10859_Quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯ ỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ
PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯ ỜI HƯ ỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO
HUẾ, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đư ợc
cảm ơ n và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đư ợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thừa Thiên – Huế, ngàytháng năm 2018
Tác giả Luận văn
PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
ii
LỜI CẢM Ơ N
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu ở nhà trư ờng, kinh
nghiệm trong quá trình công tác, sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơ n sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Đăng Hào, Trư ờng Đại
học kinh tế- Đại học Huế- ngư ời đã trực tiếp hư ớng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơ n chân thành đến Ban giám hiệu nhà trư ờng, Phòng KHCN-
HTQT- ĐTSĐH cùng toàn thểquý thầy cô giáo Trư ờng Đại học kinh tế- Đại học Huế
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơ n Lãnh đạo, đồng nghiệp ở Sở Tài chính, Phòng Tài
chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh, Kho Bạc Nhà nư ớc, Cục Thuế và các cơ quan,
tổ chức có liên quan ở Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và
cung cấp số liệu cho tôi trong việc thu thập thông tin và tìm hiểu tình hình thực tế.
Và lời cám ơ n cuối cùng tôi xin dành cho gia đình, ngư ời thân và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và thực hiện Luận văn này.
Mặc dù bản thân đã có sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, Luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi mong nhận đư ợc sự góp ý chân thành của
quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đư ợc hoàn thiện hơ n.
Xin chân thành cám ơ n!
Thừa Thiên – Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả Luận văn
PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
iii
TÓM LƯ ỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Niên khóa: 2016 – 2018
Ngư ời hư ớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO
Tên đề tài: QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân sách xã là một công cụ tài chính quan trọng bảo đảm phư ơ ng tiện vật
chất cần thiết cho chính quyền cấp xã thực hiện đư ợc các chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nư ớc, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Từđó góp phần tạo ra nguồn lực
chung cho sự nghiệp phát triển kinh tếđất nư ớc, đư a nư ớc ta tiến nhanh hơ n, mạnh
hơ n, bắt kịp với nhịp độ phát triển của các nư ớc trong khu vực và trên thế giới. Do
vậy, một trong những yêu cầu quan trọng đư ợc đặt lên hàng đầu là phải đổi mới
mạnh hơ n hoạt động ngân sách xã, đặc biệt là quản lý chi ngân sách xã.Trong những
năm qua, công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã
có những bư ớc tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đư ợc
vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế nhất định. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích tình
hình thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách xã để chỉ ra những tồn tại thiếu sót, thấy
rõ những vấn đề bức xúc cần giải quyết, từđó có những giải pháp đối với xây dựng và
phát triển ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện nay là một vấn đề mang
tính cấp thiết. Xuất phát từ thực tếđó, việc nghiên cứu đề tài“Quản lý chi ngân sách
xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” đã đư ợc lựa chọn làm luận văn
Thạc sỹ nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên.
2. Phư ơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đư ợc tiến hành thông qua thu thập số liệu từ các cơ quan chuyên
môn, điều tra đối tư ợng thu chi ngân sách để phân tích, đánh giá các vấn đề về mặt định
tính, định lư ợng liên quan đến công tác chi ngân sách xã. Sử dụng phư ơ ng pháp phân
tổ thống kê, phư ơ ng pháp phân tích, phư ơ ng pháp chuyên gia, chuyên khảo, sử dụng
phần mềm thống kê thông dụng để xử lý số liệu.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Một số giải pháp tăng cư ờng công tác quản lý chi ngân sách xã mà luận văn đư a ra
có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành quản lý chi ngân sách xã góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn tới.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CTX
Chi thư ờng xuyên
HĐND
Hội đồng nhân dân
KBNN
Kho bạc nhà nư ớc
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
KTXH
Kinh tế- xã hội
NSNN
Ngân sách nhà nư ớc
NSX
Ngân sách xã
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
TC-KH
Tài chính kế hoạch
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………………………………….i
LỜI CẢM Ơ N………………………………………………………………………………………………….. ii
TÓM LƯ

C LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ………………………………. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU …………………………………………….iv
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………………..v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU……………………………………………………………………. viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ………………………………………………………………………………………….x
PHẦN MỞĐẦU ……………………………………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………………………..1
2. Mục đích của đề tài…………………………………………………………………………………………2
3.Đối tư ợng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………..2
4.Phư ơ ng pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………….3
CHƯ
Ơ NG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄ
N VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
XÃ …………………………………………………………………………………………………………………..5
1.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ…………………………………………………………….5
1.1.1 Xã và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã …………………………………………….5
1.1.2. Khái niệm ngân sách xã……………………………………………………………………………..7
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của ngân sách xã ……………………………………………………………..8
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ ……………………………………………………………..10
1.2.1. Nội dung chi của ngân sách xã………………………………………………………………….10
1.2.2. Yêu cầu của quản lý chi ngân sách xã………………………………………………………..14
1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách xã…………………………………………………………….16
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH XÃ HIỆN NAY …………………………………………………………………………………….25
CHƯ
Ơ NG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH …………………………………………………………………..28
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ
PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH……………………………..28
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ……………………………………………..28
vi
2.1.2. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh…………………………………………31
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN QUẢNG NINH ………………………………………………………………………….33
2.2.1. Lập dự toán chi ngân sách xã ……………………………………………………………………33
2.2.2. Chấp hành chi ngân sách xã ……………………………………………………………………..41
2.2.3. Quyết toán ngân sách xã…………………………………………………………………………..53
2.2.4. Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chi ngân sách xã………………..54
2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯ

NG ĐIỀU TRA TRONG CƠ QUAN QLNN
VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
QUẢNG NINH………………………………………………………………………………………………..57
2.3.1. Một số thông tin chung vềđối tư ợng thực hiện điều tra, phỏng vấn ………………57
2.3.2. Phân tích Cronbach’s Alpha ……………………………………………………………………..58
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSX TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẢNG NINH…………………………………………………………………………………..78
2.4.1. Những kết quảđạt đư ợc …………………………………………………………………………..78
2.4.2. Những hạn chế………………………………………………………………………………………..80
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế……………………………………………………………….82
CHƯ
Ơ NG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH ………………………………………..85
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯ
ỚNG QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH………………………85
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016 – 2020 …………………………..85
3.1.2. Định hư ớng quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn
2016 – 2020 …………………………………………………………………………………………………….86
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰ
M HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN
TỚI…………………………………………………………………………………………………………………87
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách xã ……………………………………….88
3.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành chi ngân sách xã…………………………………………89
3.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách xã ……………………………………………..90
vii
3.2.5. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, kế toán trong quản lý chi ngân sách xã
………………………………………………………………………………………………………………………92
3.2.6. Nâng cao chất lư ợng nguồn nhân lực quản lý ngân sách xã ………………………….93
3.2.7. Tăng cư ờng sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nư ớc với xã 94
3.2.8. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách xã……96
3.2.9. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi
ngân sách xã…………………………………………………………………………………………………….96
PHẦN THỨBA:KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………97
3.1. Kết luận…………………………………………………………………………………………………….97
3.2 Kiến nghị…………………………………………………………………………………………………..98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………..100
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Hình 2.1.
Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh…………………………………………….29
Bảng 2.1:
Tình hình thu, chi NSX trên địa bàn huyện Quảng Ninhgiai đoạn 2014-
2016 ……………………………………………………………………………………………34
Bảng 2.2:
Tổng hợp thu NSX ở huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 ………..36
Bảng 2.3:
Tổng hợp chi NSX ở huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 ………..39
Bảng 2.4:
Tổng hợp quyết toán thu, chi NSX theo từng xã, thị trấn giai đoạn 2014 –
2016 ……………………………………………………………………………………………42
Bảng 2.5:
Cơ cấu chi NSX trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016
…………………………………………………………………………………………………..44
Bảng 2.6:
Tình hình thực hiện chi thư ờng xuyên NSX trên địa bànhuyện Quảng
Ninh giai đoạn 2014 – 2016 …………………………………………………………..45
Bảng 2.7:
Đặc điểm của đối tư ợng tham gia phỏng vấn……………………………………57
Bảng 2.8:
Kết quả kiểm định thang đo công tác quản lý chi ngân sách xã tại huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình………………………………………………………..59
Bảng 2.9:
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’
s Test ………………………………………62
Bảng 2.10:
Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hư ởng đến công tác
quản lý chi ngân sách xã tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình………63
Bảng 2.11:
Kết quả EFA thang đo chất lư ợng công tác quản lý chi ngân sách xã ….67
Bảng 2.12:
Hệ số tư ơ ng quan Pearson ……………………………………………………………..69
Bảng 2.13:
Tóm tắt kết quả của mô hình hồi quy đa biến …………………………………..69
Bảng 2.14:
Kiểm định độ phù hợp mô hình………………………………………………………70
Bảng 2.15:
Kiểm định hiện tư ợng đa cộng tuyến ………………………………………………71
Bảng 2.16:
Kết quả phân tích hồi quy………………………………………………………………72
Bảng 2.17:
Kết quảđánh giá công tác quyết toán chi ngân sách xãtại huyện Quảng
Ninh ……………………………………………………………………………………………73
Bảng 2.18:
Kết quảđánh giá công tác lập dự toánchi ngân sách xã tại huyện Quảng
Ninh ……………………………………………………………………………………………74
Bảng 2.19:
Kết quảđánh giá công tác thanh tra/kiểm tra chi ngân sách xã tại huyện
Quảng Ninh………………………………………………………………………………….76
ix
Bảng 2.20:
Kết quảđánh giá công tác công khai tài chính chi ngân sách xã tại huyện
Quảng Ninh………………………………………………………………………………….77
Bảng 2.21:
Kết quảđánh giá công tác chấp hành chi ngân sách xãtại huyện Quảng
Ninh ……………………………………………………………………………………………78
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 2.1.
Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh………………………………………………..29
1
PHẦN MỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phư ờng, thị trấn (gọi chung là đơ n vị hành chính cấp cơ sở) đã tồn tại và
phát triển theo suốt quá trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phư ơ ng. Theo
Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính, đơ n vị
hành chính Xã gồm có xã, thị trấn là đơ n vị hành chính dư ới huyện và phư ờng là đơ n
vị hành chính dư ới quận. Tính đến ngày 24 tháng 7 năm 2017, Việt Nam có 11.165
đơ n vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.504 phư ờng, 594 thị trấn và 9.067 xã (theo Báo
cáo số liệu tổng hợp mạng lư ới Điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội).
Có thể nói xã có vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng.Nơ i
đây thể hiện rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nư ớc với nhân dân và trực tiếp tổ chức triển
khai, chỉđạo, biến mọi chủ trư ơ ng, đư ờng lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nư ớc vào cuộc sống.Chính quyền cấp xã là đơ n vị quản lý hành chính
Nhà nư ớc cấp cơ sở, chịu trách nhiệm một cách toàn diện trư ớc Đảng, Nhà nư ớc và
nhân dân địa phư ơ ngtrên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an
ninh quốc phòng…. Bởi vậy, việc xây dựng Đảng bộ và chính quyền Nhà nư ớc ở cấp
xã trong sạch, vững mạnh kết hợp chặt chẽ với vấn đề quan tâm công tác quản lý
nguồn ngân sách cơ sởđể tư ơ ng xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện
nay là một yêu cầu khách quan và cấp thiết.
Ngân sách xã là một công cụ tài chính quan trọng cho chính quyền cấp xã
thực hiện đư ợc các chức năng, nhiệm vụquản lý nhà nư ớc, phát triển kinh tế- xã hội
trên địa bàn. Từđó góp phần tạo ra nguồn lực chung cho sự nghiệp phát triển kinh tế
đất nư ớc, đư a nư ớc ta tiến nhanh hơ n, mạnh hơ n, bắt kịp với nhịp độ phát triển của
các nư ớc trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, một trong những yêu cầu quan
trọng đư ợc đặt lên hàng đầu là phải đổi mới mạnh hơ n hoạt động ngân sách xã, đặc
biệt là quản lý chi ngân sách xã.
Trong những năm qua, công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình đã có những bư ớc tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đã đạt đư ợc vẫn còn bộc lộnhiều tồn tại, hạn chế nhất định (Vẫn còn nhiều
xã, trư ờng học chư a thực hiện nghiêm quy chế dân chủ trong quản lý ngân sách, đặc
biệt là việc thu, chi các khoản đóng góp của nhân dân. Một sốđơ n vị quản lý sử dụng
2
ngân sách không đúng quy định của luật ngân sách, biểu hiện: chi sai nguyên tắc, chế
độ, chứng từ không đảm bảo quy định…) Dođó, việc nghiên cứu, phân tích tình hình
thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách xãđể chỉ ra những tồn tại thiếu sót, thấy rõ
những vấn đề bức xúc cần giải quyết, từđó có những giải pháp đối với xây dựng và
phát triển ngân sách xãtrên địa bànhuyện Quảng Ninh hiện nay là một vấn đề mang
tính cấp thiết.
Đó chính là những lý do hết sức thuyết phục để tôi chọn đề tài: “Quản lý chi
ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Mục đích của đề tài
2. 1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu tổng thể của đề tài là nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng
Ninh trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tếđịa phư ơ ng.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
– Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách xã làm cơ sở
nghiên cứu đề tài.
– Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
3.Đối tư ợng và phạ
m vi nghiên cứu
3.1.Đối tư ợng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã
3.2. Phạ
m vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.
Về thời gian: Luận văn bám sát các vấn đề về quản lý chi ngân sách xã trên địa
bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016.
3
4.Phư ơng pháp nghiên cứu
4.1. Phư ơng pháp thu thập số liệ
u
4.1.1. Số liệ
u thứ cấp
Số liệu thứ cấp đư ợc thu thập từPhòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng
Ninh, Sở Tài chính, Chi Cục Thống kê huyện Quảng Ninh; Báo cáo kế hoạch KT-XH
5 năm 2011-2015; Kế hoạch KT-XH hàng năm của UBND Tỉnh; Báo cáo quy hoạch
tổng thể phát triển KT – XH của tỉnh đến năm 2020; Niên giám thống kê huyện Quảng
Ninh và một số báo cáo khác có liên quan đểđánh giá thực trạng công tác quản lý chi
ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
4.1.2. Số liệ
u sơ cấp
Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên
cán bộ đang làm việc liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách xã tại huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình thông qua bảng hỏi về các nội dung chính ảnh hư ởng đến công tác
quản lý chi ngân sách xã tại huyện Quảng Ninh, gồm:
– Công tác lập dựtoán chi ngân sách xã;
– Công tác chấp hành dựtoán chi ngân sách xã;
– Công tác quyết toán chi ngân sách xã;
Luận văn sửdụng phư ơ ng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơ n giản. Đối với phư ơ ng
pháp này, trư ớc tiên lập danh sách các đối tư ợng là cán bộ, công chức liên quan đến
công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Quảng Ninh bao gồm: HĐND, UBND
xã, cơ quan Thuế, UBND huyện, PTCK huyện, KBNN huyện.
Kích thư ớc mẫu đư ợc xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998)
và Hair & ctg (1998), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá
EFA) tốt thì cần ít nhất 05 quan sát cho 01 biến đo lư ờng và số quan sát không nên
dư ới 100. Mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) sử dụng trong luận văn gồm 05
nhân tố độc lập với 24 biến. Do đó, kích thư ớc mẫu tối thiểu cần thiết là từ24 x 5 =
120.
4.2. Phư ơng pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệ
u
Để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng chi ngân sách xã trên địa bàn nghiên
cứu theo các tiêu thức khác nhau, luận văn sử dụng phư ơ ng pháp phân tổ thống kê để
4
tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập đư ợc. Đểđánh giá các nhân tố ảnh hư ởng đến
công tác quản lý chi ngân sách, trong nghiên cứu này phư ơ ng pháp phân tích nhân tố
khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đã đư ợc áp dụng. Trong quá trình phân tích, tính
toán phần mềm thống kê SPSS đã đư ợc sử dụng để xử lý số liệu.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mởđầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn gồm 3 chư ơ ng với kết cấu như sau:
Chư ơng 1.Cơ sở thực tiễn và lý luận vềquản lý chi Ngân sách xã
Chư ơng 2.Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Quảng Ninh
Chư ơng 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện Quảng Ninh
5
CHƯ Ơ NG 1
CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ
1.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ
1.1.1 Xã và chức năng, nhiệ
m vụ của chính quyền xã
Nhà nư ớc xuất hiện là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Từ khi ra
đời Nhà nư ớc đã phải gánh vác trọng trách lớn là giữ vững biên cư ơ ng, bờ cõi, ổn định
đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tếđất nư ớc. Để thực hiện đư ợc những chức
năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nư ớc phải có những phư ơ ng tiện vật chất và phải thực
hiện phân cấp quản lý. Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy mọi Quốc gia đều phải
tiến hành phân cấp để quản lý. Mặc dù có sự khác nhau về nội dung phân cấp và số
cấp quản lý, như ng mỗi thể chếđều có cấp quản lý cơ sở[15].
Nằm trong quy luật đó, ở nư ớc ta, sự phân cấp quản lý đã hình thành ngay từ
Nhà nư ớc phong kiến sơ khai đầu tiên: Nhà nư ớc Văn Lang của các vua Hùng, Nhà
nư ớc Âu Lạc của Thục An Dư ơ ng Vư ơ ng. Vào thế kỷ thứ III trư ớc công nguyên,
Nhà nư ớc phong kiến sơ khai đạt đến sự hư ng thịnh với nền văn minh lúa nư ớc,
đồng thau và đồ sắt với chính thể chuyên chế và hạ tầng là công xã nông thôn(
khoảng 500 làng, xã). Đến buổi đầu kỷ nguyên tự chủ vào đầu thế kỷ thứ X, nhà cải
cách Khúc Hạo đã chia cả nư ớc thành những đơ n vị hành chính gồm các cấp: Lộ,
Phủ, Châu, và đơ n vị hành chính cơ sở gọi là Giáp xã. Đến các triều đại Triệu,
Đinh, Lý, Trần….gọi là Hư ơ ng xã.[15].
Tuy tên gọi mỗi một thời khác nhau, như ng chức năng nhiệm vụ của cấp chính
quyền cơ sở không thay đổi bao nhiêu, chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ: quản lý nhân
khẩu, ruộng đất, thu tô, thu thuế,, giữ gìn phép nư ớc trị an, chăm lo lợi ích công cộng
đê điều, tư ới tiêu, đư ờng xã, cứu tế xã hội tóm lại là quản lý dân, thực thi pháp luật tại
địa phư ơ ng và tạo dựng cơ sởvật chất cho Nhà nư ớc và xã hội.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, làng xã trở thành cơ sở, nơ i
nuôi dư ỡng, phát triển lực lư ợng cho Cách mạng. Thời kỳ xây dựng CNXH ở miền
Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, nhận thức rõ vai trò quan trọng của làng, xã,
Đảng và Nhà nư ớc ta đã quy định rõ trong các văn bản pháp luật: việc quản lý các
công việc Nhà nư ớc ở cơ sở do HĐND và UBND xã đảm nhiệm. HĐND xã là cơ quan
quyền lực Nhà nư ớc ởđịa phư ơ ng, thành viên của HĐND là do nhân dân địa phư ơ ng
6
bầu ra theo chếđộ phổ thông đầu phiếu. UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND.
Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết
phải là đại biểu HĐND.
Theo điều 110 Hiến pháp nư ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
quy định 4 cấp hành chính của nư ớc ta là: Trung ư ơ ng, Tỉnh (Thành phố trực thuộc
Trung ư ơ ng), Huyện(và đơ n vị hành chính tư ơ ng đư ơ ng như : thành phố trực thuộc
tỉnh, quận, thị xã), Xã(và các đơ n vị hành chính tư ơ ng đư ơ ng như : phư ờng, thị trấn).
Theo đó xã là đơ n vị hành chính cơ sở của Nhà nư ớc ở nông thôn. Chính quyền Nhà
nư ớc cấp xã bao gồm HĐND và UBND có chức năng quản lý mọi hoạt động kinh tế
xã hội trên địa bàn trong thể chế thống nhất của Nhà nư ớc với các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,thực thi các công việc nội chính: Tổ chức, an ninh, quân sự, tư pháp,
thanh tra… nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong dân, đảm bảo cho công dân thực hiện
đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của Nhà nư ớc. Phòng chống tệ nạn xã hội,
quản lý hộ tịch hộ khẩu, thực hiện thanh tra nhân dân, phát hiện và xử lý theo quyền
hạn đư ợc giao những hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các
chính sách chếđộ, thể lệ do Nhà nư ớc quy định.
Thứ hai,phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất của ngư ời dân. Đó là việc
quản lý đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn xã theo quy định của
pháp luật, bằng quyền lực của chính quyền nhà nư ớc đểđiều tiết, hư ớng dẫn sản xuất
và tiêu dùng, thông qua các quá trình xây dựng, tổng hợp, quyết định kế hoạch, kiểm
tra, chỉđạo đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác huy động và sử dụng nguồn lực tài chính
trong dân cũng như các thế mạnh khác của địa phư ơ ng.
Thứ ba,thực hiện việc chăm lo phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội và đời
sống tinh thần của ngư ời dân. Đó là trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
các chư ơ ng trình công tác văn xã, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hoá thông tin,
thể dục thể thao, truyền thanh, giáo dục y tế … nhằm cải thiện đời sống tinh thần của
ngư ời dân. Chăm lo sức khoẻ, bảo vệ chăm sóc trẻ em, kế hoạch hoá gia đình,quản lý
lao động, tổ chức thực hiện di dân kinh tế mới theo định hư ớng chiến lư ợc.
Thứ tư ,thực hiện quản lý tài chính, ngân sách xã: Tổ chức thi hành các chính
sách thuế, phí, tài chính…quản lý xây dựng, điều hành thanh quyết toán ngân sách
7
xãtheo quy định, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài vụ của hợp tác xã, đơ n vị trực
thuộc, tổ chức thực hiện chếđộ kế toán, quản lý huy động sử dụng các loại quỹ theo
quy định của pháp luật (Hiến Pháp nư ớc Công Hòa Xã hội chủ ngĩa Việt Nam, năm
2013).
Trong nền kinh tế thị trư ờng dư ới góc nhìn của kinh tế học công cộng,các
nhiệm vụ của chính quyền cấp xã là đứng ra tổ chức cung cấp các hàng hoá dịch vụ
công cộng mang tính chất trực tiếp cho dân chúng tại địa phư ơ ng. Các hàng hoá dịch
vụ công cộng đó là: Đảm bảo an ninh trật tự, giáo dục y tế văn hoá xã hội, giao thông
công cộng, các dịch vụ hành chính, pháp lý… gắn liền với những ngư ời dân trên địa
bàn xã[13].
Như vậy, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã đư ợc mở rộng đa dạng và phong
phú hơ n so với trư ớc đây, liên quan hầu hết đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội của nhân dân trên địa bàn xã. Đó là cơ sở cho việc hình thành ngân sách xã và
phư ơ ng thức, quy trình quản lý ngân sách xã[13].
1.1.2. Khái niệ
m ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại
diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ
động khai thác
những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội,
giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã[17].
Ngân sách xã là một bộ phận của tài chính công có liên quan đến các hoạt động
chi tiêu của chính phủ vàcác nguồn thu để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ. Một trong
mục tiêu quan trọng của phân tích chi tiêu của ngân sách là để hiểu tác động của chi
tiêu của chính phủ, các quy định, chính sách thuế và vay mư ợn lên quá trình phát triển
kinh tế- xã hội như tạo việc làm, đầu tư và chi tiêu. Nguyên tắc đểquản lý chi ngân
sách là đảm bảo vai trò điều tiết của chính phủ trongnền kinh tế và tác động của nó đối
với việc sử dụng tài nguyên và bảo đảm phúc lợi của ngư ời dân[20].
Ngân sách xã trực tiếp gắn với ngư ời dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối quan
hệ về lợi ích giữa Nhà nư ớc với dân. Chính vì vậy, ngân sách xã là tiền đềđồng thời là
hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế- xã hội của Nhà nư ớc.
Trong điều lệ ngân sách xã ban hành tháng 04/1972 có ghi:”NSX là kế hoạch
thu chi tài chính của chính quyền cấp xã, đểđảm bảo điều kiện vật chất cho Hội đồng
8
nhân dân và Ủy ban hành chính xã làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình: đảm bảo
việc chấp hành pháp luật, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo hộ
quyền lợi hợp pháp của công dân; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội
trong xã, động viên và giám sát các hợp tác xã và công dân thi hành nghiêm chỉnh các
nghĩa vụđối với Nhà nư ớc”.
Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định vềquản lý ngân sách
xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phư ờng, thị trấn xác định:
“Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân
dân xã quyết định và giám sát.”
Tuy nhiên, vấn đềđặt ra là cần phải có một khái niệm về ngân sách xã đầy đủ,
thống nhất làm cơ sở cho việc xác định các yêu cầu, nhiệm vụ của NSX sau này.
Tổng kết lại, một khái niệm phản ánh bản chất và bao quát nhất về NSX là:
NSX là toàn bộ các quan hệ
kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng quỹ
tiề
n tệ
của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục
vụ cho việ
c thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổđã
được phân công, phân cấp quản lý.
Như vậy ta có thể khẳng định rằng ngân sách cấp xã là một bộ phận hữu cơ
trong hệ thống ngân sách Nhà nư ớc, đư ợc kết cấu chặt chẽ và chịu sựđiều chỉnh vĩ mô
của NSNN theo mục tiêu chung của quốc gia; kết hợp hài hòa giữa lợi ích chung và
quyền lợi vật chất của từng xã, dựa trên cơ sở sử dụng nguồn tài chính tại chỗ có hiệu
quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp xã hoàn thành nhiệm vụđư ợc giao. Ngân sách
cấp xã là nhân tố góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn.
1.1.3. Đặc điểm, vai trò của ngân sách xã
1.1.3.1. Đặc điể
m của Ngân sách xã
Có thể khẳng định rằng ngân sách xã là một cấp trong hệ thống NSNN vì vậy
ngân sách xã mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN; mặt khác cấp xã là
cấp chính quyền cơ sở vì vậy bên cạnh những đặc điểm chung của NSNN ngân sách
cấp xã còn có những đặc điểm riêng tạo ra sự khác biệt căn bản so với các cấp ngân
sách khác.
– Đặc điểm chung:
9
+ Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền nhà
nư ớc cấp xã;
+ Quản lý ngân sách xã bắt buộc phải tuân theo một chu trình luật định và khoa
học;
+ Hầu hết các khoản thu, chi của ngân sách xã đư ợc thực hiện theo phư ơ ng thức
phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp.
– Đặc điểm riêng:
Hiện nay NSNN Việt Nam bao gồm 4 cấp tư ơ ng đư ơ ng với 4 cấp chính quyền
của nhà nư ớc ta. Tuy chức năng, nhiệm vụ của 4 cấp chính quyền về cơ bản giống
nhau, như ng phạm vi và quy mô hoạt động có sự khác nhau. Vì vậy, ngân sách cấp xã
có những đặc điểm riêng, có tính chất đặc biệt so với các cấp ngân sách khác.Đó là:
Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở, cấp cuối cùng trong hệ thống các
cấp ngân sách nhà nư ớc; vừa là một đơ n vị trực tiếp sử dụng ngân sách của mình. Từ
tính chất đặc biệt của ngân sách cấp xã yêu cầu phải xây dựng các tiêu chí để nâng cao
hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã phù hợp với yêu cầu công cuộc đổi mới đất nư ớc ta.
1.1.3.2. Vai trò của Ngân sách xã
Với khái niệm ngân sách cấp xã là một bộ phận của NSNN, vì vậy bản chất vai
trò của NSNN cũng là bản chất, vai trò của ngân sách xã như ng phạm vi hoạt động
đư ợc thu hẹ
p trên từng địa bàn của đơ n vị hành chính xã, phư ờng, thị trấn cụ thểđư ợc
biểu hiện như sau:
– Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu đểđảm bảo cho chính quyền Nhà
nư ớc cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội trên địa bàn. Để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn theo sự phân cấp trong hệ thống
chính quyền nhà nư ớc, chính quyền xã phải có nguồn tài chính đủ lớn. Có thể nói ngân
sách cấp xã là quỹ tiền tệ có quy mô lớn nhất trong số quỹ tiền mà chính quyền cấp xã
đư ợc quản lý và sử dụng, nguồn tiền trong ngân sách xã chỉđư ợc phép thực hiện các
nhiệm vụ mà chính quyền xã phải đảm nhận. Vì vậy khả năng đảm bảo nguồn tài
chính từ ngân sách cấp xã như thế nào sẽ ảnh hư ởng không nhỏđến mức độ thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của chính quyền nhà nư ớc cấp xã [16].
– Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nư ớc
cấp xã khai thác các thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn xã đó. Cùng với quá trình
10
hoàn thiện luật NSNN, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế- xã hội cho chính quyền
cấp xã ngày càng nhiều hơ n tạo thế chủđộng cho các xã trong quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Chính trong quá trình này ngân sách xã đóng vai
trò to lớn thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính quyền xã đầu tư
khai thác các thế mạnh về kinh tế xã hội nông thôn và từng bư ớc tạo đà cho sự phát
triển kinh tế trong những năm tới [16].
– Ngân sách xã là công cụ tài chính giúp chính quyền nhà nư ớc cấp trên thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã. Nhà nư ớc ta là
một hệ thống tổ chức thống nhất có sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn
quản lý kinh tế xã hội cho chính quyền cấp dư ới yêu cầu cần có sự giám sát thư ờng
xuyên của cơ quan chính quyền nhà nư ớc cấp trên đối với hoạt động của cơ quan
chính quyền nhà nư ớc cấp dư ới. Vì vậy có thể nói rằng ngân sách cấp xã là một trong
những công cụ hữu hiệu cho chính quyền nhà nư ớc cấp trên thực hiện quyền giám sát
của mình đối với hoạt động của chính quyền nhà nư ớc cấp dư ới bởi một trong những
nguồn thu của ngân sách cấp xã là nguồn chi bổ sung từ ngân sách cấp trên [16].
Thông qua các nguồn thu, nhiệm vụ chi tại ngân sách xã chính quyền xã thực
hiện sự quản lý của mình trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đảm bảo sự ổn
định về chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Từ những vai
trò trên ta có thể khẳng định ngân sách xã là ngân sách của dân, do dân, vì dân và là
công cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nư ớc cấp xã thực hiện các chức năng
nhiệm vụđư ợc giao.
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ
1.2.1. Nội dung chi của ngân sách xã
Nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách xã là hai khái niệm không thể tách rời
nhau, hình thành trên cơ sở khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội mà chính
quyền xã đư ợc phân công, phân cấp đảm nhiệm. Xét trên phư ơ ng diện quan hệ giữa
hai mặt thu và chi NSX thì thu NSX còn ảnh hư ởng mang tính quyết định đến chi
NSX. “Lư ờng thu mà chi” đã trở thành phư ơ ng châm điều hành NSNN ta nói chung và
NSX nói riêng. Bởi vậy, muốn đi sâu nghiên cứu nhiệm vụ chi NSX trư ớc hết phải đi
tìm hiểu các nguồn thu của NSX thể hiện qua các nội dung sau:
11
1.2.1.1. Nguồn thu của ngân sách xã
Tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý NSX và các hoạt động
tài chính khác của xã và Thông tư số 344/2016/TT-BTC quy định về quản lý ngân
sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phư ờng, thị trấn quy định:
Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân
cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phư ơ ng đư ợc hư ởng.
* Các khoản thu ngân sách xã hư ởng một trăm phần trăm (100%):
Đây là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộđể chủđộng về nguồn tài
chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thư ờng xuyên, đầu tư . Căn cứ quy mô nguồn thu, chế
độ phân cấp quản lý kinh tế- xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân
đối cho các nhiệm vụ chi thư ờng xuyên, khi phân cấp nguồn thu, Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách xã hư ởng 100% các khoản thu dư ới đây:
Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định.
Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nư ớc theo
chếđộ quy định;
Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹđất công ích và hoa lợi công sản
khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động
đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện đểđầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đư a vào ngân sách xã
quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nư ớc trực tiếp cho
ngân sách xã theo chếđộ quy định;
Thu kết dư ngân sách xã năm trư ớc;
Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân
sách cấp trên:
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nư ớc gồm:
– Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
– Thuế nhà, đất;
– Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
12
– Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
– Lệ phí trư ớc bạ nhà, đất.
Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn đư ợc hư ởng tối thiểu 70%. Căn
cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể
quyết định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn đư ợc hư ởng cao hơ n, đến tối đa là 100%.
Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định nêu trên, ngân sách xã còn đư ợc
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản
thuế, lệ phí phân chia theo Luật Ngân sách nhà nư ớc đã dành 100% cho xã, thị trấn và
các khoản thu ngân sách xã đư ợc hư ởng 100% như ng vẫn chư a cân đối đư ợc nhiệm vụ
chi .
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi đư ợc
giao và dự toán thu từ các nguồn thu đư ợc phân cấp (các khoản thu 100% và các
khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này đư ợc xác định từ
năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và đư ợc giao ổn định từ 3 đến 5 năm.
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực
hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
Ngoài các khoản thu nêu trên, chính quyền xã không đư ợc đặt ra các khoản thu
trái với quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Nội dung chi của ngân sách xã
Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thư ờng xuyên. Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Căn cứ chếđộ
phân cấp quản lý kinh tế- xã hội của Nhà nư ớc, các chính sách chếđộ về hoạt động
của các cơ quan Nhà nư ớc, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội và
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách
xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thực hiện các nhiệm vụ
chi dư ới đây:
* Chi đầu tư phát triển gồm:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có
khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
13
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của xã từ
nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy
định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đư a vào ngân sách xã quản lý.
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
* Các khoản chi thư ờng xuyên:
– Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nư ớc ở xã:
+ Tiền lư ơ ng, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;
+ Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nư ớc;
+ Công tác phí;
+ Chi về hoạt động, văn phòng, như : chi phí điện, nư ớc, văn phòng phẩm, phí
bư u điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
+ Chi mua sắm, sửa chữa thư ờng xuyên trụ sở, phư ơ ng tiện làm việc;
+ Chi khác theo chếđộ quy định.
– Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
– Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu
theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tư ợng khác
theo chếđộ quy định.
– Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ
và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy
định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác
thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật;
+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn xã;
+ Các khoản chi khác theo chếđộ quy định.
– Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do
xã quản lý:
14
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chếđộ quy định (không kể
trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã
nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm hỏi
các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác;
+ Chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã quản lý.
– Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp
mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản
lý (đối với phư ờng do ngân sách cấp trên chi).
– Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thư ờng xuyên và mua sắm các khoản trang thiết
bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
– Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng
do xã quản lý như : trư ờng học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư viện,
đài tư ởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đư ờng giao thông, công trình cấp và thoát
nư ớc công cộng,…; riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè,
đư ờng phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh… (đối với phư ờng do ngân
sách cấp trên chi).
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như : khuyến nông, khuyến
ngư , khuyến lâm theo chếđộ quy định.
– Các khoản chi thư ờng xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào định mức, chếđộ, tiêu chuẩn của Nhà nư ớc; Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quy định cụ thể mức chi thư ờng xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình
đặc điểm và khả năng ngân sách địa phư ơ ng [1], [5], [6].
1.2.2. Yêu cầu của quản lý chi ngân sách xã
Để phát huy vai trò của NSX trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, việc
quản lý thu, chi NSX phải đáp ứng đư ợc các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Quản lý chi NSX phải được thực hiệ
n một cách thường xuyên,
liên tục và toàn diệ
n, từ khâu lập dự toán, chấp hành đến quyết toán NSX. Việc lập dự
toán NSX phải thể hiện đầy đủ các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính quốc
gia như : cơ cấu động viên các nguồn thu, bố trí các nội dung chi … Trong khâu chấp
hành dự toán NSX cơ bản phải lập kế hoạch thu, chi quý trong đó chia ra các tháng để
tổ chức thực hiện tốt, đồng thời kiểm soát chặt chẽ thu, chi NSX trong từng tháng quý.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *