9669_Can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên

luanvantotnghiep.com

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
——————————————

NGUYỄN THỊ BẢO TRÂM

CAN THIỆP TÂM LÍ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP
NỮ BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TUỔI TRUNG NIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2019

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
——————————————

NGUYỄN THỊ BẢO TRÂM

CAN THIỆP TÂM LÍ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP
NỮ BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TUỔI TRUNG NIÊN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng

HÀ NỘI – 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng.
Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Bảo Trâm

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sĩ, trước hết em xin được bày tỏ lòng biết ơn
tới các thầy, cô trong Khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học, Xã hội & Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội – những người luôn tận tâm giảng dạy, truyền đạt
cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt 2 năm học tập tại khoa.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị
Minh Hằng – người đã dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ, động viên, hướng
dẫn em trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quý
báu giúp em hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thân chủ, gia
đình của thân chủ đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để tôi thực hiện được đề tài
nghiên cứu.
Sau cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các học
viên trong lớp Cao học tâm lý học lâm sàng (theo định hướng ứng dụng) khóa 2 đã
luôn đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2019

Học viên

Nguyễn Thị Bảo Trâm

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
DSM
Diagnostic and Statistical Manual for Mental Disorders
Sách chẩn đoán thống kê các rối loạn tâm thần của Hội
tâm thần học Hoa Kì
RLTC
Rối loạn trầm cảm
ICD
International statistical classification of diseases and
related health problems
Bảng phân loại quốc tế về bệnh và các vấn đề sức khỏe
WHO
Tổ chức Y tế thế giới

1
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 4
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ……………………………………………………..
4
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
……………………………………………………………………………..
5
3. Khách thể nghiên cứu
…………………………………………………………………………….
5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………….
5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦM CẢM VÀ LIỆU PHÁP
TÂM LÍ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM ………………………………………………………………… 7
1.1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm ………………………………………………………….
7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ………………………………………………………… 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ……………………………………………………………. 8
1.2. Một số vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm ở tuổi trung niên. …………….
10
1.2.1. Khái niệm trầm cảm …………………………………………………………………….. 10
1.2.2. Các lý thuyết về trầm cảm …………………………………………………………….. 11
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng tuổi trung niên ……………………………………………….. 14
1.2.4. Trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên
………………………………………………. 16
1.2.5. Các triệu chứng trầm cảm. ………………… Error! Bookmark not defined.
1.2.6. Các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
……………………………………………… 17
1.3. Các phƣơng pháp đánh giá và can thiệp rối loạn trầm cảm ở phụ nữ tuổi
trung niên………………………………………………………………………………………………..
21
1.3.1. Liệu pháp nhận thức hành vi. ………………………………………………………. 21
1.3.2. Liệu pháp thư giãn ………………………………………………………………………. 28
1.3.3 Các phương pháp đánh giá
……………………………………………………………. 30
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƢỜNG HỢP NỮ BỆNH
NHÂN TRẦM CẢM TUỔI TRUNG NIÊN ………………………………………………… 35
2.1. Thông tin chung về thân chủ ……………………………………………………………..
35
2.1.1. Thông tin hành chính ………………………………………………………………….. 35
2
2.1.2. Lý do thăm khám …………………………………………………………………………. 35
2.1.3. Hoàn cảnh gặp gỡ ……………………………………………………………………….. 35
2.1.4. Ấn tượng chung về thân chủ ………………………………………………………… 36
2.2 Các vấn đề đạo đức
…………………………………………………………………………….
36
2.2.1. Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng ……………………………………………. 36
2.2.2. Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thực hiện quy
trình đánh giá ………………………………………………………………………………………. 37
2.2.3. Đạo đức trong can thiệp trị liệu
…………………………………………………….. 38
2.3. Đánh giá ……………………………………………………………………………………………
39
2.3.1. Mô tả vấn đề
………………………………………………………………………………… 39
2.3.2. Kết quả đánh giá
………………………………………………………………………….. 41
2.3.3. Định hình trường hợp ………………………………………………………………….. 44
2.4. Lập kế hoạch can thiệp
………………………………………………………………………
47
2.4.1. Xác định các mục tiêu …………………………………………………………………. 47
2.4.2. Kế hoạch can thiệp ………………………………………………………………………. 49
2.5. Thực hiện can thiệp …………………………………………………………………………..
52
2.5.1. Phiên trị liệu thứ nhất
………………………………………………………………….. 52
2.5.2. Phiên trị liệu thứ hai ……………………………………………………………………. 54
2.5.3. Phiên trị liệu thứ ba …………………………………………………………………….. 59
2.5.4. Phiên trị liệu thứ tư ……………………………………………………………………… 63
2.5.5. Phiên trị liệu thứ năm ………………………………………………………………….. 67
2.5.6. Phiên trị liệu thứ sáu
……………………………………………………………………. 70
2.5.7. Phiên trị liệu thứ bảy
……………………………………………………………………. 76
2.5.8. Phiên trị liệu thứ tám …………………………………………………………………… 78
2.5.9. Phiên trị liệu thứ chín ………………………………………………………………….. 80
2.6. Đánh giá hiệu quả can thiệp ………………………………………………………………
82
2.6.1. Cách thức đánh giá và các công cụ lâm sàng sử dụng để đánh giá ….. 82
2.6.2. Kết quả đánh giá
………………………………………………………………………….. 82
2.7. Kết thúc ca và theo dõi sau trị liệu
……………………………………………………..
84
2.7.1. Tình trạng hiện thời của thân chủ ………………………………………………… 84
3
2.7.2. Kế hoạch theo dõi sau trị liệu ……………………………………………………….. 85
2.8. Bàn luận chung …………………………………………………………………………………
85
2.8.1. Bàn luận về ca lâm sàng đã thực hiện …………………………………………… 85
2.8.2. Tự đánh giá về chất lượng can thiệp trị liệu
…………………………………… 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………….. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………….. 91
PHỤ LỤC

4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, những mối nguy hại tiềm
tàng đe dọa đến sức khỏe tâm trí của chúng ta ngày càng gia tăng. Theo đánh giá
chung của nhiều quốc gia trên thế giới, các rối loạn liên quan đến tâm lý chiếm
20%- 25% dân số. Trong đó, trầm cảm là rối loạn rất thường gặp và phổ biến. Tỉ lệ
trầm cảm chiếm 3-6% dân số. Trầm cảm thường gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành,
nguy cơ tái diễn khoảng 50%, nếu được điều trị có thể phục hồi hoàn toàn và ổn
định, nếu không đươc điều trị có thể trở thành mạn tính. Nữ giới mắc trầm cảm
nhiều gấp 3 lần nam giới (nữ chiếm 9% dân số, nam chiếm 3% dân số) [22]. Trầm
cảm có thể gặp ở mọi vùng dân cư và mọi lứa tuổi, tần suất trầm cảm thay đổi phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như nghề nghiệp, giới tính, trình độ, mức sống, văn hóa xã
hội và lứa tuổi [27].
Trầm cảm có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, từ vị thành niên đến người già, nhưng
trầm cảm hay gặp nhất là độ tuổi 40. Và đặc biệt là phụ nữ tuổi trung niên. Ở hầu
hết các quốc gia, không phân biệt về văn hóa, đều thấy tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn
ở nam từ 1,5 đến 3 lần. Lý do của sự khác biệt này có thể do khác nhau về hormone
và do phụ nữ phải sinh con [1].
Theo khảo sát của tổ chức Chăm sóc Sức khỏe Phụ nữ Trung niên
Melbourne – Úc, khoảng 40% phụ nữ trung niên thường gặp phải những căng thẳng
thần kinh, buồn rầu và trầm cảm. Còn theo nghiên cứu của bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ
trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại Việt Nam lên đến 38% [Dẫn theo 18].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm
khoảng 850.000 nhân mạng, đến năm 2020 trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp thứ 2 trong
số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh [25].
Thông thường, hầu hết bệnh nhân trầm cảm được trị liệu bằng liệu pháp hóa
dược. Nhưng như chúng ta biết, thuốc chống trầm cảm có rất nhiều tác dụng phụ
như đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, run tay, táo bón… một số thuốc khi dùng ở giai
đoạn đầu có khi làm tăng nguy cơ tự sát ở bệnh nhân [34]. Trong khi đó, một số
nghiên cứu chỉ ra rằng, khi kết hợp thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lí trong
5
điều trị trầm cảm thì cho kết quả tốt trên 71%, còn nếu điều trị đơn độc thuốc chỉ
đạt tỉ lệ 61%. Ngày nay, sự phát triển của trị liệu tâm lí như là một hướng điều trị
chính đã được chấp nhận rộng rãi. Liệu pháp hành vi – nhận thức thực chất là sự kết
hợp giữa các kĩ thuật của liệu pháp hành vi và liệu pháp nhận thức. Các liệu pháp
hành vi – nhận thức đều có những kĩ thuật chung: xác định mục tiêu; đánh giá hành
vi – nhận thức; tự giám sát; giải quyết vấn đề; kích hoạt hoạt hành vi và phòng ngừa
tái phát [16]. Mục tiêu của trị liệu nhận thức – hành vi là giúp người bệnh giải quyết
được những rối loạn tâm thần của họ, nó có những đóng góp rất đáng kể không chỉ
công tác điều trị và phòng ngừa các chứng bệnh tâm thần mà còn giúp giải quyết
các vấn đề khác của y học (phục hồi các chứng bệnh thực thể, chăm sóc sức khỏe
cộng đồng) và xã hội [8].
Từ những mong muốn mang lại hiệu quả trong việc điều trị cho bệnh nhân
trầm cảm, chúng tôi chọn đề tài: “Can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh
nhân trầm cảm tuổi trung niên”.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Điểm luận một số nghiên cứu về trầm cảm và điều trị trầm cảm bằng liệu
pháp tâm lí
– Trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến rối loạn trầm cảm.
– Đánh giá tâm lý cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên.
– Áp dụng các liệu pháp tâm lí đối với trường hợp bệnh nhân trầm cảm tuổi
trung niên.
– Đánh giá hiệu quả của liệu pháp tâm lí đối với một trường hợp bệnh nhân
trầm cảm tuổi trung niên.
– Đưa ra kết luận và kiến nghị cho ca lâm sàng.
3. Khách thể nghiên cứu
Trường hợp một bệnh nhân nữ trầm cảm tuổi trung niên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp quan sát lân sàng.
– Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng.
6
– Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cuộc đời.
– Phương pháp đánh giá hiệu quả can thiệp.
– Phương pháp trắc nghiệm/ thang đo.

7
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦM CẢM VÀ LIỆU
PHÁP TÂM LÍ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM
1.1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Lịch sử nghiên cứu từ xa xưa cho đến thời điểm chúng tôi tiến hành đề tài
này có rất nhiều nhà khoa học khác nhau, tìm hiểu và nghiên cứu về trầm cảm và
trong phạm vi đề tài này, chúng tôi dựa trên những công trình nghiên cứu sau:
Rối loạn trầm cảm đã được mô tả từ thời Cổ đại. Tuy nhiên, Emil Kraepelin
– nhà tâm thần học người Đức – là người đầu tiên tách bệnh trầm cảm thành một
bệnh độc lập dựa trên sự thống nhất về các biểu hiện lâm sàng và tính chất tiến
triển, ông đã hợp nhất các thể bệnh trước kia được coi như là những bệnh độc lập
như “Bệnh thao cuồng”, “Bệnh sầu uất”, “Bệnh loạn tâm thần tuần hoàn”, với sự
thay đổi lần lượt các giai đoạn trái ngược nhau hoặc sự kết hợp những giai đoạn
tương phản nhau.
Theo Levitan (1997) đã nghiên cứu trên 8116 bệnh nhân từ 15 – 64 tuổi và
xác định tỉ lệ trầm cảm điển hình là 8%, và có xu hướng tăng lên gấp 2 – 3 lần trong
25 năm gần đây, nữ cao gấp 2 lần nam và tăng lên ở tuổi 40. Viện nghiên cứu sức
khỏe tâm thần Hoa Kì (NIMH), cũng cho thấy tỉ lệ trầm cảm là 5% [Dẫn theo 3].
Theo nghiên cứu của Polit, D;& Martinez (2001), chỉ ra rằng, những người
phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao thì khả năng lạm dụng chất cao, còn những người
phụ nữ có lạm dụng chất thì có nguy cơ trầm cảm cao [Dẫn theo 44].
Theo Dunlop (2003), tỉ lệ trầm cảm ở người da trắng và cộng đồng người
Hispanic (Tây ban nha và Bồ Đào Nha) thì cao hơn người da đen [Dẫn theo 41].
Theo Sadock (2007), rối loạn trầm cảm gặp ở 10% tổng số bệnh nhân đi
khám bệnh và chiếm 15% tổng số các nhân phải nằm điều trị. Ở độ tuổi 45 – 65, tỷ
lệ trầm cảm của phụ nữ là 25%, nghĩa là cứ 4 người ở độ tuổi này thì có 1 người
đang bị trầm cảm [Dẫn theo 1].
Nghiên cứu của O’Hara và cs (2012) cho thấy, trầm cảm ảnh hưởng đến
khoảng 19% phụ nữ sau sinh trong thời gian 3 tháng đầu sau sinh với mức độ trầm
cảm nặng [Dẫn theo 24].
8
Nghiên cứu của Sendra – Gutierrez và cộng sự (2017) tại Tây Ban Nha cho
thấy, rối loạn trầm cảm ở người có độ tuổi trên 40 tuổi là 12,6% và các yếu tố liên
quan đến rối loạn trầm cảm gồm tình trạng sức khỏe, các bệnh mãn tính, thiếu sự
quan tâm chăm sóc [Dẫn theo 25].
Như vậy, từ kết quả của các nghiên cứu trên có thể thấy, tỷ lệ trầm cảm trong
cộng đồng dân cư nói chung dao động từ khoảng 4% đến 20% tùy thuộc vào từng
nghiên cứu và từng địa bàn nghiên cứu khác nhau. Ở một số nhóm đặc biệt, tỷ lệ
mặc trầm cảm cao hơn, chẳng hạn, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên (12,6% – 25%), phụ nữ
sau sinh (19%) và bệnh nhân nằm điều trị ở bệnh viện (15%).
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Tuy chưa phát triển mạnh như các nước trên thế giới và cũng chưa có nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu về bệnh trầm cảm, nhưng ở Việt Nam, các nghiên
cứu cũng đang ngày càng nhiều về số lượng và càng nâng cao về chất lượng, có
nhiều đóng góp vào việc nhận biết sớm, điều trị, phòng ngừa rối loạn tâm thần này.
Theo Trần Quỳnh Anh, Tạ Đình Cao, Cao Văn Tuân (2018), nghiên cứu rối
loạn trầm cảm ở người trưởng thành xã Chiềng Đen – Thành phố Sơn La – Tỉnh
Sơn La năm 2017, cho thấy rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành tại xã Chiềng
Đen là 3,62%, tỷ lệ ở nữ cao hơn nam. Kết quả này tương đương với công bố mới
đây của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết năm 2017 có khoảng 300 triệu người mắc
rối loạn trầm cảm, tương đương 3,94% [25].
Nghiên cứu “Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh ở
thành phố Đà Nẵng” do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ và cộng sự thực hiện từ năm 1998-
2000, cho thấy lo âu, trầm cảm chiếm 10 – 21% trong số những học sinh có vấn đề
sức khỏe tâm thần [33].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Đạt (2003), nghiên cứu rối loạn trầm cảm
và một số yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến học sinh trung học phổ thông tại Hà
Nội cho kết quả 18,8% có các biểu hiện của rối loạn trầm cảm và 9,1% được khẳng
định là rối loạn trầm cảm [7].
Một nghiên cứu khác của Hồ Ngọc Quỳnh (2009) liên quan tới trầm cảm của
nhóm đối tượng là sinh viên. Tác giả đã lấy sinh viên điều dưỡng và y tế công cộng
9
tại Thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm ở
sinh viên y tế công cộng là 17,6 %, trầm cảm ở sinh viên điều dưỡng là 16,5%. Trầm
cảm của sinh viên liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết
với nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận thức về bản thân [2].
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008) nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở lứa tuổi mãn kinh rất
cao và liên quan nhiều đến yếu tố bệnh tật như nghỉ hưu, sự ra đi của người thân [18].
Tác giả Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái và Ngô Xuân Điệp (2016)
đã có nghiên cứu trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
17,3% phụ nữ sau sinh được xác định có trầm cảm sau sinh [24].
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về RLTC được thực hiện trên các khách
thể đặc biệt như bệnh nhân, công nhân,… Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
Theo Trần Văn Cường (2011), điều tra dịch tễ 10 bệnh nhân tâm thần tại 8
địa điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ lệ mắc các bệnh tâm
thần là 12,5%, trong đó RLTC 2,47%, rối loạn lo âu 2,27% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân
khám tại các cơ sở y tế nhà nước là 31,9%, tại các cơ sở y tế tư nhân là 21,9% và số
bệnh nhân chưa bao giờ đi khám là 68,5% [28].
Nghiên cứu của Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang, Nguyễn Tất Định
(2012) về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ
dày, nghiên cứu ở 60 bệnh nhân ung thư dạ dày điều trị nội trú ở bệnh viện 103 từ
tháng 1/2010 đến tháng 6/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy rối loạn trầm cảm
chiếm 65%, mệt mỏi chiếm 65%, cảm giác buồn chán chiếm 60%, khí sắc trầm
chiếm 55%, giảm hoạt động chiếm 45% và rối loạn lo âu chiếm 81,67%. Các bệnh
nhân có các biểu hiện như lo sợ chiếm 81,67%, buồn chán đứng ngồi không yên 6
chiếm 65%, đau căng đầu chiếm 51%, hồi hộp đánh trống ngực chiếm 48%. Rối
loạn trầm cảm kết hợp với rối loạn lo âu chiếm 46,67%. Nghiên cứu dẫn đến kết
luận là trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày có tỷ lệ cao [4].
Nghiên cứu trên đối tượng công nhân, tác giả Lê Minh Công (2016) quan
tâm đến tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn tâm thần của công nhân
tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 và tiến hành trên 840 công nhân, kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ một số rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo âu, suy nhược, rối loạn
10
giấc ngủ) ở công nhân tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 là 14,2%. Trong đó, trầm
cảm: 7,26% (Trầm cảm mức độ nhẹ là 6,17%, trầm cảm mức độ vừa là 0,71%, trầm
cảm mức độ nặng là 0,35%); rối loạn lo âu là 3,57%, suy nhược là 11,5% và rối
loạn giấc ngủ là 9,5% [3].
Từ kết quả của các nghiên cứu trên có thể thấy, tỷ lệ trầm cảm trong cộng
đồng dân cư nói chung dao động từ khoảng 4% đến 20% tùy thuộc vào từng nghiên
cứu và từng địa bàn nghiên cứu khác nhau. Ở một số nhóm đặc biệt, tỷ lệ mặc trầm
cảm cao hơn, chẳng hạn, học sinh sinh viên (9,1% – 18,8%), phụ nữ từ 40 tuổi trở
lên (12,6% – 25%), phụ nữ sau sinh (17,3%) và bệnh nhân ung thư đang điều trị ở
bệnh viện (21,9% – 46,7%), công nhân (7,26%).
Nhìn chung các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở Việt Nam mới được đề
cập đến ở góc độ tâm thần, đề cập với những vấn đề lâm sàng trầm cảm. Chưa có
nhiều nghiên cứu về trị liệu, hỗ trợ cho những bệnh nhân có rối loạn trầm cảm nên
còn nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, giúp đỡ, định hướng can thiệp và xây
dựng chiến lược phòng ngừa, hỗ trợ đúng đắn cho bệnh nhân có rối loạn trầm cảm.
1.2. Một số vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm ở tuổi trung niên.
1.2.1. Khái niệm trầm cảm
Định nghĩa của WHO về bệnh trầm cảm: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần
phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội
lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập
trung” [Dẫn theo 16].
Theo Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên: “Trầm cảm là trạng thái xúc
cảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính, bởi những thay đổi của môi
trường về những quan điểm của động cơ nhận thức và bởi tính thụ động của hành vi
nói chung” [31].
Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Văn Siêm (1991) đã định nghĩa về trầm cảm
như sau: “Trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động.
Trong các cơn điển hình, có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Bệnh
nhân có khí sắc buồn rầu, ủ rũ, giảm hứng thú và quan tâm, cảm thấy tương lai ảm
đạm, tư duy chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự cho mình là hèn kém, giảm sút lòng
11
tự tin, thường hoang tưởng bị tội, dẫn đến tự sát, giảm vận động, ít nói, thường nằm
hoặc ngồi lâu ở một tư thế, kèm theo sự rối loạn các chức năng sinh học (mất
ngủ, chán ăn, mệt mỏi…)” [9].
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khái niệm khác nhau về trầm cảm từ các
nhà tâm thần học, tâm lý học, có thể thấy trầm cảm có những đặc điểm sau:
– Khí sắc trầm buồn, giảm hứng thú và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh
– Giảm vận động, ít giao tiếp, thu mình, rối loạn giấc ngủ, sút cân hoặc tăng cân
– Đánh giá thấp bản thân, có mặc cảm tội lỗi, tự ti, có ý tưởng tự sát
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm trầm cảm theo bảng phân loại
bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD -10): Trầm cảm là một hội chứng bệnh lý, biểu hiện
đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dễ mệt
mỏi, phổ biến là tăng mệt mỏi rõ rệt nhiều khi chỉ sau một cố gắng nhỏ. Kèm theo là
các triệu chứng phổ biến khác như: giảm sút tập trung chú ý, giảm sút lòng tự trọng
và lòng tự tin; có ý tưởng bị tội và không xứng đáng; bi quan về tương lai; có ý
tưởng và hành vi tự huỷ hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ; giảm cảm giác ngon miệng.
Ngoài ra còn có các triệu chứng loạn thần. Các biểu hiện trên tồn tại trong một
khoảng thời gian tối thiểu hai tuần liên tục [22].
Gọi “trầm cảm” là “rối loạn trầm cảm” để thể hiện rõ tính chất bệnh lí của
trạng thái cảm xúc này. Trong luận văn này, hai thuật ngữ trầm cảm và rối loạn trầm
cảm được sử dụng với nội hàm như nhau.
1.2.2. Các lý thuyết về trầm cảm
– Thuyết Phân tâm học
Freud cho rằng trầm cảm là một quá trình tương tự như đau buồn. Khi quá
đau buồn cá nhân có thể thoái lui về giai đoạn môi miệng của sự phát triển, như là
một cơ chế phòng vệ chống lại những nỗi buồn quá lớn. Điều này dẫn cá nhân đến
chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người mà họ yêu quý. Hậu quả là, họ đồng nhất mình
với những người đó và qua đó, một cách tượng trưng, họ giành lại được mối quan
hệ đã mất. Tiếp theo, qua một quá trình gọi là phóng nội (introjection), cá nhân
hướng những cảm nhận về người họ yêu quý đến chính bản thân. Những cảm xúc
này có thể bao gồm cả sự giận dữ, kết quả của các xung đột không giải quyết được.
12
Phản ứng như thế, nhìn chung, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng có thể trở
thành bệnh lí nếu cá nhân tiếp tục trong một thời gian dài, dẫn đến tự căm ghét bản
thân và trầm cảm [38].
– Thuyết hành vi
Các lí thuyết Tâm lý học hành vi giải thích trầm cảm tập trung chủ yếu vào
các quá trình điều kiện hóa quan sát được.
Lewinson và cộng sự (1979) đã chỉ ra rằng trầm cảm là kết quả của tỉ lệ thấp
các củng cố xã hội tích cực. Điều này dẫn đến khí sắc giảm sút, chán nản và thu hẹp
những hành vi mang xu hướng được xã hội tán thưởng. Cá nhân tự tách mình ra
khỏi các liên hệ xã hội, một hành động mà trên thực tế, có thể làm tăng tạm thời liên
hệ xã hội bởi họ có thể có được sự cảm tình chú ý nhờ hành vi của mình. Điều này
có thể tạo ra củng cố khác, được biết đến như là lợi ích thứ phát, mà trong đó cá
nhân được tán thưởng nhờ những hành vi có tính trầm cảm của mình. Tuy nhiên,
giai đoạn này lại thường đi cùng với sự thu hẹp về chú ý (tần suất tán thưởng có giá
trị từ phía môi trường giảm đi) [38].
Abramson và cộng sự (1978) đã đưa ra ý kiến rằng trầm cảm là kết quả của
sự quy gán gồm 3 yếu tố đối với những sự kiện tiêu cực: sự quy kết cho bản thân
(“Đó là lỗi của tôi”), sự khái quát hóa (“Bất cứ việc gì tôi làm cũng không có kết
quả”) và sự cố định (“ Điều đó luôn xảy ra với tôi”). Những suy nghĩ này có xu
hướng dẫn cá nhân đến trầm cảm [21].
Abela và Seligman (2000) tuyên bố rằng những quy gán này chỉ dẫn đến
trầm cảm nếu như chúng gây ra cảm giác tuyệt vọng: nghĩa là, cá nhân tin rằng
mình không còn cách nào để thay đổi tình trạng của mình và họ cho rằng sẽ không
đạt được những kết quả mong muốn [38].
– Thuyết nhận thức
Beck, Epstein và Harrison (1983) cũng nghiên cứu các đặc điểm nhân cách
của bệnh nhân trầm cảm và phát hiện ra rằng, các cá nhân có tính phụ thuộc xã hội
thường trở nên suy sụp khi các mối quan hệ của họ bị gián đoạn, còn những người
tự chủ lại rơi vào trầm cảm khi họ thất bại trong việc đạt được mục tiêu mà họ
mong muốn.
13
Tuy nhiên, các tác giả này cũng cho rằng, phụ thuộc xã hội hay tự chủ không
phải là các cấu trúc cố định của nhân cách mà là các kiểu hành vi mà hầu hết ai
trong chúng ta cũng có một vài biểu hiện của chúng. Khác biệt ở chỗ, người trầm
cảm có cái nhìn tiêu cực về bản thân và thế giới, họ cho rằng bản thân không có giá
trị, tương lai của họ là không thể cải thiện được. Chính những giả định này lại được
củng cố thêm bởi các triệu chứng về cảm xúc và hành vi và kết quả là chúng càng
làm trầm trọng thêm các vấn đề về cảm xúc, động cơ và hành vi (Beck và cộng sự,
1983) [13].
Có một sự tương tác mạnh mẽ giữa khí sắc và nhận thức: nhận thức tiêu cực
làm giảm khí sắc và khí sắc trầm làm cho nhận thức tiêu cực trở nên nổi trội hơn.
Người ta có thể phân ra những ý nghĩ chán nản ở chủ thể không bị trầm cảm bằng
cách tiến hành kỹ thuật kích thích cảm xúc; trong đó; mọi người đọc thành tiếng
một chuỗi các tính từ mô tả những trạng thái tâm lí tiêu cực/âm tính. Người bị trầm
cảm nhớ lại nhiều kỉ niệm tiêu cực hơn những người bình thường (Lloyd &
Lishman,1975) [10].
Lewinsohn (1988) đã thấy rằng suy nghĩ tiêu cực, bản thân không thõa mãn
và tỉ lệ stress cao trong cuộc sống dẫn đến một đợt trầm cảm: sự nghèo nàn các mối
quan hệ xã hội và thu hẹp các hỗ trợ tích cực luôn luôn đi cùng với nó [31].
Rush và cộng sự (1986) nhận định rằng những phụ nữ tiếp tục giữ nhận thức
tiêu cực khi đã đi đến giai đoạn cuối của trị liệu trầm cảm, nguy cơ tái phát trầm
cảm cao hơn những người có suy nghĩ tích cực [38].
– Thuyết liên cá nhân
Trong thuyết này chúng ta đề cập đến những khía cạnh hành vi của bệnh
nhân trầm cảm, bao gồm trong đó tổng thể mối quan hệ giữa người trầm cảm với
những người khác.
Những người trầm cảm có mạng lưới giao tiếp xã hội thưa thớt và coi chúng
như nguồn nâng đỡ. Sự nâng đỡ xã hội giảm sút có thể làm yếu đi năng lực của cá
nhân trong việc phản ứng với những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, và làm cho cá
nhân dễ cảm ứng với trầm cảm. (Billings, Cronkite và Moos, 1983) [9].
14
Theo Coyne (1976), người trầm cảm cũng có thể nhận được những phản ứng
tiêu cực từ phía người khác, khả năng này đã được nghiên cứu theo nhiều cách khác
nhau, từ các cuộc nói chuyện hướng dẫn qua điện thoại với bệnh nhân trầm cảm,
đến việc nghe băng ghi âm của họ, và kể cả việc tiếp xúc trực tiếp [15].
Carnelly, Pietomonaco & Jaffe (1994) cho rằng có lẽ do hậu quả của sự nuôi
dưỡng trong sự ghẻ lạnh và cách ly với môi trường, bệnh nhân trầm cảm luôn tìm
kiếm sự đảm bảo rằng họ luôn được người khác quan tâm một cách thực sự, nhưng
thậm chí ngay cả khi đã được đảm bảo họ cũng chỉ yên tâm được một lúc [6].
Tự nhận thức tiêu cực của bệnh nhân trầm cảm làm cho họ nghi ngờ sự thật
về những phản hồi mà họ nhận thức được. Sau đó họ đi tìm những phản hồi âm tính
mà họ cảm thấy có giá trị. Sự hắt hủi xảy ra chủ yếu bởi những hành vi không nhất
quán của họ. (Carnelly và cộng sự,1994) [6].
Thuyết liên nhân cách đã không vạch ra được nguyên nhân sâu xa dẫn đến
trầm cảm, nhưng đóng góp to lớn của học thuyết này là đã chỉ ra những hành vi kém
thích ứng của người bệnh và mối quan hệ của người bệnh với mọi người xung quanh.
1.2.3. Đặc điểm tâm lý tuổi trung niên
1.2.3.1. Khái niệm tuổi trung niên
Tuổi trung niên là quãng giữa của tuổi người lớn, đa số các nhà tâm lí nhất trí
giai đoạn tuổi trung niên kéo dài từ 40 đến 60 tuổi, giới hạn về mặt tâm lý xã hội là
độ chín về nhân cách và kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, cảm nhận về thời điểm bắt
đầu và kết thúc tuổi trung niên ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sức
khỏe, kinh nghiệm cá nhân và những trải nghiệm của mỗi người [30].
1.2.3.2. Đặc điểm tâm lí ở phụ nữ tuổi trung niên
Đặc điểm tâm lí ở phụ nữ tuổi trung niên có sự thay đổi rõ nét nhất là ở thời
kì mãn kinh – tức là ngừng rụng trứng và tắt kinh nguyệt. Thời kì mãn kinh thường
kéo theo những triệu chứng cơ thể như cảm thấy nóng bức, chảy mồ hôi vào ban
đêm, hay đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, đau xương khớp. Những thay đổi
thể chất có thể kéo theo những biến đổi cảm xúc như nuối tiếc, mất mát hoặc buồn
chán… Tuy nhiên điều đó còn tùy thuộc vào sự nhận thức của mỗi người [30].
Sự thay đổi các khả năng nhận thức ở tuổi trung niên
15
Kết quả các nghiên cứu kéo dài xác nhận rằng tuổi càng cao chức năng nhận
thức của con người càng giảm, song quá trình này diễn ra chậm và chỉ liên quan đến
một số mặt của trí tuệ (vd: trí nhớ). Một số khả năng trí tuệ thậm chí tăng lên ở tuổi
trung niên. Điều này thể hiện rất rõ ở những người có trình độ đại học đang tiếp tục
lao động sáng tạo và có cuộc sống tích cực (Schaie, 1983, 1995).
Trí tuệ lưu chuyển (khả năng giải quyết các nhiệm vụ và tình huống mới lạ)
phát triển chi đến thời kỳ thanh niên, sau đó giảm dần trong suốt những năm trưởng
thành, song trí tuệ kết tinh (trí thông minh có được nhờ tích lũy các loại tri thức,
kinh nghiệm đặc thù của mỗi người cũng như sự tinh tế khéo léo vận dụng trí tuệ
lưu chuyển) thường được nâng cao trong suốt cuộc đời chừng nào con người còn
khả năng giao tiếp nhận và lưu giữ thông tin.
Đánh giá lại các giá trị ở tuổi trung niên
Tuổi trung niên là thời gian tương đối ổn định về nhân cách và thế giới quan.
Họ đã hoàn thành hầu hết nhiệm vụ đặt ra cho người trưởng thành như thể hiện bản
sắc, xây dựng gia đình, nuôi con lớn, khẳng định vị trí của mình trong nghề nghiệp
và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên họ có thêm trách nhiệm mới: Trách nhiệm của
cha mẹ với con đã lớn, với cha mẹ già, trách nhiệm của người quản lý hay người lao
động có kinh nghiệp đối với ngành nghề. Họ còn quan tâm đến những vấn đề thời
sự, chính trị trong xã hội.
Đến tuổi trung niên con người có xu hướng xem xét đánh giá lại cuộc sống
của mình. Họ suy nghĩ về các giá trị sống, về ý nghĩa cuộc đời, về quá khứ, thời
gian còn lại, về cái chết.
Những suy nghĩ và các trình đánh giá bản thân diễn ra trên 3 lĩnh vực: cá
nhân, gia đình, xã hội.
Sự phát triển của bản thân với tư cách là một cá nhân (quá trình thực hiện
hóa các khả năng của bản thân đến đâu).
Sự phát triển bản thân với tư các là thành viên của gia đình (thực hiện vai trò
của gia đình góp phần vào sự phát triển của gia đình đến đâu).
Sự phát triển bản thân với tư cách là người lao động (thành công và thăng
tiến tới mức nào trong công việc nghề nghiệp).
16
Khủng hoảng tâm lí tuổi trung niên
Một số nhà nghiên cứu cho rằng khủng hoảng tâm lí ở giai đoạn giữa cuộc
đời là điều không tránh khỏi. Trên thực tế, phần lớn mọi người đều biết trước và
chuẩn bị cho các sự kiện quan trọng sẽ diễn ra kế tiếp nhau trong đời sống và xây
dựng các kế hoạch đối phó với chúng. Nhiều sự kiện có thể gây ra những khó khăn
lớn về tâm lí, xã hội nhưng nếu chưa dự đoán, lường trước thì sẽ có người không
thể thích ứng được và không thể tránh được cuộc khủng hoảng vào giữa cuộc đời.
Như vậy, giai đoạn giữa cuộc đời là thời gian phân tích có phê phán và đánh
giá cuộc đời mình. Một số người có thể hài lòng với bản thân vì họ đã đạt được tới
đỉnh các khả năng của mình. Một số người khác cảm thấy buồn khi phân tích lại
những năm tháng đã qua.
Tuy nhiên, khủng hoảng giữa đời không phải là điều tất yếu. Nó xảy ra phần
lớn ở những người có xu hướng trốn tránh tự phân tích, không chấp nhận hoặc sử
dụng cơ chế phủ nhận để cố tình không nhận thấy những biến đổi diễn ra trong cơ
thể và trong cuộc đời họ. Nhiều tác giả cho rằng những người khá giả dễ bị khủng
hoảng hơn những người ít của cải thuộc tầng lớp lao động [30].
1.2.4. Trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên
Nghiên cứu tại ĐH Rockefeller chỉ ra rằng các hormone nữ do hệ trục não bộ
– tuyến yên – buồng trứng quyết định đã tác động mạnh mẽ đến các dẫn truyền thần
kinh ở não bộ. Khi nồng độ các hormone nữ bắt đầu thay đổi thất thường, tâm trạng
của người phụ nữ trở nên bất ổn [Dẫn theo 18].
Nội tiết tố giảm, có những biểu hiện của thời kì mãn kinh gây nên những
biến đổi về sức khỏe: nóng bức, chảy mồ hôi vào ban đêm (hiện tượng bốc hỏa),
đau đầu, chóng mặt,… Những thay đổi thể chất có thể kéo theo những thay đổi cảm
xúc ở người phụ nữ tuổi trung niên như buồn chán, nuối tiếc,…
Đến tuổi trung niên phụ nữ có xu hướng xem xét đánh giá lại cuộc sống của
mình và đây là thời gian họ tĩnh tâm nhìn lại mình, tự xem xét về những thành công
hay thất bại trong cuộc sống của mình. Họ suy nghĩ và đánh giá quá trình hiện thực hóa
các khả năng của bản thân đến đâu, thực hiện vai trò của mình trong gia đình góp phần
vào sự phát triển gia đình đến đâu và sự phát triển trong công việc nghề nghiệp.
17
Khi đánh giá, nếu họ thấy không hài lòng với bản thân, cảm thấy những năm
sống qua là một quá trình buồn tủi, bản thân không đạt được giá trị mong muốn, gia
đình gặp vấn đề, nghề nghiệp không như kỳ vọng thường rơi vào trạng thái stress,
tình cảm, lòng tự trọng bị tổn thương,…[30].
Các biến động trên làm phụ nữ tuổi trung niên tăng tính dễ tổn thương, từ rối
loạn tâm trạng nhẹ đến nghiêm trọng, gây ra tính khí thất thường, hoang tưởng,
ghen tuông, sợ hãi, mất ngủ, nhiều mộng mị, cảm giác buồn bã và tuyệt vọng, dễ
gây hấn, rối loạn chức năng sinh dục, lãnh cảm và không hứng thú với bất cứ điều
gì… Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch
bệnh Mỹ (CDC), so với nam giới, phụ nữ dễ mắc bệnh trầm cảm nhất, đặc biệt là
nhóm tuổi trung niên. Tại Mỹ hiện nay, trung bình cứ 8 người thì có 1 người mắc
bệnh, nhóm người từ 40 – 59 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (12,3%). Bệnh trầm cảm
tăng theo tỷ lệ thuận với tuổi tác, trung bình độ tuổi 12 – 17, tỷ lệ tăng bệnh là 5,7%,
đến độ tuổi 40 – 59 tỷ lệ này là 9,8% [Dẫn theo 25].
Kết quả từ nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), tỷ lệ trầm cảm ở những
phụ nữ quanh tuổi mãn kinh từ 36-45 tăng gấp 2 lần so với những phụ nữ vẫn còn
kinh nguyệt với biểu hiện thường gặp là mất ngủ, tính khí thất thường, dễ tuyệt
vọng [Dẫn theo 18].
1.2.5. Các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm
1.2.5.1. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10)
Trong phân loại quốc tế về các rối loạn tâm thần và hành vi ICD-10 tiêu
chuẩn chẩn đoán như sau:
– Có ít nhất 2 trong số 3 triệu chứng chủ yếu là:
a/ Khí sắc trầm cảm.
b/ Mất mọi quan tâm và thích thú.
c/ Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động.
– Có ít nhất 2/7 triệu chứng phổ biến khác là:
d/ Giảm tập trung chú ý.
e/ Giảm tự trọng và lòng tự tin.
18
f/ Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
g/ Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan.
h/ Có ý tưởng và hành vi tự sát.
i/ Rối loạn giấc ngủ.
k/ Ăn không ngon miệng.
– Các điều kiện khác:
+ Thời gian tồn tại ít nhất là 2 tuần.
+ Giảm khí sắc không tương ứng với hoàn cảnh.
+ Hay lạm dụng rượu, ám ảnh sợ, lo âu và nghi bệnh.
+ Khó ngủ về buổi sáng và thức giấc sớm.
+ Ăn không ngon miệng, sút cân trên 5%/ 1 tháng [22].
Tiêu chuẩn chẩn đoán trong các giai đoạn trầm cảm điển hình:
* Giai đoạn trầm cảm nhẹ
Khí sắc trầm, mất quan tâm, giảm thích thú, mệt mỏi nhiều khó tiếp tục công
việc hằng ngày và hoạt động xã hội. Ít nhất phải có 2 trong số những triệu chứng
chủ yếu cộng thêm 2 trong số những triệu chứng phổ biến khác ở trên để chẩn đoán
xác định. Thời gian tối thiểu phải có khoảng 2 tuần và không có hoặc có những triệu
chứng cơ thể nhưng nhẹ.
* Giai đoạn trầm cảm vừa
Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu đặc trưng cho giai đoạn trầm cảm
nhẹ, cộng thêm 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến khác.
Thời gian tối thiểu là khoảng 2 tuần và có nhiều khó khăn trong hoạt động xã
hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình; không có hoặc có 2-3 triệu chứng cơ thể
ở mức độ trầm trọng vừa phải.
* Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng rối loạn tâm thần
Buồn chán, chậm chạp nặng hoặc kích động; mất tự tin hoặc cảm thấy vô
dụng hoặc thấy có tội lổi, nếu trầm trọng có hành vi tự sát.
Triệu chứng cơ thể hầu như có mặt thường xuyên; có 3 triệu chứng điển hình
của giai đoạn trầm cảm, cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng phổ biến khác khác. Thời
gian kéo dài ít nhất là 2 tuần, nếu có triệu chứng đặc biệt không cần đến 2 tuần;
19
ít có khả năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp và công việc gia đình
* Giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng rối loạn tâm thần
Thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn rối loạn trầm cảm và có hoang tưởng, ảo giác
phù hợp với khí sắc bệnh nhân hoặc sững sờ trầm cảm.
Hoang tưởng gồm tự buộc tội, hèn kém hoặc có những tai họa sắp xãy ra; ảo
giác gồm áo thanh, ảo khứu, những lời phỉ báng bệnh nhân, mùi khó chịu và giảm
hoặc mất vận động [22].
1.2.5.2. Theo Hiệp hội tâm thần học Hoa Kì (DSM-5)
Theo Hiệp hội tâm thần Hoa Kì, tiêu chuẩn chẩn đoán:
(A) Có ít nhất 5 triệu chứng cùng tồn tại trong thời gian tối thiểu là 2 tuần và
có thay đổi chức năng so với trước đây trong đó phải có ít nhất 2 triệu chứng là khí
sắc trầm cảm và mất quan tâm hứng thú bao gồm:
(1) Khí sắc trầm cảm biểu hiện cả ngày và kéo dài.
(2) Giảm hoặc mất quan tâm hứng thú với mọi hoạt động trước đây vốn có.
(3) Giảm trọng lượng cơ thể trên 5%/1 tháng.
(4) Mất ngủ vào cuối giấc (ngủ dậy sớm ít nhất là 2 giờ so với bình thường).
(5) Ức chế tâm thần vận động hoạt kích động trong phạm vị hẹp (kích động
trong phạm vi xung quanh giường ngủ của mình).
(6) Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng kéo dài.
(7) Có cảm giác vô dụng hoặc có cảm giác tự tội quá đáng hoặc cảm giác
không thích hợp khác.
(8) Giảm năng lượng suy nghĩ, giảm tập trung chú ý, giảm khả năng đưa ra
các quyết định.
(9) Có hành vi tự sát.
(B) Các triệu chứng không đáp ứng tiêu chuẩn của giai đoạn hỗn hợp.
(C) Các triệu chứng gây ra đau khổ, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động
xã hội, nghề nghiệp, và các chức năng khác.
(D) Các triệu chứng không do hậu quả của một chất hoặc một bệnh cơ thể khác.
(E) Các triệu chứng không thể giải thích do stress, các triệu chứng tồn tại dai
20
dẳng trên 2 tuần kèm theo giảm rõ rệt các chức năng xã hội, nghề nghiệp [36].
Các mức độ của trầm cảm
– Nhẹ: Bệnh nhân chỉ có 5-6 triệu chứng, đủ để chẩn đoán, các triệu chứng
này ít ảnh hưởng đến chức năng lao động, xã hội của bệnh nhân.
– Vừa: Bệnh nhân có 7-8 triệu chứng và bị ảnh hưởng chức năng lao động xã
hội rõ ràng.
– Nặng: Bệnh nhân có tất cả các triệu chứng (9), các chức năng xã hội, nghề
nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng. Mức độ nặng chia làm:
* Nặng không có triệu chứng loạn thần.
* Nặng có triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác), bao gồm loạn thần
phù hợp với khí sắc (hoang tưởng nghi bệnh, hoang tưởng tự buộc tội) và loạn thần
không phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị hại, bị chi phối, bị theo dõi, ảo thanh
bình phẩm, ảo thanh ra lệnh).
– Lui bệnh hoàn toàn: tất cả các triệu chứng của bệnh đã hết.
– Lui bệnh một phần: bệnh nhân vẫn còn vài triệu chứng, nhưng không đủ để
chẩn đoán cho cơn trầm cảm chủ yếu (chỉ còn 4 triệu chứng hoặc ít hơn).
1.2.6. Chẩn đoán phân biệt
– Mất ngủ tiên phát.
Bệnh nhân có mất ngủ kéo dài trên 1 tháng, có thể là mất ngủ đầu giấc, mất
ngủ giữa giấc, mất ngủ cuối giấc, thậm chí là mất ngủ toàn bộ. Tuy nhiên, khác với
trầm cảm, bệnh nhân mất ngủ tiên phát thường chỉ than phiền có cảm giác mệt mỏi
và lo lắng nhẹ vì không ngủ được. Các bệnh nhân này ban ngày thường buồn ngủ,
nhưng buổi tối lại hơn vui vẻ. Khi xem tivi, họ có thể ngủ gật, nhưng khi vào đến
giường ngủ thì họ lại tỉnh táo và không làm sao ngủ được. Nhìn chung, tình trạng
mất ngủ của họ không quá trầm trọng và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến khả
năng làm việc và cuộc sống của họ. Khi khám bệnh, chúng ta không phát hiện được
các triệu chứng khác của trầm cảm như khí sắc giảm, mất hứng thú và sở thích,
chán ăn, bi quan, chán nản hoặc ý nghĩ muốn chết. Khi làm điện não đồ, chúng ta
thấy sóng alpha giảm cả về biên độ và chỉ số, phản ứng với ánh sáng kém, trong khi
sóng bêta lại chiếm ưu thế khắp hai bán cầu.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *