10275_Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

luận văn tốt nghiệp

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

HOÀNG TƯ NGHĨA

KỸ NĂNG TƯ VẤN SỨC KHỎE
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

ơ
THÁI NGUYÊN – NĂM 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

HOÀNG TƯ NGHĨA

KỸ NĂNG TƯ VẤN SỨC KHỎE
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60 72 01 63

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MẠNH

ơ
THÁI NGUYÊN – NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Hoàng Tư Nghĩa

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, lãnh
đạo các phòng chức năng, bộ môn và toàn thể giảng viên Trường Đại học Y-
Dược, Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập khóa học Cao học, chuyên ngành Y học dự phòng
tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Ban Giám hiệu trường
Cao đẳng y tế Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khích lệ
kịp thời để tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Trung tâm y tế huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên – nơi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho
nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Quang Mạnh –
người thầy – nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Hội đồng
khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ và khuyến khích tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Hoàng Tư Nghĩa

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBYT
Cán bộ y tế
CSSKND
Chăm sóc sức khỏe nhân dân
KCB
Khám chữa bệnh
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
NVYTTB
Nhân viên y tế thôn bản
PN
Phụ nữ
SDD
Suy dinh dưỡng
SKSS
Sức khỏe sinh sản
TCCB
Tổ chức cán bộ
TT-GDSK
Truyền thông giáo dục sức khỏe
UV
Uốn ván
YTTB
Y tế thôn bản
PNCT
Phụ nữ có thai
TYT
Trạm y tế
TTYT
Trung tâm y tế
CSBVSKND
Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân
BVSKND
Bảo vệ sức khỏe nhân dân
SKND
Sức khỏe nhân dân
PVS
Phỏng vấn sâu
TLN
Thảo luận nhóm

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………………………………………………………………………….. 3
1.1. Thực trạng mạng lưới y tế thôn bản hiện nay ……………………………………………………………………………………….. 3
1.1.1. Tầm quan trọng của mạng lưới y tế thôn bản………………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản ……………………………………………………………….. 7
1.2. Vấn đề xã hội hoá y tế trong xây dựng Y tế thôn bản hiện nay
…………………………………. 8
1.2.1. Khái niệm xã hội hoá …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 8
1.2.2. Thực hiện các hoạt động xã hội hóa của Nhân viên y tế thôn bản ………………….. 9
1.3. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của Y tế thôn bản ………………………………… 12
1.4. Kiến thức, thái độ, kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản ……………………………………………….. 15
1.4.1. Kiến thức …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 15
1.4.2. Thái độ
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 18
1.4.3. Kỹ năng
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 19
1.5. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn của Nhân viên Y tế thôn bản ………. 21
1.5.1. Các yếu tố thuộc Y tế thôn bản …………………………………………………………………………………………………………………………. 21
1.5.2. Các yếu tố thuộc đối tượng được tư vấn
……………………………………………………………………………………………… 28
1.5.3. Các yếu tố khác …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHA
́ P NGHIÊN CƯ
́ U ……………………………………………………. 31
2.1. Đối tượng nghiên cư
́ u ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 31
2.2. Đi ̣
a điểm và thời gian nghiên cư
́u
……………………………………………………………………………………………………………………….. 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cư
́ u …………………………………………………………………………. 31
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………………………………………………………………………….. 31
2.4.1. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 31
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 33
2.5. Định nghĩa biến số ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 33
2.6. Công cụ thu thập số liệu và đo lường đánh giá……………………………………………………………………………….. 34
2.6.1. Công cụ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 34
2.6.2. Đo lường, đánh giá ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 35
2.7. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………………………………………………………………………………….. 35
2.8. Cách khống chế sai số
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 36
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
……………………………………………………………………………………………………… 37
2.9.1. Xử lý số liệu …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 37
2.9.2. Phân tích số liệu
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 37
2.10. Khía cạnh đa ̣
o đư
́ c trong nghiên cư
́ u
………………………………………………………………………………………………………….. 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………………………………………….. 38
3.1. Đặc điểm chung của Nhân viên y tế thôn bản tại huyê ̣
n Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ………………………………………………………………………………………………………………………………………. 38
3.2. Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản bản tại huyê ̣
n
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016 ……………………………………………………………………………………………………… 40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên
Y tế thôn bản ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 50
Chương 4. BÀN LUẬN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 61
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………………….. 61
4.2. Kiến thức, thái độ và kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế
thôn bản bản ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 63
4.2.1. Kiến thức …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 63
4.2.2. Thái độ
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 64
4.2.3. Kỹ năng
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 65
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên
Y tế thôn bản ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 67
4.4. Điểm mạnh và những hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 71
KẾT LUẬN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 72
KHUYẾN NGHỊ
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

DANH SÁCH NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
……………………………………………………………………………………………………………..

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=330) …………………………………………… 38
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng (n=330) ………………………………………………………………………………… 39
Bảng 3.3. Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản về trình tự các bước tư
vấn sức khỏe (n=330)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………. 40
Bảng 3.4. Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản về mục đích của các
bước tư vấn sức khỏe (n=330)
…………………………………………………………………………………………………………………. 41
Bảng 3.5. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ em
……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 44
Bảng 3.6. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới vệ sinh môi
trường và sử dụng nước ……………………………………………………………………………………………………………………………………….. 45
Bảng 3.7. Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản hướng tới tư vấn sử dụng
thuốc nam, phòng chống HIV/AIDS và kế hoạch hóa gia đình ………………….. 46
Bảng 3.8. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để đạt được mối quan hệ ……………… 47
Bảng 3.9. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để thu thập được thông tin ……………… 48
Bảng 3.10. Kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản để đạt được thỏa thuận …………. 49
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tuổi, giới và trình độ học vấn với kỹ năng
tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản……………………………………………………………………. 50
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thâm niên công tác, thời gian đào tạo và
công tác kiêm nhiệm với kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân
viên y tế thôn bản ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 52
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ với kỹ năng tư vấn
sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản …………………………………………………………………………………………. 54

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP

Biều đồ
Biểu đồ 3.1: Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản ………………………………………………………………………………… 43
Biểu đồ 3. 2: Thái độ của Nhân viên y tế thôn bản ……………………………………………………………………………………… 45
Biểu đồ 3.3: Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản…………………………….. 49

Hộp
Hộp 3.1. Các ý kiến liên quan đến tuổi, giới tính, trình độ học vấn ảnh
hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản ………. 51
Hộp 3.2. Các ý kiến liên quan đến thâm niên công tác, thời gian đào tạo và
công tác kiêm nhiệm ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn của Nhân
viên y tế thôn bản …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 53
Hộp 3.3. Các ý kiến liên quan đến kiến thức và thái độ ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản
………………………………………………….. 55
Hộp 3.4. Các ý kiến liên quan đến ngôn ngữ, giao tiếp ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản
………………………………………………….. 56
Hộp 3.5. Các ý kiến liên quan đến phong tục tập quán ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản
………………………………………………….. 57
Hộp 3.6. Các ý kiến liên quan đến phụ cấp ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn
sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản …………………………………………………………………………………………. 58
Hộp 3.7. Các ý kiến liên quan đến phương tiện hỗ trợ ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản
………………………………………………….. 59
Hộp 3.8. Các ý kiến liên quan đến công tác giám sát ảnh hưởng tới kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản
………………………………………………….. 60

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Y tế thôn bản (YTTB) nằm trong hệ thống y tế cơ sở, đóng vai trò
quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ). Nhân
viên y tế thôn bản là những người gần dân nhất. Họ sống ngay tại thôn,
nắm chắc được tình hình đời sống và bệnh tật ở mỗi gia đình. YTTB là tai
mắt, là cánh tay, là đôi chân của Trạm y tế (TYT) xã trong các hoạt động
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì vậy YTTB có ý nghĩa quan
trọng và rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khoẻ (CSSK) tại cộng đồng,
nhất là khu vực nông thôn.
Thấy vai trò quan trọng của YTTB trong công tác CSSKBĐ tại cộng
đồng, Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết
định về tăng cường và củng cố mạng lưới Y tế cơ sở trong đó có YTTB.
Một trong những văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với YTTB là Thông tư
số 39/ 2010/ TT- BYT ngày 10/ 9/ 2010 của Bộ trưởng Bộ y tế qui định rõ
nhiệm vụ của Y tế thôn bản [34]. Thông tư đó đã giúp cho YTTB hiểu rõ
chức năng nhiệm vụ của họ trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân
dân, là tiêu chí phấn đấu để họ hoạt động ngày một hiệu quả hơn.
Tư vấn sức khỏe là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của
YTTB [8]. Tuy nhiên, kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB, đặc biệt là
YTTB ở vùng sâu vùng xa còn yếu kém. Kết quả nghiên cứu của La Đăng
Tái (2011) tại huyện Na Hang, Tuyên Quang cho thấy có trên 80% YTTB
thực hiện kỹ năng tư vấn sức khỏe chưa đạt [31]. Một nghiên cứu khác của
tác giả Giang Lộc Vinh (2011) tại huyện Yên Minh, Hà Giang cho thấy tất
cả (100%) YTTB hiểu biết về các vấn sức khỏe ở mức yếu kém [40]. Bên
cạnh đó, vấn đề khó khăn trong việc di chuyển, bất đồng ngôn ngữ, phong
tục tập quán lạc hậu, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế… Đây là
2

những yếu tố chính ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của YTTB ở vùng sâu
vùng xa.
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên là huyện miền núi vùng sâu vùng xa, nơi
có 20 xã được Chính phủ phê duyệt xã đặc biệt khó khăn [28]. Nơi đây,
người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, giao thông đi
lại khó khăn, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập. Những
hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác TT-GDSK cho người
dân nơi đây. Trong đó, có hoạt động tư vấn sức khỏe của YTTB.
 Để có cơ sở xây dựng giải pháp cải thiện năng lực cho YTTB ở 20
xã đặc biệt khó khăn nơi đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ
năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản tại huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan”.
Với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản tại
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của
Nhân viên y tế thôn bản tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thực trạng mạng lưới y tế thôn bản hiện nay
1.1.1. Tầm quan trọng của mạng lưới y tế thôn bản
Hệ thống tổ chức y tế ở nước ta được chia thành 4 tuyến: Tuyến Trung
ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Mạng lưới y tế cơ sở được xác
định bao gồm y tế tuyến huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và y tế
tuyến xã (phường, thị trấn) trong đó có y tế thôn, bản [20].
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở đã được khôi phục và bước
đầu hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai
đoạn mới đã được thể hiện rõ trong nghị quyết số 35/2001/QĐ-TTg ngày
19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 “Phấn đấu để mọi người dân được
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng
đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc, nâng
cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
22/01/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Củng cố và hoàn thiện
mạng lưới y tế cơ sở” trong đó yếu tố nhân lực y tế có vai trò rất quan trọng
trong việc cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân [13].
Từ chỗ xác định sức khỏe là vốn quí của mỗi con người, mỗi dân tộc và
Quốc gia ở tất cả các nước trên thế giới có hệ thống chính trị khác nhau. Ở
nước ta từ khi Cách mạng tháng 8 thành công năm 1945, Đảng và Nhà nước
ta luôn quan tâm đến sức khỏe của nhân dân, chất lượng cuộc sống và sự phát
4

triển của giống nòi. Không những Việt Nam mà các nước trên thế giới vấn đề
sức khỏe, chất lượng cuộc sống luôn được chú ý và quan tâm. Tuyên ngôn
Alma Ata 1978 của Tổ chức y tế thế giới [56] về Chăm sóc sức khỏe ban đầu
có nêu 8 nội dung chủ yếu được thông qua đó là: Giáo dục sức khỏe; Dinh
dưỡng và vệ sinh thực phẩm; Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Bảo
vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em kế hoạch hoá gia đình; Tiêm chủng phòng bệnh cho
trẻ em; Phòng chống các bệnh lưu hành ở địa phương; Chữa bệnh tại nhà và
xử trí các vết thương thông thường và Đảm bảo thuốc thiết yếu đặc biệt để
phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Nước ta bổ sung thêm 2 nội dung là: Quản
lý sức khỏe và củng cố mạng lưới y tế cơ sở [20], [6].
Mười nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu nêu trên đều thực hiện qua
mạng lưới y tế cơ sở mà Nhân viên y tế thôn bản đóng vai trò rất quan trọng.
Trải qua hơn nửa thế kỷ qua trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân,
Đảng ta luôn lấy phòng bệnh là chủ động là trọng tâm chính phòng bệnh hơn
chữa bệnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chúng ta
xây dựng một mạng lưới y tế rộng khắp đi kèm một loạt chính sách lớn nhằm
thực hiện tốt công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân như: Quyết định 15/CP
ngày 14/1/1975 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) và các
văn bản tiếp theo đã xác định, y tế cơ sở có một vị trí chiến lược trong chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân vì y tế cơ sở là đơn vị gần dân nhất, giải
quyết gần 80% khối lượng công việc phục vụ y tế tại chỗ. Quyết định 58/TTg
ngày 3/2/1994 và quyết định 131/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
4/5/1995 quy định một số vấn đề về tổ chức y tế cơ sở. Quyết định 122/QĐ –
TTg ngày 10/01/2013 phê duyệt chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030. Quyết
định 147/2000/QĐ – TTg và Chương trình hành động Quốc gia trẻ em Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2010 (QĐ 23/2001/ QĐ – TTg) đều là nội dung Chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở thực hiện các dịch vụ
5

chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng và thực hiện sức khỏe cho mọi
người, tiến tới thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh [6],[12], [7].
Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu tại cộng đồng có chất lượng hiệu quả, là hướng đi đúng đắn của Đảng
và Nhà nước ta trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân,
làm cho mọi người dân đều có điều kiện thuận lợi tiếp cận các dịch vụ y tế,
nhất là vùng sâu vùng xa.
Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo ngày càng xa, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
cũng còn nhiều khác nhau. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đối
với vùng sâu, vùng xa, trong ngành y tế có thuốc ở các xã có chương trình
135 đã giải quyết một phần khó khăn về thuốc chữa bệnh cho nhân dân tại địa
phương. Đất nước đang chuyển tiếp theo công nghiệp hoá và hiện đại hoá,
phương tiện giao thông hiện đại giao lưu quốc tế thuận lợi, tạo điều kiện
thuận lợi cho một số bệnh nguy hiểm dễ lây lan thành dịch bệnh lớn. Do vậy
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm dịch bệnh ở y tế cơ sở là
rất cần thiết, cho cả khu vực thành thị và nông thôn, tại thành thị nơi tập trung
đông người đi lại thuận tiện, việc phát hiện dịch bệnh sớm, dập tắt dịch bệnh
kịp thời là rất cần thiết, vì chi phí cho khám chữa bệnh thấp, mà người đầu
tiên phát hiện là y tế cơ sở, đặc biệt là y tế thôn bản.
Quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của Y tế thôn bản cho ta
thấy: Trong thời kỳ bao cấp, đội ngũ “Vệ sinh viên thôn, đội” gắn liền với hợp
tác xã và đội sản xuất nông nghiệp. Chế độ đãi ngộ của người CBYT được đảm
bảo, cán bộ trạm y tế được hưởng sinh hoạt phí tính bằng thóc tương đương với
cán bộ chủ chốt của xã, hợp tác xã. Cán bộ y tế đội sản xuất cũng được hưởng
sinh hoạt phí tương đương với đội trưởng sản xuất. Giai đoạn này hoạt động
YTTB có nề nếp, góp phần CSSKND. Từ sau khoán 10, nhất là chuyển đổi cơ
chế quản lý trong nông nghiệp, ruộng đất khoán tới hộ gia đình và người nông
6

dân, ai cũng lo canh tác trên mảnh đất của mình, không còn ai chăm lo cho đội
ngũ YTTB. Vì thế, mạng lưới y tế cơ sở không đảm bảo về chế độ đãi ngộ đã
lần lượt tan rã. Trước tiên là đội ngũ y tế đội sản xuất, sau là đội ngũ cán bộ
trạm y tế, nhiều trạm chỉ còn làm cầm chừng. Việc xuống cấp của mạng lưới y
tế cơ sở làm cho sức khỏe của nhân dân bị đe doạ. Các chương trình y tế phải
triển khai tới tận người dân nhưng thường đến xã là bị dừng lại, chỉ có một số
chương trình có kinh phí thì mới được triển khai như tiêm chủng mở rộng sinh
đẻ kế hoạch…
Trong khi đó, số thôn bản ở nước ta rất lớn, hiện tại nước ta có gần
100.000 thôn, bản thuộc 10.365 xã, phường, thị trấn. Trong đó:
– Có 17.853 bản thuộc 1.870 xã vùng cao
– Có 19.061 thôn bản thuộc 2.032 xã miền núi
– Có 4.446 ấp thuộc 692 xã vùng sâu
– Có 5.232 thôn bản thuộc 575 xã vùng trung du
– Có 3.112 thôn bản thuộc 342 xã biên giới
– Có 170 thôn bản thuộc 31 xã hải đảo
Đặc biệt cả nước có 1.715 xã và 1.072 bản thuộc khu vực III là khu vực
đặc biệt khó khăn – khu vực rất cần có YTTB hoạt động.
Bình quân ở tuyến y tế xã số nhân viên trung bình là 5 người /trạm y tế.
Y tế của ta có diện bao phủ rộng, nhưng sự phân bố còn chưa đồng đều, nhiều
trạm y tế xã hoạt động còn yếu, chưa đi sâu, bám chắc được ở tuyến thôn bản
để đáp ứng kịp thời được các nhu cầu chăm sóc và BVSKND ở cộng đồng.
Theo Bộ y tế cần phải nâng cao 100% cán bộ truyền thông GDSK của
Trạm Y tế xã và 95% nhân viên y tế thôn/bản được tập huấn, bồi dưỡng về
kiến thức và kỹ năng truyền thông GDSK [35].
Cơ cấu và chất lượng của YTTB rất đa dạng trong đó phần lớn là cán
bộ quân dân y về nghỉ chế độ, đa số tuổi đã cao và chưa được bồi dưỡng về
kiến thức y tế cộng đồng, hoạt động của họ là KCB thông thường tại nhà. Số
7

YTTB đang hoạt động phân bố không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ
yếu ở đồng bằng, còn vùng cao, miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số là những vùng
khó khăn có rất ít và còn nhiều nơi chưa có [14].
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản
Nhân viên y tế thôn, bản, buôn, ấp (gọi chung là y tế thôn bản) là nhân
viên y tế tại thôn bản, có chức năng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thôn
bản. Nhiệm vụ của YTTB được quy định theo thông tư số 07/2013/TTBYT
ngày 08/03/2013 của bộ trưởng Bộ Y tế [8], bao gồm:
1. Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu [34]:
a) Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại cộng đồng:
– Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ sức khỏe, vệ sinh
môi trường và an toàn thực phẩm;
– Hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu; phòng,
chống dịch bệnh tại cộng đồng.
– Tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống HIV/AIDS.
– Vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số – KHHGĐ.
b) Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng:
– Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền
nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại
thôn, bản.
– Tham gia giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt; công
trình vệ sinh hộ gia đình, nơi công cộng tại thôn, bản.
– Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an
toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng làng văn hóa sức khỏe.
c) Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình:
8

– Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký
quản lý thai, khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; xử trí đẻ
rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ.
– Hướng dẫn, theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà
trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ.
– Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khỏe
trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi.
– Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình, cung cấp và hướng dẫn
sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.
d) Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường:
– Thực hiện sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn.
– Chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng.
– Tham gia hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết
tật, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình.
đ) Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.
e) Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại
gia đình để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường.
g) Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi là trạm y tế xã); tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về
chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ.
h) Quản lý và sử dụng hiệu quả túi y tế thôn, bản.
i) Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của
TYT xã.
1.2. Vấn đề xã hội hoá y tế trong xây dựng Y tế thôn bản hiện nay
1.2.1. Khái niệm xã hội hoá
Cần được hiểu là sự phối hợp hành động một cách có kế hoạch của mọi
lực lượng xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia để giải quyết
9

một vấn đề của xã hội. Bản chất của quá trình xã hội hoá công tác CSSKND
là một quá trình gồm 2 mặt [32]:
– Mặt thứ nhất: Xác định đúng trách nhiệm của nhà nước bao gồm
nhiều cấp, nhiều ngành trong đó ngành y tế làm nòng cốt.
– Mặt thứ hai: Tăng cường trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và
mỗi người dân.
Với cách hiểu như vậy thì xã hội hoá CSSKND không có nghĩa là giảm
bớt trách nhiệm của Nhà nước, của ngành y tế và các ngành có liên quan. Xã
hội hoá CSSKND cũng không có nghĩa là chỉ dựa vào sự bao cấp hoàn toàn
của Nhà nước.
Xã hội hoá CSSKND có nghĩa là sự phối hợp hành động của toàn xã
hội vì sức khỏe nhân dân trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về các nhà lãnh
đạo cộng đồng, còn sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, của mỗi
người dân là yếu tố quyết định bảo đảm tính bền vững và sự thành công của
quá trình này .
1.2.2. Thực hiện các hoạt động xã hội hóa của Nhân viên y tế thôn bản
Để thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúng ta
phải giải quyết được 3 nội dung chính sau [27]:
– Phải làm cho cộng đồng hiểu để cộng đồng tham gia CSSK.
– Cộng đồng phải được hưởng các quyền lợi về CSSK.
– Phải huy động được sự đóng góp của cộng đồng cho các hoạt động CSSK.

Trong tuyên ngôn Alma Ata của Tổ chức Y tế Thế giới có ghi rõ “Sức
khỏe được định nghĩa là một trạng thái thoải mái toàn diện của con người về
thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là một trạng thái không
có bệnh tật”. Sức khỏe là một sản phẩm được tạo ra trên một cơ thể không
bệnh tật, sống hài hoà với môi trường tự nhiên và xã hội quanh mình. Do vậy,
vấn đề sức khỏe của con người là một vấn đề xã hội nên cần phải được giải
10

quyết bằng các giải pháp xã hội, nói một cách khác cần phải xã hội hoá công
tác CSSKND.
– Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 [27] về phương
hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục – y tế – văn hoá cũng
nêu rõ: “Xã hội hoá các hoạt động giáo dục – y tế – văn hoá là cuộc vận động
và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội nhằm từng
bước nâng cao hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể
chất và tinh thần của nhân dân” .
– Trong điều 3 chương I của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 18/9/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao, đã ghi:”Nhà nước
khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực trong nhân dân
vào trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo đúng quy định của pháp luật”.
Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là nhu cầu thiết yếu của mỗi người
dân và của cả cộng đồng. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn
là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền của các đoàn thể quần
chúng và tổ chức xã hội. Vì vậy thực hiện xã hội công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân là cần thiết và phù hợp với xu thế thời đại. Nội dung xã hội
hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người là động viên và tổ chức
tốt sự tham gia tích cực, chủ động của mọi người với tư cách cộng đồng và tư
cách cá nhân, trên cả 2 mặt hoạt động và đóng góp
Các Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X khẳng định, các vấn đề chính
sách xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai
trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết
những vấn đề xã hội.
11

Cùng với sự phối hợp liên ngành, công tác CSBVSKND phải được hỗ
trợ bằng sự huy động các lực lượng của cộng đồng cùng tham gia.
Xã hội hoá công tác CSSKND cần phải được coi là một tư tưởng chiến
lược có tính lâu dài, toàn diện, là một giải pháp xã hội có tính liên ngành cao
nhằm huy động các lực lượng xã hội. Tham gia một cách tích cực để giải
quyết một vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược con người.
Trong Điều 1 của luật BVSKND đã chỉ ra “Bảo vệ sức khỏe là sự
nghiệp của toàn dân, tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh
những quy định của Pháp luật về BVSKND để giữ gìn SKND, để giữ gìn
sức khỏe cho mình và cho mọi người” .
Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu phải được xã hội hoá, tức là làm cho
toàn xã hội thông hiểu và tham gia thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Từng người dân, từng gia đình, từng đoàn thể, từng cộng đồng có trách
nhiệm đóng góp nhân, tài, vật lực cùng với nhà nước chăm lo sức khỏe cho
mỗi người và cho cả cộng đồng. Cần huy động xã hội để đa dạng hoá công tác
CSSK, phát huy tự lực trên cơ sở phát triển năng lực nội sinh .
Xã hội hoá công tác CSSKND là một yêu cầu bức thiết để thực hiện
chiến lược “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2020”. Cuộc vận động xã hội
rộng lớn nay đòi hỏi sự nổ lực cộng tác và hợp tác của tất cả thành viên xã
hội, ở tất cả các cấp.
Thực hiện xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
là cần thiết không những đối với nước ta mà còn phù hợp với xu thế thời đại.
Chúng ta hiểu rằng, xã hội hoá không phải là ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp
của Nhà nước, song cũng cần nhận rõ trong quá trình xã hội hoá công tác
CSSKND thì trách nhiệm của Nhà nước, của ngành y tế không phải là giảm
nhẹ mà trái lại càng to lớn hơn, nặng nề hơn rất nhiều
12

Vì thế, chúng ta phải giải quyết tốt cả hai mặt: Trách nhiệm của ngành
y tế đối với toàn xã hội và trách nhiệm của xã hội, của từng cộng đồng, của
từng gia đình và của từng người dân đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe.
1.3. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của Y tế thôn bản
Giáo dục sức khỏe là một nội dung vô cùng quan trọng trong tuyên
ngôn Alma Ata [56]. Việc tăng cường kiến thức và hiểu biết của người dân về
tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe vẫn là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm
tạo cơ sở cho người dân tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Giáo dục loại bỏ dần
những lối sống, thói quen và phong tục tập quán có hại cho sức khỏe, làm cho
mọi người thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, thấy rõ trách nhiệm của
họ trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng
đồng. Bộ y tế đã quy định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Y tế
thôn bản khi làm CSSKBĐ đó chính là tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại
cộng đồng [8]. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Viết Ngọc tại Võ Nhai
[21] hầu hết (98,9%) YTTB thực hiện TT-GDSK, 50% thực hiện TT-GDSK
1lần/3tháng, 35,3% thực hiện TT-GDSK 1 lần/ tháng; 84,7% người dân quan
tâm chú ý lắng nghe khi YTTB tiến hành TT-GDSK; mới có 34,9% YTTB
hoàn thành nhiệm vụ TT-GDSK; việc thực hiện nhiệm vụ CSSK BM&TE của
YTTB: 100% bà mẹ được YTTB vận động tiêm phòng uốn ván; 99,1% bà mẹ
được hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ; Các tỷ lệ tiêm phòng và uống Vitamin
A đều đạt trên 99%. 91,7% YTTB hoàn thành tốt nhiệm vụ CSSK BM&TE;
trong 5 nhiệm vụ, YTTB thực hiện tốt nhất là theo dõi biểu đồ tăng trưởng (82,6%),
tiếp theo là hướng dẫn bà mẹ về chế độ dinh dưỡng là 81,7%, Truyền thông
CSSKBMTE/KHHGĐ (77,7%).
Đối với bà con vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở các xóm, bản có điều
kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, đội ngũ YTTB đóng vai trò như
những thầy thuốc thực sự, luôn hết lòng vì sức khỏe nhân dân. Tuy không làm
trong các bệnh viện, trạm y tế nhưng họ là người tuyên truyền, giáo dục sức
13

khoẻ, tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế, sơ cứu ban đầu,
tham gia thực hiện các chương trình y tế quốc gia… tại thôn, xóm, bản. Hiện
nay, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn là vừa thực hiện công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, vừa thực hiện công tác dự phòng,
đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức về phòng
bệnh. Hiện, mỗi trạm y tế được giao thực hiện hơn 20 chương trình y tế quốc
gia, trong đó có nhiều chương trình quan trọng bắt buộc phải thực hiện đầy đủ
như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh
dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em… Với khối lượng công
việc nhiều như vậy, các trạm y tế luôn cần có đội ngũ nhân viên YTTB tích
cực, yêu nghề và gắn bó với địa bàn. Đây là lực lượng trực tiếp và gần dân
nhất làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đến người dân kiến thức về bảo vệ
sức khoẻ, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS;
vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký khám thai, chăm sóc thai
kỳ; hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng, chống
dịch bệnh tại cộng đồng; vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân
số – kế hoạch hóa gia đình; phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình
dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua
thực phẩm tại thôn, bản; tham gia giám sát chất lượng nước dùng cho ăn
uống, sinh hoạt; tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng
bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng… Không chỉ nhiệt
tình, tích cực, yếu tố cần phải có của một nhân viên YTTB là sự am tường địa
bàn, sự gắn bó với người dân trong xóm, bản, có kỹ năng truyền thông và
giao tiếp tốt với người dân. Trên thực tế, việc hạn chế lây lan dịch bệnh, thay
đổi hành vi của người dân trong phòng ngừa bệnh tật không đơn thuần chỉ do
tác động của các can thiệp chuyên môn y tế, mà cần có tác động can thiệp vào
các yếu tố khác: tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, thói quen lối sống, điều
kiện kinh tế… Những điều này, những nhân viên YTTB lại là người đóng vai
14

trò quan trọng nhất. Anh Triệu Thanh T – nhân viên YTTB xóm Keo En (xã
Thanh Định – huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên) cho biết: “ …… Tôi làm
nhiệm vụ của một YTTB từ năm 2001 đến nay. Hiện cả xóm có 40 hộ với 153
nhân khẩu. Do đặc thù là xóm thuần nông, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu
số nên việc truyền thông về công tác phòng chống dịch, giữ gìn vệ sinh môi
trường, sử dụng nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng mở rộng,
phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, kế hoạch hóa gia
đình… cũng phải có những cách thức, nội dung phù hợp thì mới đem lại kết
quả. Để truyền thông những nội dung theo kế hoạch từng tháng, hầu hết tôi
và các YTTB khác đều phải tranh thủ thời gian buổi tối đến tận các hộ vì các
hộ đều lên rừng, ra đồng làm việc từ sáng sớm. Cũng có khi lại tận dụng thực
hiện hiện nhiệm vụ truyền thông tại các buổi họp xóm, thời điểm có đông đủ
bà con trong xóm nhất” [1].
Để hoạt động TT-GDSK của YTTB thực hiện được hiệu quả thì tần
suất, phương pháp thực hiện và việc lựa chọn nội dung để truyền thông là rất
quan trọng. Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] đã chỉ ra rằng 100%
YTTB tham gia TT-GDSK với tần suất hàng tháng, phương pháp tư vấn cá
nhân và tư vấn hộ gia đình là chủ yếu, tờ rơi và loa truyền thanh là phương
tiện chủ yếu để truyền thông.
Một nghiên cứu khác của tác giả La Đăng Tái [31] cho thấy tần suất
thực hiện truyền thông hàng tháng là chủ yếu (47,3%); nội dung truyền thông
giáo dục sức khỏe chủ yếu là vận động phụ nữ có thai đi khám thai, tiêm
phòng uốn ván cho phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống SDD
trẻ em, tiêm chủng mở rộng, KHHGĐ, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó các
nội dung truyền thông như phòng chống lao, HIV/AIDS, tăng huyết áp, tiểu
đường cũng được YTTB tư vấn.
15

Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Thủy [33] cho thấy hoạt động quản
lý địa bàn của YTTB được thực hiện khá tốt (79,3%), hầu hết YTTB đều thực
hiện nhiệm vụ TT-GDSK (98%).
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Phi [26] cho thấy hoạt
động của YTTB chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ TT-GDSK và thực hiện
nhiệm vụ của các chương trình y tế.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên [18] cho thấy tất cả
các cán bộ làm y tế thôn bản đều hoạt động công tác truyền thông GDSK,
chiếm tỷ lệ 100%, trung bình số lần truyền thông của YTTB là 23.8 lần/năm.
1.4. Kiến thức, thái độ, kỹ năng của Nhân viên y tế thôn bản
Kiến thứ c, thái độ và kỹ năng về TT-GDSK cho đối tượng đích chính
là năng lực TT-GDSK của nhân viên y tế thôn bản. Sự thay đổi hành vi của
các đối tượng đích trong thực hiê ̣
n các hành vi có lợi cho sứ c khỏe là một
trong những chỉ số đánh giá hiê ̣
u quả về năng lực TT GDSK của YTTB.
Theo kết quả nghiên cứ u của tác giả Nguyễn Thu Hiền năm 2007 về Công
tác truyền thông giáo dục sứ c khỏe tỉnh Lai Châu. Chuyên đề tốt nghiê ̣
p
chuyên khoa cấp I Y tế công cộng, Trường Đa ̣
i học Y – Dược Thái Nguyên
cho thấy “…có 50% YTTB có kiến thứ c, thái độ và kỹ năng ở mứ c độ trung
bình, có 40% ở mứ c độ yếu và có 10% YTTB có kiến thứ c, thái độ và kỹ
năng ở mứ c độ tốt” [17].
1.4.1. Kiến thức
Kiến thư
́ c là những hiểu biết về cách phòng bê ̣
nh, chữa bê ̣
nh của YTTB
đã được học ở trường và các kinh nghiê ̣
m thực tế trong thực hiê ̣
n các nhiê ̣
m
vụ được giao. Nhân viên y tế thôn bản là những người sống ở trong cộng
đồng dân cư ở thôn bản, được đào ta ̣
o về kiến thư
́ c tư
̀ 03 tháng đến 09 tháng
theo chương trình quy đi ̣
nh của Bộ y tế. Ngày 31 tháng 7 năm 1999 Bộ y tế có
Công văn số 5080/YT – KHĐT về viê ̣
c Ban hành chương trình đào ta ̣
o nhân
viên y tế thôn bản [4]. Đây là tâ ̣
p giáo trình đầu tiên được phát hành để đào
16

ta ̣
o nhân viên y tế thôn bản. Sau một năm sư
̉ dụng, thu thâ ̣
p ý kiến của các cơ
sở đào ta ̣
o trong nước, các cơ quan chư
́ c năng của Bộ y tế và các tổ chư
́ c tài
trợ Quốc tế, Bộ y tế đã triển khai viê ̣
c điều chỉnh, sư
̉ a chữa chương trình và
tài liê ̣
u đào ta ̣
o nhân viên y tế thôn bản. Ngày 03 tháng 08 năm 2000 Bộ y tế
đã Ban hành Kế hoa ̣
ch đào ta ̣
o số 5710/YT – KHĐT về viê ̣
c điều chỉnh
chương trình đào ta ̣
o và tài liê ̣
u đào ta ̣
o nhân viên y tế thôn, bản [5]. Tài liệu
đào tạo đã dạy YTTB các kỹ năng liên quan đến tư vấn sức khỏe như: Kỹ
năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng hỏi, kỹ năng thuyết phục… Kể tư
̀ đó cả nước
áp dụng thống nhất chương trình đào ta ̣
o nhân viên y tế thôn, bản do Bộ y tế
đã ban hành. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của La Đăng Tái chỉ ra rằng có tới
73,6% YTTB có kiến thức kém về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
đặc biệt là các vấn đề về yếu tố môi trường [31]. Nội dung truyền thông giáo
dục sức khỏe chủ yếu là vận động phụ nữ có thai đi khám thai, tiêm phòng
uốn ván cho phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống SDD trẻ em,
tiêm chủng mở rộng, KHHGĐ, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó các nội dung
truyền thông như phòng chống lao, HIV/AIDS, tăng huyết áp, tiểu đường
cũng được YTTB tư vấn.
Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên
cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong
huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy phần lớn YTTB có kiến thức
kém liên quan đến TT-GDSK. Hầu hết YTTB hiểu biết rất kém về các nội
dung cần tư vấn cụ thể có tới 75,6% YTTB không biết khám thai lần thứ 2
vào tháng thứ mấy, có tới 99,2% YTTB không biết được tư vấn sau đẻ chỉ
trong tuần đầu tiên, 82,4% YTTB không biết để tư vấn cho PNCT uống bổ
sung viên sắt, hầu hết YTTB không biết nguồn nước ô nhiễm là nguy cơ
gây bệnh về da, mắt. Ngược lại tỷ lệ YTTB biết về thời gian cai sữa và ăn
bổ sung chiếm tỷ lệ cao (95,2%, 96,8% theo thứ tự). Nội dung truyền thông
chủ yếu là tiêm chủng, KHHGĐ, các nội dung khác như phòng chống SDD

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *