TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: HỒ CHÍ MINH – CON NGƯỜI VÀ HUYỀN THOẠI.
Lời nói đầu
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã đem đến cho dân tộc Việt Nam một vận mệnh mới, một vị trí mới, Người là tấm gương cho mọi thế hệ trẻ của mọi thời đại .
Việc học tập và nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trách nhiệm và cũng là một quyền lợi của mỗi một sinh viên. Thật may mắn là kì này em cũng được học tập và nghiên cứu tư tưởng của Người.
Tuy nhiên thời gian học tập còn ngắn, thời gian nghiên cứu còn sơ sài nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi nhiều sai sót.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đông đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sinh viên
Lê viết Thư
Chương I : Huyền thoại và yếu tố “Thần” trong
thời kì phong kiến
Lịch sử phong kiến dân tộc Việt trải qua hơn 4000 năm phát triển, trong đó bắt đầu từ thời An Dương Vương và kết thúc bằng triều đại nhà Nguyễn. Trong quá trình phát triển lâu dài đó có rất nhiều thời gian chúng ta bị ách đô hộ của các triều đại phong kiến, va cũng đã có rất nhiều vị anh hùng, rất nhiều vị lãnh tụ xuất hiện , điều đó bắt nguồn từ truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của một số vị lãnh tụ ta thấy có một số đặc điểm chung nhất như : các vị lãnh tụ đều có xuất thân mà theo như quan điểm nho học cũ là : “ chân mệnh thiên tử” , hoặc ‘ chân mện đế vương” , tức là họ sinh ra đã có số mệnh làm vua hoặc làm lãnh tụ. Và trong cuộc đời hoạt động của họ như : chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc , đã có một yếu tố mà hầu hết đều được các vị lãnh tụ sử dụng , đó là yếu tố Thần . Và người đời sau luôn nhớ tới họ như những huyền thoại .
Sau đây ta sẽ xét một số huyền thoại phong kiến.
1. Đinh Bộ Lĩnh:
Đại Việt sử lược (1388): Đinh Tiên Vương tên húy là Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư. Lúc nhỏ mồ côi cha, vương cùng với mẹ và 5 bà lão vào ở trong núi, bên cạnh ngôi đền thờ thần. Ngoài cửa có bụi sen núi. Dấu của loại ốc sên bò trên lá sen thành chữ Thiên tử. Vương lúc nhỏ thường cùng bọn chăn bò ở chốn sơn dã, được lũ trẻ tôn lên làm trưởng. Chúng lấy lễ quân thần để theo giúp vương. Những lúc cùng nhau chơi giỡn thì bọn trẻ đâu tay làm ghế ngồi để khiêng vương. Lại lấy cờ bông lau cho cầm đi trước dẫn đường. Có kẻ tả hữu theo bên, biểu tượng nghi vệ của bậc Thiên tử. Lúc rảnh rỗi bọn trẻ lại giục nhau đi nhặt củi để cung cấp cho vương như cách nạp thuế vậy. Chiều về, bà mẹ của Vương thấy vậy vui mừng mới nấu thịt lợn cho ăn. Các bậc già cả trong làng đều kháo nhau rằng: “Đứa trẻ này có cái khí lượng, cái nghi dung phi thường ắt có thể giúp đời, đem lại yên lành cho dân. Bọn chúng ta nếu không sớm theo về, ngày khác ắt hối lại thì đã muộn”. Rồi thúc giục con em đi theo Vương.
Tại làng Tế Áo, chú của Vương một mình chiếm giữ, chứ không chịu theo về. Vương thôi thúc quân lính đến đánh, không thắng được. Thua chạy đến vũng Đàm Gia, cầu gãy, Vương bị vây hãm giữa chỗ bùn lầy. Ông chú muốn đâm Vương, thì bỗng thấy hai con rồng vàng che trên mình Vương. Ông chú sợ hãi rút lui rồi đầu hàng. Lúc bấy giờ ở trong cõi không có chúa. Vương nghe Trần Minh Công là người giỏi mà không con nối dòng mới sang xin nương nhờ. Trần Minh Công nhìn qua một lượt biết Vương là người có khí lượng lớn mới nuôi làm con mình. Trần Minh Công đem binh lính của ngài giao hết cho Vương (Đinh Bộ Lĩnh) rồi sai đi đánh 12 sứ quân và đều được dẹp yên. Năm Mậu Thìn (năm 968 – ND) Trần Minh Công chết. Dân chúng ở kinh, phủ, lại, đa số đều theo về với Vương. Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai bảo (năm Mậu Thìn-968 – ND) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, Vương xưng hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế.
2. Lê Hoàn:
Đại Việt sử lược (1388): Vua Tên húy là Hoàn, họ Lê, người ở Trường Châu, cha tên Mịch, mẹ là người họ Đặng. Người mẹ lúc mới mang thai, nằm mộng thấy mọc lên cây hoa sen, chốc lát thì hết trái, mới hái đem cho mọi người cùng ăn, đến lúc thức dậy không biết cớ làm sao. Đến năm thứ nhất niên hiệu Thiên Phúc (năm Bính Thân-936 – ND) tháng 7, ngày rằm thì sanh ra vua. Người mẹ thấy nơi tay của ngài có màu sắc lạ thường mới nói với người ta rằng: “Đức trẻ này lúc khôn lớn sợ tôi không kịp hưởng lộc của nó”. Hơn vài năm sau thì cha mẹ đều qua đời. Lúc bấy giờ có người ở Quảng Châu là Lê Sát thấy đứa trẻ khác lạ mới nuôi làm con mình. Gặp phải mùa đông lạnh, ngài (nhà vua – ND) mới nghiêng cái cối giã mà nằm. Lê Sát nhìn xem thì thấy có rồng vàng che trên mình của ngài. Do đó mà càng thấy lạ lắm vậy. Đến lúc lớn lên ngài theo giúp Nam Việt Vương Đinh Liễn. Tiên Vương (Đinh Tiên Hoàng) khen ngài là người trí dũng nhiều lần thăng chức, ngài được thăng đến chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ.
3. Lý Công Uẩn:
Đại Việt sử lược (1388): Vua Thái Tổ tên húy là Uẩn, họ Lý người ở Cổ Pháp thuộc Bắc Giang. Mẹ là người họ Phạm, sanh ra ngài vào ngày 17 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (đời Đinh Tiên Hoàng, tức là năm Giáp Tuất-974 – ND). Lúc nhỏ, vua thông minh, tính khí khôi hoạt rộng rãi. Tới học ở chùa Lục Tổ, thiền sư Vạn Hạnh thấy cho là khác lạ, nói: “Đây là người phi thường, sau này đến lúc cường tráng tất có thể cứu đời, yên dân, làm chúa thiên hạ”.
Đến lúc lớn lên, vua, tánh khẳng khái, có chí lớn, không màng của cải, thích xem hết kinh sử. Trong khoảng niên hiệu Ứng Thiên (994-1005 – ND) vua theo giúp Lê Trung Tông. Lúc Trung Tông bị bọn Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) giết, quần thần đều chạy trốn mất hết cả, chỉ có một mình vua (Lý Thái Tổ- ND) ôm thây Trung Tông mà khóc. Ngọa Triều khen là người trung, phong làm Tả thần vệ Điện tiền đỗ chỉ huy sứ.
Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn rằng:
Thụ Căn yểu yểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bác tử thành
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Tạm dịch:
Gốc rễ thăm thẳm
Vỏ cây xanh xanh
Lúa dao cây rụng
Mười tám con thành
Phương đông nhật mọc
Phương tây sao tàn
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình
Vạn Hạnh bèn nói với vua rằng: “Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Nguyễn đương lên. Họ Nguyễn lại không có ai khoan hòa, nhân hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận”. Vua sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn.
Trước kia ở chùa Ứng Thiên trong làng có con chó sanh ra một con chó con trắng, trên lưng lại có lông đen làm thành chữ Thiên tử. Thế rồi đến năm Giáp Tuất thì nhà vua được sanh ra. Năm Canh Tuất (năm 1010) tức là năm thứ 2, tháng Giêng vua đổi niên hiệu là Thuận Thiên năm thứ nhất.
Lúc ban đầu vua thấy thành Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp, bèn dời đô đến thành Đại La. Lúc khởi sự dời đô, thuyền đậu dưới thành thì có rồng vàng hiện ra nơi thuyền của vua, nhân đó mà gọi là Thăng Long. Đổi Hoa Lư thành phủ Trường An, sông Bắc Giang là sông Thiên Đức và Cổ Pháp là phủ Thiên Đức.
4. Nhà Trần thay nhà Lý:
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (1697): Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Đến thời Huệ Tông, cái độc hại cho thiên hạ đã ăn sâu lắm, mà vua không phải người giỏi giang cứng cáp, bề tôi giúp nước thì nhu nhược hèn kém, muốn chữa cái độc đã sâu thì làm thế nào được. Huống chi vua lại bị chứng hiểm, chữa không khỏi, lại không có con trai để nối nghiệp lớn, thế là điểm nguy vong đã hiện ra rồi. Tục truyền rằng Lý [Thái] Tổ khi mới được thiên hạ, xa giá về Cổ Pháp ngự chơi chùa ở hương Phù Đổng, có thần nhân đề thơ ở cột chùa rằng: “Nhất bất công đức thủy, Tùy duyên hoa thế gian. Quang quang trùng chiếu chúc. Một ảnh nhật đăng san”. [Một bát nước công đức [của Phật], theo duyên sinh hoá ở thế gian. Sáng rực hai lần đuốc rọi, mặt trời gác núi là hết bóng]. Sư chùa là Vạn Hạnh đem bài thơ ấy dâng lên. Lý Thái Tổ xem xong rồi nói: “Việc của thần nhân thì không thể hiểu được”. Người đời truyền tụng, không ai biết thơ ấy nói thế nào. Đến khi nhà Lý mất, mới cho bài thi ấy là nghiệm. Vì từ đời Huệ Tông trở lên đến Thái Tổ là tám đời mà Huệ Tông tên là Sảm, tức là mặt trời gác núi, hết bóng. Thế thì nhà Lý được nước là tự trời, mất nước cũng là tự trời vậy.
Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1775): Xưa vua Lý Thái Tổ mới lên ngôi, có đến chơi chùa Phù Đổng, thấy có bài thơ của vị thần đề ở cột chùa rằng: “Nhất bát công đức thủy, tùy duyên hóa thế gian, quang quang trùng chúc chiếu, một ảnh nhật đăng san” người đời bấy giờ không hiểu nghĩa làm sao, đến khi truyền được 8 đời vua, đến vua Huệ Tôn tên là Kiểu (hay Cảo) thì là chữ nhật ở trên chữ san, mà lặn bóng; thì câu thơ ấy quả nhiên ứng nghiệm. Như thế nhà Lý hưng và vong đều tại trời cả. Lại địa quyết làng Cổ Pháp có câu: “Tộ truyền bát diệp, diệp lạc âm sinh” (Truyền ngôi được 8 đời, tức là 8 lá rụng xuống rồi âm khí sinh ra, ý nói nhà Lý có 8 vua, khi mất ngôi vì có vua đàn bà) thì hưng và vong cũng có mạch đất nữa.
5. Nhà Hồ tiếm ngôi họ Trần:
Theo Khâm định Việt sử: Ông tổ nhà Quý Ly là Hồ Hưng Dật, người tỉnh Chiết Giang, về đời Ngũ Quý (907-959), sang bên ta, lập ấp ở tại làng (hương) Bào Đột thuộc Diễn Châu. Về sau, Hồ Liêm di cư sang Thanh Hóa, làm con nuôi Lê Huấn, do đấy, đổi theo họ Lê. Quý Ly là cháu bốn đời. Quý Ly có hai người cô đều được Trần Minh Tông lấy vào hậu cung: Một người, là bà Sinh Từ, sinh được nhà vua đây (Trần Nghệ Tông); một người, là bà Đôn Từ, sinh được Duệ Tông. Cho nên nhà vua tin dùng Quý Ly, cho Quý Ly do Chi hậu chánh chưởng thăng lên chức này; lại gả cho Quý Ly người em gái mới góa là Huy Ninh công chúa.
Vào thời Hồ Quí Ly, Nho Giáo đang dần chiếm ưu thế trong tầng lớp trí thức thành thị. Cũng theo Khâm Định Việt Sử: Tháng 12, năm Giáp Tuất 1394 Trần Nghệ Tông băng hà, Hồ Quý Ly dọn vương đạo cho mình bằng cách đặt tên thụy cho Nghệ Tông là Quang Nghiêu anh triết hoàng đế. Chi tiết này gợi lại cuộc bàn giao quyền lực êm thấm giữa hai vị tiên đế của Nho giáo: Đường Nghiêu đã truyền ngôi cho rể hiền là Ngu Thuấn. Đến năm 1400 Hồ Quý Ly truất phế vua Trần. Lên ngôi, Hồ Quý Ly đổi tên nước là Đại Ngu với lí do ông chính là hậu duệ Ngu Thuấn. Trước đây con Ngu Yên (dòng dõi Ngu Thuấn) là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương phong cho ở đất Trần là Hồ Công nên dùng luôn chữ Hồ làm họ. Theo Hồ Quí Ly, tổ Hồ Hưng Dật của ông ta là con cháu của Hồ Công.
6. Lê Lợi
Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi): Nguyên xưa lúc Nhà vua chưa sinh, ở xứ Du sơn trong làng, dưới cây rừng quế, thuộc thôn sau Như Áng, thường có con hổ đen, thân nhau với người, chưa hề làm hại ai! Đến giờ Tý ngày mồng sáu tháng Tám năm Ất Sửu sinh ra nhà vua từ đó không thấy con hổ đâu! Người ta cho là chuyện lạ.
Lúc sinh nhà vua có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương đầy xóm. Lúc nhỏ, tinh thần và vẻ người coi rất mạnh mẽ, nghiêm trang; mắt sáng; miệng rộng; mũi cao; mặt vuông; vai trái có bảy nốt ruồi; đi như rồng; bước như hổ, tóc, lông đầy người, tiếng vang như chuông; ngồi như hùm ngồi! Kẻ thức giả biết là bậc người cực sang! Kịp khi lớn, thông minh, khôn, khỏe, vượt hẳn bọn tầm thường; làm Phụ đạo làng Khả Lam. Khi ấy nhà vua sai người nhà cày ruộng ở xứ Phật hoàng động Chiêu Nghi. Chợt thấy một nhà sư già, mặc áo trắng, từ thôn Đức Tề đi ra, thở dài mà rằng:
– Quý hoá thay phiến đất này! Không có ai đáng dặn!
Người nhà thấy thế, chạy về thưa rõ với nhà vua, nhà vua liền đuổi theo tìm hỏi chuyện đó.
Có người báo rằng:
– Sư già đã đi xa rồi.
Nhà vua vội đi theo đến trại Quần Đội, huyện Cổ Lôi, (tức huyện Lôi Dương ngày nay) thấy một cái thẻ tre, đề chữ rằng:
Thiên đức thụ mệnh.
Tuế trung tứ thập.
Số chi dĩ định,
Tích tai vị cập.
Nghĩa là:
“Đức trời chịu mệnh,
“Tuổi giữa bốn mươi!
“Số kia đã định,
“Chưa tới … tiếc thay!”
Nhà vua thấy chữ đề mừng lắm, lại vội vàng đi theo. Khi ấy có rồng vàng che cho nhà vua! Bỗng nhà sư bảo nhà vua rằng:
– Tôi từ bên Lào xuống đây, họ Trịnh, tên là sư núi Đá Trắng. Hôm thấy ông khí tượng khác thường tất có thể làm nên việc lớn!
Nhà vua quỳ xuống thưa rằng:
– Mạch đất ở miền đệ tử tôi sang hèn ra thế nào xin thầy bảo rõ cho?
Nhà sư nói:
– Xứ Phật Hoàng thuộc động Chiêu Nghi, có một khu đất chừng nửa sào, hình như quả quốc ấn. Phía tả có núi Thái Thất, núi Chí Linh (ở miền Lão Mang); bên trong có đồi đất Bạn Tiên. Lấy thiên sơn làm án (ở xã An Khoái). Phía trước có nước Long Sơn, bên trong có nước Long Hồ là chỗ xoáy trôn ốc (ở thôn Như Ứng). Phía hữu nước vòng quanh tay Hổ. Bên ngoài núi xâu chuỗi hạt trai. Con trai sang không thể nói được. Nhưng con gái phiền có chuyện thất tiết. Tôi sợ con cháu ông về sau, có thế phân cư. Ngôi vua có lúc trung hưng. Mệnh trời có thể biết vậy. Nếu thầy giỏi biết láng lại, thì trung hưng được năm trăm năm.
Nhà sư nói rồi, Nhà vua liền đem đức Hoàng khảo táng vào chỗ ấy. Tới giờ Dần, về đến thôn Hạ Dao Xá nhà sư bèn hóa bay lên trời! Nhân lập chỗ ấy làm điện Du Tiên. Còn động Chiêu Nghi thì làm am nhỏ (tức là nơi một Phật Hoàng). Đó là gốc của sự phát tích vậy.
Khi ấy nhà vua cùng người ở trại Mục Sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma Viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ). Nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi?
– Sắt nào đây?
Thận nói:
– Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ “Thuận thiên”, cùng chữ “Lợi”. Lại một hôm, Nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài dũa thành hình, Nhà vua lạy trời khấn rằng:
– Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm. Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, Hoàng hậu ra trông vười cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Tích trả gươm trong dân gian : Kháng chiến chống Minh thành công, một ngày thanh bình du lãm hồ Lục Thủy, Lê Lợi thấy rùa vàng hiện lên đuổi theo thuyền rồng. Ông liền rút gươm toan tự vệ thì thanh gươm rơi ngay xuống nước. Rùa vàng ngậm gươm và lặn mất. Lê Lợi cho rằng thần thánh đã cho ông mượn gươm dẹp giặc, nay bình Ngô xong thần đòi lại gươm. Từ đó hồ Lục Thủy được đổi tên thành Hoàn Kiếm tức Trả gươm hay Hồ Gươm.
Kết luận : sử dụng yếu tố thần, đồng thời tôn người lãnh tụ của mình thành huyền thoại ở thời phong kiến không có gì là khó hiểu cả. Khi đa số dân ta còn làm nông nghiệp, còn phụ thuộc vào thiên nhiên là chủ yếu thì đối với họ, phải là một nguời con của thần thánh mới có thể giỏi giang và xuất chúng đến vậy , chính vì vậy mà họ đã thần thánh hóa lãn tụ của mình . Các vị lãnh tụ tài năng, ngoài cái tài xuất chúng của họ, còn phải kể đến tài thu phục nhân tâm của họ và các quân sư. Đó cũng chính là một yếu tố dẫn đến thành công.
Chuơng II : Con nguời Hồ Chí Minh
Một cách tình cờ chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra tại làng Sen tức Kim Liên. Từ bài ca dao nổi tiếng:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi anh mùi bùn
Khoảng năm 1947, nhà thơ Bảo Định Giang phóng tác thành:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Nước Nam đẹp nhất có tên cụ Hồ
Sau đó hai câu thơ này đã được dân gian hóa trở lại thành ca dao:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt đẹp nhất có tên Bác Hồ
Theo như dân gian thì Bác Hồ sinh ra đã là mang chân mệnh đế vương, sinh ra để làm lãnh tụ, bản thân đã là nhân vật xuất chúng, là niềm hy vọng của toàn dân. Sau đây chúng ta xét cuộc đời và sự ngiệp hoạt động của người để xét xem luận điểm này có thật sự đúng đắn không ?
I.Tiểu sử và hoạt động của Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) “Bản yêusách của nhân dân Việt “, đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt . .
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “Người cùng khổ” ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông – Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật – Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt . Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền .
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
II. Kết luận.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Qua cuộc đời và hoạt động của Người ta thấy , thành công của Người có được hoàn toàn là do sự nỗ lực cố gắng của bản thân , sự đam mê tìm tòi học hỏi, cộng với lòng yêu nước thương dân vô hạn. Một tấm lòng tha thiết mong mỏi tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
Đã có lúc Người phải làm bồi trên tàu viễn dương để được đi sang nước ngoài tìm đường cứu nước. Đã có lúc người phải làm chân xúc tuyết để mưu sinh nhằm tiếp tục nghiên cứu và học tập.
Cuộc đời hoạt động của người gắn liền với giai cấp công nhân, giai cấp chịu nhìu áp bức và bất công nhất trong xã hội. Người đã cùng hoạt động, cùng chịu những vất vả và bất công như họ. Có điều đó mới có thành công của người trong việc chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt .
Rõ ràng, sự thành công của Hồ Chí Minh không phải do từ khi sinh ra đã mang sẵn yếu tố thành công trời cho. Mà toàn bộ sự thành công của người đều là do sự cố gắng tìm tòi học hỏi không ngừng nghỉ, sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân Người, cộng với tấm lòng yêu nước vô hạn, luôn mong muốn tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi áp bức bóc lột.
Bằng sự tìm tòi học hỏi và nghiên cứu của mình, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và sáng suốt nhất cho dân tộc Việt , đó là con đường đi theo CHủ Ngiã Xã Hội.
III. Bài học rút ra cho bản thân.
Là một sinh viên, học tập tấm gương nỗ lực cố gắng học hỏi không ngừng nghỉ của Người. Em thấy mình càn phải cố gắng hơn nữa, cố gắng học tập, nghiên cứu, làm tròn bổn phận của người sinh viên trên ghế nhà trường. Trước mắt là giúp bản thân, sau đó là đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Ngoài ra còn cố gằng tham gia các hoạt động đoàn thể trong phạm vi có thể của mình. Góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng đoàn thể ngày càng mạnh, xứng đáng là cánh tay phải của Đảng.
Trong cuộc sống phải luôn nỗ lực vươn lên, cố gắng không ngừng, khi đương đầu với khó khăn không được nản chí, không được lùi bước, cố gắng, cố gắng không ngừng, không bao giờ được bằng lòng với chính mình. Đồng thời phải cố gắng làm gương cho thế hệ sau.
Em thật sự cảm ơn nhà trường và bộ môn đã tạo điều kiện cho em được học tập môn : “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” . Điều này đã mở cho em một chân trời mới về lối suy nghĩ cũng như cung cách làm việc. Đồng thời cho em được biết thêm nhiều về tấm gương sáng chói của dân tộc Việt .
Mục lục Tài liệu tham khảo;
-Đại Việt lược sử.
-Hồ Chí Minh toàn tập.
-Web : www.dangcongsan.vn