10090_Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thanh Lâm

HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM
CÁ NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thanh Lâm

HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM
CÁ NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác,
trung thực và từ những nguồn hợp pháp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TpHCM, ngày 03 tháng 10 năm 2018

LÊ THANH LÂM
LỜI CÁM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu nhằm hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
– Thầy hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phương, trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
– Các thầy, cô giáo khoa Tâm lý học trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi theo học Cao
học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
– Bên cạnh đó sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng
hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề
tài này.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm
khuyết. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và mọi người để
luận văn được hoàn thiện hơn.

TpHCM, ngày 03 tháng 10 năm 2018

LÊ THANH LÂM

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………..

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM
CÁ NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
…………………………………………

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề …………………………………………………………..

1.1.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề hứng thú …………..

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
……….
13 
1.2. Những khái niệm cơ bản ………………………………………………………………..
15 
1.2.1 Cá nhân hoá ……………………………………………………………………………
15 
1.2.2 Sản phẩm và sản phẩm cá nhân hoá…………………………………………..
17 
1.2.3 Sở hữu và sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ……………………………………
19 
1.2.4 Hứng thú và hứng thú sở hữu ……………………………………………………
20 
1.2.5 Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá …………………………………….
31 
1.2.6 Đặc điểm của sinh viên đại học …………………………………………………
34 
1.2.7 Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
……..
44 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ………………………………………………………………………..
55 
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM CÁ
NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
……………………………………………..
56 
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ……………………………………………………….
56 
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
……………………………………………….
56 
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng …………………………………………
56 
2.1.3. Mẫu khách thể nghiên cứu
……………………………………………………….
59 
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ………………………………………………………..
60 
2.2.1. Phương tiện tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học 60 
2.2.2. Vị trí của sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học…………..
61 
2.2.3. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện nhận thức
………………………………………………………………………….
63 
2.2.4. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện thái độ
………………………………………………………………………………
64 
2.2.5. Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện hành động
…………………………………………………………………………
65 
2.2.6. Sự tương quan về 3 yếu tố thành phần: nhận thức, thái độ, hành
động của sinh viên đại học đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá .
67 
2.2.7. So sánh sự khác biệt về mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân
hoá của sinh viên đại học
………………………………………………………………….
68 
2.2.8. Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân
hoá của sinh viên đại học
………………………………………………………………….
71 
2.2.9. Khảo sát ý kiến biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá
nhân hoá của sinh viên đại học …………………………………………………………
73 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………..
76 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………..
78 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………..
83 
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu của con người
ngày càng cao, từ nhu cầu ăn uống đến nhu cầu tự khẳng định, liên tục đòi
hỏi cần được đáp ứng ở mức độ cao hơn. Nhu cần ăn uống không chỉ dừng
lại ở đủ ăn, “ăn no mặc ấm” như quan niệm trước đây, mà bây giờ còn phải
là “ăn ngon, mặc đẹp”. Ngày xưa, người ta khẳng định bản thân bằng
những mặt hàng có logo, thương hiệu tên tuổi, thì giờ đây, người ta khẳng
định mình bằng món hàng, sản phẩm được cá nhân hoá cho riêng mình, là
đặc biệt độc nhất chỉ có mình sở hữu. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm,
hàng hoá liên tục được phát triển, sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu của
người tiêu dùng. Các mặt hàng được bày bán, sản xuất hàng loạt rất đa
dạng và phong phú. Chính vì thế, người mua hàng với cùng mục đích sử
dụng thì những sản phẩm họ sở hữu là tương tự nhau, giống nhau. “Người
tiêu dùng ngày nay không còn muốn lựa chọn những sản phẩm đại trà, mà
muốn những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của
người sử dụng”, theo Peter Firth – Giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường
TNS Global. Do vậy “cá nhân hoá sản phẩm” là một hướng đi cho các
doanh nghiệp đang tìm hướng đi hoặc làm mới mô hình kinh doanh của
mình. (Peter Firth, 2014)
Sinh viên đại học là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang
theo học ở các trường để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh
thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bổ sung cho đội ngũ trí
thức, được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích
cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Lứa tuổi sinh viên có những
nét đặc trưng tâm lý điển hình, đặc biệt là định hình cái tôi trong nhân cách,
nhu cầu tự thể hiện, muốn được tự khẳng định trong xã hội. Cùng với năng
2

lực và tình cảm trí tuệ phát triển, điều đó đã thôi thúc sinh viên cố gắng
hoàn thiện bản thân, khẳng định bản thân, tìm tòi và khám phá cái mới.
Tâm lý con người luôn có xu hướng khác biệt, con người thích sở
hữu những cái mới, cái độc nhất, mang dấu ấn, bản sắc cá nhân. Sở hữu
những sản phẩm như vậy, khi đó trở thành một sự thích thú, một nhu cầu.
Nhà sản xuất cần tạo ra sự khác biệt trong một thế giới phẳng, tạo ra những
sản phẩm khác biệt dành cho mỗi cá nhân, tác động vào hứng thú muốn sở
hữu sản phẩm của khách hàng.
Hứng thú là một trong những vấn đề phức tạp của tâm lý học, nhưng
nó có ý nghĩa quan trọng đối với con người. Trên thực tế, muốn cá nhân
hướng sự quan tâm của mình tới một hoạt động nào đó cần phải kể đến vai
trò quan trọng của hứng thú. Hứng thú làm tích cực hoá các quá trình tâm
lý (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng…), giúp cho sự nhận thức về đối
tượng trở nên sâu sắc hơn, làm tăng hiệu quả hoạt động nhận thức, làm nảy
sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo. Khi có hứng thú với một
cái gì, thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng, để thỏa mãn
nhu cầu trong cuộc sống. Hứng thú sở hữu đóng vai trò quan trọng trong
việc kinh doanh các mặt hàng nói riêng là sản phẩm cá nhân hoá nói chung.
Vấn đề hứng thú trên thế giới đã xuất hiện từ rất sớm và được nhiều
người quan tâm, tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các công trình khoa học.
Và cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hứng thú vẫn còn sức hấp
dẫn rất lớn và tiếp tục được đào sâu, bởi tính thiết thực và ứng dụng cao
của nó, đóng góp vào sự phong phú, đa dạng của đề tài này. Các công trình
nghiên cứu phổ biến ở Việt Nam là xu hướng nghiên cứu các vấn đề lý luận
mang tính đại cương của hứng thú, xu hướng nghiên cứu hứng thú trong
các môn học, xu hướng nghiên cứu hứng thú học nghề phổ thông và nghề
nghiệp, nhưng chưa có công trình nghiên cứu hứng thú của sinh viên đại
học về việc sở hữu những món đồ, sản phẩm mang tính cá nhân hoá.
3

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Hứng
thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học” làm đề tài luận
văn Thạc sĩ Tâm lý học.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng hứng thú sở hữu sản
phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, nhằm đề xuất một số biện pháp
nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
3.2. Khách thể nghiên cứu

Sinh viên đại học các trường đại học.

4. Giả thuyết khoa học

Giả thuyết 1: Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên
đại học ở mức trung bình

Giả thuyết 2: Có sự khác biệt hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
của sinh viên đại học giữa nam và nữ.

Giả thuyết 3: Yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến hứng thú sở hữu cá
nhân hoá của sinh viên đại học là “gu thẩm mỹ” của sinh viên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài: cá nhân hoá,
sản phẩm và sản phẩm cá nhân hoá, sở hữu và sở hữu sản phẩm cá nhân
hoá, hứng thú và hứng thú sở hữu, đặc điểm sinh viên đại học, hứng thú sở
hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
của sinh viên đại học và nguyên nhân của thực trạng;
5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá
nhân hoá của sinh viên đại học.
4

6. Giới hạn nghiên cứu

6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
– Nghiên cứu hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá qua các biểu
hiện tâm lý của hứng thú như:
+ Biểu hiện nhận thức của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa
+ Biểu hiện thái độ của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa
+ Biểu hiện hành động của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khách thể là sinh viên đại học các trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nhiệm
vụ của đề tài hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa của sinh viên đại học.
Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp sách, báo, tạp chí, công
trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Khảo sát ý kiến của sinh viên đại học về thực trạng hứng
thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
Hình thức bảng hỏi: Đề tài sử dụng hai hình thức bảng hỏi là bảng
hỏi viết trên giấy và bảng hỏi trực tuyến được xây dựng bằng công cụ
Google Form.
Nội dung bảng hỏi: Cả hai bảng hỏi đều có cùng nội dung sau:
– Phương tiện sinh viên đại học tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá
– Vị trí sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học
– Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện nhận thức
– Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện thái độ
5

– Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua
biểu hiện hành động
– Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
của sinh viên đại học
– Khảo sát một số biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá
nhân hoá của sinh viên đại học
Cách tiến hành: Khảo sát ý kiến của sinh viên bằng bảng hỏi về
hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa qua biểu hiện nhận thức, thái độ,
hành động; gồm ba giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi mở để lấy ý kiến của sinh viên về
vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng tiêu chí cho bảng hỏi.
– Giai đoạn 2: Hoàn thiện nội dung bảng hỏi viết trên giấy và xây
dựng bảng hỏi trực tuyến với nội dung tương tự.
– Giai đoạn 3: Phát đến sinh viên và hướng dẫn sinh viên cách thức
trả lời và nhận lại phiếu đã hoàn thành.

7.3. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu thập thông tin bổ sung làm rõ hơn thực trạng hứng
thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học và các yếu tố ảnh
hưởng của thực trạng.
Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp sinh viên. Có ghi biên bản
phỏng vấn.

7.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Xử lý và phân tích số liệu từ phiếu trả lời bằng chương trình thống
kê SPSS 20, tính tần số, tỉ lệ phần trăm, tính trung bình, độ phân cách, độ
lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm Chi-Square, tính hệ số tương quan, xếp thứ
hạng. Trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng bảng, biểu đồ.
6

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM
CÁ NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề hứng thú
Vấn đề hứng thú trên thế giới đã xuất hiện từ rất sớm và được nhiều
người quan tâm, tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các công trình khoa học.
Và cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hứng thú vẫn còn sức hấp
dẫn rất lớn và tiếp tục được đào sâu, bởi tính thiết thực và ứng dụng cao
của nó, đóng góp vào sự phong phú, đa dạng của đề tài này.
Ovide Decroly (1971-1932) bác sĩ và là nhà tâm lý học người Bỉ khi
nghiên cứu về khả năng tập đọc, tập làm tính của trẻ, ông đã xây dựng học
thuyết về những trung tâm hứng thú và về lao động tích cực. (Francine
Dubreucq, 2001)
E.K. Strong, nhà tâm lý học người Mỹ với nghiên cứu “Sự thay đổi
hứng thú cùng với lứa tuổi”, ông cho rằng sự phát triển của hứng thú gắn
liền với sự phát triển lứa tuổi. Từ những năm 1931, ông đã đưa ra quan
điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng hỏi. (Nguyễn Kim
Vui, 2011)
Năm 1938, Ch.Buher đã tìm hiểu và phát biểu khái niệm hứng thú
trong công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ em”. (Lê Khánh Vân, 2011)
Từ những năm 1940 của thế kỉ XX một số nhà tâm lý học Nga như
S.L.Rubinstein, N.G.Morodov, A.F.Believ, … đã có những công trình
nghiên cứu về hứng thú, cũng như con đường hình thành hứng thú.
(Nguyễn Thị Ái, 2011)
7

Năm 1944, A.F. Believ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về vấn
đề: “Tâm lý học hứng thú”. Nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề
lý luận tổng quát về hứng thú trong khoa học tâm lý. (Lê Khánh Vân, 2011)
Năm 1946, E.Clapade đã đưa ra khái niệm hứng thú dựa trên bản
chất sinh học trong vấn đề “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm”. Ông
cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con
người. (Lê Khánh Vân, 2011)
Năm 1961, D.Super trong “Tâm lý học hứng thú” đã xây dựng
phương pháp nghiên cứu về hứng thú trong cấu trúc nhân cách. (Lê Khánh
Vân, 2011)
John Dewey (1859-1952) nhà giáo dục học và là nhà tâm lý học
người Mỹ, ông cho rằng hứng thú thật sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất
với một ý tưởng hoặc một vật thể, đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện
biểu lộ. (John Deway, 1997). Ông đã xuất bản sách về hứng thú năm 1913:
“Hứng thú và nỗ lực trong giáo dục”.
Ainley (1998) đã phát biểu khái niệm của hứng thú bao gồm chiều
sâu và độ rộng. Chiều sâu của hứng thú là “khuynh hướng mong muốn
khám phá và tìm hiểu những đối tượng, sự kiện, ý tưởng mới nhằm hiểu
được chúng”, độ rộng của hứng thú là “khuynh hướng mong muốn tìm ra
những kinh nghiệm thay đổi và khác biệt để nghiệm ra chúng giống cái gì”.
(Paul J. Silvia, 2006)
Các tác giả trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
hứng thú rất đa dạng và phong phú vì tính thiết thực và ứng dụng cao của
nó. Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có thể khái quát chia thành
các xu hướng: xu hướng giải thích bản chất tâm lý của hứng thú, đại diện
cho xu hướng này là A.F.Believ với luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú”;
xu hướng xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách
nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng, đại diện cho xu hướng này
8

là L.L.Bôgiôvích với “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”,
Lukin và Lêvitôp với “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”; xu hướng
nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hứng thú theo các giai đoạn lứa
tuổi, đại diện là G.I.Sukina với “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa
tuổi”. (Nguyễn Thị Bích Thuỷ, 2010)
Vấn đề hứng thú ở Việt Nam cũng được quan tâm rất nhiều, có rất
nhiều các công trình nghiên cứu về hứng thú đa dạng và phong phú, và vấn
đề hứng thú ở Việt Nam vẫn còn tiếp tục được đào sâu và phát triển. Các
công trình nghiên cứu ở Việt Nam có thể khái quát thành các xu hướng sau:
xu hướng nghiên cứu các vấn đề lý luận mang tính đại cương của hứng thú
được trình bày trong các cuốn giáo trình tâm lý học, tiêu biểu nổi bật là tác
giả Huỳnh Văn Sơn, Trần Thị Thu Mai với “Giáo trình Tâm lý học giáo
dục đại học” …; xu hướng nghiên cứu hứng thú nhận thức, hứng thú học
tập, tiêu biểu nổi bật là các tác giả Đinh Thị Sen với “Hứng thú môn học kỹ
năng giao tiếp của sinh viên trường đại học Nha Trang”, Nguyễn Kim Vui
với “Thực trạng hứng thú học tập các môn Tâm lý học của sinh viên trường
đại học Tài chính Marketing”…Ngoài ra còn có xu hướng nghiên cứu hứng
thú học nghề nghiệp với các tác giả tiêu biểu như Trần Phi Hùng với
“Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường trung học phổ thông
tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An”, Nguyễn Hoàng Sơn với “Thực trạng và
giải pháp phát triển hứng thú học nghề phổ thông cho học sinh tại trung
tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp”. Trong đó xu hướng nổi bật nhất
và có rất nhiều công trình nghiên cứu là xu hướng nghiên cứu hứng thú
trong các môn học, hứng thú nhận thức, hứng thú học tập, có thể kể đến
một số công trình sau:
Năm 2005, với đề tài “Tìm hiểu hứng thú nghiên cứu khoa học của
sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, tác giả Vương
Thị Thu Hằng đã nêu nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu
9

khoa học của sinh viên là do chủ quan của sinh viên. Đồng thời tác giả đã
đề ra một số kiến nghị nhà trường quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại
khoá, hội nghị khoa học chuyên đề, câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa
học, cung cấp nhiều tài liệu cho sinh viên … (Vương Thị Thu Hằng, 2005).
Trong đề tài “Hứng thú học tập của học viên thuộc trung tâm phát
triển kỹ năng con người Tâm Việt”, tác giả Phạm Mạnh Hiền đã chỉ ra
phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động to lớn đến hứng thú học
tập của học viên (Phạm Mạnh Hiền, 2005).
Phan Thị Thơm đã đưa ra kết luận hứng thú học môn Tâm lý học đại
cương của sinh viên phát triển chưa cao, chưa đồng đều, có nhiều nguyên
nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên, trong đó yếu tố giảng
viên giữ vai trò quan trọng trong đề tài “Hứng thú học tập môn Tâm lý học
đại cương của sinh viên trường Đại học Dân lập Đông Đô”, tác giả (Phan
Thị Thơm, 2005)
Năm 2008, Lê Thị Lâm đã kết luận trong đề tài “Hứng thú học tập
môn Tâm lý học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng” rằng
biểu hiện hứng thú với môn học của sinh viên chưa cao, chỉ có số ít sinh
viên thể hiện hứng thú học tập qua một số biểu hiện hứng thú cụ thể. Tuy
sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của môn học, nhưng lại có sự
mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động, nguyên nhân chính là do chưa có
động cơ học tập đúng đắn, sinh viên chỉ có kết quả học tập cao khi có hứng
thú với môn học. (Lê Thị Lâm, 2008)
Năm 2009, trong bài viết “Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
trong dạy học môn Công nghệ 12” của Ngô Văn Hoàn và Vương Huy Thọ
in trên Tạp Chí Giáo dục số 213 (kì 1 – 05/2009), tác giả đã đề ra một số
biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Công nghệ 12 cho học
sinh. Trong đó để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cần rèn
luyện tay nghề sư phạm, các kỹ năng dạy học và phương pháp dạy, kiểm
10

tra, đánh giá (Ngô Văn Hoàn và Vương Huy Thọ, 2009). Phan Thị Ngọc
Châu với đề tài “Một số biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh”, tác giả đã đề xuất các
biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ như: sử dụng câu hỏi “mở”, câu đố,
chuyện kể, thơ ca, lời động viên, khuyến khích; sử dụng trò chơi mang tính
chất khám phá, thử nghiệm; thiết kế, sử dụng môi trường hoạt động hấp
dẫn để kích thích trẻ tích cực khám phá; tổ chức các thí nghiệm đơn giản.
(Phan Thị Ngọc Châu, 2009)
Năm 2010, Lê Văn Bích đã đề ra một số biện pháp nâng cao hứng
thú học tập của sinh viên qua luận văn thạc sĩ “Hứng thú học tập các môn
lý luận chính trị của sinh viên hệ chính quy trường đại học Luật thành phố
Hồ Chí Minh”, tác giả đã đề ra một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập
của sinh viên như: nhà trường cần tổ chức lại lớp với số lượng thích hợp,
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất, chuẩn hoá trình độ lý luận chính trị cho giảng viên, đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo trình; bên cạnh đó, giáo viên cũng cần đổi mới phương
pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên,
tích cực tham gia nghiên cứu khoa học; về phía sinh viên cần xác định rõ
mục tiêu học tập, tích cực học tập, nghiên cứu, phát huy tính độc lập sáng
tạo, không phân biệt môn chính, môn phụ (Lê Văn Bích, 2010). Nguyễn
Thị Bích Thuỷ với luận văn thạc sĩ “Hứng thú học tập của sinh viên năm
thứ nhất trường đại học Văn hiến thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã kết
luận hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất được biểu hiện qua nhận
thức thái độ và hành động chưa cao, đồng thời tác giả cũng đề xuất một số
biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên. (Nguyễn Thị Bích
Thuỷ, 2010)
Năm 2011, Nguyễn Thị Ái với đề tài “Hứng thú học tập môn Giáo
dục công dân của học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố
11

Hồ Chí Minh”, tác giả đã kết luận hứng thú học tập có tác động mạnh mẽ
và quan trọng đến hoạt động học tập của học sinh, là động lực thúc đẩy
hoạt động học tập của học sinh đạt hiệu quả cao, tạo cho học sinh có trạng
thái tình cảm đặc biệt, làm gia tăng sức lực và hiệu quả trong quá trình học
tập. Khi các em có hứng thú học tập, các em sẽ tiến hành hoạt động học tập
một cách tích cực (Nguyễn Thị Ái, 2011).
Lê Khánh Vân đã kết luận hứng thú học tập môn Giáo dục học đại
cương là sự lựa chọn của cá nhân với cảm xúc đặc biệt hướng vào nhận
thức, vươn lên nắm kiến thức một cách sâu sắc và toàn diện trong đề tài
“Hứng thú học tập môn Giáo dục học đại cương của sinh viên trường Cao
đẳng cộng đồng Hậu Giang”, tác giả (Lê Khánh Vân, 2011).
Nguyễn Kim Vui đã kết luận phần lớn sinh viên chưa có thái độ,
hành động học tập tích cực đối với các môn Tâm lý học, biểu hiện hứng thú
của sinh viên ở mức độ trung bình, trong những yếu tố ảnh hưởng đến hứng
thú học tập của sinh viên, giảng viên là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu trong đề
tài “Thực trạng hứng thú học tập các môn Tâm lý học của sinh viên trường
đại học Tài chính-Marketing tại thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả (Nguyễn
Kim Vui, 2011).
Nguyễn Việt Đức với đề tài “Hứng thú học tập các môn cơ sở của
sinh viên khoa sư phạm kỹ thuật, trường Cao đẳng Nông Lâm – Bắc
Giang”, tác giả cho rằng trong những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học
tập của sinh viên thì yếu tố về người dạy và người học có ảnh hưởng lớn
nhất đến hứng thú học các môn cơ sở (Nguyễn Việt Đức, 2011).
Năm 2012, Phạm Lê Thanh Thảo đã nêu ra một số biện pháp nâng
cao hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời tiến hành thực nghiệm một số
biện pháp sư phạm và khẳng định hiệu quả của chúng trong luận văn thạc sĩ
về “Hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học sinh một số trường
12

trung học phổ thông tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh”, (Phạm Lê Thanh
Thảo, 2012).
Năm 2013, Nguyễn Xuân Long cho rằng biểu hiện hứng thú học
tiếng Anh của học sinh rõ nhất ở khía cạnh cảm xúc, đồng thời tác giả cũng
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh và một số
biện pháp nâng cao hứng thú học tập của học sinh với luận án tiến sĩ “Hứng
thú học tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở” (Nguyễn Xuân Long,
2013).
Đinh Thị Sen đã nêu bốn mặt biểu hiện của hứng thú môn học đó là
về mặt nhận thức, mặt cảm xúc, mặt hành động,và mặt kết quả với luận văn
thạc sĩ “Hứng thú môn học Kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học
Nha Trang” (Đinh Thị Sen, 2013).
Năm 2016, Trần Thị Uyên đã khảo sát thực trạng và đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn tiếng Việt của học sinh
với luận văn thạc sĩ “Hứng thú học tập môn tiếng Việt của học sinh lớp
năm ở một số trường tiểu học quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh” (Trần
Thị Uyên, 2016).
Ngoài hứng thú nhận thức, hứng thú học tập các bộ môn, vấn đề
hứng thú còn được nghiên cứu áp dụng trong lĩnh vực nghề nghiệp, có thể
kể đến một số công trình sau:
Năm 2008, Nguyễn Hoàng Sơn với đề tài “Thực trạng và giải pháp
phát triển hứng thú học nghề phổ thông cho học sinh tại trung tâm Kỹ thuật
tổng hợp – Hướng nghiệp”. Tác giả đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú
học nghề phổ thông cho học sinh là tổ chức hoạt động ngoại khoá và thiết
kế các bài giảng theo quan điểm tích hợp. (Nguyễn Hoàng Sơn, 2008)
Năm 2014, Trần Phi Hùng với đề tài “Hứng thú nghề nghiệp của học
sinh ở một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức, tỉnh Long
An”. Tác giả tìm hiểu thực trạng hứng thú chọn nghề và đề xuất một số
13

biện pháp nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An giúp cho công tác tư vấn hướng nghiệp.
(Trần Phi Hùng, 2014)
Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú ở Việt
Nam, các tác giả đã nghiên cứu về thực trạng của hứng thú, hệ thống cơ sở
lý luận về hứng thú, đề ra các biện pháp nâng cao hứng thú, một số đề tài
đã thực nghiệm các biện pháp đề xuất. Các đề tài nghiên cứu đã góp phần
làm hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về hứng thú. Mặc dù vậy nó vẫn là một
lĩnh vực hấp dẫn bởi tính thực tiễn và ứng dụng cao.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
Năm 2007, “Hứng thú của người tiêu dùng đối với hệ thống thông
tin khuyến nghị được cá nhân hoá” của tác giả Nicolas Knotzer, Maria
Madlberger, đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Vienna trong kỷ yếu
Hội nghị Quốc tế lần thứ 40 về Khoa học Hệ thống ở Hawaii – 2007. Theo
đó tác giả đưa ra kết luận khi thiết kế hệ thống thông tin khuyến ghị cần
quan tâm đến yếu tố tâm lý, hành động tiêu dùng của người dùng tuỳ vào
mỗi nhóm khách hàng nhắm đến, nên đưa ra nhiều sự lựa chọn thay thế để
họ lựa chọn theo sở thích và phù hợp nhất. Bài viết dựa trên sự khảo sát
phát phiếu với mẫu ngẫu nhiên, lựa chọn các tiêu chí đánh giá do tác giả
quy định (Nicolas Knotzer và Maria Madlberger, 2007)
Năm 2008, “Văn hoá, loại sản phẩm, và giá cả ảnh hưởng đến ý định
mua hàng cá nhân hoá trực tuyến của người tiêu dùng” của nhóm tác giả
Junyean Moon, Doren Chadee, Surinder Tikoo, các tác giả thuộc khoa
Quản trị Kinh doanh, trường Kinh tế và Kinh doanh, đại học Hanyang,
Ansan, Hàn Quốc; và thuộc vụ Kinh doanh Quốc tế, trường Thương mại và
Kinh doanh, đại học Auckland, Auckland, New Zealand và thuộc trường
Kinh doanh, đại học Bang New York ở New Paltz, New Paltz, New York.
Nhóm tác giả đã nêu tầm quan trọng của sản phẩm ấn tượng, giá cả không
14

ảnh hưởng đến quyết định của những người muốn mua sản phẩm cá nhân
hoá, và sự khác biệt văn hoá của người tiêu dùng đến việc mua sản phẩm cá
nhân hoá. (Junyean Moon et al., 2008)
Năm 2009, “Mô hình hồ sơ hành động người dùng của cá nhân và
nhóm đối với việc khuyến nghị sản phẩm cá nhân hoá” của nhóm tác giả
You-Jin Park, Kun-Nyeong Chang thuộc phòng Quản trị Kinh doanh, Đại
học Yonsei, Hàn Quốc, nhóm tác giả đã đề xuất một mô hình người tiêu
dùng mới dựa trên hành động nhóm và hành động cá nhân như là cái nhấp
chuột, chèn giỏ hàng, mua hàng và mục sở thích. (You-Jin Park và Kun-
Nyeong Chang, 2009)
Năm 2017, “Sự phát triển của sản phẩm dựa trên trải nghiệm người
dùng đối với cá nhân hoá số đông” của nhóm tác giả Pai Zhenga, Shiqiang
Yua, Yuanbin Wanga, Ray Y. Zhonga, Xun Xua thuộc khoa Cơ khí, đại
học Auckland, New Zealand đã nhấn mạnh tầm quan trọng sự trải nghiệm
của người dùng trong khâu phát triển sản phẩm mới cũng như khi sản xuất
sản phẩm. Sản phẩm được phát triển dựa trên những trải nghiệm của người
dùng bằng việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, theo dõi thói quen người
dùng, chụp hình dạng ba chiều của người dùng…để tạo nên những sản
phẩm phù hợp với mỗi nhóm người dùng. (Pai Zhenga et al., 2017)
Năm 2017, “Cá nhân hoá quảng cáo trên mạng xã hội Facebook:
Công cụ tiếp thị hiệu quả cho nhà tiếp thị trực tuyến” trên tạp chí Dịch vụ
Bán lẻ và Tiêu dùng của tác giả Trang P. Tran trường cao đẳng Kinh
doanh, Đại học East Carolina. Nghiên cứu đã gợi mở một hướng đi mới
cho các nhà tiếp thị trực tuyến cũng như cải thiện nhận thức của khách
hàng về các thông tin quảng cáo, làm như thế nào để những quảng cáo trên
facebook trở nên hiệu quả. (Trang P. Tran, 2017)
Ngoài ra còn có những cuốn sách về cá nhân hoá cũng như sự khác
biệt giữa các cá nhân, tâm lý học khác biệt như: “Sổ tay Wiley-Blackwell
15

về Nhân cách và Sự khác biệt Cá nhân” xuất bản ấn bản đầu tiên năm 2011
của nhà xuất bản Wiley-Blackwell, sách cung cấp tổng quan về các xu
hướng cổ điển, hiện đại và tương lai trong nghiên cứu trên toàn thể nhân
cách và sự khác biệt cá nhân. Sổ tay “Sự khác biệt cá nhân và Tâm lý học
khác biệt” của nhóm tác giả William Revelle, Joshua Wilt, David M.
Condon trường Đại học Northwestern đã chỉ ra rằng tại sao mỗi cá nhân lại
khác biệt, điều gì làm nên thành công và sự khác nhau ở mỗi cá nhân,
nhóm người.
Ở Việt Nam, vấn đề cá nhân hoá chưa được quan tâm nhiều, có thể
kể đến công trình tiêu biểu sau: Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin của
tác giả Bùi An Lộc với đề tài “Cá nhân hoá ứng dụng và dịch vụ di động
hướng ngữ cảnh người dùng” trường đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả kết
luận “Kết quả sản phẩm của luận văn là đã xây dựng thành công một hệ
thống client – server cho các thiết bị di dộng. Chức năng chính của hệ
thống là tích hợp ngữ cảnh người dùng như vị trí, thời gian và thời tiết hiện
tại để hệ thống sẽ đưa ra gợi ý cho riêng người dùng đó với tùy biến cá
nhân về các địa điểm du lịch phù hợp với ngữ cảnh động và ngữ cảnh tĩnh
của người dùng. Kết quả cũng là minh chứng tính khoa học khi lựa chọn và
sử dụng phương pháp CAMF cho các hệ gợi ý dựa trên nhận biết ngữ
cảnh”. (Bùi An Lộc, 2016)

1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1 Cá nhân hoá
Cá nhân hóa là việc sản xuất ra các sản phẩm mang tính thoã mãn cá
nhân người đó, những chi tiết mang dấu ấn cá nhân, riêng biệt. Đây chính
là việc khách hàng mong đợi nhà sản xuất làm ra sản phẩm hiểu họ hơn về
nhu cầu, mong muốn khi họ sở hữu sản phẩm cho riêng mình.
16

Cá nhân hóa rất đa dạng, nhưng nhu cầu của hoạt động này rất rõ
ràng, là những cảm xúc thích hoặc không thích một vài đặc điểm về hình
dáng, kính thước, màu sắc … của sản phẩm đã làm ra sẵn, họ muốn thay
đổi theo sở thích riêng của mình, và yêu cầu người làm ra sản phẩm, yêu
cầu công ty, nhà sản xuất làm theo ý muốn đó thì họ đồng ý mua. Người
mua sản phẩm được tự do cắt ghép, điều chỉnh, đảo trộn để theo ý thích của
mình, sau đó gửi mẫu cho nhà sản xuất, gửi đến tay người làm riêng cho
mình.
Vấn đề cá nhân hoá đã được thế giới nghiên cứu từ lâu. Cụ thể, tác
giả Nicolas Knotzer, Maria Madlberger, đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh Vienna khuyến nghị cần quan tâm đến yếu tố tâm lý, hành động tiêu
dùng của người dùng tuỳ vào mỗi nhóm khách hàng nhắm đến, nên đưa ra
nhiều sự lựa chọn thay thế để họ lựa chọn theo sở thích và phù hợp nhất
(Nicolas Knotzer và Maria Madlberger, 2007). Nhóm tác giả Junyean
Moon, Doren Chadee, Surinder Tikoo, các tác giả thuộc khoa Quản trị
Kinh doanh, trường Kinh tế và Kinh doanh, đại học Hanyang, Ansan, Hàn
Quốc; và thuộc vụ Kinh doanh Quốc tế, trường Thương mại và Kinh
doanh, đại học Auckland, Auckland, New Zealand và thuộc trường Kinh
doanh, đại học Bang New York ở New Paltz, New Paltz, New York đã nêu
tầm quan trọng của sản phẩm ấn tượng, giá cả không ảnh hưởng đến quyết
định của những người muốn mua sản phẩm cá nhân hoá, và sự khác biệt
văn hoá của người tiêu dùng đến việc mua sản phẩm cá nhân hoá (Junyean
Moon et al., 2008), và một số các công trình nghiên cứu về vấn đề cá nhân
hoá khác … chủ yếu nhằm vào thoả mãn, phù hợp với mỗi cá nhân riêng
biệt.

17

1.2.2 Sản phẩm và sản phẩm cá nhân hoá
a. Sản phẩm
Sản phẩm là những hàng hoá, dịch vụ và những thuộc tính nhất định
với những ích dụng cụ thể nhằm thoả mãn những nhu cầu, đòi hỏi của
khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình và
vô hình (Nguyễn Ngọc Long, 2015)
Những nhu cầu cấp thiết, mong muốn và nhu cầu của con người gợi
mở nên sự có mặt của sản phẩm. Sản phẩm là bất cứ những gì có thể đưa ra
thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận, được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa
mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người. Tầm quan trọng của các
sản phẩm vật chất là ở chỗ chúng ta dùng nó để thỏa mãn mong muốn của
chúng ta. Nói cách khác, người ta không mua một sản phẩm, họ mua những
lợi ích mà sản phẩm đó đem lại. Vì thế, các sản phẩm vật chất thực sự là
những công cụ để cung cấp các dịch vụ tạo nên sự thõa mãn hay lợi ích của
con người. Nói một cách khác, chúng là những phương tiện chuyển tải lợi
ích.
Đôi khi sản phẩm còn được sử dụng bằng thuật ngữ khác, như là vật
làm thỏa mãn (satisfier) nguồn (resource) hay sự cống hiến (offer). Sẽ là sai
lầm nếu các nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản
phẩm mà ít quan tâm đến những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại. Nếu như
thế, họ chỉ nghĩ đến việc tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là giải pháp để
giải quyết một nhu cầu. Vì vậy, người bán phải ý thức được rằng công việc
của họ là bán những lợi ích hay dịch vụ chứa đựng trong những sản phẩm
có khả năng thõa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng chứ không
phải bán những đặc tính vật chất của sản phẩm. Sản phẩm càng thỏa mãn
mong muốn càng nhiều càng dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn.
Như vậy có thể kết luận rằng, nhà sản xuất cần xác định những nhóm khách
hàng mà họ muốn bán, và nên cung cấp những sản phẩm làm thỏa mãn
18

được càng nhiều càng tốt các mong muốn của những nhóm này. (Nguyễn
Văn Trãi, 2012)
b. Sản phẩm cá nhân hoá
Sản phẩm cá nhân hóa là những hàng hoá, dịch vụ và những thuộc
tính nhất định với những ích dụng cụ thể được sản xuất, làm ra theo yêu
cầu của một hay một nhóm người để thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi sử
dụng cá nhân. Chính vì thế, sản phẩm cá nhân hoá không sản xuất đại trà
và có số lượng hạn chế. Sản phẩm cá nhân hoá thoả mãn được các mong
muốn, yêu cầu của khách hàng thông qua việc đặt hàng trước khi sản xuất,
khách hàng sẽ liệt kê các yêu cầu về sản phẩm cần đạt được.
Mức độ cá nhân hóa sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thẩm
mỹ, kiến thức và sự sáng tạo của người sở hữu sản phẩm. Đôi khi, những
sáng tạo đó chưa chắc đã mang tính phổ quát rộng rãi trên thị trường của
sản phẩm, thậm chí sản phẩm cá nhân hóa cũng đôi khi đi ngược với xu thế
của thời đại về sản phẩm.
Bên cạnh nhiều ưu điểm thì sản phẩm cá nhân hóa vẫn còn những
điểm hạn chế như: tính phổ biến, việc sản xuất mất khá nhiều thời gian, chi
phí cao, kén người dùng. Những sản phẩm cá nhân hóa nếu dư tồn thì khó
có thể bán cho khách hàng khác, vì nhu cầu của bất kỳ khách hàng nào là
không giống nhau. Trường hợp nhà sản xuất tự hình dung những chi tiết
theo nhu cầu của phần lớn khách hàng để chế tạo và sản xuất ra những sản
phẩm cá nhân hóa thì nhà sản xuất vẫn vấp phải sự không hài lòng, không
chọn mua sản phẩm từ những người không thích sở hữu sản phẩm đó. Như
vậy, sẽ không bao giờ có những sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu của
khách hàng, mà chỉ có sở thích và hứng thú của khách hàng mới là nhân tố
quyết định đến việc thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cá nhân hóa đó.
19

Do vậy, người làm ra sản phẩm, doanh nghiệp, công ty cần phải hiểu
rõ nhu cầu của người mua và dùng sản phẩm một cách thấu hiểu, hiểu rõ
mức độ cá nhân hóa nào quan trọng với họ.
1.2.3 Sở hữu và sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
a. Sở hữu
Sở hữu là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với
người trong việc chiếm dụng của cải. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm
hữu của cải. Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện
theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền
sau: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Chiếm hữu: quyền nắm giữ tài sản,
tiêu sản trong tay; Sử dụng: quyền sử dụng tài sản, tiêu sản theo ý muốn;
Định đoạt: quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp,
phá hủy.
Theo C.Mác và Ăngghen trong Giáo trình kinh tế chính trị Mác
Lênin (dùng cho khối ngành kinh tế và kinh doanh), khái niệm sở hữu là
“Sự chiếm hữu”. Theo đó: Sở hữu là hình thức xã hội – lịch sử nhất định
của sự chiếm hữu, cho nên có thể nói: Sở hữu là phương thức chiếm hữu
mang tính chất lịch sử cụ thể của con người, những đối tượng dùng vào
mục đích sản xuất và phi sản xuất. Sở hữu luôn luôn gắn liền với vật dụng
– đối tượng của sự chiếm hữu. Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vật
dụng, nó còn là quan hệ giữa con người với nhau về vật dụng. (C.Mác và
Ph.Ăngghen, 1993)
Sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập ngày
càng cao, sở hữu về mặt kinh tế ngày càng được thực hiện. Sở hữu luôn
hướng tới lợi ích kinh tế, chính nó là động lực cho hoạt động kinh tế. Sự
vận động, phát triển của quan hệ sở hữu về hình thức, phạm vi mức độ
không phải là sản phẩm của chủ quan mà là do yêu cầu của quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với tính chấtl trình độ của lực lượng sản xuất. Haylà sự

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *