10346_Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cần Thơ

luận văn tốt nghiệp

ơ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG ĐOÀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2012

ơ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG ĐOÀN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ TẤN NGHIÊM

Đồng Nai, 2012
i

ơ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN TRỌNG ĐOÀN
ii

ơ
LỜI CẢM ƠN

Đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành
phố Cần Thơ”, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy
cô và sự hỗ trợ của các cơ quan của thành phố Cần Thơ.

Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Tấn Nghiêm – Trường Đại học Cần Thơ, là thầy
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Chân thành cám ơn các Thầy Cô Trường ĐH Lâm Nghiệp và Trường Đại học
Cần Thơ đã hỗ trợ và góp ý trong quá trình nghiên cứu phân tích luận văn, để tôi có thể
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Chân thành cám ơn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê thành phố Cần Thơ ….đã hỗ trợ và
góp ý trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Vì những nguyên nhân khách quan và thời gian thực hiện không nhiều nên bài
viết không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô và toàn thể các bạn.

Tác giả luận văn
Nguyễn Trọng Đoàn

iii

ơ
Trang

LỜI CAM ĐOAN
……………………………………………………………………………………
i

LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………….ii

MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………….. iii

DANH MỤC BẢNG
……………………………………………………………………………..
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ………………………………………………………………………….viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
……………………………………………………………..viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………
1

1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………………………………. 2
2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………………………….. 2
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
……………………………………………………………………….. 2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ……………………………………………………………………………. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
………………………………………………………… 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………… 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………… 3
3.2.1. Phạm vi về nội dung …………………………………………………………………….. 3
3.2.2. Phạm vi về không gian …………………………………………………………………. 3
3.2.3. Phạm vi về thời gian …………………………………………………………………….. 3
4 Nội dung nghiên cứu
……………………………………………………………………………………………. 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU …….. 4
1.1.TỔNG LUẬN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ……………………………………… 4
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN …………………………………………………………………………………………. 5
1.2.1.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp …………………
……5
1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. …………………………………………………………………………….. 5
iv

ơ
1.2.1.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
…………………………………….. 7
1.2.1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ……………………………………… 8
1.2.1.4. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp………………………… .9
1.2.2. Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ………………………………………………………. 10
1.2.2.1. Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH ………… 11
1.2.2.2. Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu hai khu vực ……………………………….. 13
1.2.2.3. Nhóm lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững
………………………. 18
1.2.3.Yêu cầu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ……………………….. 20
1.2.3.1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ……………………………………. 20
1.2.3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ………………………………………… 22
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ………………………. 24
1.2.4.1. Nhóm các nhân tố kinh tế ……………………………………………………………………………. 25
1.2.4.1. Nhóm các nhân tố phi kinh tế ……………………………………………………………………… 26
1.2.5. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế …..27
1.2.6. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số
nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ……………………………………………. 29
1.2.6.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số
nước trong khu vực ………………………………………………………………………………… 29
1.2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ……………………………………………… 35

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………………… 37
2.1- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………. 37
2.1.1.Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên 37
2.1.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………………………………………………………. 37
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên ……………………………………………………………………………………….. 39
2.1.2. Nguồn lực Kinh tế-xã hội
……………………………………………………………43
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………
51

v

ơ
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………. 53
3.1- THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TP CẦN
THƠ GIAI ĐOẠN 2000-2010 …………………………………………………………………………………. 53
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
……………………………………………………………………………… 53
3.1.1.1.Chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) ………………………………………………………. 53
3.1.1.2.Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ……………………………………………………………….. 55
3.1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ………………………………………………………………… 59
3.1.2.1.Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm Ngành Nông
Lâm nghiệp và Thủy sản ……………………………………………………………………………………………… 59
3.1.2.2.Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trong nội bộ
Ngành Nông nghiệp
……………………………………………………………………………………………….. 62
3.1.2.3.Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ Ngành Lâm nghiệp
………………………. 66
3.1.2.4.Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ Ngành Thủy sản
………………………….. 67
3.1.3. Phân tích tăng trưởng bình quân Ngành Nông nghiệp và từng phân ngành kinh tế
trong nông nghiệp giai đoạn 2000-2005 và 2005-2010 ……………………………………………….. 68
3.1.3.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân trong toàn bộ Ngành Nông nghiệp………………………… 68
3.1.3.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong nội bộ ngành nông nghiệp
………………………….. 69
3.1. 3.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành lâm nghiệp ………………………………………… 69
3.1.3.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành thủy sản ……………………………………………. 70
3.1.4. Phân tích tác động của các nhân tố tác động chủ yếu đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp……………………………………………………………………………………… 72
3.1.4.1. Các nhân tố kinh tế ……………………………………………………………………………………….. 72
3.1.4.2. Các nhân tố phi kinh tế chủ yếu ………………………………………………………………………. 81
3.1.5. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế …….
85
3.1.6. Đánh giá một số chỉ tiêu về tăng trưởng nông nghiệp bền vững ……………………………..
91
3.1.7. Nhận xét – Đáng giá chung
……………………………………………………………………………… 93

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN THEO
HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ………………………………………………. 95
3.3.1. Quan điểm chung ……………………………………………………………………………………………… 95
3.3.2. Phương hướng
………………………………………………………………………………………………….. 96
3.3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững
…….
97

vi

ơ
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
……………………………………………………………………….. 104
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………. 104
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………….. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………………….. 107
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………………… 109

vii

ơ
DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ …………………………………………….. 53
Bảng 3.2: Tăng trưởng tổng sản phẩm của thành phố Cần Thơ
……………………………………… 54
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Cần Thơ
…………………………………………….. 56
Bảng 3.4: Tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố Cần Thơ …………………………………….. 56
Bảng 3.5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông-lâm nghiệp và thuỷ sản
…………………………… 59
Bảng 3.6: Cơ cấu giá trị tăng thêm ngành Nông-lâm nghiệp và thuỷ sản ………………………… 60
Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp …………………………………… 62
Bảng 3.8: Cơ cấu giá trị tăng thêm của nội bộ ngành nông nghiệp
…………………………………. 63
Bảng 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất đối với trồng trọt …………………………………………………….. 64
Bảng 3.10: Cơ cấu giá trị sản xuất đối với chăn nuôi
…………………………………………………… 65
Bảng 3.11: Cơ cấu giá trị sản xuất của nội bộ ngành lâm nghiệp …………………………………… 66
Bảng 3.12: Cơ cấu giá trị sản xuất của nội bộ ngành thủy sản……………………………………….. 67
Bảng 3.13: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong Ngành Nông nghiệp …………………………….. 68
Bảng 3.14: Tốc độ tăng trưởng bình quân nội bộ ngành nông nghiệp …………………………….. 69
Bảng 3.15: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành lâm nghiệp
…………………………………… 70
Bảng 3.16: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành thủy sản
……………………………………… 70
Bảng 3.17: Cơ cấu vốn phân theo khu vực ………………………………………………………………… 72
Bảng 3.18: Cơ cấu vốn phân theo nội bộ Ngành nông nghiệp
……………………………………….. 73
Bảng 3.19: Cơ cấu lao động phân theo khu vực
………………………………………………………….. 75
Bảng 3.20: Cơ cấu lao động phân theo nội bộ Ngành nông nghiệp ………………………………… 76
Bảng 3.21: Hiện trạng sử dụng đất TP Cần Thơ …………………………………………………………. 78
Bảng 3.22: Số liệu GDP/người của thành phố Cần Thơ 2000-2010 ……………………………….. 90

viii

ơ
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang

Đồ thị 3.1: Số liệu về dân số TP Cần Thơ ……………………………………………………………47
Đồ thị 3.2: Cơ cấu lao động TP Cần Thơ
……………………………………………………………..48
Đồ thị 3.3: Tăng trưởng tổng sản phẩm ………………………………………………………………55
Đồ thị 3.4: Tăng trưởng giá trị sản xuất
……………………………………………………………….57
Đồ thị 3.5: Tăng trưởng GDP TP Cần Thơ …………………………………………………………..86

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Thuật ngữ
GDP
Gross Domestic Products
Tổng sản phẩm quốc nội
PCI
Per Capital Income
Thu nhập bình quân đầu người
GAP
Good Agricultural Practise
Phương pháp canh tác nông nghiệp an
toàn
IPM
Integrated Protect Management
Phương pháp phòng trừ dịch hại tổng
hợp
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long
TP Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ

1

ơ
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Phát
triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội của nước ta. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển,
đạt hiệu quả cao và bền vững, việc xác định và hoàn thiện một cơ cấu kinh
tế nông nghiệp hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh
tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những nội
dung chủ yếu của quá trình công nghiệp, hiện đại hóa đất nước. Đó là quá
trình biến đổi về chất, toàn diện và là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tiến bộ, phát huy lợi thế so sánh của từng khu vực, trong đó
phát triển một nền nông nghiệp và thị trường hàng hoá đa dạng trên cơ sở
một nền nông nghiệp gắn bó với công nghiệp, phát triển ngành nghề mới,
một hệ thống dịch vụ có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu phát triển trên địa
bàn nông thôn. Để phát triển thị trường nông thôn, có nhiều hệ thống các
giải pháp khác nhau, cả ở tầm vi mô và quản lý nhà nước.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với đầu tư cho
phát triển công nghệ và xúc tiến thương mại trên thị trường nông thôn. Đặc
biệt, cần có các chính sách đúng đắn của nhà nước từ trung ương đến địa
phương và sự năng động sáng tạo của các tổ chức kinh tế với tinh thần, ý
thức xây dựng và phát triển của người dân nông thôn, cũng như đội ngũ trí
thức vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
trong lộ trình phát triển của địa phương.
Với định hướng phát triển theo Nghị quyết 5-/NQTW của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 và Nghị quyết số
2

ơ
26-/NQTW ngày 05/8/2008 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Nên việc xác định việc chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp là đòn bẩy thúc đẩy trong quá trình sản xuất, đề ra mục tiêu
tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, thế mạnh của thành phố để đẩy mạnh
phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng tăng trưởng nông
nghiệp bền vững vì mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói
chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số
giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần
Thơ” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tập trung làm rõ cơ sở lý luận về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phân tích, đánh giá thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của TP Cần Thơ giai đoạn 2000-
2010. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo
hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp. Từ đó rút ra những vấn đề có tính phương
pháp luận cho việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp TP. Cần Thơ.
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở TP. Cần Thơ giai
đoạn 2000-2010.
3

ơ
(3) Đề xuất một số giải pháp giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP. Cần Thơ theo
hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu về cơ cấu nông nghiệp và quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các vấn đề liên quan đến đất đai nông
nghiệp và phi nông nghiệp, vốn đầu tư toàn xã hội, lực lượng lao động
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của TP Cần Thơ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành được phản ánh chủ yếu qua sự thay đổi
của giá trị sản xuất của ngành theo thời gian.

3.2.2. Phạm vi về không gian: luận văn nghiên cứu quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.
3.2.3. Phạm vi về thời gian: nghiên cứu này sử dụng các số liệu có liên
quan từ năm 2000 đến 2010

4. Nội dung nghiên cứu:
– Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
– Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố
Cần Thơ thời gian qua.
– Các giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp phát triển theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững.

4

ơ
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.TỔNG LUẬN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

 Lê Quốc Doanh (2006) đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa
học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học
chuyên ngành cấp nhà nước. Xây dựng được cơ sở và luận cứ khoa học
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm
phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững và nhằm thay đổi cơ cấu
kinh tế nông thôn Việt Nam theo hướng theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Với phương pháp phân tích thống kê theo hệ thống chỉ tiêu
đánh giá kết quả dịch chuyển của toàn quốc và toàn vùng và phân tích
ngành hàng sản phẩm, phân tích và dự báo thị trường, kinh tế học thể
chế.
 Nguyễn Trọng Uyên (2007) đã nghiên cứu đề tài “Cơ sở khoa học và
giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Luận án tiến sĩ. Làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng
sông Cửu Long trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng chuyển dịch
nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới.
Tài liệu nghiên cứu một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trên thế giới (Trung Quốc và Thái Lan); phân tích, đánh giá thực
trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng đồng bằng sông
Cửu Long trong thời kỳ 1996-2005; phân tích các yếu tố đến chuyển
5

ơ
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long;
và đưa ra các giải pháp trung và dài hạn cho một số mục tiêu mang định
hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và năm 2020.
 Trần Tuấn Anh (2007) đã nghiên cứu đề tài “Phương hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh đến năm 2015”, Luận án tiến
sĩ. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
có tính đến kinh nghiệm của một số nước và thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh để xác định phương hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh đến năm 2015. Với phương án chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là: khu vực II tăng 18,3% từ năm
2006 đến năm 2006, tưng ứng tăng khu vực III là 7,8% và sẽ giảm khu
vực I là 10,5%.
 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2007) đã nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ. Hệ thống hóa
cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh
Khánh Hòa. Với phương pháp thống kê mô tả, so sánh và chuyên gia để
đưa ra cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố tác động, các kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội do quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại.

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
6

ơ
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố
có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không
gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào
thực hiện các mục tiêu đã định.
Cơ cấu kinh tế thường gồm 3 phương diện hợp thành, đó là: (1) cơ
cấu ngành kinh tế: phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, là tổ hợp
các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các
ngành kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một
quốc gia; (2) cơ cấu thành phần kinh tế: biểu hiện hệ thống tổ chức kinh tế
với các chế độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội. cơ cấu thành phần
kinh tế cũng là nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng,
lãnh thổ trong quá trình phát triển; (3) cơ cấu vùng lãnh thổ: được hình
thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý Trong cơ cấu vùng
lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện cụ thể
của không gian lãnh thổ. Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với
sự hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu
tiên một vài ngành kinh tế nào đó. Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải
đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế trên
lãnh thổ và trên phạm vi cả nước.
Ba loại hình cơ cấu trên đặc trưng cho cơ cấu kinh tế của nền kinh tế
quốc dân. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành
kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế
chỉ có thể được hình thành và phát triển trên phạm vi vùng lãnh thổ và trên
phạm vi cả nước. Đồng thời, việc phân bố sản xuất trên những vùng lãnh
7

ơ
thổ một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
các ngành và thành phần kinh tế trên vùng lãnh thổ.
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng phụ thuộc vào sự hiểu
biết sâu sắc các nhân tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật cụ thể của từng vùng trong
từng thời gian và khả năng tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế, trên cơ sở đó
khai thác thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, đất đai, sức lao
động, tư liệu sản xuất, tạo ra sự phát triển trên mọi vùng đất nước và tao
điều kiện nâng cao đời sống nhân dân nói chung, khắc phục sự lạc hậu của
nhiều vùng, nhiều dân tộc.
1.2.1.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nông – lâm – ngư nghiệp là hệ thống nhỏ trong hệ thống lớn của cơ
cấu kinh tế. Cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp cũng là một cấu trúc gắn bó
hữu cơ nhiều nhân tố tác động qua lại lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển
trong những thời gian và không gian nhất định. (Bùi Tất Thắng, 2006).
Do đó, cơ cấu nông nghiệp bao gồm các ngành sản xuất trồng trọt,
chăn nuôi, nghề rừng, nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Bản thân nhiều ngành
trong nông nghiệp lại là những hệ thống nhỏ mà trong nhiều hệ thống nhỏ
đó lại có những yếu tố, những thuộc tính giống nhau tạo thành hệ thống nhỏ
hơn. Sản xuất nông nghiệp phát triển không ngừng, cơ cấu các ngành trong
nông nghiệp cũng vận động, biến đổi không ngừng mở rộng. Trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong cơ cấu ngành nông
nghiệp còn có thêm các ngành như: ngành chế biến lương thực, thực phẩm,
dịch vụ nông nghiệp… mang tính chuyên môn hóa rõ rệt và tiếp tục có
những phát sinh thêm những ngành mới nữa (công nghệ sinh học, tin học
nông nghiệp). Thiếu những ngành này không thể có ngành nông nghiệp
hoàn chỉnh được.
8

ơ
Do vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước hết là một bộ phận của cơ
cấu kinh tế là một ngành lớn một tổng thể hữu cơ của nhiều ngành nhỏ, với
nhiều cấp hệ khác nhau, không ngừng hoàn thiện và phát triển trong sự ổn
định tương đối, trong các mối quan hệ khắn khít, tác động và tùy thuộc lẫn
nhau giữa các yếu tố, được xác định bằng các quan hệ tỷ lệ về số lượng và
chất lượng. Cơ cấu nông nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều
kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước và các điều kiện kinh
tế – xã hội

1.2.1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, cơ cấu kinh tế
luôn thay đổi. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng
thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển, gọi là chuyển dịch cơ cấu
kinh tế(Nguyễn Trần Quế, 2004).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự
phát triển kinh tế của một quốc gia, đặt biệt là sự phát triển trong quá trình
hội nhập. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra như thế nào phụ
thuộc vào các yếu tố như quy mô kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế
với bên ngoài, dân số của một quốc gia, các lợi thế tự nhiện, nhân lực, điều
kiện kinh tế, văn hóa,… Nhân tố quan trọng khác góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là quá trình chuyên môn hóa trong phạm vi
quốc gia và mở rộng chuyên môn hóa quốc tế và thay đổi công nghệ, tiến
bộ kỹ thuật. Chuyên môn hóa mở đường cho việc trang bị kỹ thuật hiện đại,
áp dụng công nghệ tiên tiến, hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng suất lao
động xã hội. Chuyên môn hóa cũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế
biến mới, làm cho tỷ trọng các ngành truyền thống giảm đi, tỷ trọng các
ngành dịch vụ kỹ thuật mới tăng trưởng nhanh chóng và dần dần chiếm ưu
thế. Phân công lao động và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát
9

ơ
triển sâu sắc tạo ra những tiền đề cho phát triển thị trường các yếu tố sản
xuất. Và ngược lại, việc phát triển thị trường các yếu tố sản xuất lại thúc
đẩy quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và do vậy làm sâu sắc thêm quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nguyễn Trần Quế, 2004).

Thực chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa
các ngành. Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của
nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại. Nếu tất cả các ngành có cùng
một tốt độ tăng trưởng thì tỷ trọng các ngành sẽ không đổi, nghĩa là không
có chuyển dịch cơ cấu ngành.

Độ dịch chuyển cơ cấu thường thay đổi nhiều trong thời kỳ tăng
trưởng nhanh vì khi đó sự chênh lệch về tốc độ giữa các bộ phận sẽ lớn.
Khi tăng trưởng thấp độ dịch chuyển cơ cấu sẽ chậm hơn do sự chênh lệch
trong tốc độ phát triển giữa các bộ phận sẽ không lớn.

1.2.1.4. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn,
nông lâm, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng vừa là vấn đề cơ bản có tầm
chiến lược đối với nước ta, một nước đi lên từ nông nghiệp, vừa là vấn đề
cấp bách trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước(Nguyễn
Trần Quế, 2004).
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm ngành trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và ngư nghiệp. Sự chuyển dịch tích cực sẽ mang lại lợi thế so
sánh của ngành và từng bước khai thác được, phát huy, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển, cải thiện chất lượng tăng trưởng (Nguyễn Trần Quế, 2004).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự vận động của các yếu
tố cấu thành của kinh tế nông nghiệp theo các quy luật khách quan dưới sự
tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng đến chúng theo những
mục tiêu xác định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng nông nghiệp là sự
10

ơ
chuyển dịch của các ngành nông nghiệp xét theo từng vùng trong nông
nghiệp. Về thực chất, đó cũng là sự chuyển dịch của ngành nhưng được
xem xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ(Bùi Tất Thắng, 2006).
1.2.2. Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cho đến nay, trên thế giới có nhiều lý thuyết lý giải về nguồn gốc, xu
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra đời và ngày càng hoàn thiện thông qua
việc kế thừa, chọn lọc và kiểm nghiệm qua thực tiễn tùy thuộc vào đặc
điểm cụ thể của từng nền kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau. Đối với
nền nông nghiệp nước ta nước chung và TP Cần Thơ nói riêng hiện nay,
việc lựa chọn các lý thuyết kinh tế để làm cơ sở cho phân tích, đánh giá và
xác định hướng đi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cần căn cứ vào các đặc
điểm chủ yếu sau:
– Nền nông nghiệp đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa theo hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, làm thế nào để lựa chọn
các ngành, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn lực có hạn mà
vẫn cớ thể đạt được một cơ cấu hợp lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
– Nền kinh tế đang tồn tại và phát triển hai khu vực kinh tế, những
mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi không chỉ có sự
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế giữa các khu vực mà phải chuyển dịch
ngay cả trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thông qua việc phân bố lại
các yếu tố nguồn lực.
– Sản xuất nông nghiệp đang đứng trước yêu cầu chuyển dịch nhanh
theo hướng tập trung, thâm canh cao với phát triển bền vững cả về tự nhiên
và xã hội.
Với những đặc điểm nêu trên. việc vận dụng đan xen các lý thuyết
kinh tế có liên quan trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
11

ơ
nhằm tận dụng những mặt mạnh, hạn chếlnhững mặt yếu là cần thiết. Các
lý thuyết được trình bày thành ba nhóm phù hợp một cách tương đối với
các đặc điểm đã nêu.

1.2.2.1. Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công
nghiệp hóa
Lý thuyết của K. Marx: theo Marx, đất đai, lao động, vốn và tiến
bộ kỹ thuật là các yếu tố cơ bản tác động đến quá trình tái sân xuất. Trong
đó Marx cho rằng đất đai chính là sự giới hạn của tăng trưởng, còn lao
động là một hàng hóa đặc biệt, có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản
thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động (V) dành cho bản thân người
lao động cộng vôi giá trị thặng dư (m) thuộc về nhà tư bản. Phần giá trị
thặng dư này, sau khi nhà tư bản tiêu dung cho sinh hoạt, được sử dụng cho
tái sản xuất cả theo chiều rộng và chiều sâu. Tiến bộ kỹ thuật, Marx xem là
yếu tố chính giúp tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và là cách duy nhất để
tăng năng suất lao động nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị thặng dư.
Vốn là phần giá trị thặng dư tích lũy cho phát triển sản xuất thông qua tiết
kiệm ngoài phần tiêu dùng của nhà tư bản. Như vậy, Marx đã chỉ rõ vai trò
đóng góp của từng yếu tố cơ bản vào quá trình tái sản xuất mở rộng nền
kinh tế và là nền tảng cơ bản để nhiều lý thuyết ra đời sau này kế thừa.
Marx đã chỉ rõ vai trò của từng yếu tố vốn, lao động, đất đai, tiến bộ kỹ
thuật đối với quá trình tái sản xuất xã hội mở rộng và từ bài học kinh
nghiệm về vận dụng quy luật ưu tiên phát triển công nghiệp nặng của Marx
đối với các nước cho thấy quá trình lựa chọn các ngành và các lĩnh vực
nhằm thực hiện công nghiệp hóa cần phải được xem xét trong những điều
kiện cụ thể cũng như cần coi trọng đúng mức vai trò của ngoại thương.
Chiến lược thay thế nhập khẩu: nội dung cơ bản của chiến lược
này là Thay thế các Hàng hóa công nghiệp nhập khẩu bằng sản xuất trong
12

ơ
nước với sự bảo hộ của Chính phủ thông qua sử dụng hàng rào thuế quan
cao hoặc hạn ngạch nhập khẩu nhằm mục đích chính là bảo hộ sản xuất
trong nước, nhất là các ngành công nghiệp còn non trẻ, tiết kiệm ngoại tệ và
tạo thêm việc làm. Chiến lược này được hầu hết các nước đang phát triển
thực thi trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 60 và đã thu được
những thành công nhất định trong giai đoạn đầu. Một số ngành công
nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dệt và giấy
phát triển khá nhanh, nhờ đó thúc đẩy hình thành các Vùng sản xuất
nguyên liệu trong nông nghiệp. Song do áp dụng mạnh các chính sách bảo
hộ mậu dịch đã nảy sinh tiêu cực trong quản lý nhà nước về thuế quan và
hạn ngạch, giâm cạnh tranh trong sản xuất, thị trường trong nước không đủ
lớn để kích thích sản xuất, làm cho sản xuất của các ngành trên sớm rơi vào
tình trạng trì trệ và kém hiệu quả, trong khi nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu
và máy móc thiết bị ngày càng tăng, dẫn tới gia tăng nhập siêu và nợ nần.
Ngược lại, các nước áp dụng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu lại đạt được
mức tăng trưởng khá cao và ổn định, buộc nhiều nước đang áp dụng chiến
lược thay thế nhập khẩu phải chuyển sang chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu.

Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu: nội dung cơ bản của chiến lược
này là tập trung các nguồn lực sẵn có của quốc gia, nhất là nguồn lao động
dồi dào để phát triển các hàng hóa phục vụ xuất khẩu thông qua sử dụng
các chính sách kinh tế như: chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách hỗ trợ giá
cả đối với các yếu tố đầu vào sản xuất, chính sách ổn định và điều chỉnh cơ
cấu vĩ mô. Nhờ đó, nền kinh tế nhanh chóng tạo được nguồn ngoại tệ để có
thể nhập công nghệ và nguyên liệu cho mở rộng quy mô sản xuất trong
nước, đồng thời kéo theo các ngành cung ứng đầu vào cho các ngành công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển, nhất là sản xuất nguyên liệu
phục vụ cho công nghiệp chế biến. Rõ ràng là việc thực hiện chiến lược đẩy
13

ơ
mạnh xuất khẩu thông qua phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia đã cho
phép bất kỳ sản phẩm nào mà quốc gia đó có lợi thế chi phí thấp so với thế
giới sẽ phát triển, nhờ đó cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động sẽ
nâng cao, gia tăng sản lượng nền kinh tế. Tuy nhiên, chiến lược này cũng
đòi hỏi cơ cấu kinh tế của các nước phải có khả năng chuyển đổi cao theo
hướng đổi mới về mặt công nghệ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế
ngày càng khốc liệt, nhất là từ phía các nước phát triển.

1.2.2.2. Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu hai khu vực
Lý thuyết hai khu vực của A. Lewis: Nền kinh tế ở các nước đang
phát triển song song tồn tại hai khu vực kinh tế, đó là khu vực kinh tế
truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khu vực kinh tế hiện đại,
chủ yếu là sản xuất công nghiệp. Khu vực nông nghiệp có năng suất cận
biên bằng không và luôn thặng dư lao động. Số lao động thặng dư này có
thể rút ra khỏi khu vực nông nghiệp mà vẫn không làm sản lượng nông
nghiệp giảm. Việc chuyển bớt lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực công nghiệp sẽ làm cho năng suất lao động và lợi nhuận trong khu vực
nông nghiệp tăng lên. Khu vực công nghiệp, có năng suất lao động và mức
tiền lương cao hơn khu vực nông nghiệp nên có thể thu hút số lao động
thặng dư từ khu vực nông nghiệp chuyển đến, nhờ đó tổng sản phẩm và lợi
nhuận tăng vì tiền lương công nhân không đổi. Lợi nhuận được tái đầu tư
mở rộng sản xuất, lại thu hút thêm lao động từ khu vực nông nghiệp và
tổng sản phẩm tăng. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi thu hút hết lao
động thặng dư của khu vực nông nghiệp.
Mô hình Lewis cho thấy, tăng trưởng của công nghiệp thông qua tích
lũy vốn từ thu hút lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp, không chỉ
tạo điều hẹn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, mà còn tạo sự
chuyển dịch cơ cấu lao động và gia tăng năng suất lao động trong khu vực
14

ơ
nông nghiệp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nền kinh
tế còn chủ yếu là nông nghiệp như nước ta.
Lý thuyết về thay đổi cơ cấu của Chenery: Tỷ trọng của ngành
nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công
nghiệp có xu hướng tăng tương ứng với GDP bình quân đầu người tăng
dần. Ở mức GDP bình quân đầu người nhỏ hơn 600 USD thì tỷ trọng GDP
của nông nghiệp cao hơn công nghiệp. Ở mức GDP bình quân đầu người
đạt 600 USD thì tỷ trọng GDP của nông nghiệp bằng với công nghiệp và ở
mức GDP bình quân đầu người trên 600 USD thì tỷ trọng GDP của nông
nghiệp thấp hơn công nghiệp. Những quốc gia có mức GDP bình quân đầu
người nhỏ hơn 600 USD được xếp vào giai đoạn kém phát triển, còn những
quốc gia có mức GDP bình quân đầu người 500 – 3.000 USD được xếp vào
giai đoạn chuyển tiếp phát triển và GDP bình quân đầu người trên 3.000
USD được xếp vào giai đoạn phát triển. Như vậy, theo lý thuyết của
Chenery đặc trưng của các giai đoạn phát triển chính là cơ cấu GDP và sự
thay đổi qua các giai đoạn từ thấp lên cao dựa vào sự thay đổi cơ cấu GDP
theo hướng tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm dần.
Lý thuyết hai khu vực của Harry T. Oshima: Tình trạng dư thừa
lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ xảy ra khi thời vụ không căng
thẳng và đối với các nước đang phát triển, đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp
và công nghiệp là không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động của các
nước này có hạn, từ đó ông đã đưa ra mô hình thay đổi cơ cấu kinh tế hai
khu vực theo ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: đầu tư nông nghiệp theo chiều rộng nhằm tạo ra việc
làm cho nông dân trong lúc nông nhàn bằng cách đa dạng hóa cây trồng,
phát triển các ngành nghề về chăn nuôi và chế biến ngay trong địa bàn nông
thôn. Nhờ đó, lao động dư thừa trong nông nghiệp mới sử dụng hết, mà vẫn
15

ơ
đảm bảo yêu cầu lao động lúc thời vụ, đồng thời còn phù hợp với khả năng
vốn không lớn, trình độ kỹ thuật nông nghiệp không cao của lao động ở các
nước đang phát triển. Kết quả của giai đoạn này là chủng loại nông sản đa
dạng với quy mô sản lượng tăng lên, chế biến nông sản tăng, thúc đẩy xuất
khẩu tạo ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động phát triển.
Giai đoạn 2: đầu tư phát triển theo chiều rộng cả nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ. trong đó tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở
quy mô lớn và ứng dụng công nghệ sinh học để gia tăng sản lượng, phát
triển công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho
sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng việc làm cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động
Giai đoạn 3: phát triển tất cả các ngành theo chiều sâu nhằm giảm
nhu cầu lao động, trong đó đối với nông nghiệp. Đẩy mạnh cơ giới hóa và
ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh năng suất lao động, tạo điều
kiện rút bớt lao động ra khỏi khu vực này mà không làm giảm sản lượng;
còn đối với công nghiệp, thu hẹp công nghiệp thâm dụng lao động, mở
rộng công nghiệp thâm dụng vốn để nâng sức cạnh tranh của sản phẩm và
giảm nhu cầu lao động.
Qua mô hình Harry T. Oshima cho thấy: (i) việc sử dụng vốn phù
hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động; (ii) kết hợp đa dạng
hóa sản xuất với. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong nông
nghiệp, vừa gia tăng sản lượng, vừa giải quyết tốt nhu cầu lao động thời
vụ trong nông nghiệp và giảm áp lực di chuyển lao động đến khu vực phi
nông nghiệp; (iii) phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn
gắn với phát triển công nghiệp chế biến ngay trên địa bàn nông thôn là

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *