BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (QUẢN TRỊ DU LỊCH)
Sinh viên : Trần Mạnh Cường
Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Hoàng Điệp
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
———————————–
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRẢI NGHIỆM SÔNG NƯỚC
MIỀN TÂY DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH VĂN PHÒNG
CỦA HẢI PHÒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (QUẢN TRỊ DU LỊCH)
Sinh viên : Trần Mạnh Cường
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp
HẢI PHÒNG – 2019
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Trần Mạnh Cường Mã SV: 1512405004
Lớp : DL1901 Ngành: Việt Nam học (Quản trị du lịch)
Tên đề tài: Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
dành cho đối tượng khách du lịch văn phòng của Hải Phòng
4
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
– Những thông tin chính xác bao quát về du lịch của vùng miền Tây Nam Bộ.
– Về thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng làm du lịch của vùng miền Tây sông nước và
nhu cầu đi du lịch đến với miền Tây của từng đối tượng khách trong tệp khách
văn phòng tại Hải Phòng.
– Đề xuất một số giải pháp, ý kiến đối với Sở du lịch Hải Phòng, các công ty lữ
hành Hải Phòng và với các Sở, ban ngành du lịch của các tỉnh, thành phố vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
– Thông tin về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tài nguyên du lịch miền Tây Nam
Bộ
– Các thống kê về tình hình khách du lịch đến với miền Tây Nam Bộ nói chung
và khách du lịch Hải Phòng đến với nơi này nói riêng.
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Vườn sinh thái Bà Hiệp, Cần Thơ, miền Tây Nam Bộ.
5
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Phạm Thị Hoàng Điệp
Học hàm, học vị : Thạc Sĩ
Cơ quan công tác : Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn :
– Hướng dẫn cách tìm kiếm, thu thập và xử lý tài liệu
– Hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết
– Hướng dẫn cách làm nghiên cứu khoa học
– Đọc và chỉnh sửa, góp ý nội dung khóa luận
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 9 tháng 10 năm 2019
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 12 tháng 01 năm 2020
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
Trần Mạnh Cường ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp
Hải Phòng, ngày tháng 01 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
GS. TS. NGƯT Trần Hữu Nghị
6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên: ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp
Đơn vị công tác:
Trường Đại học Quản lý và công nghệ Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Trần Mạnh Cường Chuyên ngành: Văn hóa du lịch
Đề tài tốt nghiệp:
: Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền
Tây dành cho đối tượng khách du lịch văn phòng của Hải
Phòng.
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
– Có tinh thần cầu thị, ham học hỏi
– Chăm chỉ, chịu khó sưu tầm tài liệu và đi thực địa
– Biết cách làm đề tài khoa học
– Nộp và chỉnh sửa đúng hạn theo yêu cầu của giáo viên.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ. T. T. N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)
– Đề tài đã giới thiệu khái quát đượcc về miền Tây Nam bộ từ lịch sử hình thành, khai
phá đến tài nguyên du lịch các tỉnh thuộc miền Tây.
– Nhằm có thêm thông tin hữu ích cho việc xây dựng chương trình du lịch ở chương 3,
tác giả đề tài đã chịu khó tham khảo thêm nhiều chương trình du lịch của các công ty lữ
hành khác thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam và đã cố gắng so sánh, phân tích để rút ra
các kết luận cần thiết.
– Để có cơ sở xây dựng chương trình du lịch phù hợp cho đối tượng khách văn phòng
tại Hải Phòng, sinh viên đã cố gắng xây dựng bảng câu hỏi điều tra và phát phiếu điều
tra khảo sát tới đối tượng là nhân viên văn phòng tại Hải Phòng (mặc dù số lượng còn
7
chưa nhiều), đồng thời có được phần phân tích, tổng hợp từ các phiếu khảo sát khác
xác thực và có đóng góp riêng.
– Đề tài đã bước đầu xây dựng ba chương trình du lịch sông nước miền Tây với nhiều
hoạt động phong phú cho ba đối tượng khách, kết hợp du lịch tham quan với du lịch
trải nghiệm.
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm hướng dẫn
Hải Phòng, ngày 5 tháng 01 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn
ThS. Phạm Thị Hoàng Điệp
8
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………… Error! Bookmark not defined.
1.
Lí do chọn đề tài
…………………………………… Error! Bookmark not defined.
2.
Phạm vi nghiên cứu đề tài
…………………….. Error! Bookmark not defined.
3.
Mục đích nghiên cứu đề tài
…………………… Error! Bookmark not defined.
4.
Đối tượng nghiên cứu.
…………………………. Error! Bookmark not defined.
5.
Phương pháp nghiên cứu
……………………… Error! Bookmark not defined.
6.
Kết cấu của khóa luận ………………………….. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ TÌM HIỂU MỘT SỐ
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MIỀN TÂY TIÊU BIỂU . …………………………… 0
1. 1. Khái quát về miền Tây Nam bộ. .
………………………………………………………. 0
1. 1. 1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên. ………………………………………………………. 0
1. 1. 2. Lịch sử hình thành và phát triển
1. 2. Tổng quan về tài nguyên du lịch Tây Nam Bộ
1. 2. 1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên
1. 2. 2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1. 2. 3. Những điều kiện phát triển du lịch của miền Tây Nam Bộ
1. 2. 3. 1. Cơ sở hạ tầng
1. 2. 3. 2. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
1. 2. 3. 3. Chính sách phát triển du lịch
1. 3. Tìm hiểu một số chương trình du lịch miền Tây tiêu biểu đã và đang khai thác
1. 3. 1. Chương trình của một số công ty lữ hành miền Nam
1. 3. 2. Chương trình của một số công ty lữ hành miền Trung
1. 3. 3. Chương trình của một số công ty lữ hành miền Bắc
1. 3. 4. Đánh giá, nhận xét
1. 4. Tiểu kết
9
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH VĂN PHÒNG TẠI
HẢI PHÒNG VÀ NHU CẦU TRẢI NGHIỆM SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY
2. 1. Tìm hiểu về thị trường khách văn phòng của Hải Phòng ……………………….. 0
2. 1. 1. Đặc điểm khách văn phòng.
2. 1. 2. Tâm lí khách …………………………………………………………………………………. 0
2. 1. 3. Thị hiếu, nhu cầu
2. 1. 4. Khả năng chi trả
2. 2. Khảo sát nhu cầu trải nghiệm sông nước miền Tây của thị trường khách văn
phòng Hải Phòng……………………………………………………………………………………… 0
2. 2. 1. Nhu cầu đi du lịch tại khu vực sông nước miền Tây của khách du lịch nội địa
Việt Nam …………………………………………………………………………………………………. 0
2. 2. 2. Nhu cầu đi du lịch sông nước miền Tây của thị trường khách văn phòng Hải
Phòng
2. 2. 2. 1. Phiếu điều tra khảo sát
2. 2. 2. 2. Phân tích phiếu điều tra khảo sát
2. 3. Tiểu kết
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH TRẢI NGHIỆM
SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH VĂN PHÒNG HẢI
PHÒNG.
………………………………………………………………………………………………… 0
3. 1. Cơ sở xây dựng tour du lịch sông nước miền Tây đối với khách du lịch văn
phòng Hải Phòng……………………………………………………………………………………… 0
3. 1. 1. Đặc điểm chung của địa điểm du lịch
3. 1. 2. Các loại hình du lịch sẽ có trong chuyến đi
3. 1. 3. Tại sao lại phù hợp với khách du lịch văn phòng tại Hải Phòng
3. 2. Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệmsông nước miền Tây dành cho đối
tượng khách văn phòng Hải Phòng
…………………………………………………………….. 0
3. 2. 1. Xây dựng chương trình du lịch dành cho đối tượng khách văn phòng thanh
niên
10
3. 2. 2. Xây dựng chương trình du lịch dành cho đối tượng khách văn phòng trung
niên
3. 2. 3. Xây dựng chương trình du lịch hỗn hợp
3. 3. Đề xuất, kiến nghị.
……………………………………………………………………………. 0
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 0
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………………………. 0
PHỤ LỤC
11
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, trường
Đại học Dân Lập Hải Phòng đã tạo điều kiện để em được làm bài khóa luận tốt
nghiệp. Thời gian 4 năm học tưởng lâu mà như chớp mắt, mới ngày nào còn chập
chững chân ướt chân ráo bước vào trường với tư cách là sinh viên năm nhất, được các
thầy, các cô hết lòng chỉ bảo, dạy những kiến thức mới lạ như hành trang để chúng em
bước ra trường, vào đời. 3 tháng cuối cùng của cuộc đời sinh viên chúng em nói nôm
na là dành toàn bộ thời gian để làm luận văn, nhưng chính xác hơn là áp dụng toàn bộ
những kiến thức, những kinh nghiệm sống và làm việc trong 4 năm ngồi ghế nhà
trường vào trong tập luận văn này, là tâm huyết của chúng em, là sự mong mỏi của
các thầy cô. Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến các
thầy, các cô đã dạy dỗ chúng em trong 4 năm học qua. Em xin chân thành cảm ơn!
Và đặc biệt xin được cảm ơn cô ThS. Phạm Hoàng Điệp – Giảng viên hướng
dẫn – giảng viên Khoa du lịch của trường Đại học Dân Lập Hải Phòng không chỉ vì cô
là người hướng dẫn em làm khóa luận tốt nghiệp mà còn vì cô là một trong những
thầy cô đã dạy chúng em trong suốt 4 năm học, là một người cô tâm huyết với nghề
luôn luôn tận tình chỉ bảo, dạy chúng em không chỉ kiến thức mà còn là kinh nghiệm
sống. Em cũng cảm ơn cô trong thời gian em thực hiện khóa luận, cô đã tận tìnhchỉ
bảo giúp đỡ em, và chỉ ra những lỗi sai trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp của
mình để em có thể hoàn thành tốt. Em xin chân thành cảm ơn cô!
Xin chân thành cảm ơn Sở Du Lịch Hải Phòng, các công ty lữ hành trên địa bàn
Hải Phòng, thư viện trường đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình khảo sát và
thu thập tư liệu có liên quan đến đề tài khóa luận.
Trong quá trình làm đề tài do còn thiếu kinh nghiệm rất nhiều nên bài báo
cáo chắc chắn còn phần nào thiếu sót, em rất mong được thầy cô chỉ bảo những lỗi sai
để em khắc phục và hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
12
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu
của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mà còn là cầu nối
giao lưu giữa các dân tộc, các quốc gia và các miền trong cùng một đất nước. Năm
1941, ông tổ ngành lữ hành Thomas Cook bắt đầu tổ chức một chuyến du lịch tập thể
bằng đường sắt cho 570 người từ Leicester tới Lough Borough với giá một si ling trên
một người. 4 năm sau đó, ông tổ chức một chuyến khác cũng bằng tàu hỏa từ
Leicester, Nottingham, và Derby tới Liverpool. Đó là khi ông chính thức bước chân
vào việc kinh doanh du lịch. Nhưng đó là chuyện của ông tổ ngành lữ hành với những
sản phẩm chính là du lịch thuần túy.
Khi đi du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch theo Tour, du khách sẽ được hướng
dẫn viên đưa đến những địa điểm du lịch nổi tiếng, quan sát, chụp ảnh hoặc quay
phim. Nhưng khi tham gia du lịch trải nghiệm, du khách không đóng vai trò là
“khách” nữa mà họ sẽ trở thành những người “chủ” thực sự, trực tiếp hòa mình vào
đời sống của người dân địa phương thông qua các hoạt động lao động như bắt cá, làm
bánh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch hoa màu, thậm chí là sinh hoạt và ăn uống như
một người dân bản địa, hòa mình cùng thiên nhiên thơ mộng, núi rừng hùng vĩ hay
những bãi biển lộng gió. Chính những chuyến du lịch trải nghiệm này sẽ giúp du
khách có thêm những góc nhìn khác về cuộc sống. Những chuyến đi như vậy thực sự
mang lại những trải nghiệm vô cùng khó quên đối với tất cả mọi người.
Loại hình du lịch trải nghiệm được nhiều người yêu thích cũng bởi vì đi du
lịch mà không bị gò bó theo một chương trình khép kín hay đơn thuần là nghỉ dưỡng,
ngủ và nghỉ như đi du lịch truyền thống. Quan trọng hơn, hình thức du lịch mới này sẽ
góp phần gắn kết du khách với các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến tại địa
phương.
13
Nếu như trước đây, du lịch đơn giản chỉ là hình thức để nghỉ ngơi, giải trí và
tận hưởng, thì ngày nay, du lịch còn đòi hỏi cao hơn thế. Con người khi đi du lịch còn
muốn được học hỏi, muốn trải nghiệm, muốn hòa mình vào thiên nhiên, tự tay làm
những công việc của người dân địa phương. Du lịch trải nghiệm là loại hình đáp ứng
tất cả những mong muốn, nhu cầu đó của bạn.
Và trong những năm gần đây, loại hình du lịch trải nghiệm này đang trở
thành xu thế, thị hiếu, là lựa chọn của thị trường khách du lịch Việt Nam nói chung và
Hải Phòng nói riêng. Đối tượng khách chủ yếu mà các công ty lữ hành hướng đến chủ
yếu là học sinh, sinh viên, giới trẻ và khách khối văn phòng với những chương trình
tour tham quan, trải nghiệm thực tiễn ngày càng dài ngày hơn vàxa hơn.
Hải Phòng là một thành phố Cảng sôi động nằm ở miền Bắc nước ta. Cùng với
sự phát triển của kinh tế, của ngành du lịch và ngành hàng không, việc đi du lịch tại
những địa phương khác cách xa địa phương cư trú đã không còn là một điều quá xa xỉ
với các du khách Hải Phòng. Trong rất nhiều các vùng miền mà người dân Hải Phòng
mong muốn được khám phá, trải nghiệm, không thể không nhắc đến miền Tây Nam
bộ. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên trù phú, con người thật thà mến khách, mà còn
hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa bản địa đặc sắc mà vô cùng gần gũi của
người dân địa phương. Chính vì vậy, từ lâu miền Tây Nam bộ đã trở thành một trong
những điểm dừng chân lý tưởng cho các du khách phương xa của khu vực Bắc bộ và
Bắc trung bộ, trong đó có Hải Phòng.
Chính vì muốn nghiên cứu chương trình Tour du lịch đang có tiềm năng
phát triển tại Hải Phòng này nên em đã lựa chọn đề tài: “XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH DU LỊCH TRẢI NGHIỆM SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY CHO THỊ TRƯỜNG
KHÁCH VĂN PHÒNG TẠI HẢI PHÒNG” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
– Không gian:Vùng Miền Tây sông nước
14
– Thời gian:Thời gian nghiên cứu làm khóa luận từ tháng 10/2019-1/2020. Thời
gian tìm hiểu về tình hình phát triển du lịch của miền Tây nam bộ trong vòng 5 năm
trở lại đây.
3. Đối tượng khách hàng nghiên cứu
Đối tượng khách hàng mà đề tài nghiên cứu hướng tới là thị trường khách văn
phòng tại Hải Phòng, ngoài ra đề tài cũng mong muốn hướng tới mở rọng sang thị
trường khách công nhân, giới trẻ và khách là những gia đình, nhóm bạn tập thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ravà giải quyết các luận điểm
của mình, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thu
thập tài liệu và chọn lọc nhiều nguồn tư liệu tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các
thông tin cần thiết như: các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các bài luận văn và các
đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan…
– Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn tư liệu tìm được, kết hợp
với các số liệu và phiếu điều tra, người viết tiến hành phân tích tổng hợp để đưa ra
những phân tích, so sánh, đối chiếu và kết luận cần thiết cho đề tài.
– Phương pháp điều tra xã hội học: Nhằm có được kết luận cần thiết về nhu cầu của
khách hàng, tiến tới xây dựng một chương trình du lịch trải nghiệm phù hợp với đối
tượng khách, người viết đã tiến hành phát phiếu điều tra xã hội học tới một bộ phận
khách hàng là khách văn phòng mà bản thân người viết có dịp phục vụ trong các Tour
du lịch diễn ra trong thời gian làm khóa luận.
– Phương pháp khảo sát thực địa: Để có thể đưa khách đến trải nghiệm tại một không
gian văn hóa phù hợp, bản thân người viết đã đến tận nơi để khảo sát thực địa, nhằm
đem lại một cái nhìn thật khách quan cho bài nghiên cứu khoa hoc của mình.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của khóa luận được chia thành 3 chương:
15
– Chương 1. Khái quát về miền Tây Nam bộ và tìm hiểu một số chương trình du lịch
miền Tây tiêu biểu
– Chương 2. Tìm hiểu thị trường khách du lịch văn phòng tại Hải Phòng và nhu cầu
trải nghiệm sông nước miền Tây
– Chương 3. Xây dựng chương trình Tour du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
dành cho đối tượng khách văn phòng tại Hải Phòng
16
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ TÌM HIỂU
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MIỀN TÂY TIÊU BIỂU
1. 1. Khái quát về miền Tây Nam Bộ
1. 1. 1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ là một bộ phận
của châu thổ sông Mekong có diện tích 40, 6 nghìn km². Cùng với Đông Nam Bộ là
hai vùng đất thuộc Nam Bộ của nước ta, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây
Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền bao gồm:điểm cực Tây ở phường Mỹ
Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; cực Đông ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại,
tỉnh Bến Tre; cực Bắc ở xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An; cực Nam
ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, còn có các đảo xa bờ của
Việt Nam như Đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Hòn Khoai, lưu vực sông Cửu
Long.
Về phía tây, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bởi sông Châu
Đốc và kênh Vĩnh Tế – một dòng kênh nhân tạo chảy dọc theo biên giới Việt Nam –
Campuchia, nhận nước sông Hậu Giang qua sông Châu Đốc tại Thành phố Châu
Đốc đổ nước ra Vịnh Thái Lan, giới hạn một vùng đất thấp ngập nước theo mùa gọi
là tứ giác Long Xuyên.
Ở khu vực giữa hai dòng sông Hậu và sông Tiền, Đồng bằng sông Cửu Long
được giới hạn đầu nguồn bởi các dòng kênh nối ngang tại 2 huyện thị đầu nguồn Tân
Châu và An Phú của tỉnh An Giang như kênh Vĩnh An…
Về phía đông bắc và đông, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bằng hàng
loạt các dòng sông kênh rạch liên thông với nhau, chảy dọc theo biên giới Việt Nam
và Campuchia(giới hạn vùng đất trũng khác ngập nước theo mùa là vùng Đồng Tháp
Mười), và đều là phân lưu của sông Mekong: hoặc trực tiếp của dòng chính sông Tiền
Giang, hay nhận nước gián tiếp qua một phân lưu chính của Mekong là Preak
Banam đổ ra biển Đông qua sông Vàm Cỏ Tây (sông Vàm Cỏ) và các cửa của sông
17
Cửu Long. Giới hạn phía đông bắc và đông của Đồng bằng sông Cửu Long là các
dòng sông kênh rạch sau: sông Sở Thượng (chảy trên biên giới Việt Nam-Campuchia,
nhận nước sông Mekong qua Preak Banam), sông Sở Hạ (chảy trên biên giới Việt
Nam và Campuchia, nhận nước sông Mekong qua Preak Trabeak phân lưu của Preak
Banam), rạch Cái Cỏ (chảy trên biên giới Việt Nam và Campuchia, là ranh giới phía
bắc của Đồng Tháp Mười, nhận nước sông Mekong qua Preak Trabeak một thượng
lưu của sông Sở Hạ và rạch Long Khốt), rạch Long Khốt (nhận nước sông Mekong
qua Preak Trabeak và Cái Cỏ, thượng nguồn của sông Vàm Cỏ Tây), sông Vàm Cỏ
Tây (nhận nước sông Mekong qua rạch Long Khốt và các kênh rạch nối thông với
sông Tiền Giang), sông Vàm Cỏ (nhận nước sông Mekong qua sông Vàm Cỏ Tây và
các kênh rạch nối thông với sông Tiền Giang), và cuối cùng là sông Soài Rạp (nhận
nước sông Mekong qua sông Vàm Cỏ). Các sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ, Soài Rạp
mặc dù thuộc hệ thống sông Sài Gòn và Đồng Nai, là hệ thống sông thuộc địa bàn
Miền Đông Nam Bộ, nhưng chúng là những dòng sông cuối cùng nhận nước từ sông
Mekong về phía đông, đồng thời một trong số chúng (sông Soài Rạp) là ranh giới tự
nhiên của 2 tỉnh phía đông Đồng bằng sông Cửu Long là Long An và Tiền Giang với
tỉnh thành phía tây của Miền Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, nên lưu vực
các sông rạch này (chính là địa bàn tỉnh Long An) cũng là địa bàn ranh giới tận cùng
phía đông của Đồng bằng sông Cửu Long với miền Đông Nam bộ[1]
Đồng bằng sông Cửu Long gồm ba tiểu vùng. Vùng cao ở phía tây gồm các
tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, phần phía tây các
tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần phía đông Kiên Giang.
Đây là vùng thường bị ngập vào mùa mưa bởi nước sông Cửu Long dâng lên. Vùng
thấp ở duyên hải phía đông gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, phần
phía đông Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần ven biển Kiên
Giang. Đây là vùng thường bị mặn xâm nhập vào mùa khô.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những
trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng
18
giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển. Những
hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc
theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích
đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây
nam sông Hậu (khu vực ngã ba Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) ở bán đảo Cà
Mau.[1]
1. 1. 2. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành nên miền Tây Nam bộ nói riêng hay Nam Bộ nói chung
trước kia là vốn dĩ là vùng lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp và có chung quá
trình hình thành. Trong suốt thời gian từ đầu công nguyên đến giữa thế kỷ thứ XVII,
Nam bộ trên danh nghĩa lần lượt nằm dưới quyền cai trị của vương quốc Phù Nam và
sau này là quốc gia Chân Lạp – đế quốc Kh’mer cổ. Và phải đến giữa thế kỷ XVII,
theo bước chân khai hoang của người Việt dưới chính quyền của các chúa Nguyễn,
vùng đất này mới dần dần từng bước được sáp nhập vào lãnh thổ của nước ta.
1. 1. 2. 2. Thời chúa Nguyễn và Tây Sơn
Năm 1658, Chúa Nguyễn Phúc Tần giúp hoàng thân Chân Lạp là Batom
Reachea lên ngôi và đã ký hiệp ước với triều đình Chân Lạp cho phép người Việt
được làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa.
Năm 1679 quan nhà Minh gồm Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Long môn,
Trần Thượng Xuyên, Trần An không chịu làm tôi nhà Thanh đã đem 3000 người cùng
50 chiếc thuyền sang xin làm dân Đại Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần vì muốn khai
khẩn đất Chân Lạp nên cho vào ở đất Đông Phố.
Năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu phái Nguyễn Hữu Cảnh đi làm kinh lược
đất Chân Lạp. Ông chia đất Đông Phố của những người Tàu ra làm dinh, làm huyện,
rồi sai quan vào cai trị. Chúa Nguyễn lại tiếp tục chiêu mộ những người lưu dân từ
19
Quảng Bình trở vào để lập ra những thôn xã và khai khẩn ruộng đất, người Việt và
Tàu ở đây đều thuộc về sổ bộ của nước Việt chúa Nguyễn.
Mạc Cửu một người gốc Quảng Đông vì nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh nên
đã cùng gia quyến bỏ sang Chân Lạp. Năm 1680, Mạc Cửu đã mở rộng đất đai của
mình gồm những vùng đất: Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc khi đó đang thuộc Chân
Lạp những nơi mà triều đình Chân Lạp không kiểm soát được.
Năm 1708 để tránh áp lực thường xuyên của quân Xiêm La sang cướp phá,
Mạc Cửu đã dâng hiến đất khai phá cho chúa Nguyễn Phúc Chu, chúa Nguyễn đổi tên
thành Trấn Hà Tiên và phong Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản vùng đất Hà
Tiên.
Từ năm 1735 – 1739 Mạc Thiên Tứ là con trai của Mạc Cửu mở rộng đất đai
thuộc kiểm soát của mình sang bán đảo Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ,
đưa thêm những vùng đất mới này vào Trấn Hà Tiên thuộc đàng trong.
Năm 1753, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sai sứ sang thông sứ
với chúa Trịnh ở đàng Ngoài cùng lập mưu đánh chúa Nguyễn, do đó chúa Nguyễn
Phúc Khóat đã cử Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên.
Năm 1755, Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên cầu cứu
Mạc Thiên Tứ, xin dâng hai phủ Tầm Bôn, Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) cho
chúa Nguyễn để cầu hòa.
Năm 1757, Nặc Nguyên mất, chú họ Nặc Nhuận dâng hai phủ Trà Vinh, Ba
Thắc (Sóc Trăng) xin chúa Nguyễn Phúc Khóat phong làm vua Chân Lạp. Sau đó Nặc
Nhuận bị con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Quan tổng suất Trương Phúc Du thừa
kế sang đánh Nặc Hinh. Chúa Nguyễn cho lập Nặc Tôn (Outey II) là con Nặc Nhuận
20
đang nương nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng đất Tầm
Phong Long (vùng đất nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu là Châu Đốc, Sa Đéc) để tạ
ơn chúa Nguyễn.
Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt, Linh
Quỳnh để tạ ơn riêng Mạc Thiên Tứ, ông đem những đất ấy dâng lại cho chúa
Nguyễn và được cai quản 5 vùng đất này. Sau khi Pháp thành lập ra Liên bang Đông
Dương đã cắt trả về cho Cao Miên, ngày nay là 2 tỉnh Takéo và Kampot. [1]
1. 1. 2. 3. Thời nhà Nguyễn độc lập
Vào thời triều Nguyễn thành lập vào năm 1802, vua Gia Long tiếp tục sự
nghiệp của các chúa Nguyễn, đã hoàn thiện hệ thống hành chính và thống nhất quản lí
trên quy mô cả nước.
Vua Minh Mạng vào năm 1832 đã đặt ra Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh nên
được gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay còn được gọi là Lục tỉnh.
Năm 1836, vua đổi thành Gia Định (là tỉnh thành Sài Gòn), Biên Hòa (là tỉnh
thành Biên Hòa), Định Tường (là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông và Vĩnh Long (là
tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (là tỉnh thành Châu Đốc), Hà Tiên (là tỉnh thành Hà
Tiên) ở miền Tây.
Trong số 6 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ thì đã có 4 tỉnh thuộc khu vực miền Tây
Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) bao gồm: Định Tường, Vĩnh Long, An
Giang và Hà Tiên.
Ngoài ra còn có một phần đất đai của tỉnh Gia Định lúc bấy giờ cũng nằm
trong khu vực miền Tây Nam Bộ, tương đương với một phần các tỉnh Long
An và Tiền Giang (vùng đất Gò Công) ngày nay. [1]
21
1. 1. 2. 4. Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
Năm 1858, Pháp tấn công Nam Bộ rồi lần lượt chiếm 6 tỉnh Nam Kì, triều
Nguyễn điều động quân đội tiến hành kháng chiến chống Pháp. Khi kháng chiến thất
bại, triều đình nhà Nguyễn đã ký các hiệp định nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông
(vào năm 1862) và 3 tỉnh miền Tây (vào năm 1874).
Sau khi lập ra Liên bang Đông Dương, Pháp thực thi chủ quyền trên vùng đất
Nam Bộ, tiến hành hoạch định biên giới giữa Nam kỳ và Campuchia theo luật của
nước Pháp. Năm 1889 Pháp và Campuchia đã ký một loạt các văn bản pháp lý hoạch
định, phân giới cắm mốc biên giới giữa Nam Kì và Campuchia.
Ngày 4/6/1949, trước thắng lợi liên tiếp của Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, Tổng thống Pháp V. Ô-ri-ôn đã ký Bộ luật số 49-733 trả lại Nam Kì cho
chính quyền Bảo Đại.
Như vậy đến năm 1949 vùng đất Nam Bộ vốn từng bị triều Nguyễn “nhượng”
cho thực dân Pháp đã được trả lại cho Việt Nam bằng một văn bản có giá trị pháp lý,
Chính phủ Pháp đã khẳng định những cơ sở lịch sử và luật pháp của văn bản này với
Vương quốc Campuchia.
Từ đó về sau chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ được các hiệp định
có giá trị pháp lý quốc tế thừa nhận như là Hiệp định Gieneve (1954) giữa nước ta và
Pháp; Hiệp định Pari (1973) giữa nước ta và Mỹ, được cộng đồng quốc tế trong đó có
Lào và Campuchia thừa nhận. [1]
Dưới chính quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập và thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ, ngày nay miền Tây Nam bộ bao gồm tất cả 13 tỉnh thành sau: Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang,
Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
22
1. 2. Tổng quan về tài nguyên du lịch miền Tây Nam bộ
Miền Tây Nam Bộ có tiềm năng du lịch rất lớn. Ðó là vùng đồng bằng rộng lớn với
những làng quê, miệt vườn trù phú cùng những dòng sông, kênh rạch chằng chịt, bên
các cù lao và rừng tràm ngập nước, mang vẻ đẹp hoang sơ. Những năm gần đây, du
lịch vùng đang từng bước được khai thác và phát triển.
Bên cạnh những đặc trưng du lịch của miền sông nước, du lịch miền Tây Nam Bộ đã
và đang khai thác nét văn hóa thể hiện qua sinh hoạt cuộc sống thường ngày của
người dân. Nhu cầu của du khách ngày càng tăng, không chỉ dừng ở chỗ thưởng
ngoạn thiên nhiên mà còn muốn tìm hiểu, khám phá cuộc sống của con người trong
khung cảnh thiên nhiên đó.
Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là Tây Nam bộ – Vùng đất cực Nam
của nước ta, có diện tích tự nhiên gần 40. 000 km2 bao gồm 13 tỉnh thành phố với dân
số 18 triệu, chiếm 1/5 dân số cả nước. Đây là vùng châu thổ phì nhiêu được bồi đắp
phù sa của dòng sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ, đồng lúa bạt ngàn, trái cây
bốn mùa trĩu quả, hệ thống sông rạch chằng chịt, đa dạng sinh học cao với các khu
rừng nguyên sinh, đất ngập nước… đặc biệt khí hậu nắng ấm quanh năm, không bão
tố nên rất thuận lợi để phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái, du khách có thể đến
tham quan thời gian nào cũng được.
Hầu như thiên nhiên đã tạo ra cảnh quan tương đối đồng nhất ở đồng bằng
sông Cửu Long, đó là đồng lúa – sông nước – vườn cây ăn trái… Phong tục tập quán,
nét văn hóa, sinh hoạt cộng đồng giống nhau nên đã có người cho rằng: “đi tham quan
du lịch đến một địa phương trong vùng sẽ biết sản phẩm du lịch cả vùng”. Tuy có núi
rừng, biển đảo nhưng khi nói đến đồng bằng sông Cửu Long là du khách nghĩ đến
sông nước miệt vườn, sản phẩm du lịch dù có nét tương đồng nhưng từng địa phương
có nét đặc trưng riêng tạo nên nét độc đáo của du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
Tài nguyên du lịch đồng bằng sông Cửu Long khá phong phú và đa dạng, có
các khu dự trữ sinh quyển ở Cà Mau – Kiên Giang, các vườn quốc gia nổi tiếng (U
23
Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc…); có núi rừng, biển đảo và hang động ở An
Giang, Hà Tiên – Phú Quốc (Kiên Giang), Cà Mau; có nhiều sân chim, chợ nổi trên
sông được bình chọn ở top đầu cả nước và nhiều di tích văn hóa lịch sử… Hệ thống
sản phẩm du lịch đồng bằng sông Cửu Long được phân theo loại hình du lịch như
tham quan trải nghiệm sinh hoạt của bốn dân tộc anh em (Việt – Trung – Khmer –
Chăm) gắn với cảnh quan sông nước miệt vườn, chợ nổi trên sông, tham quan tìm
hiểu các khu rừng nguyên sinh, vùng đất ngập nước, tràm chim…; khám phá đờn ca
tài tử, văn hóa Khmer, du lịch tâm lịch (Lễ hội Bà chúa Xứ ở An Giang), nghỉ dưỡng
biển ở Phú Quốc, tham quan cảnh quan trên sông Tiền – sông Hậu… Các sản phẩm du
lịch được phân bố rải khắp các địa phương vùng ĐBSCL, đó là du lịch lễ hội, tâm linh
và núi rừng ở An Giang; biển đảo, rừng quốc gia, rừng ngập mặn ở Kiên Giang – Cà
Mau; sông nước miệt vườn, chợ nổi trên sông ở Cần Thơ, Vĩnh Long; di tích văn hóa
– đờn ca tài tử ở Bạc Liêu; văn hóa Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh; cù lao, chợ nổi ở
Tiền Giang; lễ hội dừa, hoa kiểng ở Bến Tre… Dưới đây xin được giới thiệu một số
tài nguyên du lịch tiêu biểu của miền Tây Nam bộ.
1. 2. 1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên
1. 2. 1. 1. Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng
Trước đây cồn Phụng có tên là cồn Tân Vinh, thuộc ấp 10, Xã Tân Thạch,
Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.Cồn Phụng còn có một tên gọi khác là cù lao Đạo
Dừa. Nguyên do là vì ông Nguyễn Thành Nam (1909-1990) đã đến đây xây chùa
Nam Quốc Phật và thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa vào đầu thế kỷ 20.
Trong thời gian xây dựng ngôi chùa ấy, những người thợ nhặt được một cái chén cổ
có hình con chim phụng, nên nó còn được gọi là cồn Phụng, và trở thành tên phổ biến
cho đến ngày nay.
Ban đầu, cồn Phụng chỉ là một cồn nhỏ nổi giữa sông Mỹ Tho vào những
năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi
24
năm mà nay đã lên tới trên 50 ha. Đây là một trong bốn cồn nằm trên đoạn sông vừa
kể được đặt theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc là: long, lân, quy,
phụng. Cồn Rồng là “long”, cồn Thới Sơn là “lân”, cồn Biện Quy là “quy”, và cồn
Tân Vinh là “phụng”.
Đến cồn Phụng, du khách có thể đi thăm các các vườn cây ăn trái và thưởng
thức các món ăn ngon đậm chất vùng miền. Ngoài ra, nơi đây còn cuốn hút du khách
bởi những nét sinh hoạt đời thường của người dân địa phương gắn liền với các nghề
thủ công được chế tác từ dừa, như kẹo dừa, đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa…
Bên cạnh đó, khu di tích Đạo Dừa rộng chừng 1.500 m² cũng được nhiều du
khách đến viếng thăm. Nơi đây còn giữ được khá nguyên trạng các hạng mục kiến
trúc được xây dựng từ thời Nguyễn Thành Nam còn sốngnhư: sân chín con rồng; tháp
Hoà bình (Cửu trùng đài), đỉnh lớn… [1]
1. 2. 1. 2. Rừng Tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh sống
của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
Từ thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến
cầu Bưng Tiên tại Km số 6 thì rẽ trái và tiếp tục đi theo một con đường đã được trải
nhựa dài khoảng 4 km là đến rừng tràm Trà Sư. Tại đây, du khách đi tắc ráng (tên gọi
một phương tiện thủy có gắn động cơ của người miền Tây Nam Bộ) và xuồng để đi
tham quan rừng tràm.
Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên
10 tuổi, cao 5 – 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực
vật. Theo thông tin trên website Du lịch Việt Nam, thì ở đây hiện có:
25
– 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi
trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng
(Anhinga melanogaster)
-11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài)
và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách
Đỏ Việt Nam.
-25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp
nong.
-10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ.
Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của
140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi,
10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22
loài cây cảnh, v. v….
Theo kết quả khảo sát của BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, rừng tràm Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế
trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1999, cả hai
tổ chức ấy đều đã đề xuất chính quyền địa phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực
này. Ngày 27 tháng 5 năm 2003, chính quyền tỉnh An Giang đã ra quyết định phê
duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, để đáp ứng nhu cầu du lịch
sinh thái và phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn môi trường [3].
1. 2. 1. 3. Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim – nói đến địa điểm này, là lại nghĩ về nơi có
nhiều loại chim quý và một trong số đó phải kể đến Sếu đầu đỏ. Ai vừa muốn đi du
lịch lại vừa muốn ngắm các loại chim thì phải ghé ngay vườn quốc gia Tràm Chim,
một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Tây Nam bộ.
Hệ sinh thái thực vật nơi đây thật sự đa dạng với các quần xã thực vật tự
nhiên được ghi nhận với 130 loài thực vật, phân bố đơn thuần cũng như xen kẽ với