11763_Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

luận văn tốt nghiệp

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTP.HCM

MAI PHỤNG CHIÊU
TP.HồChí Minh – Năm 2011
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA
QUỸĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TRÊN THỊTRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾTP.HCM

MAI PHỤNG CHIÊU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN THỊTHÙY LINH
TP.HồChí Minh – Năm 2011
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN
THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tếtài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và những
nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Những sốliệu,
bảng biểu phục vụcho việc phân tích và dẫn dắt đềtài này được thu thập từcác nguồn
tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo hoặc chú thích ngay bên
dưới các bảng biểu. Ngoài ra, đối với các tài liệu diễn giải đểlàm rõ thêm các luận
điểm đã phân tích và trích dẫn trong phần phụlục cũng được chú thích nguồn gốc dữ
liệu.
Tác giả
Mai Phụng Chiêu
MỤC LỤC

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các đồthị
Lời mởđầu…………………………………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN…………………………. 4
1.1 Cơ sởlý luận chung vềquỹđầu tư…………………………………………………………………… 4
1.1.1 Khái niệm vềquỹđầu tư…………………………………………………………………………. .4
1.1.2 Nguồn gốc hình thành quỹđầu tư …………………………………………………………….. .4
1.1.3 Vai trò của quỹđầu tư…………………………………………………………………………….. .5
1.1.3.1 Huy động vốn cho phát triển kinh tế……………………………………………….. .5
1.1.3.2 Bảo vệlợi ích cho các NĐT. …………………………………………………………. .5
1.1.3.3 Hỗtrợcác hoạt động của doanh nghiệp……………………………………………. 6
1.1.4 Các loại hình quỹ đầu tư ………………………………………………………………………….. 6
1.1.4.1 Căn cứvào nguồn vốn huy động …………………………………………………….. 7
1.1.4.2 Căn cứvào cấu trúc vận động vốn…………………………………………………… 7
1.1.4.3 Căn cứvào cơ cấu tổchức và quản lý hoạt động ……………………………….. 8
1.1.4.4 Một sốloại hình quỹđầu tư khác ……………………………………………………. 9
1.2 Cơ chế hoạt động của quỹđầu tư. …………………………………………………………………. 10
1.2.1
Nghiệp vụcủa quỹđầu tư ……………………………………………………………………… 12
1.2.1.1Huy động vốn từnhà đầu tư………………………………………………………….. 12
1.2.1.2 Đa dạng hóa danh mục đầu tư ………………………………………………………. 15
1.2.2
Cách thức đầu tư vào quỹđầu tư…………………………………………………………….. 15
1.2.2.1Nhận diện rủi ro khi đầu tư vào quỹ……………………………………………….. 15
1.2.2.2 Quy trình đầu tư vào quỹ……………………………………………………………… 17
1.3 Đánh giá hiệu quảhoạt động của quỹđầu tư………………………………………………….. 18
1.4 Thực tiễn phát triển mô hình quỹđầu tư trên thếgiới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………… 19
1.4.1 Phát triển quỹđầu tư trên thịtrường chứng khoán Mỹ………………………………… 19
1.4.2 Phát triển quỹđầu tư trên thịtrường chứng khoán Singapore……………………….. 20
1.4.3
Phát triển quỹđầu tư trên thịtrường chứng khoán Trung Quốc……………………. 22
1.4.4 Phát triển quỹđầu tư trên thịtrường chứng khoán Hàn Quốc……………………….. 23
1.4.5
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ………………………………………………………… 23
Kết luận chương 1……………………………………………………………………………………………… 26
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM …………………………………………..27
2.1 Đánh giá tình hình hoạt động của thịtrường chứng khoán Việt Nam, cơ sởcho sự
hình thành và phát triển của ngành công nghiệp quỹởViệt Nam…………………….. .27
2.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động của thịtrường chứng khoán Việt Nam ……………. .27
2.1.2 Cơ sởhình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam………………………………… 32
2.2Thực trạng vềtình hình hoạt động của quỹđầu tư chứng khoán trên thịtrường
chứng khoán Việt Nam………………………………………………………………………………….. 34
2.2.1 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹvà QuỹĐầu
Tư Chứng khoán trong nước …………………………………………………………………… 34
2.2.2 Phân tích hoạt động của một sốCông ty Quản lý Quỹvà QuỹĐầu Tư Chứng
khoán trong nước………………………………………………………………………………….. 35
2.2.2.1 Công ty Liên Doanh Quản lý QĐT – Vietfund Management……………… 35
2.2.2.2 CTQLQ Đầu Tư Prudential Việt Nam (PVFMC) …………………………….. 42
2.2.3 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹvà QuỹĐầu
Tư Chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam………………………………………………… 44
2.2.4 Phân tích hoạt động của một sốCông ty Quản lý Quỹvà QuỹĐầu Tư Chứng
khoán nước ngoài tại Việt Nam……………………………………………………………….. 47
2.2.4.1 Công ty Quản lý QuỹVina Capital………………………………………………… 47
2.2.4.2 Công ty Quản lý QuỹMekong Capital …………………………………………… 50
2.3 Nhận định vềcác thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp Quỹ ởViệt Nam. 51
2.3.1 Thành tựu ngành công nghiệp Quỹ ởViệt Nam …………………………………………. 51
2.3.2 Hạn chế của ngành công nghiệp Quỹ ởViệt Nam………………………………………. 53
Kết luận chương 2……………………………………………………………………………………………… 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN………….. 59
3.1 Xu hướng phát triển quỹđầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam……………….. 59
3.2 Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ………………………………………….. 60
3.2.1 Tăng cường phát triển các quỹđại chúng………………………………………………….. 60
3.2.1.1 Giải pháp từphía cơ quan nhà nước ………………………………………………. 60
3.2.1.2 Giải pháp từphía công ty quản lý quỹ……………………………………………. 62
3.2.2 Triển khai loại hình quỹ đầu tư đại chúng dạng mở…………………………………….. 62
3.2.3 Khuyến khích thành lập các quỹđầu tư ETF……………………………………………… 63
3.2.4 Mởrộng hoạt động huy động vốn và đầu tư quốc tếđối với các quỹnội địa …… 64
3.2.5 Nhóm các giải pháp phát triển thịtrường chứng khoán ………………………………. 66
3.2.5.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa cho TTCK…………………. 66
3.2.5.2 Nâng cao chất lượng dịch vụcủa các công ty chứng khoán……………….. 67
3.2.5.3 Xây dựng cơ chếgiao dịch chứng khoán mới………………………………….. 68
3.2.5.4 Xây dựng hệthống định mức tín nhiệm nhằm quản lý rủi ro trên TTCK 69
3.2.6 Một sốcác giải pháp khác………………………………………………………………………. 70
Kết luận chương 3……………………………………………………………………………………………… 72
Kết luận ……………………………………………………………………………………………………………. 74
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………………………………….. 75
Phụlục 01 ………………………………………………………………………………………………………… 76
Phụlục 02…………………………………………………………………………………………………………. 77
Phụlục 03…………………………………………………………………………………………………………. 79
Phụlục 04…………………………………………………………………………………………………………. 82
Phụlục 05…………………………………………………………………………………………………………. 85
Phụlục 06…………………………………………………………………………………………………………. 86
Phụlục 07…………………………………………………………………………………………………………. 87
Phụlục 08…………………………………………………………………………………………………………. 88
Phụlục 09…………………………………………………………………………………………………………. 89
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT
TTCK
Thịtrường chứng khoán
UBCKNN
Ủy ban chứng khoán Nhà nước
QĐT
Quỹđầu tư
NĐT
Nhà đầu tư
NĐTNN
Nhà đầu tư nước ngoài
CCQ
Chứng chỉquỹđầu tư
SGDCK
Sở Giao Dịch Chứng Khoán
TTGDCK
Trung tâm giao dịch chứng khoán
CTQLQ
Công ty quản lý quỹ
CTCK
Công ty chứng khoán
IPO
Phát hành cổphiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering)
OTC
Thịtrường giao dịch phi tập trung (Over the Counter)
VN-Index
Chỉsốgiá cổphiếu tại SGDCK TPHCM
NYSE
Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange)
NASDAQ
Hiệp hội quốc gia của người mua bán chứng khoán có bảng giá được điện
tử hóa (National Association of Securities Dealers Automated Quotations)
NAV
Giá trị tài sản ròng, phản ánh hiệu quả hoạt động của quỹđầu tư
ETF
Quỹ tương hỗ đầu tư chứng khoán ETF (Exchange-Traded Fund)
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
TPCP
Trái phiếu chính phủ
TTLKCK
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
MSCI
Tổchức xây dựng các chỉsốchứng khoán cho các thịtrường quốc gia và
quốc tế, bao gồm các nước phát triển, đang phát triển và cảchỉsốcho các
khu vực của MSCI (Morgan Stanley Capital International)
FTSE
Tổchức xây dựng các chỉsốchứng khoán cho các thịtrường quốc gia và
quốc tế, bao gồm các nước phát triển, đang phát triển và cảchỉsốcho các
khu vực của FTSE (Financial Time Stock Exchange)
FII
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII (Foreign Indirect Investment)
FDI
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment)
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1
Phân loại quỹđầu tư
Hình 1.2
Mô hình quỹđầu tư
Hình 1.3
Quy trình phát hành và niêm yết CCQ
Hình 1.4
Cách thức phát hành CCQ
Hình 2.1
Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành (%NAV) của VF1
Hình 2.2
Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành (%NAV) của VF4
Hình 2.3
Phân bổtài sản theo ngành (%) của VFA
Hình 3.1
Sơ đồhệthống giải pháp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1
So sánh các loại quỹtương hỗ
Bảng 2.1
Mức vốn hóa TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Bảng 2.2
Tốc độtăng trưởng sốlượng CTCK, CTQLQ giai đoạn 2000-2010
Bảng 2.3
Báo cáo NAV của VF1 qua các năm 2004-2010
Bảng 2.4
Báo cáo NAV của VF4 qua các năm 2008-2010
Bảng 2.5
Tóm lược Quỹđầu tư nước ngoài giai đoạn 1990-2002
Bảng 2.6
Biến động NAV của VOF giai đoạn 2007-03/2011
Bảng 2.7
Thống kê hoạt động một sốloại quỹtại Việt Nam
Bảng 3.1
Lộ trình phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020
DANH MỤC CÁC ĐỒTHỊ
Biểu đồ2.1
Thống kê mã chứng khoán niêm yết (2000-2010)
Biểu đồ2.2
So sánh NAV của CCQ VF1 so với VN-Index
Biểu đồ2.3
Phân bổtài sản (%NAV) của VF1
Biểu đồ2.4
Phân bổtài sản (%NAV) của VF4
Biểu đồ2.5
So sánh NAV của CCQ VFA so với VN-Index
Biểu đồ2.6
Phân bổtài sản theo chiến lược đầu tư (%NAV) của VFA
Biểu đồ2.7
Phân bổtài sản của PRUBF1 tại ngày 31/12/2010
Biểu đồ2.8
So sánh NAV trên mỗi đơn vịquỹvà thịgiá mỗi đơn vịquỹPRUBF1
Biểu đồ2.9
Cơ cấu danh mục của VOF tính đến 31/03/2011
Biểu đồ2.10
Cơ cấu danh mục của VNI tính đến 31/03/2011
Biểu đồ2.11
Cơ cấu danh mục của VNL tính đến 31/03/2011
1
LỜI MỞĐẦU
1. Lý do chọn đềtài:
TTCK Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, dù 10 năm
không phải là quãng thời gian dài nhưng TTCK Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng
nhanh chóng. Riêng ngành quản lý quỹ, hiện nay với sự tham gia của 47 CTQLQ, 5 quỹ
đại chúng niêm yết và hơn 20 quỹ thành viên đã góp phần đa dạng hóa hoạt động của
TTCK, phát triển kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường tài chính. Song
song với sự phát triển của thị trường, hoạt động của các CTQLQ ngày càng phát triển
trên cở sở pháp lý ngày càng được cải thiện, bổ sung và hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho
các hoạt động luôn tuân thủ theo quy định hiện hành với những chuẩn mực đạt tầm quốc
tế. Kết quả bước đầu là các QĐT, CTQLQ dần dần được xem như là một thước đo chuẩn
cho các hoạt động đầu tư và góp phần tạo sự ổn định cho thị trường, mà ở đó quỹ đóng
vai trò là một định chế tài chính tập hợp các NĐT nhỏ lẻ đầu tư một cách tốt nhất và
chuyên nghiệp nhất vào TTCK. Tuy nhiên, nếu so với quy mô phát triển của thị trường
hiện nay thì sự đóng góp này vẫn còn khá khiêm tốn, hạn chế.
Hiện nay, tổng giá trịvốn hóa của thịtrường đạt gần 740.000 tỷđồng, chiếm hơn
37% GDP. Tổng sốvốn của các quỹđại chúng đang quản lý chỉchiếm khoảng 4% tổng
giá trịvốn hóa. Ởnhững thịtrường phát triển thì các quỹđóng vai trò “dẫn dắt” thị
trường, nhưng lại chưa đúng với thịtrường mới nổi như ởViệt Nam, khi NĐT cá nhân
chiếm đa số. Do đó, cần thiết phải nâng cao vai trò của ngành quản lý quỹtại thịtrường
Việt Nam trước tiên từbản thân nội tại của CTQLQ và sau đó là sựhỗtrợtừcác cơ quan
quản lý và công chúng. Các cơ quan quản lý phải luôn cải tổ khung pháp lý phù hợp,
theo kịp xu hướng phát triển của thị trường và có định hướng phát triển lâu dài nhằm hỗ
trợ thị trường quỹ có điều kiện phát triển và đa dạng hóa sản phẩm của mình đáp ứng
được yêu cầu của các NĐT trong và ngoài nước, hướng đến quá trình quốc tế hóa các
hoạt động đầu tư của quỹ.
Do vai trò quan trọng của QĐT mà việc đánh giá lại quá trình hình thành, hoàn
thiện và phát triển các QĐT có ý nghĩa quan trọng giúp TTCK đi vào quỹđạo đầu tư
chuyên nghiệp và bắt nhịp đi chung của TTCK toàn cầu. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề
tài “Đánh giá hoạt động của quỹđầu tư chứng khoán trên thịtrường chứng khoán Việt
Nam” làm ý tưởng cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn đưa ra những đóng góp chính như sau:
Điểm qua một số biến động của TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Đánh
giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động đầu tư trên TTCK, qua đó cần thiết có sự
ra đời của những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.
Phân tích vai trò của các QĐT, qua đó thấy được sự cần thiết phát triển và mở
rộng mô hình này nhằm tăng tính ổn định cho TTCK.
Đánh giá hoạt động của các QĐT, trình bày thành tựu của quỹ, đồng thời chỉ
ra các hạn chế tồn tại để tìm giải pháp khắc phục và hoàn thiện.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động hiệu quả của các
QĐT trong thời gian tới để tạo tính chuyên nghiệp và đa dạng cho hoạt động đầu tư trên
TTCK Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của CTQLQ,
QĐT, các hình thức tồn tại và cơ chế hoạt động và phương thức vận hành của các QĐT,
cũng như thực tiễn phát triển của mô hình QĐT trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển của TTCK Việt Nam và QĐT trong
thời gian qua thông qua phân tích những điều kiện thuận lợi và hạn chế của các hoạt
động đầu tư diễn ra trên thị trường.
Nghiên cứu xu hướng đầu tư của các QĐT và định hướng của thị trường quỹ
trong giai đoạn sắp tới.
Nghiên cứu các giải pháp phát triển QĐT nói riêng và nhóm giải pháp bổ trợ
phát triển TTCK nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TTCK Việt Nam, QĐT nói chung và QĐT
quốc tế nói riêng.
Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hoạt
động, vai trò và ý nghĩa sự ra đời của các QĐT, đề xuất hướng đi mới cho thị trường quỹ
là phát triển các QĐT quốc tế. Đề tài không đi sâu phân tích chi tiết phương thức hoạt
động và vận hành của TTCK Việt Nam cũng như các giải pháp chuyên sâu phát triển
TTCK Việt Nam.
3
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích chủ đạo trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương
pháp luận, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thu thập
và xử lý thông tin.
6. Kết cấu của luận văn:
Phần mở đầu : Lời giới thiệu.
Chương 1 : Tổng quan về quỹ đầu tư chứng khoán.
Chương 2
: Tình hình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3 : Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán.
Phần cuối : Kết luận và các phụ lục đính kèm.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1 Cơ sởlý luận chung vềquỹđầu tư :
1.1.1 Khái niệm vềquỹđầu tư :
Theo định nghĩa của Cadogan Financials thì QĐT là một định chếtài chính phi
ngân hàng, trung gian giữa người có vốn (thu hút tiền nhàn rỗi từcác nguồn thông tin khác
nhau) và người cần vốn (sửdụng các khoản tiền đó đểđầu tư vào các tài sản khác nhau
thông qua công cụcổphiếu, trái phiếu và tiền tệ). Tất cả các khoản đầu tư này đều được
quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi CTQLQ, ngân hàng giám sát và các cơ quan thẩm
quyền khác.
Theo định nghĩa của Luật Công Ty Đầu Tư 1940 của Mỹ thì QĐT là các tổ chức
tài chính được quản lý chặt chẽ và phải tuân theo các điều luật và quy chế của Liên bang và
các tiểu bang.
Theo định nghĩa Luật Chứng Khoán của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam số70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 thì QĐT chứng khoán là quỹ
hình thành từvốn góp của NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từviệc đầu tư vào chứng
khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kểcảbất động sản, trong đó NĐT không có quyền
kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
Khi tham gia vào quỹ, các NĐT sẽ nhận được CCQ là loại chứng khoán do
CTQLQ đại diện phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT đối với tài sản
hoặc vốn của quỹtheo tỷlệtương ứng với sốđơn vịquỹcủa NĐT đó trong vốn điều lệquỹ.
1.1.2 Nguồn gốc hình thành quỹđầu tư :
QĐT có nguồn gốc từChâu Âu, khởi thủy ởHà Lan từgiữa thếkỷ19, đến nửa cuối
thếkỷ19 thì được du nhập sang Anh. Mặc dù có nguồn gốc từChâu Âu nhưng Mỹmới là
nơi các QĐT phát triển mạnh nhất. QĐT đầu tiên chính thức xuất hiện ởMỹvào năm 1924,
có tên là Massachusetts Investor Trust, với quy mô ban đầu là 50.000USD. Sau này, quy mô
quỹnày đã tăng lên 392.000USD với sựtham gia của trên 200 NĐT.
Trong thời kỳtừ1929 đến 1951, suy thoái kinh tếvà những vụsụp đổcủa TTCK thế
giới đã kiềm hãm tốc độtăng trưởng của ngành quản lý quỹ. Tuy nhiên, sựphục hồi của
TTCK trong những năm 1950 đến 1960 đã thúc đẩy sựphát triển mạnh mẽcủa các QĐT.
Một hiện tượng mang tính tiêu biểu trong giai đoạn này là sựbùng nổcác QĐT chuyên đầu
tư vào cổphiếu có tốc độtăng trưởng cũng như mức độrủi ro cao.
5
Từnhững năm 1980 trởlại đây, thịtrường quản lý quỹđã liên tục phát triển và mở
rộng, đến nay đã trởthành một ngành dịch vụ mũi nhọn, một bộphận cấu thành quan trọng
của TTCK. Quá trình phát triển TTCK các nước đã thúc đẩy việc hình thành các QĐT góp
phần gia tăng việc luân chuyển vốn vào các thịtrường này.
1.1.3 Vai trò của quỹ đầu tư :
Là một trong các định chế trung gian tài chính phi ngân hàng, QĐT có nhiều điểm
nổi bật so với các trung gian tài chính khác với vai trò:
1.1.3.1 Huy động vốn cho phát triển kinh tế:
Như đề cập ở trên, để phát triển bền vững rất cần những nguồn vốn trung và dài
hạn, QĐT tạo ra hàng loạt các kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của cả người đầu tư
lẫn người nhận đầu tư. Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng lẻ trong công chúng do vậy sẽ được
tập trung lại thành một nguồn vốn khổng lồ, thông qua QĐT sẽ được đầu tư vào các dự án
dài hạn, đảm bảo được nguồn vốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân lẫn khu vực
nhà nước.
Không những thế, các QĐT còn khuyến khích được dòng chảy vốn nước ngoài.
Đối với luồng vốn gián tiếp, việc đầu tư vào Quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế của họ về giao dịch
mua bán chứng khoán trực tiếp, về kiến thức và thông tin về chứng khoán cũng như giảm
thiểu các chi phí đầu tư. Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp, QĐT góp phần thúc đẩy các dự
án bằng cách tham gia góp vốn vào các liên doanh hay mua lại một phần vốn của bên đối
tác, tạo thuận lợi cho NĐTNN trong việc thu hồi vốn cũng như tăng được sức mạnh trong
nước ở các liên doanh.
1.1.3.2 Bảo vệlợi ích cho các nhà đầu tư:
Đa dạng hoá danh mục đầu tư – phân tán rủi ro:
Việc phân tán rủi ro đối với một khoản tiền khiêm tốn sẽ vấp phải vấn đề trị giá
của các chứng khoán trong danh mục đầu tư, nhất là các chứng khoán được niêm yết trên sở
giao dịch thường được giao dịch theo lô chẵn. Các khoản vốn nhỏ ấy tuy vậy lại có thể phân
tán rủi ro một cách dễ dàng khi chúng được tập trung lại trong một QĐT. Khi đó tất cả các
NĐT dù lớn hay nhỏ đều được tham gia chung vào mọi dự án đầu tư của quỹ, cùng chia sẻ
rủi ro và lợi nhuận.
Tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư:
QĐT gồm các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ và kiến thức chuyên
sâu, nguồn thông tin đa dạng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các NĐT riêng lẻ.
6
Giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô:
Các chi phí về thông tin, chi phí hành chính, trở ngại lớn đối với các NĐT riêng lẻ
sẽ giảm thiểu khi được xử lý tập trung. Quỹ với tư cách là NĐT lớn luôn nhận được các ưu
đãi về chi phí giao dịch cũng như dễ tiếp cận với các dự án hơn.
Tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư:
Việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn
nhất luôn là tiêu chí hàng đầu đối với mỗi NĐT. Chứng chỉ QĐT chính là một loại chứng
khoán, do vậy, người đầu tư hoàn toàn có thể mua bán nó trên TTCK hoặc bán lại cho bản
thân quỹ (nếu là QĐT dạng mở).
Thuận tiện cho người đầu tư:
Người đầu tư có thể mua hoặc bán chứng chỉ QĐT trực tiếp hoặc thông qua môi
giới, trung gian. Việc mua bán có thể thông qua thư tín, điện thoại hay hệ thống mạng máy
tính. Các NĐT có thể thoả thuận với quỹ để tái đầu tư tự động (automatic reinvestment)
hoặc phân chia lợi nhuận theo từng thời kỳ. NĐT còn được quỹ cung cấp các dịch vụ như
thông tin và tư vấn.
1.1.3.3 Hỗtrợcác hoạt động của doanh nghiệp:
Nhận được nguồn vốn với chi phí huy động thấp: Việc tiếp cận các nguồn vốn tiết
kiệm nhỏ từ các cá nhân qua hệ thống ngân hàng luôn phải đối phó với những thủ tục rườm
rà (đảm bảo khoản vay với các chứng từ tài chính và tài sản …). Thông qua QĐT, việc huy
động vốn chỉ đơn thuần là phát hành chứng khoán với chi phí giảm đáng kể.
Nhận được các thông tin tư vấn quản lý, marketing và tài chính: QĐT cung cấp
các thông tin tài chính, tư vấn kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ với các tổ
chức tài chính, doanh nghiệp khác. Lợi ích này của QĐT được đặc biệt đánh giá cao với các
doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏnhất là trong các nền kinh tế chuyển đổi.
Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn: Lợi ích này thu được do sự kết hợp các công cụ
huy động vốn của Quỹ. Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành, cùng với hoạt động
của thị trường chứng khoán cho phép trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đó. Sự kết hợp
này khuyến khích các NĐT, đặc biệt là các NĐT có khả năng đầu tư dài hạn, cung cấp
nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
1.1.4 Các loại hình quỹđầu tư :
Việc phân loại QĐT trên thếgiới hiện nay chủyếu dựa vào các tiêu chí chính như
sau:
7
Hình 1.1 – Phân loại quỹđầu tư
1.1.4.1 Căn cứvào nguồn vốn huy động:
Quỹ đại chúng:
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành CCQ rộng rãi ra công chúng với số
lượng tối thiểu là 100 NĐT, có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các NĐT
riêng lẻ với số lượng vốn huy động đạt được ít nhất là 50 tỷ đồng Việt Nam. Quỹ đại chúng
cung cấp cho các NĐT nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi
ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của QĐT mang lại.
Quỹ thành viên:
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ CCQ cho một nhóm
nhỏ các NĐT dựa trên hợp đồng góp vốn với tối đa là 30 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm
thành viên pháp nhân với số vốn đạt được ít nhất 50 tỷ đồng Việt Nam. Tính thanh khoản
của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ đại chúng. Các NĐT tham gia vào các quỹ này thường với
lượng vốn lớn nhưng họ có thể thường xuyên tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của
quỹ.
1.1.4.2 Căn cứvào cấu trúc vận động vốn :
Quỹ đóng :
Đây là hình thức quỹphát hành CCQ một lần duy nhất khi tiến hành huy động
vốn cho quỹvà quỹkhông thực hiện việc mua lại cổphiếu/CCQ khi NĐT có nhu cầu bán
lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹnày, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay
đóng quỹ), các CCQ sẽđược niêm yết trên TTCK. Các NĐT có thểmua hoặc bán đểthu hồi
Nguồn vốn huy
động
Cấu trúc vận
động
Đối tượng
đầu tư
Cơ cấu tổchức &
Quản lý hoạt động
QUỸĐẦU TƯ
QĐT đại
chúng.
QĐT thành
viên.
QĐT dạng
đóng.
QĐT dạng
mở.
QĐT chứng
khoán.
QĐT
thị
trường tiền tệ.
Quỹkhác.
QĐT dạng công
ty.
QĐT dạng tín
thác.
8
vốn cổphiếu hoặc CCQ của mình thông qua thịtrường thứcấp. Tổng vốn huy động của quỹ
cốđịnh và không biến đổi trong suốt thời gian quỹhoạt động.
Quỹ mở :
Khác với quỹđóng, tổng vốn cũa quỹmởbiến động theo từng ngày giao dịch do
tính chất đặc thù của nó là NĐT được quyền bán lại CCQ đầu tư cho quỹ, và quỹphải mua
lại các chứng chỉtheo giá trịthuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹnày, các
giao dịch mua bán CCQ được thực hiện trực tiếp với CTQLQ và các CCQ không được niêm
yết trên TTCK. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹmởnày mới chỉtồn tại
ởcác nước có nền kinh tế và TTCK phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt
tại Việt Nam. Quỹ mở chỉ mới dừng lại ở khái niệm theo Luật Chứng Khoán năm 2006 và
chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn thực hiện cho loại quỹ này ở Việt Nam.
1.1.4.3Căn cứvào cơ cấu tổchức và quản lý hoạt động :
Quỹ đầu tư dạng công ty :
Trong mô hình này, QĐT là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành
theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹlà hội đồng
quản trịdo các cổđông (NĐT) bầu ra, có nhiệm vụchính là quản lý toàn bộhoạt động của
quỹ, lựa chọn CTQLQ, giám sát hoạt động đầu tư của CTQLQ và có quyền thay đổi
CTQLQ. Trong mô hình này, CTQLQ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách
nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản
trịkinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ởViệt Nam vì theo quy định của
UBCKNN, QĐT không có tư cách pháp nhân.
Quỹ đầu tư dạng hợp đồng :
Đây là mô hình quỹtín thác đầu tư. Khác với mô hình QĐT dạng công ty, mô
hình này QĐT không phải là pháp nhân. CTQLQ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy
động vốn, thực hiện đầu tư theo những mục tiêu đã đềra trong điều lệquỹ. Bên cạnh đó,
ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệgiữa CTQLQ và
ngân hàng giám sát được thểhiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và
nghĩa vụcủa hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư đểbảo vệquyền lợi của
các NĐT. NĐT là những người góp vốn vào quỹnhưng không phải là cổđông như mô hình
NĐT dạng công ty và ủy thác việc đầu tư cho CTQLQ đểbảo đảm khảnăng sinh lợi cao
nhất từkhoản vốn đóng góp của họ.
9
1.1.4.4 Một số loại hình quỹ đầu tư khác:
Các QĐT dưới đây rất phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới, tuy nhiên vẫn
chưa phổ biến hoặc chưa được phép thành lập theo Luật chứng khoán Việt Nam:
Quỹ tương hỗ (mutual fund):
Quỹtương hỗlà định chếphát hành cổphiếu ra công chúng và dùng sốtiền thu
được đểlập một danh mục đầu tư vào các loại chứng khoán. Cổđông của quỹtương hỗ
chấp nhận mọi rủi ro và lợi tức mà quỹcó được từdanh mục đầu tư đó. Nếu giá trịcủa danh
mục đầu tư tăng, cổđông sẽđược lợi và ngược lại. Và đa phần các quỹtương hỗlà quỹ
dạng mở.
Các bước cơ bản khi tạo dựng quỹ: quỹquyết định các phương pháp luận đầu tư
phát hành bản cáo bạch bán CCQ. Có ba loại quỹtương hỗ:
– Quỹcổphiếu: còn được gọi là quỹcổphiếu, đầu tư chủyếu vào cổphiếu
– Quỹtrái phiếu: đầu tư chủyếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu
chính phủ.
– Quỹthịtrường tiền tệ: thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn đểấn định giá trị
mỗi cổphiếu ởgiá 1$.
Các CTQLQ tương hỗthường cung cấp cho NĐT rất nhiều quỹ. Việc giữtiền
trong tập hợp này giúp cho việc chuyển tiền giữa các quỹđược dễdàng hơn. Mỗi quỹ
tương hỗ thường được ấn định rõ mục tiêu hoạt động như quỹ tương hỗ chuyên đầu tư vào
các nước đang lên, hay quỹ tương hổ chuyên đầu tư vào các công ty mới khởi nghiệp,… Do
có nhiều hình thức và mục tiêu khác nhau nên thế giới các quỹ loại này rất phong phú.
Quỹ phòng hộ(Hedge Fund):
Quỹ phòng hộ là thuật ngữ dùng để chỉ một chiến lược nhằm bù đắp những rủi ro
đầu tư. Tại quỹnày, các NĐT ưa thích sựan toàn sẽtham gia và sửdụng các công cụchứng
khoán phái sinh (như hợp đồng kỳhạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn, hợp đồng hoán
đổi…) đểbảo vệkhoản tiền đầu tư của mình, chống lại những tăng trưởng không dựtính
trước cũng như sựtụt giá hay lên giá đột ngột của hàng hoá. Ngày nay, các quỹ này liên tục
xuất hiện, được điều hành bởi một công ty đầu tư, huy động vốn của cổđông rồi đầu tư vào
các chứng khoán phái sinh nhằm hạn chế rủi ro. Quỹ này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam.
Quỹ đầu tư ETF (Exchange-Traded Fund):
Quỹ ETF ra đời vào những năm 1990 nhằm phục vụ cho nhu cầu của một bộ
phận NĐT không muốn quá “vất vả” để lựa chọn cổ phiếu đầu tư, thay vào đó họ đầu tư mô
10
phỏng các chỉ số chứng khoán, một nhóm ngành hoặc theo theo các loại hàng hóa có tính
thanh khoản cao như dầu mỏ hay vàng.
Mô hình quỹ này khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Hiện nay, phần lớn
các quỹ ETF hoạt động trên thế giới là các QĐT chỉ số (Index Funds), theo đó đầu tư theo
một chỉ số chứng khoán nhất định Dow Jones, S&P 500, FTSE 100,…Với hình thức đầu tư
đặc biệt của mình, quỹ ETF có khả năng phân tán rủi ro tốt và chi phí khá thấp (thường dưới
1%). Chính điều này đã giúp ETF thu hút các NĐT tổchức, cũng như các cá nhân đầu tư
vào ETF với mục tiêu nắm giữlâu dài hoặc phục vụchiến lược giao dịch ngắn hạn.
Cơ chếhoạt động của ETF cũng làm cho giá CCQ thường theo sát NAV, chứ
không biến động quá xa như các quỹtương hỗ. Hơn nữa, các quỹtương hỗlại tính thêm
20% phí trên phần tăng trưởng của giá trịtài sản ròng, có nghĩa là lợi nhuận có được, họ
phải chia cho nhà quản lý quỹ20%. Các ETF không thu khoản phí này. Ngoài ra, CCQ của
quỹ ETF cũng dễdàng mua bán trên TTCK như bất kỳcổphiếu nào.
Ngoài quỹ ETF chuyên đầu tư theo chỉ số còn có 2 loại quỹETF khác đó là Quỹ
Đầu Tư ChỉSốHàng Hóa đầu tư vào một sốhàng hóa nhất định như vàng, dầu mỏhoặc
một rổcác hàng hóa bằng cách nắm giữthực sựloại hàng hóa đó hoặc dùng các hợp đồng
tương lai và QuỹETF quản lý chủđộng (Actively managed ETFs), loại quỹETF này mới ra
đời từnăm 2008 ởMỹvà vẫn chưa phổbiến trên thế giới.
1.2 Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư :
Dù QĐT được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vềcơ bản các trung
gian hoạt động theo cơ chếcó các bên liên quan tham gia như: CTQLQ, ngân hàng giám sát,
công ty kiểm toán, NĐT, các tổchức cung cấp các dịch vụkhác,…
Hình 1.2 – Mô hình quỹđầu tư
11
Công Ty Quản Lý Quỹ: do UBCKNN cấp phép thành lập nhằm huy động vốn thành
lập và quản lý QĐT, danh mục đầu tư chứng khoán theo như cáo bạch. CTQLQ chịu trách
nhiệm báo cáo hoạt động của QĐT cho UBCKNN. Như vậy, CTQLQ đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động của quỹ, thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc
đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của QĐT. Các chức năng
chính bao gồm:
– Quản lý QĐT:
+ Huy động và quản lý vốn tài sản.
+ Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư.
+ Quản lý đầu tư chuyên nghiệp.
– Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính:
+ Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng.
+ Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua công cụ tài chính.
+ Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các NĐT.
– Nghiên cứu, phân tích đánh giá thị trường, phân tích các giá trị tài chính, giá trị
đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính như đã nêu trên.
Ngân hàng giám sát thực hiện việc kiểm tra, bảo quản, lưu ký tài sản của QĐT và
giám sát CTQLQ nhằm bảo vệlợi ích của NĐT, đồng thời tính toán giá trịtài sản ròng của
quỹ(NAV) và công bốra công chúng; giám sát việc tuân thủchếđộbáo cáo và công bốra
công chúng; giám sát việc tuân thủchếđộbáo cáo và công bốthông tin của CTQLQ; báo
cáo UBCKNN khi phát hiện CTQLQ vi phạm pháp luật hoặc điều lệQĐT; định kỳcùng
CTQLQ đối chiếu sổkếtoán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ; làm đại lý
chuyển nhượng cho quỹ; quản lý thông tin NĐT của quỹ; thực hiện kiểm toán kết quảhoạt
động định kỳcủa QĐT.
Công ty kiểm toán thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình
hình hoạt động của QĐT, bảo đảm sựminh bạch. Kiểm toán viên là nhân viên độc lập
không có quan hệ với CTQLQ.
Đại Hội Đồng NĐT gồm tất cả các NĐT của quỹ, là cơ quan quyết định cao nhất của
QĐT, có quyền hạn và nghĩa vụ như theo Điều lệ quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
Ban đại diện quỹ đại diện cho quyền lợi của NĐT gồm từ 3 tới 10 thành viên và ít
nhất 2/3 trong số đó là thành viên độc lập, không có quan hệ với CTQLQ.
12
Các tổ chức cung cấp các dịch vụ khác như tổ chức bảo lãnh phát hành chứng
khoán, tư vấn luật,… thực hiện hoạt động hỗ trợ cho CTQLQ và QĐT phù hợp với quy định
của pháp luật
1.2.1Nghiệp vụcủa quỹđầu tư :
1.2.1.1 Huy động vốn từ nhà đầu tư:
Phát hành chứng chỉ và niêm yết trong nước :
Việc chào bán CCQ đại chúng dạng đóng bao gồm phát hành CCQ lần đầu ra
công chúng và phát hành CCQ đểtăng vốn. Việc phát hành CCQ lần đầu thì giá trị CCQ
đăng ký chào bán ít nhất 50 tỷ đồng Việt Nam. Việc phát hành CCQ đểtăng vốn cho các lần
đầu tư tiếp theo phải được quy định trong điều lệ quỹ, được Đại hội NĐT thông qua và được
thực hiện cho các NĐT hiện hữu của quỹthông qua phát hành quyền mua CCQ. Quyền mua
CCQ này được phép chuyển nhượng. Trường hợp NĐT hiện hữu không thực hiện quyền
mua CCQ, phần CCQ còn dư có thểđược chào bán cho các NĐT khác.
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận chào bán CCQ cấp bởi UBCKNN về việc hồ sơ
đã đủ điều kiện chào bán thì việc chào bán CCQ sẽ được thực hiện thông qua các đại lý
chào bán CCQ. Các tổ chức này phải đảm bảo CCQ được phân phối công bằng, công khai
và đảm bảo thời hạn mua CCQ cho NĐT tối thiểu trong vòng 20 ngày.
CTQLQ trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày diễn ra Đại hội NĐT đầu tiên phải tiến
hành hoàn tất hồsơ đềnghịniêm yết CCQ đến SGDCK.
Phát hành CCQ và niêm yết tại nước ngoài :
Vốn cho QĐT được huy động từnước ngoài dưới các hình thức sau:

Lập Quỹtại Việt Nam theo Luật Chứng Khoán và chào bán toàn bộCCQ cho
NĐTNN.

Lập Quỹởnước ngoài theo pháp luật nước ngoài, niêm yết CCQ trên SGDCK ở
nước ngoài. Huy động vốn dưới hình thức này cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có quyết định thông qua việc huy động vốn ởnước ngoài và phương án sửdụng
vốn thu được của Đại hội đồng cổđông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủsởhữu công ty.
Có phương án phát hành nêu rõ quốc gia và loại hình NĐT mà công ty dựkiến
thực hiện chào bán CCQ đã được Đại hội đồng cổđông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ
sởhữu công ty phê duyệt, chấp thuận. Phương án phát hành và phương án đầu tư phần vốn
huy động phải phù hợp với các quy định pháp luật. Trong trường hợp này, CTQLQ tối thiểu
mười (10) ngày trước khi gửi Hồsơ đăng ký chào bán CCQ, Hồsơ đăng ký lập Quỹ, Hồsơ
13
đăng ký niêm yết CCQ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phải gửi cho UBCKNN
các tài liệu: bản sao hợp lệcủa Hồsơ đăng ký chào bán, Hồsơ đăng ký lập Quỹ, Hồsơ đăng
ký niêm yết CCQ đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chấp thuận; cùng với bản
sao hợp lệGiấy chứng nhận chào bán CCQ, Giấy đăng ký lập Quỹ, Giấy chấp thuận niêm
yết CCQ hoặc các tài liệu tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Sau
khi hoàn tất phát hành CCQ và niêm yết CCQ ở nước ngoài thì trong vòng 10 ngày phải gửi
toàn bộ hồ sơ liên quan theo quy định của pháp luật và yêu cầu của UBCKNN.
Ngoài ra, phải đáp ứng các điều kiện chào bán, thành lập Quỹ và niêm yết CCQ
theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi CTQLQ dự kiến chào bán để huy
động vốn và niêm yết CCQ.
Hình 1.3 – Quy trình phát hành và niêm yết CCQ
Luật Chứng Khoán năm 2006 của Việt Nam chỉ mới quy định cách thức huy động
vốn cho quỹ đại chúng dạng đóng và quỹ thành viên, tuy nhiên quỹ tương hỗ có thể dùng
bất kỳ phương pháp nào để bán cổ phiếu của mình ra công chúng. Sau đây là một số phương
pháp bán được sử dụng:
Quỹ – Người bảo lãnh (NBL) – Người kinh doanh (NKD) – Người đầu tư (NĐT)
NĐT đặt một lệnh về cổ phiếu QĐT cho NKD, NKD chuyển lệnh cho NBL và NBL
chuyển lệnh cho quỹ. Quỹ sẽ bán cho NBL tại NAV hiện hành. NBL bán cho NKD tại NAV
cộng với phí nhượng lại của NBL (hay tại giá cháo bán cho công chúng (POP) trừ đi chiết
khấu). Sau đó NKD bán lại cổ phiếu cho công chúng với POP đầy đủ.
14
Quỹ – Người bảo lãnh (NBL) – Người đầu tư (NĐT)
Một NĐT đặt lệnh cho NBL, NBL chuyển lệnh cho quỹ. Để thực hiện giao dịch, quỹ
sẽ bán cho NBL tại NAV hiện hành. Sau đó, NBL sẽ cộng phí bán vào giá bán và bán với
POP đầy đủ ra công chúng. Phí bán được chia ra trong số những người bán (NBL, đại diện
đăng ký,…)
Quỹ đến người đầu tư (NĐT)
Đây là quỹ thực hiện việc chào bán trực tiếp cho công chúng mà không sử dụng các
hoạt động trung gian, quỹ này gọi là quỹ không có phí bán. Quỹ sẽ thanh toán toàn bộ phí
có liên quan đến việc bán cổ phiếu.
Quỹ – Người bảo lãnh (NBL) – Công ty thực hiện theo kế hoạch (CTTH) – Người
đầu tư (NĐT)
Các tổ chức có kế hoạch hợp đồng mua theo từng giai đoạn cổ phiếu quỹ được gọi là
CTTH. Cổ phiếu quỹ được CTTH mua theo kế hoạch và nắm giữ dưới sự ủy thác của cá
nhân và thanh toán theo định kỳ. Phí bán tối đa của kế hoạch hợp đồng là 9% trong suốt thời
gian thực hiện kế hoạch
Bán với giá chào bán cho công chúng
Bất cứ việc bán cổ phiếu nào của quỹ cho khách hàng không phải là thành viên của
NASDAQ phải được thực hiện tại giá chào bán cho công chúng. Đường đi của việc bán
này không quan trọng, khách hàng không phải thành viên phải chấp nhận giá chào bán cho
công chúng. Chỉ một thành viên của NASDAQ hoạt động như người kinh doanh hay người
bảo lãnh mới có thể mua cổ phiếu của QĐT với giá chiết khấu từ người phát hành.
Hình 1.4 – Cách thức phát hành CCQ
QUỸ
CÁC TỔCHỨC
TRUNG GIAN
PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈQUỸ
NHÀ ĐẦU TƯ
BÁN CHỨNG CHỈQUỸ
BÁN TRỰC TIẾP CHỨNG CHỈQUỸ
15
1.2.1.2 Đa dạng hóa danh mục đầu tư :
Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹđóng được CTQLQ thiết lập trên cơ sởcác điều
khoản đã quy định rõ tại Điều lệQuỹvà Bản Cáo bạch đểđa dạng hóa danh mục đầu tư
nhằm giảm thiểu rủi ro. Quỹđóng được phép đầu tư vào các loại tài sản tài chính như sau:
– Cổphiếu của công ty đại chúng.
– Trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty.
– Công cụthịtrường tiền tệbao gồm chứng chỉtiền gửi tại tổchức tín dụng; tín
phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từngày phát hành không quá một
(01) năm.
– Các loại tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật và được Đại hội
NĐT chấp thuận bằng văn bản.
Đa dạng hóa là một kỹ thuật quản lý rủi ro kết hợp và tiếp cận đầu tư, Công ty
đầu tư được đánh giá là đa dạng hóa theo Luật Công Ty Đầu Tư năm 1940 của Mỹ là đáp
ứng được yêu cầu 75-5-10 như sau:
75% tổng tài sản phải được đầu tư vào chứng khoán công ty, không phải của
chính Công ty đầu tư hay chi nhánh của nó. Tiền mặt và các khoản đầu tư tương đương tiền
(chứng khoán chính phủ ngắn hạn và chứng khoán trên thị trường tiền tệ) được tính một
phần của yêu cầu đầu tu 75% ngoài công ty.
Không được đầu tư quá 5% tổng tài sản của quỹ vào một công ty cổ phần.
Công ty đầu tư không được đầu tư quá 10% số cổ phiếu thường có quyền bầu cử
của một công ty cổ phần.
1.2.2
Cách thức đầu tư vào quỹđầu tư:
1.2.2.1Nhận diện rủi ro khi đầu tư vào quỹ:
Bất kể khi đầu tư dưới hình thức nào hay đầu tư vào loại tài sản nào thì bao giờ
cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định.Vì vậy, NĐT cần phải nghiên cứu, cân nhắc trước
khi thực hiện các quyết định đầu tư.Sau đây là một số yếu tố rủi ro chủ yếu mà NĐT nên
quan tâm khi đầu tư vào quỹ:
Rủi ro thị trường: Rủi ro này phát sinh khi các thị trường tài sản mà quỹ đầu tư
có sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian dẫn tới sự suy giảm của
toàn bộ thị trường. Đây là rủi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của
CTQLQ.
16
Rủi ro lãi suất: Lãi suất làm chi phí đầu vào các doanh nghiệp tăng, mức lãi suất
mong đợi tăng sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu, giảm giá CCQ cũng như giá trị đầu tư vào trái
phiếu và ngược lại.
Rủi ro lạm phát: Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa do
đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và CCQ. Rủi ro về lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào, do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả lợi
nhuận v.v. và ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh
nghiệp.
Rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu/công cụ
nợ: Rủi ro này phát sinh khi các bên phát hành công cụ nợ mất khả năng thanh toán lãi suất
hoặc tiền gốc đối với các khoản vay.
Rủi ro thiếu tính thanh khoản: Một trong những yếu tố quan trọng của quỹ là
dành phần lớn tổng tài sản đầu tư vào các DNNN và tư nhân cổ phần hóa. Chính vì vậy, các
khoản đầu tư này chỉ có tính thanh khoản cao khi cổ phiếu này có khả năng được giao dịch
trên TTCK. Phần lớn những DNNN sẽ được niêm yết sau khi cổ phần hóa theo quy định của
Nhà nước, tuy nhiên khoảng thời gian giữa việc cổ phần hóa và niêm yết là yếu tố khách
quan mà CTQLQ khó có thể chủ động được.
Rủi ro pháp lý: Dù nhiều văn bản pháp lý về TTCK đã được Chính phủ ban
hành như Luật chứng khoán, các nghị định hướng dẫn, quy chế hoạt động… Tuy nhiên, vẫn
còn tồn tại những rủi ro nhất định liên quan đến yếu tố pháp lý như: sự phù hợp với các cam
kết khi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về thuế đối với các NĐT trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng và chứng khoán, chế độ kế toán quản lý quỹ,…
Rủi ro xung đột lợi ích: CTQLQ cũng sẽ gặp phải những xung đột nhất định về
lợi ích giữa các QĐT và các sản phẩm tài chính khác do CTQLQ điều hành. Rủi ro này
thuộc dạng rủi ro không hệ thống, có thể kiểm soát được.
Rủi ro về tiến độ giải ngân: Quá trình phân bổ tài sản của quỹ vào các công ty
đã niêm yết hoặc chưa niêm yết sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện của cổ phần hóa,
quyết định chấp thuận được niêm yết của các công ty theo chính sách của Chính phủ và Nhà
nước. Do vậy, NĐT cũng cần quan tâm đến khả năng xảy ra đối với rủi ro về tiến độ giải
ngân của quỹ.
Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ: Rủi ro này phát sinh chủ
yếu do sự giảm giá của các loại cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (OTC) và cổ phiếu
17
niêm yết trên TTCK mà quỹ đầu tư. Khi đó, NAV của Quỹ sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng trực
tiếp đến thị giá của CCQ trên thị trường.
NĐT cần xác định rõ chiến lược đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, chi phí và
những quy định khác được nêu rõ trong Bản cáo bạch & Điều lệ tổ chức và hoạt động của
quỹ trước khi quyết định đầu tư vào quỹ.
1.2.2.2 Quy trình đầu tư vào quỹ:
Đối với Quỹđược phát hành lần đầu ra công chúng:
Trong thời gian Quỹ được CTQLQ phát hành lần đầu ra công chúng, NĐT có
nguyện vọng tham gia góp vốn vào Quỹ thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu :
NĐT cần nghiên cứu chi tiết các tài liệu liên quan đến Quỹnhư: Giấy phép lập
QĐT chứng khoán & phát hành CCQ đầu tư ra công chúng, Bản cáo bạch của QĐT, Điều lệ
quỹcủa QĐT.
Bước 2: Nhận tư vấn
NĐT sẽ được tư vấn trực tiếp tại CTQLQ, tại công ty chứng khoán hoặc tại các
đại lý phân phối được chỉ định.
Bước 3: Đăng ký tham gia đầu tư
NĐT điền các thông tin cần thiết vào phiếu đăng ký mua CCQ do CTQLQ phát
hành và nộp phiếu đăng ký này tại CTQLQ hoặc công ty chứng khoán, đại lý được chỉ định
phân phối.
Bước 4: Thanh toán
Nếu NĐT đăng ký mua tại:
+ CTQLQ: NĐT sẽ nộp tiền vào tài khoản phong tỏa của Quỹ tại ngân hàng giám
sát được chỉđịnh
+ Công ty chứng khoán: NĐT mở tài khoản tại công ty chứng khoán (nếu chưa
có) và nộp tiền mua CCQ vào tài khoản tại công ty chứng khoán.
Bước 5: Nhận Giấy xác nhận sở hữu
NĐT sẽ được nhận giấy xác nhận sở hữu sốlượng CCQ tại CTQLQ hoặc tại công
ty chứng khoán. Sau đó NĐT làm thủ tục tái lưu ký tại công ty chứng khoán nơi mình mở
tài khoản và giao dịch CCQ trên sàn giao dịch sau khi CCQ được cấp phép niêm yết từ
SGDCK.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *