11200_Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi

luận văn tốt nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất
ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện và ở cộng đồng trong đó hơn 90% các
trường hợp tử vong tập trung ở các nước đang phát triển[14],[28],[42].
Tổng kết của UNICEF về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại khu vực
Châu Á năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
dưới 5 tuổi trong 2 tuần là khá cao: Nepal là 43,1%; Pakistan là 24,0%; Ấn
Độ là 19,3%; Bangladesh là 18,3%; Philipin là 16,2% [8].
Tại Việt Nam, chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đã được
triển khai từ rất sớm và đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy vậy, báo
cáo hàng năm của Bộ Y tế cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính luôn nằm
trong nhóm bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất đặc biệt là ở trẻ dưới 5
tuổi [8]. Các thống kê, nghiên cứu ở cả tuyến bệnh viện và ở cộng đồng đều
cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em trong những năm gần đây không có
xu hướng thuyên giảm. Tỷ lệ này là 37,50% số trẻ tại bệnh viện và 39,75%
khi nghiên cứu cắt ngang tại cộng đồng [14],[25],[31].
Miền núi phía Bắc là một khu vực mà tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, tập
trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức của người dân
không đồng đều, khả năng tiếp cận được với các dịch vụ y tế còn hạn chế.
Trong khi đó cơ sở vật chất cho hoạt động y tế ở tuyến cơ sở ở miền núi
phía Bắc còn nghèo nàn, số lượng cán bộ y tế ít, năng lực của cán bộ y tế
còn hạn chế, mạng lưới nhân viên y tế thôn bản hoạt động còn cầm chừng
[19],[34]. Báo cáo của các cơ sở y tế ở miền núi cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính ở trẻ em không giảm, nhưng thực tế tỷ lệ này hiện nay là
bao nhiêu và những yếu tố nguy cơ gì đang gây ra nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính ở trẻ nhỏ khu vực miền núi?.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên


2
Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em phần nhiều
được tiến hành tại bệnh viện, những nghiên cứu đặc thù về nhiễm khuẩn hô
hấp cấp tính trẻ em được triển khai tại cộng đồng còn hạn chế [8].
Chợ Mới là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn. Cuộc sống của
người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn, công tác chăm sóc sức khỏe cho
người dân còn nhiều hạn chế. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ nhỏ
vẫn được các cơ sở y tế địa phương báo cáo là một vấn đề sức khỏe cần được
ưu tiên giải quyết [11]. Do vậy, những can thiệp đặc thù về nhiễm khuẩn hô
hấp trẻ em có tính khả thi và bền vững là một nhu cầu chăm sóc sức khỏe cấp
thiết tại huyện Chợ Mới. Việc nghiên cứu về thực trạng bệnh và xác định các
yếu tố nguy cơ để phục vụ cho các can thiệp được hiệu quả là rất cần thiết. Do
vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại
huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẫn hô hấp cấp tính ở
trẻ dưới 5 tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm, phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số đặc
điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em?
1.1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì?.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) được định nghĩa là tất cả
các trường hợp nhiễm khuẩn (do vi khuẩn hoặc virus) ở đường hô hấp từ
mũi họng cho đến phế nang. Thời gian bị bệnh kéo dài không quá 30 ngày
[14],[28],[43].
1.1.2. Phân loại các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
– Phân loại theo vị trí tổn thương (vị trí giải phẫu)
Dựa vào vị trí các đoạn của bộ phận hô hấp người ta chia ra đường
hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Ranh giới để phân chia là nắp thanh
quản: đoạn trên nắp thanh quản là đường hô hấp trên, đoạn dưới nắp thanh
quản là đường hô hấp dưới.
Phần lớn (2/3 trường hợp) trẻ mắc NKHHCT trên như ho – cảm lạnh,
viêm họng cấp, viêm V.A, viêm Amiđan, viêm xoang. NKHHCT trên
thường tiên lượng nhẹ.
Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT dưới gặp ít hơn (1/3 trường hợp) nhưng
thường là nặng và dễ tử vong như: Viêm thanh quản, viêm nắp thanh quản,
viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phế quản cấp, viêm phổi, đặc biệt là
viêm phổi cấp tính ở trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong cao nhất [27].
– Phân theo mức độ nặng nhẹ của bệnh
Đây là cách phân loại NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi do Bộ Y tế đưa ra
trong Chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI). Có 3 mức độ từ
nhẹ đến nặng:
– Không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh
– Viêm phổi
– Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên


4
Dựa vào phân loại này cán bộ y tế cơ sở và các bà mẹ có thể đánh giá
đúng tình trạng bệnh của trẻ, không bỏ sót các triệu chứng, xếp loại và có
hướng xử trí đúng và kịp thời [3],[27],[56].
1.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em.
Bộ phận hô hấp trẻ em khác với người lớn, nhỏ hơn về kích thước và
có những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu và sinh lý, các tổ chức tế bào của
bộ phận hô hấp nói chung và phổi nói riêng chưa hoàn toàn biệt hóa và
đang ở giai đoạn phát triển. Đường thở từ mũi đến thanh, khí, phế quản ở
trẻ em là tương đối hẹp và ngắn, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn
mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu, do những đặc điểm đó
mà trẻ em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh khí phế quản
dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ bị biến dạng trong quá trình bệnh lý. Phổi ở trẻ
em nhất là trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẵn
cũng nhiều hơn nhưng lại ít tổ chức đàn hồi. Các cơ quan ở lồng ngực chưa
phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, dãn các
phế nang khi bị viêm phổi [27].
Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn người lớn. Ở trẻ
dưới 3 tuổi, lượng không khí hít vào trong 1 phút (theo đơn vị trọng lượng
của trẻ) nhiều gấp đôi so với người lớn. Sự trao đổi O2 và CO2 giữa phế
nang và máu cũng được thực hiện mạnh hơn. Nhưng sự cân bằng về trao
đổi rất dễ biến đổi theo ngoại cảnh, nên trẻ dễ bị rối loạn hô hấp. Mặt khác,
khi trẻ bị những tổn thương ở phổi thường kèm theo rối loạn tuần hoàn
phổi và giảm khả năng trao đổi khí ở phổi. Do những đặc điểm giải phẫu,
sinh lý bộ phận hô hấp ở trẻ em như đã mô tả trên đây mà trẻ em, nhất là trẻ
nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi [14], [27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Trung Tâm Học Liệu Thái Nguyên


5
1.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi trên Thế
giới và tại Việt Nam.
1.2.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi trên Thế giới.
Hiện nay, trên thế giới, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được thống kê là
bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ
dưới 5 tuổi. Theo số liệu của WHO, mỗi trẻ trung bình trong một năm mắc
NKHHCT từ 4 – 9 lần, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỷ lượt
trẻ mắc NKHHCT, trong đó khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi và cũng theo
thống kê của WHO hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử
vong, trong đó có 4,3 triệu trẻ chết do viêm phổi (VP) cấp tính. Như vậy có
khoảng trên 10.000 trẻ chết do viêm phổi cho mỗi ngày, trong đó hơn 90%
số tử vong tập trung ở các nước đang phát triển [8],[27].
Bảng 1.1. Tình hình NKHHCT ở một số nước Châu Á [8] Nước
Trẻ < 5 tuổi mắc NKHHCT trong 2 tuần (%) Trẻ mắc NKHHCT được chăm sóc (%) Bangladesh 18,3 27,2 Ấn Độ 19,3 64,0 Nepal 34,1 18,2 Pakistan 24,0 53,0 Philipin 16,2 63,7 Ở khu vực Châu Á, nghiên cứu về tỷ lệ mắc VP ở trẻ dưới 5 tuổi tại Đông Quan - Trung Quốc cho thấy tỷ lệ này là 74,6/100.000 trẻ; Ở bang Punjab - Ấn Độ là 94,1 trẻ/100.000 trẻ [8],[49]. Tại hội nghị Washington (1991) về NKHHCT ở trẻ em, báo cáo về tỷ lệ mới mắc viêm phổi hàng năm/100 trẻ ở Bangkok (Thái Lan) là: 7,0/100 trẻ, tại Gadchirol (Ấn Độ) là 13,0/100 trẻ. Các nước khu vực Châu Phi có tỷ lệ mới mắc VP ở trẻ cao hơn như Basse (Gambia) là 17,0/100 trẻ, Maragua (Kenya) là 18,0/100 trẻ, trong khi đó tại các nước phát triển, tỷ lệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 này thấp hơn hẳn như Chapel Hill (Mỹ) là 3,6/100 trẻ còn tại Setle (Mỹ) là 3,0/100 trẻ. Như vậy các kết quả nghiên cứu về NKHHCT cho thấy đây là bệnh phổ biến ở các nước thuộc thế giới thứ 3 - các nước đang phát triển [28],[45]. Hình 1.1. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên nhân của 6 vùng trên thế giới (WHO – 3/2000, Afr=Châu Phi; Amr=Châu Mỹ; Emr=Trung Cận Đông; Eur=Châu Âu; Sear=Đông Nam Á; Wpr=Tây Thái Bình Dương) [45]. Nghiên cứu về nguyên nhân tử vong ở trẻ em theo báo cáo của WHO năm 2005 cho thấy trên thế giới 73% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là do 6 nguyên nhân chính trong đó: Viêm phổi (19%), tiêu chảy (18%), sốt rét (8 %), viêm phổi sơ sinh (10%), đẻ non (10%) và ngạt thở lúc sinh là 8%. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên nhân đã được WHO xác định ở 6 khu vực trên thế giới cho thấy: 42% thuộc về khu vực châu Phi, 29% ở khu vực Đông nam Châu Á (Hình 1.1) [45]. Báo cáo về tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại khu vực Đông Nam Á cho thấy: tử vong do trẻ mắc NKHHCT chiếm tỷ lệ cao nhất: 25% tổng số trẻ tử vong trong khu vực, tiếp đến là tiêu chảy (14%) còn lại là các nguyên nhân khác [28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Nghiên cứu ở 19 điểm tại 16 nước đang phát triển đã cho thấy tỷ lệ tử vong do NKHHCT chiếm khoảng 1/3 so với tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi, dao động từ 21% - 62% và như vậy trung bình có khoảng 7 – 20 trẻ chết /1000 trẻ/ năm là do NKHHCT. Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy tỷ lệ tử vong do viêm phổi chiếm 75,4% trong tổng số tử vong; tại Nepal, tỷ lệ này là rất cao 79,8% [8]. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tử vong do NKHHCT càng cao. Thống kê hàng năm tại các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do NKHHCT xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi dao động từ 20 - 25% chết, ở trẻ dưới 1 tháng tỷ lệ tử vong dao động từ 50 - 60%, rất ít tử vong xảy ra ở trẻ em trên 5 tuổi [8]. Như vậy NKHHCT ở trẻ thực sự là vấn đề thời sự của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bảng 1.2. Số liệu tử vong trẻ em do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại một số nước trên Thế giới [27] Địa điểm nghiên cứu Tử vong NKHHCT /1000 trẻ đẻ sống/ năm Tử vong chung trẻ < 5 tuổi (%) Abotabad (Pakistan) 14 35,0 Tekney (Banglades) 18 30,0 Gadchirol (India) 18 43,0 Kanmadu (Nepal) 20 31,0 Tari (Papua New Guinea) 13 36,0 Bagamoyo (Tanzania) 14 30,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 1.2.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Việt Nam Ở nước ta hiện nay kinh tế đang trên đường phát triển, hệ thống và dịch vụ y tế đã có nhiều tiến bộ, rất nhiều các chương trình, dự án về y tế được triển khai, trong đó có chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em nói chung đã có kết quả tương đối tốt. Tuy vậy hiện nay NKHHCT vẫn là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt là những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa [22]. Kết quả điều tra tại cộng đồng của dự án NKHHCT trẻ em cho thấy tần xuất mắc NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 4 – 5 lần/ trẻ/ năm . Ước tính ở nước ta hiện nay có 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì mỗi năm có khoảng 36 – 45 triệu lượt trẻ mắc NKHHCT ở các thể [8],[23]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất (40 - 50%) trong tổng số trẻ đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Hiện nay tại các cơ sở chữa bệnh từ tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, đến tuyến huyện đều quá tải do trẻ mắc NKHHCT vào điều trị [8]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh viện và cộng đồng. Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế năm 2004 đã cho thấy tình hình mắc bệnh và tử vong do NKHHCT ở trẻ em ở một số bệnh viện như sau: Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ nhập viện do NKHHCT là 32,5% , tỷ lệ tử vong chiếm 20,2% tổng số tử vong ở trẻ. Tỷ lệ nhập viện do NKHHCT cao gấp gần 2 lần so với bệnh tiêu chảy cấp (17,7 %) và đứng đầu trong các nguyên nhân nhập viện ở trẻ; Số trẻ mắc NKHHCT vào viện điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa thành phố Đà Nẵng là 45,6%, số trẻ chết do viêm phổi 32,5%; Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La tử vong do viêm phổi ở trẻ em chiếm 63,2% trong tổng số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi; Tại bệnh viện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang số trẻ mắc NKHHCT vào điều trị 92,8%, tử vong do viêm phổi 88,9% [8],[14],[16].

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *