BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN VỀ TƢƠNG TÁC
CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
SỬ DỤNG TẠI VIỆN HUYẾT HỌC VÀ
TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG
TRONG CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRA CỨU
THƢỜNG DÙNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
HÀ NỘI – 2015
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN VỀ TƢƠNG TÁC
CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
SỬ DỤNG TẠI VIỆN HUYẾT HỌC VÀ
TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG
TRONG CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRA CỨU
THƢỜNG DÙNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn:
1. ThS. Nguyễn Phương Thúy
2. DS. Nguyễn Duy Tân
Nơi thực hiện:
1. Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc,
Trường Đại học Dược Hà Nội
2. Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Nguyễn Hoàng Anh
– Giảng viên bộ môn Dược lực, Phó giám đốc Trung tâm DI&ADR Quốc gia, người
đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện khóa luận. Thầy là
một tấm gương sáng với niềm đam mê và cống hiến cho khoa học, một người thầy luôn
tận tụy và hết lòng giúp đỡ sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Mai Hoa – Cán bộ trung tâm DI&ADR quốc
gia. Chị luôn luôn giúp đỡ tôi trong những lúc gặp khó khăn khi thực hiện đề tài,
hướng dẫn tôi từng bước đi cho dù công việc rất bận rộn. Khóa luận này sẽ không thể
được hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của chị.
Tôi cũng xin cảm ơn DS. Nguyễn Duy Tân – Cán bộ Viện Huyết học và Truyền máu
Trung ương, người đã cho tôi những đóng góp quý báu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn chị Nguyễn Phương Thúy – Cán bộ trung tâm DI&ADR quốc gia đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội,
những người đã tận tâm dạy dỗ tôi trong học tập. Cảm ơn các cán bộ Trung tâm
DI&ADR Quốc gia, các cán bộ khoa Dược Viện Huyết học và Truyền máu Trung
ương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Và cuối cùng, cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè tôi, những người đã
luôn quan tâm, động viên và khích lệ tôi trong suốt những năm tháng đại học và đặc
biệt trong quá trình thưc hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Châu
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………….. 3
1.1. Khái niệm và phân loại tương tác thuốc
…………………………………………… 3
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc
……………………………………………………… 3
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc
……………………………………………………….. 3
1.1.2.1. Tương tác dược động học ……………………………………………………. 3
1.1.2.2. Tương tác dược lực học ………………………………………………………. 4
1.1.3. Dịch tễ tương tác thuốc ………………………………………………………….. 4
1.1.4. Tầm quan trọng của tương tác thuốc ……………………………………….. 5
1.1.5. Yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc ………………………………………… 6
1.2. Kiểm soát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng ……………………….. 6
1.2.1. Phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ …………………………………………. 6
1.2.1.1. Các cơ sở dữ liệu tương tác thuốc thường dùng ……………………… 7
1.2.1.2. Sự chênh lệch giữa các cơ sở dữ liệu thường dùng trong tra cứu
tương tác thuốc
……………………………………………………………………………… 14
1.2.2. Bảng cảnh báo về những tương tác nghiêm trọng ……………………… 15
1.3. Tổng quan về thuốc điều trị ung thư và nguy cơ tương tác thuốc
………… 17
1.3.1. Sơ lược bệnh lý ung thư
…………………………………………………………. 17
1.3.2. Các phương pháp điều trị ung thư……………………………………………. 17
1.3.3. Nguy cơ gặp tương tác thuốc trong điều trị ung thư
…………………… 19
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………… 20
2.1.1. Cơ sở dữ liệu ……………………………………………………………………….. 20
2.1.2. Thuốc ………………………………………………………………………………….. 20
2.1.3. Bệnh án điều trị nội trú …………………………………………………………. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………. 21
2.2.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở
dữ liệu và nhận định tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng giữa các cơ sở
dữ liệu và trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc
dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác
……………… 21
2.2.1.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ
sở dữ liệu
………………………………………………………………………………………. 21
2.2.1.2. Đánh giá sự đồng thuận trong việc nhận định mức độ có ý nghĩa
lâm sàng của tương tác thuốc giữa các cơ sở dữ liệu và trong từng cơ sở dữ
liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức độ nặng và mức
độ y văn ghi nhận về tương tác ………………………………………………………… 22
2.2.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các thuốc điều trị
ung thư được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương,
hướng dẫn xử trí các cặp tương tác này trong thực hành lâm sàng ………. 23
2.2.3. Xác định tần suất xuất hiện tương tác trong bệnh án nội trú tại 4
khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết học và Truyền máu
Trung ương bằng danh mục tương tác thuốc cần chú ý đã xây dựng …….. 24
2.3. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………….. 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 25
3.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở dữ
liệu và nhận định tương tác có ý nghĩa lâm sàng giữa các cơ sở dữ liệu và
trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức
độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác ……………………………………… 25
3.1.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở
dữ liệu
…………………………………………………………………………………………… 25
3.1.2. Đánh giá sự đồng thuận về nhận định tương tác có ý nghĩa lâm sàng
giữa các cơ sở dữ liệu và trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can
thiệp y khoa hoặc dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về
tương tác
……………………………………………………………………………………….. 27
3.1.2.1. Đánh giá sự đồng thuận trong việc nhận định tương tác có ý nghĩa
lâm sàng giữa các cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa
vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác
……………………. 27
3.1.2.2. Đánh giá sự đồng thuận trong việc nhận định tương tác có ý nghĩa
lâm sàng trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc
dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác
……………… 32
3.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các thuốc điều trị ung
thư được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và hướng
dẫn xử trí các cặp tương tác này trong thực hành lâm sàng ………………………. 33
3.3. Xác định tỷ lệ xuất hiện những tương tác trong danh mục tương tác thuốc
đã được xây dựng trong bệnh án nội trú tại các khoa sử dụng thuốc điều trị
ung thư của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương
…………………………
36
Chƣơng 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..
38
4.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở dữ
liệu và nhận định tương tác có ý nghĩa lâm sàng giữa các cơ sở dữ liệu và
trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức
độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác ……………………………………..
38
4.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các thuốc điều trị ung
thư được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và hướng
dẫn xử trí các cặp tương tác này trong thực hành lâm sàng ………………………
41
4.3. Xác định tỷ lệ xuất hiện những tương tác trong danh mục tương tác thuốc
đã được xây dựng trong bệnh án nội trú tại các khoa sử dụng thuốc điều trị
ung thư của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương
…………………………
42
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ……………………………………………………
45
5.1. Kết luận
………………………………………………………………………………………
45
5.2. Đề xuất
……………………………………………………………………………………….
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hệ số ICC đánh giá đồng thuận về liệt kê cặp tương tác giữa 4 CSDL.
Phụ lục 2: Hệ số ICC đánh giá sự bất đồng giữa các CSDL trong nhận định cặp TTT
có YNLS theo định nghĩa 1.
Phụ lục 3: Hệ số ICC đánh giá sự bất đồng giữa các CSDL trong nhận định cặp TTT
có YNLS theo định nghĩa 2.
Phụ lục 4: Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của SDI.
Phụ lục 5: Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của MM.
Phụ lục 6: Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của DF.
Phụ lục 7: Sự chênh lệch giữa các CSDL trong nhận định các cặp tương tác ở mức độ
cao nhất.
Phụ lục 8: Hướng dẫn xử trí tương tác của các thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết
học và Truyền máu Trung ương.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADR
Phản ứng có hại của thuốc
CSDL
Cơ sở dữ liệu
DF
Drug Interaction Facts
HH
Hansten and Horn’s Drug Interactions Analysis and Management
ICC
Intraclass correlation coefficient
MM
Drug interactions – Micromedex® Solutions
NSAIDs
Nhóm thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid
SDI
Stockley’s Drug Intetaction Alerts
STT
Số thứ tự
TTT
Tương tác thuốc
YNLS
Ý nghĩa lâm sàng
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1. Các cơ sở dữ liệu tương tác thuốc thường dùng
7 – 8
2
Bảng 1.2. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF
9
3
Bảng 1.3. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong HH
9
4
Bảng 1.4. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM
10
5
Bảng 1.5. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác
trong MM
11
6
Bảng 1.6. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI
12
7
Bảng 1.7. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác
trong SDI
12
8
Bảng 1.8. Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong
SDI
13
9
Bảng 1.9. Bảng phân loại mức độ chung trong SDI
13
10
Bảng 1.10. Bảng phân loại mức độ chú ý khi chỉ định và mức
độ tương tác trong Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định
14
11
Bảng 1.11. Danh sách 12 tương tác có YNLS của thuốc điều trị
ung thư sử dụng đường uống được xây dựng bởi nhóm tác giả
Singapore (2009)
16
12
Bảng 2.1. Danh sách thuốc điều trị ung thư được đưa vào
nghiên cứu
20
13
Bảng 2.2. Các mức độ tương tác có ý nghĩa lâm sàng theo định
nghĩa 2 trong các CSDL
23
14
Bảng 3.1. Sự đồng thuận giữa các CSDL về liệt kê cặp tương
tác
26
15
Bảng 3.2. Hệ số ICC đánh giá đồng thuận về liệt kê cặp tương
tác giữa 4 CSDL
27
16
Bảng 3.3. Sự đồng thuận giữa các CSDL về nhận định cặp TTT
có YNLS theo định nghĩa 1
28
17
Bảng 3.4. Hệ số ICC đánh giá sự bất đồng giữa các CSDL trong
nhận định cặp TTT có YNLS theo định nghĩa 1
29
18
Bảng 3.5. Sự đồng thuận giữa các CSDL về nhận định cặp TTT
có YNLS theo định nghĩa 2
30
19
Bảng 3.6. Hệ số ICC đánh giá sự bất đồng giữa các CSDL trong
nhận định cặp TTT có YNLS theo định nghĩa 2
31
20
Bảng 3.7. Sự chênh lệch giữa các CSDL trong nhận định các
cặp tương tác ở mức độ cao nhất
32
21
Bảng 3.8. Sự đồng thuận trong các CSDL về nhận định cặp
TTT có YNLS theo định nghĩa 1 và định nghĩa 2
33
22
Bảng 3.9. Danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các thuốc
điều trị ung thư được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền
máu Trung ương
34-35
23
Bảng 3.10. Tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc trong bênh án điều
trị nội trú
36
24
Bảng 3.11. Số bệnh án và tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc trong
4 khoa
36
25
Bảng 3.12. Các cặp tương tác phát hiện được trong bệnh án
điều trị nội trú
37
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào và có thể phát sinh ở mọi cơ quan trong cơ
thể. Ung thư đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong
trên toàn thế giới, với khoảng 14 triệu ca mới mắc và khoảng 8,2 triệu bệnh nhân tử
vong vào năm 2012 [59]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, số bệnh nhân mắc
ung thư có xu hướng ngày càng gia tăng với khoảng 75.000 bệnh nhân tử vong do căn
bệnh này mỗi năm [56]. Hiện nay, bốn phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều
trị ung thư bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu và liệu pháp sinh học, trong đó, hoá
trị liệu là phương pháp được sử dụng phổ biến trong tất cả các thể bệnh ung thư [6].
Việc sử dụng hóa trị liệu luôn tiềm tàng nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại cho
bệnh nhân do bản thân thuốc điều trị ung thư gây ra hoặc do hậu quả của tương tác khi
phối hợp nhiều loại thuốc gây độc tế bào và thuốc điều trị hỗ trợ [42], [49]. Kết quả từ
một nghiên cứu cho thấy có khoảng 11% số bệnh nhân ung thư phải nhập viện liên
quan đến phản ứng có hại (ADR) và khoảng 2% liên quan đến tương tác thuốc (TTT)
[20]. Theo phân tích của một tổng quan về tần suất xuất hiện tương tác thuốc trong
điều trị ung thư, có khoảng một phần ba số bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú có khả
năng gặp tương tác [39]. Điều này cho thấy TTT thực sự là một vấn đề quan trọng cần
được kiểm soát để giảm thiểu tác dụng bất lợi trên bệnh nhân.
Các cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu TTT hiện nay rất phong phú, bao gồm cả cách
sách chuyên khảo lẫn phần mềm duyệt tương tác trực tuyến và ngoại tuyến. Chính sự
đa dạng của các nguồn thông tin và đặc biệt là sự bất đồng giữa các tài liệu này gây
nhiều khó khăn cho bác sỹ, dược sỹ trong việc lựa chọn nguồn thông tin phù hợp và
chính xác [10], [50]. Trong quá trình xây dựng danh sách TTT có ý nghĩa lâm sàng
(YNLS) của thuốc ung thư sử dụng qua đường uống, một nhóm nghiên cứu đã tiến
hành so sánh hai phần mềm là DF 2008 và MM, nhận thấy rằng các CSDL này bất
đồng về cả mức độ liệt kê, mức độ nặng và mức bằng chứng [53].
2
Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là viện chuyên khoa đầu ngành
trong việc khám, cấp cứu, điều trị các bệnh máu và cơ quan tạo máu, trong đó có cả
ung thư máu. Hoá trị liệu hiện là liệu pháp thường được sử dụng nhất cho các bệnh
nhân mắc bệnh lý ác tính cơ quan tạo máu [8].
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thông tin về
tƣơng tác của thuốc điều trị ung thƣ sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu
Trung ƣơng trong các cơ sở dữ liệu tra cứu thƣờng dùng”, với các mục tiêu:
1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác và nhận định TTT có
YNLS giữa các CSDL và trong từng CSDL dựa vào mức độ can thiệp y khoa
hoặc dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác.
2. Xây dựng danh mục TTT cần chú ý của các thuốc điều trị ung thư được sử dụng
tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và hướng dẫn xử trí các cặp
tương tác này trong thực hành lâm sàng.
3. Xác định tần suất xuất hiện tương tác trong bệnh án nội trú tại 4 khoa sử dụng
thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thông qua
danh mục TTT cần chú ý đã xây dựng.
Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi hy vọng đưa ra các đề xuất trong việc lựa
chọn CSDL tra cứu TTT của thuốc điều trị ung thư. Đồng thời, chúng tôi mong muốn
Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có thể thiết kế được bảng cảnh báo tương
tác cần chú ý dành cho các khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư, góp phần giảm thiểu
hậu quả của TTT bất lợi cho bệnh nhân trong thực hành lâm sàng.
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và phân loại tƣơng tác thuốc
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc
Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng của một thuốc khi sử dụng cùng thuốc
khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc các tác nhân hóa học trong môi trường [3], [17],
[28]. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc – thuốc.
Tương tác thuốc – thuốc là hiện tượng xảy ra khi nhiều thuốc được sử dụng
đồng thời, làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của một trong những thuốc đó [2], [5].
Ví dụ, phối hợp liều cao methotrexat với các thuốc chống viêm không có cấu trúc
steroid (NSAIDs) làm tăng độc tính của methotrexat (suy tủy, suy thận, độc tính trên
đường tiêu hóa), có thể gây đe dọa tính mạng [17], [57], [58]. Mặc dù đa số tương tác
thuốc dẫn đến tác dụng bất lợi nhưng cũng có những tương tác mang lại lợi ích điều trị
như dùng ciclosporin để tăng sinh khả dụng đường uống của paclitaxel [12].
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc
Tương tác thuốc được phân thành hai nhóm: tương tác dược động học và tương
tác dược lực học [2], [3].
1.1.2.1
. Tương tác dược động học
Tương tác dược động học là những tương tác tác động lên quá trình hấp thu,
phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc trong cơ thể. Tương tác dược động học có
thể xảy ra do thay đổi hấp thu tại vị trí đưa thuốc, thay đổi phân bố của thuốc trong cơ
thể, thay đổi chuyển hóa thuốc tại gan hoặc thay đổi bài xuất thuốc qua thận. Tương tác
dược động học dẫn đến sự thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, từ đó, thay
đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính. Đây là loại tương tác khó đoán trước, không liên
quan đến cơ chế tác dụng của thuốc.
4
1.1.2.2.
Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học có thể xảy ra do cạnh tranh vị trí tác dụng trên một thụ
thể, tác dụng trên cùng một hệ thống sinh lý hoặc do cộng độc tính của các thuốc.
Tương tác loại này gặp khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ
tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Đây là loại tương tác đặc hiệu, các thuốc có
cùng cơ chế sẽ có cùng một kiểu tương tác dược lực học.
1.1.3. Dịch tễ về tương tác thuốc
Tần xuất xuất hiện TTT được báo cáo trong các nghiên cứu rất khác nhau, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng nghiên cứu (bệnh nhân nội trú hay ngoại trú),
loại tương tác được ghi nhận (tất cả tương tác hay chỉ ghi nhận tương tác gây ra ADR),
phương pháp nghiên cứu (tiến cứu hay hồi cứu) và đặc điểm nhân khẩu học [44].
Một nghiên cứu tại Thụy Điển năm 2008 cho thấy tỷ lệ xuất hiện tương tác ở
mức độ trung bình và nặng khi bệnh nhân nhập viện, trong thời gian nằm viện và khi
xuất viện lần lượt là 30%, 56% và 31% [52]. Trong một nghiên cứu khác trên 807 bệnh
nhân cao tuổi ở Hà Lan, 300 bệnh nhân (44,5%) được phát hiện có tương tác thuốc
tiềm tàng, trong đó 172 bệnh nhân (25,5%) có tương tác thuốc tiềm tàng dẫn đến phản
ứng bất lợi hoặc giảm hiệu quả điều trị [48].
Nghiên cứu hồi cứu được Riechelman và cộng sự thực hiện năm 2005 trên 100
bệnh nhân ung thư điều trị nội trú cho thấy 63% bệnh nhân gặp ít nhất một tương tác
thuốc tiềm tàng (trong đó, 18,3% tương tác ở mức độ nhẹ, 56,7% tương tác ở mức độ
trung bình và 25,0% tương tác ở mức độ nặng) [40]. Với bệnh nhân ung thư điều trị
ngoại trú, một nghiên cứu tiến cứu trên 546 bệnh nhân phát hiện được 157 bệnh nhân
(28,8%) có tương tác thuốc. Trong đó, 246 tương tác thuốc được phát hiện, chủ yếu ở
mức độ nhẹ và trung bình [16].
5
1.1.4. Tầm quan trọng của tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm giảm hoặc bất hoạt tác dụng điều trị của thuốc, tăng
độc tính và gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả và tuân thủ điều trị của bệnh nhân [15],
[39]. Một nghiên cứu trên 18.820 bệnh nhân tại Anh cho thấy tương tác thuốc là
nguyên nhân của 16,6% các ADR cần nhập viện [38]. Tương tác thuốc là nguyên nhân
làm tăng chi phí và kéo dài thời gian điều trị của bệnh nhân. Một nghiên cứu đã chỉ ra
rằng những bệnh nhân gặp tương tác thuốc có thời gian nằm viện (OR = 2,98; khoảng
tin cậy 95%: 1,98 – 4,51; p < 0,001) và chi phí điều trị (OR = 1,79; khoảng tin cậy
95%: 1,19 - 2,68, p < 0,005) cao hơn những bệnh nhân không gặp tương tác thuốc [34].
Ngoài ra, các hãng sản xuất dược phẩm phải tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực tài
chính, nếu một loại thuốc bị rút khỏi thị trường liên quan đến tương tác thuốc [44].
Đáng chú ý, năm trong số mười loại thuốc phải rút khỏi thị trường Hoa Kỳ từ năm
1998 đến năm 2003 có liên quan đến tương tác thuốc quan trọng [25].
Ảnh hưởng của TTT dẫn đến những thái độ xử trí khác nhau của người thầy
thuốc. Một bộ phận trở nên quá cảnh giác với các tương tác thuốc, làm hạn chế việc sử
dụng các thuốc dù có khả năng tương tác cao, nhưng nếu có biện pháp theo dõi phù
hợp và thận trọng trong sử dụng sẽ đem lại hiệu quả lớn cho bệnh nhân. Quan điểm
này càng bị cường điệu hóa bởi rất nhiều cảnh báo về tương tác thuốc trong các CSDL.
Một số CSDL không phân biệt rõ ràng cặp tương tác nào đã được nghiên cứu đầy đủ
và có các bằng chứng trong y văn với các cặp tương tác mới chỉ xuất hiện trên một vài
bệnh nhân đơn lẻ [28]. Ngược lại, nhiều bác sĩ lại không cân nhắc đến tương tác thuốc
do họ hiếm khi gặp phải tương tác trên lâm sàng. Điều này dẫn đến nguy cơ gây hại
cho bệnh nhân trong điều trị [28]. Thực chất, khi xảy ra tương tác, phần lớn thuốc vẫn
có thể phối hợp với nhau nhưng cần có biện pháp quản lý tương tác, chỉ một số lượng
nhỏ tương tác phải tránh hoàn toàn [57].
6
1.1.5. Yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc
Nguy cơ tương tác thuốc phụ thuộc vào bệnh nhân và thuốc sử dụng [44].
Về các yếu tố liên quan đến bệnh nhân, đặc điểm của bệnh nhân (giới tính, tuổi),
tình trạng sinh lý (béo phì, suy dinh dưỡng), tình trạng bệnh lý (bệnh tim mạch, đái
tháo đường, động kinh, bệnh gan…) có ảnh hưởng đến nguy cơ TTT [44]. Yếu tố di
truyền quyết định tốc độ chuyển hóa enzym, do đó, cũng liên quan tới TTT. Những
bệnh nhân mang gen “chuyển hóa chậm” có tỷ lệ gặp phải tương tác thuốc thấp hơn so
với những người mang gen “chuyển hóa nhanh” [44]. Người cao tuổi là đối tượng có
nguy cơ cao xảy ra tương tác [13], [18]. Nghiên cứu tại Bệnh viện đại học Basel (Thụy
Điển) cho thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân dưới 65 tuổi gặp ít nhất một TTT là 35,6%, trong
khi đó, đối với những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ tăng lên 49,0% [18].
Về các yếu tố liên quan đến thuốc, số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng, số bác sĩ
kê đơn, liều dùng và đặc tính của từng loại thuốc đều ảnh hưởng lên nguy cơ TTT [44].
Những thuốc có khoảng điều trị hẹp, đường cong đáp ứng với thuốc dốc hoặc tác dụng
dược lý mạnh là những thuốc có liên quan đến nguy cơ tương tác cao nhất. Những
thuốc này bao gồm kháng sinh aminoglycosid, cyclosporin, digoxin, những thuốc điều
trị HIV, thuốc chống đông, thuốc điều trị loạn nhịp tim (quinidin, lidocain,
procainamid), những thuốc điều trị động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic)
và thuốc điều trị đái tháo đường (insulin, dẫn chất sulfonylure đường uống) [44]. Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ TTT tăng theo số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng [22],
[31], [57]. Một nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ xuất hiện TTT khi bệnh nhân dùng
phối hợp 3 - 5 thuốc là 29% và lên đến 69% với những bệnh nhân sử dụng đồng thời 6
- 10 thuốc [22].
1.2.
Kiểm soát tƣơng tác thuốc trong thực hành lâm sàng.
1.2.1. Phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ
Phần mềm hỗ trợ kê đơn để giảm thiểu sai sót trong điều trị được ra đời từ
những năm 1970 và là một nhân tố chung trong chính sách an toàn dược phẩm [11].
7
Phần mềm hỗ trợ kê đơn có thể giúp kiểm tra dị ứng thuốc, hướng dẫn liều cơ bản, hỗ
trợ lựa chọn thuốc, kiểm tra thuốc trùng lặp và rà soát tương tác thuốc [11], [32].
Hiện nay, một số phần mềm có thể cung cấp các thông tin cụ thể về TTT như
thời gian khởi phát, mức độ nghiêm trọng, mức độ bằng chứng, tác dụng dược lý, cơ
chế tương tác và các biện pháp giám sát [53]. Những phần mềm như vậy đã giúp giảm
thiểu sai sót trong sử dụng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tương tác
thuốc gặp trên bệnh nhân [29]. Để hỗ trợ tối ưu cho người thầy thuốc, các phần mềm
này cần đảm bảo có độ nhạy (để cảnh báo những tương tác có YNLS tiềm tàng) và độ
đặc hiệu tối ưu (để tránh quá tải nhưng cảnh báo không liên quan) [46]. Tuy nhiên, các
phần mềm này thường đưa ra quá nhiều cảnh báo, kể cả TTT không yêu cầu can thiệp
hay không có ý nghĩa lâm sàng khiến cho các bác sĩ, dược sĩ khó khăn trong việc phân
biệt những thông tin quan trọng hay những cảnh báo giả [21].
1.2.1.1.
Các cơ sở dữ liệu tương tác thuốc thường dùng
Một số CSDL tra cứu TTT thường được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam
bao gồm: Drug Interaction Facts, Drug interactions - Micromedex® Solutions, Hansten
and Horn’s Drug Interactions Analysis and Management, Stockley’s Drug Interactions,
phụ lục tra cứu TTT (phụ lục 1) trong Dược thư Quốc gia Anh và sách Tương tác thuốc
và chú ý khi chỉ định. Đặc điểm của các CSDL này được liệt kê trong bảng 1.1:
Bảng 1.1. Các cơ sở dữ liệu tương tác thuốc thường dùng
STT
Tên cơ sở dữ liệu
Loại CSDL
Ngôn ngữ
Nhà xuất bản/
Quốc gia
1
Drug Interaction Facts
Sách/ phần mềm
tra cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Wolters Kluwer
Health ®/ Mỹ
2
Hansten and Horn’s
Drug Interactions
Analysis and
Management
Sách
Tiếng Anh
Wolters Kluwer
Health ®/ Mỹ
8
STT
Tên cơ sở dữ liệu
Loại CSDL
Ngôn ngữ
Nhà xuất bản/
Quốc gia
3
Drug interactions -
Micromedex® Solutions
Phần mềm
tra cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Truven Health
Analytics/ Mỹ
4
Phụ lục 1 – Dược thư
Quốc gia Anh
Sách
Tiếng Anh
Hiệp hội Y khoa
Anh và Hiệp hội
Dược sĩ Hoàng gia
Anh/ Anh
5
Stockley’s Drug
Interactions và
Stockley’s Interaction
Alerts
Sách/ phần mềm
tra cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Pharmaceutical
Press/ Anh
6
Tương tác thuốc và chú
ý khi chỉ định
Sách
Tiếng Việt
NXB Y học/ Việt
Nam
Drug Interaction Facts (DF) [17]
Đây là một CSDL tra cứu tương tác thuốc uy tín của tác giả David S. Tatro do
Wolters Kluwer Health® phát hành. Cuốn sách này bao gồm trên 2.000 chuyên luận
với thông tin tương tác cho hơn 20.000 thuốc, cung cấp thông tin về tương tác thuốc –
thuốc, thuốc – dược liệu, thuốc – thức ăn. Mỗi chuyên luận bao gồm: tên thuốc (tên
chung và tên thương mại), nhóm thuốc tương tác, thời gian tiềm tàng, mức độ nặng của
tương tác, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, hậu quả, cơ chế, biện pháp xử trí, bàn
luận và tài liệu tham khảo. Mức độ ý nghĩa của tương tác được đánh giá dựa trên mức
độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác. Cụ thể cách phân loại tương tác này
của DF được trình bày trong bảng 1.2.
9
Bảng 1.2: Bảng phân loại mức độ của tương tác trong DF
Mức độ ý nghĩa
Mức độ nặng của
tƣơng tác
Mức độ y văn ghi nhận về tƣơng tác
1
Nặng
Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
2
Trung bình
Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
3
Nhẹ
Đã được chứng minh/ có khả năng/ nghi ngờ
4
Nặng/ trung bình
Có thể
5
Nhẹ
Có thể
Bất kỳ
Không chắc chắn
Hansten and Horn’s drug interaction analysis and management 2013 (HH) [24]
Đây là một ấn phẩm khác do Wolters Kluwer Health® phát hành của hai tác giả
Philip D. Hansten và John R. Horn. Tài liệu này chú trọng vào việc quản lý tương tác
thuốc để cải thiện kết quả trên bệnh nhân. Mỗi chuyên luận của HH cung cấp thông tin
về tên thuốc tương tác, hậu quả, cơ chế, tóm tắt dữ liệu về tương tác trong y văn và đặc
biệt là các yếu tố nguy cơ, biện pháp xử trí tương tác và tài liệu tham khảo. Mức độ của
tương tác được đánh giá dựa trên mức độ can thiệp của tương tác trên lâm sàng. Năm
mức độ của tương tác trong CSDL này được trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Bảng phân loại mức độ của tương tác trong HH
Mức độ
Mức độ can thiệp
Ý nghĩa
1
Tránh phối hợp
Nguy cơ luôn luôn vượt trội lợi ích.
2
Thường tránh phối hợp
Thường chỉ phối hợp trong một số trường hợp
đặc biệt.
3
Giảm thiểu rủi ro
Cần tiến hành can thiệp để giảm thiểu nguy cơ
cho bệnh nhân.
4
Không cần can thiệp
Nguy cơ xuất hiện tác dụng bất lợi nhỏ.
5
Không tương tác
Dữ liệu hiện có cho thấy không xảy ra tương tác.
10
Drug interactions - Micromedex® Solutions (MM) [58]
Drug interactions - Micromedex® Solutions là một phần mềm tra cứu tương tác
thuốc trực tuyến cung cấp bởi Truven Health Analytics và là một công cụ tra cứu được
dùng phổ biến tại Hoa Kỳ. Hiện nay, phần mềm này cung cấp thông tin về tất cả các
dạng tương tác: tương tác thuốc - thuốc, thuốc - thực phẩm chức năng, thuốc - thức ăn,
thuốc - ethanol, thuốc - thuốc lá, thuốc - bệnh lý, thuốc - thời kỳ mang thai, thuốc - thời
kỳ cho con bú, thuốc - xét nghiệm và thuốc - phản ứng dị ứng. Mỗi kết quả tra cứu về
một tương tác thuốc bao gồm các phần sau: tên thuốc (hoặc nhóm thuốc) tương tác,
mức độ nặng của tương tác, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, cảnh báo (hậu quả
của tương tác), biện pháp xử trí, thời gian tiềm tàng, cơ chế, mô tả tương tác trong y
văn và tài liệu tham khảo. Không giống như DF, phần mềm này không có tiêu chí đánh
giá mức độ ý nghĩa chung của tương tác dựa trên mức độ nặng của tương tác và mức độ
y văn ghi nhận về tương tác. Ý nghĩa của các mức độ này được trình bày cụ thể trong
bảng 1.4, 1.5.
Bảng 1.4. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong MM
Mức độ nặng của
tƣơng tác
Ý nghĩa
Chống chỉ định
Chống chỉ định các thuốc dùng đồng thời.
Nặng
Tương tác gây hậu quả đe dọa tính mạng và/ hoặc cần can
thiệp y khoa để hạn chế tối thiểu phản ứng có hại nghiêm
trọng xảy ra.
Trung bình
Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng thêm tình trạng của
bệnh nhân và/ hoặc cần thay đổi thuốc điều trị.
Nhẹ
Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Tương tác có thể làm
tăng tần suất hoặc mức độ nặng của phản ứng có hại nhưng
thường không cần thay đổi thuốc điều trị.
Không rõ
Không rõ.
11
Bảng 1.5. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong MM
Mức độ y văn
ghi nhận về tƣơng tác
Ý nghĩa
Rất tốt
Các nghiên cứu có kiểm soát tốt đã chứng minh rõ ràng sự tồn
tại của tương tác.
Tốt
Các tài liệu tin cậy cho thấy có tồn tại tương tác nhưng vẫn
còn thiếu các nghiên cứu có kiểm soát tốt.
Khá
Dữ liệu hiện có nghèo nàn, nhưng dựa vào đặc tính dược lý,
các chuyên gia lâm sàng nghi ngờ tương tác có tồn tại hoặc có
bằng chứng tốt về dược lý đối với một loại thuốc tương tự.
Không rõ
Không rõ
Stockley’s Drug Interactions và Stockley’s Interaction Alerts (SDI) [57]
Stockley’s Interactions là nguồn tài liệu toàn diện về tương tác thuốc và có trích
dẫn các nguồn tài liệu có bản quyền trên toàn thế giới. Tương tác trong CSDL này bao
gồm tương tác của các loại thuốc điều trị, dược liệu, thực phẩm, đồ uống, thuốc trừ sâu
và một số thuốc bị lạm dụng. Stockley’s Interaction Alerts được xây dựng từ bản
Stockley’s Drug Interactions giúp các chuyên gia y tế để kiểm tra nhanh các tương tác
trong thực hành lâm sàng. Stockley’s Interaction Alerts phân loại tương tác thành bốn
mức độ. Ý nghĩa của các mức độ được trình bày trong bảng 1.9. Mỗi kết quả tra cứu về
một tương tác thuốc trong Stockley’s Interaction Alerts bao gồm các phần sau: tên
thuốc (nhóm thuốc) tương tác, mức độ ý nghĩa của tương tác, hậu quả của tương tác,
biện pháp kiểm soát tương tác và mô tả ngắn gọn về tương tác qua ba tiêu chí: mức độ
can thiệp, mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác. Ý nghĩa của các mức
độ này được trình bày cụ thể trong bảng 1.6, 1.7 và 1.8. Tuy nhiên, không giống như
DF, không có tiêu chí đánh giá mức độ chung của tương tác dựa trên mức độ nặng,
mức độ can thiệp và mức độ y văn ghi nhận về tương tác.
12
Bảng 1.6. Bảng phân loại mức độ nặng của tương tác trong SDI
Mức độ nặng của
tƣơng tác
Ý nghĩa
Nặng
Mất hoàn toàn khả năng hoạt động của bệnh nhân hoặc gây ra
ảnh hưởng bất lợi lâu dài hoặc đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Trung bình
Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ trung
bình hoặc giảm một phần khả năng hoạt động của bệnh nhân.
Những tương tác này không gây đe dọa tính mạng hoặc gây ảnh
hưởng lâu dài.
Nhẹ
Tương tác có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức độ nhẹ và
không quá đáng lo ngại hoặc không làm giảm khả năng hoạt
động ở đa số bệnh nhân
Không có khả năng
Tương tác không chắc chắn ảnh hưởng đến bệnh nhân hoặc đôi
khi không có tương tác.
Không rõ
Chỉ được sử dụng như phương án cuối cùng. Áp dụng cho
những tương tác được dự đoán có khả năng xảy ra nhưng không
có đủ bằng chứng.
Bảng 1.7. Bảng phân loại mức độ y văn ghi nhận về tương tác trong SDI
Mức độ y văn
ghi nhận về tƣơng tác
Ý nghĩa
Mở rộng
Tương tác được ghi nhận dựa trên nhiều nghiên cứu quy mô
vừa và nhỏ hoặc một số nghiên cứu lớn, thường có các báo
cáo ca lâm sàng hỗ trợ.
Nghiên cứu
Tương tác được ghi nhận dựa trên các nghiên cứu chính
thống, có thể là một nghiên cứu có quy mô vừa và nhỏ, hoặc
một số nghiên cứu nhỏ. Có thể có hoặc không báo cáo ca lâm
sàng hỗ trợ.
Ca lâm sàng
Tương tác được ghi nhận dựa trên một hoặc một số ít báo cáo
ca lâm sàng. Không có thử nghiệm lâm sàng nào được thực
hiện.
Lý thuyết
Tương tác được ghi nhận dựa trên lý thuyết hoặc thiếu thông
tin về tương tác. Thông tin này bắt nguồn từ các nghiên cứu
in vitro liên quan đến thuốc đang được thử nghiệm hoặc dựa
các thuốc khác trong nhóm có cùng cơ chế tác dụng.
13
Bảng 1.8. Bảng phân loại mức độ can thiệp của tương tác trong SDI
Mức độ can thiệp
Ý nghĩa
Tránh dùng
Tốt nhất tránh phối hợp thuốc, đa số các tương tác này là
tương tác chống chỉ định.
Hiệu chỉnh
Có thể thay đổi một trong các thuốc hoặc hiệu chỉnh liều khi
bắt đầu dùng phối hợp để có thể kết hợp hai thuốc.
Giám sát
Tương tác có thể không cần can thiệp nhưng bệnh nhân cần
theo dõi để đánh giá hậu quả. Hoặc tương tác cần giám sát
chỉ số xét nghiệm sinh hóa hoặc hiệu quả điều trị để đưa ra
biện pháp can thiệp dựa trên kết quả theo dõi.
Thông tin
Việc theo dõi chặt chẽ hoặc giám sát có thể không được cảnh
báo do khả năng xảy ra tương tác thấp, nhưng cần cung cấp
thông tin thêm trong trường hợp có vấn đề.
Không can thiệp
Không cần thiết có biện pháp can thiệp hoặc không xảy ra
tương tác khi phối hợp thuốc .
Bảng 1.9. Bảng phân loại mức độ chung trong SDI
Ký hiệu
Ý nghĩa
Tương tác đe dọa tính mạng hoặc bị chống chỉ định bởi nhà sản xuất.
Tương tác gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên bệnh nhân và cần thiết
phải hiệu chỉnh liều hoặc theo dõi chặt chẽ.
Hậu quả của tương tác gây ra trên bệnh nhân chưa được khẳng định, vì thế
nên chỉ dẫn cho bệnh nhân về một số phản ứng có hại có thể xảy ra, và/
hoặc cân nhắc các biện pháp theo dõi.
Tương tác không có ý nghĩa trên lâm sàng hoặc không chắc chắn về khả
năng xảy ra tương tác.
14
Tƣơng tác thuốc và chú ý khi chỉ định [3]
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định là tài liệu tra cứu chuyên khảo về tương tác thuốc
bằng tiếng Việt. Đây là cuốn sách giúp bác sĩ thực hành kê đơn tốt, dược sĩ thực hành
dược tốt và điều dưỡng thực hành dùng thuốc đúng cách, theo dõi phát hiện biểu hiện bất
thường của bệnh nhân khi dùng thuốc. Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định là cuốn
sách để tra cứu nhanh, thuận lợi trong thực hành, mỗi tương tác thuốc được trình bày hai
lần, mỗi lần ở một họ tương tác với nhau. Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định chỉ đề
cập đến tương tác thuốc - thuốc. Mức độ chú ý khi sử dụng và mức độ tương tác thuốc
được xếp theo 4 mức độ trong bảng 1.10.
Bảng 1.10. Bảng phân loại mức độ chú ý khi sử dụng và mức độ tương tác thuốc
Mức độ
Chú ý khi chỉ định
Tƣơng tác thuốc
1
Cần theo dõi
Tương tác cần theo dõi
2
Thận trọng
Tương tác cần thận trọng
3
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích
4
Chống chỉ định
Phối hợp nguy hiểm
1.2.1.2.
Sự chênh lệch giữa các CSDL dùng trong tra cứu tương tác thuốc
Mặc dù các tài liệu tham khảo hữu ích trong việc xác định TTT, nhưng nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các CSDL này có sự bất đồng về thông tin tương tác thuốc,
đặc biệt đối với các thông tin như mức độ nghiêm trọng và mức độ bằng chứng [50],
[53].
Trong một nghiên cứu so sánh 4 CSDL là Vidal (Pháp), Dược thư Quốc gia
Anh, DF và MM (Hoa Kỳ), các tác giả đã nhận thấy rằng có khoảng 14% - 44% các
cặp tương tác thuốc được đánh giá là có ý nghĩa lâm sàng trong 1 CSDL lại không
được liệt kê trong các CSDL khác [50].
Ngay cả các CSDL của cùng một quốc gia cũng có nhiều sự khác biệt [10], [19].
Khi so sánh về 4 CSDL tương tác thuốc được sử dụng tại Hoa Kỳ: DF, HH, MM và
15
Evaluations of Drug Interactions, nghiên cứu của Abaraca và cộng sự đã chỉ ra rằng
trong 406 TTT nặng được liệt kê trong các CSDL thì phần lớn các TTT chỉ được liệt kê
trong 1 CSDL (291 TTT, 71,1%) , chỉ có 9 (2,2%) TTT được xác định là có YNLS
trong cả 4 CSDL [10].
Trong một nghiên cứu khác khi so sánh 3 phần mềm tra cứu miễn phí thông tin
thuốc, bao gồm cả thông tin về TTT (Dược thư quốc gia Anh, Electronic Medicines
Compendia và DailyMed), cho thấy chỉ có 15,2% TTT được liệt kê ở cả ba CSDL và
có 11,9% TTT được cả ba xếp loại có YNLS [36]. Nghiên cứu của Wong và cộng sự
so sánh hai phần mềm thu phí là MM và DF cho thấy rằng chỉ có 31% TTT được liệt
kê trong cả 2 CSDL, có tới 46,7% TTT chỉ được liệt kê trong MM và 15,2% TTT chỉ
được liệt kê trong MM [53].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân và cộng sự cho thấy rằng có sự
khác biệt giữa 6 CSDL nước ngoài (Phụ lục 1 – Dược thư Quốc gia Anh, Thesaurus
des interactions médicamenteuses, DF, HH, MM, SDI pocket companion 2010) về cả
hai tiêu chí liệt kê và nhận định TTT có YNLS. Trong đó, 102 (20,7%) cặp tương tác
được liệt kê trong cả 6 CSDL và chỉ có 24 cặp tương tác (23,5%) được cả 6 CSDL
đánh giá là có YNLS [9]. Một nghiên cứu khác của Phí Xuân Anh và cộng sự đánh giá
khả năng cung cấp thông tin liên quan đến TTT của 6 CSDL tiếng Việt và 3 CSDL
tiếng Anh. Kết quả cho thấy rằng các CSDL khác nhau về khả năng cung cấp và phát
hiện đúng TTT có YNLS, các CSDL tiếng anh có khả năng cung cấp thông tin về TTT
tốt hơn CSDL tiếng Việt [1].
1.2.2. Bảng cảnh cáo về những tương tác nghiêm trọng
Các phần mềm tra cứu thường liệt kê rất nhiều cặp tương tác thuốc trong khi
trong đó, nhiều cặp tương tác không có ý nghĩa trên lâm sàng, khiến các bác sĩ thường
bỏ qua những cảnh báo về tương tác thuốc của các CSDL này. Xuất phát từ thực tế
này, hiện nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu xây dựng bảng cảnh báo về những
tương tác thuốc nghiêm trọng. Mục tiêu của những nghiên cứu này là nhằm xác định