ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH KHU VỰC KHAI THÁC MỎ NÚI PHÁO
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN – 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH KHU VỰC KHAI THÁC MỎ NÚI PHÁO
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 8720163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ XUÂN SƠN
Thái Nguyên – Năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn và kính trọng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế Công cộng, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại
học Y – Dược Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Hà Xuân Sơn – người thầy luôn tận
tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Hà Thượng, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tôi
hoàn thành Luận văn này.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp
đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn
thành Luận văn..
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Kim Liên
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Kim Liên
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………. i
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC
………………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………… v
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………………. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
………………………………………………………………. vii
DANH MỤC CÁC HỘP
…………………………………………………………………….. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ
……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………… 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản …………………………………………………………………. 3
1.2. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới và Việt Nam ….. 5
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân và
một số yếu tố liên quan ……………………………………………………………………….. 13
1.4. Một số thông tin về mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
…… 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 22
2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………….. 22
2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………. 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………………………….. 23
2.5. Kỹ thuật thu thập và đánh giá các chỉ số nghiên cứu…………………………. 27
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ………………………………………………………………. 27
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
……………………………………………………………… 30
2.7. Phương pháp khống chế sai số
……………………………………………………….. 30
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
……………………………………………………………… 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 31
iv
3.1. Thực trạng ÔNMT đất và nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi
Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 …………………………………… 31
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của
người dân khu vực nghiên cứu và một số yếu tố liên quan ………………………. 39
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 48
4.1. Thực trạng ÔNMT đất và nước xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi
Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017 …………………………………… 48
4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của
người dân khu vực nghiên cứu và một số yếu tố liên quan ………………………. 58
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 65
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………… 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………. 68
PHỤ LỤC
………………………………………………………………………………………….. 79
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBYT
Cán bộ y tế
cs
Cs
CSSKBĐ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
GDP
Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)
KAP
Knowledge Attitude Practice (kiến thức, thái độ, thực hành)
KLM
Kim loại màu
KLN
Kim loại nặng
Max
Maximum (giá trị lớn nhất)
Min
Minimum (giá trị nhỏ nhất)
MT
Môi trường
ÔNMT
Ô nhiễm môi trường
QCVN
Quy chuẩn Việt nam
SL
Số lượng
SPSS
Statistical Package for the Social Sciences (phần mềm thống kê
thường dành cho các ngành khoa học xã hội)
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND
Ủy ban nhân dân
UNEP
United Nations Environment Programme (Ccương trình Môi
trường Liên Hiệp Quốc)
USD
United States Dollar (đồng đô la Mỹ)
X
Số trung bình
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp
……………………… 31
Bảng 3.2. Tỷ lệ mẫu đất nông nghiệp đạt quy chuẩn về KLN
…………………… 31
Bảng 3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong nước ăn uống
…………………………. 33
Bảng 3.4. Tỷ lệ mẫu nước ăn uống đạt quy chuẩn về KLN………………………. 33
Bảng 3.5. Hàm lượng kim loại nặng trong nước bề mặt
…………………………… 35
Bảng 3.6. Tỷ lệ mẫu nước bề mặt đạt quy chuẩn về KLN………………………… 35
Bảng 3.7. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
……………………………….. 39
Bảng 3.8. Kiến thức của người dân về phòng chống ÔNMT ……………………. 41
Bảng 3.9. Thái độ của người dân về phòng chống ÔNMT
……………………….. 42
Bảng 3.10. Thực hành của người dân về phòng chống ÔNMT
…………………. 43
Bảng 3.11. Liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về
phòng chống ÔNMT
…………………………………………………………… 46
Bảng 3.12. Liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với thực hành của người
dân về phòng chống ÔNMT ………………………………………………… 46
Bảng 3.13. Liên quan giữa kiến thức về các biện pháp phòng chống ÔNMT
với thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân …………….. 47
Bảng 3.14. Liên quan giữa thái độ với thực hành của người dân về phòng
chống ÔNMT …………………………………………………………………….. 47
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ô nhiễm KLN trong đất nông nghiệp theo khoảng cách đến khu
vực mỏ Núi Pháo ……………………………………………………………… 32
Biểu đồ 3.2. Ô nhiễm KLN trong nước ăn uống theo khoảng cách đến khu vực
mỏ Núi Pháo ……………………………………………………………………. 34
Biểu đồ 3.3. Ô nhiễm KLN trong nước mặt theo khoảng cách đến khu vực mỏ
Núi Pháo………………………………………………………………………….. 36
Biểu đồ 3.4. Nguồn tiếp cận thông tin phòng chống ÔNMT của người dân
.. 40
viii
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1. Kết quả thảo luận nhóm về thực trạng ô nhiễm môi trường khu vực
khai thác mỏ Núi Pháo
………………………………………………………….. 37
Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng ô nhiễm môi trường xung
quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo ……………………………………. 38
Hộp 3.3. Kết quả thảo luận nhóm về thực trạng KAP phòng chống ÔNMT của
người dân ……………………………………………………………………………. 44
Hộp 3.4. Kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng KAP phòng chống ÔNMT của
người dân ……………………………………………………………………………. 45
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động khai thác mỏ trên thế giới góp phần không nhỏ trong phát
triển kinh tế của nhiều quốc gia. Tuy nhiên hoạt động này cũng gắn liền với
nhiều tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng ô
nhiễm môi trường và các yếu tố nguy cơ cho sức khỏe, bệnh tật của con người.
Do thời gian hoạt động của dự án khai thác mỏ thường khá dài, thậm chí
tới hàng trăm năm, nên lượng chất thải là khá lớn và tác động đến môi trường
khá phức tạp, ảnh hưởng đến tất cả các hợp phần của môi trường. Đối với con
người, bụi và các kim loại nặng, nguồn phóng xạ và nguyên tố độc hại, khí
độc hại ở những vùng bị ô nhiễm sẽ đi vào thức ăn, nguồn nước gây tác động
xấu đến sức khỏe [20].
Theo nghiên cứu năm 2007 của viện Blacksmith về 10 nơi ô nhiễm nhất
trên thế giới thì cho kết quả đến 4 nơi là ô nhiễm liên quan đến kim loại ở các
khu mỏ khai thác. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chì trung bình
vượt quá giới hạn cho phép trong không khí và đất cao hơn gấp 10 lần so tiêu
chuẩn quốc gia, ở Norilsk Nickel của Nga cho thấy bụi và ô nhiễm KLN là ô
nhiễm chính tại các khu vực khai thác và luyện kim. Những kết quả nghiên
cứu mới đây về sức khỏe của cộng đồng dân cư tại khu vực này cho thấy tỷ lệ
ung thư cao gấp 1,5 lần so với các vùng khác [56].
Việt Nam có khoảng 5.000 mỏ và điểm khoáng sản gồm 60 loại khoáng
sản khác nhau. Trong các mỏ khoáng sản của ta thường lẫn các kim loại dễ
gây ra những bệnh cho dân cư như thiếu máu, các bệnh về thận, hô hấp, tiêu
hóa, thần kinh, tim mạch, ung thư, giảm trí nhớ, đột biến gen…
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản lớn nhất
cả nước. Với những tiềm năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất
nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản từ quy mô nhỏ đến lớn. Nhiều mỏ
khai thác không hề có ranh giới giữa khu khai thác mỏ với khu dân cư, mặt
2
khác mức hiểu biết về môi trường khai thác với sức khỏe của công nhân cũng
như cư dân ở đây rất hạn chế. Và những tác động tiêu cực tới môi trường do
hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản là không thể tránh khỏi.
Tình hình môi trường đất, nước tại một số khu vực khai thác khoáng sản của
tỉnh Thái Nguyên đã và đang là những vấn đề nhức nhối. Theo kết quả điều
tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên năm 2007, có tới 31 cơ sở
gây ô nhiễm môi trường và 17 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có
thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân [36]. Tại đây có Mỏ Núi Pháo, là
mỏ đa kim có trữ lượng Vonfram lớn nhất Thế giới – nơi tiềm ẩn rất nhiều
nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân sống xung quanh mỏ [1].
Chính vì vậy, để đánh giá được thực trạng môi trường đất, nước khu vực
dân cư xung quanh mỏ Núi Pháo và mức độ hiểu biết, thái độ cũng như việc
thực hành các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường của người dân tại
đây ra sao? Những yếu tố nào có liên quan? Chúng tôi tiến hành đề tài “Thực
trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ Núi Pháo và kiến
thức, thái độ, thực hành phòng chống ô nhiễm môi trường của người
dân”, với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước xung quanh khu
vực khai thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2017.
2. Phân tích thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ô
nhiễm môi trường của người dân và một số yếu tố liên quan tại khu vực khai
thác mỏ Núi Pháo huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm
2014 của Quốc hội khóa 13 định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật” [35].
Theo nghĩa rộng: môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Theo nghĩa hẹp, thì môi
trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã
hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người [49].
Môi trường tự nhiên là các yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, không
khí, cây cỏ, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố liên quan… đảm bảo cho con
người có khả năng tồn tại và phát triển.
Môi trường xã hội bao gồm các vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn
hoá, pháp luật, phong tục, tập quán, văn hoá ứng xử, chính sách…
1.1.2. Khái niệm về ÔNMT
ÔNMT là sự làm thay đổi tính chất lý học, hóa học, sinh vật học của môi
trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng
môi trường [51].
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được
quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Chất ô nhiễm là những chất có thể ở dạng rắn, lỏng, khí [49].
4
Hiện nay, khắp nơi trên thế giới, ở các nước phát triển cũng như ở các
nước đang phát triển đều bị nhiễm bẩn môi trường như nhiễm bẩn không khí,
nhiễm bẩn các lưu vực nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động
công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt…
− ÔNMT đất: là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi
các tác nhân gây ô nhiễm khi nồng độ của chúng tăng lên quá mức an toàn ,
đặc biệt là các chất thải rắn của ngành khai thác mỏ [31].
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh
hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
− ÔNMT nước: là khi thành phần của nước bị biến đổi lí học, hóa học,
sinh học khác xa với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó và nước đó không thể
phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người và sinh vật [49].
Tác hại của ÔNMT nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do môi
trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ,
các hóa chất độc hại và ô nhiễm kim loại nặng [31].
− ÔNMT không khí là ô nhiễm do các chất có sẵn trong tự nhiên hoặc
hành động của con người làm phát sinh các chất ô nhiễm trong không khí [51].
1.1.3. Khái niệm về sức khỏe môi trường
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật”.
Sức khỏe môi trường là “trạng thái sức khỏe của con người liên quan và
chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh”.
5
Con người phụ thuộc vào môi trường xung quanh và được hình thành từ
môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe con
người. Trạng thái sức khoẻ con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình
trạng môi trường.
Trong tổng số các bệnh tật của con người có tới 25% bệnh tật liên quan
đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên
quan đến nước. Người ta thấy 80% tất cả các bệnh ung thư liên quan đến môi
trường (hút thuốc, dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác) [49].
Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Nếu sử dụng khai thác hợp lý nó sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, sức khỏe
cho con người và ngược lại nếu không biết cách bảo vệ, xây dựng phát triển
và sử dụng môi trường sống hợp lý thì môi trường sẽ tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sức khoẻ, tạo ra các yếu tố nguy cơ cho sức khoẻ, bệnh tật.
1.2. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ trên thế giới
ÔNMT do khai thác mỏ đang là vấn đề toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu
là mối nguy cơ tích luỹ sinh học các chất ô nhiễm kim loại nặng ngày càng
tăng trong động vật, thực vật và con người.
Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển mạnh từ thập kỷ trước ở nhiều
quốc gia giàu tài nguyên như Nga, Mỹ, Australia, Campuchia, Indonesia,
Phillipines, Trung Quốc, Ấn Độ… Khai thác mỏ đáp ứng nhu cầu ngày càng
gia tăng nguyên liệu khoáng sản. Khai thác khoáng sản là nguồn thu quan
trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Tuy nhiên khai thác
mỏ cũng gắn liền với nhiều tác động môi trường và xã hội nghiêm trọng, đặc
biệt là hiện tượng mất đất canh tác, xói lở, suy thoái tài nguyên và nguồn
nước. Do đặc thù nên ngành khai thác khoáng sản dẫn tới suy thoái tài nguyên
đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước,… là rất lớn.
6
Ở Hàn Quốc theo nghiên cứu của Jo I. S và cs năm 2004 chỉ ra nồng độ
trung bình của Cd, Cu, Pb và Zn trong lớp đất mặt của ruộng lúa (0 – 15cm)
tương ứng là 0,11 mg/kg (dao động từ 0 đến 1,01 mg/kg); 0,47 mg/kg (dao
động 0 – 41,6 mg/kg); 4,84 mg /kg (dao động 0 – 66,4 mg/kg) và 4,47 mg/kg
(dao động 0 – 96,7 mg/kg). Trong ruộng vườn, hàm lượng trung bình của Cd,
Cu, Pb, Zn, As và Hg trong đất mặt là 0, 150 mg/kg; 2,30 mg /kg (dao động 0
– 27,8 mg/kg); 16,60 mg /kg (dao động 0,33 – 106 mg/kg); 0,44 mg/kg (dao
động 0 – 4,14 mg/kg) và 0,05 mg/kg (dao động 0,01 – 0,54 mg/kg) [64].
Theo nghiên cứu của Sabine Martin và cs năm 2009 về tác động của
KLN tới sức khoẻ con người đã nhận định rằng nói chung, con người bị tiếp
xúc với các kim loại này do ăn phải (uống rượu hoặc ăn) hoặc hít phải (thở).
Làm việc hoặc sinh sống gần một khu công nghiệp sử dụng các kim loại này
và các hợp chất của chúng làm tăng nguy cơ bị phơi nhiễm cũng như sống
gần một nơi mà các kim loại này đã được xử lý không đúng cách. Sinh kế của
lối sống cũng có thể đặt ra những rủi ro cao hơn về tiếp xúc và tác động đến
sức khoẻ do các hoạt động săn bắt và tập trung [69].
Nghiên cứu của Yongming Luo và cs năm 2009 về ô nhiễm KLN và
khắc phục hậu quả ở đất nông nghiệp Châu Á chỉ ra rằng hầu hết các nước
châu Á, với sự nhấn mạnh đến Trung Quốc, đang trải qua sự phát triển kinh tế
nhanh chóng. Một số đất nông nghiệp ở vùng ngoại ô của hầu hết các thành
phố và khu vực tưới tiêu ở Trung Quốc bị ô nhiễm một phần bởi các KLN
như Cd, As, Zn, Cu và Hg, dẫn đến sự nhiễm bẩn kim loại các sản phẩm nông
nghiệp và có nguy cơ tiềm ẩn đối với con người sức khỏe [71].
Ở khu vực Nam Delhi, Ấn Độ, năm 2013 các nhà nghiên cứu Ashish
Joshi và cs đã tiến hành đánh giá chất lượng nước ở khu vực gần mỏ khai thác
khoáng sản tại trên bốn khu ổ chuột của South Delhi và chỉ ra rằng các vấn đề
thường gặp về nguồn nước tại đây là tình trạng ô nhiễm nước (28%, n = 11),
7
số nước sạch được cấp để thay thế không đủ (12%, n = 5) và mùi hôi (7%, n =
3). Phần lớn những người được hỏi cảm thấy không lo ngại gì từ nguồn nước,
trong khi 95% (n = 38) người tham gia cảm thấy rằng chất lượng nước có thể
ảnh hưởng đến sức khoẻ và hơn 2/3 số người tham gia (83%, n = 33) nước ô
nhiễm có thể gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc rối loạn đường ruột [55].
Năm 2014, Carla Candeias và cs tiến hành nghiên cứu về xác định nguồn
và đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với các KLN và các vật liệu nguy hiểm trong
khu vực khai khoáng: nghiên cứu trường hợp của mỏ Panasqueira (miền
Trung Bồ Đào Nha) chất thải của Barroca Grande và các đập tràn mở có nồng
độ As, Cd, Cu, Pb, W, và Zn cao như vậy (hàm lượng trung bình trong vật
liệu chất thải thô nhiều hơn As = 7142 mg/kg; Cd = 56 mg/kg, Cu = 2501
mg/kg, Pb = 172 mg/kg, Sn = 679 mg/kg, W = 5400 mg/kg và Zn = 1689
mg/kg. Các nồng độ vượt quá các giá trị xác định cho phần trăm thứ 90 của
vùng Nam Bồ Đào Nha (như As 157 mg/kg, Cu 108 mg/kg, Ni 62 mg/kg, Pb
117 mg/kg, Zn 134 mg/kg) [57].
Theo kết quả nghiên cứu của Ping Zhuang và cs năm 2014 về môi
trường đất nông nghiệp gần các mỏ ở phía Nam Trung Quốc, tại vị trí đỉnh
núi mỏ Dabaoshan có hàm lượng một số KLN ở mức rất cao như: nồng độ
Cu, Zn, Pb và Cd trong đất lúa đã vượt quá nồng độ cho phép tối đa đối với
đất nông nghiệp Trung Quốc. Nồng độ KLN (mg/kg, trọng lượng cơ thể khô)
trong rau dao động từ 5,0 đến 14,3 đối với Cu, 34,7 đến 170 đối với Zn; từ
0,90 đến 2,23 đối với Pb và 0,45 đến 4,1 đối với Cd. Nồng độ Pb và Cd trong
hạt gạo vượt quá giới hạn cho phép tối đa ở Trung Quốc. Chế độ ăn uống của
Pb và Cd thông qua việc tiêu thụ gạo và một số loại rau nhất định đã vượt quá
mức chế độ ăn kiêng được đề nghị. Tình trạng hàm lượng KLN của cây lương
thực trồng ở vùng lân cận của mỏ Dabaoshan và những hàm ý của chúng đối
với sức khoẻ con người cần được nghiên cứu sâu hơn [71].
8
Nghiên cứu của Hui Hu, Qian Jin and Philip Kavan năm 2014 về ô
nhiễm KLN ở Trung Quốc chỉ ra rằng ô nhiễm nghiêm trọng từ các ngành
công nghiệp cụ thể ở một số khu vực, như tỉnh Sơn Đông. Trong năm 2010,
ngành công nghiệp đã chỉ chiếm 0,24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của
Sơn Đông, nhưng Cr thải ra trong ngành này chiếm 41,70% trong tổng lượng
phát thải Cr của tỉnh. Tương tự, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các sản
phẩm kim loại chỉ chiếm 0,08% giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh, nhưng
Cr thải ra trong ngành này chiếm 45,1% tổng lượng phát thải [61].
1.2.2. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa diễn ra mạnh mẽ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển nền kinh tế
của đất nước. Khoáng sản và các sản phẩm chế biến của khoáng sản đã có
một phần xuất khẩu, tăng giá trị GDP. Hai loại khoáng sản có kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất là dầu khí và than (năm 2012 khoảng 10 tỷ USD) [29]. Nhưng
các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi
trường xung quanh: sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản
tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát
tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và
chấn động; sự cố môi trường [29].
Theo Lê Đình Thành năm 2012 khi nghiên cứu môi trường tại mỏ than
Lộ Trí, Quảng Ninh cho thấy khi hoạt động của mỏ than thì khu vực xung
quanh khoảng 200m bụi phát sinh trong khu vực này rất lớn. Với quy mô sản
xuất 500.000 tấn than/năm ở mỏ Lộ Trí thì lượng bụi phát sinh ước tính
khoảng 550 – 700 tấn bụi/năm. Ngoài ra trong quá trình khai thác than còn tạo
ra các loại khí độc hại [44].
9
Năm 2011 Đặng Văn Minh đã tiến hành nghiên cứu về môi trường đất
khu vực khai thác thiếc tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cho kết quả như sau
tại khu vực mỏ sắt Trại Cau bị ô nhiễm As nghiêm trọng, đặc biệt là đất ruộng.
Mẫu nhiễm As cao nhất tương ứng với mức 35,15 mg/kg, vượt 2,93 lần TCCP;
mẫu M1 thấp nhất với mức tương ứng là 13,9 mg/kg, vượt 1,56 lần TCCP. Hàm
lượng Pb tổng số trong các mẫu nghiên cứu đều rất lớn, cao nhất là mẫu M1 với
Pb = 405 mg/kg, vượt TCCP 5,8 lần; thấp nhất song cũng vượt 1,6 lần TCCP.
Hàm lượng Cd tổng số trong đất nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, dao động
trong khoảng từ 0,4 mg/kg đến 3,8 mg/kg [32].
Theo nghiên cứu của Hà Thị Lan năm 2011 về hiện trạng ô nhiễm đất tại
khu vực khai thác khoáng sản huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy hàm
lượng Asen trong tất cả các mẫu đất nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép
của QCVN 03:2008/BTNMT, vượt từ 1,18 lần đến 12,21 lần. Hàm lượng chì
trong đất nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN
03:2008/BTNMT, vượt từ 2,7 lần đến 133,68 lần. Hàm lượng Cd trong đất
chênh lệch khá lớn, dao động từ 193,79 mg/kg đến 9357,88 mg/kg; trong đó có 2
mẫu vượt 2,795 lần và 12,57 lần [28].
Năm 2014, Phạm Xuân Tích và cs đã tiến hành nghiên cứu về những vấn
đề khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên. Các tác giả cho biết hầu hết hàm lượng
Hg đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong các mẫu nước (DTM1: 0,0044
mg/l; DTM2: 0,0024 mg/l). Đối với hàm lượng kim loại trong đất, hàm lượng
As ở mẫu đất DTD2 vượt quy chuẩn cho phép 35,17 mg/kg [42].
Nghiên cứu của Hà Xuân Sơn (2015) nghiên cứu áp dụng giải pháp can
thiệp giảm thiểu ảnh hưởng của ÔNMT tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung
quanh Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích – Thái Nguyên cho thấy Hàm lượng trung
bình của một số KLN trong các môi trường: đất, nước mặt, nước ăn uống
xung quanh khu vực khai thác mỏ Tân Long và Hà Thượng cao hơn TCCP:
10
chì cao hơn từ 3,2 lần đến 18,2 lần; cadimi cao gấp 1,6 lần đến 20,4 lần; Asen
cao gấp 1,37 lần đến 6 lần, khi so sánh với QCVN 03:2015/BTNMT (giới hạn
tối đa đối với đất nông nghiệp: As 15mg/kg; Cd 1,5 mg/kg; Pb 70 mg/kg) [37].
Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng
sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc
phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn
nguy cơ về dòng thải axit mỏ… Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng
điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng
nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội
của cộng đồng một cách sâu sắc. Theo nghiên cứu của Dương Thị Thanh
Xuyến (2017) về những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài
nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực tại tỉnh Bình Thuận cũng chỉ ra ra
rằng việc khai thác tài nguyên khoáng sản Titan sẽ tạo ra các xung đột với việc
phát triển kinh tế; gây ÔNMT nước mặt và nước ngầm bằng chất thải hóa chất
tuyển khoáng và chất phóng xạ từ sa cát [54].
1.2.3. Ô nhiễm môi trường khu vực khai thác mỏ tại tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở trung du và miền núi Bắc bộ, với diện
tích tự nhiên 3.526,64 km2. Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông
Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Thái Nguyên
có nguồn khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản
phân bố tập trung ở các khu vực giáp ranh thành phố Thái Nguyên, Đại Từ,
Đồng Hỷ, Võ Nhai,… Phát hiện khoảng 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản,
với khoảng 45 mỏ đang hoạt động khai thác. Các hoạt động khai thác diễn ra
với tình trạng khai thác bừa bãi, gây suy thoái môi trường, làm mất cân bằng
sinh thái ở nhiều nơi [53].
Nguyễn Duy Hải (2011) nghiên cứu thực trạng ô nhiễm kim loại nặng
trong đất và nghiên cứu biện pháp sinh học để phục hồi đất sau khai thác thiếc
11
tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho kết quả hàm lượng Asen, chì, cadimi
vượt quá tiêu chuẩn cho phép QCVN 03:2008 (Pb là 310 mg/kg, Cd là 12
mg/kg và As là 162,5 mg/kg). Hàm lượng Cu, Zn là ít ảnh hưởng tới chất
lượng đất đều nằm trong giới hạn cho phép [17].
Năm 2011, Đỗ Thị Hằng tiến hành nghiên cứu về ÔNMT nước giếng do
chì và bệnh tật người trưởng thành sống xung quanh Xí nghiệp kẽm chì Làng
Hích, Thái Nguyên cho thấy 20% số mẫu nước giếng của người dân sống
xung quanh xí nghiệp kẽm chì xét nghiệm có hàm lượng chì cao hơn TCCP;
13,33% số hộ sử dụng nước giếng đào có hàm lượng chì cao hơn TCCP và
6,67% số hộ sử dụng nước giếng khoan có hàm lượng chì cao hơn TCCP
[20].
Theo nghiên cứu của Đặng Văn Minh năm 2011 về môi trường đất tại
khu vực mỏ than Phấn Mễ – Thái Nguyên, cho kết quả như sau hàm lượng Cd
trong các mẫu đất đá thải của mỏ có hàm lượng Cd là 9,6 mg/kg, cao hơn QCVN
03:2008/BTNMT đối với đất nông nghiệp và lâm nghiệp 4,8 lần; mẫu đất MĐ 2
hàm lượng Cd vượt 1,1 lần [32].
Dương Thị Bích Hồng (2012) nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, tỉnh
Thái Nguyên, chỉ ra rằng hầu hết các chỉ tiêu phân tích môi trường đất nằm
trong giới hạn cho phép đối với đất nông nghiệp, riêng chỉ có chỉ tiêu As
trong đất vượt quy chuẩn cho phép từ 1,14 đến 1,82 lần. Môi trường không
khí tại một số khu dân cư đang bị suy giảm do tác động của bụi than, tiếng ồn;
Ngoài khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và chịu tác động lớn do nồng độ bụi
cao là khu vực khai trường, bụi còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh
trong vòng bán kính 3km [24].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Trà (2012) đánh giá ảnh hưởng và đề
xuất biện pháp giảm thiểu ÔNMT tại xí nghiệp thiếc Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
12
cho kết quả: nước trong hồ chứa nước thải cuối cùng của xí nghiệp có các các
kim loại nặng vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần. Chỉ tiêu As cao hơn so
với QCVN 24:2009/BTNMT (B) 48,8 lần; chỉ tiêu Cd cao hơn so với Quy
chuẩn cho phép 5 lần. Môi trường đất tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm bởi
kim loại nặng. Cụ thể như: chỉ tiêu Zn vượt Quy chuẩn cho phép 25 lần và
giảm dần xuống còn 1,48 lần qua các năm; Chỉ tiêu Pb vượt Quy chuẩn cho
phép 6,37 lần; Chỉ tiêu Asen (As) vượt giới hạn cho phép 809,6 lần (so sánh
với QCVN 03:2008/BTNMT) [47].
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng (2012) về hiện trạng và đề xuất các
giải pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt
Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho kết quả: Môi trường đất có
hàm lượng As vượt 1,85 lần; 19 lần; 4,45 lần; Hàm lượng Zn vượt 4,44 lần;
1,07 lần; Chỉ tiêu bụi có một mẫu cao hơn quy chuẩn cho phép 2,66 lần. Nước
thải mỏ có chỉ tiêu TSS khá cao, vượt quy chuẩn cho phép QCVN
24:2009/BTNMT 3,2 lần [12].
Nghiên cứu của Dương Thị Thanh Hà năm 2013 về ảnh hưởng của hoạt
động khai than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang
Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên cho kết quả đem so với Tiêu chuẩn chất lượng
nước thải công nghiệp thì ta thấy đa số các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ đều vượt
chuẩn BOD5 = 61 mg/l vượt 1,22 lần; chỉ tiêu COD = 165 vượt 2,05 lần [14].
Kết quả nghiên cứu về môi trường đất gần các bãi thải mỏ của Hoàng
Thị Mai Anh (2014) cho thấy tại khu vực mỏ thiếc Hà Thượng, huyện Đại
Từ: hàm lượng As trong đất vượt quá QCVN từ 26 đến 32,32 lần; hàm lượng
Pb vượt từ 5,58 đến 12,42 lần; hàm lượng Zn vượt từ 2,53 đến 4,15 lần so với
QCVN. Các số liệu thu được tại khu vực Mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ
của Hoàng Thị Mai Anh (2014): hàm lượng As trong đất vượt quá QCVN từ
13
11,59 đến 15,88 lần; hàm lượng Pb vượt từ 1,32 đến 3,45 lần; hàm lượng Zn
vượt từ 6,4 đến 8,52 lần so với QCVN [2].
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân
và một số yếu tố liên quan
1.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ÔNMT của người dân
Theo nghiên cứu của Philip tieku acheampong năm 2010 về vệ sinh môi
trường xung quanh khu công nghiệp kumasi metropolitan cho thấy 79,5% số
người có hiểu biết đạt về các vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường; có 98,1% số
hộ gia đình có thái độ đạt về vệ sinh môi trường; 53,9% số hộ gia đình được
hỏi có thực hành đạt về giữ gìn vệ sinh môi trường [69].
Theo nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Nguyễn Anh Tuấn (2007) về
cải thiện hành vi vệ sinh môi trường của người dân huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên cho thấy điểm KAP của những người có vệ sinh đạt vẫn còn thấp:
kiến thức đạt 21,57%; thái độ đạt 18,92%; thực hành đạt 9,52%.
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2007
của Tổng cục thống kê thì cả nước có 8,28% số hộ dùng nước máy để nấu ăn
(trong đó xã miền núi là 3,03% số hộ; xã vùng cao là 2,60%). Tỷ lệ hộ dân
dùng nước giếng khoan là 27,9%; giếng xây là 26,79%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ
dùng các loại nước giếng này đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08%. Tỷ
lệ hộ dân dùng nước sông, hồ, ao, nước suối để nấu ăn trong cả nước là
13,24% trong đó miền núi, vùng cao có tỷ lệ là 11,96% [43]. Một số nghiên
cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch ở nước ta còn thấp,
tỷ lệ chung vào năm 2002 khoảng 50%. Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước được coi
là sạch bao gồm giếng khoan và nước máy còn rất thấp (6,8% và 6,6%). Hơn
một nửa (53,2%) số hộ gia đình điều tra sử dụng nước giếng đào. Ở vùng
duyên hải miền Trung, hầu hết (99,5%) số hộ cũng dùng nguồn nước giếng
đào cho ăn uống. Đa số (66,0%) các hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long
14
dùng nguồn nước từ sông kênh rạch, tỷ lệ chung ở 7 vùng sinh thái được điều
tra dùng nguồn nước sạch là 15,5%. Nước từ các nguồn trên đều là nước
ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi sinh vật, có nhiều nguy cơ
phát triển các bệnh dịch đường tiêu hoá khi sử dụng nguồn nước này [43].
Ở khu vực miền núi phía Bắc, nguồn nước không chỉ ô nhiễm bởi chất
thải của con người mà còn chịu ảnh hưởng bởi các tệ chặt phá rừng bừa bãi.
Đa số các nguồn nước sử dụng không hợp vệ sinh. Ngoài nguồn nước giếng
còn sử dụng các nguồn nước khác như nước mỏ, nước khe, nước suối. Qua
một số nghiên cứu thấy tỉ lệ sử dụng nguồn nước chưa hợp vệ sinh ở khu vực
miền núi phía Bắc khá cao. Người H’Mông ở Cán Tỷ (Hà Giang): 100%,
Người Sán Dìu ở Nam Hoà (Đồng Hỷ – Thái Nguyên): 32,22% [13]. Một
nghiên cứu khác được tiến hành ở hai xã Chiềng Sinh và Tạ Bú (Sơn La) cho
thấy tỷ lệ giếng nước hợp vệ sinh rất thấp (13,9% và 0%) [11]. Nước dùng để
ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho đồng bào dân tộc miền núi hầu hết không
đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng nề do tệ phá rừng
đầu nguồn, do các chất thải của con người và súc vật… Trong khi đó ở một số
dân tộc vẫn còn tập quán sử dụng nước khe suối, nước sông… các nguồn nước
này đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bị ô nhiễm cả về mặt hoá học và vi sinh
vật. Đặc biệt, ở xã Cán Tỷ (Hà Giang) cho thấy 100% mẫu nước có vi sinh
vật [25].
Trong nghiên cứu này, kết quả thảo luận nhóm người dân về thực trạng
KAP của người dân cũng cho kết quả tương tự. Kiến thức của người dân hai
xã còn thấp kém, họ chỉ biết KLN có độc hại nhưng không biết cụ thể độc hại
như thế nào cũng như cách bảo vệ sức khỏe, phòng tránh tác hại của ÔNMT
ra sao. Về tỷ lệ thực hành tốt của người dân cũng còn thấp, hầu như không có
ai tự gửi mẫu nước, thực phẩm của mình đi xét nghiệm. Điều này chứng tỏ
15
người dân chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của các yếu tố độc hại
trong thực phẩm đối với sức khỏe.
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Hùng (2008) kiến thức tốt về
vệ sinh môi trường của người dân 2 xã huyện Đồng Hỷ chỉ đạt 17,1% [26].
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn (2009) ở người dân huyện Phổ Yên
còn cho kết quả thấp hơn nữa là 3,4% kiến thức tốt [39]. Trong khi đó nghiên
cứu của Hà Xuân Sơn (2015) tại một số khu vực khai thác kim loại màu ở
Thái Nguyên: tỷ lệ người có kiến thức tốt về vệ sinh môi trường là 22,3% [37].
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn (2009) cho thấy tỷ lệ người có
thái độ tốt về vệ sinh môi trường là 34,4%; tỷ lệ người dân có thái độ tương
đối tích cực với vệ sinh môi trường, cụ thể là: có tới 98% người dân cho rằng
cần có nguồn nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên tỷ lệ 38,3% người dân có thái độ
tốt khi điều tra về thái độ đối với nguồn nước là chưa cao. Thái độ đối với
quản lý phân cũng đạt tương tự (35,7%), trong khi đó thái độ tốt với xây dựng
chuồng gia súc là tốt (81,9%) [39]. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Hà
Xuân Sơn (2015) là 24,3% [37] và kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Hùng
(2008) là 14,29% [26]. Nhìn chung người dân quan tâm và cho rằng cần thiết
có các biện pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường.
Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn (2009) cho thấy tỷ
lệ này là 12,5% [39] và kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Hùng (2008) là
8,2% [26]. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Xuân Sơn (2015) tỷ lệ người có
thực hành tốt về vệ sinh môi trường là 23,4%; kết quả nghiên cứu định tính
của Hà Xuân Sơn (2015) khi phỏng vấn sâu cán bộ y tế về thực trạng KAP
của người dân cho thấy người dân chưa được cung cấp đầy đủ kiến thức về
ảnh hưởng của ÔNMT do khai thác mỏ đến sức khỏe con người và cách hạn
chế ảnh hưởng. Về thực hành, người dân cũng chỉ biết không nên sử dụng
nước ở gần nơi ô nhiễm nhưng chưa biết gửi mẫu nước ăn uống của gia đình