BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Sinh viên : Nguyễn Ngọc Hạ
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thanh Hương
HẢI PHÒNG – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
———————————–
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HỌC TẬP
TẠI CÁC DI TÍCH GẮN VỚI CÁC TRẠNG NGUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Sinh viên : Nguyễn Ngọc Hạ
Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Thị Thanh Hương
HẢI PHÒNG – 2020
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên:Nguyễn Ngọc Hạ
Mã SV: 1612405001
Lớp : DL 2001
Ngành: Quản trị dịch vu du lịch và lữ hành
Tên đề tài: Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các
trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng
4
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
– Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của các Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần
Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Điều kiện để xây dựng chương trình du lịch học tập cho các em học sinh
trên địa bàn thành phố Hải Phòng
– Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng khai thác di tích các đền Trạng nguyên tại
Hải Phòng để phục vụ du lịch
– Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả các đền Trạng
nguyên tại Hải Phòng để phục vụ du lịch
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
Các số liệu về :
– Số lượng học sinh, sinh viên tiêu biểu, của Hải Phòng năm 2019
– Số lượng cơ sở lưu trú du lịch, hướng dẫn viên, cơ sở kinh doanh du lịch tại
Hải Phòng
– Lượng khách du lịch đến các đền Trạng nguyên tại Hải Phòng thu được
– Số lượng lao động tại các đền thu được
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Vietravel chi nhánh Hải Phòng
5
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Vũ Thị Thanh Hương
Học hàm, học vị:ThS
Cơ quan công tác: Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn
với các Trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 30 tháng 03 năm 2020
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 30 tháng 06 năm 2020
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Ngọc Hạ ThS Vũ Thị Thanh Hương
Hải Phòng, ngày 01 tháng 07 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên:
ThS. Vũ Thị Thanh Hương
Đơn vị công tác:
Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Ngọc Hạ
Chuyên ngành:
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Đề tài tốt nghiệp:
Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với
các Trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu.
Có ý thức kỷ luật tốt, chăm chỉ, chịu khó học hỏi.
Hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận
– Về lý luận, tác giả đã nêu khái quát, phân tích và đưa ra các cơ sở lý luận về lịch sử,
đặc điểm các đền trạng.
– Về thực tiễn, tác giả đã nêu và đánh giá thực trạng hiệu quảhoạt động của các đền
Trạng nguyên, từ đó xây dựng chương trình du lịch học tập tại các đền Trạng.
– Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiễn, đạt chất lượng tốt của khóa luận
tốt nghiệp đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm hướng dẫn
Hải Phòng, ngày 30tháng 06 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn
ThS. Vũ Thị Thanh Hương
7
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, đặc biệt là các thầy cô
trong khoa Du Lịch đã luôn giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình học tập
tại trường. Và em cũng chân thành cảm ơn cô giáo ThS Vũ Thị Thanh Hương – người
trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Có được bài báo cáo thực tập này, em xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc
tới ban quản lý khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong đó có chị Hương
Vũ đã tạo điều kiện giúp đỡ em với những tài liệu, số liệu thực tế quý giá trong suốt
quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo. Anh Tạ Hữu Tiến – Hướng
dẫn viên tự do kiêm thiết kế chương trình trải nghiệm đã giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thiện báo cáo.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo
cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của thầy, cô để bài báo cáo khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Trân trọng cảm ơn!
8
MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là lĩnh vực đứng hàng đầu trong mối quan tâm của mỗi quốc gia.
Theo báo cáo của UNESCO về định hướng giáo dục cho thế kỷ 21 đã nhấn mạnh vào
4 trụ cột của giáo dục là: Học để biết (To learn) – Học để làm (To do) – Học để tồn
tại (To be) – Học để chung sống (To live together). Và một trong những hướng tiếp
cận hữu ích nhất chính là du lịch kết hợp học tập với các hoạt động: bước ra thế giới
– trải nghiệm – học tập từ xã hội – tích lũy kỹ năng – giao lưu văn hóa.Và việc tạo ra
môi trường học tập đó với Việt Nam ngày nay là điều không khó khi mà Du lịch Việt
Nam trong những năm qua đang vươn lên mạnh mẽ, hội nhập với trào lưu chung trên
thế giới.
Hải Phòng là một thành phố có tiềm năng du lịch vô cùng to lớn với đầy đủ địa
thế, tài nguyên du lịch, nhân lực trong vấn đề phục vụ du lịch. Là một vùng đất có
truyền thống hiếu học khi mà nơi đây có đến 3 vị Trạng nguyên. Chính vì lẽ đó mà
Hải Phòng luôn được xem là một trong những thành phố luôn đặt vấn đề giáo dục
song song với tình hình phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên du lịch kết hợp
với trải nghiệm, học tập chưa thực sự được chú trọng và quan tâm.
Là một người con sinh và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt này, nhận
thấy Hải Phòng có một tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển du lịch học tập. Do vậy,
bản thân người viết muốn tìm hiểu, giới thiệu và đề xuất những biện pháp nhằm khai
thác có hiệu quả du lịch kết hợp với học tập, Xuất phát từ lý do trên, người viết đã lựa
chọn đề tài: “ Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các Trạng
nguyên tên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp.
2) Mục đích nghiên cứu
Các điều kiện để xây dựng các chương trình du lịch học tập cho các em học
sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng khai thác các di tích các đền Trạng nguyên tại
Hải Phòng để phục vụ du lịch
9
Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả các đền Trạng
nguyên tại Hải Phòng để phục vụ du lịch
3) Đối tượng nghiên cứu
Cuộc đời và sự nghiệp, khu di tích Đền của các Trạng nguyên Lê Ích Mộc,
Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
4) Phạm vi nghiên cứu
Đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc ở xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng
Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn ở xã Thái Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng
Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện
Vĩnh Bảo, Hải Phòng
5) Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng các phương pháp :
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: nghiên cứu các tài liệu, thu thập các
thông tin cần thiết có liên quan đến ba ngôi Đền để phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Phương pháp điền dã (khảo sát, chụp ảnh..): đến tận nơi để khảo sát tình hình
thực tế ở các di tích. Chụp ảnh để lấy dữ liệu và kết hợp với việc trò chuyện với ban
quản lý di tích để có những thông tin thật chính xác.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh : Từ những thông tin thu thập được
trong quá trình điền dã , người viết phân tích các thông tin, có sự so sánh và đối
chiếu một số dữ liệu trong quá trình nghiên cứu, triển khai vấn đề, từ đó, người viết
tổng hợp các thông tin và sắp xếp theo một trình tự cụ thể.
6) Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, bố cục
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Các điều kiện để xây dựng các chương trình du lịch học tập cho học
sinh Hải Phòng
10
Chương 2: Thực trạng về việc khai thác các di tích của ba Trạng nguyên ở Hải
Phòng phục vụ du lịch
Chương 3: Một sốkiến nghịvà giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả ba Đền
Trạng nguyên trên địa bàn Hải Phòng
11
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………….
8
1)
Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………………. 8
2)
Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 8
3)
Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………… 9
4)
Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 9
5)
Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………. 9
6)
Bố cục của đề tài 9
CHƯƠNG 1
……………………………………………………………………………………………
14
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
………
14
HỌC TẬP CHO HỌC SINH HẢI PHÒNG
………………………………………………..
14
1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch tại Hải Phòng ………………………………. 14
1.2. Công tác tổ chức thi tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt Nam
và cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn
Bỉnh Khiêm ……………………………………………………………………………………………….. 15
1.2.1. Công tác tổ chức thi cử tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến
Việt Nam ………………………………………………………………………………………………… 15
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm ………………………………………………………………………………… 19
1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng ……………. 41
1.3. Truyền thống hiếu học của người dân Hải Phòng …………………………………… 45
Tiểu kết chương 1
………………………………………………………………………………..
46
CHƯƠNG 2
………………………………………………………………………………………..
47
12
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC CÁC DI TÍCH CỦA BA TRẠNG
NGUYÊN Ở HẢI PHÒNG PHỤC VỤ DU LỊCH
……………………………………
47
2.1. Thực trạng tại các di tích của các đền Trạng nguyên ………………………………. 47
2.1.1. Đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc ………………………………………………………. 47
2.1.2. Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn ……………………………………………………. 51
2.1.3. Đền Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
………………………………………….. 54
2.2. Khảo sát các điều kiện về Cơ sở vật chất và Cơ sở hạ tầng để xây dựng …… 65
chương trình du lịch tại các di tích đền Trạng ………………………………………………… 65
2.2.1. Đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc …………………………………………………. 65
2.2.2. Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn ………………………………………………. 68
2.2.3. Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm ………………………………………. 70
2.2.4. Đánh giá khó khăn còn tồn tại
………………………………………………………… 74
Tiểu kết chương 2
………………………………………………………………………………..
75
CHƯƠNG 3:
……………………………………………………………………………………….
76
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ CÁC
ĐỀN TRẠNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG ……………………….
76
3.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các Đền Trạng nguyên .. 76
3.1.1. Quan tâm bảo vệ và tôn tạo các khu di tích lịch sử – văn hóa
……………… 76
3.1.2. Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch …………………………………….. 76
3.1.3. Đẩy mạnh việc phát triển và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kĩ thuật phục vụ du lịch ……………………………………………………………………… 76
3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch …………………………… 77
3.1.5. Đẩy mạng hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch ………… 79
3.2. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty khai
thác79
3.2.1. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng ………………………. 79
13
3.2.2. Đối với chính quyền địa phương …………………………………………………….. 80
3.2.3. Đối với Ban quản lí tại các ngôi đền ……………………………………………….. 81
3.2.4. Đối với các công ty kinh doanh lữ hành…………………………………………… 82
3.2.5. Xây dựng một số chương trình du lịch học tập cho học sinh gắn với các di
tích Trạng Nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng ………………………………….. 82
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………..
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………………….
89
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………..
90
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
Stt
Từ viết tắt
Nghĩa
1
BTC
Ban tổ chức
2
BGK
Ban giám khảo
3
GS
Giáo sư
4
HDV
Hướng dẫn viên
5
KTS
Kiến trúc sư
6
PGS.TS
Phó giáo sư.Tiến sỹ
7
UBND
Ủy ban nhân dân
8
ThS
Thạc sỹ
9
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
14
CHƯƠNG 1
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
HỌC TẬP CHO HỌC SINH HẢI PHÒNG
1.1.
Khái quát chung về hoạt động du lịch tại Hải Phòng
Hải phòng được biết đến là thành phố Cảng hay với tên gọi thân thương hơn là
thành phố Hoa Phượng Đỏ. Là một trong những thành phố trọng điểm của cả nước về
mặt kinh tế, trong đó ngành du lịch góp phần không nhỏ. Đến với Hải Phòng bạn như
đắm chìm vào không gian cuộc sống nhộn nhịp cùng với người dân nơi đây. Hàng
năm, Hải Phòng là một trong những địa diểm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch
đến tham quan và nghỉ dưỡng ở những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Đồ Sơn,
vịnh Bái Tử Long…Du lịch Hải Phòng còn được du khách biết đến bởi những lễ hội
lớn nổi tiếng khắp cả nước như lễ hội chọi trâu một lễ hội độc đáo, nổi tiếng của Đồ
Sơn. Và các khu di tích lịch sử văn hóa như chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh, đền
Nghè, đền thờ bà Lê Chân…
Với vị trí địa lý nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình ở Hải
Phòng rơi vào khoảng 23 – 40 độ C. Là tỉnh có khí hậu nóng ẩm, mang đậm tính đặc
trưng của kiểu thời tiết miền Bắc nên Hải Phòng cũng sẽ có đủ 4 mùa trong một
năm.Thời điểm đẹp nhất để du khách đặt tour du lịch trong nước để đến với Hải
Phòng thường sẽ rơi vào mùa hè, đây là khoảng thời gian ít mưa, nắng ráo, khí hậu
ấm áp thích hợp để du khách có thể tham gia các hoạt động trên biển cũng như là
dành thời gian để khám phá thành phố xinh đẹp này với những hàng hoa phượng đỏ
rực rỡ trong nắng.
Hải Phòng có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng để du khách có
thể lựa chọn sao cho phù hợp với khẩu vị của mình. Đặc biệt, du khách cũng đừng
quên thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng đất này như : bánh mì cay (bánh
mì Hải Phòng), các loại ốc, món ăn hải sản, bánh đa cua, nem cua bể, sủi dìn, cơm
cháy hải sản, lẩu cua đồng, miến trộn,..
15
Du lịch Hải Phòng những năm gần đây cũng có những biến chuyển mới. Năm
2019, Hải Phòng đón và phục vụ 9.078.200 lượt khách, tăng hơn 16,3% so với cùng
kỳ 2018 với doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 930.000
lượt, tăng 8,25% so với cùng kỳ 2018.
Hải Phòng hiện có 490 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao, với
11.074 phòng lưu trú, trong đó có 56 tàu thủy lưu trú du lịch với 375 phòng; 66 đơn
vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 34 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 25
doanh nghiệp lữ hành nội địa, 7 chi nhánh, đại lý nội địa.
Theo số liệu thống kê năm 2018, Hải Phòng có 610 hướng dẫn viên có thẻ
hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 268 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, 342 thẻ hướng
dẫn viên nội địa.
Trong năm 2019, công tác quy hoạch, xây dựng đề án và phát triển sản phẩm
du lịch cũng như công tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác phát triển du lịch đã có
chuyển biến tích cực. Công tác quản lý hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch và vận
chuyển khách du lịch, quản lý hoạt động lưu trú du lịch được đặc biệt chú trọng.
1.2.
Công tác tổ chức thi tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt
Nam và cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất
Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.2.1.Công tác tổ chức thi cử tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến
Việt Nam
1.2.1.1. Chế độ khoa cử
Khoa cử là chế độ tuyển chọn người để cất nhắc vào đội ngũ quan lại thông
qua các kỳ thi do Nhà nước tổ chức.
Thi tuyển quan văn: Là hình thức khoa cử sớm nhất, phổ biến nhất thời kỳ
phong kiến, được áp dụng lần đầu tiên dưới thời nhà Lý, năm 1075.Thời nhà Trần,
khoa cử đi vào nề nếp hơn. Nhưng phải từ thời Lê sơ chế độ khoa cử mới được hoàn
thiện và việc tuyển lựa quan lại dựa trên kết quả khoa cử mới trở thành phương thức
chủ yếu trong quan chế của Nhà nước. Bất kỳ ai, dù là con quan đại thần hay thứ dân,
16
dù học ở trường tư nơi làng, xã hay trường công nơi phủ lộ, kinh thành như Quốc Tử
Giám, nếu có đủ tư cách đạo đức, đều có quyền dự thi để làm quan. Chế độ thi cử
trong nhiều triều đại phong kiến có tiếng là nghiêm túc và công bằng, đặc biệt là ở
các thời có minh quân trị nước.
Năm 1075, nhà Lý tổ chức kỳ thi đầu tiên. Sau đó, khoảng cách giữa những
khoa thi thường là 12 năm, rồi đổi thành 7 năm. Đến năm 1435, vua Lê Thái Tông
sửa lại là 6 năm một kỳ. Nhưng đến năm 1466, Lê Thái Tông đổi lại là 3 năm một kỳ.
Lệ thi này sau đó kéo dài tới cuối thời Nguyễn. Riêng năm 1404 nhà Hồ còn tổ chức
thêm kỳ thi thứ 5 là thi toán và viết chữ.
Quy chế khoa cử thời phong kiến bao gồm 3 kỳ thi (thi Hương, thi Hội, thi
Đình). Trong đó, quan trọng nhất là 2 kỳ thi Hương và thi Hội.
* Thi Hương
Thi Hương được tổ chức quy mô một tỉnh hoặc liên tỉnh để chọn người vào thi
Hội, thi Đình. Thể lệ thi Hương được ổn định từ thời Lê Thánh Tông, bắt đầu mở
trường thi ở các địa phương.
Theo sách Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ của nhà Nguyễn, kỳ thi Hương
có ba vòng (tam trường) hoặc bốn vòng (tứ trường).
Vòng đầu thi kinh nghĩa, gồm các sách tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo. Vòng
hai thi chiếu biểu (tức soạn thảo các văn bản hành chính như chiếu, biểu, sớ…). Vòng
ba thi sáng tác thơ phú theo chủ đề. Vòng bốn thi văn sách để viết các bài tự luận.
Vòng thi kinh nghĩa tương đối dễ, chỉ cần thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh và trình
bày cho đúng ý của người xưa. Vòng thi chiếu biểu phải thuộc hàng trăm bài loại này
rồi chắt lọc tinh hoa để viết thành bài.
Dễ làm nhưng khó đỗ nhất là kỳ thi thơ phú. Dễ vì suốt cả ngày chỉ cần sáng
tác một bài thơ tối đa 16 câu và một bài phú tám câu, nhưng cái khó là phải hay (mỗi
người một cảm nhận, đánh giá nên rất khó).
17
Vòng bốn thi văn sách thì tự do trình bày theo kiến giải riêng của mình, tương
tự như thi tự luận ngày nay. Muốn qua được vòng thi này, sĩ tử không những phải
thông làu kinh sử mà còn phải biết vận dụng sở học của mình để trình bày những kiến
giải mới lạ.
Đề thi thường hỏi đủ mọi lĩnh vực hư thiên văn, địa lý, bói toán, y học…, đặc
biệt là những câu hỏi về thời sự, đòi hỏi sĩ tử phải có những kiến giải độc đáo và đưa
ra giải pháp khả thi. Thi tứ trường nhưng phải học thiên kinh vạn quyển là thế!
* Thi Hội và thi Đình
Thi Hội và thi Đình được mệnh danh là kỳ thi Đại Tỷ (thi lớn, thường được gọi
là Đại khoa, gồm hai giai đoạn).
Thi Hội là kỳ thi quốc gia dành cho những người đã qua thi Hương, có bằng cử
nhân và các Giám sinh đã mãn khóa Quốc Tử Giám. Những người đỗ đạt trong các
kỳ đại khoa như thế đều có danh hiệu, tùy thuộc các thời kỳ khác nhau trong lịch sử.
Theo quy định từ năm 1434, thi Hội cũng có 4 kỳ. Kỳ một thi kinh nghĩa, thư
nghĩa, kỳ hai thi chiếu, chế, biểu, kỳ ba thi thơ phú và kỳ bốn thi văn sách.
Thi Đình còn gọi là Điện thí, được tổ chức ngay tại sân điện, do đích thân vua
ra đề và chấm thi. Quyển thi và quyển nháp đều do bộ Lễ cấp, có rọc phách. Vua
chấm thi vẫn không biết bài đó của ai. Thi Đình thực chất là cuộc phúc tra cuối cùng
nhằm thẩm định và xếp hạng các tân tiến sĩ.
Đây cũng là kỳ thi cuối cùng để xếp loại tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi Hội trước đó.
Sau khi vua chấm bài, học vị của các sĩ tử được quyết định và bảng vàng ghi danh là
vinh hiển tột cùng.
Những vi phạm, can tội trong chế độ khoa cử và hình thức xử phạt
Những vi phạm như: mang sách vào trường thi, sang lều người khác hỏi chữ,
thi hộ… đều bị xem như là tội đồ và tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà có các hình thức
phạt như: đóng gông đuổi ra khỏi trường thi, đánh 100 trượng, xoá tên trong sổ không
cho đi thi vĩnh viễn, hoặc bị giam cầm… Những người vi phạm tội nặng như phạm
18
húy, bất túc…đều phải bị nêu tên lên bảng con- tức là một tấm bảng ngang dài độ 3
thước, ngang khoảng 3 gang làm bằng phên tre, trét vôi trắng dùng để ghi tên những
người can tội nặng.Sau đây là những can tội thường được nhắc đến:
Phạm húy: Trước ngày thi có bảng nêm yết ở cửa những chữ húy mà ai cũng
phải tránh kể cả các khảo quan. “ Tuyệt bút” là cấm ngặt không được dùng, lúc đọc
phải tránh âm, lúc viết phải sửa đổi hay dùng những chữ cận âm hay cận nghĩa thay
thế. Ví dụ như tránh dùng các tên vua nhà Nguyễn: Miên, Hồng, Đởm… nếu gặp thì
phải dùng từ khác cận nghĩa hay cận âm.
Khiếm trung: Là bên chữ “vua” không được viết thêm những chữ “ hôn”,
“sát”… Khiến hiểu lầm nhà vua u mê, hung dữ, hay bị giết…
Cấm tì ố: Quyển thi phải giữ sạch sẽ không được có vết mực hay hoen ố, công
dụng của các ống quyển mà các sĩ tử trân trọng đeo trước ngực là để che chở cho các
quyển văn khỏi bị mồ hôi hay nước mưa làm hoen ố.
“ Bất túc” và “ Bất cập”: Là viết không đủ quyển, không thành bài, viết chỉ vài
dòng. tội này nặng vì chứng tỏ thí sinh không đủ sức đi thi mà khảo quan duyệt hạch
không kỹ hoặc cố tình nâng đỡ. trường hợp này cả Khảo quan và thầy học cùng bị
phạt.
Ngoại hàm: Tất cả những quyển thi bị nộp trễ sau khi đã khoá hòm đựng quyển
thi bị gọi là”Ngoại hàm”. Dù bài không được chấm nhưng cũng được đọc kỹ xem có
bị phạm trường quy hay không. “ Ngoại hàm” là tội nặng, cũng bị nêu tên lên bảng
con.
1.2.1.2. Các cấp bậc đánh giá sĩ tử
Những người đỗ trong các kỳ thi Hương chia ra làm 2 loại. Loại một (từ thời
Lê về trước) có các danh hiệu Cống cử, Cống sinh, Cống sĩ, Hương tiến, Hương cống
(gọi theo học vị là Cử nhân). Cách gọi này có ý nghĩa là các địa phương cống lên,
tiến cử lên để triều đình tuyển chọn nhân tài. Những ông cử này sẽ được dự kỳ thi
Hội. Loại Hai không được thi Hội gọi là Sinh đồ. Thời nhà Nguyễn quy định thi
19
Hương đỗ tam trường (ba vòng đầu), đạt học vị Tú tài; đỗ tứ trường đạt học vị Hương
cống (về sau gọi là cử nhân); đỗ thủ khoa đạt Giải nguyên.
Kỳ thi Hội chọn ra các Tiến sĩ. Thi Hội đỗ bảng chính gọi là trúng cách được
tiếp tục dự thi Đình; đỗ bảng thứ là thứ trúng cách, được học vị Phó bảng; đỗ thủ
khoa đạt Hội nguyên.
Đỗ thi Đình đạt học vị chung là Tiến sĩ; đỗ thủ khoa đạt Đình nguyên. Trong
đó, đỗ từ 8 đến 10 điểm được xếp bậc Đệ nhất giáp; 10 điểm đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ
cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên), 9 điểm đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh,
thường gọi là bảng nhãn, 8 điểm đạt Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, thường
gọi là thám hoa.
Ba chức danh cao nhất của chế độ khoa cử là Tam khôi gồm Trạng nguyên,
Bảng nhãn, Thám hoa dành cho những người đạt điểm cao nhất của kỳ thi Đình với
các ứng viên là Tiến sĩ. Các tiến sĩ có tên niêm yết trên bảng vàng sẽ được ban yến
tiệc trong cung, được bệ kiến hoàng thượng, thăm hoa ở vườn ngự uyển, cưỡi ngựa
dạo khắp kinh thành, rồi vinh quy bái tổ. Phần thưởng cao quý nhất cho tiến sĩ là
được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu để lưu danh mãi mãi.
Lịch sử khoa bảng Việt Nam kéo dài 744 năm, từ khoa thi đầu tiên năm 1075
đến khoa thi cuối cùng năm 1919. Theo số liệu thống kê được, có 2.898 người đỗ đại
khoa (từ Tiến sĩ trở lên, trong đó 50 Trạng nguyên, song không có phụ nữ). Số không
thống kê được có tới hàng vạn người đỗ các mức thấp hơn (Cử nhân trở xuống). Phần
lớn những người đỗ đạt đều tham gia vào bộ máy quản lý đất nước và có những đóng
góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.2.2.1. Trạng nguyên Lê Ích Mộc
a) Giới thiệu chung
Lê Ích Mộc (chữ Hán: 黎益沭, 2 tháng 2 năm 1458 – 15 tháng 2 năm 1538),
người làng Quảng Cư, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn (nay thuộc huyện Thủy
20
Nguyên, thành phố Hải Phòng), đỗ đầu đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên)
khoa tháng hai, Nhâm Tuất, Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), đời Lê Hiến Tông.Lê Ích
Mộc làm quan tới Tả thị lang.
Lê Ích Mộc là vị Trạng nguyên đầu tiên của thành phố Hải Phòng, am hiểu
kinh Phật, tinh thông Nho giáo, tỏ tưởng sâu trình các phép thần thông huyền bí của
đạo giáo Lão Trung kết hợp với sự am hiểu sâu sắc về y học thiên văn, chiêm tinh, lí
số.
Ông nguyên là đạo sĩ, đến khi đỗ, vua sai tuyên đọc chế từ, bưng lư hương
cháy rực lửa ra trước, bị bỏng tuột cả tay mà không biết.
Khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh
chùạ Diên Phúc.
b) Cuộc đời và sự nghiệp
Lê ích Mộc sinh ngày 02 tháng 02 năm 1458 tại làng Ráng, huyện Thuỷ Đường,
bậc khởi tổ là cụ Lê Văn Hợi từ đất Tây Kinh Thanh Hoá đến đây sinh cơ lập nghiệp.
Đến đời thứ 3 kết quả mối tình giữa cụ Lê Văn Quang và bà Nguyễn Thị Lệ sinh
thành ra Lê ích Mộc. Theo sinh đồ Lê Tuấn Mậu trong : “ Tiểu sử tiền sư chùa Thanh
Lãng” soạn năm 1597 cho biết : Dưới Triều Lê Thánh Tông, ở làng Ráng, huyện
Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, Trấn Hải Dương, có một người nối nghiệp nho, tư gia
hiếu thảo, họ Lê tên Quang, vợ là Nguyễn Thị Lệ, cửa nhà thanh bần, kính sư sùng
phật, hay gíup đỡ người nghèo khó. Một đêm kia, vợ chồng nằm chiêm bao thấy quan
âm bồ tát cho một đoá hoa sen và một bài thơ:
“Phật cho Lê Thị một bông sen
Hiển thách nghìn thu dậy tiếng khen
Đích xác sang năm sinh quý tử
Danh lừng tam giáo gội ơn trên.”
Hôm sau vợ chồng nói chuyện lấy làm vui mừng. Từ ngày ấy, bà Lệ có mang
và sinh hạ được một người con trai mặt vuông, tai lớn, đặt tên là Lê Ích Mộc.
21
Tục truyền rằng, thuở nhỏ Lê Ích Mộc là cậu bé thông minh, ham học và ngoan
ngoãn được bà con làng trên xóm dưới yêu quý. Hàng ngày, sau những buổi phụ giúp
cha mẹ, cậu bé Mộc thường hay tới chùa Ráng giúp đỡ các vị tăng ni quét dọn nhà
cửa, xới đất trồng cây và chăm chỉ học hành, nghe nhờ văn sách. Cảm động trước tấm
lòng say mê hiếu học, nhà chùa đã nhận Lê Ích Mộc vào làm đệ tử, kèm cập thêm
kinh sử. Ngày ngày ăn chay niệm phật. Lê Ích Mộc vẫn dành thời gian cho đèn sách.
Đêm đêm , dưới ánh sáng lập loè của đom đóm hay dưới ánh sáng mờ nhạt của ánh
trăng khuya, ông lấy mâm cát làm sách học, Lê Ích Mộc chăm chỉ dùi mài kinh sử.
Ông lấy cát đổ lên mâm xoa phẳng, dùng ngón tay viết chữ lên đó để học, ghi nhớ rồi
xoá đi. Đó là cách học “Nhập tâm” giúp người ta nhớ lâu, hiểu kĩ . Lê Ích Mộc cho
rằng: “Việc học là việc khó nhưng không vì thế mà không học. Mỗi người hãy tuỳ
theo khả năng của mình mà chọn học”. Bởi thế mà ông đã lừng danh trong vùng là
người nhớ lâu, hiểu kỹ. Bài học của ông, sách Đại Việt đỉnh nguyên có ghi: “ Tam
công túc học đáo kim can ” tức là sau 3 năm đã thông hiểu đầy đủ giáo lý, giáo pháp
của bộ kinh kim cương.
Một hôm, Ích Mộc đang đi ở ngoài đường, gặp một vị sư già, một vị cao tăng
trụ trì tại chùa Yên Lãng ( Tức chùa Ráng), nhà sư thấy Lê Ích Mộc có tướng và cơ
duyên của một vị cao tăng nên theo Lê Ích Mộc về nhà. Ông Lê thấy khách quý lại
chơi, xiết bao mừng rỡ , ân cần mời làm thượng khách. Nhà sư chỉ Lê Ích Mộc nói
rằng: Ông là người từ thiện nên cậu bé này có quý tướng làm lên sự nghiệp lớn, rạng
danh gia phong. Nếu cho cậu ấy xuất gia đầu phật, tương lai phong đỗ cao làm vinh
hiển gia đình, tiền đồ không thể hạn lượng được. Ông Lê Văn Quang bèn hỏi: ý kiến
con thế nào ?. Lê Ích Mộc nhận lời. Từ đó Lê Ích Mộc xuất gia học đạo gánh sách
theo thầy đến ở chốn xa. Khoảng 5 năm, Lê Ích Mộc đủ thông hiểu các pho kinh phật
tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp làng.
Ngày ngày ăn chay niệm phật, chăm chỉ sách đèn, ông gần gũi dân làng chỉ
bảo họ cách làm ăn, làm thuốc chữa bệnh cho dân, hướng dẫn từ công việc cấy cày
đồng áng đến cắm đăng đan lưới cho dân bắt tôm, cá. Sau những kỳ đi giảng kinh ở
những vùng xa trở về, ông thường đem về những giống cây lạ phân phát cho dân làng
22
trồng. Đặc biệt là giống Lim ông mang về được dân làng trồng, đã cung cấp nguồn gỗ
chủ yếu để dựng chùa , làm nhà cửa. Sống nơi cửa thiền đất phật, Lê Ích Mộc luôn
thông cảm sâu sắc với những khó khăn của dân làng, ông khuyên mọi người hướng
về cửa phật với lòng thành tâm của chính mình chứ không phải bằng những nghi lễ
tốn kém. Không chỉ là một vị tăng sư chuyên tâm hằng dương phật pháp, mà ông còn
là một người am hiểu sâu sắc giáo lý Khổng tử, Mạnh tử, tỏ tường sâu trình các phép
thần thông huyền bí của Đạo giáo, Lão, Trung. Ông kế thừa được truyền thống “ nhập
thế gia trụ phật pháp” của các thiền sư nổi tiếng như: Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Minh
Không… chính nhờ các phương thuật huyền bí kết hợp với sự am hiểu về y học, thiên
văn, chiêm tinh, lý số… của Lê Ích Mộc mà ngôi chùa Ráng đã trở thành một sơn
môn lừng lẫy.
Dưới Triều Lê Thánh Tông, ông đi thi mấy lần mà không đỗ. Ông trở về quê
nhà trụ trì tại chùa Ráng chuyên nghiên cứu kinh tam tạng nhà phật. Sách “ Đại việt
sử ký toàn thư “ chép : “Mùa xuân tháng 2 năm Nhâm tuất, niên hiệu Cảnh Thống 5
( 1502 ) đời Lê Hiến Tông, Triều đình mở hội thi kén người tài, một lần nữa, Lê Ích
Mộc quyết tâm dùi mài kinh sử, ứng thi những mong đem trí tài giúp nước. Khoa thi
năm ấy sĩ tử đi ứng thi có tới mấy mươi ngàn người, triều đình chọn lấy đỗ 61 người
có bài thi xuất sắc nhất, trong đó Lê Ích Mộc người làng Ráng, huyện Thuỷ Đường,
phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh ( Trạng
nguyên ). Khi duyệt bài văn của Lê ích Mộc, nhà vua vô cùng sửng sốt, khen ngợi và
mến phục tài văn chương của ông bèn sai ông đọc bài “ Chế thư ” của mình trước các
ông nghè tân khoa, hai tay Lê Ích Mộc nâng lư hương đang bốc cháy rừng rực làm
bỏng rộp hết cả da tay mà không biết.
Sách “ Công dư tiệp ký ” của Vũ Phương đề chép: Lê Ích Mộc tuổi đã cao mà
chưa đỗ đạt gì thì tâm trạng cũng buồn, ông thường đến chùa Diên Phúc theo học
thầy chùa và kinh phật. Kỳ thi Đình năm ấy, tự tay vua Hiến Tông ra đề thi hỏi về
đạo trị nước của bậc Đế Vương với đề bài ra 9 dòng chữ. Thật là duyên kỳ phúc đã
đến,bằng những hiểu biết sâu sắc của gần 30 năm đèn sách Lê Ích Mộc trình bày một
cách mạch lạc, trôi chảy trên 25 trang giấy về niềm khát vọng trấn hưng phật giáo,
23
hiến nhiều kế sách về đạo trị nước của các bậc Đế Vương qua thực tế các triều đại.
Văn ông ý tứ dồi dào, đầy ký ức, không bỏ sót ý nào, khi duyệt bài của ông, vua Hiến
Tông, một ông vua có phong cách thi nhân thanh tao của thời Lê, vô cùng sửng sốt
mà thốt nên rằng: “ Bài văn của Lê Ích Mộc hơn hẳn mấy tầm so với bạn đồng khoa,
Trẫm rất hài lòng duyệt cho người ấy xứng bậc khôi nguyên”. Lê Ích Mộc đỗ Trạng
nguyên năm 44 tuổi. Từ khoa thi này, Triều đình có lệ treo Bảng Vàng ghi tên người
đỗ ở cửa nhà Thái học càng thêm phần vinh hiển, ông là Trạng nguyên của Tam giáo,
tinh thông Nho lão, am tường kinh Phật. Lê Ích Mộc đỗ Trạng nguyên vào cái thời
mà Phật giáo không còn là quốc giáo như những triều đại Lý – Trần trước đây. Lúc
này, Phật giáo đã nhường bước cho Nho giáo tiến lên hàng chính thống. Bấy lâu, các
triều đại phong kiến đã dựa vào chính khoa cử Nho giáo để tuyển chọn nhân tài, lấy
người ra làm quan, bổ sung đội ngũ quan lại từ trung ương xuống tới các địa phương
huyện, tổng. Bởi thế mà có nhiều người lao vào con đường cử nghiệp để tiến thân.
Trên con đường hoan lỗ của các sĩ phu, cũng có nhiều người hanh thông hiển đạt,
nhưng cũng không ít người bị trắc trở gian nan, mà thường là những người gặp trắc
trở thì hay tìm đến triết lý và sự an ủi của Lão và Phật. Vậy nên, đường đời của các sĩ
phu xưa thường là Nho, Phật, Lão. Con đường của Lê Ích Mộc thì lại khác, trước khi
đỗ Trạng nguyên, ông đã là đạo sĩ, là sãi chùa. Đó là nét riêng biệt, độc đáo của ông.
Sau khi đỗ Trạng nguyên, Lê ích Mộc bước vào cuộc đời làm quan trong giai
đoạn thịnh trị của triều Lê sơ không còn nữa. Từ sau đời Lê Hiến Tông ngắn ngủi,
các vua chúa cháu chắt của nhà Lê từ Uy Mục, Tương Dực trở đi đều biến ngai vàng
thành cỗ xe hưởng lạc, tiến vào con đường xa hoa, thoái hoá cực độ trên mồ hôi,
nước mắt và cả xương máu của nhân dân lao động. Mâu thuẫn trong xã hội trở nên
sâu sắc. Lê ích Mộc sinh ra và lớn lên ở vùng đất lam lũ, sống trong sự đùm bọc của
bà con lao động nên ông rất hiểu và thông cảm sâu sắc với đời sống nhân dân nơi
thôn dã; đồng thời chịu ảnh hưởng của thuyết “ từ bi hỷ xả ”, “lý vô chấp ”, “lẽ vô
thường ”, “vô ngã” của nhà Phật. Ông thường hay giúp đỡ người nghèo, khuyên mọi
người làm việc thiện, phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
24
Năm 1527, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Mạc Đăng Dung xưng vương. Trong
giai đoạn đầu, Vương triều mới có nhiều cải cách tiến bộ, được đông đảo nhân dân
ủng hộ. Đông các đại học sỹ triều Lê là thám hoa Nguyễn Văn Thái, bạn đồng khoa
với Trạng nguyên Lê Ích Mộc là một trong số cựu thần trí thức đầu tiên ủng hộ Mạc
Đăng Dung và tiến cử Lê Ích Mộc với Đăng Dung. Ông bỏ tài trí, hiểu biết ra giúp
triều đại mới với mong ước thực hiện ý nguyện của mình. Nhưng chỉ sau khi Mạc
Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh qua đời, mâu thuẫn trong nội bộ vương triều Mạc
trở lên gay gắt, tình hình có lúc nguy cấp, một số cựu thần có uy tín như cha con Lê
Bá Lý, Nguyễn Thuyến đã bỏ nhà Mạc theo nhà Lê, dân tình hoang mang không biết
theo ai, nên mặc dù làm quan đến chức Tả Thị Lang, đứng hàng thứ ba sau Thượng
thư, Tham tri nhưng Trạng nguyên cảm thấy chán ngán, đã “ treo ấn từ quan ” về trí
sĩ tại quê nhà. Nhớ thuở hàn vi, Lê Ích Mộc bỏ tiền ra tu sửa, mở mang chùa Ráng,
lấy tên chữ là Diên Phúc tự và mở trường dạy học, đào tạo nhân tài cho quê hương,
đất nước. Với tên chùa Diên Phúc, phải chăng ông muốn ghi nhớ về nhân duyên phúc
trạch mà Trời, Phật ban cho ông trong nghiệp đời thi cử hay là lời cầu mong duyên
Trời, phúc Phật đến với mọi người, mọi nhà, với làng quê yêu dấu?
Là người có học vấn sâu rộng, có đạo đức mẫu mực, Lê Ích Mộc còn là một
thầy giáo tận tuỵ với nghề nghiệp, yêu thương học trò. Không chỉ luyện rèn học trò
ông thường khuyên dạy dân làng cách sống, cách cư xử sao cho hoà thuận ấm êm.
Ngôi chùa Diên Phúc và từ chỉ Thanh Lãng nhờ có Lê Ích Mộc mà trở thành trung
tâm đào tạo nhân tài và giáo hoá của cả một vùng rộng lớn. Không ỷ lại là một nhà sư,
một trí sĩ, ông đã tích cực cùng với nhân dân làng Ráng khai phá vùng đầm lầy ven
sông, trồng cây gây rừng. Lê Ích Mộc đích thân trồng một rừng Lim xanh tốt, nhân
dân địa phương được hưởng lợi hết đời này qua đời khác. Vết tích rừng lim “quan
Trạng ” xưa nay còn đó… Nhờ có rừng lim này mà nhân dân địa phương có nguyên
liệu tại chỗ để trùng tu Diên Phúc tự, xây đền Diên Thọ, mở rộng từ văn, xây đình
Hoàng Giáp, chùa Lốt, chùa Vang…
Ngày 15 tháng 02 năm 1538, Lê Ích Mộc qua đời tại quê nhà, hưởng thọ 80
tuổi. Mộ phần của ông ngự tại rừng lim quan Trạng thuộc xóm Sỏi, thôn Thanh Lãng.
25
Lăng mộ quan Trạng đã trải qua hàng trăm năm trường tồn. Rừng lim quan Trạng
trồng xưa đã hoá thân vào các công trình công cộng của làng của xã và thay thế vào
đó là rừng bạch đàn xanh tốt đêm ngày rì rào tiếng reo vui.
Trải qua hàng trăm năm trường tồn và luôn được tôn tạo, bảo vệ, lăng mộ quan
Trạng và khu lưu niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc đã trở thành một di sản văn hoá
vượt khuôn khổ làng xã trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
Ngày nay, khu lưu niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc gồm nhiều di tích lịch sử có liên
quan đến Trạng nguyên Lê Ích Mộc như đình Thanh Lãng, lăng mộ Trạng nguyên Lê
Ích Mộc, Chùa Đông Linh Tự, Từ đường quan Trạng,… không chỉ là địa chỉ đỏ để
giáo dục truyền thống của người con quê hương mà còn là điểm đến của du khách
thập phương đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
1.2.2.2. Trạng nguyên Trần Tất Văn
a) Giới thiệu chung
Trần Tất Văn (chữ Hán: 陳必聞, 1428-1527), người làng Nguyệt Áng, tổng
Đại Hoàng, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn,
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) thi đỗ Đình nguyên, Trạng nguyên khoa Nhâm
Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526) đời vua Lê Cung Hoàng. Ông là tác giả
bài biểu Lui vạn binh nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên…Trần Tất Văn sau ra làm quan cho nhà Mạc tới thượng thư, tước
Hàn Xuyên bá, từng đi sứ nhà Minh.
b) Cuộc đời và sự nghiệp
Trạng nguyên Trần Tất Văn sinh ra trong một gia đình họ Trần – dòng dõi nhà
nho ở thời hậu Lê. Do xuất thân là dòng dõi quý tộc, được thừa hưởng tư chất thông
minh và được học hành đầy đủ nên ngay từ nhỏ Trần Tất Văn đã nổi tiếng về hiếu
học, chăm ngoan. Qua nhiều năm miệt mài đèn sách ông đã vượt qua kỳ thi Hương
(đỗ Giải nguyên), thi Hội (đỗ Hội nguyên), thi Đình (đỗ Trạng nguyên) – học vị cao
nhất tại kỳ thi năm Bính Tuất niên hiệu Thống nguyên (1526) đời Lê Cung Hoàng.
Ông là Trạng nguyên duy nhất của huyện An Lão dưới thời phong kiến, đồng thời
đứng thứ 30 trong tổng số 47 Trạng nguyên của cả nước. Ngày Trần Tất Văn được