1
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
……………..
TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có
hiệu lực pháp lý mạnh mẽ vào việc phòng và chống
tham nhũng hiện nay.
2
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã về cõi vĩnh hằng. Người ra
đi nhưng để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản tinh thần vô giá – đó là một
hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về một Nhà nước có hiệu lực
pháp lý mạnh mẽ là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn với quá trình phát triển
của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đây là tư tưởng xuyên suốt nhất quán trong tư
duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, đã trở thành chiến lược
cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh trọng đại, vẻ vang mà nhân dân giao phó,
bên cạnh những nhiệm vụ nặng nề khác Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhận định
một cách đúng đắn, triển khai một cách quyết liệt, có hiệu quả cuộc đấu tranh
phòng chống tham nhũng – một cuộc chiến “chống nội xâm”. Đây là trận chiến
mang tầm vóc của một trận đánh lớn của toàn Đảng và toàn dân tộc, âm thầm
nhưng nhưng quyết liệt. Uy tín của Đảng, sức sống của công cuộc đổi mới, sức
mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, tương lai của đất nước phụ thuộc lớn vào kết
quả của trận chiến không khoan nhượng này.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là cơ
sở lý luận quan trọng, là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn đấu tranh phòng
chống tham nhũng, xây dựng một Nhà nước xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuất phát từ những điều nêu trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ vào việc
phòng và chống tham nhũng hiện nay” để hoàn thành bài tiểu luận này.
3
NỘI DUNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam do Người ký tên Nguyễn Ái Quốc
gửi đến Hội nghị Véc Xây (Pháp) năm 1919 cho thấy Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra
tầm quan trọng của Pháp Luật trong quản lý xã hội.Về sau, khi trở thành người
đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh càng quan tâm sâu sắc hơn việc
xây dựng và điều hành Nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền.Một Nhà
nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được Hồ Chí Minh chú ý xây dựng thể hiện trên
những điểm sau đây:
1. Xây dựng một Nhà nước hợp hiến
Trước hết một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ là một Nhà nước hợp
hiến. Người viết: “Tính chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn
đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi
của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp”.
Tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945 đã khai sinh ra Nhà nước mới đồng
thời đảm bảo địa vị hợp pháp của Chính phủ lâm thời.
Ngày 03/09/1945,chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đề ra với Chính phủ một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là: “Chúng
ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng
hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để sớm có một Nhà nước
hợp hiến do nhân dân bầu ra”.
Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi ngày 06/01/1946 với chế độ
phổ thông đầu phiếu lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.
4
Ngày 02/03/1946, Quốc hội khóa I đã họp Phiên đầu tiên lập ra các tổ chức,
bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước.
Đây chính là Chính phủ có đầy đủ giá trị pháp lý để giải quyết một cách có
hiệu quả những vấn đề của Đất nước.
2. Quản lý nhà nước bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào trong
cuộc sống
Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác
nhau nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc
nhất là Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nước nhà. Từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã
đề cập vấn đề “thần linh pháp quyền” là sức mạnh do con người và vì con người.
Do vậy, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp
hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Trong việc thực thi pháp luật, có
quan hệ rất lớn tới vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của nhân
dân, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia công việc của chính
quyền các cấp.
3. Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước đủ đức và
tài
Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Nói một cách tổng
quát nhất về yêu cầu đối với đội ngũ này là vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là
gốc; đội ngũ này vừa phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả.
– Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
– Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
– Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
5
– Bốn là, cán bộ,công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết
đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn “thắng
không kiêu, bại không nản”.
Tư tưởng về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trên đây là cơ sở, là
kim chỉ nam cho các chính sách đấu tranh phòng chống, loại trừ tham nhũng trong
bộ máy chính quyền nước ta hiện nay. Đảng và Nhà nước đã áp dụng linh hoạt
trong việc triển khai, thực hiện chống tham nhũng ở tất cả các tổ chức, cơ quan
chính quyền.
II. Thực trạng và một số giải pháp việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ vào việc phòng và chống tham
nhũng hiện nay
Tham nhũng là quốc nạn không của riêng quốc gia, thời kỳ lịch sử nào. Cuộc
chiến chống tham nhũng đang hàng ngày, hàng giờ diễn biến phức tạp ở mọi nơi,
mọi lĩnh vực trên toàn thế giới. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 định
nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Hình thức biểu hiện và ảnh hưởng của tham nhũng:
Dưới giác độ kinh tế:
Tham nhũng gắn với những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến những hoạt
động kinh tế, tài chính ở khu vực công như mua sắm công. Ở những lĩnh vực này,
tham nhũng thường là việc lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý, điều hành,
nhưng cũng có liên quan đến sự chi phối của yếu tố quyền lực, tạo nên nhiều cách
“bòn rút” công quỹ, hệ quả của loại hình tham nhũng này thường là làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn ngân sách, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hạn chế số lượng
các dịch vụ công cộng được cung cấp, qua đó tác động nhiều mặt đến phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước.
6
Tham nhũng là hệ quả tất yếu của hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tiếp
của các cơ quan công quyền, chẳng hạn như cơ quan thuế, hải quan, an ninh, quy
hoạch đất đai, thậm chí cả trong các hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế. Về
cơ bản tham nhũng dưới hình thức này, chủ yếu tập trung ở việc “đưa và nhận hối
lộ” giữa người cần sử dụng dịch vụ công và người được trao quyền cung cấp dịch
vụ công hay nói cách khác thường là cách thức tham nhũng của những công chức
của bộ máy công quyền thông qua việc “nhũng nhiễu” người dân khi họ phải tiếp
cận tới các dịch vụ công nêu trên,dường như ở hầu khắp những nơi cung cấp dịch
vụ công đều ẩn chứa tham nhũng hoặc ở dạng này, hoặc ở dạng khác và điều đó
đang dần làm biến dạng các hành vi ứng xử xã hội, làm suy yếu các thiết chế xã hội
và nguy hiểm hơn đó là gây nên những bất bình, bất lợi ngày càng gia tăng đối với
người nghèo, người có điều kiện thu nhập hạn chế, tạo nên bất ổn xã hội tiềm ẩn.
Tham nhũng xuất hiện dưới dạng lợi dụng sức mạnh “quyền lực” để mưu
toan lợi ích kinh tế cho cá nhân hoặc cho một nhóm người nhất định. Hành vi này
thường xảy ra ở những cơ quan công quyền và được thực hiện bởi những người
nắm quyền lãnh đạo, điều hành các cơ quan công quyền, hoặc có ảnh hưởng quyết
định đến các thiết chế vận hành của hệ thống.Thông thường, với loại hình tham
nhũng này, cái mất trước mắt là thiệt hại kinh tế cho mục tiêu, chiến lược phát triển
chung của cộng đồng, nhưng nguy hại hơn là làm mất lòng tin của người dân đối
với bộ máy lãnh đạo, đối với chủ trương, đường lối của bộ máy Nhà nước và điều
đó nếu để phát triển rộng, thì nguy cơ mất ổn định xã hội là khá rõ ràng và định
hướng xã hội chủ nghĩa có lẽ chỉ còn là ước nguyện xa vời.
Dưới giác độ chính trị, xã hội:
Tham nhũng qua việc bổ nhiệm hay bầu chọn quan chức công thường được
thực hiện dưới dạng thức người có quyền lực chính trị cao hơn, tạo ra các cơ hội,
các ưu tiên riêng cho các đối tượng họ muốn được lựa chọn, để có được những đặc
ân này, các đối tượng được lựa chọn phải “chăm lo” cho các quan chức cấp trên
7
dưới nhiều hình thức quà biếu, quà tặng hay những cơ hội có tiền, có lợi khác nhau
và hứa hẹn tiếp tục duy trì nguồn lợi này cho người tiến cử khi đã được đắc cử.
Thiệt hại kinh tế trong trường hợp này là ít có biểu hiện rõ nét, nhưng về mặt chính
trị xã hội, thiệt hại và nguy hại lại vô cùng lớn bởi loại hình tham nhũng này vô
hình chung đang tiếp tay tạo dựng một xã hội phe phái, cơ hội. Điều này đồng
nghĩa với việc hình thành những mâu thuẫn xã hội, tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn
chính trị và rối ren hệ thống chính trị xã hội và như vậy nhân tố tiêu cực sẽ chi
phối, điều chỉnh các hành vi xã hội. Nếu đây là một giả định thực tế thì sớm hay
muộn đất nước cũng rơi vào khung khoảng chính trị, xã hội và kéo theo nó là kinh
tế khó bề phát triển, định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ còn là hình thức.
Tham nhũng trong bổ nhiệm, tuyển chọn còn thể hiện ở việc bổ nhiệm các
thành viên gia đình, những người trong họ hàng, bạn bè, vào những cơ quan công
cộng có vị thế độc quyền, có thể thu lợi nhuận, trong một lĩnh vực hoạt động nào
đó ở khu vực tư nhân hoặc công cộng. Như vậy, thông qua quyền lực chính trị mà
mình có được các quan chức “cài, cắm” người của mình vào những vị trí trọng yếu
để nhằm tiếp cận, hoặc thực hiện các hành vi tham nhũng từ các hoạt động của các
tổ chức tư nhân hay chính phủ chịu tác động từ họ hoặc quyền lực của họ có thể chi
phối được. Ở hành vi tham nhũng này, tác động trước mắt là không lớn, nhưng
nguy cơ lũng đoạn kinh tế, rồi lũng đoạn chính trị là tiềm ẩn rất lớn và lại rất khó
phát hiện.
1. Thực trạng việc phòng chống tham nhũng trong những năm qua
Ở nước ta, trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng đã có những diễn
biến hết sức phức tạp, tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Chính vì
vậy, việc phòng, chống tham nhũng luôn được ảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành. Ngày 29/11/2005, uốc hội đã ban hành uật Phòng, chống
tham nhũng và tiếp đó ngày 21/8/2006, an Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã
8
ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (gọi tắt là Nghị quyết số 04-
NQ/TW). Đây là hai cơ sở chính trị – pháp lý hết sức quan trọng cho các cơ quan
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân trong công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí.
Từ thực tiễn và kinh nghiệm phong phú, sinh động trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước ở m i ngành và m i địa phương, có thể nói, công tác phòng,
chống tham nhũng ở nước ta nói chung bước đầu đã thu được những kết quả quan
trọng.
Để thực hiện Nghị quyết số 04-N /T của an Chấp hành Trung ương
Đảng và uật Phòng, chống tham nhũng, đã có nhiều văn bản chỉ phải luôn coi
trọng công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng
phí, gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh và xem đây là một trong những giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
số 04-N /T . Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như: cải cách thủ tục hành
chính, minh bạch, công khai hoạt động trong cơ quan, chuyển đổi vị trí công tác
được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố,
xét xử về các vụ án,vụ việc tham nhũng được tăng cường. Hầu hết cấp ủy, tổ chức
cơ sở Đảng đã đưa việc thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành
tiết kiệm vào nội dung đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng
năm. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, ban, ngành, đảng viên, cán bộ,
công chức đã phát huy dân chủ, thể hiện thái độ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm
vụ đấu tranh ngăn ngừa vi phạm tham nhũng, lãng phí. Theo báo cáo sơ kết 5 năm
triển khai thực hiện uật phòng chống tham nhũng của Chính phủ gửi đến kỳ họp
thứ 3 uốc hội khóa XIII “qua kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai,
minh bạch tại 23.522 cơ quan, đơn vị, đã phát hiện và xử lý 1.704 cơ quan, đơn vị
9
vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động. Tiến hành 35.753 cuộc
kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã phát hiện
897 vụ vi phạm; xử lý kỷ luật 1.015 cán bộ, công chức, viên chức; xử lý hình sự 64
cán bộ, công chức, viên chức”.
ua gần bảy năm thực hiện uật Phòng, chống tham nhũng và Nghị quyết số
04-N /T , với quyết tâm chính trị và sự cố gắng của các cấp ủy đảng, chính
quyền, cùng với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công
tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực và đạt
được những kết quả nhất định trên cả hai mặt: phòng và chống. Nhận thức về
phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng viên, nhân dân đã được
nâng lên. Việc xử lý đúng người,đúng tội đã làm cho nhân dân tin vào sự lãnh đạo
của Đảng, chỉ có một bộ phận nhỏ Đảng viên thoái hóa, biến chất đã bị xử lý
nghiêm minh bất kể giữ cương vị. Theo báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện
uật phòng chống tham nhũng của Chính phủ gửi đến kỳ họp thứ 3 uốc hội khóa
XIII “qua kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch tại 23.522
cơ quan, đơn vị, đã phát hiện và xử lý 1.704 cơ quan, đơn vị vi phạm quy định về
công khai, minh bạch trong hoạt động. Tiến hành 35.753 cuộc kiểm tra việc thực
hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã phát hiện 897 vụ vi phạm; xử
lý kỷ luật 1.015 cán bộ, công chức, viên chức; xử lý hình sự 64 cán bộ, công chức,
viên chức”. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng thậm chí đã có bước được kiềm chế
và đang có xu hướng giảm.Theo công bố của tổ chức minh bạch quốc tế (TI) Việt
Nam xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ, với điểm số 2,7/10. Những kết
quả này đã góp phần giúp giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải
thiện môi trường đầu tư.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua vẫn còn
một số tồn tại, hạn chế nhất định, như: việc triển khai, quán triệt thực hiện Nghị
quyết số 04-N /T và các văn bản có liên quan đến công tác phòng, chống tham
10
nhũng ở một số cấp ủy, đoàn thể, sở, ngành, địa phương còn chậm; chương trình
hành động còn chung chung, chưa sát thực tiễn và thiếu các giải pháp thực hiện;
việc xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền với MTT và các đoàn thể
chậm, chưa phát huy được vai trò của quần chúng trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí; tình hình tham nhũng có nơi vẫn còn tiếp tục xảy ra với
những diễn biến ngày càng phức tạp; hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng
còn thấp so với mong đợi; tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ, công chức
trong giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp chậm được
khắc phục; hoạt động của an Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở một số sở,
ngành còn hạn chế, chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định. Cũng trong áo cáo của Chính Phủ đã nêu: “Cả nước có 678 người đứng đầu
và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham
nhũng, trong đó xử lý hình sự 101 trường hợp, kỷ luật 577 trường hợp. Một số địa
phương xử lý nhiều người đứng đầu gồm: Quảng Nam (77 người), Bình Thuận (46
người), Bắc Giang (41 người), Đắk Lắk (38 người), Cao Bằng (31 người)…”.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những yếu kém, hạn chế nêu trên là:
– Thứ nhất, những thiếu hụt hoặc bất cập từ sự chưa hoàn thiện của thể chế
mà tập trung chủ yếu là cơ chế chính sách và pháp luật.
– Thứ hai, năng lực quản lý và điều hành xã hội của bộ máy công quyền hạn
chế.
– Thứ ba, yếu tố công khai minh bạch chưa được nhận thức đầy đủ và sử
dụng hợp lý trong các hoạt động, ứng xử xã hội.
2. Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có
hiệu lực pháp lý mạnh mẽ vào việc phòng và chống tham nhũng hiện nay
Sau khi nhận định thực trạng vấn đề phòng chống tham nhũng trong những
năm vừa qua và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, Đảng ta đã xác định cần tiến
11
hành một cách toàn diện, đồng bộ, thống nhất, từ các biện pháp chính trị đến kinh
tế, tư tưởng đến tổ chức, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế, bắt
buộc theo pháp luật, v.v…
Thứ nhất, Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, kiểm tra của Đảng, Nhà nước
và các cấp chính quyền. Công tác kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải xây dựng những
quy định có tính chất pháp luật điều chỉnh các hành vi của cán bộ, công chức. Cần
rà soát, bổ sung, điều chỉnh những pháp quy đã được đưa ra cho cán bộ, đảng viên
thực hiện, như “ uy chế dân chủ ở cơ sở”, “ uy định về những điều đảng viên
không được làm”, “ uy định về báo cáo thu nhập cá nhân”, v.v… là những quy
định có tác dụng giám sát, giúp cán bộ lãnh đạo thực hiện đúng quyền lực của
mình. Đồng thời, cũng cần đưa ra những quy định mới nhằm tăng cường khả năng
giám sát của Đảng đối với cán bộ, đảng viên, như “ uy định về việc đăng ký quà
tặng giao dịch trong nước của cán bộ các cơ quan đảng và nhà nước”, “ uy định
báo cáo những công việc cá nhân quan trọng của cán bộ lãnh đạo”, “ uy định về
chế độ báo cáo trước đại hội công nhân, viên chức về tình hình sử dụng kinh phí,
đặc biệt là chi tiêu phí quản lý và chi tiêu tiếp khách”, “ uy định về việc thưởng
phạt công chức hành chính”. Các cơ quan chủ quản phụ trách việc thực hiện các
chế độ và quy định pháp quy cần ra sức gánh vác trách nhiệm, tăng cường giám sát,
kiểm tra, kiên quyết chấn chỉnh tình trạng thi hành luật không nghiêm, vi phạm kỷ
cương, phép nước không xử lý.
Tăng cường giám sát, nhất là giám sát trong Đảng. Trọng điểm giám sát
trong Đảng là cơ quan và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đảng. Đồng thời,
tăng cường giám sát hành chính, tức là giám sát tình hình tuân thủ và chấp hành
pháp luật, quy định và các quyết định của chính quyền đối với các cơ quan hành
chính nhà nước và cán bộ công chức nhà nước.”
12
Thứ hai, phải coi phòng và chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, cần
đặt lên hàng đầu, phải làm ngay, làm cương quyết của toàn hệ thống chính trị và
nhân dân.
Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác
xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ trực tiếp thường xuyên của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội. Phương hướng của cuộc đấu tranh ấy như Nghị quyết Đại
hội lần thứ X của Đảng ta đã chỉ rõ là: “Phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy định về quản lý
kinh tế – tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, các quỹ do nhân dân
đóng góp và do nước ngoài viện trợ; về thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm kê, kiểm
soát. Đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân,
thông qua các đại diện trực tiếp và gián tiếp đối với đảng viên, công chức, cơ
quan, đơn vị. Bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong
các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước.
Tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức.Khẩn trương và
nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Bổ sung, hoàn thiện Luật Khiếu nại và tố cáo.” (Đảng Cộng Sản
Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NX CT G, H.2006,
tr.128-129).
Thứ ba, phát huy và có cơ chế bảo vệ nhân dân trong tố cáo tham nhũng
“khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, uật thực
hành tiết kiệm,chống lãng phí; bổ sung,sửa đổi Luật khiếu nại và tố cáo. Xử lý kiên
quyết, kịp thời,công khai người tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay
đã nghỉ hưu, tịch thu,sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; xử lý nghiêm
những người bao che cho tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu
khống, làm hại người khác; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích
cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; biểu dương và nhân rộng những gương
13
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát
huy vai trò của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội
và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền;
phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Thứ tư, tăng cường giáo dục pháp luật đi đôi giáo dục đạo đức cách mạng
cho cán bộ Đảng viên. ịch sử đã để lại tàn dư tư tưởng, văn hóa phong kiến, nó
đang tác động vào một số cán bộ, đảng viên của Đảng. uan niệm đặc quyền, quan
niệm tông phái tồn tại trước đây nay vẫn chưa bị loại bỏ và gột rửa tận gốc; quan
niệm chính trị cũ kỹ, hủ bại như “học để làm quan”, “làm quan phát tài”, “bao bọc
cho vợ, che chở cho con” vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong một số cán bộ, đảng
viên. ại thêm trong quá trình đổi mới, hội nhập, văn hóa phương Tây tràn vào,
dung hợp, đan xen với văn hóa dân tộc, tư tưởng tư sản đồi bại cũng thừa cơ ùa
vào, quan niệm “đồng tiền là vạn năng”, “chủ nghĩa đồng tiền” đang được tôn thờ
và từng bước gặm nhấm, bào mòn tư tưởng của không ít cán bộ, đảng viên; luật
trao đổi sòng phẳng của kinh tế hàng hóa cũng xâm nhập vào đời sống chính trị của
Đảng, Nhà nước ta. Một số cán bộ, đảng viên không thể chống đỡ nổi sự tác động
của thế lực đồng tiền nên đã lún sâu vào xa hoa, trụy lạc, ra sức thực hiện trao đổi
quyền và tiền, rơi vào vòng xoáy của nạn tham nhũng.
Do vậy, phòng và chống tham nhũng phải đặc biệt coi trọng công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan và đạo đức cách
mạng.
Thứ năm, lên án chủ nghĩa cá nhân và khen thưởng cá nhân,tập thể tham gia
tích cực phòng chống tham nhũng. Muốn chống tham ô, lãng phí, quan liêu, trước
hết và quan trọng nhất là phải chống chủ nghĩa cá nhân, vì nó là thứ vi trùng rất
độc, là kẻ thù nguy hiểm gây ra mọi sai lầm, tội l i. Phải kiên quyết quét sạch chủ
nghĩa cá nhân trong m i cán bộ, đảng viên, trong bộ máy của Đảng, Nhà nước thì
Đảng mới thực sự trong sạch và vững mạnh. Đảng phải thực hành kỷ luật nghiêm
14
minh, Nhà nước phải có các thể chế, luật pháp cụ thể, rõ ràng; phải biết dựa vào
quần chúng đấu tranh, phê bình, giáo dục và xử lý nghiêm minh những cán bộ,
đảng viên mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, tham ô, lãng phí gây nguy hại cho Đảng,
cho Nhà nước, cho nhân dân. Như thế, Đảng, Nhà nước mới thật sự trong sạch,
vững mạnh, mới giành được sự tin yêu thực sự của nhân dân.
Với những gì mà toàn Đảng ,toàn dân ta đã làm được trong những năm qua
với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước có hiệu lực pháp lý
mạnh mẽ trong phòng chống tham nhũng với những bài học kinh nghiệm đã được
đúc kết,với những giải pháp đã và đang được xây dựng,với quyết tâm mới,động lực
mới sau Đại hội Đảng lần thứ XI,những mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng chống
tham nhũng ở nước ta nhất định sẽ được thực hiện thắng lợi.
15
KẾT LUẬN
Biết bao vấn đề đặt ra cho ngày mai khi nhân loại đang tiến sâu vào thế kỷ
XXI nhất là đối với dân tộc ta chặng đường ấy chắc chắn không thể ngắn ngủi và
dễ dàng. Cho nên ngay từ bây giờ, để chống lại cơn lốc suy thoái đạo đức cách
mạng đang đồng thời diễn ra bên cạnh những thành tựu to lớn của sự nghiệp Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ khai thác di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về một
Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ cũng cần đặt ra một cách cấp bách và
nghiêm túc.
Trên con đường đi tới xã hội ngày mai, để có thể cùng năm châu khẳng định
tương lai tươi sáng của một xã hội phát triển kỳ diệu của khoa học kỹ thuật hiện
đại, tư tưởng về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ của Hồ Chí Minh vẫn
là bó đuốc soi đường cho dân tộc ta, cho cả nhân loại tiến bộ./.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
XI Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
2. Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – Vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản
Chính trị uốc gia, GS Nguyễn Duy uý (chủ biên), H2006.
3. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm
2006.
4. uán triệt – vận dụng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời
kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản ao động, 2009.