10659_Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

luận văn tốt nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
—————————

ĐỖ XUÂN LUẬN

PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

L
LU
UẬ
ẬN
N
V

ĂN
N
T
TH
HẠ
ẠC
C
S
SỸ

K
KI
IN
NH
H
T
TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
—————————

ĐỖ XUÂN LUẬN

PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 – 31 – 10

L
LU
UẬ
ẬN
N
V

ĂN
N
T
TH
HẠ
ẠC
C
S
SỸ

K
KI
IN
NH
H
T
TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH THỌ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 06 năm 2009

Tác giả luận văn

Đỗ Xuân Luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
4
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ
quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị
Minh Thọ, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.

Tôi trân trọng cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh
doanh Thái Nguyên; Các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế, Khoa Khuyến nông & Phát
triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Cán bộ Trung tâm Hỗ trợ phát
triển bền vững Việt Bắc – Đa
̣ i ho
̣ c Tha
́ i Nguyên , những người đã trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Phòng Công thương, Phòng
Thô
́ ng kê, các xã và các hộ điều tra ở huyện Phổ Yên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu và kiểm nghiệm những kết quả nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 06 năm 2009

Tác giả luận văn

Đỗ Xuân Luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
5
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
i
Lời cam đoan
ii
Lời cảm ơn
iii
Mục lục
iv
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
viii
Danh mu
̣ c ca
́ c ba
̉ ng

ix
Danh mục các biểu đồ, sơ đô
̀
x

MỞ ĐẦU
1
1. Sự cần thiết của đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2
4. Đóng góp mới của luận văn
3
5. Bố cục của luận văn
3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

4
1.1. Cơ sở lý luận về nghề tiểu thủ công nghiệp
4
1.1.1. Một số khái niệm
4
1.1.2. Vai trò của các nghề TTCN
4
1.1.3. Đặc trưng của nghề thủ công
9
1.1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các nghề TTCN
10
1.1.5. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta có liên quan đến phát
triển các nghề TTCN
15
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển các nghề TTCN
17
1.2.1. Phát triển các nghề TTCN ở một số nước Châu Á
17
1.2.1.1. Nhật Bản
17
1.2.1.2. Ấn Độ
18
1.2.1.3. Thái Lan
20
1.2.1.4. Inđônêxia
21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
6
1.2.2. Phát triển các nghề TTCN ở Việt Nam
22
1.2.2.1. Nghề gốm sứ
23
1.2.2.2. Nghề đan lát mây tre, chiếu cói
24
1.2.2.3. Nghề đóng gỗ cao cấp, chạm khắc gỗ
24
1.2.2.4. Nghề kim hoàn
25
1.2.2.5. Một số nét về tình hình phát triển các nghề TTCN ở tỉnh Thái Nguyên
29
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với sự phát triển các nghề TTCN ở
Việt Nam nói chung và đối với huyện Phổ Yên nói riêng
29
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
31
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu

31
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
31
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
31
1.3.2.2. Phương pháp thống kê
32
1.3.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
32
1.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
33
1.4.1. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
33
1.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
34
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TTCN Ở HUYỆN
PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
35
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
35
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
39
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện
42
2.1.4. Đa
́ nh giá về điều kiện tự nhiên
, kinh tế – xã hội của huyện Phổ Yên ảnh
hưởng đến sự phát triển các nghề TTCN
45
2.2. Thực trạng phát triển các nghề TTCN ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
48
2.2.1. Tình hình phát triển chung của các nghề TTCN
48
2.2.2. Thực trạng phát triển một số nghề TTCN
53
2.2.2.1. Nghề mây tre đan
53
2.2.2.2. Nghề chế biến chè khô
63
2.2.2.3. Nghề sản xuất gạch đất nung
73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
7
2.2.4. Những nhận xét, đánh giá chung về thực trạng phát triển các
nghề TTCN ở Phổ Yên
85
2.2.3.1. Những thành tựu đạt được
85
2.2.3.2. Những tồn tại
86
2.2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu
87
CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC NGHỀ TTCN Ở HUYỆN PHỔ
YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
89
3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển các nghề TTCN ở huyện
Phổ Yên trong thời gian tới
89
3.2. Những giải pháp chủ yếu
91
3.2.1. Những giải pháp chung
91
3.2.1.1. Giải pháp về thị trường
91
3.2.1.2. Giải pháp về vốn
94
3.2.1.3. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động
96
3.2.1.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
98
3.2.1.5. Giải pháp về quy hoạch, phát triển nguồn nguyên liệu
100
3.2.1.6. Phát triển các nghề TTCN gắn với bảo vệ môi trường
101
3.2.1.7. Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế của nhà nước trong
việc phát triển các nghề TTCN
103
3.2.2. Những giải pháp riêng cho các nghề TTCN
106
3.2.2.1. Đối với nghề mây tre đan
106
3.2.2.2. Đối với nghề sản xuất gạch nung
107
3.2.2.3. Đối với nghề chế biến chè khô
111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
116

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Diễn giải
1
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
2
CN
Công nghiệp
3
GTSX
Giá trị sản xuất
4
UBND
Ủy ban nhân dân
5
CC
Cơ cấu
6
GT
Giá trị
7
SL
Số lượng
8

Lao động
9
HTX
Hợp tác xã
10
Tr. đ
Triệu đồng
12

Quyết định
13

Nghị định
14
TTg
Thủ tướng chính phủ
15
THCS
Trung ho
̣ c cơ sơ
̉
16
THPT
Trung ho
̣ c phô
̉ thông
17
BTVH

̉ tu
́ c văn ho
́ a

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng thủ công Việt Nam
28
Bảng 2.1
Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất ở huyện Phổ Yên
37
Bảng 2.2
Tình hình dân số và lao động của huyện Phổ Yên năm 2008
39
Bảng 2.3
Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên 2004 – 2008
43
Bảng 2.4
Hình thức tổ chức sản xuất và số lao động tham gia ở một số nghề
TTCN của huyện Phổ Yên năm 2008
49
Bảng 2.5
Giá trị sản xuất ngành TTCN phân theo loại hình kinh tế
51
Bảng 2.6
Sản lượng một số sản phẩm TTCN qua các năm
52
Bảng 2.7
Sản lượng và giá trị sản phẩm mây tre đan năm 2008
54
Bảng 2.8
Vốn trong các hộ làm nghề mây tre đan
55
Bảng 2.9
Tình hình lao động trong các hộ làm nghề mây tre đan
57
Bảng 2.10 Tình hình sử dụng nguyên liệu mây tre đan
58
Bảng 2.11 Thị trường tiêu thụ sản phẩm mây tre đan năm 2008
59
Bảng 2.12 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ làm nghề mây tre đan năm 2008
60
Bảng 2.13 Phân tích SWOT cho nghề mây tre đan Phổ Yên
62
Bảng 2.14 Hình thức chế biến chè khô theo giai đoạn
64
Bảng 2.15 Chi phí chế biến cho 100 kg chè thành phẩm
68
Bảng 2.16 Hiệu quả kinh tế của hoạt động chế biến chè
70
Bảng 2.17 Phân tích SWOT cho nghề chế biến chè khô
72
Bảng 2.18 Thống kê các mỏ sét nguyên liệu ở Phổ Yên
75
Bảng 2.19 Sản lượng gạch nung trên địa bàn huyện
77
Bảng 2.20 Tình hình vốn bình quân một hộ điều tra
78
Bảng 2.21 Kết quả và hiệu quả sản xuất gạch đất nung
79
Bảng 2.22 Dự báo nhu cầu gạch đất nung Phổ Yên
82
Bảng 2.23 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu chính và năng lượng điện
83
Bảng 2.24 Phân tích SWOT cho nghề sản xuất gạch đất nung
85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
10
DANH MU
̣ C CA
́ C BIÊ
̉ U ĐÔ
̀ , SƠ ĐÔ
̀

Tên biê
̉ u đô
̀ ,
sơ đô
̀

̣ i dung
Trang
Biê
̉ u đô
̀ 2.1
Tình hình sử dụng đất đai ở Phổ Yên
37
Biê
̉ u đô
̀ 2.2
Cơ câ
́ u lao đô
̣ ng la
̀ m viê
̣ c trong ca
́ c nga
̀ nh kinh tê
́
40
Biê
̉ u đô
̀ 2.3
Cơ câ
́ u kinh tê
́ huyê
̣ n Phô
̉ Yên năm 2008
43
Biê
̉ u đô
̀ 2.4
Cơ câ
́ u gia
́ tri
̣ sa
̉ n xuâ
́ t nga
̀ nh TTCN phân theo loa
̣ i hi
̀nh kinh tê
́
51
Sơ đô
̀ 2.1
Cây vâ
́ n đê
̀ cho nghê
̀ mây tre đan ơ
̉ Phô
̉ Yên
63
Sơ đô
̀ 2.2
Quy tri
̀nh chê
́ biê
́ n che
̀ khô thu
̉ công
65
Sơ đô
̀ 2.3
Tình hình tiêu thụ chè
69
Sơ đô
̀ 2.4
Cây vâ
́ n đê
̀ cho nghê
̀ chê
́ biê
́ n che
̀ khô thu
̉ công
73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Từ xa xưa, các nghề tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng quê Việt Nam.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế, sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp rất có ý nghĩa trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông
nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ
công nghiệp ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Một cuộc
điều tra của Bộ công nghiệp cho thấy làng nghề Việt Nam đang sử dụng 1,3
triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3 – 5 triệu lao động thời vụ đã khẳng
định được vị trí quan trọng của làng nghề trong nền kinh tế nói chung. Làng
nghề phát triển góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá nhiều
người thất nghiệp; giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra
bộ mặt đô thị mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương
và làm giàu trên quê hương mình. Ngoài ra, việc phát triển các nghề tiểu thủ
công nghiệp, đặc biệt là các nghề truyền thống còn có một ý nghĩa khác là sử
dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em ma
̀ các khu vực kinh tế khác
không nhận [2].

Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, có 18 đơn vị hành
chính, gồm 15 xã và 3 thị trấn. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 256,68
km2, dân số 139.961 người, mật độ trung bình 545,27 người/km2. Trong
những năm qua, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát
triển kinh tế huyện. Các ngành kinh tế khác trong đó có ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp đã và đang từng bước được khôi phục và phát triển, những kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
2
quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng lại có xu hướng tăng lên cùng với sự
phát triển của nền kinh tế [24].

Một số công trình nhằm bảo tồn và phát huy các nghề tiểu thủ công
nghiệp, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho
khu vực nông thôn chủ yếu còn tập trung vào những vùng có quy mô sản xuất
tiểu thủ công nghiệp lớn, việc nghiên cứu hoạt động sản xuất tiểu thủ công
nghiệp ở những vùng có quy mô sản xuất nhỏ, đặc biệt đối với khu vực trung
du miền núi như huyện Phổ Yên chưa thực sự được quan tâm đến.

Nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề có tính chất lý luận và thực
tiễn về phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên,
xác định những hướng đi phù hợp trong tiến trình phát triển kinh tế, đặc biệt
là kinh tế hộ gia đình, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển các nghề tiểu thủ công
nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” cho Luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

– Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các nghề tiểu thủ
công nghiệp.

– Phân tích và đánh giá tình hình phát triển các nghề tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân trong phát triển các nghề TTCN.

– Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các loại hình sản xuất sản
phẩm tiêu biểu, sử dụng nhiều lao động, có tiềm năng phát triển như nghề
mây tre đan, nghề sản xuất gạch đất nung và nghề chế biến chè khô thủ công.
– Phạm vi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
3
+ Về không gian: Tại địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, trong
đó tập trung vào một số xã như Tiên Phong, Trung Thành, Đắc Sơn, Phúc
Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Bắc Sơn.
+ Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thống kê qua 5
năm (từ năm 2004 đến năm 2008) và số liệu điều tra về tình hình phát triển
các nghề tiểu thủ công nghiệp năm 2008.
4. Đóng góp mới của luận văn
– Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các
nghề tiểu thủ công nghiệp.
– Phân tích và đánh giá được tình hình phát triển các nghề tiểu thủ công
nghiệp ở huyện Phổ Yên, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển
các nghề tiểu thủ công nghiệp của huyện.
– Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ
công nghiệp ở huyện Phổ Yên.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Thực trạng phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ công
nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
4
CHƢƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

1.1.1. Một số khái niệm
– Nghề thủ công: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản
xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của
công nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết
định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay.
Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công
cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản [2].
– Thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ
công. Cũng có khi gọi là ngành nghề thủ công [2].
– Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao
gồm các nghề thủ công và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công
nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các nghề thủ công phát triển thành [2].
– Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là làng có nghề tiểu thủ công nghiệp
phát triển với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ nghề TTCN nhất định, trở
thành nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu được của người dân trong
làng. Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ 20% hay 30%, ở Việt Nam đang có xu
hướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề và thu nhập của làng từ nghề
thủ công. Tỷ lệ đó được duy trì và ổn định trong nhiều năm [2].

1.1.2. Vai trò của các nghề tiểu thủ công nghiệp

* Phát triển các nghề TTCN là góp phần phát triển công nghiệp nông thôn
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
5

Phát triển các nghề TTCN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập,
tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển các nghề TTCN sẽ nâng tỷ trọng của công nghiệp trong cơ
cấu kinh tế ở nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời
với thúc đẩy phát triển công nghiệp, phát triển các làng nghề sẽ kéo theo phát
triển nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiêu thụ sản
phẩm của công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các
nghề dịch vụ… Do vậy, phát triển các nghề TTCN sẽ góp phần tích cực vào
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn [2].

* Phát triển các nghề TTCN góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập
cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn

Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng cao
đời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta. Với
diện tích đất canh tác bình quân vào loại thấp và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc
làm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (hiện khoảng 30 – 35% lao động
nông thôn). Do vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông
thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều mặt và đồng bộ của các
ngành nghề và khu vực. Việc mở mang, đầu tư phát triển ngành nghề ở các
làng nghề là biện pháp tốt nhất để huy động nguồn lao động này. Bởi vì, sản
xuất TTCN chủ yếu thực hiện bằng tay, không đòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ
thuật như đối với các lĩnh vực sản xuất khác. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
tuy có quy mô nhỏ, thậm chi chỉ là sản xuất của các hộ gia đình nhưng đã thu
hút một số lượng khá lớn lao động nông thôn. Nhiều làng nghề ở nước ta hiện
thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề. Sự phát
triển của làng nghề không những chỉ thu hút lao động ở gia đình làng xã mình
mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác. Ngoài ra, sự phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
6
triển của các làng nghề còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo
ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Mặt khác, cần chú ý đến ý nghĩa xã hội của những việc làm được tạo ra
ở các làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề đã có vài trò tích cực trong
việc hạn chế di dân tự do. Người dân nông thôn luôn có tâm lý gắn bó với làng
quê, do vậy khi đã có việc làm và thu nhập ổn định, mà nguồn thu nhập này lại
cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì họ sẽ không muốn đi tìm việc nơi
khác. Việc phát triển làng nghề theo phương châm “ly nông, bất ly hương”
không chỉ có khả năng lớn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao động, mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do từ
nông thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác ở nước ta hiện nay. Hoạt
động sản xuất TTCN của làng nghề không chỉ tạo ra một số lượng lớn lao động
mà còn giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp nhàn rỗi sau vụ
sản xuất. Ở nhiều làng nghề, những người nông dân, trong những vụ nông nhàn
hoặc ngoài giờ ra đồng lại chính là những người thợ thủ công tài hoa. Bên cạnh
đó, các cơ sở sản xuất thủ công trong làng nghề còn thu hút được một lực
lượng đông đảo người già, trẻ em, người tàn tật tham gia sản xuất ở những
công đoạn đơn giản. Theo ước tính của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, những
nhóm đối tượng này chiếm đến 30 – 35% lao động đang làm việc trong các
làng nghề.

Bên cạnh đó, tạo thêm công ăn việc làm sẽ làm tăng thu nhập của người
lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Đây cũng
là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề quốc kế
dân sinh. Thực tế là trong những năm qua, sự phục hồi và phát triển của các
làng nghề đã có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông
thôn. Thu nhập của các hộ làm nghề thủ công ở các làng nghề cao hơn từ 2 – 8
lần thu nhập của hộ thuần nông. Ở các làng có nghề, tỷ lệ hộ khá và giàu thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
7
rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thường rất thấp và hầu như không có hộ đói. Thu nhập từ
nghề thủ công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập đã đem lại cho người dân ở
các làng nghề một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn cả về vật chất lẫn tinh thần [2].

* Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần phát triển kinh tế
địa phương và xây dựng nông thôn mới

Phát triển các nghề TTCN góp phần tăng thu nhập của người dân, đồng
thời đã tạo ra nguồn tích luỹ khá lớn và ổn định cho các hộ gia đình cũng như
cho ngân sách địa phương. Vì vậy, nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn được huy động từ sự đóng góp của người dân tại các địa
phương có làng nghề phát triển cũng khác hẳn so với các địa phương không
có nghề. Ở làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề vùng Đồng bằng sông
Hồng, gần như 100% đường làng, ngõ xóm đều được bê tông hoá hoặc lát
gạch hoặc chạt xỉ vôi. Các địa phương này đều có trường mầm non, tiểu học,
phổ thông cơ sở khang trang. Hệ thống điện nước được cải tạo và nâng cấp.
Đời sống văn hoá tinh thần của người dân được cải thiện và từng bước được
nâng cao. Sức mua của người dân có xu hướng tăng, góp phần tạo điều kiện
cho thị trường hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ phát triển. Thu hẹp dần khoảng
cách giữa thành thị và nông thôn và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá [2].

* Hoạt động sản xuất kinh doanh của các nghề TTCN góp phần làm
tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế

Phát triển nghề TTCN có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh
tế, xã hội nông thôn. Với quy mô nhỏ bé, được phân bổ rộng khắp ở các vùng
nông thôn, hàng năm các làng nghề luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm
hàng hoá khá lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, đóng
góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói
riêng. Năng lực sản xuất, kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
8
thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Thực tế cho thấy ở địa
phương nào có nhiều làng nghề thì ở đó kinh tế hàng hoá phát triển [2].

* Các nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển góp phần phát huy tiềm
năng, thế mạnh nội lực của địa phương

Các nghề thủ công trong làng nghề cho phép khai thác triệt để hơn các
nguồn lực ở địa phương, cụ thể là nguồn lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn.
Làng nghề truyền thống có thể làm được điều này vì nó có nhiều loại quy mô,
dễ dàng chuyển hướng kinh doanh v.v…

Một khi các nghề TTCN ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một
đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua lực
lượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng
vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng
cạnh tranh trên thị trường lớn. Như vậy các nghề TTCN càng phát triển mạnh
nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa
khi cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện
thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao
tính tổ chức kỷ luật. Đồng thời trình độ văn hoá của người lao động ngày một
nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề [2].

* Phát các nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương

Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hoá Việt
Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống. Văn
hoá làng nghề với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết
thống, láng giềng, hôn nhân, nghề nghiệp với các phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc thái riêng, tạo nên bản sắc truyền thống
văn hoá phong phú sâu đậm của dân tộc ta. Vì vậy, để các làng nghề truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
9
thống mai một cũng tức là đánh mất đi một phần máu thịt của nhiều thế hệ,
đánh mất một vốn quý của dân tộc.

Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, xã hội và văn hoá thu nhỏ. Nó
bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật từ đời này sang đời khác, hun
đúc các thế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc
riêng. Bởi vậy, các làng nghề truyền thống với những bàn tay vàng của người
thợ thủ công cần được coi trọng, bảo tồn và phát triển. Bảo tồn và phát triển
các làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt
Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá
Việt Nam. Điều đó không gì khác là giữ gìn và phát huy một bộ phận của nền
văn minh nhân loại, làm tăng những giá trị văn hoá truyền thống trong một
thế giới đa phương tiện thông tin và đầy biến động.
Với vai trò to lớn của làng nghề trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn, để khôi phục và phát triển làng nghề đòi hỏi
các cấp chính quyền phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của làng
nghề; kịp thời có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề phát triển phù hợp với
đặc điểm từng địa phương cũng như yêu cầu của thị trường [2].

1.1.3. Đặc trƣng của nghề thủ công nghiệp

Nghề tiểu thủ công nghiệp có một số nét đặc trưng nổi bật sau đây:

– Ra đời và phát triển trên cơ sở kỹ thuật tinh xảo và tài hoa của đôi tay
và trí óc của các nghệ nhân, được truyền từ đời này sang đời khác, được mọi
lứa tuổi tiếp thu và có hành nghề.

– Đáp ứng được nhu cầu của xã hội ở các địa phương và trong cả nước
nên giá trị và giá trị sử dụng khá cao. Nét nổi bật là nguyên vật liệu được khai
thác tại chỗ, nhiều nghề đã tạo được danh tiếng về sản xuất của một làng, một
vùng quê và nhiều nơi biết đến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
10

– Kết tinh được nhiều truyền thống, tinh hoa của dân tộc, tạo nên đặc
thù phản ánh thói quen của nhân dân bao đời. Trong đó, nổi bật là các thói
quen sử dụng nguyên vật liệu, thói quen sử dụng công cụ tinh xảo; thói quen
về tạo hình sản phẩm; thói quen trang trí thông qua dùng màu sắc, hình thể;
thói quen về thể hiện kỹ năng, kỹ xảo trong các thao tác trên cơ sở sử dụng
linh hoạt, mềm dẻo các công cụ lao động một cách tinh tế với sự cảm nhận
khác nhau. Tính đặc thù này đã tạo nên các sản phẩm phong phú, tinh tế, với
độ kỳ công cao, khiến sản phẩm trở nên độc đáo, quyến rũ người sử dụng.

– Sản phẩm thể hiện sự tích hợp các kiến thức về tự nhiên, xã hội, môi
trường, văn hóa, khoa học kỹ thuật, tinh hoa văn hóa dân tộc và truyền thống
đẹp trong đời sống xã hội qua nhiều thời đại. Tuy buổi đầu chỉ xuất phát từ
công cụ thủ công nhưng với tài khéo léo và sự cảm thụ sâu sắc của các nghệ
nhân đã tạo nên các sản phẩm thiết dụng, độc đáo. Ngày nay, nếu kết hợp
khéo léo với trang thiết bị hiện đại và công nghệ cao, chắc chắn sẽ tạo bước
phát triển mới của các nghề truyền thống với chất lượng, hiệu quả cao mà vẫn
thể hiện được tài hoa của nghệ nhân và tính độc đáo của sản phẩm truyền
thống Việt Nam [2].

1.1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phát triển của các
các nghề tiểu thủ công nghiệp

Quá trình hình thành và phát triển của các nghề TTCN chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong đó thì các nhân tố kinh tế –
xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
sự phát triển gồm có:
* Nhu cầu thị trường
Sự tồn tại và phát triển của các nghề TTCN phụ thuộc rất lớn vào khả
năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến
đổi của thị trường. Những nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
11
của thị trường thường có sự phát triển nhanh chóng. Sự thay đổi nhu cầu của
thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của các nghề TTCN. Những nghề
mà sản phẩm của nó phù hợp với nhu cầu của xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn
thì vẫn phát triển bình thường. Ngay cả trong mỗi một nghề, cũng có những
làng nghề phát triển, trong khi một số làng nghề khác lại không phát triển
được, do sản phẩm làm ra chỉ là những sản phẩm truyền thống, ít chú ý đến sự
thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm đáp ứng được sự thay
đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường [2].
* Cơ chế chính sách về phát triển các nghề TTCN

Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
hay suy vong của các nghề TTCN. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến
nay, khi các hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ
trong nông thôn, các doanh nghiệp tư nhân được phép phát triển chính thức,
thì các nghề TTCN đã có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh. Chính sách
mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới cũng làm cho
một số sản phẩm có điều kiện phát triển vì mở rộng được thị trường, nhất là
hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có sản phẩm thêu ren truyền thống, nhưng
đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng nước ngoài tràn vào thị trường trong
nước khá nhiều, làm cho sản phẩm của các làng nghề khó có thể cạnh tranh
nổi với sản phẩm ngoại nhập, làm hạn chế sự phát triển của một số làng nghề.
Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nếu không có chính sách phát triển hợp
lý đối với sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp thì các
làng nghề cũng khó có điều kiện phát triển [2].

* Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản
xuất, kinh doanh nào. Sự phát triển của các nghề TTCN cũng không nằm
ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất. Trước đây, vốn của các hộ sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
12
xuất, kinh doanh trong các nghề TTCN rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của
từng gia đình hoặc vay mượn của bà con họ hàng, láng giềng, nên quy mô sản
xuất không mở rộng được. Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản
xuất, kinh doanh phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư, cải tiến công nghệ, đưa
thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, công việc có thể thay
thế kỹ thuật lao động thủ công được, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường [2].

* Yếu tố nguyên vật liệu

Yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
TTCN. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sản xuất
tới nơi có nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản
phẩm của các đơn vị sản xuất. Cho nên, các làng nghề thường chú ý nhiều đến
yếu tố nguyên vật liệu. Trước đây, phần lớn các làng nghề được hình thành do
có nguồn nguyên vật liệu tại chỗ và nghề nghiệp chủ yếu được gắn bó với
nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ
của nhiều làng nghề truyền thống đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi
khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hưởng tới việc đảm bảo
nguồn nguyên liệu cho các làng nghề. Trong điều kiện khoa học và công nghệ
phát triển như hiện nay, nguyên vật liệu cho các làng nghề đã có sự phong
phú, đa dạng. Một loại nguyên vật liệu có thể dùng cho nhiều loại sản phẩm,
ngược lại một loại sản phẩm có thể dùng nhiều loại nguyên vật liệu thay thế.
Vì vậy, vấn đề chọn lựa và sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế hợp lý,
theo hướng đa dạng hóa, giá rẻ, bảo đảm cho quy trình sản xuất nhanh, đảm
bảo sảm phẩm của các làng nghề có được chất lượng cao, giá thành hạ là điều
cần được quan tâm [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
13

* Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu
chính – viễn thông,… có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát
triển của các nghề TTCN, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất.

Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống thường nằm trên các đầu mối
giao thông thủy, bộ khá thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát triển
rộng khắp, khi mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề không chỉ ở
tại địa phương mà vươn tới các thị trường xa xôi khác, khi mà nguồn nguyên
liệu tại chỗ đã cạn kiệt phải vận chuyển từ nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống
giao thông vận tải phát triển thuận lợi đối với các làng nghề là rất quan trọng.

Trong công cuộc CNH, HĐH, sự phát triển của các nghề TTCN chịu
ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện, nước và thoát nước, trong việc
đưa thiết bị, công nghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền,
làm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

Sự phát triển của các nghề TTCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường
chịu tác động mạnh bởi yếu tố thông tin nói chung, bưu chính viễn thông nói
riêng. Nó sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính
xác những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm
trên thị trường, để có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm,
chợ nông thôn, trường học, bệnh viện… cũng là những nhân tố tích cực giúp cho
việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có sức khỏe, trình
độ tri thức và kỹ thuật tay nghề cao, tạo điều kiện cho các nghề TTCN phát triển [2].

* Trình độ kỹ thuật và công nghệ

Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng
đối với bất kỳ ngành nghề nào, sản phẩm nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
14
năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh
tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường và cuối cùng là quyết định
đến sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào đó.
Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất TTCN vẫn sử dụng thiết bị thủ công,
công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có tính chất cha truyền con
nối trong từng hộ gia đình là chính. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với năng
suất, số lượng và chất lượng sản phẩm thấp kém, không đồng bộ, giá thành
cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề. Để đa dạng
hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất kinh doanh không
thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng một số tiến bộ khoa học
công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất [2].

* Yếu tố truyền thống

Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các nghề
TTCN, là nhân tố quan trọng không chỉ chi phối các hoạt động sản xuất mà
chi phối cả tiêu dùng và đời sống của cư dân nông thôn. Sự bình ổn của các
nghề TTCN là điều kiện tạo ra truyền thống và truyền thống lại góp phần giúp
nghề phát triển ổn định hơn, truyền thống cao hơn. Yếu tố truyền thống có
những tác động trái ngược nhau tới sự phát triển của các nghề TTCN.

Trong các nghề truyền thống, bao giờ cũng có các thợ cả, nghệ nhân có
trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, là
những hạt nhân để duy trì và phát triển của nghề. Họ và cơ sở cho sự tồn tại
bền vững của các nghề TTCN trước mọi thăng trầm và đảm bảo duy trì những
nét độc đáo truyền thống. Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét
đặc trưng văn hóa của từng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm có tính độc
đáo và có giá trị cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
15

Song, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, không thể chỉ có kinh
nghiệm cổ truyền, mà còn phải có khoa học và công nghệ hiện đại, phải có
những con người có đầu óc kinh doanh năng động, sáng tạo. Yếu tố truyền
thống trong điều kiện hiện nay có tác dụng hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực,
đối với sự phát triển của các làng nghề. Việc khó là làm sao đưa được những
tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại vào nhưng vẫn giữ được những
yếu tố truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và những sản phẩm
của các làng nghề phải được tiếp nhận trong thị trường của xã hội hiện đại [2].

1.1.5. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta có liên
quan đến phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001 –
2010 đã khẳng định “… đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với
nhu cầu, thị hiếu và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề và cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động ở nông
thôn, … phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các
khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng
nghề gắn liền với thị trường trong nước và xuất khẩu…”. Qua đó, có thể nhận
thấy phát triển các làng nghề gắn liền với thị trường trong nước và xuất khẩu
nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Chính phủ cũng đã
đưa ra nhiều chính sách, biện pháp ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn: Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg
ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến
khích tạo điều kiện thuận lợi và áp dụng những chính sách nhằm đảm bảo
quyền lợi cho các cơ sở sản xuất và ngành nghề nông thôn, đặc biệt là các
ngành, nghề TTCN, nhằm thoả mãn yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu,
thu hút lao động và góp phần tạo công ăn việc làm ở nông thôn, xoá đói giảm

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *