển, giải pháp và biện pháp khai thác du lịch
hiệu quả với công trình kiến trúc Công giáo của nhà thờ Bác trạch, góp
phần phát triển du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
– Kiến trúc cảnh quan nhà thờ
– Số lượng khách du lịch thăm quan nhà thờ
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Công ty Giáo dục và du lịch 1989, quận Lê Chân, Hải Phòng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Họ và tên : Vũ Thị Thanh Hương
Học hàm, học vị : Thạc sỹ
Cơ quan công tác : Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn: Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ Bác
Trạch phục vụ phát triển du lịch

Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 20 tháng 03 năm 2019
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 12 tháng 06 năm 2019

Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Thắng ThS. Vũ Thị Thanh Hương

Hải Phòng, ngày 12 tháng 06 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên:
ThS. Vũ Thị Thanh Hương
Đơn vị công tác:
Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Văn Thắng Chuyên ngành: Văn hóa du lịch
Đề tài tốt nghiệp:
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du lịch.
.
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp

Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu.

Có ý thức kỷ luật tốt, chăm chỉ, chịu khó học hỏi.
 Hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)

Về lý luận, tác giả đã nêu khái quát, phân tích và đưa ra các cơ sở lý luận về kiến trúc Nhà
Thờ, đạo Công Giáo.

Về thực tiễn, tác giả đã nêu và đánh giá thực trạng và có giải pháp, một số đề xuất nhằm phát
triển du lịch tâm linh ở Nhà Thờ Bác Trạch-Thái Bình.

Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiến, đạt chất lượng tốt của khóa luận tốt
nghiệp đại học ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm hướng dẫn

Hải Phòng, ngày 12 tháng 06 năm 2019

Giảng viên hướng dẫn

ThS. Vũ Thị Thanh Hương

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn tới
giảng viên Vũ Thị Thanh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp
đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơm đến các thầy cô trong khoa du lịch – trường
đại học quản lý và công nghệ Hải Phòng đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ
em trong quá trình làm báo cáo khóa luận cũng như bốn năm học tại trường.
Và qua đây con cũng xin được cám ơn đến quý Cha trong văn phòng Tòa
Giám Mục Thái Bình cũng như Cha chánh xứ Nhà Thờ Bác Trạch cùng ban
quản trị Nhà thờ đã tận tình giúp đỡ con trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành
bài khóa luận này.
Hải Phòng ngày 12 tháng 6 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Văn Thắng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………………….. 1
1. Lý Do Chọn Đề Tài Nhà Thờ Bác Trạch
……………………………………………… 1
2. Mục đích ý nghĩa của đề tài
……………………………………………………………….. 2
2.1. Mục đích ……………………………………………………………………………………… 2
2.2. Ý nghĩa đề tài
……………………………………………………………………………….. 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài ………………………………………………….. 3
3.1.Đối tượng nghiên cứu
……………………………………………………………………….. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………. 3
4. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………………………… 3
4.1. Phương pháp khảo sát thực địa ………………………………………………………….. 3
4.2.Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu …………………………………………………. 3
4.3. Phương pháp thống kê ……………………………………………………………………… 3
5. Bố cục của khóa luận ……………………………………………………………………….. 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ VIỆC KHAI
THÁC ĐẠO CÔNG GIÁO PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM …………………………………………………………………………………………. 5
1.1. Lược sử hình thành và các nội dung chính của đạo Công giáo ……………… 5
1.1.1. Lược sử hình thành của đạo Công giáo
…………………………………………….. 5
1.1.1.1. Khái niệm Công giáo ………………………………………………………………….. 5
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển đạọ Công giáo ……………………………. 5
1.1.2 Các nội dung chính của Đạo Công giáo …………………………………………….. 8
1.2. Lược sử truyền giáo vào Việt Nam …………………………………………………… 11
1.2.1 Quá trình Đạo công giáo du nhập vào Việt Nam
………………………………. 11
1.2.2 Lịch sử truyền giáo của giáo phận Thái Bình
……………………………………. 15
1.2.3 Lịch sử truyền giáo của Giáo Xứ Bác Trạch …………………………………….. 17
1.3. Việc khai thác Đạo Công giáo phục vụ du lịch trên Thế Giới và Việt Nam
19
1.3.1. Trên Thế Giới
…………………………………………………………………………….. 19
1.3.2. Ở Việt Nam ……………………………………………………………………………….. 21
*Tiểu kết chương 1………………………………………………………………………………. 22
CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC NHÀ THỜ
BÁC TRẠCH-THÁI BÌNH PHỤC VỤ DU LỊCH ………………………………… 23
2.1.Giới thiệu chung về Nhà Thờ Bác Trạch ……………………………………………. 23
2.2. Kiến trúc của Nhà Thờ Bác Trạch ……………………………………………………. 23
2.2.1.Cách bài trí các khu vực trong Nhà Thờ ………………………………………….. 25
2.2.2 Các công trình bổ trợ của Nhà Thờ Bác Trạch
………………………………….. 26
2.2.3.So sánh lối kiến trúc của Nhà Thờ Bác Trạch với một số Nhà Thờ có lối
kiến trúc khác ……………………………………………………………………………………… 28
2.2.4. Các biểu tượng tôn giáo ở Nhà Thờ Bác Trạch ………………………………… 29
2.3.Thực trạng hoạt động du lịch của những năm gần đây
………………………….. 31
2.3.1 khách du lịch ………………………………………………………………………………. 31
2.3.2 Quản lý của Giáo Hội tại điểm ………………………………………………………. 31
*Tiểu kết chương 2………………………………………………………………………………. 32
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC NHÀ THỜ BÁC
TRẠCH-THÁI BÌNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
…………………………………………………………………………………………………………. 33
3.1. Định hướng phát triển du lịch đối với địa phương và các tổ chức quản lý
của tỉnh Thái Bình
……………………………………………………………………………….. 33
3.2. Định hướng khai thác Nhà Thờ Bác Trạch phục vụ du lịch ………………….. 34
3.3. Một số giải pháp khai thác Nhà Thờ Bác Trạch phục vụ du lịch
……………. 36
3.3.1 Bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, huy động vốn …………………………………………. 37
3.3.2. Huy động nguồn quỹ trùng tu, tôn tạo ……………………………………………. 38
3.3.3. Quy hoạch không gian kiến trúc ……………………………………………………. 40
3.4. Xây dựng các tour du lịch mới, kết hợp với loại hình du lịch khác ………… 41
3.4.1. Xây dựng các tour du lịch mới
………………………………………………………. 41
3.4.1.1. Tour du lịch tham quan
……………………………………………………………… 42
3.4.1.2. Tour du lịch tâm linh ………………………………………………………………… 42
3.4.2 . Du lịch kết hợp với loại hình khác ………………………………………………… 43
3.4.2.1. Kết hợp với du lịch ẩm thực ………………………………………………………. 43
3.4.2.2. Kết hợp với du lịch làng nghề
…………………………………………………….. 45
*Tiểu kết Chương 3
……………………………………………………………………………… 46
KẾT LUẬN
……………………………………………………………………………………….. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………………… 48
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….. 49

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
1
MỞ ĐẦU
1. Lý Do Chọn Đề Tài Nhà Thờ Bác Trạch
Trong xã hội phát triển ngày nay, việc đi du lịch đối với con người không
còn chỉ đơn thuần là đi thăm quan một danh thắng, khu du lịch, tìm hiểu văn hóa
hay thậm chí là đến một bãi biển nào đó để nghỉ mát. Mà đi du lịch với nhiều
mục đích khác nhau như đi du lịch kết hợp với hội họp, du lịch kết hợp với tâm
linh.
Chính vì thế nhu cầu tâm linh là một nhu cầu không thể thiếu đối với cuộc
sống hiện đại của người dân, chẳng hạn như việc hành hương thánh địa mecca
của người hội giáo hay đối với những tín đồ của phật giáo muốn đến chiêm
ngưỡng vùng đất Nepal vùng đất khai sinh phật giáo. Đặc biệt ở nước ta hiện
nay có rất nhiều tour du lịch thăm quan hành hương đền chùa trong những ngày
đầu năm. Nhưng ở Việt Nam ngoài đạo phật còn có đạo công giáo là một trong
hai tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất sau đạo phật, ước chừng số tín đồ có
thể lên điến 8 triệu. trong thời gian qua đã có một số công ty du lịch đã xây
dựng, khai thác một số tour du lịch thăm quan các công trình tôn giáo đặc sắc
của đạo công giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở một số nơi như Hà Nội,
TP HCM. Xét về chiều dài lịch sử cũng như các công trình kiến trúc thì Vùng
đất Thái Bình-Bùi Chu được coi là một trong những mảnh đất đầu tiên đạo công
giáo được truyền vào Việt Nam năm 1533. Trên thực tế ta có thể thấy Thái Bình
là một vùng đất sùng đạo, với nền tảng vững chắc, số lượng giáo dân khá đông
cũng như có nhiều công trình kiến trúc nhà thờ độc đáo. Chính vì thế việc lựa
chọn nhà thờ Bác Trạch này:
Mang tính chất đại diện cho toàn bộ các Nhà Thờ trong Giáo Phận
Thái Bình.
 Là giáo xứ có truyền thống lâu đời, có nhiều dấu ấn lịch sử của giáo phận
Thái Bình.
 Đây cũng là Giáo Xứ hàng đầu của Giáo Phận cả về số lượng nhân danh
lẫn về quy mô tổ chức.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
2
 Là Nhà Thờ có lối kiến trúc độc đáo, hoành tráng có thể nói lớn nhất Việt
Nam.
 Thể hiện sự tiêu biểu trong các nhà thờ có Lối kết hợp kiến trúc của Việt
Nam.
 Đồng thời các nhà thờ này cũng nằm gần các điểm du lịch trọng điểm của
tỉnh có thể kết hợp với các tour du lịch tâm linh.
Trên cơ sở đó kết nối với việc phát triển du lịch tâm linh tại đây nên em đã
lựa chọn đề tài: “khai thác công trình kiến trúc của nhà thờ Bác Trạch phục vụ
phát triển du lịch”. Cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục đích
Trong dòng cuộc sống hối hả, người viết muốn mang đến cho các du khách
những chuyến đi thật ý nghĩa và thỏa trí tìm hiểu khám phá những nét đẹp trong
các công trình kiến trúc Công giáo. Từ những tư liệu người viết tìm hiểu được,
từ các tài nguyên, điều kiện để phát triển, trên nền tảng đó, cố gắng vận dụng
những kiến thức đã học trên ghế nhà trường về chuyên ngành du lịch để cung
cấp một cái nhìn tổng quan về Công trình kiến trúc Công giáo ở Nhà Thờ Bác
Trạch, tiến tới xây dựng các chương trình du lịch cụ thể nhằm giúp cho loại hình
du lịch tâm linh thêm phong phú và đa dạng, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối
tượng du khách.
2.2. Ý nghĩa đề tài
 Giới thiệu tổng quan về công trình kiến trúc Công giáo của Nhà Thờ Bác
Trạch.
 Đánh giá được giá trị nghệ thuật, kiến trúc, tâm linh và du lịch công trình
đó.
 Tìm hiểu thực trạng khai thác các công trình đó những năm gần đây.
 Phân tích những mặt được và chưa được trong công trình khai thác.
 Đề xuất định hướng phát triển, giải pháp và biện pháp khai thác du lịch
hiệu quả với công trình kiến trúc Công giáo của nhà thờ Bác trạch, góp
phần phát triển du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
3
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Công trình kiến trúc Công giáo Nhà Thờ Bác Trạch
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về thời gian: đề tài được nghiên cứu trong vòng 3 tháng, từ ngày 20 tháng 3
năm 2019 đến ngày 12 tháng 6 năm 2019.
 Về không gian: Nhà Thờ bác Trạch – Thái Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này, cho phép người viết tiếp cận và nắm bắt rõ hơn về các
công trình kiến trúc, quan sát chân thực hơn và có góc nhìn toàn diện hơn đối
với đối tượng nghiên cứu. Với các thông tin dữ liệu thu thập được để chọn lựa
được công trình kiến trúc đặc sắc để đưa vào khai thác . Các hoạt động đi thực
địa gồm: quan sát, điều tra, ghi chép, quay phim, chụp ảnh và gặp gỡ trực tiếp
những người coi sóc công trình, các cơ quan quản lí và cộng đồng địa phương.
4.2.Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu
Phương pháp này là thu thập thông tin, tài liệu có sẵn từ các, ban ngành
liên quan, tài liệu giấy được các linh mục, các cơ sở uy tín của tổ chức giáo hội
Công giáo như: trang địa phận Thái Bình, trang giáo phận Bùi Chu, cuốn sách
Kỷ yếu Giáo Xứ và Nhà Thờ Bác Trạch, cuốn lịch sử địa phận Đông đàng ngoài
hay giáo phận Hải Phòng… Trên cơ sở những tài liệu thu thập và đưa vào phân
tích, đánh giá, nhận xét, so sánh và tổng hợp sẽ giúp em hoàn thiện tốt chủ đề
của khóa luận.
4.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp này cho ta số liệu về các mốc thời gian, các chỉ số, kích
thước về công trình, về số lượng giáo dân… dựa trên cơ sở điều tra từ nhiều
nguồn thông tin khác nhau như Báo công giáo, trang của các giáo phận đã cung
cấp các số liệu để đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách bao quát và khách
quan.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
4
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa
luận còn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về đạo Công giáo và việc khai thác đạo Công giáo
phục vụ du lịch trên Thế Giới và Việt Nam.
Chương 2: Tiềm năngvà thực trạng khai thác Nhà Thờ Bác Trạch – Thái
Bình phục vụ du lịch.
Chương 3: Một số giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch – Thái Bình
phục vụ hoạt động phát triển du lịch.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ VIỆC KHAI THÁC ĐẠO
CÔNG GIÁO PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Lược sử hình thành và các nội dung chính của đạo Công giáo
1.1.1. Lược sử hình thành của đạo Công giáo
1.1.1.1. Khái niệm Công giáo
Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh
Ki-tô giáo. Thuật ngữ này được xuất phát từ chữ Hi Lạp (katholikos) có nghĩa là
“chung” hay “phổ quát”. Như vậy, thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong
tiếng Việt được dùng để dịch chữ Hi Lạp với nghĩa là đạo Công giáo.
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển đạọ Công giáo
Sự ra đời của đạo Công Giáo gắn liền với tên tuổi của Chúa Giêsu, trên cơ
sở của Thánh Kinh và những nghiên cứu hiện có ghi lại thì ta có thể biết một vài
điểm về cuộc sống của Chúa Giêsu như sau: Giêsu là một thanh niên Do Thái
sinh vào những năm đầu công nguyên, khoảng 30 tuổi thì bắt đầu đi rao giảng
truyền đạo. trong quá trình đi rao giảng thì người thu nhận 12 người được gọi là
Tông Đồ hay Môn Đệ (Phêrô là Tông Đồ trưởng), được khoảng 3 năm thì do sư
ganh ghét của các phần tử Do Thái Giáo nên người bị kết án và bị đóng đinh
trên Thập Giá. Sau khi Chúa Giêsu chết các Tông Đồ tiếp tục công cuộc truyền
giáo. Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, khoảng năm 33, ở Giêrusalem, trước đông đảo
các khách hành hương Do Thái tụ họp nhân ngày lễ, thánh Phêrô đã công bố cho
đồng bào mình Tin Mừng Đức Giêsu, Đấng đã được Thiên Chúa sai đến, đã bị
đóng đinh Thập Giá, nhưng đã sống lại và được Thiên Chúa đặt làm Chúa. Các
thính giả hỏi xem họ phải làm gì và được trả lời : phải hối cải, chịu phép rửa
nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha thứ tội lỗi và lãnh nhận Thánh Thần
(Cv 2-4). Ba ngàn người đã chịu phép rửa. Giáo Hội đã ra đời như thế. Những
thành viên đầu tiên này của Giáo Hội là người Do Thái tiếp tục cuộc sống của
các người Do Thái đạo đức: cầu nguyện ở Đền Thờ, giữ luật, kiêng ăn uống, cắt
bì. Họ làm nên như một giáo phái mới của Do Thái Giáo, giữa những giáo phái
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
6
khác. Nét đặc biệt của họ là: chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu, nghe lời giảng
của các Tông Đồ, dự lễ bẻ bánh, và sống thành cộng đồng huynh đệ.
Tính đến nay Đạo Công Giáo đã được hình thành là 2000 năm. Đây là
khoảng thời gian cực kỳ dài, chính vì thế sự phát triển của tôn giáo này cũng rất
đa dạng và phong phú. Vậy đâu là những giai đoạn thăng trầm, phát triển trong
đời sống của đạo Công Giáo? Theo nhà sử gia Công Giáo Christopher Dawson
đã nhận xét rằng Giáo Hội Công Giáo (đặc biệt Giáo Hội Tây Phương) đã trải
qua sáu thời kỳ, mỗi thời kỳ bắt đầu bằng một thời gian phát triển, dẫn đến cực
điểm của đời sống và văn hóa Công Giáo, và chấm dứt bằng giai đoạn xuống
dốc về đời sống tâm linh hoặc với các loại khủng hoảng khác. Theo ông
Dawson:
 Thời Kỳ Ðầu Tiên của Giáo Hội được bắt đầu bằng sự tuôn đổ Chúa
Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần, dẫn đến sự hoán cải của rất nhiều
người trong Ðế Quốc Rôma, bất kể sự bách hại của nhà cầm quyền. Giai
đoạn này chấm dứt không phải vì sự suy thoái tâm linh nhưng vì sự bách
hại ghê gớm của chế độ trong năm 259 và đầu thế kỷ thứ tư, trong đó rất
nhiều Kitô Hữu đã hy sinh tính mạng vì đức tin.
 Thời Kỳ Thứ Hai của Giáo Hội bắt đầu với sự chiến thắng của
Constantine, giúp cho Kitô Hữu được tự do tôn giáo vào năm 313 và đưa
đến sự hoán cải của rất nhiều người thuộc Ðế Quốc Rôma qua quyền năng
của Chúa Thánh Thần. Ðây cũng là thời kỳ vĩ đại về tâm linh và sáng tác
thần học thường được gọi là Thời Giáo Phụ của Giáo Hội. Giai đoạn này
được chấm dứt với sự tiếp quản chính trị Ðế Quốc Rôma bởi các sắc tộc
không phải Kitô Giáo, và tột độ của giai đoạn này là khi Hồi Giáo xâm
chiếm Giêrusalem năm 643.
 Thời Kỳ Thứ Ba của Giáo Hội bắt đầu bằng sự hoán cải của một vài sắc
tộc và được khuấy động bởi sự canh tân của Chúa Thánh Thần, và hoạt
động truyền giáo ra bên ngoài được bắt đầu dưới thời Ðức Giáo Hoàng
Grêgôriô I. Ðây là khởi đầu của Kitô Giáo ở phương Tây, cũng như bắt
đầu thời kỳ liên minh giữa Giáo Hội Công Giáo và các thể chế chính trị
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
7
mà cao điểm là trong thời gian trị vì của hoàng đế Charles Ðại Ðế. Sau cái
chết của ông, Ðế Quốc Rôma bị phân chia và Giáo Hội Công Giáo trải
qua thời kỳ suy sụp tâm linh.
 Thời Kỳ Thứ Tư của Giáo Hội bắt đầu bằng sự canh tân đời sống đan viện
của Chúa Thánh Thần được bắt đầu ở Cluny năm 910 và đạt đến tâm
điểm của Giáo Hội qua các cuộc cải cách của Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô
VII vào năm 1073 (Người là một đan sĩ ở Cluny). Tuy nhiên, linh đạo và
văn hóa của Giáo Hội trong giai đoạn này chỉ đạt đến cực điểm vào thế kỷ
13 qua các dòng Khất Thực của Thánh Phanxicô và Thánh Ða Minh và
các đại học cũng như trường phái Công Giáo. Nhưng sự suy thoái tâm
linh và tư duy của giai đoạn này bắt đầu vào cuối thế kỷ 13, xuống đến độ
thấp nhất vào khoảng năm 1500, với biến cố Cải Cách Tin Lành.
 Thời Kỳ Thứ Năm của Giáo Hội bắt đầu từ thế kỷ 16, với sự canh tân của
Chúa Thánh Thần, đưa đời sống Công Giáo ra khỏi các xáo trộn của cuộc
Cải Cách Tin Lành. Sự canh tân lớn lao này đạt đến cực điểm vào cuối thế
kỷ 16 và đầu thế kỷ 17. Sau đó, ảnh hưởng của phong trào Khai Sáng và
các cuộc chiến tranh tôn giáo đã bắt đầu làm suy yếu đời sống, tư duy, sức
mạnh tâm linh của Công Giáo một cách trầm trọng, và xuống đến độ thấp
nhất vào thế kỷ 18.
 Thời Kỳ Thứ Sáu của Giáo Hội bắt đầu trong thế kỷ 19 qua việc Chúa
Thánh Thần đưa ra các vị giáo hoàng và các người Công Giáo vững mạnh
để có thể đối phó với các cuộc tấn công và sự ảnh hưởng của phong trào
Khai Sáng, cũng như các thử thách chính trị và ý thức hệ mà Giáo Hội
phải đương đầu. Vài người nhận xét rằng, mỗi một vị giáo hoàng từ thế kỷ
19 cho đến nay đều là các nhà lãnh đạo thánh thiện, cương quyết, và đầy
ơn sủng. Ðó là điều chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa. Vì đây là thời đại
chúng ta đang sống, do đó thật khó để biết rằng đó có phải là thời kỳ tiến
bộ hay suy thoái, nhưng chúng ta phải kiên trì cầu xin Chúa Thánh Thần
để Người tiếp tục dẫn dắt, kiên cường, và canh tân Giáo Hội Công Giáo.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
8
Dựa trên cái nhìn về sáu giai đoạn của Giáo Hội với những thăng trầm của
nó, một biểu đồ sơ phác lịch sử Giáo Hội Công Giáo có thể vẽ ra như sau:

Biểu Đồ Những Thăng Trầm Trong Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo

1.1.2 Các nội dung chính của Đạo Công giáo
 Giáo Lý: Giáo Lý của hội thánh công giáo là một hệ thống từ đơn giản
cho mọi tín đồ đến cực kỳ phức tạp của các học thuyết kinh viện với các
quan điểm về triết học và thần học siêu hình. Căn cứ vào kinh thánh
nhưng phải dựa vào những lời giải thích truyền thống là thẩm quyền của
giáo hội. luật lệ của giáo hội rất nhiều bao gồm các tín điều, 10 điều răn, 6
điều răn của hội thánh, 7 bí tích…nhưng đơn giản ta có thể hiểu 2 điều mà
người công giáo cho là quan trọng nhất vẫn là mến Chúa-Yêu người. Đạo
Công Giáo đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối (chúa quan phòng mọi
chuyện).
 Hệ thống kinh thánh: Kinh Thánh của Đạo Công Giáo gồm 2 phần là: Tân
Ước và Cựu Ước.
Cựu ước: gồm 46 cuốn, là những sách có từ trước chúa giáng sinh, được
chia là 4 Nhóm:
– Ngũ thư: sáng thế, xuất hành, dân số, đệ nhị luật, lêvi
– Sử thư: macabe1, macabe 2,…
– Giáo Huấn: huấn ca,..
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
9
– Sách tiên tri: gồm 16 cuốn.
 Tân ước: gồm 27 cuốn, là các văn bản do các môn đệ của Chúa Giêsu (và
những người thừa kế họ) viết ra với nội dung liên quan đến cuộc đời của
Chúa Giêsu. bao gồm sách Phúc Âm, sách Công vụ Tông đồ, các thư
của Phaolô, các thư của các tông đồ khác và sách Khải Huyền.
Kinh Thánh là bộ sách bán chạy nhất mọi thời đại, ước tính mỗi năm có
thêm 100 triệu bản, và nó đã gây sức ảnh hưởng lớn về văn học và lịch sử, đặc
biệt là ở phương Tây, nơi mà nó là sách đầu tiên được in hàng loạt.

 Một số tín điều về đức Maria:
– Tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos).
– Tín điều này được tuyên tín bởi Công Ðồng Êphêsô (năm 431).
– Tín điều Đức Maria trọn đời đồng trinh (Aeiparthenos).
– Tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội.
– Tín điều Đức Maria hồn xác về trời.
 7 phép bí tích:
– Bí tích rửa tội.
– Bí tích thêm sức.
– Bí tích Mình Thánh Chúa.
– Bí tích hòa giải.
– Bí tích xức dầu bệnh nhân.
– Bí tích truyền chức Thánh.
– Bí tích hôn phối.
 8 mối phúc(hiến chương nước trời)
– Ai có lòng khó khăn, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của
mình vậy.
– Ai hiền lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được đất Đức Chúa Trời làm
của mình vậy.
– Ai khóc lóc, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được yên ủi vậy.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
10
– Ai khao khát nhân đức trọn lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ
vậy.
– Ai thương xót người, ấy là phúc thật, vì chưng mình sẽ được thương xót
vậy.
– Ai giữ lòng sạch sẽ, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa
Trời vậy.
– Ai làm cho người hòa thuận, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con
Đức Chúa Trời vậy.
– Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa
Trời là của mình vậy.
 10 điều răn Đức Chúa Trời:
– Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết
mọi sự.
– Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
– Thứ ba: Giữ ngày Chúa nhật.
– Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
– Thứ năm: Chớ giết người.
– Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
– Thứ bảy: Chớ lấy của người.
– Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
– Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
– Thứ mười: Chớ tham của người.
Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ:
Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự,
sau lại yêu người như mình ta vậy.
Amen.
 6 điều răn của Hội Thánh
– Thứ Nhất: Xem lễ ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc
– Thứ Hai: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc
– Thứ Ba: Xưng tội trong một năm ít là một lần
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
11
– Thứ Bốn: Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong Mùa Phục Sinh
– Thứ Năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc
– Thứ Sáu: Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng các ngày khác Hội Thánh dạy
 Phẩm trật của hội thánh công giáo:
Giáo hội Công giáo phân chia phẩm trật giáo sĩ thành ba chức: giám
mục, linh mục và phó tế. Theo Giáo hội, thuật ngữ “hiearchy” (nghĩa là “thừa
kế”) để chỉ những người có thẩm quyền trong một đơn vị giáo hội của họ. Thẩm
quyền cơ bản nhất là chức giám mục vì họ được coi là những người kế vị
các tông đồ, trong khi chức thấp hơn là linh mục và phó tế phục vụ như người
trợ lý và cộng tác của giám mục. Như vậy, phẩm trật trong Giáo hội Công giáo
Rôma đôi khi cũng được chỉ riêng về chức giám mục mà thôi.
Mỗi giáo phận Công giáo đều do một giám mục lãnh đạo. Giáo phận được
chia thành các cộng đoàn giáo dân nhỏ hơn được gọi là giáo xứ, mỗi giáo xứ
cũng do một hoặc nhiều linh mục coi sóc. Các linh mục ở những giáo xứ lớn có
thể có thêm các phó tế phụ giúp mục vụ và quản nhiệm.
Tất cả các phó tế, linh mục và giám mục đều có quyền giảng đạo, cử hành
nghi thức bí tích rửa tội, hôn phối và tang lễ. Nhưng chỉ có các linh mục và giám
mục mới có quyền cử hành Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hòa Giải (giải tội), Bí
tích Thêm Sức (linh mục có thể cử hành nếu có sự chấp thuận của giám mục)
và Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Chỉ có giám mục mới có quyền cử hành Bí tích
Truyền Chức Thánh, tức là truyền chức linh mục hoặc tấn phong chức giám
mục.
1.2. Lược sử truyền giáo vào Việt Nam
1.2.1 Quá trình Đạo công giáo du nhập vào Việt Nam
Đạo Công giáo tại Việt Nam được du nhập từ các tu sĩ, linh mục người
ngước ngoài. Quá trình du nhập vào Việt Nam đã trải qua một thời gian dài và
khá phức tạp. Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam trải qua gần 500 năm có thể chia
thành 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu : Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trong nước
đang lâm vào khủng hoảng, các cuộc nội chiến liên miên diễn ra giữa các tập
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
12
đoàn phong kiến Lê – Mạc. Dưới tính hình đó, đất nước bị chia cắt, kinh tế khó
khăn. Lúc bấy giờ, đạo Công giáo đã được truyền vào từ năm 1533, do giáo sĩ
Tây Dương tên là In-nê- khu, đã đến làng Ninh Cường thuộc tỉnh Nam Định
ngày nay. Trong giai đoạn này, nhằm chống lại ảnh hưởng từ phái cải cách Tin
Lành, giáo hội Công giáo Roma đang không ngừng gửi các thừa sai theo tàu
buôn đến các nước Châu Á để truyền giáo, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên,
thời gian đầu việc truyền giáo không thu lại được kết quả mấy. Mãi đến năm
1615, việc truyền giáo vào Việt Nam mới thực sự có được thành quả nhất định.
Các thừa sai dòng Tên dừng chân nơi nào, họ lập Hội Thầy giảng để giúp việc
truyền giáo đến đó. Ban đầu, họ đã dùng mẫu tự La Tinh để phiên âm tiếng Việt
và soạn thảo Kinh thánh. Nhờ kinh nghiệm truyền giáo ở các nước trong khu
vực khác mà khi đặt chân đến Việt Nam các thừa sai đã quan tâm đến việc học
ngôn ngữ và phong tục của dân tộc luôn. Lúc này Việt Nam lại đang bị chia cắt
thành đàng Trong và đàng Ngoài bởi 2 thế lực Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh.
Tại Đàng Trong, Linh mục Fancessco Buzomi, dẫn đầu một đoàn Tu sĩ
dòng Tên đến Hải Phố ( Hội An) vào ngày 18/01/1615. Ngài xin phép chúa Sãi
Nguyễn Phúc Nguyên (1613- 1635) giảng đạo tại Nam Hà. Ở Hải Phố, cha xây
cất một nguyện đường dâng lễ phục sinh năm 1615 và rửa tội cho 10 tân tòng
đầu tiên. Sau cha đi giảng ở Cửa Hàn (Đà Nẵng) Nước Mặn (Quy Nhơn), dần
dần công việc truyền giáo được thuận lợi và tốt đẹp. Nhiều thừa sai khác, nhiều
thừa sai đến và các Cha chia nhau 3 giáo điểm là Hội An, Đà Nẵng và Quy
Nhơn ngày nay. Đặc biệt chính Chúa Sãi cung cấp cho Linh mục Buzomi một
khu đất để xây một nhà thờ ở kinh đô Trà Bát (Quảng Trị). Trong suốt năm 1615
đến 1663 con số tín đồ đã lên đến 50.000 người.
Tại đàng Ngoài: Các linh mục Dòng Tên tại Macao cũng tổ chức một phái
đoàn truyền giáo do cha Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ) dẫn
đầu. Ông là người gốc Bồ Đào Nha, đến giảng đạo ở Đàng Trong 3 năm thì
chuyển ra đàng Ngoài. Ngày 19/03/1627 ông cập bến tại tỉnh Thanh Hóa và thi
hành việc giảng đạo suốt trên con đường tiến ra Thăng Long để gặp Chúa Trịnh.
Ngài được đón tiếp tử tế và được lòng dân đón nhận. Số người theo đạo ngày
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
13
một nhiều khiến cho vua Lê Chúa Trịnh bắt đầu lo lắng quyền lực của Chúa sẽ
bị giảm sút. Vì thế cuộc cấm đạo, bách đạo đã nhen nhóm và ngày một quyết
liệt. Đến năm 1630 linh mục Alexandre de Rhoodes bị trục xuất khỏi thành
Thăng Long. Sau ông, các nhà truyền giáo khác vẫn tiếp tục đến Việt Nam
nhưng đến năm 1663 Chúa Trịnh và năm 1665, Chúa Nguyễn, đều lần lượt ra
lệch trục xuất vĩnh viễn các linh mục là giáo sĩ nước ngoài. Tuy nhiên, cha
Alexandre de Rhodes đã truyền giáo trong suốt 50 năm, thu về 350.000 giáo dân
và xây dựng được 414 nhà thờ.
Có thể nói đạo Công giáo là một tôn giáo mới lạ so với tín ngưỡng người
Việt Nam. Đối với nhà nước thời đó vốn lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo
nhằm trị nước yên dân, nên trong quá trình truyền giáo nhất là thời nhà Nguyễn
đạo Công giáo bị cấm gay gắt. Tuy nhiên sau khi pháp chính thức chiếm được 3
tỉnh miền Đông Nam Kỳ, triều đình nhà Nguyễn buộc phải nới lỏng cho phép
truyền đạo ở miền Nam. Đến hòa ước Giáp Tuất 1874 việc truyền giáo được
chính thức mở rộng và lịch sử Công Giáo sang một trang khác.
Giai đoạn 1884-1954: Trong giai đoạn này Pháp bắt đầu đô hộ Việt Nam
(với hòa ước Giáp Thân ngày 06/06/1884). Việc Pháp đô hộ đã tạo thuận lợi cho
hoạt động của đạo Công giáo, người dân không còn bị cấm đạo, sát đạo nữa.
Cũng trong giai đoạn này mà các Tòa Giám Mục, Nhà Thờ, Chủng Viện, các
dòng tu… được xây dựng nhiều hơn, số tín hữu cũng tăng nhanh hơn. Giai đoạn
này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của giáo hội Việt Nam. Điển hình
như biến cố ngày 3/12/1924, tòa thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông tòa
tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Tòa Giám Mục như ngày nay.
Năm 1925 tòa thánh thiết lập Tòa Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú
Cam ( Huế). Năm 1993 Tòa thánh tấn phong giám mục người Việt – Nguyễn Bá
Tòng (vị giám mục đầu tiên là người Việt Nam). Sau 400 năm truyền giáo, năm
1934 cộng đồng Đông Dương với 19 giám mục, 5 bề trên dòng tu và 21 linh
mục cố vấn đã họp tai Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng giáo phẩm và
đào tạo giáo sĩ… ở Việt Nam. Giáo hội Việt Nam phát triển nhanh vì được định
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
14
hướng rõ rệt, nhiều giáo phận mới được thành lập. Năm 1939 đạo Công giáo
Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám muc và 1.544.765 giáo dân.
Năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải kí hiệp ước
Giơ-ne-vơ và rút quân khỏi Việt Nam. Từ đó miền Bắc hoàn toàn được giải
phóng. Tranh thủ cơ hội, vì nhiều lý do đã diến ra cuộc đại di cư của đồng bào
bà con miền Bắc vào Nam. Đối với người Công Giáo cuộc di cư có đến 72%
linh mục, 40% giáo dân ( 650.000 người), 2000 nữ tu sĩ và hơn 1000 chủng sinh
miền Bắc di cư vào Nam.
Việc di cư của người Công giáo trong giai đoạn này là một mốc lịch sử,
làm cho giáo hội Công giáo Việt Nam rơi vào khủng hoảng, đặc biệt là người
dân miền Bắc. Chính vì vậy, khi các tu sĩ di cư nhiều, đời sống người dân ở
miền Bắc không được thường xuyên sinh hoạt tôn giáo, nhiều nhà thờ bỏ không,
nhiều tu viện, chủng viện không một bóng người; đời sống tinh thần của người
dân không được chăm lo, nhiều người vì một số lí do mà bỏ đạo.
Giai đoạn 1954- 1975: trong giai đoạn này, có sự xáo trộn ở cả hai miền
Nam Bắc. Chính sự di cư bất đắc dĩ mà miền Bắc còn lại 28% linh mục, 60%
giáo dân, các địa phận như Phát Diệm, Bùi Chu, Hải Phòng … có số lượng di cư
đông. Điều đó khiến cho hoạt động tôn giáo bị lắng xuống, ảm đạm hơn. Đối với
miền Nam: Cuộc di cư năm 1954 khiến cho đời sống đạo ở Miền Nam thêm sôi
động hơn. Các giáo phận đông dân hơn, một số giáo phận, giáo xứ mới được
thành lập trong thời kì này, ví dụ như Cần Thơ thành lập năm 1955, Nha Trang
thành lập năm 1957. Chính trong giai đoạn này mà nhiều sự kiện quan trọng đã
diễn ra trong đạo Công giáo Việt Nam. Ngày 24/11/1960 giáo hoàng Gioan 23
đã ban hành Sắc chỉ thiết lập hàng giáo phẩm cho giáo hội Việt Nam. Giáo Hội
Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Điều này đã
đánh dấu vị thế của đạo Công giáo ở Việt nam trong hệ thống giáo hội Công
giáo toàn cầu. Năm 1960 giáo hội Việt Nam đã có 20 giáo phận, với 23 giám
mục, 1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ và 1.530 chủng sinh.
Năm 1975 Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam, miền Nam được giải phóng.
Giáo hội công giáo Việt Nam lại có biến động bởi một lượng lớn tu sĩ và giáo
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
15
dân ra ngước ngoài. Theo thống kê thì có tới 400 tu sĩ, 50.000 giáo đã di cư ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tại miền Nam lúc đó chỉ còn lại 25 giám mục, 2.000
linh mục, gần 7.500 tu sĩ. Mặc dù là giáo hội Công giáo Việt Nam đang có
những khủng hoảng, khó khăn khi một lượng lớn tu sĩ và giáo dân ra nước
ngoài, hoàn cảnh chính trị, kinh tế trong nước cũng chưa được ổn đinh, kinh tế
khó khăn, tuy vậy, hai miền Nam, Bắc vẫn thống nhất chuẩn bị cho giai đoạn
phát triển tiếp theo và vượt qua khó khăn.
Giai đoạn 1975 đến nay: nhận thấy khó khăn đất nước và giáo hội Việt
Nam đang phải hứng chịu, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã họp tại thủ đô Hà
Nội năm 1980 và đưa ra đường hướng là “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để
phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Đây là sự kiện quan trọng, Giáo hội xây
dựng một hội thánh tại Việt Nam gắn bó với đất nước, cùng đồng bào cả nước
chung tay xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trải qua hơn 400 năm truyền giáo, hiện nay Công giáo là một trong số các
tôn giáo lớn ở Việt Nam. Theo thống kê được trình báo cho Giáo hoàng trong
chuyến thăm Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam thì cho đến
năm 2018, hiện nay, Công giáo tại Việt Nam có hơn 7 triệu tín hữu, với 47 giám
Mục, 4.000 linh mục, 4.500 giáo xứ, 22.000 tu sĩ với hơn 240 dòng tu, hơn 2400
đại chủng sinh trong tổng số 27 giáo phận. Ta có thể thấy, lịch sử hình thành và
phát triển đạo Công giáo Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động. Sự
du nhập của một tôn giáo xa lạ với xã hội Việt Nam, đã đem đến cho đất nước
Việt Nam một tầm nhìn mới. Đến nay, đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn
giáo lớn với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng trong đời sống văn
hóa- xã hội Việt Nam.
1.2.2 Lịch sử truyền giáo của giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thái Bình (tiếng Latin: Dioecesis de Thai Binh) là một giáo
phận Công giáo Rôma tại Việt Nam nằm trên địa bàn của hai tỉnh Thái
Bình và Hưng Yên.
Về mặt địa lý, địa hình, Giáo phận Thái bình phía Đông Bắc giáp giáo
phận Hải Phòng bằng con sông Hóa, phía Tây Bắc giáp giáo phận Hà Nội, phía
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Sinh viên: Nguyễn Văn Thắng- VH1901
16
Nam giáp giáo phận Bùi Chu bằng con sông Hồng và phía Đông là Biển Đông
(vịnh Bắc Bộ). Tổng dân số trên địa bàn giáo phận Thái Bình thuộc đồng bằng
châu thổ sông Hồng khoảng chừng hơn một triệu người, đại đa số là người Kinh,
trong đó khoảng 60% làm nông nghiệp, còn lại là đa số làm nghề thương mại, cơ
khí, kỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp …
Giáo phận Thái Bình được bao bọc bởi hai con sông, tiếp giáp với ba giáo
phận và biển Đông rộng lớn. Hai con sông Hồng và sông Hóa tựa như hai cánh
tay khoẻ bao bọc lấy giáo phận. Nhờ có hệ thống sông là những trục giao thông
rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển. Khu vực giáo phận trở nên rất trù
phú, dân cư đông đúc sống hiền lành chất phác. Đây là một môi trường thuận lợi
cho việc đón nhận và phát triển đức tin, in dấu vết của những cuộc hành trình
rao giảng Tin Mừng của các nhà truyền giáo. Có thể nói, đạo công giáo được
truyền vào miền đất Thái Bình từ khá sớm.
Theo sử sách để lại, năm 1638 đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Dương
Hòa thứ tư, linh mục Felice Morelli – một vị thừa sai dòng Tên, người Ý, sau khi
được cử đến rao giảng tại vùng Kẻ Chợ, đã xuôi dòng sông Hồng rồi rẽ vào sông
Luộc đến giảng đạo tại làng Bồ Trang (thuộc xứ Bồ Ngọc – Giáo phận Thái Bình
ngày nay). Cuộc gặp gỡ với người dân nơi đây đã trở thành cộc gặp gỡ lịch sử.
Kể Từ đây đạo công giáo dần dần được lan rộng ra các làng khác trong phủ Thái
Bình như Lai Ổn, Ninh Cù.
Thái Bình tuy là một trong những vùng đất hình thành các giáo xứ Công
giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo phận Thái Bình lại là giáo phận được thành
lập muộn nhất trong Giáo tỉnh Hà Nội. Ngày 9 tháng 3 năm 1936, Giáo hoàng
Piô XI ban Sắc chỉ Praecipuas inter Apostolicas thành lập Giáo phận Thái Bình
gồm hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên, tách ra từ Giáo phận Bùi Chu (Nam
Định). Ngày 15 tháng 6 năm đó, Tòa Thánh bổ nhiệm một linh mục dòng
Dominic người Tây Ban Nha tên là Juan Casado Obispo làm Giám mục đại diện
tông tòa Thái Bình. Ông có tên Việt là Thuận và trở thành Giám mục tiên khởi
của giáo phận.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *