10276_Kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại TP.HCM

luanvantotnghiep.com

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Nguyên Phương

KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÍ
CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Nguyên Phương

KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÍ
CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số
: 60310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ TƯỜNG VY

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Nguyên Phương

LỜI CẢM ƠN
Không có sự thành công nào lại không có sự hỗ trợ từ những người quan tâm,
yêu thương mình. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi cảm thấy rất may mắn
và quý trọng sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các bạn đồng nghiệp.
Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn trước hết đến ba mẹ, đã luôn quan tâm, lo lắng và
hết lòng ủng hộ con đường học tập tôi chọn. Cảm ơn ba mẹ đã tin tưởng và động
viên con phải luôn nỗ lực.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, cán bộ phòng Sau đại học, quý thầy
cô khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện để tôi cũng như các bạn K27 có môi trường học tập, nghiên cứu và trưởng
thành về chuyên môn.
Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến trung tâm chuyên biệt Từng Bước
Nhỏ, Trung Tâm Tư vấn Giáo dục và Trị liệu Trẻ em – ATC, Trung tâm Hỗ trợ
Phát triển Giáo dục Hòa nhập Thiên Thần đã cho tôi điều kiện để thực hiện nghiên
cứu. Cám ơn các anh chị giáo viên nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình khảo sát.
Lời cám ơn đặc biệt xin gửi đến TS. Võ Thị Tường Vy – người hướng dẫn
khoa học không những dành thời gian chỉ dẫn tôi hoàn thành nghiên cứu mà còn
khơi mở ở tôi nhiều vấn đề về giá trị bản thân, giúp tôi tự tin, mạnh dạn trong công
việc và học tập. Cuối cùng, tôi xin cám ơn những chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của thầy
cô trong Hội đồng khoa học giúp tôi hoàn thiện những hạn chế của bản thân trong
đề tài nghiên cứu này.
Tác giả

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA
GIÁO VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT …………………………………………. 7
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
……………………………………………………… 7
1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng tư vấn tâm lý ở nước ngoài
………………………. 7
1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng tư vấn tâm lý ở trong nước …………………….. 11
1.2. Lý luận về kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt …………… 15
1.2.1. Lý luận về kỹ năng ………………………………………………………………………. 15
1.2.2. Kỹ năng tư vấn tâm lý ………………………………………………………………….. 19
1.2.3. Kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt …………………….. 26
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo
dục đặc biệt
…………………………………………………………………………………. 38
Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA GIÁO
VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT TẠI TP.HCM ……………………………. 43
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu …………………………………………………… 43
2.1.1. Mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………… 43
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………. 43
2.1.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá ……………………………………………….. 45
2.2. Thực trạng kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại Tp.
Hồ Chí Minh …………………………………………………………………………………….. 50
2.2.1. Nội dung của tư vấn tâm lý
…………………………………………………………… 50
2.2.2. Mức độ kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt …………. 52
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo
dục đặc biệt
…………………………………………………………………………………. 68
Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………………………………… 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………….. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………………………….. 78
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
GDĐB
Giáo dục đặc biệt
GV
Giáo viên
KN
Kỹ năng
KTTT
Khuyết tật trí tuệ
Tp
Thành phố
TVTL
Tư vấn tâm lý

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ………………………………………………….. 43
Bảng 2.2. Thang đánh giá mức độ hiểu biết về KN ………………………………………. 46
Bảng 2.3. Thang đánh giá mức độ thực hiện KN ………………………………………….. 46
Bảng 2.4. Thang đánh giá mức độ KN TVTL của GV GDĐB ……………………….. 47
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ KN TVTL của GV GDĐB ………………………………… 49
Bảng 2.6. Độ tin cậy của các thang đo KN TVTL của GV GDĐB …………………. 50
Bảng 2.7. Mức độ kỹ năng chung của GV GDĐB
………………………………………… 52
Bảng 2.8. Mức độ KN TVTL của GV GDĐB ……………………………………………… 52
Bảng 2.9. Tương quan giữa nhận thức của KN TVTL với KN TVTL chung
của GV GDĐB ………………………………………………………………………….. 56
Bảng 2.10. KN TVTL chung của GV GDĐB biểu hiện qua mặt hành vi
…………… 58
Bảng 2.11. Kỹ năng tư vấn tâm lý thành phần của giáo viên giáo dục đặc biệt
biểu hiện qua mặt hành vi …………………………………………………………… 59
Bảng 2.12. Biểu hiện hành vi của kỹ năng lắng nghe ……………………………………… 59
Bảng 2.13. Biểu hiện hành vi của kỹ năng đặt câu hỏi ……………………………………. 61
Bảng 2.14. Biểu hiện hành vi của kỹ năng cung cấp thông tin …………………………. 63
Bảng 2.15. Biểu hiện hành vi KN phản hồi
……………………………………………………. 66
Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố chủ quan đến KN TVTL của GV
GDĐB ……………………………………………………………………………………… 69
Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến KN TVTL của GV
GDĐB ……………………………………………………………………………………… 70
Bảng 2.18. Thứ tự ảnh hưởng các yếu tố đến KNTVTL của GV GDĐB
…………… 71

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nội dung tư vấn tâm lý của GV GDĐB
……………………………………….. 51
Biểu đồ 2.2. Mặt nhận thức kỹ năng tư vấn tâm lý chung của GV GDĐB ………….. 55
Biểu đồ 2.3. Mặt nhận thức của các kỹ năng thành phần của GV GDĐB …………… 57

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một đứa trẻ ra đời không thể chọn trước cho mình một cơ thể khỏe mạnh hay
một trí tuệ phát triển. Vì vậy, bên cạnh những trẻ được sinh ra bình thường về thể
chất và tâm lý cũng có những trẻ khiếm khuyết về cơ thể, về trí tuệ, đáng lưu ý là
trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT). Đây là những trẻ em gặp khó khăn trong sự phát triển
nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, vận động… Giảng dạy cho những trẻ KTTT là đối đầu
với những thách thức độc đáo và đặc biệt mà cần những người có chuyên môn, điển
hình là giáo viên Giáo dục đặc biệt (GV GDĐB). Vai trò của GV GDĐB không chỉ
liên quan đến việc giảng dạy mà còn phối hợp, cộng tác với cha mẹ để thực hiện
chương trình giáo dục cá nhân của mỗi học sinh. Do đó, với tư cách là GV GDĐB,
ngoài việc đảm bảo về kiến thức chuyên môn họ còn cần phải có KN giao tiếp, tư
vấn cho cha mẹ nhằm gia tăng hiệu quả chất lượng can thiệp trẻ KTTT.
Đối với cha mẹ có con KTTT, họ thường xuyên phải đối mặt với những thách
thức liên quan đến đặc điểm của trẻ. Ở trẻ KTTT dễ gặp vấn đề khó khăn như: giao
tiếp; hiểu biết về các quy luật xã hội; kỹ năng tự phục vụ; lăng xăng, giảm tập trung
chú ý. Đối mặt với các khó khăn này của con cha mẹ thường xuyên rơi vào trạng
thái căng thẳng, dễ tức giận, đặc biệt khi đưa con tiếp xúc với môi trường bên ngoài,
những nơi công cộng họ chịu những ánh nhìn phán xét và đánh giá của người xung
quanh, làm tăng căng thẳng của cha mẹ. Những biểu hiện về cư xử, nói năng ngốc
nghếch hơn sơ với tuổi, tiếp thu chậm, nhanh quên, nhớ kém và khó tập trung vào
hoạt động… của trẻ khiến cha mẹ trải qua một loạt trải nghiệm tâm lý khác nhau:
đau khổ, tức giận, xấu hổ, trầm cảm, phủ nhận… Sự khó khăn dễ nhận thấy là sự kỳ
thị xã hội gắn liền với những người KTTT. Điều này khiến cho nhiều gia đình cảm
thấy bị cô lập khỏi những người hàng xóm và cộng đồng. Ngoài ra, cha mẹ không
cảm thấy được hiểu biết hoặc hỗ trợ bởi gia đình và bạn bè bởi họ thật sự không
hiểu những căng thẳng của người chăm sóc một đứa con KTTT. Sự gia tăng căng
thẳng càng lên cao khi giữa vợ và chồng xảy ra mâu thuẫn liên quan đến tài chính,
trách nhiệm, giáo dục con… Dưới những tình huống khó khăn về nuôi dạy trẻ
KTTT, cha mẹ thường có vấn đề về sức khoẻ tâm thần (trích trong Anthony Yeo,
2

1993). Rõ ràng việc nâng đỡ, hỗ trợ về tinh thần cho cha mẹ có con KTTT là hết
sức cần thiết.
Đội ngũ làm việc trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt ở Việt Nam thường bao
gồm: giáo dục đặc biệt, âm ngữ trị liệu, tâm lý giáo dục, tâm lý lâm sàng, công tác
xã hội, giáo dục mầm non. Nhìn chung các chương trình đào tạo chính quy liên
quan đến tư vấn tâm lý cho cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ KTTT còn
chưa được chuyên sâu và thiếu thực hành. Về phía các chương trình tập huấn, bồi
dưỡng tại các cơ sở trường chuyên biệt hầu hết tập trung vào các phương pháp hay
kỹ thuật can thiệp mà không chú trọng đến kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên. Rõ
ràng đã có sự thiếu hụt về đào tạo, huấn luyện cho giáo viên về kỹ năng quan trọng
này. Và chính giáo viên cũng chưa nhận biết rõ về mức độ quan trọng của tư vấn,
hỗ trợ tâm lý cho người trực tiếp chăm sóc trẻ dẫn đến sự thiếu hụt các kỹ năng tư
vấn tâm lý cơ bản như lắng nghe, đặt câu hỏi, nói lời thông cảm… thậm chí vì
không có kỹ năng này, đôi khi họ vô tình làm gia tăng mức độ lo âu, căng thẳng của
các bậc cha mẹ.
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy chưa có nghiên cứu lý
luận nào về hoạt động tư vấn tâm lý, về những kỹ năng tư vấn giúp giáo viên giáo
dục đặc biệt hỗ trợ cha mẹ giáo dục và chăm sóc con KTTT.
Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi chọn đề tài “Kỹ năng tư vấn tâm
lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt
thành phố Hồ Chí Minh đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng tư vấn
tâm lý cho giáo viên giáo dục đặc biệt..
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm:
+ 80 giáo viên giáo dục đặc biệt làm việc tại các trường chuyên biệt trên địa
3

bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ 06 cha mẹ có con học tại các trường chuyên biệt.
+ 2 chuyên gia tư vấn tâm lý.
3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động tư vấn tâm lý bao gồm nhiều kỹ năng tư vấn, nhưng trong đề tài
này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu bốn kỹ năng: kỹ năng lắng nghe; kỹ năng
đặt câu hỏi; kỹ năng phản hồi; kỹ năng cung cấp thông tin và tiếp cận trên hai mặt:
nhận thức và hành vi.
Đề tài nghiên cứu trên khách thể chính là 80 giáo viên giáo dục đặc biệt của 3
trường chuyên biệt ở quận Bình Thạnh và Bình Chánh và Gò Vấp tại TP. Hồ Chí
Minh
4. Giả thuyết khoa học

4.1. Trong bốn kỹ năng thành phần thì kỹ năng lắng nghe được giáo viên giáo
dục đặc biệt thực hiện ở mức độ cao hơn kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi và
kỹ năng cung cấp thông tin.

4.2. Có sự ảnh hưởng của yếu tố tính tích cực trong hoạt động tư vấn tâm lý
đến kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kỹ năng của giáo viên giáo dục đặc biệt gồm kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng cung cấp thông
tin.

5.2. Nghiên cứu thực trạng
Khảo sát thực trạng kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt tại
thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm
nâng cao kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên giáo dục đặc biệt.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận tâm lý học như sau:

6.1. Phương pháp luận

6.1.1. Tiếp cận hệ thống cấu trúc
4

Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Tương tự, trong quá trình thực hiện tư vấn tâm lý cho cha mẹ có con khuyết
tật trí tuệ, giáo viên giáo dục đặc biệt cũng chịu nhiều tác động từ các yếu tố khách
quan và chủ quan như mức độ nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên giáo
dục đặc biệt trong hoạt động tư vấn; các chương trình tập huấn bồi dưỡng kỹ năng
tư vấn tâm lý; sự giám sát của quản lý trường; các yếu tố về thời gian thực hiện tư
vấn; nhu cầu của cha mẹ… Vì vậy nghiên cứu kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên
giáo dục đặc biệt cần đặt trong mối quan hệ tác động của nhiều yếu tố khác nhau
6.1.2. Tiếp cận hoạt động
Đặc điểm tâm lý của cá nhân được bộc lộ và thể hiện ra bên ngoài khi tham
gia vào hoạt động. Kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt được biểu
hiện qua quá trình hoạt động và giao tiếp với cha mẹ có con khuyết tật trí tuệ. Vì
vậy cần nhìn nhận dưới quan điểm hoạt động khi nghiên cứu.
6.1.3. Tiếp cân liên ngành
Hoạt động tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt bao gồm hoạt động tư
vấn tâm lý (thuộc ngành Tâm lý học), thực hiện trên đối tượng cha mẹ có con
khuyết tật trí tuệ (thuộc ngành Giáo dục đặc biệt). Do vậy, nghiên cứu kỹ năng tư
vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt cần phải theo hướng tiếp cận liên ngành.

6.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Thu thập những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu.
Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực
tiễn.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan, xác định
vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục
đặc biệt.
6.2.2. Phương pháp chuyên gia
5

Mục đích: Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học có kinh
nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, tư vấn tâm lý và giáo dục đặc biệt để xây dựng
khung lý luận, chỉnh sửa, thiết kế bảng hỏi và hoàn thiện luận án.
Cách tiến hành: gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia
Nội dung nghiên cứu: – Những vấn đề cơ sở lý luận của đề tài; phương pháp
nghiên cứu; bảng hỏi về thực trạng; đánh giá về kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên
giáo viên giáo dục đặc biệt của chuyên gia.
6.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Khảo sát thực trạng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt
cho cha mẹ có con khuyết tật trí tuệ cũng như tìm hiểu về nhận thức và hành vi của
giáo viên giáo dục đặc biệt trong quá trình thực hiện kỹ năng tư vấn tâm lý, đồng
thời tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn tâm lý của họ.
Cách thức tiến hành:
Phiếu câu hỏi chính là công cụ nghiên cứu của đề tài gồm hai phần:
Phần thứ nhất: Tìm hiểu thực trạng nhận thức về kỹ năng tư vấn tâm lý của
giáo viên giáo dục đặc biệt, cụ thể đánh giá mức độ hiểu biết về các kỹ năng lắng
nghe, đặt câu hỏi, phản hồi và cung cấp thông tin.
Phần thứ hai: Tìm hiểu mức độ thực hiện các kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo
viên giáo dục đặc biệt.
Phần thứ ba: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn tâm lý của
giáo viên giáo dục đặc biệt.
6.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
– Mục đích: Nhằm làm rõ, bổ sung, kiểm tra thông tin của những vấn đề thu
được từ phương pháp bảng hỏi bằng cách phỏng vấn các khách thể nghiên cứu
thông qua các mẫu phiếu phỏng vấn. Nội dung các câu hỏi xoáy vào những biểu
hiện và mức độ thực hiện các kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt.
– Khách thể phỏng vấn: Giáo viên, cha mẹ có con khuyết tật trí tuệ và chủ
trường tại các trường chuyên biệt được chọn làm mẫu
– Nội dung nghiên cứu: Những biểu hiện và mức độ thực hiện các kỹ năng tư
vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt.
6

6.2.5. Phương pháp thống kê khoa học
Mục đích: Xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp trên, đồng thời
kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.
Nội dung: Các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát được xử lý bằng phần
mềm SPSS 20, cụ thể sử dụng các phép phân tích thống kê mô tả (độ lệch chuẩn,
giá trị trung bình, tần suất…), phân tích thống kê suy diễn (so sánh, tương quan) và
phân tích hệ số Alpha để xác định độ tin cậy của bảng hỏi.

7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN TÂM LÝ
CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng tư vấn tâm lý ở nước ngoài

1.1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng tư vấn tâm lý

TVTL ra đời và phát triển từ rất lâu nhưng việc nghiên cứu về KN dưới lăng
kính khoa học chỉ thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Những người có đóng góp
cho sự ra đời của ngành TVTL có thể kể đến là Francis Galton, Wilhelm Wundt,
James Catell, G.Stanley Hall, Alfred Binet, Jesse Davis, Frank Parson, Robert
Yerkers (trích trong Nguyễn Thị Hằng Phương, 2013, tr.17).
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu về KN TVTL theo
nhiều hướng khác nhau, nhưng tựu chung các nghiên cứu phân chia theo hai hướng
sau:
Hướng nghiên cứu lý luận
Bên cạnh sự phát triển đa dạng của hướng nghiên cứu thực tiễn, nhóm nghiên
cứu lý luận cũng có những con đường thành công như nhóm nghiên cứu về KN
TVTL là KN tương tác, giao tiếp trong tư vấn, nhóm này cho rằng, người làm công
việc tư vấn cần thiết phải hội tụ các KN giao tiếp bằng lời và KN giao tiếp không
lời.
Một số tác giả nghiên cứu theo hướng này là Arthur Tuner, Hansen & Himes
(1977), Mailand, Fine & Tracy (1985), Weissenerv, Fine,& Poggio (1982),
Carkhuff (1983), Paskewicz và Clark (1984), Erchul (1987) và Chewming (1990)
(trích trong Nguyễn Như An, 1991).
Theo Kate Cain (1986), KN giao tiếp bằng lời thể hiện qua: lắng nghe, phản
hồi, đặt câu hỏi. Đây là các KN cơ bản để người tư vấn có thể thiết lập sự tin tưởng
đối với thân chủ nói chung và là các KN nền tảng để GV thiết lập được mối quan hệ
trợ giúp cho cha mẹ trẻ khuyết tật, nhờ có các KN này, GV mới thu thập thông tin
và có thể trợ giúp cho phụ huynh hiệu quả (trích trong Nguyễn Hiệp Thương, 2016,
tr.62).
8

Những tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của ngôn ngữ không lời trong TVTL
như Silvan Tomskin, V. Friesen và Paul Ekman (1960), Cacioppo, Martzke, Petty
và Tassinary (1988), Hinz và Tomhave (1991). Tác giả Axelrod và Kuerschner
(1984) đều cho rằng giao tiếp bằng ánh mắt có hiệu quả tích cực khi trao đổi vấn đề.
Robert Zajonc (1985) và L. Gibson Rober (1995) cho rằng biểu cảm trên nét mặt là
quan trọng trong giao tiếp. Tác giả Kleinke (1986) và Singer (1979) cho rằng có sự
vâng lời qua ánh mắt. Tác giả Ben Jones, Hansen và Hasen, (1988) nghiên cứu về
tính toàn cầu về biểu cảm phi ngôn ngữ, về biểu cảm qua ánh mắt và miệng (trích
trong Nguyễn Thị Hằng Phương, 2013, tr.25).

Một số tác giả khác lại nghiên cứu sâu hơn về các KN TVTL trong quá trình
trợ giúp, như nghiên cứu của H.James & H.Jacquline (1999), E.D.Neukrug (1999)
và N.J.Richard (2003) về cách thức phản ứng cơ bản của người tham vấn với những
hành vi, cử chỉ, cảm xúc của thân chủ (trích trong Neukug E.D, 1999, Richard N.J,
2003, Susan D. B, 1991).
Hướng nghiên cứu về thực tiễn
Nổi bật là nhóm các tác giả như Kurt Lewin (1951), Schien (1969), Argyris
(1970), Bennis (1970), Baldridge (1971), Beer (1980), Huse (1980), Lipitt
(1982),… quan tâm đến việc ra mô hình tư vấn phát triển tổ chức bằng việc điều tra
qua trắc nghiệm tâm lý, kết quả của các nghiên cứu này đã tác động đến quá trình
hướng nghiệp cho người học (trích trong Bùi Thị Xuân Mai, 2007, Chu Liên Anh,
2009, Duane Brown, Walter B.Pryzansky, Ann C.Shuilte, 1995).
Ngoài ra còn phải kể đến các tác giả nổi tiếng sử sụng kỹ thuật tâm lý can
thiệp vào vô thức của con người thuộc trường phái phân tâm học như Sigmund
Freud, Alder Alfred, Carl Jung, Albert Ellis… hay các kỹ thuật can thiệp tâm lý qua
nhận thức – hành vi của Arnold Lazarus; R.E. Albeti, F. Skinner; Albert Bandura;
Glasser (1988), Schuyler (1991), HacKney và Cormier (1996) và Wubbolding
(1998); Kỹ thuật can thiệp cảm xúc, người đại diện cho trường phái này là Carl
Rogers (trích trong Nguyễn Thơ Sinh, 2005).
Nhìn chung, hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về KN TVTL,
có những nghiên cứu thuần túy lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, hoặc kết hợp
9

cả hai lĩnh vực trên. Những kết quả nghiên cứu đó giúp cho người TVTL hiểu biết
thêm về KN và có những phương pháp phù hợp sử dụng vào tình huống tư vấn.
Trong hoàn cảnh TVTL của GV GDĐB ở Việt Nam hiện nay chưa được chuyên
nghiệp và chưa có vị trí quan trọng, chúng tôi chỉ xem xét đến góc độ sử dụng các
KN trong tương tác, giao tiếp trong hoạt động tư vấn và áp dụng vào việc xây dựng
bảng hỏi để đánh giá mức độ kỹ năng tư vấn của GV GDĐB cho đề tài.

1.1.1.2. Các nghiên cứu về tư vấn tâm lý cho cha mẹ có con khuyết tật trí tuệ
Trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã chọn TVTL cho cha mẹ trẻ KTTT làm
vấn đề nghiên cứu của mình cho thấy đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm
đặc biệt từ các nhà khoa học. Nhìn chung, họ đi sâu nghiên cứu KN theo hai hướng:
– Hướng nghiên cứu lý luận
Nổi bật là các tác giả như Rosemarie S.Cook, Mary R. Prescott, Karen L. W.
Iselin, Akbar Husain, Garry Hornby…
Đầu tiên, tác giả Mary R. Prescott và Karen L. W. Iselin (1978) với bài viết “
Tư vấn cho cha mẹ trẻ khuyết tật” xoay quanh chủ đề về khó khăn về cảm xúc của
cha mẹ có con khuyết tật trí tuệ và cách thức làm việc với họ (trích trong Mary R.
Prescott, Karen L. W. Iselin, 1978)
Trong cuốn sách “Tư vấn cha mẹ trẻ chậm phát triển” (Counselling to the
parents of mentally disabled) tác giả Akbar Husain và Osman Hashim người
Malaysia đã chỉ ra những khó khăn của cha mẹ khi liên kết, thiết lập mối quan hệ
yêu thương với đứa con KTTT. Tác giả cũng nêu lên vai trò của người tư vấn cần
loại bỏ các quan niệm sai lầm và niềm tin sai lệch về tình trạng khuyết tật ở cha mẹ.
Đòi hỏi người tư vấn phải có một nền tảng tốt trong KN giải quyết vấn đề cơ bản và
tư vấn nên được hướng tới các vấn đề chăm sóc tương lai (trích trong Akbar
Husain, Osman Hashim, 2008).
Garry Hornby đã từng xuất bản nhiều cuốn sách về TVTL trong GDĐB, một
trong số đó là “Counseling in child disability. Skill for working with parents –
Tham vấn cho trẻ khuyết tật, KN làm việc với cha mẹ” ông viết vào năm 1994, nội
dung cuốn sách tập trung vào các KN giao tiếp, thái độ và kiến thức mà các chuyên
viên tư vấn cần có để làm việc hiệu quả với phụ huynh. Tác giả xây dựng một mô
10

hình lý thuyết để làm việc với cha mẹ bao gồm các kỹ thuật liên quan: lắng nghe, tư
vấn và làm việc nhóm với cha mẹ (trích trong Hornby.G, 2000).
Một số tác giả nghiên cứu chuyên sâu về tham vấn cho gia đình người khuyết
tật như: Rosemarie S.Cook (1990) với cuốn “Counseling families of Children with
Disabilities – Tham vấn gia đình cho trẻ khuyết tật”; David M.Luterman (1996) với
cuốn Counseling Person with Communication Disorders and their families – Tham
vấn cho người rối loạn khả năng giao tiếp và gia đình (trích trong Rosemarie
S.Cook, 1990, David M.Luterman,1996).
– Hướng nghiên cứu thực tiễn
Nổi bất trong nhóm này là các tác giả như Rosemarie S.Cook (1990), Hornby
G (2000), David M.Luterman (1996). Năm 2004, tác giả A. Perry đã thực hiện
nghiên cứu tìm hiểu về stress của gia đình có trẻ khuyết tật. Mô hình bao gồm: Các
yếu tố gây ra stress; Nguồn lực; Các dịch vụ hỗ trợ; Hệ quả. Nghiên cứu cũng chỉ ra
bốn cách tiếp cận để hiểu về stress: 1) là các phản ứng tâm sinh lý xã hội đối với các
tình huống căng thẳng; 2) do các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống gây nên; 3)
các vấn đề dồn nén, tích tụ dần dần; 4) Không cân bằng nguồn lực – giữa yếu tố gây
stress và khả năng giải quyết (trích trong Nguyễn Hiệp Thương, 2016, tr.23).
Năm 2013, một nghiên cứu so sánh mức độ căng thẳng và chiến lược đối phó
giữa cha mẹ có con KTTT với cha mẹ có con bình thường ở Zahedan với mẫu được
chọn ngẫu nhiên từ cha mẹ 110 bình thường và 116 cha mẹ có con khyết tật cho kết
quả điểm căng thẳng trung bình ở cha mẹ của trẻ em đặc biệt là cao hơn đáng kể so
với cha mẹ của trẻ em bình thường (trích trong HosseinJenaabadi, 2014).
Năm 2015, Mohammad Shamim đã làm nghiên cứu “Thái độ của cha mẹ đối
với trẻ chậm phát triển tinh tinh thần ở miền bắc Ấn Độ”, với mẫu 192 cha mẹ có
con chậm phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ có thái độ tiêu cực rất cao
về con họ và thấp nhất về chấp nhận (trích trong Shamim Mohammad , Ahmed
Abdella Mohammed Osman, 2015).
Bên cạnh những nghiên cứu xuất phát từ tâm lý học thì có một số tác giả ở
lĩnh vực y khoa cũng nghiên cứu về cha mẹ có con KTTT. Hai trong số ít tác giả
nghiên cứu về vai trò của bác sĩ đến cha mẹ trẻ khuyết tật là Keith N. Bryant và J.
11

Cotter Hirschberg (1961), hai tác giả đã tìm hiểu về vai trò giúp đỡ của bác sĩ đến
cha mẹ của một đứa trẻ chậm phát triển tinh thần (Helping the Parents of a Retarded
ChildThe Role of the Physician) nghiên cứu đã nhận định rằng nếu bác sĩ dành thời
gian lắng nghe, hiểu, hỗ trợ và tư vấn cha mẹ của trẻ chậm phát triển sẽ giúp ích
tuyệt vời đến họ, bên cạnh đó cũng có nhiều bậc cha mẹ chậm phát triển đã đưa con
đến bác sĩ và không hài lòng với sự giúp đỡ họ nhận được từ phía bác sĩ (trích trong
Keith N.Bryant, MD, J. Cotter Hirschberh M.D, 1961).
Năm 1980, Rubin AL và Rubin RL đã nghiên cứu “Những ảnh hưởng của kỹ
thuật tư vấn bác sĩ về phản ứng của cha mẹ đối với chẩn đoán chậm phát triển tâm
thần” cho thấy có sự tương quan đáng kể giữa thái độ quan tâm, đánh giá cao giá trị
về trẻ của bác sĩ với việc cha mẹ hài lòng và làm theo các khuyến nghị của bác sĩ
(trích trong Rubin AL, Rubin RL, 1980).
Rõ ràng việc hỗ trợ cho cha mẹ có con khuyết tật từ các đối tượng chuyên môn
có liên quan là vô cùng quan trọng như tư vấn cho cha mẹ về hành vi của trẻ, loại
thuốc sử dụng phù hợp hay những hỗ trợ chính sách xã hội…
Nhìn chung, hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về TVTL cho
cha mẹ có con KTTT, có những nghiên cứu thuần túy lý thuyết, mặt khác cũng có
nhiều nghiên cứu thực nghiệm, thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu đó giúp cho
chúng ta hiểu biết thêm về những khó khăn của cha mẹ trẻ khuyết tật gặp phải và có
cách thức hỗ trợ, giúp đỡ đặc biệt về chuyên môn TVTL. Tuy nhiên, có thể nhận
thấy số lượng các nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến tư vấn cho gia
đình trẻ KTTT cũng không nhiều đặc biệt là những tài liệu hay những nghiên cứu
chuyên sâu về KN tư vấn của GV cho cha mẹ trẻ KTTT còn rất hạn chế.

1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng tư vấn tâm lý ở trong nước

TVTL ở Việt Nam bắt đầu phát triển và được nhiều người tìm đến vào những
cuối những năm tám mươi đến đầu những năm chín mươi của thế kỷ XX, khi đó
nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường,
điều này làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Để giải quyết phần nào những vấn đề
này, một số đơn vị tổ chức thành lập các trung tâm công tác xã hội, trung tâm tư vấn
tâm lý, các đường dây tư vấn điện thoại để tiến hành tư vấn trợ giúp tâm lý cho
12

những đối tượng cần giúp đỡ.
Hoạt động tư vấn có thể đánh dấu bằng sự ra đời của “phòng TVTL” đầu tiên
được thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1988. Tại đây có các dịch vụ trợ
giúp và trị liệu tâm lý chuyên sâu nên có nhiều đối tượng là những người có vấn đề
khó khăn trầm trọng đến đây xin trợ giúp. Các vấn đề tư vấn bắt đầu được quan tâm
từ giai đoạn này. Từ đó đến nay có hai cách tiếp cận về tư vấn và KN tư vấn:
Tiếp cận hướng nghiên cứu lý luận
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận của TVTL, tuy
nhiên cũng đã có không ít những nghiên cứu về khái niệm và bản chất của hoạt
động tư vấn của các tác giả Nguyễn Ngọc Phú, Trần Thị Minh Đức, Phạm Tất
Dong, Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Mùi, Trần Thị Lệ Thu, Bùi Thị Xuân Mai,
Hoàng Anh Phước… đã được đề cập, trình bày trong các báo cáo tại các hội thảo
khoa học, các tạp chí khoa học chuyên ngành.
Cuốn sách “Tư vấn tâm lý căn bản” của tác giả Nguyễn Thơ Sinh (2005)
mang ý nghĩa thiết thực khi đề cập tới những KN TVTL như KN thuyết phục, KN
đồng cảm, KN chia sẻ… tác giả cho rằng, đây là những KN quan trọng giúp thân
chủ có được cách nhìn mới về cuộc sống của họ, có lối tư duy mới, cảm xúc mới, từ
đó dẫn đến hành vi mới lành mạnh và tích cực hơn. Các KN này có thể sử dụng
trong tham vấn nhằm trợ giúp cho thân chủ nhận thức rõ hơn về bản thân và về vấn
đề của họ, nâng cao năng lực cá nhân để tự giải quyết được vấn đề khó khăn đang
gặp phải (trích trong Nguyễn Thơ Sinh, 2005).
Nhóm tác giả Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Hồng Nga (2009), cũng đã tập trung
vào việc xây dựng mô hình tham vấn học đường, trong đó đưa ra một số KN tư vấn
như tổ chức các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cải thiện KN nghề, đào tạo
nghiệp vụ tư vấn học đường cho các GV.
Tác giả nổi bật trong nhóm nghiên cứu lý luận là Trần Thị Minh Đức, trong
cuốn “Giáo trình tham vấn tâm lý” (2009) đã dành một chương bàn về các KNTV
tâm lý. Theo tác giả, có một số KN tư vấn thông dụng như: KN lắng nghe, KN lắng
xây dựng lòng tự trọng, KN thấu hiểu, KN thông đạt, KN phản hồi, KN đặt câu hỏi,
KN thách thức, đối chất, KN diễn đạt lại, KN khuyến khích, động viên, KN thăm
13

dò, KN làm sáng tỏ, KN xử lý im lặng, KN trấn an, KN tự bộc lộ, KN khái quát
hóa… Trong mỗi KN, tác giả đều chỉ rõ nội hàm của KN, các thao tác rèn luyện KN
và cung cấp các bài tập để thực hành KN trong tham vấn (trích trong Trần Thị Minh
Đức, 2009).
Tiếp cận hướng nghiên cứu thực tiễn
Nếu như trước đây chúng ta chỉ thấy có tư vấn nghề qua trắc nghiệm tâm lý
của các tác giả Phạm Tất Dong (1989, 1994), Phạm Huy Thụ (1992), Nguyễn Thế
Tường hay nghiên cứu của tác giả Trần Trọng Thủy về dụng trắc nghiệm Raven…
là những nghiên cứu tập trung ứng dụng các trắc nghiệm và công cụ đo lường tâm
lý của các tác giả nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp.
Đến nay, nghiên cứu tư vấn trong thực tiễn đã mở rộng nghiên cứu thực trạng, nhu
cầu và hiệu quả của tư vấn (trích trong Phạm Tất Dong, 1994, Bùi Thị Xuân Mai,
2007, Phạm Huy Thụ, 1992, Nguyễn Thị Hằng Phương, 2013, Nguyễn Hiệp
Thương, 2016).
Đầu tiên là luận án của tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2007) đã rất thành công
trong việc đánh giá khái quát thực trạng tham vấn ở Việt Nam với đề tài “Một số kỹ
năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội”. Với khách thể nghiên cứu là 479 người
bao gồm các cán bộ xã hội trong các trung tâm, cộng đồng trong ngành Lao động –
Thương binh – Xã hội kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng hoạt động tham vấn
của cán bộ xã hội chỉ đạt ở mức trung bình dù có sử dụng các kỹ thuật tham vấn tâm
lý.
Trong luận án tiến sĩ “Kỹ năng tham vấn của cán bộ tham vấn học đường” của
tác giả Hoàng Anh Phước đã tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể là: 45 cán
bộ tham vấn học đường ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 400 thân chủ (học sinh) đã
được tham vấn. Luận án đã chỉ rõ được thực trạng mức độ hiểu biết và mức độ thực
hiện cũng như mức độ chung của KNTV của cán bộ tham vấn học đường, chỉ ra
thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới các KNTV, đồng thời khẳng định được tính
khả thi của biện pháp tác động nâng cao một số KNTV chuyên biệt cho cán bộ tham
vấn học đường (Hoàng Anh Phước, 2012).
Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Tường tiến hành nghiên cứu về vận dụng kỹ
14

thuật TVTL trong can thiệp bạo lực học đường trên nhóm khách thể là 35 học sinh
trung học phổ thông có hành vi bạo lực học đường. Kết quả hai nhóm thực nghiệm
có 22 thành viên hầu hết các em sau can thiệp thì mối quan hệ với thầy cô, bạn bè,
gia đình được cải thiện rõ rệt, tính công kích và dễ bị kích động cũng giảm đi rõ nét.
Tác giả kết luận, việc vận dụng kĩ thuật TVTL trong can thiệp bạo lực học đường có
ý nghĩa tích cực trong việc điều chỉnh nhận thức, cảm xúc và hành vi của nhóm thực
nghiệm.
Luận án “KN tư vấn của cố vấn học tập trong các trường đại học” (2014) của
tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương với 185 khách thể là cố vấn học tập của hai tường
đại học và 326 sinh viên khảo sát trên bốn KN: KN lắng nghe, KN cung cấp thông
tin, đặt câu hỏi, KN động viên khích lệ. Kết quả nghiên cứu trong bốn KN trên thì
KN lắng nghe thực hiện ít nhất và KN cung cấp thông tin thực hiện nhiếu nhất.
Luận án cũng cung cấp cơ sở lý luận hỗ trợ giảng dạy và tài liệu tham khảo cho
nhiều nghiên cứu (trích trong Nguyễn Thị Hằng Phương, 2014).
Năm 2016, tác giả Nguyễn Hiệp Thương làm nghiên cứu về “KN tham vấn
cho gia đình trẻ tự kỷ của nhân viên công tác xã hội”. Nghiên cứu đã chỉ ra thực
trạng KN tham vấn cơ bản nhân viên công tác xã hội đánh giá khá cao về KN tham
vấn của bản thân, trong đó cao nhất là KN thấu hiểu và thấp nhất là KN phản hồi
(trích trong Nguyễn Hiệp Thương, 2016).
Nhìn chung, các nghiên cứu về KN TVTL đã thực sự khởi sắc trong những
năm gần đây trong việc ngày càng có nhiều nghiên cứu sinh cũng như các tác giả
chọn KN làm đề tài nghiên cứu. Điều đó cho thấy TVTL đang trở thành đề tài nóng
bỏng và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các tác giả đi sâu vào
phân tích biểu hiện của KN TVTL, ảnh hưởng của KN đến các cuộc sống của con
người, thực trạng của KN TVTL trên nhiều đối tượng khác nhau đóng cao về mặt lý
luận và thực tiễn. Dù vậy, các nghiên cứu KN TVTL trên đối tượng GV GDĐB vẫn
chưa được quan tâm và thực hiện.
15

1.2. Lý luận về kỹ năng tư vấn tâm lý của giáo viên giáo dục đặc biệt

1.2.1. Lý luận về kỹ năng

1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về KN, tùy theo hướng nghiên cứu, cũng
như quan điểm riêng của từng nhà nghiên cứu KN lại có một định nghĩa khác nhau,
nhưng tựu chung lại có ba hướng tiếp cận KN trong TVTL cơ bản
Cách tiếp cận thứ nhất, xem KN là sự nắm vững và vận dụng đúng đắn các
cách thức hành động nhằm thực hiện hành động (trích trong Nguyễn Thị Hằng
Phương, 2013, tr.185).
Vào cuối thế kỉ XIX, các tác giả nghiên cứu về KN như A.V. Lêonchiep
(1989), A.G Côvaliôp, S. Henry (1981), V.A. Krutretki (1980), B.M. Chielop (1975),
Trần Trọng Thủy (1978) xem KN là sự đưa ra cách thức hành động phù hợp với
mục đích trong những hoàn cảnh nhất định (trích theo Bùi Thị Xuân Mai, 2007,
tr.33)
Cụ thể A.G Côvaliôp, trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” ông viết “kỹ năng là
phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành
động”. Côvaliôp chưa nói đến mối quan hệ giữa kết quả với cách thức hành động
(trích trong A.G Côvaliôp, 1976, tr.11).
Đồng quan điểm với A.G Côvaliôp, V.A. Krutretki (1980) cho rằng: “Kỹ năng
là phương thức thực hiện hoạt động, cái mà con người lĩnh hội được”. Với quan
điểm này, Krutretki cho rằng chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con
người đã có KN (trích trong Hoàng Anh, 2007, tr.96).
Theo Trần Trọng Thủy (1978): “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động
phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động”. Theo đó KN được hiểu là biểu
hiện về kỹ thuật của hành động, khi nắm được cách hành động tức là có KN.
Như vậy, điểm chung của các tác giả trên nhấn mạnh KN là sự vận dụng các
kỹ thuật hành động, khi con người vận dụng phương thức thực hiện hoạt động thì
con người có KN. Những quan điểm trên đã đưa ra những kiến thức hết sức nền
tảng và phân loại KN như là một kỹ thuật của hành động nhưng đều giống nhau ở
chỗ đó là các tác giải chưa bàn đến kết quả của hành động. Ngoài ra, nếu nói KN là
16

phương thức thực hiện hành động thì chưa đủ, bởi nếu cá nhân chỉ có phương thức
hành động đúng cũng không thể kết luận rằng họ có KN hoạt động. Như vậy, đâu
mới là cách hiểu đúng về KN?
Cách tiếp cận thứ hai, xem KN là biểu hiện năng lực của con người
Theo N.Đ Lêvitôp thì “KN là sự thực hiện có kết quả của một động tác nào đó
hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức
đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả” (trích
trong N.Đ. Levitôp 1970, tr.190).
Với K.K. Platonov (1967) cho rằng: “Cơ sở tâm lý của những KN là sự thông
hiểu mối liên hệ giữa mục đích và hành động, các điều kiện và phương thức hành
động”. Lúc này, KN được hiểu như là năng lực của người thực hiện công việc có
kết quả với chất lượng cần thiết trong những điều kiện khác nhau và trong khoảng
thời gian tương ứng. Như vậy tri thức, kinh nghiệm và sự linh hoạt, sáng tạo của
con người đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành KN (trích trong Bùi
Thị Xuân Mai, 2007, tr.17).
A.V. Petrovski cũng khẳng định: “KN là sự vận dụng tri thức, kỹ xảo đã có để
lựa chọn và thực hiện nhưng phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt
ra” (trích trong A.V. Petrovski, 1982, tr.89).
Tựu chung, các tác giả đều thống nhất KN là khả năng chuyển hóa tri thức
thành năng lực hành động của cá nhân. Nó luôn gắn liền với một hành động hoặc
hoạt động nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định.
Cách tiếp cận thứ ba, KN được xem là hành vi ứng xử
Khác với hai cách tiếp cận trên, một số tác giả J.N Richard (2003), Robert
L. Gibson (1995), Chu Liên Anh lại xem xét KN trong phạm vi hẹp hơn.
Tác giả Richard N.J (2003) coi KN là hành động được thể hiện ra bên
ngoài, chịu sự chi phối của cách cảm nhận và suy nghĩ của cá nhân. Lúc này, KN
không còn dừng ở vận dụng tri thức vào hoạt động tạo ra kết quả mà còn cần có thái
độ, quan điểm, giá trị của cá nhân (trích trong Richard N.J, 2003).
Theo Robert L. Gibson (1995) cũng nhận định hành vi của một người chính là
KN được thể hiện ra ngoài của người đó (trích trong Robert L. G, Marianne H.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *