LVTN-8702_Tìm hiểu nhu cầu du lịch công vụ của khách Đài Loan tại Hải Phòng

luận văn tốt nghiệp

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
——————————-

ISO 9001:2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)

Sinh viên : Nguyễn Cao Quyền
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Thanh Hương

HẢI PHÒNG – 2019

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
———————————–

TÌM HIỂU NHU CẦU DU LỊCH CÔNG VỤ CỦA
KHÁCH ĐÀI LOAN TẠI HẢI PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)

Sinh viên : Nguyễn Cao Quyền
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Thanh Hương

HẢI PHÒNG – 2019

3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Nguyễn Cao Quyền

Mã SV: 1312601033
Lớp: VH1801

Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Tìm hiểu nhu cầu du lịch công vụ của khách Đài Loan tại Hải Phòng.

4

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
– Về lý luận, tổng hợp và phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về du lịch, khách
du lịch công vụ, du lịch MICE và nhu cầu du lịch.
– Về thực tiễn, tìm hiểu ưu nhược điểm Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn
của khách công vụ Đài Loan, sự giao thương kinh tế giữa hai quốc gia và đặc
điểm tâm lý của khách công vụ Đài Loan.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ
Du lịch.
– Một số mục tiêu và giải pháp của công ty du lịch Bến Thành nhằm phát triển thị
trường khách công vụ nói chung.
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
– Các tài liệu lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành, hiệu quả kinh doanh lữ hành.
– Các số liệu về kết quả kinh doanh của 1 số công ty du lịch chuyên phục khách
du lịch công vụ Đài Loan tại Hải Phòng.
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Văn phòng Công ty Du lịch Bến Thành tại Hải Phòng.
Địa chỉ: Số 82 Cầu Đất, Hải Phòng.

5

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Họ và tên : ThS Vũ Thị Thanh Hương
Học hàm, học vị : ThS
Cơ quan công tác : Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:Tìm hiểu nhu cầu du lịch công vụ của khách Đài Loan tại
Hải Phòng.

Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 08 tháng 07 năm 2019
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày28 tháng 09 năm 2019

Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Cao QuyềnThS Vũ Thị Thanh Hương

Hải Phòng, ngày 28 tháng 09 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên:
ThS Vũ Thị Thanh Hương
Đơn vị công tác:
Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Cao QuyềnChuyên ngành: Văn hóa du lịch
Đề tài tốt nghiệp:
Tìm hiểu nhu cầu du lịch công vụ của khách Đài Loan tại Hải
Phòng.
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
 Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu.
 Có ý thức kỷ luật tốt, chăm chỉ, chịu khó học hỏi.
 Hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ
Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)
– Về lý luận, tác giả đã nêu khái quát, phân tích và đưa ra các cơ sở lý luận về kinh
doanh lữ hành và hiệu quả kinh doanh lữ hành.
– Về thực tiễn, tác giả đã nêu và đánh giá thực trạng hiệu quảhoạt động kinh doanh của
công ty du lịch Bến Thành chi nhánh Hải Phòng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
– Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiễn, đạt chất lượng tốt của khóa luận
tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch).
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm hướng dẫn

Hải Phòng, ngày 28tháng 09 năm 2019

Giảng viên hướng dẫn

ThS. Vũ Thị Thanh Hương
7

LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa Ban Lãnh Đạo Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng, Khoa Du Lịch
và Quý Thầy Cô Hướng Dẫn.

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Trường Đại Học Dân Lập
Hải Phòng, Khoa Du Lịch đã tạo mọi điều kiện để em được học tập, rèn luyện, tham
gia thực tập và viết báo cáo tốt nghiệp để hoàn thành chương trình đào tạo của tôi tại
trường trong hai năm qua.

Em xin chân thành cảm ơn Giảng Viên Hướng Dẫn: ThS.Vũ Thị Thanh Hương
đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm báo cáo.

Do thời gian làm báo cáo có hạn, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu xót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để bài báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

8

MỤC LỤC
Lời mở đầu.
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
1.1 Khái niệm du lịch
1.2 Khái niệm khách du lịch
1.2.1 Định nghĩa
1.2.2 Phân loại
1.3 Khái niệm khách du lịch công vụ
1.4 Loại hình du lịch MICE
1.5 Nhu cầu du lịch
1.7 Chuỗi cung ứng nhu cầu du lịch
1.5.1 Lưu trú
1.5.2 Phương tiện
1.5.3 Hội Thảo, hoạt động vui chơi
1.5.4 Dịch vụ ăn uống
1.5.5 Điểm đến
1.8 Tiểu kết chương 1
Chương 2: thực trạng khách du lịch công vụ Đài Loan đến Hải Phòng.
2.1
Điều kiện chung để Việt Nam trở thành địa điểm phù hợp với khách công vụ Đài
Loan
2.1.1: vốn đầu tư FDI của Đài Loan tại Việt Nam
2.2
Các điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch của khách công vụ Đài Loan
2.3
Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch của khách du lịch công vụ Đài Loan của Việt
Nam và của Hải Phòng
2.4
Lượng du khách quốc tế đến Hải Phòng
9

2.5 Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch công vụ Đài Loan của 1 số công ty
du lịch tại Hải Phòng
2.6
Các chương trình du lịch giải trí của khách Đài Loan
2.6.1: 1 số chương trình du lịch công vụ hay được khách du lịch Đài Loan chọn
lựa
2.7
Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Đài Loan
2.8
Mong muốn của khách du lịch Đài Loan nói chung
2.9
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị phát triển khách công vụ Đài Loan
tại Hải Phòng
3.1 Một số giải pháp
3.2 Mục tiêu và giải pháp của công ty du lịch Bến Thành nhằm phát triển thị trường
khách du lịch công vụ tại Hải Phòng
3.1.1:Mục tiêu của công ty du lịch Bến Thành nhằm phát triển thị trường khách du
lịch công vụ tại Hải Phòng
3.1.2: Giải pháp của công ty du lịch Bến Thành nhằm phát triển thị trường khách
du lịch công vụ tại Hải Phòng
3.3
Kiến nghị
3.4 Tiểu kết chương 3.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

GIỚI THIỆU
Ngày nay đời sống của con người ngày càng nâng cao, họ không những có nhu
cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu thỏa mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí
và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới
nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp
không khói”, mang lại thu nhập GDP cho nền kinh tế, giải quyết rất nhiều công ăn
việc làm cho hang vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế
giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có cái nhìn đầy
đủ, chính xác về du lịch.Điều này có ý nghĩa cả về phương lí luận và thực tiễn. Nó
giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục các hạn chế, nhanh
chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập
với du lịch khu vực và của thế giới. Nhận thức được điều này bản thân em cũng đang
công tác tại một công ty du lịch tiến hành tìm hiểu và đề cập những nhận thức cơ bản
về “Nhu cầu du lịch công vụ của khách Đài Loan ở Việt Nam”.

Lý Do Chọn Đề Tài
Hiện nay Việt Nam đang bước vào tiến trình hội nhập, quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng hơn, nền kinh tế đang đạt nhiều
những thành tựu hơn. Nguồn vốn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng
nhiều đặc biệt là vốn đầu tư của các doanh nghiệp Đài Loan. Vậy nên nhu cầu du lịch,
nghỉ ngơi của họ là vô cùng cao.
Tuy nhiên để tổ chức trọn vẹn được một chương trình là công việc không hề
đơn giản. Vì thế, em tiến hành bài khảo sát để nắm bắt được nhu cầu thực tế của
khách du lịch Đài Loan đóng góp phần phát triển du lịch của nước ta một cách tổng
quát nhất.
11

Mục Đích Nghiên Cứu.
Mục tiêu của đề tài này là trước hết cung cấp một cái nhìn tổng quan cho sinh
viên cùng những thành phần khác trong xã hội về “ nhu cầu của khách du lịch công vụ
Đài Loan ở Việt Nam”. Thông qua đó mọi người có thể nhận thấy nhu cầu và xu
hướng chọn địa điểm nghỉ ngơi, du lịch của khách du lịch công vụ Đài Loan nói riêng
và mọi khách du lịch quốc tế ngày nay nói chung.
Thứ hai, việc thu thập và phân tích những số liệu đề tài có thể cung cấp cho các
công ty du lịch thông tin, dữ liệu về vấn đề này như ( mức chi tiêu/ một chuyến đi họ
chi tiêu như thế nào, dịch vụ xe và ăn uống phải ra làm sao … ), từ đó các nhà cung
cấp đưa ra những chiến lược mới thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của du khách. Đồng thời
đề tài này mong muốn đưa ra những hướng đầu tư mới cho các nhà đầu tư đang có kế
hoạch thâm nhập vào lĩnh vực này.
Thứ ba, qua việc thực hiện em cũng mong muốn áp dụng nhiều hơn kiến thức
mình được học vào thực tiễn mong muốn lý thuyết của mình được học trên ghế nhà
trường được áp dụng sâu vào trong công việc cũng như góp phần phát triển hình ảnh
du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè Quốc tế.

12

CHƯƠNG 1: Phương pháp nghiên cứu
Khái Niệm
1.1 Du lịch:
Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ
phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng dần được
phát triển và ngày càng được nâng cao lên cả về cơ sở vật chất kỹ thuật đến các điều
kiện về ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,…Ngày nay, hoạt động du lịch đã mang tính
toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu của người dân các nước kinh tế phát
triển. Du lịch cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá đúng mức sống của dân cư nước
đó.Và vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch.
– Vào năm 1941, ông w. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: Du lịch
là tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di
chuyển và dừng .lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường
xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt
động nào để có thu nhập tại nơi đến.
– Theo nhà kinh tế Kalisiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay
tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thoa mãn nhu cấu tinh thần, đạo đức, do
đó tạo nên các hoạt động kinh tế.
– Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent
Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa
khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình
thu hút và đón tiếp khách du lịch.
Với cách tiếp cận tổng hợp ấy, các thành phần tham gia vào tạ hoạt động du lịch bao
gồm:
(1) Khách du lịch;
(2) Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch;
(3) Chính quyền sở tại;
(4) Cộng đồng dân cư địa phương.
13

– Theo WTO: Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
công vụ và nhiều mục đích khác.
– Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới:Du lịch được hiểu là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc
của họ.
– Theo tổng cục du lịch ( pháp lệnh du lịch) : Du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch có thể
hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh
tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thoả
mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hoà bình hữu nghị.
– Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI
năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau:Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
1.2 Khách du lịch
Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng “ khách du lịch” là
nhân tố quyết định. Nếu không có “ khách du lịch” thì các nhà kinh doanh du lịch
không thể kinh doanh được, không có “khách du lịch” thì hoạt động của các nhà kinh
doanh du lịch trở lên vô nghĩa. Nếu xét trên góc độ thị trường thì “khách du lịch”
chính là “cầu thị trường”, còn các nhà kinh doanh du lịch là “cung thị trường”. Vậy
“khách du lịch” là gì ?
14

1.2.1 Định nghĩa là khách du lịch của Việt Nam.
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành 1999 có nói: “khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
1.2.2 Phân loại.
Sau khi nhận thức định nghĩa khách du lịch thì việc phân loại khách du lịch có
ý nghĩa quan trọng.Từ đó giúp tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, thống kê các chỉ
tiêu về du lịch. Ngày 4/3/1993 theo đề nghị của Tổ chức du lịch thế giới ( WTO ), hội
đồng thống kê Liên hợp quốc ( UNITEL NATIONS STATISTICAL COMMISSION ) đã
công nhận những thuật ngữ để thống nhất việc soạn thảo kê du lịch:
Khách du lịch quốc tế ( International Tourist ) bao gồm:
– Khách du lịch quốc tế đến ( Inbound Tourist ) : gồm những người từ nước
ngoài đến du lịch ở một quốc gia khác.
– Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài ( Outbound Tourist ) : gồm những người
đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch trong nước ( Internal Tourist ): gồm những người là công dân
của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia
đó đi du lịch trong nước.
– Khách du lịch nội địa ( Domestis Tourist ): gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế đến.
– Khách du lịch quốc gia ( National Tourist ): gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Theo pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1990: Khách du lịch bao gồm
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
15

– Khách du lịch là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
đi du lịch tham quan trong lãnh thổ Việt Nam.
– Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người nước ngoài cư trú tại Việt
nam ra ngước ngoài du lịch
Còn các cách phân loại khác.
– Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc: qua việc phân loại này các nhà
kinh doanh du lịch nắm được nguồn gốc khách, hiểu được mình đang phục vụ
ai ?khách thuộc dân tộc nào ? nhận biết được văn hóa của khách để phục vụ tốt
hơn.
– Phân loại theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp: các nhà kinh doanh sẽ nắm bắt
được cơ cấu khách, các yêu cầu cơ bản và đặc trưng tâm lý về khách du lịch.
– Phân loại khách theo khả năng thanh toán: việc xác định khả năng thanh toán
của khách du lịch sẽ là điều kiện để các nhà kinh doanh cung cấp các dịch vụ
một các tương ứng thích hợp khả năng chi trả của từng đối tượng khách.
1.3 Khách du lịch công vụ.
Đối với các quốc gia phát triển thì thị trường khách du lịch công vụ đã hình
thành và phát triển từ rất sớm, nhưng riêng Việt Nam đây là một thị trường khá mới,
một thị trường tiềm năng và có khả năng đem lại doanh thu lớn cho ngành du lịch và
góp phần không nhỏ cho kinh tế của Việt Nam.
Một định nghĩa khách công vụ được sử dụng phổ biến trên thế giới như sau:
khách du lịch công vụ là khách du lịch mà mục đích chính của chuyến đi là tham gia
một hoạt động hoặc sự kiện nào đó liên quan đến công việc của đối tượng khách này.
Tuy nhiên ở Việt Nam thì chưa có định nghĩa thống nhất về đối tượng khách
này, theo giáo trình kinh tế du lịch ( trường đại học Kinh Tế quốc dân – khoa du lịch )
cho biết: du lịch công vụ – mục đích chính của hình thức du lịch này là nhằm thực
16

hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách đi tham
dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc
triển lãm hang hóa, hội chợ quảng bá …
Trong sơ đồ thống kê, khách công vụ được xếp vào khách du lịch gồm khách đi
vì mục đích họp mặt, hội nghị, công vụ khen thưởng hoặc mục đích khác … Bên cạnh
đó còn một số đối tượng khách khác như là khách thương gia. Đó là những người đi
tìm hiểu thị trường, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các dự án đầu tư và ký kết các
hợp đồng.
Ngoài ra theo trường Đại học kinh tế quốc dân định đưa ra hai định nghĩa.
Khách công vụ: là những người đi lu lịch nước ngoài với những mục đích
chính liên quan đến nghề nghiệp của mình.
Khách thương gia: là khách du lịch công vụ với mục đích của chuyến đi là
nghiên cứu thị trường, tìm hiểu cơ hội đầu tư, ký kết hợp đồng kinh tế.
Mọi dịch vụ đối ngoại liên quan đến công vụ được cơ quan doanh nghiệp cử đi
hoặc các sự kiện gặp khách hang đối tác liên quan đến lợi ích của công ty đều được
công ty thanh toán toàn bộ tiền dịch vụ. Ngoài ra còn khách đến các thành phố khác
tìm cơ hội làm ăn kí kết hợp đồng …được coi la khách hàng thương gia, họ tự động
thanh toán tiền các khoản chi phí đã sử dụng. Tất cả họ ngoài mục đích công vụ họ rất
hay kết hợp đi nghỉ dưỡng, tham quan, thư giãn, mua sắm … làm gia tang doanh thu
lớn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, điểm
tham quan cũng như các công ty lữ hành nắm bắt được thị phần khách du lịch này.
Tuy nghiên đối tượng khách du lịch công vụ mặc dù chưa phát triển mạnh ở
nước ta, nhưng trong thời gian tới đó sẽ là một thị trường cực kì tiềm năng, mang lại
doanh thu không nhỏ cho ngành du lịch Việt Nam.

17

1.4 Loại hình du lịch MICE
Du lịch MICE (tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event) là
loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen
thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.Các đoàn khách MICE thường rất đông
khách và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn các đoàn khách du lịch thông thường. Do đó
du lịch MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành kinh tế.
Khách MICE thường là khách hạng sang, giàu có, mức chi cho tiêu dùng cao, sử
dụng nhiều dịch vụ cao cấp, thời gian lưu trú dài ngày. Khách du lịch MICE bao gồm
khách MICE nội địa và khách MICE quốc tế.Ngoài lợi ích cho ngành du lịch, MICE
còn tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác.
So với hình thức du lịch, du lịch MICE mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời, có thể nói
tới như:
– Cơ hội để các thành viên có thời gian du lịch, nghỉ dưỡng
– Kết hợp giữa công việc và nghỉ ngơi, đem lại hiệu quả ngạc nhiên
– Đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa cá nhân vs doanh nghiệp, với các tổ chức
– Là dịp để các doanh nghiệp giao lưu, tìm hiểu, đầu tư và hợp tác
Mục đích chính của du lịch MICE chính là để các công ty, doanh nghiệp có cơ hội
giao lưu, gặp gỡ, tìm kiếm các khách hàng, đối tác mục tiêu nhằm phát triển thị
trường và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Du lịch MICE là hình thức du lịch đẳng cấp với những đặc trưng nổi bật như:
– Thời gian: MICE tour tùy theo yêu cầu của đơn vị tổ chức có thể diễn ra vào bất cứ
thời điểm nào trong năm.
18

– Địa điểm tổ chức: Với tính chất đặc biệt cùng với những yêu cầu hoàn hảo từ khách
sạn lưu trú sang trọng, dịch vụ ăn uống tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp… địa điểm
tổ chức du lịch MICE thường được diễn ra ở các khách sạn, resort đẳng cấp từ 3 – 5*
hoặc các trung tâm tổ chức hội nghị lớn.
– Đối tượng tham dự: Đa phần là quan chức, những người có địa vị, có tiếng nói trong
một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. Họ cũng là người có thu nhập và khả năng chi trả
cao.
– Dịch vụ sử dụng: Đây là loại hình du lịch cao cấp dành riêng cho khách hàng thu
nhập cao, do đó chất lượng các dịch vụ cung ứng trong tour du lịch MICE đòi hỏi sự
hoàn hảo tuyệt đối. Ngoài các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo trong tour, chương
trình du lịch MICE còn tập hợp rất nhiều các hoạt động khác nhau như nghỉ dưỡng,
vui chơi, giải trí… do đó đơn vị tổ chức phải biết cách thỏa mãn tối đa nhu cầu sử
dụng của khách tham dự.
Tuy mới được du nhập vào Việt Nam, nhưng du lịch MICE được xem là loại
hình du lịch hứa hẹn sẽ “bùng nổ” phát triển trong thời gian tới. Đối với các tổ chức,
doanh nghiệp, du lịch MICE mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Dưới đây là 4 hình thức phổ biến của du lịch MICE được du lịch Tầm nhìn Việt tổng
hợp.
MICE – Meeting tour (Du lịch gặp gỡ)
Đây là hoạt động du lịch kết hợp với hình thức hội nghị, hội thảo.Loại hình sự
kiện này được tổ chức để trao đổi, đóng góp ý kiến về sản phẩm, dịch vụ mới hay bàn
luận về vấn đề khó khăn nào đó cần được giải quyết.
Trong meeting tour còn được chia thành 2 loại hình: Association Meeting và
Corporate Meeting.
19

+ Association Meeting: Bạn có thể hiểu nôm na đây là hoạt động gặp gỡ, trao đổi
thông tin giữa những người có cùng nghề nghiệp hoặc có cùng mối quan tâm. Thông
thường, tổ chức sự kiện theo hình thức này có quy mô trung bình khoảng 50 – 200
người tham dự.
+ Corporate Meeting: Là hình thức có quy mô tổ chức nhỏ hơn so với Association
Meeting. Hình thức này bao gồm: Internal Meeting – tổ chức hội thảo khen thưởng/
trao đổi thông tin trong nội bộ công ty; hay External Meeting – hoạt động hội thảo
trao đổi hợp tác làm ăn, đầu tư giữa 2 hoặc nhiều công ty.
MICE – Incentive tour (Du lịch khen thưởng)
Incentive tour (Du lịch khen thưởng) là loại hình du lịch được tổ chức với mục
đích khen thưởng nhân viên công ty, hoặc cá nhân trong một tổ chức. Nhờ đó, thúc
đẩy sự gắn kết, xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên với nhau.
Chương trình du lịch khen thưởng có khoảng 100 – 150 người tham dự với đa
phần là các hoạt động mang tính tập thể như team building… Chương trình tập huấn,
tổ chức dã ngoại cho nhân viên, cán bộ đoàn thể… được xem là một vài ví dụ cụ thể
của tour du lịch khen thưởng.
MICE – Convention tour (Du lịch hội thảo)
Du lịch hội thảo là loại hình du lịch kết hợp với hình thức hội nghị, hội thảo
nhằm trao đổi thông tin giữa những người có cùng trình độ. Hoạt động này được tổ
chức cho sự kiện quốc gia hay quốc tế lớn có quy mô tham dự từ 300 – 1500 người.
Du lịch hội thảo cũng được chia thành 2 loại:
+ Hội nghị chủ nhà: Là hội nghị được nước chủ nhà đăng cai tổ chức, các quốc gia
khác gửi đại diện đến tham dự.
+ Hội nghị thường niên: Là hội nghị được tổ chức luân phiên ở các nước.
20

MICE – Event/ Exhibition tour (Du lịch sự kiện/ triển lãm)
Du lịch sự kiện là hoạt động được tổ chức nhằm xúc tiến, quảng bá một lĩnh vực cụ
thể nào đó. Quy mô và số lượng người tham dự không có con số cụ thể. Một số loại
hình cụ thể có thể nói tới như chương trình liên hoan, hội thi hay các chương trình du
lịch…
Đối với du lịch triển lãm, đây là hình thức du lịch MICE kết hợp cùng hoạt động giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ cho các thị trường/ đối tác mục tiêu. Trong du lịch triển lãm
bao gồm:
+ Triển lãm thương mại phục vụ chủ yếu cho các đối tượng kinh doanh.
+ Triển lãm sản phẩm để giới thiệu sản phẩm, hàng hóa đến với khách hàng.
1.5 Nhu cầu du lịch.
– Khái niệm nhu cầu du lịch.
Người ta đi du lịch với mục đích “ sử dụng” tài nguyên du lịch mà nơi ở thường
xuyên của mình không có. Muốn “sử dụng” tài nguyên du lịch ở nơi nào đó người ta
phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình
của mình.Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch đã trở
thành một đòi hỏi tất yếu của con người. Du lịch đã trở thành nhu cầu của con người
khi trình độ kinh tế dân trí và xã hội đã phát triển.
Vậy thế nào là nhu cầu du lịch ?
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu
này được hình thành và phát triển trên nền tảng nhu cầu sinh lý ( sự đi lại ) và các nhu
cầu tinh thần ( nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp ).
21

Nhu cầu du lịch phát triển là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội
và trình độ sản xuất trong xã hội.Trình độ sản xuất trong xã hội càng cao, các mối
quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu đi du lịch của con người càng trở lên gay
gắt hơn. “ Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại, bởi
một nhẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian
rảnh rỗi của con người đồng thời là phương tiện giao lưu trong các mối quan hệ giữa
con người với con người”.
Ngành du lịch ngày nay càng ngày càng phát triển vì nhu cầu du lịch của con
người. Sự phát triển đó nhu cầu du lịch là do các nguyên nhân sau:
– Đi du lịch đã trở lên phổ biến.
– Xu hướng dân số theo kế hoạch hóa gia đình do vậy tạo nên điều kiện đi du lịch
dễ dàng hơn.
– Cơ cấu về độ tuổi.
– Khả năng tài chính ngày càng cao.
– Phí tổn du lịch giảm.
– Mức độ giáo dục ngày càng cao.
– Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng
– Đô thị hóa ngày càng cao.
– Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động do chính phủ tài trợ, du lịch trả
góp ngày càng nhiều.
– Thời gian rảnh rỗi nhiều.
– Du lịch vì mục đích kinh doanh.
– Du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống hiện đại.
22

– Mối quan hệ thân thiện, hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia.
Tổng quát lại từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mục đích,
động cơ đi du lịch nói riêng của con người, các chuyên gia lĩnh vực du lịch đã
phân chia nhu cầu du lịch thành 3 nhóm cơ bản như sau:
– Nhu cầu cơ bản ( thiết yếu ) : Đi lại, lưu trú, ăn uống.
– Nhu cầu đặc trưng: nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu cái đẹp, tự khẳng
định, giao tiếp …
– Nhu cầu bổ sung: thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin …
Trên thực tế khó có thể xếp hạng thứ bậc các loại nhu cầu của khách du lịch.
Các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu và quan trọng không
thể thiếu được để con người cũng như khách du tồn tại và phát triển. Tuy nhiên,
nếu đi du lịch mà không có cái gì để gây ấn tượng, giải trí tiêu khiển, không có
dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu thi không thể được gọi là đang đi du lịch
được.Trong cùng một chuyến đi ta thường kết hợp để đạt được nhiều mục đích
khác nhau, do vậy các nhu cầu cần được thỏa mãn đồng thời.
Vậy nên có những đặc điểm nhu cầu du lịch sau:
– Là một trong các nhu cầu đặc biệt của con người, bao gồm hang loạt các nhu
cầu khác như: nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giao tiếp …
– Trong khi tiêu dùng nhu cầu du lịch, có sự phát sinh các nhu cầu khác như: nhu
cầu mua sắm, tiêu dung các hàng hóa khác …
– Đây là nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần, mang tính cá nhân và chịu sự khế
ước của xã hội.
Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại và phát triển để tiếp tục thỏa
mãn các nhu cầu tiếp theo. Nhu cầu đặc trưng là nguyên nhân quan trọng nhất có
23

tính chất quyết định thúc đẩy con người du lịch. Nếu nhu cầu này được thỏa mãn
thì coi như đã đạt được mục đích chuyến đi. Việc thỏa mãn nhu cầu bổ sung là
làm dễ dàng và thuận tiện hơn trong hành trình du lịch của khách.
Quá trình hình thành và phát triển nhu cầu du lịch:
– Giai đoạn 1: hình thành nhu cầu chung đối với việc đi du lịch: do căng thẳng
mệt mỏi hoặc do nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu …
– Giai đoạn 2: hình thành các nhu cầu cụ thể, nhu cầu hiểu biết về nơi đến ( khí
hậu, an ninh, tập quán, phong tục, thắng cảnh … )
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách du lịch:
– Tình hình cung ứng các sản phẩm, các nhà cung ứng dịch vụ, sự cạnh tranh tren
thị trường.
– Các chính sách của nhà nước, doanh nghiệp, cách thức kinh doanh ( quảng cáo,
marketing … )
– Các yếu tố chủ quan: nhu cầu, động cơ, nhận thức, tình cảm…
Các mô hình sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Mô hình 4S.
– Sea: là một trong các yếu tố thu hút khách du lịch để thỏa mãn nhu cầu tắm
biển, lướt song, phơi nắng … Nơi nào có bãi biển đẹp thì nơi đó có nhiều khách
tham quan, du lịch. Đây là một trong những tiềm năng lớn của du lịch Việt
Nam để thu hút khách du lịch.
– Sun: đối với những quốc gia có khí hậu lạnh như phương Tây họ rất thích du
lịch những nơi có khí hậu ấm áp và đầy nắng để tránh đông, tắm nắng, chữa
bệnh cũng như nghỉ ngơi thư giãn.
24

– Shop: hầu hết khách đi du lịch là để thỏa mãn sự hiểu biết và kinh nghiệm về
phong tục tập quán, nét văn hóa, sinh hoạt của các dân tộc và khi về họ thường
có nhu cầu mua sắm để cho bản thân, làm quà cho gia đình, bạn bè, người thân
… vì vậy mô hình này phát triển cực kì tốt. Hiện nay Việt Nam còn có thêm
một mô hình mới là Sizzle, đây la một mô hình ẩm thực kết hợp với dạy nấu ăn
các món ăn truyền thống của Việt Nam. Du khách quốc tế rất hài lòng với mô
hình này.
– Sand or sex: Sand là bãi cát để phục vụ nhu cầu tắm nắng nghỉ ngơi của khách
… Sex là sự hấp dẫn, quyến rũ là một đặc trưng cần thiết của khách, được thể
hiện qua thắng cảnh, con người, văn hóa…
Mô hình 3H:
– Heritage: bao gồm những di sản, công trình văn hóa nghệ thuật – nhân tố thu
hút khách du lịch. Hiểu theo nghĩa nhà thờ của thuật ngữ Heritage thì đây cũng
là một yếu tố quan trọng đối với khách du lịch quốc tế. Hiện nay khách đi du
lịch nhiều nhất là những khách thuộc các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Đa số họ
đều theo đạo Thiên Chúa nên dù ở đâu, đi đâu họ cũng cần nhà thờ để tham dự
thánh lễ chủ nhật. đây là một nhu cầu tinh thần đối với họ.
– Hospitality: được hiểu theo nghĩa là lòng hiếu khách, trong lĩnh vực du lịch thì
lại được hiểu là những dịch trong khách sạn, nhà hàng. Mặc dù hiểu theo nghĩa
nào đi chăng nữa thì long hiếu khách là một trong những yếu tố quan trọng cấu
thành sản phẩm dịch vụ. Lòng hiếu khách thể hiện qua tiếp xúc giữa khách với
nhân viên cung ứng dịch vụ, giữa khách và nhân viên nhà nước như Hải Quan,
Công an, nhân viên, Bưu điện… Sự niềm nở, tận tình giúp đỡ khách, trò
chuyện một cách vui vẻ với khách khi họ tìm hiểu về phong tục, tập quán về đất
nước đến thăm. Làm tốt những công việc này sẽ gây một ấn tượng tốt đẹp, đối
với mỗi người khách và sau mỗi chuyến đi, họ muốn dịp để trở lại hoặc giới
thiệu cho bạn bè, người thân đến du lịch. Trái lại, chỉ cần một điều nhỏ xúc
25

phạm đến danh dự của khách qua sự lạnh lùng, gắt gỏng, hách dịch thì những
điều tốt đẹp trong chuyến đi dều tan biến thành mây khói và khách sẽ “ một đi
không trở lại”.
– Honesty: tính lương thiện là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Kinh doanh
phải lấy chữ “Tín” lên làm đầu. Cho nên vấn đề uy tín với khách là điều cần
thiết, nó đảm bảo long tin của khách khi bỏ tiền ra mua sản phẩm mà chưa thấy,
chưa sử dụng được sản phẩm.
Mô hình 6S.
– Sanitaire ( vệ sinh ): vệ sinh thực phẩm, ăn uống, chỗ lưu trú…
– Santes ( sức khỏe ): kết hợp các yếu tố liên quan đến sức khỏe: thể thao, chữa
bệnh, nghỉ dưỡng…
– Securities ( an ninh trật tự xã hội ): an toàn về tính mạng, tài sản…
– Serenites ( thanh thản ): thiên nhiên là đối tượng thích hợp nhất cho việc thỏa
mãn nhu cầu này…
– Service ( dịch vụ ): cần đa dạng các loại hình dịch vụ: khách sạn, nhà hàng, vận
chuyển, bưu chính…
– Satisfaction ( sự thỏa mãn, hài lòng ): mức độ thỏa mãn phụ thuộc vào chất
lượng các dịch vụ, phong cách phục vụ, đem lại uy tín và thương hiệu của
doanh nghiệp.

1.6 Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch.
Chuỗi cung ứng ngành du lịch là hệ thống vận chuyển của một sản phẩm hoặc
dịch vụ từ người cung cấp tới khách hàng, kết quả là các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nguyên liệu và các thành phần thô sẽ được chuyển thành sản phẩm hoàn thiện.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *