BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
——————————-
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : Nguyễn Thanh Hương
Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Thanh Mai
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
———————————–
TÌM HIỂU ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA DU LỊCH)
Sinh viên : Nguyễn Thanh Hương
Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Thanh Mai
HẢI PHÒNG – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
————————————–
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Nguyễn Thanh Hương Mã SV: 1412402094
Lớp : VH1802
Ngành: Việt Nam học (Văn hóa du lịch)
Tên đề tài: Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh – phục
vụ phát triển du lịch
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt
nghiệp
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Khách sạn DASOM
333 Văn Cao, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Đào Thị Thanh Mai
Học hàm, học vị : ThS
Cơ quan công tác : Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn: Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại Thành phố Hồ Chí
Minh – phục vụ phát triển du lịch
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 24 tháng 12 năm 2018
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 05 tháng 04 năm 2019
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên
Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Thanh Hương ThS. Đào Thị Thanh Mai
Hải Phòng, ngày 05 tháng 04 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên:
ThS. Đào Thị Thanh Mai
Đơn vị công tác:
Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Họ và tên sinh viên:
Nguyễn Thanh Hương Chuyên ngành: Văn hóa du lịch
Đề tài tốt nghiệp:
Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh -phục vụ phát triển
du lịch
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu.
Có ý thức kỷ luật tốt, chăm chỉ, chịu khó học hỏi.
Hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận
– Về lý luận, tác giả đã nêu khái quát, phân tích và đưa ra các cơ sở lý luận về du
lịch nông nghiệp.
– Về thực tiễn, tác giả đã nêu và đánh giá thực trạng và có giải pháp để phát triển
du lịch nông nghiệp.
– Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiễn, đạt chất lượng tốt của khóa
luận tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học (Văn hóa du lịch).
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ
Không được bảo vệ
Điểm
hướng dẫn
Hải Phòng, ngày 05 tháng 04 năm 2019
Giảng viên hướng dẫn
ThS. Đào Thị Thanh Mai
MỤC LỤC
Lời mở đầu ………………..….……………………………….…….…………
1. Lý do chọn đề tài……….………………………………………..…………
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài…………..……………………..…………
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu……….………………..……………
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………….…………..
5. Bố cục của bài khóa luận…………………………………………………
Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực đường phố
…………………………………………………..……………
1.1. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch ẩm thực ………………………….
1.1.1. Khái niệm về ẩm thực……………….…………………………………
1.1.2. Khái niệm về du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực đường phố….
1.1.2.1. Khái niệm du lịch về ẩm thực ……………………………………….
1.1.2.2. Khái niệm về du lịch ẩm thực đường phố…………………………
1.1.3. Mối quan hệ giữa Ẩm thực và Du lịch……………………………..
1.2. Giới thiệu du lịch ẩm thực đường phố ở Việt Nam và trên thế giới………
1.2.1. Một số khu ẩm thực đường phố ở Việt Nam ………………………
1.2.1.1. Ẩm thực đường phố ở Hà Nội………………..……………………..
1.2.1.2. Ẩm thực đường phố ở Hải Phòng ………………….………………
1.2.1.3. Ẩm thực đường phố ở Đà Nẵng …………………….…..…………
1.2.1.4. Ẩm thực đường phố ở Đà Lạt ………………………………………
1.2.2. Một số khu ẩm thực đường phố trên thế giới ……………………..
1.2.2.1. Ẩm thực đường phố ở Trung Quốc …………………………………
1.2.2.2. Ẩm thực đường phố ở Mỹ….………………………………………..
1.2.2.3. Ẩm thực đường phố ở Australia …………………………………….
1.2.2.4. Ẩm thực đường phố ở Anh…………………………………………..
1.3. Tiểu kết chương 1 …………………………………………..……………
Chương 2: Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh –
phục vụ phát triển du lịch……….………….……………
1
1
2
3
3
3
4
4
4
5
5
6
7
8
8
8
9
10
11
12
12
12
13
13
14
15
2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh……………………………….
2.1.1. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên……………………………………..
2.1.1.1. Vị trí địa lý……………………………………………………………..
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ………………..……………………………………
2.1.2. Lịch sử hình thành – tổ chức hành chính và kinh tế – xã hội…..
2.1.2.1. Lịch sử hình thành……………………………..…………………….
2.1.2.2. Tổ chức hành chính…………………………………………..………
2.1.2.3. Kinh tế…………………….……………………………………………
2.1.2.4. Dân cư – xã hội………………………………………………….…….
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh ………
2.1.3.1. Tài nguyên vật thể …………………………………………….………
2.1.3.2. Tài nguyên phi vật thể ………………….………………………….…
2.2. Tìm hiểu về ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh…..……
2.2.1. Một số món ăn phổ biến từ trước năm 1975… … … … … … … …
2.2.1.1. Sủi cảo………………………………………………………………….
2.2.1.2. Phá lấu ……..…………………….…………………………………….
2.2.1.3. Hủ tiếu ………………………………………………………………….
2.2.1.4. Bột chiên ……………..…………………………………………………..
2.2.1.5. Phở ……………………………………………..………………………
2.2.1.6. Bánh xèo……………….……………………………………………….
2.2.1.7. Bánh mỳ Sài Gòn ……………………………………………………..
2.2.1.8. Cơm Tấm …………….…………………………………………………
2.2.2. Một số món ăn phổ biến ngày nay …..………………………………
2.2.2.1. Bánh tráng……….……………………………………………………..
2.2.2.2. Ốc…………….…………………………………………………………
2.2.2.3. Gỏi cuốn………………………………………………………………..
2.2.2.4. Súp cua…………………..…………………………………………….
2.2.2.5. Bánh kếp Thái ……..………………………………………………….
2.2.2.6. Bạch tuộc viên Nhật Bản………………………….…………………
15
15
15
16
19
19
19
20
22
23
23
32
35
35
35
35
36
36
37
37
37
38
38
38
39
39
40
40
41
2.2.2.7. Kimbap Hàn Quốc……………………………………………………
2.2.2.8. Kem……………………………………………………………………..
2.3. Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực đường phố ở thành phố Hồ Chí
Minh………………………………………………………………..…
2.3.1. Đặc trưng của ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh…………………
2.3.2. Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trên một vài địa điểm tại Thành phố Hồ
Chí Minh…………………………………………………
2.3.2.1. Chợ Bến Thành, Lê Lợi – quận 1……………………………………
2.3.2.2. Con đường bán trái cây đĩa Nguyễn Cảnh Chân – quận 1………
2.3.2.3. Đường Nguyễn Thượng Hiền – quận 3..……………………………
2.3.2.4. Đường Cao Thắng – quận 3……………………………….………..
2.3.2.5. Hẻm 14, Trần Bình Trọng – quận 4……………………………..…
2.3.2.6. Phố ốc Vĩnh Khánh – quận 4……………………………………..…
2.3.2.7. Đường An Dương Vương – quận 5…………………………………
2.3.2.8. Phố Sủi Cảo Hà Tôn Quyền – quận 11…………….………………
2.3.3. Sự giống và khác nhau ở một vài món ăn đường phố ……………
2.3.3.1. Cơm tấm Sài Gòn và Kimbap Hàn Quốc ……………….…………
2.3.3.2. Bánh xèo và bánh kếp Thái Lan……………………………………
2.3.4. Ưu điểm của ẩm thực đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển du
lịch……………………………………………………….
2.3.5. Hạn chế của ẩm thực đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển du
lịch…………………………………………………………
2.4. Tiểu kết chương 2 ……………………………….………………………
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác ẩm thực đường phố phục vụ phát
triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh…………….
3.1. Định hướng phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2030………………………………………………………………………..
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch…………………………….
3.1.2. Tiềm năng, thế mạnh của ẩm thực đường phố trong chính sách phát triển du lịch
………………………….……………………………………
41
41
42
42
43
43
44
44
44
45
45
45
46
46
46
49
52
53
54
55
55
55
56
3.2. Các giải pháp cụ thể…………………………………………………….
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý…………………….
3.2.2. Giải pháp về xúc tiến quảng bá………………………………………
3.2.3. Giải pháp về tổ chức hoạt động ẩm thực đường phố …………….
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch ẩm thực……………………………
3.2.5. Kết nối ẩm thực đường phố với các tuyến điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh………………………………………………..
3.3. Tiểu kết chương 3……………………………………………………….
Kết luận ………………………………………………………………………….
Danh mục tài liệu ……………………………………………………………..
Phụ lục ………………………………………….……………………………….
58
58
61
63
64
65
68
69
70
71
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của trường Đại học Dân
Lập Hải Phòng bởi suốt quãng thời gian bắt đầu học tập tại giảng đường đại học
đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, đặc biệt là các thầy cô
trong Khoa Du lịch đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong những năm
học vừa qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập em tin rằng
đó chính là hành trang quý báu cho con đường sự nghiệp của mình trong tương
lai. Không chỉ vậy, để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng
tri ân sâu sắc đến Thạc sĩ Đào Thị Thanh Mai. Cô đã tận tình hướng dẫn em
trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận và giúp em chỉnh sửa
những điều còn thiếu sót. Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến bài khóa luận, em
rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để em có thể
hoàn thiện tốt hơn.
Lời cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe.
Em xin chân thành cảm ơn !
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
1
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Nước Mỹ đã sinh ra những nhà hàng di động nhưng Việt Nam mới là
thiên đường ẩm thực đường phố. Không đâu lại có văn hóa ẩm thực đa dạng
như nơi này. Qua ẩm thực, một phần bản sắc văn hóa của Việt Nam đã được
gìn giữ và phát huy trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế”. Đó
là nhận định của tờ báo CNNGo (Mỹ) về ẩm thực Việt Nam.Văn hóa ẩm
thực Việt Nam luôn độc đáo và phong phú trên mọi phương diện. “Một đất
nước nhỏ bé mà thức ăn lại tinh tế và đa đạng đến đáng kinh ngạc. Mỗi
thành phố, thậm chí mỗi ngôi làng đều có món đặc sản riêng”. Đây cũng là
ấn tượng chung của nhiều du khách sau khi thưởng thức những món ăn dân
dã tại Việt Nam.Và trong con mắt những du khách ấy, có một phần không
thể bỏ qua đó chính là ẩm thực đường phố, đặc biệt là trên những con phố
của mảnh đất Hồ Chí Minh. Cùng với đó, hãng thông tấn CNN đã đánh giá
Thành phố Hồ Chí Minh là thủ đô ẩm thực của nước ta.Không chỉ vậy từ
nhiều năm trước, ẩm thực đường phố ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng đã được rất nhiều tạp chí nước ngoài nhắc đến như:
Tạp chí ẩm thực thế giới Food and Wine đã bình chọn Thành phố Hồ Chí
Minh là một trong những thành phố có món ăn đường phố ngon hàng đầu,
trong đó món chả giò, bánh mì được nhiều tạp chí bình chọn là một trong 12
món ăn ngon nhất thế giới.
Với thành tích trên, văn hóa ẩm thực có một vai trò đóng góp không
nhỏ trong việc thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa. Với cách tiếp cận
kinh tế và giao lưu văn hóa vùng miền trong nước và quan hệ quốc tế,
nghiên cứu văn hóa ẩm thực nói chung và văn hóa ẩm thực đường phố nói
riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề cấp thiết để phát triển du lịch
trong quá trình đổi mới hiện nay và cho tương lai. Đặc biệt là ở các đô thị
đông dân khi mà giá cả sinh hoạt tăng cao khiến nhiều người dân chấp nhận
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
2
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
sử dụng các loại thức ăn đường phố. Theo một số liệu điều tra của Trung
tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh thì tại đây có tới 95,5% người dân
đang sử dụng thức ăn đường phố trong đó 51% dùng làm bữa ăn hàng ngày,
82% dùng làm bữa ăn sáng. Sở dĩ các món ẩm thực đường phố hấp dẫn đến
thế, bởi tất cả chúng đều rất dễ dàng để thưởng thức. Chỉ cần bước chân vào,
ngồi xuống và sẽ có người mang ra. Tất cả nguyên liệu đều thật sự đơn giản
và không khó kiếm tìm nhưng lại được kết hợp với nhau rất tinh tế đến khó
tin. Mỗi món đi kèm với một loại gia vị, nước chấm đặc trưng thể không
thay thế. Các món ăn nhiều rau củ quả, không nhiều dầu mỡ như đồ ăn
Trung Quốc, không cay như đồ ăn Thái Lan cũng không nhiều thịt như đồ
ănTây Âu.
Có thể nói văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một trong những bậc
thang quan trọng nhất đưa hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến
với bạn bè quốc tế. Và trong bậc thang ấy, văn hóa ẩm thực đường phố có lẽ
là viên gạch vững chắc nhất. Ẩm thực không đơn thuần là món ăn, nó là cái
hồn của đất nước, của dân tộc. Những điều được trình bày trên đây chính là
lý do em chọn “Tìm hiểu ẩm thực đường phốThành phố Hồ Chí Minh – phục
vụ phát triển du lịch” để làm đề tài cho bài khóa luận của mình với mong
muốn đem lại cái nhìn toàn diện về ẩm thực đường phố Hồ Chí Minh, góp
phần giúp cho ẩm thực đường phố ngày càng được quan tâm đầu tư và khai
thác hiệu quả hơn.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trước hết, đề tài tìm hiểu cơ sở lý luận về du lịch ẩm thực và du lịch
ẩm thực đường phố, cung cấp những ví dụ điển hình về các khu ẩm thực
đường phố ở Việt Nam và trên thế giới.
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu ẩm thực đường phố Sài Gòn và
khai thác thực trạng để từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp phát triển ẩm thực
đườngphố Hồ Chí Minh, phục vụ phát triển du lịch thành phố.
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
3
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu:Tìm hiểu ẩm thực đường phố Thành phố Hồ
Chí Minh nhằm phục vụ phát triển du lịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Là một trong những phương
pháp quan trọng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học cũng như
trong khóa luận. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều nguồn khác
nhau như: sách, báo, đài, tivi, tạp chí, mạng internet…, từ đó người viết có
cái nhìn chọn lọc, xử lý thông tin đưa ra những nhận xét đánh giá ban đầu
với những kết luận về vấn đề nghiên cứu cụ thể là ẩm thực đường phố ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp so sánh, thống kê, phân tích và tổng hợp các thông tin
số liệu liên quan đến đề tài, từ đó tìm ra định hướng, giải pháp phát triển du
lịch mang hiệu quả cao, mang tính khoa học và thực tiễn trong phạm vi
nghiên cứu mà đề tài thực hiện.
5. Bố cục của bài khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài có bố cục gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực
đường phố.
Chương 2: Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố tại Thành phố Hồ
Chí Minh – phục vụ phát triển du lịch
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác ẩm thực đường phố
-phục vụ phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
4
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC
VÀ DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ
1.1. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch ẩm thực
1.1.1. Khái niệm ẩm thực
Ngay từ khi những bước chân đầu tiên của con người in dấu trên Trái
Đất, ngay từ thời kì bình minh của nhân loại, việc ăn uống đã được coi như
là một nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống của sinh vật sống nói chung và
con người nói riêng. Tuy nhiên ở thời kì cổ đại đó, thực phẩm vẫn còn khan
hiếm buộc con người không có quyền lựa chọn thức ăn. Sau này, trải qua
hàng trăm triệu năm tiến hóa, thế giới ngày một văn minh hơn. Do đó,
những tri thức cơ bản đầu tiên về lĩnh vực ăn uống được hình thành, tạo nên
khái niệm đầu tiên về văn hóa ăn uống: ẩm thực.
Nghĩa hẹp: theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là
ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm
truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến
thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó thường được đặt
tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu chịu ảnh
hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại,
buôn bán trao đổi.
Nghĩa rộng: ẩm thực có nghĩa là nền văn hóa ăn uống của một dân
tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ nói về “văn hóa
vật chất” mà còn nói về cả mặt “văn hóa tinh thần”. Những thực phẩm mang
màu sắc tôn giáo cũng mang nhiều ảnh hưởng rất lớn tới ẩm thực.
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
5
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
Theo tác giả Nguyễn Văn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn
ngữ, thì từ “ăn” trong tiếng việt có số lượng ngữ nghĩa và số lượng từ ghép
rất phong phú, có đến 15/20 ngữ nghĩa được nêu trong từ điển tiếng việt có
liên quan đến “ăn”.Sở dĩ từ ăn chiếm vị trí lớn ngôn ngữ và tư duy người
việt vì từ xưa đến đến đầu thế kỷ XX, nước ta đất hẹp, kỹ thuật chưa phát
triển, mức sống còn thấp do đó cái ăn luôn là yếu tố quan trọng nhất: “có
thực mới vực mới vực được đạo”, “dĩ thực vi tiên”. Bên cạnh ăn thì uống
không chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam. Ngoài nghĩa thông
thường là uống cho hết khát, từ “uống” trong từ ghép “ăn uống”có nghĩa là
uống rượu.
Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Ẩm thực là chế
biến đồ ăn thức uống có đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng và có sức hấp dẫn
đối với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, ẩm
thực phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi cung ứng từ
đồng ruộng đến bàn ăn. Như vậy, ẩm thực vừa có tính nghệ thuật, vừa có
tính văn hóa và vừa mang tính xã hội.(Theo Tạp chí Khoa học Đại học Văn
Lang).
1.1.2. Khái niệm về du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực đường phố.
1.1.2.1. Khái niệm về du lịch ẩm thực
Năm 1985, Wilbur Zelinsky đã dùng thuật ngữ “Gastronomic
Tourism” với ý nghĩa là du lịch trải nghiệm ẩm thực. Năm 1998, Lucy M.
Long đưa ra thuật ngữ “Culinary Tourism” để chỉ hình thức du lịch khám
phá ẩm thực, đi sâu vào chế biến thực phẩm. Năm 2001, Colin Michael
Hall và Richard Michell sửdụng thuật ngữ “Food Tourism” để chỉ hình
thức du lịch tiếp xúc với người chế biến thực phẩm, tham gia lễ hội
ẩm thực, thưởng thức đồ ăn, thức uống đặc sản của địa phương. Năm 2015,
Ontario Culinary Tourism Alliance (OCTA) lại dùng thuật ngữ “Food
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
6
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
Tourism” với ý nghĩa du lịch tìm hiểu, đánh giá ẩm thực có tính văn hóacủa
địa phương hay dân tộc. Do đó, du lịch ẩm thực là loại hình du lịch tổ chức
và hướng dẫn du khách đến các điểm du lịch để tìm hiểu, thưởng thức, trải
nghiệm đồ ăn, thức uống có tínhnghệ thuật và văn hóa đặc thù của địa
phương, vùng miền, quốc gia. Thuật ngữ “Food Tourism” có thể được sử
dụng để chỉ loại hình du lịch ẩm thực.
Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Du lịch ẩm thực
là quảng bá, tiếp thị, tổ chức, hướng dẫn du khách đến các điểm du lịch có
ẩm thực đặc sắc, độc đáo của địa phương, vùng miền, quốc gia.(Theo Tạp
chí Khoa học Đại học Văn Lang).
1.1.2.2. Khái niệm về du lịch ẩm thực đường phố
Ẩm thực đường phố hay thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là các
loạithức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại
chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vĩa hè, lề đường ở
các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng
hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn
uống ngoài trời… thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các
tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến
các loại xe đẩy. Theo khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn
đường phố là những đồ ăn, thức uốngđược làm sẵn hoặc chế biến, nấu
nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi
công cộng.
Du lịch ẩm thực đường phố là hành động du khách rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên đi đến một nơi khác (có thể là một tỉnh thành khác hoặc thậm
chí là một quốc gia khác) để kết hợp việc thưởng thức các món ăn đường
phố với việc tậnhưởng kỳ nghỉ của họ nhằm tìm hiểu và khám phá tự nhiên,
văn hóa, lịch sử,conngười tại nơi họ đến.
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
7
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
1.1.3. Mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch
Du lịch ẩm thực nhiều hơn chỉ là thưởng thức một bữa ăn ngon, một
chút bia hay một ly rượu vang trong suốt chuyến đi. Đó là cách chúng ta hòa
mình vào nền văn hóa và di sản của một khu vực, tạo ra những kỷ niệm
không thể quên theo một cách hoàn toàn khác biệt.
Theo báo cáo toàn cầu về du lịch ẩm thực của Tổ chức du lịch thế
giới, trung bình 1/3 ngân sách của khách du lịch được dành cho ẩm thực.
Điều này chỉ ra rằng yếu tố này là một phần trải nghiệm của khách du lịch.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng không phải tất cả khách du lịch chỉ
đến đó để thưởng thức những đồ ăn ngon, cũng không phải tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh ẩm thực sẽ cung cấp dịch vụ này.
Trong ẩm thực ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể cốt lõi của
điểm đến và thông qua việc thưởng thức chúng, du khách có thể khám phá,
cảm nhận rõ nét bản sắc văn hóa chính thống của người dân địa phương. Khi
có cơ hội thưởng thức các món ăn mới lạ và hấp dẫn trong chuyến đi của
mình, du khách sẵn sàng đón nhận, bởi lẽ đó là một trong những hoạt động
trải nghiệm thú vị nhất gắn với tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của mỗi con
người. Bên cạnh các yếu tố có thể làm thỏa mãn nhu cầu khách như thời tiết,
dịch vụ lưu trú, phong cảnh tham quan… thì ẩm thực góp phần gia tăng
đáng kể giá trị cho chuyến đi của khách du lịch cũng như tạo dựng hình ảnh
tốt đẹp về điểm đến đó. Đồng thời, ngoài việc là yếu tố tạo sức hấp dẫn, ẩm
thực còn đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo dấu ấn khác biệt giữa quốc gia
này với quốc gia khác. Bởi lẽ, bên cạnh bản sắc độc đáo của hương vị và
nghệ thuật chế biến tinh tế của từng món ăn, khi quảng bá, chúng thường
được đi kèm với tên thương hiệu của mỗi quốc gia. Ví dụ như: Ẩm thực Việt
Nam, ẩm thực Pháp, ẩm thực Mê Xi Cô,… Điều này giúp dễ dàng khắc sâu
vào tâm trí của du khách, dù đã từng hay chưa được trải nghiệm nhưng cũng
khiến họ phải quan tâm tìm hiểu và lưu giữ được những cảm nhận ban đầu
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
8
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
khó quên về điểm đến du lịch, qua đó góp phần tạo thêm động lực để họ
quyết định đi thăm cũng như quay trở lại điểm đến du lịch.
1.2. Giới thiệu ẩm thực đường phố ở Việt Nam và trên thế giớii
1.2.1. Một số khu ẩm thực đường phố ở Việt Nam
1.2.1.1. Ẩm thực đường phố ở Hà Nội
Phố ẩm thực Hàng Buồm
Phố Hàng Buồm được ví như một Hà Nội thu nhỏ hiện đại, tấp nập và
đông đúc.Thực khách có thể thưởng thức đồ ăn tại quán hoặc mang đi, vừa
dạo chơi phố cổ vừa nhâm nhi. Ngoài ra, cũng có nhiều loại chè hay nước ép
trái cây cho thực khách lựa chọn. Do hoạt động trùng với chợ đêm Hà Nội
nên phố ẩm thực Hàng Buồm thu hút rất nhiều các tín đồ ẩm thực trong
nước và du khách quốc tế.
Chợ Đồng Xuân
Đây là ngôi chợ lâu năm, nổi tiếng và đông đúc vào bậc nhất đất Hà
Thành. Không chỉ với người Hà Nội, chợ Đồng Xuân còn là địa chỉ ẩm thực
yêu thíchcủa rất nhiều du khách. Vào bất kì thời điểm nào cũng có thể tới
đây để tìm kiếm và thưởng thức vô vàn món ngon gồm cả bữa chính cùng
các món trángmiệng béo ngậy, giòn tan. Sau đó là món bún chả kẹp que tre
chuẩn chất Hà Nội, từ nguyên liệu tới cách chế biến đều cầu kì, tỉ mỉ. Nước
chua gia giảm của quán không phải chế từ dấm mà là sấu dầm tự làm, vị dịu
dàng vô cùng độc đáo.
PhốLý Quốc Sư
Một trong những thương hiệu phở nổi tiếng ở Hà Nội, được nhiều
người biết đến nhất nằm trên phố Lý Quốc Sư. Phở ở đây chỉ chuyên về bò
nhưng có đủ các loại tái, chín, nạm, gầu,.. tạo cho khách hàng mới đến lần
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
9
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
đầu có nhiều sự lựa chọn và khách hàng trung thành sẽ không bị nhàm chán.
Nước dùng phở rất đặc trưng, thơm mùi gia vị mà không bị béo. Ngoài ra
phải kể đến trà chanh. Dễ thấy hình ảnh du khách tấp nập đi lại và các bạn
trẻ tụ tập bên những quán trà chanh, nhất là những ngày cuối tuần.Trà
chanh, me muối, mơ muối là lựa chọn phổ biến. Mùa nào thức đấy, những ly
sấu đá hè có thể thay bằng ly ca cao, cà phê ấm nóng khi tiết trời Hà Nội
chuyển lạnh.
Phố Nhà Thờ
Ở phố Nhà Thờ, bạn có thể vừa ăn kem dừa kiểu Thái, vừa thưởng
thức món đồ ăn Nhật Bản, sau đó nhâm nhi một chiếc bánh pizza. Nếu
không, cũng có rất nhiều các hàng quán đồ ăn Việt hấp dẫn.Khu phố này
cũng có cả những quán cà phê kiểu Pháp xinh xắn, sang trọng, nằm ẩn mình
dưới những tán cây già cỗi. Thưởng thức ly cà phê nóng bên ban công, lặng
ngắm khu phố nhỏ, bạn sẽ có một buổi chiều thật tuyệt vời.
1.2.1.2. Ẩm thực đường phố Hải Phòng
Phố Cầu Đất
Là một trong những con đường trung tâm của thành phố Cảng, Cầu
Đất được biết đến với món Bánh đa cua nổi tiếng. Du khách có thể đến quán
Bánh đa cua Bà Cụ ở số 179 hay quán Bánh đa cua bể ở số 195, chắc chắn
sẽ làm hài lỏng cả những người khó tính nhất. Ngoài ra thực khách cũng có
thể thưởng thức món Bánh rán Bà Lạnghoặc nhiều loạibánh ngọt trong các
cửa tiệm lâu đời như: Kim Thanh, Thanh Lịch, Lâm Hương,…trên dọc con
phố này.
Phố Văn Cao
Người Hải Phòng hay nói vui rằng: “Muốn ăn lẩu hãy đến Văn Cao,
muốn ăn nướng hãy đến Hoàng Minh Thảo”. Nói như vậy để thấy được rằng
Lẩu chính là món ăn được bán phổ biến ở con phố này, đặc biệt là Lẩu cua
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
10
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
đồng. Ngoài ra đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều người nước ngoài nên
đến đây du khách sẽ được trải nghiệm những món ăn độc đáo trong các nhà
hàng Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…
Chợ Cát Bi
Là khu chợ nổi tiếng với ẩm thực phong phú, chợ Cát Bi chính là
thiên đường ẩm thực của thành phố Hoa Phượng đỏ với khu nhà ăn rộng lớn
ngay chính trung tâm của chợ. Tại đây du khách sẽ được thưởng thức rất
nhiều món ăn hấp dẫn như: Giá bể xào, bánh đa, bánh bèo, cháo, ốc, các loại
chè,…Từ tầm 3 giờ chiều trở đi là khoảng thời gian thích hợp nhất để du
khách có thể thưởng thức tất cả các món ngon ở nơi đây.
1.2.1.3. Ẩm thực đường phố Đà Nẵng
Khu ẩm thực Phạm Hồng Thái
Khu phố ẩm thực Đà Nẵng này thường hoạt động náo nhiệt vào buổi
chiều khoảng từ 5h chiều cho đến 11h đêm. Đây là khu phố rất tuyệt vời
chonhững ai thích ăn khuya đa dạng nhiều món khác nhau vừa ngon bổ mà
lại rẻ nữa. Khu phố hội tụ tất cả những đặc sản của miền Trung vô cùng hấp
dẫn như: Bánh xèo, ốc hút, ram bắp,…Ngoài ra còn có những quán nhậu hải
sản bình dân rất được lòng thực khách.
Khu ẩm thực chợ Cồn
Đây là khu chợ có quy mô lớn ở Đà Nẵng là một địa điểm tham quan
mua sắm cũng như ăn uống tuyệt vời dành cho khách du lịch khi tới Đà
Nẵng. Đến phố ẩm thực Đà Nẵng này bạn tha hồ thưởng thức những món ăn
vặt nổi tiếng mực rim, ốc hút, chè, nem,..Bên cạnh đó khu chợ còn có rất
nhiều gian hàng bán đặc sản dành cho du khách mang về làm quà.
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
11
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
Khu ẩm thực Ngũ Hành
Khu ẩm thực này được mở hàng ngày nhân dịp pháo hoa quốc tế. Đến
đây bạn có thể tham gia trò chơi và thưởng thức các món ăn đặc sản của Đà
Nẵng. Với diện tích rộng và có thể đáp ứng cho 4.000 khách hàng cùng sự
góp mặt của nhiều đầu bếp nổi tiếng như Thanh Hòa, Minh Nhật,…của
chương trình Master ChefViệt Nam, chắc chắn đây sẽ là một điểm dừng
chân thú vị.
Đường Bạch Đằng
Con đường này là một trong những đường đẹp nhất của thành phố,
nằm kề bên bờ sông Hàn. Du khách có thể lân la ở các quán ăn, quán cafe
như quán souvenir & cafe nằm ở địa chỉ 34 Bạch Đằng, quận Hải Châu, Đà
Nẵng. Bên cạnh đó còncó đặc sản dừa rất ngon ngọt, hay rau câu dừa, kem
xôi dừa,…địa chỉ 198, Bạch Đằng, Đà Nẵng.
1.2.1.4. Ẩm thực đường phố Đà Lạt
Khu ẩm thực truyền thống tại Đà Lạt Center
Nằm ở tầng 2 của khu chợ mới Đà Lạt Center với 16 quầy hàng liền
kề nhau là 16 mái nhà tranh. Ở đó phục vụ các món ăn như: Bún, phở, mì
Quảng, cơm, cháo, xắp xắp, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh cuốn,
nem, bánh mì, hủ tiếu,…Tại khu ẩm thực truyền thống, ngoài các món ăn,
du khách còn có thể lựa chọn các loại chè đa dạng hay nước giải khát, nước
ép trái cây đặc trưng của Đà Lạt. Đó sẽ là lựa chọn khá lý tưởng để vừa tản
bộ, vừa có nhiều thứ để nhâm nhi.
Chợ đêm Đà Lạt
Chợ đêm nhộn nhịp, thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan,
nơiđây luôn là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt được yêu thích. Du
kháchđến đây có thể để mua sắm đồ lưu niệm, quần áo hay thưởng thức
những mónăn vặt vừa ngon vừa rẻ làm nên danh tiếng của ẩm thực Đà Lạt
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
12
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
như: Bánh trángnướng, xiên nướng, sữa đậu nành, bánh bột lọc chén, bánh
ướt lòng gà,…
1.2.2. Một số khu ẩm thực đường phố trên thế giới
1.2.2.1. Ẩm thực đường phố ở Trung Quốc
Được UNESCO công nhận là “Thành phố ăn ngon” đầu tiên của
Châu Á vào năm 2010, Thành Đô được biết đến nhiều nhất với món lẩu và
món cay cùng loại gia vị địa phương hòa quyện với vị mặn, chua, ngọt vừa
phải. Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức ẩm thực đường phố với danh
sách hơn 100 món ăn vặt tại các khu chợ Chendu Spice ( Thành Đô), chợ
Lan Châu ( Cam Túc),…Hay địa danh Turpan (Tân Cương). Rất nhiều nhà
hàng ngoài trời phục vụ khách dulịch bên cạnh khu nhà hàng sặc sỡ. Cừu
kawop, ổ bánh mỳ siêu lớn xuất hiện ở bất kỳ quán ăn vỉa hè nào, cùng với
các món ít phổ biến hơn như banshi – thịt cừu nấu với cà chua, đậu đen và
rau mùi, hoặc thịt cừu chế biến với nghệ, sữa chua cho đến khi thịt chín
mềm. Du khách có thể kết thúc bữa ăn với một chén sữa chua mát lành.
1.2.2.2. Ẩm thực đường phố ở Mỹ
New Orleán thuộc bang Louisiana không chỉ tuyệt vời bởi di sản văn
hóa đa dạng mà ẩm thực nơi đây cũng cực kỳ độc đáo với hương vị từ ẩm
thực Mỹ bản địa hay người Pháp cho tớinhững người Châu Phi sinh sống ở
nơi đây,…Những món ăn nổi tiếng có thể kể đến như: Sandwich Po-Boy với
nguyên liệu tôm tươi rán hay thịt bò kẹp trong bánh mì Pháp. Món Gumbo
quả mướp tây, một loại rau vùng Tây Mỹ ăn với cơm cùng với bánh rán
vuông rán vàng phủ bột đường,… Ngoài ra phải kể đến Seattle thuộc bang
Washington cũng hấp dẫn du khách với các đặc sản như: cà phê, quả
anh đào, đồ nướng, hải sản đều nằm trong danh sách những món ăn địa
phương nhất định phải thử một lần trong đời nếu có dịp thăm vùng đất
xinh đẹp này.
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
13
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
1.2.2.3. Ẩm thực đường phố ở Australia
Thành phố lớn thứ haicủa Australia là nơi có thể tìm thấy được
mọi khẩu vị đến từ nhiều nơi trên thế giới. Với một lịch sử phong phú
về những người nhập cư vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Melbourne
có các khu ẩm thực cùng những món ăn đặc sắc nhất của Châu Âu, Mỹ
Latin, Châu Á và Châu Phi. Đi xuống đường Londsdale để thưởng thức
một vài món Hy Lạp ngon khó cưỡng hay tới Lygon Street để thưởng
thức món Ý hoặc lang thang tới các khu phố người Hoa lâu đời nhất
nằm trong Little Bourke Street, nơi mà bạn sẽ tìm thấy những quán ăn
được mở từ những năm 1860.
1.2.2.4. Ẩm thực đường phố ở Anh
Vương quốc Anh là nơi tập trung văn hóa ẩm thực phong phú . Đầu
tiên phải kể đến địa danh Stockbridge. Phố Stockbridge nằm ở trung tâm
thung lũng Test, vốn là thị trấn chợ cổ và giờ đây là một điểm đến tuyệt vời
cho những người yêu thích ẩm thực. Stockbridge không chỉ có quầy thịt, cửa
hàng rượu tư,một số món cá ngon nhất nước Anh mà còn có một chuỗi quán
rượu nổi tiếng. Đây chính là con phố ẩm thực số một của đất nước Sương
mù. Ngoài ra thủ đô London cũng là một địa chỉ không thể bỏ qua bởi
những khu chợ tấp nập như: Chợ Broadway được mệnh danh là thiên đường
ẩm thực với hơn 100 quầy hàng ăn. Du khách có thể tìm thấy từ phô mai hảo
hạng, đủ loại xúc xích, ô liu, thịt rừng và dưa muối tại khu chợ Broadway
này hay chợ Borough là khu chợ rau và hoa quả cổ nhất ở London. Đây là
một trong những điểm dừng chân lý tưởng hấp dẫn tất cả các đầu bếp, người
nấu ăn, quản lý nhà hàng và những người yêu thích nấu nướng. Đến với khu
chợ, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi các loại thực phẩm, các quầy bán đồ ăn sẵn.
Đặc biệt chợ Borough cũng nổi tiếng là nơi cung cấp các loại nông sản tươi
của địa phương và những loại nguyên liệu tốt nhất trên thế giới.
Khóa luận tôt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
14
SV: Nguyễn Thanh Hương – Lớp: VH1802
1.3. Tiểu kết chương 1
Du lịch ẩm thực những năm vừa qua có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của đất nước, đóng góp lớn vào nguồn thu của ngành du lịch. Tiêu
biểu là ẩm thực đường phố bởi trong đó, mỗi món ăn đều đem lại nhiều giá
trị sâu sắc. Nó không chỉ là thực phẩm đáp ứng nhu cầu của con người mà ở
đó mỗi món ăn còn là biểu tượng, là đặc sản vùng miền. Vi vậy ẩm thực
đường phố ngày nay đang ngày càng phát triển trở thành một loại hình du
lịch không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Từ châu Âu, châu Mỹ
cho đến châu Á, châu Đại Dương, ẩm thực đường phố luôn đem đến sựhào
hứng và bất ngờ cho mỗi vị khách du lịch.
Ẩm thực đường phố là một kênh quảng bá tiềm năng và khá hiệu quả
cho Du lịch Việt Nam. Nhiều kênh truyền hình và tạp chí ẩm thực thế giới
đã làm phóng sự về ẩm thực Việt Nam như : Tạp chí Food and Wine, kênh
truyền hình CNN, kênh NAT GEO Adventure…, trong đó ẩm thực đường
phố được chú ý một cách đặc biệt bởi sự độc đáo và hấp dẫn. Những năm
trở lại đây các khu ẩm thực đường phố được mở rộng ngày càng nhiều, thu
hút lượng khách đông đảo đã góp phần đưa hình ảnh, đất nước con người
Việt Nam gần hơn tới bạn bè quốc tế. Theo xu hướng phát triển của du lịch
ẩm thực đặc biệt là ẩm thực đường phố, Hồ Chí Minh là một trong những
thành phố năng động, hiện đại của nước ta có nhiều khu phố ẩm thực nổi
tiếng, được du khách trong và ngoài nước biết đến, hứa hẹn là điểm đến
không thể bỏ qua trong mỗi chuyến du lịch khi đến vùng đất Đông Nam Bộ.