10948_Stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP.HCM

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Vân

STRESS CỦA NGƯỜI LÀM CAN THIỆP
TÂM LÍ Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM CAN THIỆP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đỗ Thị Vân

STRESS CỦA NGƯỜI LÀM CAN THIỆP
TÂM LÍ Ở MỘT SỐ TRUNG TÂM CAN THIỆP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số : 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ XUÂN ĐIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Stress của người làm can thiệp tâm
lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh” dưới sự hướng
dẫn của TS. Ngô Xuân Điệp là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ một nghiên cứu
nào khác.

Tác giả

Đỗ Thị Vân

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Khoa Tâm lý
học của Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Phòng Sau Đại học, các đồng nghiệp
cùng công tác tại Công ty cổ phần đầu tư giáo dục và đào tạo quốc tế Rồng
Việt, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy TS. Ngô Xuân Điệp,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng
do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các
thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên
môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Vân

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………..
1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI …………………………………………
7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
………………………………………………………………..
7
1.1.1.
Những công trình nghiên cứu về stress trên thế giới
………………….. 7
1.1.2.
Những công trình nghiên cứu về stress ở Việt Nam ………………….
11
1.2. Những lý luận chung về stress và stress của người làm can thiệp
tâm lý ………………………………………………………………………………………….
17
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ……………………………………………………
17
1.2.2. Các mức độ stress ……………………………………………………………
24
1.2.3. Những biểu hiện về stress nói chung và những biểu hiện về
stress của người làm can thiệp tâm lý ……………………………………
25
1.2.4. Những nguyên nhân gây ra stress nói chung và nguyên nhân gây
ra stress đối với người làm can thiệp tâm lý ……………………………
27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………
31
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
STRESS CỦA NGƯỜI LÀM CAN THIỆP TÂM LÝ
……….
34
2.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu
………………………………………………..
34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………..
36
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ……………………………………….
36

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
………………………………….
36
2.2.3. Phương pháp thống kê toán học …………………………………………..
44
2.2.4. Phương pháp chọn mẫu
……………………………………………………..
45
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ………………………………………………………..
45
2.3.1. Độ tin cậy của thang đo …………………………………………………….
45
2.3.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu …………………………………………..
46
2.3.3. Mức độ stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung
tâm can thiệp tại Tp. Hồ Chí Minh ……………………………………….
48
2.3.4. Thực trạng biểu hiện stress của người làm can thiệp tâm lý ở
một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ………………………………
50
2.3.5. Nguyên nhân stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số
Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ………………………………………..
61
2.3.6. Cách ứng phó với stress của NLCTTL
…………………………………..
75
2.3.7. Kết quả nghiên cứu của phương pháp quan sát ………………………..
79
2.3.8. Kết quả nghiên cứu trường hợp NLCTTL bị stress …………………..
80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
……………………………………………………………..
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………………..
96
PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
TP.HCM
NXBKHXH
NLCTTL
RTX
TX
TT
HK
KC
ĐLC
%
SL
f
Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Người làm can thiệp tâm lý
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không có
Độ lệch chuẩn
Tỉ lệ phần trăm
Số lượng
Tần số

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cách tính điểm thang DASS ……………………………………………….
40
Bảng 2.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu …………………………………….
46
Bảng 2.3. Mức độ stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số
Trung tâm can thiệp tại TP. HCM
………………………………………..
49
Bảng 2.4. Điểm trung bình các mặt biểu hiện stress của NLCTTL …………
52
Bảng 2.5. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt cơ thể của người làm can
thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ………..
52
Bảng 2.6. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt cảm cúc của người làm can
thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ………..
55
Bảng 2.7. Tương quan giữa mức độ stress với biểu hiện stress về mặt
cảm xúc của NLCTTL
………………………………………………………..
58
Bảng 2.8. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt hành vi của người làm can
thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ………..
58
Bảng 2.9. Thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây ra stress ………………….
62
Bảng 2.10. Thứ bậc nguyên nhân trong công việc ………………………………….
63
Bảng 2.11. Thứ bậc nguyên nhân từ mối quan hệ nơi làm việc ………………..
66
Bảng 2.12. Thứ bậc nguyên nhân gây ra stress từ mối quan hệ với
đồng nghiệp ………………………………………………………………………
68
Bảng 2.13. Thứ bậc nguyên nhân gây ra stress từ mối quan hệ với trẻ
và người nhà của trẻ …………………………………………………………..
70
Bảng 2.14. Tương quan giữa mức độ stress của NLCTTL với việc phải
đối phó với những trẻ tăng động ………………………………………….
72
Bảng 2.15. Thứ bậc nguyên nhân gấy stress từ bên ngoài cơ quan
……………
73
Bảng 2.16. Thứ bậc nguyên nhân gây ra stress từ môi trường tại nơi
làm việc ……………………………………………………………………………
74
Bảng 2.17. Thứ bậc những cách ứng phó với stress của NLCTTL ở một
số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM ……………………………………
75

Bảng 2.18. Tương quan giữa mức độ stress của NLCTTL với việc biết
cách ứng phó với stress ………………………………………………………
79
Bảng 2.19. Một số biểu hiện stress của 5 người làm can thiệp tâm lý ……….
80
Bảng 2.20. Mức độ stress của trường hợp ……………………………………………..
83
Bảng 2.21. Các biểu hiện của trường hợp ……………………………………………..
84
Bảng 2.22. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp
………….
85

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ stress của NLCTTL ……………………………………………….
49
1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện nay, bất cứ cá nhân nào cũng có thể phải đối diện
với hiện tượng stress. Stress có thể xảy ra với những người xung quanh ta, cũng
có thể diễn ra với chính bản thân ta khi ngày càng có nhiều nguyên nhân gây ra
stress. Những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy hậu quả xấu của stress kéo dài
liên tục ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần, đồng thời ảnh hưởng đến
cả sức khỏe thể chất của người lao động như tăng nguy cơ cao huyết áp, các rối
loạn tâm thần, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ v.v. Vì vậy vấn đề quan trọng
ngày nay là phải nhận diện được các yếu tố có nguy cơ gây ra stress, đánh giá
được mức độ tác động xấu của stress đến sức khoẻ người lao động và nghiên
cứu tìm kiếm chiến lược dự phòng.
Stress sẽ giúp chúng ta thích nghi với các tình huống thay đổi mới của
môi trường. Ở giai đoạn, stress giúp con người tăng khả năng cảnh giác, tạo
sự tập trung, từ đó tăng khả năng thích nghi với môi trường. Tuy nhiên, khi
môi trường thay đổi quá nhiều và xu hướng ngày càng tăng thì cơ thể sẽ dần
giảm sự thích nghi do đã huy động nhiều nguồn năng lượng dự trữ quá lâu.
Tiếp tục kéo dài, tình trạng đó sẽ càng bị kiệt quệ, dẫn đến nhiều biểu hiện
không tốt cho cơ thể. Đó là tình trạng mệt mỏi, lo âu, mất tập trung, trí nhớ
suy giảm, dễ bị kích động, thậm chí đau đầu, đau thắt ngực, tăng hoặc tụt
huyết áp, béo phì, rối loạn tiêu hóa,…Tình trạng ấy không chỉ làm giảm chất
lượng sống của chính bản thân chủ thể, mà còn ảnh hưởng đến những người
xung quanh, nhất là những người thân như cha mẹ, vợ/chồng, con cái.
Triệu chứng sớm của stress do công việc thường là nhức đầu, rối loạn
giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, khó chịu ở dạ dày, không hài lòng về
công việc, xuống tinh thần. Stress dễ gây ra lo âu, mất tập trung chú ý, mất tự
tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ,
trầm cảm (Stress do công việc: Tác hại khó lường).
2

Đặc biệt, stress gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc hoặc làm tăng
nguy cơ bị sai lầm, nhất là trong môi trường làm việc có trẻ nhỏ. Trong công
việc hàng ngày, NLCTTL phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố có nguy cơ dẫn
đến stress như: phụ huynh, đồng nghiệp, cấp trên và đặc biệt là từ những trẻ
có nhu cầu giáo dục đặc biệt cần được hỗ trợ can thiệp.
NLCTTL ngoài việc giáo dục kỹ năng và can thiệp cho trẻ có nhu cầu
giáo dục đặc biệt, thì người can thiệp còn thực hiện các hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng giáo dục như ăn, ngủ, vệ sinh,… phải xử lý những tình huống bất
ngờ như trẻ khóc, trẻ nôn ọe, trẻ đánh bạn, trẻ nuốt những vật lạ,… Khối
lượng công việc nhiều và liên tục, cộng với những yếu tố về điều kiện làm
việc, mức lương, áp lực từ phía bộ phận chuyên môn, từ cấp trên, phụ huynh,
và từ các trẻ dẫn đến nguy cơ stress trong công việc của người làm can thiệp
tâm lý. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang nói đến nhiều về phẩm
chất, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trông trẻ, khi hàng loạt những vụ
việc giáo viên, bảo mẫu đánh đập bạo hành học sinh, để lại những hậu quả
đáng tiếc cho trẻ và gia đình của trẻ. Bên cạnh đó, hàng loạt những sai phạm
trong việc quản lý và giáo dục ở nhiều cơ sở giáo dục đã bị phát hiện. Những
vụ việc đó đã được pháp luật xử lý nhưng dường như dư luận xã hội vẫn luôn
quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về phẩm chất của giáo viên trông trẻ hiện nay.
Đó là những tác nhân cơ bản trong nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng stress
trong công việc của người làm can thiệp tâm lý. Vậy thực sự mức độ, tác nhân
gây ra stress trong công việc hiện nay của người làm can thiệp tâm lý là
những tác nhân nào?
Đặc biệt là khi người làm can thiệp tâm lý bị stress thì không chỉ ảnh
hưởng đến bản thân người can thiệp, mà còn ảnh hưởng đến đồng nghiệp,
những người xung quanh và quan trọng là ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
can thiệp, giảm hiệu quả và sự phát triển tâm lý của trẻ.

3

Từ những lý do trên, đề tài: “Stress của người làm can thiệp tâm lý ở
một số Trung tâm can thiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh” được xác lập
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số
Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về mặt lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giảm thiểu stress cho những người
làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của người
làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
– Nghiên cứu thực trạng stress của người làm can thiệp tâm lý qua biểu
hiện, mức độ, nguyên nhân gây ra stress và cách ứng phó với stress.
– Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu stress cho những người
làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Stress của người can thiệp tâm lý đang làm việc
tại một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu: 120 người can thiệp tâm lý, làm việc tại một số
Trung tâm can thiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Có nhiều nguyên nhân gây ra stress, trong đó những nguyên nhân:
môi trường làm việc, các mối quan hệ tại nơi làm việc và đặc biệt nguyên
nhân có nguy cơ gây ra stress cao nhất chính là mối quan hệ với trẻ và gia
đình của trẻ.
4

Nhóm nguyên nhân cao nhất gây ra stress cho NLCTTL là từ mối quan
hệ với trẻ và gia đình của trẻ.
Cần có biện pháp hỗ trợ phù hợp dành cho cả Trung tâm can thiệp tâm lý
và cho bản thân NLCTTL, để giúp những người làm can thiệp tâm lý giảm
thiểu được stress hiệu quả.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu stress
trong công việc của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới hạn khách thể nghiên cứu: dự kiến 120 người đang làm can thiệp tâm
lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu tại 2 Trung tâm can thiệp:
Trung tâm tư vấn Giáo dục và trị liệu trẻ em ATC và Trung tâm Giáo dục và
Đào tạo Quốc tế Rồng Việt.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu stress của người làm
can thiệp tâm lý trong năm 2018 – 2019.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu.
Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ
cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên
cứu thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập thông tin từ người làm can thiệp tâm lý nhằm: tìm
hiểu sự hiểu biết về stress, các mức độ stress, các biểu hiện stress, các
nguyên nhân gây ra stress và cách ứng phó với stress của người làm can
5

thiệp
tâm lý.
Cách tiến hành: Phát tận tay từng người làm can thiệp tâm lý về phiếu
khảo sát và hướng dẫn cách trả lời. Đây là một trong những phương pháp
chính của đề tài.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Mục đích: Nhằm tìm hiểu thêm thực trạng và nguyên nhân gây ra stress
cho người làm can thiệp tâm lý
Cách tiến hành: Quan sát và đánh dấu những biểu hiện về stress của
người làm can thiệp tâm lý.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp nghiên cứu trường hợp giúp cho tác giả có thêm những
hình ảnh thực tế của người làm can thiệp tâm lý khi họ đối diện với stress.
Đặc biệt, những biểu hiện về mặt tâm lý của họ và những ảnh hưởng của
stress đến chất lượng cuộc sống, công việc của họ đang làm và họ đã có cách
ứng phó như thế nào khi bị stress, qua đó có một số biện pháp hỗ trợ kịp thời.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
– Sử dụng các công thức toán học
Tính phần trăm % =
𝑚 ×100
𝑛

Trong đó: m là số khách thể trả lời.
n là tổng số khách thể được nghiên cứu.
Tính 𝑋 =
𝑥1+𝑥2+𝑥3+⋯+𝑥𝑛
𝑛
=
1
𝑛∑𝑥𝑖
Trong đó:x1,x2…xn là số điểm cho tương ứng với phương án trả lời.
7.4. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu giúp cho tác giả lựa chọn được những mẫu
cần nghiên cứu. Khi không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của
tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian,
6

công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu, tác giả có
thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan
trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được
cho tổng thể chung.
8. Đóng góp luận văn
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề stress
của người can thiệp tâm lý làm việc trong môi trường giáo dục trẻ đặc biệt tại
Việt Nam, qua đó kết quả nghiên cứu sẽ:
– Góp phần khái quát hóa và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về stress nói
chung và những vấn đề stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung
tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
– Góp phần chỉ ra thực trạng stress của người làm can thiệp tâm lý ở một
số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu stress
cho người làm can thiệp tâm lý nói chung và người làm can thiệp tâm lý ở một
số Trung tâm can thiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm có 2
chương:
Chương1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng và một số biện pháp pháp khắc phục giảm thiểu
stress của NLCTTL ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về stress trên thế giới
Trước đây, đã có những tài liệu nghiên cứu về stress được công bố
nhưng phần lớn thuộc về lĩnh vực sinh lý học và y học. Mặc dù vấn đề về tâm
lý đã có được đề cập trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên mãi đến giữa thế kỉ
XX, những tư tưởng này mới được phát triển mạnh mẽ.
Theo nhà phân tâm học S.Freud, các rối loạn về mặt cơ thể chỉ là sự thể
hiện biểu trưng (symbol) của những xung đột nội tâm bị đè nén và ức chế.
Mặc dù S.Freud đã cự tuyệt việc tuyệt đối hóa vai trò và ưu thế của tâm lý đối
với cơ thể nhưng điều này đã không ngăn cản được nhiều tác giả khác đã lí
giải về bệnh của cơ thể theo trường phái Phân tâm. Họ cho rằng tất cả các
triệu chứng của cơ thể đều để giải tỏa năng lượng Libido bởi chúng là phương
thức giúp dung hòa mọi thay đổi của cơ thể. Các bệnh về đường hô hấp chỉ là
sự thể hiện quay trở lại thời kì nằm trong bụng mẹ, khi mà hệ hô hấp chưa
hoạt động… Còn về các dạng co giật của vận động cơ thể chỉ là sự né tránh
căng thẳng của tính dục.Trên cơ sở lý thuyết phân tâm, Alexander (1950) cho
rằng các yếu tố tâm lý và cụ thể là sự xung đột tâm lý đóng vai trò quan trọng
trong 7 bệnh thực thể: viêm ruột non cục bộ; viên khớp dạng thấp và hen phế
quản; cao huyết áp vô căn; loét dạ dày – tá tràng; viêm đại tràng. Luận điểm
về cơ chế bệnh tâm – thể của Alexander được rất nhiều người chú ý.
Hai nhà khoa học người Mỹ là R.Yerkes và J.Dodson, qua những công
trình nghiên cứu của mình vào năm 1908, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự
tăng cường độ làm việc của hệ thần kinh đến một mức độ nhất định thì hiệu
quả hoạt động lao động cũng được tăng lên. Tuy nhiên, nếu hệ thần kinh tiếp
tục hoạt động tăng lên quá nhiều thì các thông số của hoạt động lao động lại
hạ xuống thấp, đặc biệt là đối với những hoạt động mang tính phức tạp.

8

Dunbar (1954) cũng cho rằng: những người cùng bị một loại bệnh sẽ
thường có cùng một kiểu (profile) nhân cách. Theo bà, có 8 loại bệnh phụ
thuộc nhiều vào yếu tố nhân cách hơn so với các bệnh khác, ví dụ như loạn
nhịp tim, viêm khớp dạng thấp, huyết áp cao, tiểu đường … Ngày nay vẫn
có rất nhiều nghiên cứu sử dụng tư tưởng của Dunbar về kiểu nhân cách để
làm cơ sở khoa học.
Một nhà khoa học khác là Engel (1954) đã phát hiện ra khái niệm căn
nguyên đa yếu tố. Đến năm 1977 ông đã thiết lập được mô hình tâm – sinh –
xã hội (biopsychosocial) của bệnh. Với quan điểm này, đã giúp đưa ra việc
tìm kiếm và giải thích nguyên nhân của bệnh là sự kết hợp của nhiều yếu tố
về mặt cơ thể, tâm lý và xã hội chứ không nên tìm kiếm và giải thích bệnh
thuần túy theo một yếu tố nào.
Với tác phẩm “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” của tác giả Dale
Carnegie, để đương đầu với stress cần có 30 phương pháp quan trọng – hiện
tượng phổ biến trong xã hội văn minh. Đây chính là một tác phẩm có ý nghĩa
về thực tiễn, giúp cho con người trong xã hội hiện đại học được cách để sống
chung với stress.
Tác giả P.V.Ximonov với học thuyết “Phản ánh” của mình đã kết luận
rằng “Cảm xúc là do sự tác động qua lại giữa nhu cầu và khả năng đạt mục
tiêu”. Theo ông, một cảm xúc tiêu cực nảy sinh chính là kết quả của sự thiếu
hụt thông tin thực tiễn cho hành động thỏa mãn và hành động thích nghi. Do
đó, ông cho rằng: kết quả của thông tin đáng tin cậy về hành động dựa trên
thông tin đó sẽ giúp ích cho việc giải quyết stress. Đây là lý thuyết thông tin
vô cùng quan trọngvề cảm xúc, nó chỉ ra những nguyên nhân quan trọng
gây ra stress là vì sự thiếu hụt thông tin cần thiết, vì thế có thể hỗ trợ làm
giảm stress cho con người nói chung.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trong tác phẩm nổi tiếng “Cú sốc
tương lai” Alvin Tofler – nhà tương lai học Hoa Kỳ đã khẳng định: Trong xã
9

hội hiện đại – xã hội mà Alvin Tofler gọi đó là làn sóng thứ 3 – văn minh tin
học và sinh học, kế thừa văn minh công nghiệp thì tác động của những sự
thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến việc cá nhân bị kích thích một cách quá độ, giác
quan bị tấn công do lượng kích thích quá tải dẫn đến stress.
Đồng quan quan điểm như trên, H.Selye cho rằng, đó là sự khác nhau
về sinh sản hormone ở mỗi người khi bị stress. Đây chỉ là sự nhận định đứng
trên góc độ của những nghiên cứu về nội tiết học. Nói như I.P.Pavlov thì bốn
kiểu thần kinh của con ngườicũng có ý nghĩa rất quan trọng khi xem xét về
đặc điểm cá nhân vừa do di truyền vừa do tập nhiễm và đặc biệt là giáo dục,
cho nên những biện pháp giải quyết cần phải bao gồm cả công tác tuyển
dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực.
H.L.Winlensky và B.Gardell (1979) và nhiều nhà khoa học, nhà nghiên
cứu về stress đã phát hiện ra rằng: stress mà nảy sinh trong quá trình làm việc
có thể gây ảnh hưởng, lây lan sang thời gian ngoài giờ làm việc và khó có thể
giải tỏa stress được dù bạn có được nghỉ ngơi. Chính lẽ đó, các nhà nghiên
cứu tin rằng thay bằng tìm cách tháo gỡ stress vào thời gian nghỉ ngơi thì việc
ngăn ngừa sự nảy sinh stress trong thời gian làm việc sẽ hiệu quả hơn. Những
công trình nghiên cứu về stress của mỗi cá nhân về nguyên nhân, khả năng
mắc phải stress là khác nhau, do đó cần có những liệu pháp tâm lý về tinh
thần khác nhau để loại trừ stress. Theo những nghiên cứu trước đây, cho thấy
có người rất dễ bị stress, còn có một số những người khác lại khó mắc phải
stress hơn. Có người chọn cách ứng xử một cách chủ động với stress, nhưng
cũng có người lại chọn cách ứng xử thụ động khi stress. Các nghiên cứu này
cho thấy có thể có những phản ứng tâm thể khác nhau khi gặp cùng một yếu
tố gây ra stress tùy vào mỗi cá nhân.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về
stress trên thế giới, khi nghiên cứu về những trường hợp dễ bị stress, trong đó
có những người là giáo viên mầm non thì stress hầu như xuất hiện ở mọi giáo
10

viên, trung bình cứ bốn giáo viên thì sẽ có một giáo viên khá thường xuyên bị
stress (Kyriacou, 2000; Hayes, 2006).
Các nghiên cứu về stress ở giáo viên mầm non của các tác giả như Kelly
và Berthelsen (1995,1997), Tsai, Fung, Chơ (2006), Zinsser, Bailey, Curby,
Denham và Bassett (2013) cho thấy, mức độ stress ở giáo viên mầm non hiện
nay diễn ra phổ biến ở mức độ rất cao. Có rất nhiều tác nhân gây ra
stress ở giáo viên mầm non như: áp lực thời gian, đáp ứng nhu cầu của
trẻ, đối phó với nhiệm vụ không liên quan đến giảng dạy, duy trì hoạt
động giảng dạy thực hành, đáp ứng nhu cầu cá nhân, vấn đề liên quan
đến phụ huynh của trẻ, mối quan hệ với đồng nghiệp, những vấn đề về
các chương trình ở trường mầm non, và những áp lực công việc, sự
chuyên nghiệp trong công việc, kỷ luật và động lực.
Nghiên cứu về stress ở giáo viên của các tác giả trên thế giới (Azlihanis,
Nyi, Aziah, Rusli, 2009; Tashi, 2014; Kyriacou và Chien, 2004; Aftab và
Khatoon, 2012; Samad, Hashim, 2010; Olaitan, 2009; Holeyannavar và Itagi,
2012, cho thấy, có rất nhiều tác nhân tác động gây stress cho giáo viên. Các
tác nhân là những tình huống, sự kiện nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp
của giáo viên. Các nghiên cứu stress ở giảng viên đại học và cao đẳng của các
tác giả nước ngoài (Chaudhry, 2013; Sindhu, 2014; Bruin, Taylor, 2005;
Mkumbo, 2014; Idris, 2011; Senthil, Mohan, Velmurugan, 2013; Slišković,
Maslić, 2011; Nagra, Arora, 2013) cho thấy, stress ở giảng viên đang diễn ra
phổ biến và ở mức độ cao (Trịnh Viết Then, 2016).
Thông qua những nghiên cứu về mức độ stress của giáo viên mầm non
như đã nêu ở trên, chúng ta có thể bắt gặp những nét tương đồng về khả năng
xuất hiện stress ở những người làm can thiệp tâm lý vì nguyên nhân dẫn đến
stress của hai nhóm công việc này là tương đối giống nhau. Ngoài những hệ
lụy mà stress gây ra cho cả hai nhóm thì stress ở NLCTTL sẽ dẫn đến những
biến đổi, trải nghiệm với các mức độ khác nhau về cảm xúc, sự mệt mỏi, vấn
11

đề ăn uống, hành vi, vấn đề tim mạch và những hệ quả có liên quan khác như:
không đáp ứng được nhiệm vụ công việc, nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ, ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp, với lãnh đạo của
Trung tâm. Để ứng phó với những áp lực trong công việc, NLCTTL cần có
những phản ứng tích cực với những thay đổi và áp lực trong công việc, phải
quyết đoán hơn, kiểm soát cảm xúc cá nhân. NLCTTL cũng cần hỗ trợ cho
các đồng nghiệp, giúp đồng nghiệp tự tin hơn trong công việc, để cùng nhau
hoàn thành nhiệm vụ công việc một cách hiệu quả nhất.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu trên cho thấy stress là một hiện
tượng phổ biến, mọi cá nhân, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi
đều có nguy cơ bị stress với những mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, stress
còn là đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên thế
giới, mỗi nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ bản chất, cơ chế hoạt động và
đồng thời đưa ra những giải pháp giúp con người phát hiện, kiểm soát và
ứng phó với stress.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về stress ở Việt Nam
Nguyễn Văn Nhận và những cộng sự của ông là các bác sỹ Nguyễn Hữu
Nghiêm và Phạm Ngọc Rao, trong tác phẩm “Stress trong thời đại văn minh”
đã cảnh báo về nguy cơ bị stress đối với con người đang sống trong xã hội
văn minh, đặc biệt là thời đại công nghệ số hiện nay và hậu quả ghê gớm của
nó. Tuy nhiên, bên cạnh đó, con người có thể ứng phó hiệu quả với stress
bằng cách điều chỉnh lối sống và tập luyện các phương pháp giải tỏa stress
bằng những điều kiện, yếu tố mà xã hội hiện đại mang lại.
Tác giả Nguyễn Thành Khải (2001), trong luận án tiến sĩ Tâm lý học của
mình với đề tài nghiên cứu “Stress ở cán bộ quản lý” đã cho thấy stress ở cán
bộ quản lý có nhiều biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau. Phần lớn
(99,41%) cán bộ quản lý bị stress, trong đó 15,94% ở mức độ nặng (căng
thẳng) 83,47% ở mức độ vừa. Nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân
12

gây ra stress và đã đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và giảm stress tiêu
cực, giúp nâng cao đời sống tinh thần và làm tăng hiệu quả lao động cho cán
bộ quản lý.
Trong nghiên cứu của Lê Thu Huyền, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2011)
được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Y học với đề tài Tình trạng stress của sinh
viên y tế công cộng Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh và các yếu tố liên
quan năm 2010 đã cho kết quả rằng sinh viên bị stress bệnh lý chiếm tỉ lệ khá
cao là 24,2%, trong đó có đến 2,8% sinh viên bị stress bệnh lý nặng. Tỉ lệ sinh
viên bị stress ở nhà người thân và ở nhà trọ chiếm tỉ lệ cao hơn sinh viên bị
stress ở kí túc xá.
Với đề tài “Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh
nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ của tác
giả Nguyễn Thị Hường, đã cho ra kết quả: “Stress trong công việc là hiện
hữu và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, không tránh khỏi
được, stress trong công việc biểu hiện cả về mặt nhận thức, cảm xúc và
hành vi. Có nhiều chiến lược để phòng chống stress trong đó bao gồm có:
rèn luyện thể chất; học cách ứng xử, giao tiếp; tiếp cận tâm lý, hành vi
nhận thức” (Nguyễn Thị Hường, 2014).
Tác giả Bùi Thị Bích Phương với đề tài “Ứng phó với stress trong học tập
của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội” – Luận văn thạc sĩ Tâm lý học
năm 2011;
Tác giả Phạm Thị Phương với đề tài “Stress của giáo viên trường mầm
non tư thục” – Luận văn thạc sĩ tâm lý học 2006;
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Anh với đề tài “Biểu hiện stress của sinh viên
Đại học Đà Nẵng” – Luận văn thạc sĩ Tâm lý học năm 2009;
Về mức độ hiểu biết stress của NVYT BVTTTG: Trong năm mức độ về
sự hiểu biết về stress của NVYT thì ở mức độ hiểu biết stress tương đối chiếm
tỉ lệ cao nhất với 65.5%, ở các mức độ chưa biết gì về stress hoặc biết về
stress rất ít chiếm 19.9%, còn lại là biết nhiều và rất nhiều về stress chiếm
13

17.7% (Nguyễn Trung Tần, 2012, tr.111).
Tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng với tên đề tài “Căng thẳng của học sinh Trung
học phổ thông” – Luận án tiến sĩ Tâm lý học năm 2013.
Tác giả Đỗ Văn Đoạt với tên đề tài “Kỹ năng ứng phó với stress trong
hoạt động học tập thao tín chỉ của sinh viên Đại học Sư Phạm” – Luận án tiến
sĩ Tâm lý học năm 2013.
Đa số GVMN gặp stress có mức độ stress nhẹ (38,0%), chỉ có 16,5%
giáo viên có mức độ stress từ stress trung bình (13,1%), stress cao (2,8%)
và stress rất cao (0,6%) (Trịnh Viết Then, 2016).
Đề tài khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội về “Đánh giá mức độ căng
thẳng tâm lý (stress) của giảng viên Đại học quốc gia, nguyên nhân và biện
pháp phòng ngừa” năm 2011 do TS. Phạm Mạnh Hà chủ nhiệm đề tài. Kết
quả cho thấy đa số giảng viên bị stresss ở mức độ nhẹ (89,5%), có một số ít
(chiếm 2,7%) mắc stress ở mức độ nặng (Phạm Mạnh Hà, 2011). Đề tài cũng
chỉ ra cách ứng phó với stress, nguyên nhân cũng như kiến nghị đối với giảng
viên để phòng tránh các tác nhân gây ra stress.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của stress đối với những chỉ số về khả năng làm
việc ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần, qua khảo sát 60 nhân viên y tế
chuyên ngành tâm thần với bộ câu hỏi khảo sát stress tại nơi làm việc và bộ
câu hỏi đánh giá khả năng làm việc WAI. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhân
viên y tế chuyên ngành tâm thần thì tỷ lệ stress là tương đối cao (66,7%), tuy
nhiên đa số stress đều được kiểm soát khá tốt (61,7%) và chỉ có 5% stress cần
sự can thiệp sớm (Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thu
Hà, Trần Văn Đại, Lại Thị Tuấn Việt, 2015).
Đề tài “Biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do stress của giáo viên
mầm non tới hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ” – Luận văn thạc sĩ Khoa học
giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Thoa năm 2013. Qua nghiên cứu của mình,
tác giả đã chỉ ra tỷ lệ giáo viên có mức độ stress trung bình và cao chiếm khá
14

lớn. Đặc biệt, giáo viên mầm non khi gặp stress sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần. Khi bị stress, giáo viên sẽ
có những biểu hiện tiêu cực về mặt tâm lý và cả sinh lý. Những thay đổi
không tốt về tâm lý và cả sinh lý của giáo viên mầm non sẽ gây ảnh hưởng
trực tiếp tới trẻ, làm giảm hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ. Stress của giáo
viên mầm non xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ
chính bản thân người giáo viên và chủ yếu là do thiếu và yếu các kỹ năng
trong các mối quan hệ, thiếu kỹ năng về nghề nghiệp, do bản thân người giáo
viên chưa tự mình tìm được cách cụ thể để phòng tránh, hạn chế và giải tỏa
stress. Nguyên nhân khách quan chủ yếu xuất phát từ môi trường làm việc đặc
trưng của giáo viên mầm non đó là sự quá tải về số lượng trẻ so với số lượng
giáo viên,về thời gian làm việc, các chế độ và chính sách chưa phù hợp với
công sức mà mỗi giáo viên phải bỏ ra.
Ngoài những công trình nghiên cứu đã nêu ở trên, còn có đề tài “Stress
trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay” năm 2013, luận văn thạc sĩ
Tâm lý học của tác giả Lê Thị Hương. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đa
phần giáo viên sẽ có những biểu hiện ban đầu về stress nghề nghiệp như mất
tập trung, đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng không có tinh thần làm việc, đôi khi
họ có những hành vi gây hấn với trẻ. Một trong những nguyên nhân gây ra
stress cho giáo viên mầm non là bởi các chính sách về lương và giờ làm việc
chưa giải quyết triệt để, còn rất nhiều điều bất cập. Điều này làm cho mức độ
stress của giáo viên mầm non là khá cao, họ dễ có xu hướng tìm một công
việc mới có ít áp lực hơn và chính sách tốt hơn;
Tác giả Nguyễn Thị Thoa với luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục
nghiên cứu về stress của giáo viên mầm non, nhằm đưa ra những biện pháp
hạn chế stress để giáo viên chăm sóc và dạy dỗ trẻ một cách tốt nhất.
Qua một số những nghiên cứu trong nước về stress trong công việc của
15

người giáo viên mầm non cho thấy stress có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng của quá trình giáo dục trẻ và chất lượng cuộc sống của chính giáo viên
đó. Còn nữa, trong thời gian gần đây, một số những hành vi tiêu cực của giáo
viên đối với trẻ đã được truyền thông đại chúng, xã hội và phụ huynh của trẻ
phản ánh, lên án, dẫn đến mọi người có cái nhìn chưa đầy đủ, đúng đắn về
giáo viên mầm non và thường tỏ ra đề phòng, soi mói, coi thường giáo viên,
khiến hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non trở nên căng thẳng.
Công việc của NLCTTL cũng gần giống với giáo viên mầm non, khi
mà công việc ấy cũng cần phải chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Đặc biệt hơn, đối
tượng cần được hỗ trợ của NLCTTL lại là những trẻ có nhu cầu giáo dục
đặc biệt, điều này càng làm cho nghề nghiệp của NLCTTL trở nên khó
khăn hơn, áp lực hơn.
Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu với quy mô nhỏ hơn cũng được tiến
hành. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh (2010)
trên học sinh ở 2 trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây)
kết quả đã cho thấy các trường hợp mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm
22,55%. Nghiên cứu về stress trên học sinh lớp 12 của tác giả Hồ Hữu Tính
và Nguyễn Doãn Thành (2009) ở THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình
Thuận đã cho kết quả có 38% học sinh có biểu hiện stress.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những nghiên cứu về stress qua các hội
thảo khoa học như Hội thảo Việt – Pháp về tâm lý học “ trẻ em, văn hóa, giáo
dục” (2000) tập hợp những nhà tâm lý học, xã hội học đầu ngành của Việt
Nam và thế giới để trao đổi về những nghiên cứu liên quan đến trẻ em; Viện
sức khỏe tâm thần thuộc bệnh viện Bạch Mai tổ chức (1997) “Những rối loạn
có liên quan đến stress ở trẻ em và thanh thiếu niên” đã nghiên cứu vấn đề
stress trên đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên; trong đó có tác giả Lại Thị
Bưởi cùng cộng sự với cuộc nghiên cứu “Tìm hiểu stress về thay đổi môi
trường sống thanh thiếu niên dân tộc ít người tại trường phổ thông vùng cao

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *