BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Huỳnh An
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA
SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Huỳnh An
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA
SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số
: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết đây chính là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hỗ
trợ của giáo viên hướng dẫn là TS. Trần Thị Quốc Minh. Tất cả các nội dung được
đề cập đến trong trong đề tài này đều trung thực và xác tín, cụ thể: Phần nội dung lý
luận được trích dẫn đầy đủ và có nguồn gốc rõ ràng; Phần kết quả nghiên cứu và số
liệu hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên
cứu nào trước đây.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Hội đồng về kết quả luận
văn nếu phát hiện bất kì sự gian lận nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Huỳnh An
LỜI CẢM ƠN
Tôi vô cùng biết ơn tất cả Quý Thầy Cô, Phòng Sau đại học, tất cả các cá nhân
và tập thể đã hỗ trợ tôi trong từng giai đoạn thực hiện đề tài, vì nếu không có sự giúp
đỡ quý giá đó, cá nhân tôi không thể nào hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Xin
chân thành tri ân Tất cả!
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô và ban quản lí Trường Đại
học Sư phạm, quí thầy cô khoa Tâm lí học cùng các thầy cô Phòng Sau đại học
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong hội đồng chấm đề
cương vì đã hướng dẫn, tạo điều kiện để tôi hoàn thiện đề tài của mình trong bước
đầu đầy bỡ ngỡ. Xin chân thành tri ân Quý thầy cô!
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn sinh viên của Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Công
nghiệp, Trường Đại học Kinh tế – Luật đã dành thời gian quý báu tham gia khảo sát;
Quý Thầy quản lý ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Quý
Thầy Cô bên phòng quản lý sinh viên của trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng đã rất
tận tình giúp đỡ để tôi có thể tiến hành khảo sát với các bạn sinh viên.
Sau cùng, Tôi xin chân thành gởi lời tri ân sâu sắc nhất dành cho giáo viên
hướng dẫn: TS. Trần Thị Quốc Minh. Cô luôn nhắc nhở, chỉ dạy tôi bằng sự nhiệt
tâm của Người thầy yêu trò, mong muốn học trò tốt lên từng ngày. Và trên hết, tôi
vô cùng biết ơn tất cả sự dẫn dắt và hỗ trợ quý báu của Cô trong quá trình hoàn thành
luận văn này. Xin chân thành tri ân Cô!
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………………………………..
1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN
CỦA SINH VIÊN
………………………………………………………………………..
5
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ……………………………………………………………..
5
1.1.1. Trên thế giới
……………………………………………………………………………………..
5
1.1.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………………
9
1.2. Giá trị và định hướng giá trị …………………………………………………………………….
13
1.2.1. Giá trị …………………………………………………………………………………………….
13
1.2.2. Định hướng giá trị
……………………………………………………………………………
21
1.3. Hôn nhân ………………………………………………………………………………………………
26
1.3.1. Khái niệm hôn nhân
…………………………………………………………………………
26
1.3.2. Động cơ của hôn nhân ……………………………………………………………………..
27
1.3.3. Vai trò của hôn nhân
………………………………………………………………………..
29
1.3.4. Đời sống vợ chồng
…………………………………………………………………………..
30
1.3.5. Đặc điểm của đời sống vợ chồng.
………………………………………………………
39
1.3.6. Những yếu tố cần thiết để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân hạnh phúc…………
40
1.4. Sinh viên và hôn nhân của sinh viên …………………………………………………………
40
1.4.1. Sinh viên ………………………………………………………………………………………..
40
1.4.2. Các hoạt động cơ bản của sinh viên …………………………………………………..
41
1.4.3. Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên ………………………………………….
42
1.4.4. Hôn nhân của sinh viên
…………………………………………………………………….
43
1.5. Giá trị hôn nhân và hệ thống giá trị hôn nhân
…………………………………………….
44
1.5.1. Giá trị hôn nhân ………………………………………………………………………………
44
1.5.2. Hệ thống giá trị hôn nhân …………………………………………………………………
45
1.6. Định hướng giá trị hôn nhân và định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên
……
46
1.6.1. Định hướng giá trị hôn nhân ……………………………………………………………..
46
1.6.2. Định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên
………………………………………….
47
1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ………
48
1.7.1. Yếu tố bên trong ……………………………………………………………………………..
49
1.7.2. Yếu tố bên ngoài ……………………………………………………………………………..
50
Tiểu kết chương 1
…………………………………………………………………………………………..
53
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA
SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH.. ………………………………………………………………
54
2.1. Thể thức nghiên cứu
……………………………………………………………………………….
54
2.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………..
54
2.1.2. Mô tả khách thể nghiên cứu
………………………………………………………………
55
2.1.3. Mô tả công cụ nghiên cứu
…………………………………………………………………
60
2.2. Thực trạng định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ở một số trường đại
học tại TP. Hồ Chí Minh ……………………………………………………………………….
63
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về hôn nhân hiện nay ……………………………………
63
2.2.2. Nhận thức của sinh viên ở một số trường đại học tại TP. Hồ Chí
Minh về tầm quan trọng của các giá trị hôn nhân
………………………………..
68
2.2.3. Thái độ của sinh viên đối với các giá trị hôn nhân ……………………………….
78
2.2.4. Hành vi thể hiện các giá trị trong hôn nhân của sinh viên một số
trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh …………………………………………
88
2.2.5. Mối tương quan giữa nhận thức – thái độ – hành vi trong định hướng
giá trị hôn nhân của sinh viên …………………………………………………………
105
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên
…..
106
2.3. Một số biện pháp nâng cao định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên
………..
112
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
………………………………………………………………….
112
2.3.2. Một số biện pháp cụ thể
………………………………………………………………….
116
Tiểu kết chương 2
…………………………………………………………………………………………
120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
………………………………………………………………………
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………………
126
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHGT
: Định hướng giá trị
SV
: Sinh viên
ĐHHB
: Đại học Quốc tế Hồng Bàng
ĐHSP
: Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh
ĐHNV
: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHCN
: Đại học Công Nghiệp
ĐHTN
: Đại học Kinh Tế – Luật
ĐH SG
: Đại học Sài Gòn
ĐLC
: Độ lệch chuẩn
ĐTB
: Điểm trung bình
GT
: Giá trị
Nxb
: Nhà xuất bản
SL
: Số lượng
XH
: Xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại các kiểu tình yêu (taxonomy of love) …………………………………………. 33
Bảng 1.2. Hệ thống các giá trị trong hôn nhân
……………………………………………………………… 45
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
…………………………………………………………………………….. 54
Bảng 2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của phiếu khảo sát
………………………………………… 62
Bảng 2.3. Định nghĩa của sinh viên về hôn nhân …………………………………………………………. 63
Bảng 2.4.
Lựa chọn kiểu hôn nhân của sinh viên
………………………………………………………… 64
Bảng 2.5. Quan điểm của sinh viên về hôn nhân………………………………………………………….. 65
Bảng 2.6. Tâm thế của sinh viên về hôn nhân
………………………………………………………………. 66
Bảng 2.7. Sự khác biệt giữa nam – nữ và Tình trạng cặp đôi của sinh viên (có
người yêu hoặc chưa người yêu) đối với tâm thế của sinh viên về hôn
nhân
…………………………………………………………………………………………………………………. 67
Bảng 2.8. Nhận thức chung về các giá trị hôn nhân …………………………………………………….. 68
Bảng 2.9. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị Đạo đức …………… 69
Bảng 2.10. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị kinh tế ……………… 71
Bảng 2.11. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị pháp luật
………….. 72
Bảng 2.12. Nhận thức về các giá trị hôn nhân xét theo trường học
………………………………. 73
Bảng 2.13. Nhận thức về các giá trị hôn nhân xét theo năm học ………………………………….. 74
Bảng 2.14. Nhận thức về các giá trị hôn nhân xét theo giới tính
…………………………………… 75
Bảng 2.15. Nhận thức về các giá trị hôn nhân xét theo ngành học
……………………………….. 76
Bảng 2.16. Nhận thức về các giá trị hôn nhân xét theo tình trạng ………………………………… 76
Bảng 2.17. Thái độ tích cực và tiêu cực về các giá trị hôn nhân …………………………………… 78
Bảng 2.18. Các nhận định tích cực trong nhón giá trị đạo đức ……………………………………… 79
Bảng 2.19. Các nhận định tiêu cực trong nhóm giá trị đạo đức
…………………………………….. 82
Bảng 2.20. Các nhận định tích cực trong nhóm giá trị kinh tế
………………………………………. 82
Bảng 2.21. Các nhận định tiêu cực trong nhóm giá trị kinh tế
………………………………………. 83
Bảng 2.22. Các nhận định tích cực trong nhóm giá trị pháp luật ………………………………….. 84
Bảng 2.23. Các nhận định tiêu cực trong nhóm giá trị pháp luật ………………………………….. 84
Bảng 2.24. So sánh thái độ đối với các giá trị trong hôn nhân xét theo trường học
…….. 84
Bảng 2.25. So sánh thái độ đối với các giá trị trong hôn nhân xét theo năm học ………… 85
Bảng 2.26. So sánh thái độ đối với các giá trị trong hôn nhân xét theo giới tính ………… 86
Bảng 2.27. So sánh giữa nam và nữ về thái độ đối với một vài nhận định tiêu cực
trong hôn nhân ……………………………………………………………………………………………….. 86
Bảng 2.28. So sánh về thái độ đối với các giá trị trong hôn nhân xét theo ngành học ……. 87
Bảng 2.29. So sánh giữa các tinh trạng có người yêu hay không về thái độ đối với
các giá trị trong hôn nhân
………………………………………………………………………………. 87
Bảng 2.30. Sự lựa chọn các hành vi tích cực trong các tình huống ………………………………. 88
Bảng 2.31. Hành vi liên quan đến các giá trị trong hôn nhân xét theo trường học ……… 93
Bảng 2.32. Hành vi liên quan đến các giá trị trong hôn nhân xét theo năm học
………….. 97
Bảng 2.33. Hành vi liên quan đến các giá trị trong hôn nhân xét theo giới tính ………… 100
Bảng 2.34. Hành vi liên quan đến các giá trị trong hôn nhân xét theo ngành học …….. 101
Bảng 2.35. Hành vi liên quan đến các giá trị trong hôn nhân xét theo ngành học …….. 103
Bảng 2.36. Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi trong ĐHGT hôn nhân
……. 105
Bảng 2.37. Nhận thức chung về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn
nhân
……………………………………………………………………………………………………………….. 106
Bảng 2.38. Các yếu tố ảnh hưởng đến các giá trị hôn nhân ……………………………………………. 107
Bảng 2.39. Mức độ ảnh hưởng đến các giá trị trong hôn nhân xét theo trường học
………. 109
Bảng 2.40. Mức độ ảnh hưởng đến các giá trị trong hôn nhân xét theo năm học ……… 110
Bảng 2.41. Mức độ ảnh hưởng đến các giá trị trong hôn nhân xét theo giới tính
………. 110
Bảng 2.42. Mức độ ảnh hưởng đến các giá trị trong hôn nhân xét theo ngành học
…… 111
Bảng 2.43. Mức độ ảnh hưởng đến các giá trị trong hôn nhân xét theo tình trạng ……. 111
Bảng 2.44. Mong muốn của sinh viên đối với gia đình, nhà trường và XH ………………. 115
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo ngành học ………………………………….
55
Biểu đồ 2.2. Thái độ tích cực và tiêu cực về các giá trị hôn nhân ………………………
78
Biểu đồ 2.3. Nhận thức chung về các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị
hôn nhân ………………………………………………………………………………..
106
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Tình yêu và hôn nhân là lẽ sống của con người, nó cũng cần như cơm ăn,
nước uống, áo mặc, nhà ở…” (Nguyễn Đình Xuân, 1993, tr.133). Quan điểm trên
cho thấy hôn nhân mang tính quy luật tự nhiên của con người. Trai lớn lấy vợ, gái
lớn lấy chồng vốn là điều mà hầu như ai cũng phải trải qua. Vì thế, hôn nhân được
xem là sự kiện trọng đại đánh dấu sự trưởng thành, độc lập của một cá nhân.
Bên cạnh đó, luật hôn nhân gia đình nêu rõ “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi kết hôn”, công báo/số 681 + 682/ ngày 16-7-2014, Luật Hôn Nhân
Gia Đình. Cho nên, hôn nhân còn được biết đến như “một hiện tượng xã hội, trong
đó, hai người khác giới được xã hội thừa nhận sống chung với nhau, gắn bó với
nhau, có trách nhiệm với nhau và cùng có trách nhiệm trước xã hội” (Bùi Ngọc
Oánh, 2006, tr.106).
Như vậy, hôn nhân vừa mang tính chất cá nhân vừa mang tính cộng đồng, xã
hội. Cụ thể hơn, Bác Hồ kính yêu đã nói “Nhiều gia đình mới cộng lại thành xã hội.
Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội
chính là gia đình” (Nguyễn Minh Hòa, 1998, tr.17).
Hôn nhân quan trọng là vậy, nhưng hôn nhân tốt đẹp hay không lại phụ thuộc
rất nhiều vào định hướng giá trị hôn nhân của từng cá nhân. Nghĩa là nó phụ thuộc
vào việc cá nhân đó có những ý nghĩ, những nhận thức, thái độ đối với hôn nhân
như thế nào, từ đó dẫn đến các hành vi định hình nên tình trạng hôn nhân của họ
trong đời sống. Hay nói cách khác đó chính là khuynh hướng lựa chọn, hướng đến
các giá trị trong hôn nhân và thực hiện nó của từng cá nhân.
Ngày nay có các hiện trạng hôn nhân đáng kể của giới trẻ như “Bố/ mẹ đơn
thân”, xu hướng kết hôn muộn, hoặc chọn lối sống độc thân. Hay thực trạng “sống
thử”, quan hệ trước hôn nhân, tự do tình dục, dễ dàng ly hôn… dẫn theo nhiều hệ
lụy không hay cho xã hội, như theo cục thống kê, số vụ ly hôn đã xét xử phân theo
địa phương và phân theo cấp xét xử: ở TP.HCM năm 2016 là 2.125 vụ, tăng hơn
531 vụ so với năm 2013 là 1.594 vụ. Theo số liệu từ bệnh viện Từ Dũ, năm 2016 có
27.154 ca phá thai. Sáu tháng đầu năm 2017 là 14.159 ca trong đó phá thai ở trẻ vị
thành niên hơn 1000 ca. Đây là một thực trạng rất đau lòng và như một tiếng
chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội. Đã đến lúc cần phải tìm hiểu về mối quan hệ giữa
2
giới trẻ và định hướng giá trị hôn nhân của họ ngày nay diễn ra như thê nào.
Đặc biệt là đối với các nam nữ thanh niên sinh viên, họ là những nhân tố tiêu
biểu cho thế hệ trẻ hiện nay. Định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên là rất quan
trọng, bởi vì ngoài nhiệm vụ học tập để trau dồi, phát triển bản thân thì việc chuẩn
bị để “Bắt đầu cuộc sống gia đình, học sống với đối tác hôn nhân” (Grace J.Craig,
Don Baucum, 2004, tr.617) là nhiệm vụ chính yếu thứ hai của lứa tuổi này. Như
vậy, việc chuẩn bị cho đời sống hôn nhân cũng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và căn cốt của lứa tuổi thanh niên sinh viên.
Nghiên cứu về định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên chính là tìm hiểu cơ
sở tâm lý (nhận thức, thái độ, hành vi) mà sinh viên dựa vào đó để hiện thực hóa
cuộc sống hôn nhân sau này của họ. Từ đó có thể dự đoán được “làn sóng” hôn
nhân trong xã hội tương lai và có những tác động đúng đắn để kịp thời điều chỉnh,
cải thiện chất lượng hôn nhân của giới trẻ, cũng như hạn chế tất cả những hệ lụy từ
thực trạng trong hôn nhân trong xã hội hiện nay.
Đây chính là việc làm hết sức cấp thiết trong giai đoạn này của xã hội. Vì nó
góp phần cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, nó đóng góp cho
sự khỏe mạnh của từng gia đình, từng tế bào của xã hội. Hay nói cách khác, nó góp
phần cho sự phát triển lành mạnh của nước nhà, cải thiện chất lượng cuộc sống của
mỗi công dân.
Những đề tài định hướng giá trị về tình yêu, hôn nhân, gia đình đã được nhiều
tác giả trước đây tiến hành nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau, như: nữ
giảng viên đại học, các vợ chồng trẻ ở nông thôn, thanh thiếu niên, sinh viên,…
nhưng vẫn còn bị hạn chế bởi khu vực “giới hạn nghiên cứu” ở tỉnh, địa phương,
hoặc chỉ dừng lại ở “tình yêu” chứ chưa đi sâu vào đời sống hôn nhân của sinh viên
tại TP. HCM.
Những thực trạng trên đã thúc đẩy người viết chọn nghiên cứu về “Định
hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM”
cho đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Vì, nó vừa mang tính cấp thiết của đời sống xã
hội, nó vừa đáp ứng được nhu cầu mở rộng nghiên cứu định hướng giá trị hôn nhân
của khách thể là sinh viên hiện nay tại TP. HCM.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ở một số trường
3
đại học tại TP.HCM nhằm làm rõ xu hướng lựa chọn các giá trị hôn nhân của sinh
viên thông qua các yếu tố tâm lý cơ bản là: nhận thức, thái độ, hành vi. Và những
yếu tố ảnh hưởng đến nó. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tác động
đúng đắn đến định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ở một số trường đại học tại
TP.HCM
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu định hướng giá trị hôn nhân theo hướng tiếp
cận tâm lý học giá trị. Thông qua các chỉ báo về nhận thức, thái độ, hành vi đối với
các giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị pháp luật trong hôn nhân, được cụ thể hóa
từ những khía cạnh chính yếu của hôn nhân như tình yêu vợ chồng, các chức năng
gia đình, luật hôn nhân gia đình.
4.2. Giới hạn về khách thể
Sinh viên (sv) năm thứ nhất và sv năm cuối tại 6 trường đại học: ĐH. Sư Phạm
TP. HCM, ĐH. Quốc Tế Hồng Bàng, ĐH. KHXH&Nhân Văn, ĐH Công Nghiệp
TP. HCM, ĐH. Sài Gòn, ĐH. Kinh tế – Luật.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên.
5.2. Khảo sát thực trạng định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ở một số
trường đại học tại TP.HCM và một số yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn
nhân của sinh viên.
5.3. Đưa ra một số biện pháp nhằm tác động đúng đắn đến định hướng giá trị
hôn nhân của sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM.
6. Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Đa số sinh viên tại TP.HCM đều có định hướng giá trị hôn nhân đúng đắn.
Các sinh viên biết chọn lọc hài hòa giữa các giá trị đạo đức, kinh tế và chính trị-
pháp luật, nhưng giá trị đạo đức vẫn được ưu tiên quan tâm hơn các giá trị khác.
4
6.2. Có sự khác biệt trong nhận thức, thái độ, hành vi về các giá trị hôn nhân
của sinh viên theo trường, nhóm ngành tự nhiên và xã hội, giới tính và năm học.
6.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên,
trong đó yếu tố bên trong (yếu tố cá nhân) ảnh hưởng mạnh nhất.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Tập hợp, thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan đến
định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM.
Cách tiến hành: Thu thập các tài liệu, học thuyết, bài viết, công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan đến giá trị, định hướng giá trị trong tình yêu,
hôn nhân, gia đình sau đó phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nhằm xây dựng cơ sở
lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Mục đích: Thu thập ý kiến về định hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ở một
số trường đại học tại TP.HCM.
Cách tiến hành: Phát phiếu thăm dò, sau đó phân tích đánh giá và hoàn thiện
thành bảng hỏi để khảo sát trên diện rộng.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Tăng thêm độ tin cậy và những điểm cần được làm rõ hơn bằng bảng hỏi.
Cách tiến hành: Phỏng vấn vài cá nhân có tham gia khảo sát bằng bảng hỏi.
7.3 Phương pháp thống kê toán học.
Mục đích: Xử lý số liệu thu thập được để phục vụ cho việc chứng minh giả
thuyết và biện luận kết quả nghiên cứu.
Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS nhằm xử lí số liệu thu thập
được.
5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA
SINH VIÊN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những vấn đề liên quan đến giá trị, định hướng giá trị, hôn nhân và
định hướng giá trị hôn nhân ở nước ngoài và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Thuật ngữ giá trị đã được C. Mác nhắc đến như sau: “loài người đã có quan
niệm về giá trị từ 5.000 – 7.000 năm trước, từ khi có trao đổi thực phẩm, hàng mỹ
nghệ thủ công, khoáng sản…” (Phạm Minh Hạc, 2015, tr.13). Thật vậy, giá trị được
con người biết đến từ khi có sự nhìn nhận đơn sơ nhất về giá trị của các nhu yếu
phẩm, cho đến nửa sau thế kỷ XIX giá trị được nhìn nhận như một ngành học
chuyên biệt và phát triển mạnh từ đấy. Đỉnh điểm là đầu thế kỷ XX thì giá trị học
được nâng lên thành một ngành khoa học độc lập, được nghiên cứu nghiêm túc hẳn
hoi. Nói như vậy để thấy rằng, sự nghiên cứu về giá trị luôn phát triển song hành
cùng chiều dài lịch sử loài người và nó cũng cho thấy tính đa dạng, phức tạp và
phong phú của thuật ngữ “giá trị”.
Đặt nền móng cho sự hình thành của khoa học về giá trị thì phải nhắc đến
những tên tuổi nổi bậc như: F. Brentano (1838-1917), Mo (1873-1958), S. Hátman
(1910-1973),… trong đó có A. Meinong (1853-1920) với tác phẩm “Nghiên cứu
tâm lý học – Đạo đức học trong lý thuyết về giá trị” được công bố vào năm1894,
với tác phẩm này ông đã đưa giá trị vào những nội dung đạo đức và ông đã xây
dựng nên một hệ thống tri thức khoa học vững chắc về giá trị vào thời bấy giờ.
Đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX thì Selơ (1874-1928) là người đầu tiên
đưa ra khái niệm giá trị bản thân (self value) trong tác phẩm Con người và giá trị
bản thân, cũng như ông đã chỉ ra những cách phân loại giá trị cụ thể. Vào năm
1939, J. Dewey (1859-1952) cho ra đời tác phẩm Lý thuyết về giá trị và nhiều lý
thuyết khác như: thuyết hệ quả, thuyết triết học hành dụng, thuyết công cụ,…). Đầu
thế kỷ XXI cho đến nay có một số tác giả nổi bậc như Robert S. Hartman (1910-
1973), S.W. Morit (1903-1979), Robert Ginsberg, Marcos Gojman,…
6
Những thành quả trên đã giúp thế hệ sau này được kế thừa, phát triển và vận
dụng vào thực tiễn, mang lại lợi ích vô cùng thiết thực cho cuộc sống. Năm 1988,
Unesco đã phát hành tập tài liệu nghiên cứu về hệ thống cấu trúc của giá trị, hình
thành bộ công cụ đo đạc, kiểm chứng giá trị, giúp cho những công trình nghiên cứu
giá trị đúng hướng.
Trong tâm lí học Xô Viết, các nhà tâm lí học chủ yếu tìm hiểu về định hướng
giá trị dưới khía cạnh xu hướng nhân cách. Xu hướng nhân cách này được phân tích
theo nhiều cách khác nhau như “Động cơ tạo ý” (Leonchev), “Xu thế năng động”
(Rubinstein), “Quan hệ chiếm ưu thế” (Miaxishev), “Tổ chức cơ động các sức mạnh
bản chất của con người” (Pranghishvili) hay “Xu hướng sống cơ bản” (Ananhev)
nhưng những quan điểm này đều được xây dựng dựa trên nền tảng chung là phương
pháp luận Mác-xít; các nhà tâm lí học Xô Viết cho rằng “xu hướng là đặc điểm chủ
đạo của nhân cách” (B.Ph.Lomov, 2000, tr.466).
Một số nước trên thế giới như: Đức, Pháp, Anh,… đã dựa vào định hướng giá
trị để “phân luồng”, “phân ban” học sinh giúp các em chọn trường, chọn nghề đúng
đắn phù hợp với bản thân. Không những thế, định hướng giá trị còn được khảo sát
thực tiễn một cách rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới cho nhiều khách thể khác
nhau tùy theo tính chất cũng như yêu cầu của nghiên cứu, để có thể đưa ra những
kết luận khoa học cũng như những dự đoán cần thiết để phục vụ cho đời sống. Điển
hình như: Mĩ, Nhật, Trung Quốc, Indonesia, Nauy đã tiến hành điều tra trên đối
tượng là sinh viên tại các trường đại học để tìm hiểu về cách sống của họ. (Phạm
Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, 2012, tr. 37)
Thời gian sau này, nhiều nước trên thế giới đã vận dụng những nền tảng
nghiên cứu, học thuật khổng lồ về giá trị vào thực tiễn xây dựng lối sống, đạo đức
và chuẩn giá trị xã hội cho quốc gia của họ, bao gồm: Canada, Ba Lan, Ấn Độ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,… nhằm đem lại sự thống nhất về tư tưởng, hành
động cho toàn dân, đưa quốc gia họ phát triển an toàn, đúng đắn. Điển hình, ở Thái
Lan vào những năm 1970 đã công bố những giá trị cơ bản cho toàn dân như sau “Tự
học, siêng năng có tinh thần trách nhiệm; biết chi tiêu khéo léo và tiết kiệm; làm
theo lời dạy bảo của tôn giáo; tuân thủ pháp luật; yêu nước, yêu tôn giáo và Nhà
7
Vua” (Huỳnh Khái Vinh, 2001, tr.185).
Như vậy, có thể thấy rằng thuật ngữ “giá trị” và “định hướng giá trị” hoàn toàn
không hề xa lạ đối với các nhà khoa học nói riêng và các quốc gia trên toàn thế giới
nói chung. Đặc biệt trong các lĩnh vực có liên hệ chặt chẽ với giá trị học như tâm lý
học và giáo dục học thì “giá trị” và “định hướng giá trị” càng phát huy giá trị của
chúng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
Tình yêu hôn nhân của nhân loại là một mảng chủ đề bao la, rộng lớn và có
lịch sử còn lâu đời hơn cả thuật ngữ “giá trị” và “định hướng giá trị”. Có thể nói,
tình yêu hôn nhân luôn là đề tài muôn thưở của mọi lĩnh vực trong đời sống. Từ thơ
ca, văn chương nghệ thuật đến các ngành khoa học đều lấy chủ đề này để làm đối
tượng cho sự sáng tạo.
Ngành khoa học về tâm lý cũng không ngoại lệ, từ trước đến nay đã có vô số
những nghiên cứu, những thực nghiệm về mảng chủ đề rộng lớn này, sau đây là một
vài thực nghiệm và lý thuyết về tình yêu hôn nhân trong vô vàn những nghiên cứu
về hôn nhân trên khắp thế giới.
Tác giả Blood (1967) đã tiến hành thực nghiệm về sự tiến triển của liên hệ vợ
chồng. Thực nghiệm cho thấy rằng trong tình yêu vợ chồng nếu “những liên hệ tình
yêu, tình dục và giao tiếp kém đi thì những liên hệ vợ chồng sẽ trở nên hời hợt”
(Trần Thị Minh Đức, 2008, tr.132).
Công trình của các nhà nghiên cứu Lois Verbrugge và James House từ đại học
Michigan chỉ ra rằng những cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể làm tăng khả
năng nhiễm bệnh của một người lên đến 35% và có thể giảm trung bình 4 năm tuổi
thọ (John M. Gottman, Nan Silver, 2016, tr.10).
Nghiên cứu về thái độ của những người đang yêu được thực hiện bởi tác giả
Hendrrick (1988) đã nhận thấy rằng “những người đang yêu có thái độ về tình yêu
khác với những người đang không có tình yêu” và “những người đang yêu có thể
chia sẻ lòng vị tha hơn đối với bạn mình” (Trần Thị Minh Đức, 2008, tr.132).
Byrne (1961) đã chứng minh rằng con người có xu hướng thích những người
giống mình. Thực nghiệm cho thấy “Chúng ta có khuynh hướng thích những người
giống mình về thái độ và ý kiến, quan niệm và sở thích” và “con người thường có
8
xu hướng cưới người có cùng địa vị, cùng chủng tộc hay trình độ giáo dục giống
mình” (Trần Thị Minh Đức, 2008, tr. 153).
Nhà tâm lý học thuộc đại học Texas, David Buss đã tiến hành nghiên cứu về
những lợi ích của ghen tuông. Ông kết luận rằng “ghen tuông ở chừng mực nhất
định sẽ mang lại ít nhất ba lợi ích: giúp tổ tiên của chúng ta dđảm bảo được thế hệ
sau là “của mình”, giúp tình cảm gắn bó hơn, và giúp định hướng tính cách cho trẻ”.
Theo ông “ghen tuông là một dạng tình cảm giúp con người dò tìm, nhận biết và
ngăn cản sự không chung thủy” (Trần Thị Minh Đức, 2008, tr.137).
Nhà trị liệu về cặp đôi, hôn nhân hàng đầu tại Mỹ hiện nay là John M.
Gottman, ông vừa trị liệu vừa tiến hành nghiên cứu trên 700 cặp vợ chồng, từ những
cặp vợ chồng mới cưới cho đến đang có con nhỏ, hay thậm chí là đã sống một
quãng thời gian dài vài chục năm với nhau. Ông đã đúc kết ra 7 nền tảng (yếu tố)
không thể thiếu giữa hai vợ chồng nếu muốn duy trì và phát triển cuộc hôn nhân
được bền vững và hạnh phúc.
Gary Chapman người sáng lập ra tập đoàn tư vấn hôn nhân và đời sống gia
đình có trụ sở tại Mỹ, cũng đã đưa ra lý thuyết “Năm ngôn ngữ tình yêu” để giúp
cho các cặp vợ chồng hiểu về cách trao đi và đón nhận tình yêu thương phù hợp với
mong đợi của bạn đời. Điều này cũng có nghĩa là giúp cho các cặp đôi hiểu biết về
nhau, yêu thương và gắn bó với nhau bền chặt hơn.
Một học thuyết có thể gọi là kinh điển khi nhắc đến tình yêu hôn nhân đó
chính là học thuyết về “Tam giác tình yêu” của Robert Sternberg. Với học thuyết
này ông đã chỉ ra ba thành tố chính để cấu thành nên một tình yêu toàn vẹn, đó là:
thân mật (hiểu), hấp lực thể xác (sex) và cam kết (trách nhiệm). Và cũng dựa trên ba
yếu tố này, ông cũng đã phân định ra những kiểu tình yêu khác nhau mà người ta
thường gặp phải trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn một khối lượng đáng kể những công trình nghiên cứu về hôn
nhân cũng như rất nhiều những tác giả, tâm lý gia có những đóng góp nổi bật cho
chủ đề muôn thưở này của loài người. Nhưng trong khuôn khổ đề tài, người viết chỉ
xin ghi nhận vài nghiên cứu và học thuyết điển hình để đóng góp vào phần lịch sử
nghiên cứu về hôn nhân trên thế giới.
9
1.1.2. Tại Việt Nam
Những chủ đề liên quan đến giá trị, định hướng giá trị không những là các
đề tài được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều trên thế giới vào những năm cuối thế
kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, mà ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Riêng ở nước ta,
cuộc điều tra giá trị đầu tiên được diễn ra vào đầu những năm 1990 trong chương
trình khoa học công nghệ nhà nước KX07, sau đó có thêm cuộc điều tra giá trị xã
hội KX.05.07 vào những năm đầu thế kỷ XXI và thêm 11 cuộc điều tra giá trị nhân
cách khác, điển hình như sau:
Từ năm 1991 – 1995 tiến hành chương trình KX.07: “Con người – mục tiêu
và động lực phát triển kinh tế – xã hội” do giáo sư Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm.
Trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.07 có hai đề tài
nghiên cứu giá trị nhân cách và giá trị xã hội đã được trình bày, đó là: Định hướng
giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, KX.07.04 của Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn
Thạc, Mạc Văn Trang và Nghiên cứu con người Việt Nam trong kinh tế thị trường:
các quan điểm và phương pháp tiếp cận, KX.07 của Thái Duy Tuyên (Phạm Minh
Hạc, Thái Duy Tuyên, 2011, tr.18).
Vào đầu những năm 2000, đại học Glasgow, Scotland hợp tác với Viện nghiên
cứu con người thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam đã tiến hành một cuộc điều tra
giá trị ở Việt Nam theo yêu cầu của nhà trường. Tiếp đó là Cuộc điều tra giá trị ở
các nước Đông Nam Á được chuẩn bị vào năm 2004 và tiến hành triển khai từ 2005
– 2006 ở Việt Nam (Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, 2011, tr.19).
Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.05: “Xây dựng văn hóa – phát triển
con người phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa” có đề tài KX.05-07: “Nghiên
cứu con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế
thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế” tiến hành điều tra giá trị xã hội theo thiết kế
của đề tài và điều tra giá trị nhân cách theo mẫu nghiên cứu nhân cách mới gọi là
NEO-PIR (Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, 2011, tr.20).
Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm có thể nói là điển hình, đặc trưng khi nói
đến giá trị, định hướng giá trị ở Việt Nam, như: Giá trị tinh thần truyển thống của
Dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu, Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam (với
10
tâm lý học và giáo dục học) của Phạm Minh Hạc; Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức
nhân văn của Hà Nhật Thăng; Một số vấn đề về lịch sử, đạo đức, chuẩn giá trị xã
hội của Huỳnh Khái Vinh, Định hướng giá trị của sinh viên-con em cán bộ khoa
học của Vũ Hào Quang,…
Ngoài ra còn có khá nhiều những công trình nghiên cứu cho luận văn, luận án
được chọn lọc theo đề tài định hướng giá trị, như: luận án tiến sĩ “Định hướng giá
trị văn hóa của học viên đào tạo sĩ quan trong các trường quân đội” của tác giả
Nguyễn Vương Bình, luận văn thạc sĩ “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh
viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh” của
tác giả Trần Thị Dương Liễu, luận văn thạc sĩ “Thực trạng định hướng giá trị đạo
đức của sinh viên Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Anh, luận văn
thạc sĩ “Định hướng nghề của sinh viên ngành Tâm lý học trường ĐH Sư Phạm TP.
Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Thị Thúy Hằng,… Và rất nhiều những bài viết, bài
báo cáo về các nghiên cứu định hướng giá trị được đăng trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành.
Những điều trên cho thấy, Việt Nam ta đã tiếp thu, kế thừa và phát triển giá trị
học hết sức nghiêm túc và mang tính ứng dụng cao nhất là trong lĩnh vực giáo dục,
xã hội, tâm lý,… Từ những cánh chim đầu đàn như: Trần Văn Giàu, Phạm Minh
Hạc, Hà Nhật Thăng,… cho đến những nhà nghiên cứu và các tác giả sau này vẫn
luôn trân trọng và phát huy việc nghiên cứu về giá trị. Điều này đã chứng minh
được tầm quan trọng của việc nghiên cứu “giá trị” và “định hướng giá trị” trong
thực tiễn cuộc sống.
Nói đến Hôn nhân và định hướng giá trị hôn nhân tại Việt Nam thì phải kể
đến những tác giả và công trình nghiên cứu của họ sau đây:
Tác giả Nguyễn Minh Hòa là người đã dành suốt 12 năm liên tục từ 1986 đến
1998 để tập trung nghiên cứu về hôn nhân và gia đình Việt Nam, chủ yếu là ở thành
phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, công trình nghiên cứu “Nhận diện và dự báo về hôn
nhân và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ năm 1995-1998 đã
mang lại tiếng vang lớn giúp ông nhận được hai giải thưởng lớn từ Ủy Ban Dân Số
và kế hoạch hóa gia đình Quốc gia và hội nhà báo Việt Nam.
11
Nghiên cứu này không những đã cho thấy được tổng quan hết sức thiết thực về
hôn nhân gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế thị trường nước
nhà, mà còn dự báo được rất chuẩn xác những sự thay đổi, những xu hướng trong
tương lai của hôn nhân gia đình người Việt ta, cụ thể như: “kiểu gia đình đơn chiếm
ưu thế hơn, kết cấu gia đình lỏng lẻo hơn, các vụ ly hôn sẽ tăng nhanh, nam-nữ
thanh niên sẽ kết hôn muộn, các yếu tố hòa hợp về tinh thần và học vấn sẽ được đề
cao trong hôn nhân, xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ gia tăng,…”.
Phạm Minh Hạc và Thái Duy Tuyên đã thực hiện công trình nghiên cứu về
“Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập”. Công trình
này đã dành hẳn một chương để tìm hiểu về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Những
nhận định về hôn nhân gia đình, những quan niệm về tình yêu, những tiêu chuẩn lựa
chọn bạn trai – bạn gái, những hiểu biết để giúp quan hệ vợ chồng được tốt đẹp,
những vấn đề liên quan đến con cái, cha mẹ, ông bà,… đều được nêu ra và làm sáng
tỏ qua những cuộc khảo sát.
Năm 2009, theo Quyết định số 94/2008/QĐ-TT ban hành ngày 10 tháng 7 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ, nước ta đã làm cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở
với quy mô trên toàn quốc, đây cũng là cuộc tổng điều tra lần thứ tư kể từ sau khi
đất nước thống nhất vào năm 1975. Ngoài những thông tin đặc thù về dân số, cuộc
điều tra này cũng đã cho thấy hiện trạng về hôn nhân ở nước ta hiện nay như: cơ cấu
tình trạng hôn nhân, tuổi kết hôn lần đầu trung bình hiện nay, tình trạng kết hôn
sớm, kết hôn muộn, tình trạng ly hôn, ly thân,… Cuộc tổng điều tra này đã cho thấy
đầy đủ bức tranh toàn cảnh về những đặc thù, cũng như những hiện trạng và dự báo
cho hôn nhân ở nước ta trong tương lai.
Tác giả Dương Thị Minh tìm hiểu về “Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ
nữ trong giai đoạn hiện nay”. Trong tài liệu này, tác giả nêu ra cụ thể những đóng
góp quý báu của phụ nữ trong việc tạo ra và hoàn thiện các chức năng gia đình,
như: thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình, thực hiện chức
năng giáo dục của gia đình, thực hiện chức năng kinh tế, thực hiện chức năng thỏa
mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm của gia đình,… và những đặc điểm nổi bật của gia
đình Việt Nam nói chung.
12
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những tài liệu mang đầy tính khoa học tâm lý về
hôn nhân gia đình đáng kể như: Tâm lý học tình yêu và gia đình của tác giả Nguyễn
Đình Xuân, Tâm lý học giới tính và Giáo dục giới tính của tác giả Bùi Ngọc Oánh,
Văn hóa tâm lý gia đình của Vũ Hiếu Dân – Ngân Hà,… Có thể nói, những nghiên
cứu, tài liệu về hôn nhân gia đình của tất cả tác giả trên là nguồn tài liệu vô cùng
quý giá cho những ai đang tìm tòi và nghiên cứu về hôn nhân gia đình ở Việt Nam.
Riêng về mảng đề tài “định hướng giá trị trong tình yêu, hôn nhân và gia
đình”, từ trước đến nay đã có không ít tác giả tiến hành nghiên cứu trên nhiều đối
tượng khách thể như: vị thành niên, thanh thiếu niên, sinh viên, các nữ giảng viên
đại học,… Có thể kể đến một vài đề tài cụ thể như sau:
Tác giả Hà Thị Minh Khương đã viết bài báo khoa học về “Thanh thiếu niên
và các giá trị về tình yêu, hôn nhân và cách ứng xử trong cuộc sống” được đăng trên
tạp chí khoa học Nghiên cứu Gia đình và Giới số 3-2010. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy rằng những giá trị truyền thống như: dù chồng thành công hay thất bại phụ
nữ vẫn nên sát cánh bên chồng, phụ nữ không nên tỏ tình trước,… vẫn còn được
thanh thiếu niên coi trọng và có những giá trị mới trong tình yêu hôn nhân đang
được định hình và phát triển.
Gần đây, có nghiên cứu về “Định hướng giá trị trong tình yêu – hôn nhân và
gia đình của sinh viên Đại học Cần Thơ” của tác giả Trần Thị Phụng và Nguyễn
Ngọc Lẹ. Nghiên cứu đã đo được nhiều khía cạnh trong tâm tư tình cảm của sinh
viên về tình yêu, hôn nhân, gia đình như: những quan niệm về tình yêu, quan điểm
về việc sống thử, thời điểm dự định kết hôn, các yếu tố đảm bảo hạnh phúc gia đình,
những phẩm chất đạo đức và tính cách mà sv mong muốn người bạn đời trong
tương lai có được,… và cũng chỉ ra rằng phần lớn sinh viên mong muốn và xem
trọng tình yêu chân thật đến từ hai phía, coi đó như nguồn động lực lớn để học tập
phát triển bản thân. Tuy nhiên, vẫn có một số ít sinh viên quan niệm rằng tình yêu
ngày nay cần phải có vật chất, bị chi phối bởi vật chất, sự hào nhoáng bên ngoài.
Nhìn chung, nghiên cứu này mang tính thực tiễn và giá trị cao, tuy nhiên khách thể
nghiên cứu vẫn còn nằm trong phạm vi của một đơn vị riêng lẻ, chưa có tính phổ
quát cao.
13
Cũng gần thời điểm trên, tác giả Lê Nguyễn Anh Như chọn “Định hướng giá
trị trong tình yêu của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Nghiên cứu đi sâu vào nhận
thức, thái độ, hành vi của sinh viên về ba yếu tố chính cấu thành nên tình yêu, dựa
trên học thuyết Tam giác tình yêu của Robert Sternberg, từ đó tìm hiểu về định
hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên tại các trường đại học ở thành phố Hồ Chí
Minh.
Trong đề tài này, tác giả đã nêu ra được những quan điểm rất gần gũi với thực
tế đời sống của sinh viên như: những mong muốn về tình dục, những tâm tư tình
cảm, mong muốn về trình độ học vấn, mong muốn về đạo đức của người yêu,… và
nghiên cứu cũng chỉ ra được định hướng giá trị tình yêu của sinh viên diễn ra theo
hướng tích cực và thống nhất giữa ba yếu tố chính trong tình yêu, tuy nhiên mối
tương quan giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên lại rất thấp.
Nhưng do phạm vi giới hạn của của đề tài chỉ nghiên cứu về tình yêu. Nên hiện nay,
vẫn còn một mảng chủ đề rất lớn, đó là về hôn nhân vẫn chưa được đề cập đến.
Kế thừa và mở rộng từ những đề tài nghiên cứu trên, người viết chọn “Định
hướng giá trị hôn nhân của sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài này vừa mang
yếu tố kế thừa, phát huy, vừa xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn về hiện trạng hôn
nhân ở nước ta, đặc biệt là đối với các bạn trẻ ngày nay.
1.2. Giá trị và định hướng giá trị
1.2.1. Giá trị
a. Khái niệm giá trị
Khởi nguồn của từ “giá trị” là AXIA một từ gốc Hy Lạp (Vũ Hào Quang,
2000, tr.17) và bản thân của giá trị là một khái niệm rộng lớn, có rất nhiều quan
điểm khác nhau về giá trị. Trên những phương diện khác nhau như kinh tế học, xã
hội học, đạo đức học, hay trên những giai tầng khác nhau, những nhận thức khác
nhau… sẽ cho ra nhiều cách hiểu khác nhau về giá trị. Nhưng nhìn chung, giá trị
thường được đặt vào mối quan hệ giữa con người và hiện thực khách quan. Trong
khuôn khổ của nghiên cứu này, người viết lần lượt tìm hiểu khái niệm giá trị thông
14
qua: nguồn các từ điển; theo cái nhìn của các nhà khoa học trong và ngoài nước;
dưới quan điểm của các ngành khoa học.
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cho rằng “giá trị là cái làm
cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó” (Hoàng Phê,
2018, tr. 487).
Từ điển Hán Việt (Nxb ĐH Quốc Gia TP.HCM ), giá trị có hai nghĩa “1. Có
ích lợi về một mặt nào đó, 2. Tác dụng, hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất
định” (Lê Hữu Thảo, Trần Văn Nam,2002, tr. 172).
Theo Từ điển Tâm Lí Học, GT là những gì có ích, có ý nghĩa của sự vật, hiện
tượng tự nhiên hay XH, có khả năng thỏa mãn nhu cầu và phục vụ lợi ích của con
người. Các sự vật hiện tượng được nhìn nhận dưới góc độ có ý nghĩa hay không có
ý nghĩa, có ý nghĩa tích cực hay không tích cực đối với đời sống XH. Người ta phân
loại GT theo nhiều cách khác nhau. GT thiên nhiên (môi trường sống, tài
nguyên…), GT văn hóa lịch sử (thiết chế giáo dục, y tế, công trình kiến trúc, tác
phẩm văn học nghệ thuật), GT tinh thần (tư tưởng, lí tưởng, niềm tin, quan niệm…),
GT vật chất, GT XH (dân chủ, công bằng, tự do…), GT nhận thức, GT đạo đức, GT
thẩm mỹ… (Vũ Dũng, 2008, tr. 209).
Tựu chung lại, mỗi từ điển cho ra một khái niệm giá trị khác nhau nhưng đều
có điểm chung là giá trị mang tính ích lợi, có ý nghĩa.
Các tác giả như V.Diltei, O.Spengler, A.Tombi, P.Sookin, M.Veber theo chủ
nghĩa tương đối luận về lịch sử – văn hóa cho rằng “giá trị là những chuẩn mực và
phương thức tồn tại của sự vật có ý nghĩa đối với chủ thể”. (Huỳnh Khái Vinh,
2001, tr.113-114).
Theo Linton thì giá trị “là tất cả những yếu tố tồn tại chung trong một loại tình
huống, gợi lên những phản ứng bên trong của cá nhân”. (Phạm Minh Hạc, Thái Duy
Tuyên, 2011, tr.38).
Joseph H. Fichter, nhà xã hội học người Mĩ cho rằng giá trị là “tất cả cái gì có
ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc XH đều có một GT”
(Vũ Hào Quang, 2000, tr.25).