LVTN-8716_Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Mice tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA DU LỊCH
————————

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Trình độ đào tạo : Đại học
Hệ đào tạo
: Chính quy
Ngành
: Quản trị kinh doanh
Chuyên ngành
: Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
Khóa học
: 2016 – 2020
GVHD
: Th.S Nguyễn Thị Như Tuyết
Sinh viên
: Trần Thị Anh Thư
MSSV
: 16031073
Lớp
: DH16DL1

Bà Rịa- Vũng Tàu, tháng 5 năm 2020
i
LỜI CẢM ƠN

Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp
hay gián tiếp. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất từ đáy lòng đến Ban giám hiệu, Quý thầy cô nhà trường đã luôn hỗ trợ, dùng
những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý
báu trong suốt gần 4 năm học tập tại trường. Trong khoảng thời gian này, cá nhân tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và chỉ dạy từ các thầy cô và tạo dựng riêng cho
mình hành trang vững chãi để có thể bản lĩnh và đủ tự tin hơn đối mặt với cuộc sống,
môi trường làm việc thực tế.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến giảng viên – cô: Nguyễn Thị Như
Tuyết, về sự hướng dẫn tận tình của cô trong suốt thời gian tôi làm khóa luận tốt
nghiệp – Bài báo cáo cuối cùng của mỗi sinh viên trước khi rời khỏi ghế nhà trường,
cô đã đưa ra những nhận xét, góp ý, chỉ bảo cùng những lời khuyên vô cùng quý giá
cho tôi qua từng buổi họp, từng buổi nói chuyện, giải đáp mọi thắc mắc trong suốt quá
trình khảo sát và hình thành ý tưởng. Không thể phủ nhận rằng, chính những kiến thức
quý báu mà cô đã truyền đạt mỗi ngày trên giảng đường chính là nguồn tư liệu quý báu
để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, đề tài
này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao hiểu biết của mình,
phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Anh Thư

ii
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………………………………vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
……………………………………………………………………. vii
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………….
1
Chương 1: CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MICE ………………………………….
4
1.1. Khái niệm về du lịch MICE
…………………………………………………………………………..
4
1.1.1. Meeting ……………………………………………………………………………………………………
5
1.1.2. Incentive ………………………………………………………………………………………………….
5
1.1.3. Convention……………………………………………………………………………………………….
6
1.1.4. Event/ Exhibition
………………………………………………………………………………………
6
1.2. Đặc điểm của thị trường MICE ……………………………………………………………………..
8
1.3. Vai trò của thị trường du lịch MICE ………………………………………………………………
9
1.4. Các điều kiện để phát triển du lịch MICE ……………………………………………………..
10
1.4.1. Môi trường ổn định, an toàn, thân thiện ……………………………………………………..
10
1.4.2. Vị trí địa lý thuận lợi, có khí hậu, thời tiết ôn hòa, dễ chịu
……………………………
10
1.4.3. Dễ tiếp cận bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển
……………………..
10
1.4.4. Yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội …………………………………….
11
1.4.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp để tổ chức du lịch MICE …………………
11
1.4.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng phong phú
………………………………..
11
1.4.7. Yêu cầu cao về cảnh quan môi trường ……………………………………………………….
12
1.4.8. Dịch vụ tham quan du lịch đa dạng ……………………………………………………………
12
1.4.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE có trình độ cao ……………………………..
12
Tiểu kết Chương 1 ………………………………………………………………………………………….
13
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU ……………………………………………………………………………………………………
14
2.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
……………………………………………….
14
2.1.1. Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
………………………….
14
2.1.2. Số lượng các cơ sở lưu trú
………………………………………………………………………..
16
2.1.3. Các đơn vị lữ hành và hướng dẫn viên du lịch
…………………………………………….
17
2.1.4. Các dự án du lịch …………………………………………………………………………………….
18
iii
2.2. Đặc điểm khách du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
……………………………
198
2.3. Các điều kiện phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ………………….
19
2.3.1. Vị trí địa lý
……………………………………………………………………………………………..
19
2.3.2. Khí hậu ………………………………………………………………………………………………….
20
2.3.3. Tình hình chính trị – xã hội ………………………………………………………………………
20
2.3.4. Tài nguyên du lịch: ………………………………………………………………………………….
21
2.3.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
……………………………………………………………………
21
2.3.4.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo ………………………………………………………………..
21
2.3.4.1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng
…………………………………………………………….
21
2.3.4.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái ………………………………………………………………..
22
2.3.4.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ……………………………………………………………………
23
2.3.4.2.1. Các di tích Lịch sử – Văn hóa
………………………………………………………………
23
2.3.4.2.2. Sự đặc sắc của các lễ hội …………………………………………………………………….
24
2.3.4.2.3. Các làng nghề truyền thống
…………………………………………………………………
24
2.3.5. Độc đáo nền ẩm thực ……………………………………………………………………………….
25
2.3.6. Giao thông, vận chuyển
……………………………………………………………………………
26
2.3.7. Chính sách hỗ trợ du lịch MICE của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
……………………….
26
2.4. Tình hình du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ………………………………………
26
2.5. Các hạn chế phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
…………………….
28
2.5.1. Các cơ sở lưu trú còn rất ít ……………………………………………………………………….
29
2.5.3. Đội ngũ tổ chức, quản lý, nhân viên phục vụ du khách MICE ………………………
34
2.5.4. Mức giá cả sản phẩm du lịch …………………………………………………………………….
35
2.5.5. Các hoạt động và môi trường du lịch …………………………………………………………
36
2.5.6. Các trung tâm mua sắm và khu vui chơi đạt chuẩn
………………………………………
37
Tiểu kết Chương 2 ………………………………………………………………………………………….
38
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
…………………………………………………………………..
39
3.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới, khu vực ……………………………….
39
3.1.1. Xu hướng phát triển MICE trên thế giới …………………………………………………….
39
3.2.2. Các phương hướng quy hoạch
…………………………………………………………………..
43
3.3. Phân tích SWOT về du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ……………………….
44
3.4. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
……
46
iv
3.4.1. Về phát triển nguồn nhân lực ……………………………………………………………………
47
3.4.2. Về các chính sách đầu tư, nâng cấp:
…………………………………………………………..
48
3.3.2.1. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch MICE ……………
48
3.4.2.2. Giải pháp đầu tư xây dựng các khách sạn – nhà hàng, phòng hội nghị, trung
tâm mua sắm và khu vui chơi cao cấp
…………………………………………………………………
49
3.4.3. Về xúc tiến, quảng bá ………………………………………………………………………………
49
3.4.4. Về chính sách bảo vệ sản phẩm và môi trường du lịch
…………………………………
50
3.4.4.1. Bảo vệ môi trường du lịch
……………………………………………………………………..
50
3.4.4.2. Bảo vệ môi trường cảnh quan, biển đảo
…………………………………………………..
52
3.4.4.3. Bảo tồn và phát triển các sản phẩm, tài nguyên du lịch ……………………………..
52
3.4.4.4. Công tác bảo vệ môi trường du lịch đối với các doanh nghiệp đang hoạt động
trong lĩnh vực du lịch
………………………………………………………………………………………..
52
3.4.4.5. Công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ quan quản lý
…………………………..
53
3.4.5. Về chính sách giá cả sản phẩm
………………………………………………………………….
53
3.4.6. Về việc xây dựng các sản phẩm du lịch ……………………………………………………..
54
3.4.6.1. Tăng cường củng cố và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch đã có nhằm
bổ trợ cho hoạt động du lịch MICE
…………………………………………………………………….
54
3.4.6.2. Xây dựng các sản phẩm mới và mang tính đặc thù của du lịch Thành phố
nhằm phục vụ khách du lịch MICE
…………………………………………………………………….
55
3.4.7. Về cơ chế chính sách ……………………………………………………………………………….
55
3.5. Kiến nghị ………………………………………………………………………………………………….
56
Tiểu kết Chương 3 ………………………………………………………………………………………….
57
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………………….
59

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MICE

Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions
Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện
BR-VT
Bà Rịa – Vũng Tàu

vi
DANH MỤC BIỀU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Thống kê khối khách sạn 4 – 5 sao tại các thành phố du lịch lớn …………
29
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng khách sạn 4 – 5 sao trên tổng khách …………………………………….
30

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thống kê lượt khách đến và doanh thu du lịch tỉnh BR – VT 2017-2019 …
15
Bảng 2.2. Số lượng khách sạn từ 1-5 sao và cơ sở lưu trú khác ……………………………..
16
Bảng 2.3. Số doanh nghiệp lữ hành do Sở du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý …….
17
Bảng 2.4. Số lượng hướng dẫn viên du lịch qua các năm ………………………………………
17
Bảng 2.5. Bảng thống kê cơ sở lưu trú các Thành phố du lịch lân cận
…………………….
30
Bảng 2.6. Bảng thống kê các khách sạn, nhà hàng có khả năng ……………………………..
32
Bảng 3.1. Bảng phân tích SWOT về phát triển du lịch MICE tại tỉnh BR-VT……….45

1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện (Meeting Incentive
Conference Event) hay gọi tắt là MICE là thị trường được đánh giá tạo doanh thu lớn
cho ngành du lịch của một nước, nhờ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao.
Theo ước lượng của Viện nghiên cứu phát triển du lịch: “Khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam vì mục đích công việc tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình
quân là 20%. Một người đi du lịch đến bất cứ một quốc gia với loại hình MICE thì số
tiền họ chi trả cũng cao gấp 4 đến 8 lần so với các chuyến du lịch thông thường năm”.
Do đó, kinh doanh du lịch MICE là một đóng góp quan trọng vào ngân sách của quốc
gia.
Du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm
đặc biệt, vì nó không chỉ đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, mà còn tạo ra nhiều việc làm
và tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Ngoài ra, MICE còn kích thích sự phát
triển của hệ thống khách sạn, trung tâm hội nghị, nhà hàng và thương mại, làm nên
động lực thúc đẩy hệ thống cơ sở vật chất của khu vực và sự phát triển không ngừng
của xã hội.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR – VT) có đầy đủ các điều kiện phát triển dịch vụ, du
lịch MICE: Vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách đang ngày càng được đầu tư, đã góp phần
làm cho tỉnh trở thành “Ðiểm đến không thể bỏ lỡ”, thu hút du khách du lịch trong và
ngoài nước.
Chính vì nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng trong sự phát triển du lịch của địa
phương, người viết quyết định chọn đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du
lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm đưa ra những kiến nghị cũng như
nguyện vọng, đóng góp suy nghĩ của bản thân để du lịch MICE tại tỉnh BR – VT có
thể có những bước tiến vượt bậc.
2. Mục tiêu nghiên cứu và Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề ra các giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch
MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tiến hành giải quyết một số nhiệm
vụ sau đây:

Nghiên cứu tổng quan về du lịch MICE bao gồm hệ thống các cơ sở lý luận.

Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
3. Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý luận về du lịch MICE

Hoạt động du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm thực trạng và các
giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển du
lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Về không gian: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Về thời gian: Để đảm bảo tính chính xác cùng các số liệu thống kê mới nhất, tác giả
chỉ thu thập và sử dụng số liệu thống kê các kết quả đạt được cũng như hoạt động phát
triển du lịch trên địa bàn trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018 đến cuối tháng
12/2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể nghiên cứu đề tài này một cách bao quát tốt nhất, tác giả dựa trên cơ sở lý
luận về du lịch và du lịch MICE. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng kết hợp những phương pháp sau:

Phương pháp đánh giá: Vận dụng những kiến thức đã học trên giảng đường
liên quan đến du lịch cùng quan sát thực tế, đánh giá và đưa ra những giải pháp hiệu
quả hơn.

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Phương pháp này cho phép kế thừa,
tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như xuyên suốt
trong đề tài, bao gồm hai giai đoạn: thu thập tài liệu và xử lý tài liệu. Nguồn tài liệu sử
dụng trong đề tài có thể gồm các dạng: các văn bản báo cáo hoạt động, số liệu thống
kê từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trung ương và địa phương, một số đề tài
nghiên cứu khoa học, luận văn.
3

Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê,
phân tích các số liệu liên quan như số lượng khách, doanh thu từ hoạt động du lịch để
làm dẫn chứng thuyết phục cho các nhận định của tác giả.
6. Bố cục của bài báo cáo khóa luận
Để có thể trình bày đầy đủ và chi tiết những đánh giá cũng như việc đề xuất các giải
pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh BR-VT, tác giả chia bố cục phần nội
dung nghiên cứu đề tài thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1. Các cơ sở lý luận về du lịch MICE
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chương 3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.

4
Chương 1.
CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MICE

1.1. Khái niệm về du lịch MICE
Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội
và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau để
thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Nổi bật trong đó là loại hình du lịch
hội nghị, hội thảo (MICE). Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về
thuật ngữ này. Vì vậy việc nghiên cứu đưa ra khái niệm MICE là hết sức cần thiết.
MICE là tên ghép của bốn chữ cái đầu của các từ chuyên biệt: Meeting (hội nghị),
Incentive (khuyến thưởng), Convention (hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Đã có
nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về du lịch MICE. Sau
đây, người viết xin được viện dẫn một số khái niệm:
Theo tác giả Nguyễn Vũ Hà, công tác tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội: “Du lịch
MICE là một loại hình du lịch tổng hợp, chuyên kinh doanh các chương trình du lịch
kết hợp với việc tham gia hoạt động hội họp, hội nghị, triển lãm… nhằm mục đích ưu
đãi, khen thưởng cho du khách” [Trích trong “Tạp chí du lịch Việt Nam”, số 11, trang
50-51].
Theo TS. Phùng Đức Vinh – Trưởng khoa khoa Du lịch trường Đại học Bà Rịa –
Vũng Tàu : “Du lịch MICE là loại hình du lịch kinh doanh du lịch kết hợp với việc cá
nhân hay các tổ chức tham dự các hội nghị (Meetings), tham gia các chương trình
khuyến mãi, khen thưởng (Incentives), dự hội thảo (Conferences/Conventions) và tham
gia vào các cuộc triển lãm, các sự kiện (Exhibitions/Events) về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội.” [Trích trong “Tạp chí du lịch Việt Nam”, số 5, trang 49-50].
Theo Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế (ICCA), du lịch MICE có thể được hiểu
là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối
tượng khách du lịch có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham
gia vào các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng, các cuộc triển lãm quốc tế trong
nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
Từ những quan điểm của các tác giả nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất về
du lịch MICE như sau: Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp các hoạt động
gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện với hoạt động tham quan
5
du lịch, vui chơi, giải trí, tiêu dùng dịch vụ du lịch tại nơi đến của du khách; trong đó
các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện là các hoạt
động chính/chủ yếu.
MICE (Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện) được đánh giá là
loại hình du lịch mang lại giá trị doanh thu cao gấp nhiều lần du lịch thông thường.
Theo Hiệp hội các Cục phụ trách khách tham quan và hội nghị Châu Á (AACVB –
The Asian Association of Conventice and Visitor Bureans), thì MICE bao gồm các
loại hình sau:
1.1.1. Meeting
Là các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân, trong đó họ
cùng nhau thảo luận về một số vấn đề. Hội họp là những sự kiện mà các thành viên
tham dự cùng thảo luận một vấn đề quan tâm cần được chia sẻ có thể là lĩnh vực
thương mại hoặc phi thương mại. Các cuộc hội họp được chia làm hai loại:

Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau (Association meetings): Là hoạt động
gặp gỡ, giao lưu và trao đổi thông tin giữa những người có cùng mối quan tâm hoặc
cùng nghề nghiệp như nhà thiết kế sản phẩm, nhà cung ứng, các thành viên của các tổ
chức quốc tế. Association Meeting có quy mô khoảng 50 – 200 người tham dự, được
tổ chức trong 4 – 5 ngày.

Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Coporate meetings): Là
loại hình có quy mô nhỏ hơn Association Meeting, bao gồm:
+
Internal Meeting: Hoạt động hội thảo nhằm khen thưởng hoặc trao đổi thông
tin giữa những người trong cùng một tổ chức hoặc trong nội bộ công ty.
+
External Meeting: Hoạt động hội thảo nhằm trao đổi về việc hợp tác, đầu tư và
các phát minh mới giữa 2 hay nhiều công ty với nhau.
1.1.2. Incentive
Du lịch khuyến thưởng là loại hình kết hợp mang tính kinh doanh và thư giãn, được
sử dụng như là một phần thưởng cho những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc. Qua đó
động viên tinh thần, thúc đẩy sự gắn bó, đoàn kết giữa cá nhân với cá nhân, và giữa
các cá nhân với tổ chức.
Về bản chất, Incentive được xem như những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì
khác so với Meeting, Incentive thường được tổ chức:
6

Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những chiến
lược trong tương lai.

Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng
trong môi trường làm việc bên ngoài.

Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại
lý bán hàng vượt chỉ tiêu.

Nội dung của một chương trình Incentive tour thường là các hoạt động mang
tính tập thể.

Quy mô của một Incentive tour thường có khoảng 100 – 150 người tham dự.
Một số tour du lịch Incentive có thể kể đến như: du lịch học sinh, sinh viên theo lớp,
khoa, trường, chương trình tập huấn, tổ chức dã ngoại cho các cán bộ đoàn thể, tổ chức
xã hội…
1.1.3. Convention
Là hình thức du lịch kết hợp với các hoạt động hội nghị, hội thảo nhằm trao đổi
thông tin giữa các chuyên gia có trình độ ngang hàng với nhau. Loại hình du lịch
MICE này thường được tổ chức trước thềm các sự kiện lớn cấp quốc gia hay quốc tế
có quy mô người tham dự từ 300 đến 1500 người. Convention tour gồm 2 loại:

Bid to host a convention: Là hội nghị được nước chủ nhà đăng cai tổ chức, các
quốc gia khác gửi đại diện tham dự.

Convention organized by members: Là hội nghị được tổ chức luân phiên ở các
nước.
Hình thức hội họp này có quy mô lớn hơn so với meeting hay incentive. Các cuộc
hội họp này được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham
dự hơn (thường được gọi là các cuộc hội thảo).
1.1.4. Event/ Exhibition
Triển lãm được xem là một phần của ngành du lịch MICE vì chúng thu hút du
khách là những người tham gia và tham quan. Nó tạo ra một nhu cầu cao về dịch vụ du
lịch, về vấn đề ăn ở. Đây là một hình thức của MICE mà qua đó nó thu hút được sự
chú ý của khách nước ngoài. Vì vậy hình ảnh của đất nước và con người quốc gia đó
sẽ được biết đến nhiều hơn.
7
Nói cách khác, Exhibition tour là loại hình MICE kết hợp du lịch với hoạt động giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng/ thị trường mục tiêu, qua đó quảng bá rộng rãi
hơn đến toàn bộ công chúng. Exhibition tour gồm 2 loại:

Trade Show (triển lãm thương mại): Là triển lãm được tổ chức đặc biệt cho các
tổ chức kinh doanh nhằm buôn bán và thu lợi nhuận. Bên cạnh đó, các tổ chức kinh
doanh, nhân viên, khách hàng tương xứng cũng có cơ hội trao đổi với nhau về những
sản phẩm mới, đồng thời các tổ chức kinh doanh cũng tán thành ủng hộ một quỹ hỗ
trợ.

Consumer Show (triển lãm dành cho người tiêu dùng): Là một cuộc triển lãm
nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng sản phảm, hàng hoá cũng như lợi ích khi sử dụng
các sản phẩm, hàng hoá đó.
Event tour là hoạt động tổ chức các chương trình nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm
của nhiều đối tượng khác nhau, để quảng bá, xúc tiến hay tôn vinh một giá trị nào đó.
Quy mô và tầm cỡ của Event tour không có sự cố định. Những hoạt động tiêu biểu có
thể kể đến gồm: các chương trình liên hoan, hội thi, chương trình năm du lịch…
Loại hình tổ chức theo Event/ Exhibition bao gồm hai hình thức sau:

Coporate event/ exhibition là hình thức hội họp nhằm mục đích công nhận,
tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm.

Special event/ exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất
nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc
triển lãm.
Có thể khẳng định rằng, MICE là loại hình du lịch có tiềm năng lớn đối với các
quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi phát triển thành công loại
hình du lịch MICE, mỗi quốc gia không chỉ nhận được lợi ích cho ngành du lịch mà
còn cho cả ngành thương mại, tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước
nhà.
MICE là loại hình du lịch đã được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của
loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch thông thường.
Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch
đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định.
Hội họp, khen thưởng, hội nghị, hay triển lãm là những sự kiện luôn xảy ra và được
biết đến từ rất lâu, nó quy tụ lượng khách đông cũng như sự di chuyển của khách từ
8
nơi này sang nơi khác, do đó luôn tạo rất nhiều cơ hội cho các công ty kinh doanh du
lịch như: các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, dịch vụ ăn uống, mua sắm và vui chơi.
Có thể nhận thấy rằng, đã có rất nhiều quốc gia hiểu được lợi ích của MICE, từ đó
tận dụng hiệu quả, tối đa cơ hội, những điểm mạnh của mình và đã đạt được rất nhiều
thành tựu rực rỡ, đem đến nguồn doanh thu đáng ngưỡng mộ cho các quốc gia trên thế
giới, như: Thái Lan, Hồng Kông…
Thị trường du lịch MICE là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác
và là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt
Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có lợi thế
cạnh tranh trong việc thu hút khách MICE bởi nhiều có nhiều tiềm năng và lợi thế nổi
bật. Do đó, MICE Việt Nam đang dần dần phát huy năng lực và sẽ khẳng định vị thế
của mình trong tương lai.
1.2. Đặc điểm của thị trường MICE
Mục đích chính của việc tổ chức du lịch MICE chính là để các công ty, doanh
nghiệp có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, tìm kiếm các khách hàng, đối tác mục tiêu nhằm
phát triển thị trường và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Du lịch MICE là hình thức du lịch đẳng cấp với những đặc trưng nổi bật như:

Thời gian: MICE tour tùy theo yêu cầu của đơn vị tổ chức có thể diễn ra vào
bất cứ thời điểm nào trong năm.

Địa điểm tổ chức: Với tính chất đặc biệt cùng với những yêu cầu hoàn hảo từ
khách sạn lưu trú sang trọng, dịch vụ ăn uống tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp… địa
điểm tổ chức du lịch MICE thường được diễn ra ở các khách sạn, resort đẳng cấp từ 3
– 5 sao hoặc các trung tâm tổ chức hội nghị lớn.

Đối tượng tham dự: Đa phần là quan chức, những người có địa vị, có tiếng nói
trong một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. Họ cũng là người có thu nhập và khả năng chi
trả cao.

Dịch vụ sử dụng: Đây là loại hình du lịch cao cấp dành riêng cho khách hàng
thu nhập cao, do đó chất lượng các dịch vụ cung ứng trong tour du lịch MICE đòi hỏi
sự hoàn hảo tuyệt đối. Ngoài các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo trong tour,
chương trình du lịch MICE còn tập hợp rất nhiều các hoạt động khác nhau như nghỉ
dưỡng, vui chơi, giải trí… do đó đơn vị tổ chức phải biết cách thỏa mãn tối đa nhu cầu
sử dụng của khách tham dự.
9

Du lịch MICE không có tính mùa vụ rõ rệt, diễn ra quanh năm.
1.3. Vai trò của thị trường du lịch MICE

Đóng góp của du lịch MICE về kinh tế:
+
Hoạt động MICE góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho cộng đồng địa
phương.
+
Tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần nâng cao sản lượng và thu nhập
quốc dân.
+
Tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có và thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng
mới, hiện đại.

Tác động về chính trị:
+
MICE góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Từ đó, thu hút
bạn bè năm châu đến và tìm hiểu đất nước.
+
MICE đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại và quan hệ giữa quốc gia chủ
nhà với các nước trên thế giới.
+
Thông qua MICE, nước chủ nhà có thể gia tăng uy tín trên trường quốc tế, thúc
đẩy hợp tác. Từ đó góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên
thế giới. Việc tổ chức thành công những sự kiện lớn sẽ góp phần làm nổi bật vai trò, vị
thế của một nước, quốc gia trên trường quốc tế cũng như khu vực.

Đóng góp về văn hóa, xã hội, môi trường: Hoạt động MICE làm đa dạng các
hoạt động giáo dục, văn hoá, góp phần tôn vinh, nâng cao lòng tự hào dân tộc thông
qua việc tổ chức các sự kiện, lễ hội quan trọng và nổi bật mang tính truyền thống tại
quê hương mình.

Đóng góp đối với ngành Du lịch:
+
Trong số các loại hình du lịch, MICE là hoạt động ít bị tác động bởi tính mùa
vụ trong du lịch. Hơn thế nữa, MICE là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình
trạng mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Đặc biệt đối với các điểm du lịch có tính thời
vụ do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết.
+
Việc xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các sự kiện MICE vào thời gian thấp
mùa sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tại điểm đến luôn được điều hòa vào tất cả
các thời gian trong năm.

Kích thích, tác động đến các nhà đầu tư:
10
+
Để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, các quốc gia cẩn nhiều vốn
để xây dựng cơ sờ hạ tầng như hệ thống giao thòng, phương tiện vận chuyển, thông tin
liên lạc và cơ sở vật chất chuyên ngành cho du lịch như khách sạn. khu vui chơi giải
trí…
+
Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền
kinh tế, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch là cần thiết và phù hợp
cho cả hai bên. Đặc biệt là thu hút các chủ đầu tư và tạo sự hấp dẫn cho họ tập trung
khai thác ngành du lịch. Từ đó, làm tăng nguồn thu của quốc gia, thu nhập xã hội tăng
lên, tạo cho người dân cơ hội có việc làm và điều kiện để chi tiêu cho du lịch nhiều
hơn, hiệu quả hơn.
1.4. Các điều kiện để phát triển du lịch MICE
1.4.1. Môi trường ổn định, an toàn, thân thiện

Kinh doanh loại hình du lịch MICE cần phải có một môi trường ổn định về
chính trị cũng như sự ổn định về giá trị của đồng tiền. Đồng thời, môi trường đó phải
năng động, độc lập, đáng tin cậy và đa dạng về văn hoá.

Ngoài ra, cộng đồng dân cư phải có thái độ, cử chỉ, thân thiện và có khả năng
ngoại ngữ để giao tiếp. Bên cạnh đó, các cuộc họp, hội nghị và sự kiện cần được tổ
chức với yêu cầu an ninh, an toàn cao, đặc biệt là các cuộc họp của các nguyên thủ
quốc gia và các cuộc họp có tính quốc tế.
1.4.2. Vị trí địa lý thuận lợi, có khí hậu, thời tiết ôn hòa, dễ chịu
Địa điểm phát triển du lịch MICE thường ở vị trí cửa ngõ, trung tâm, từ đó có thể
lan tỏa ra các vùng khác trong quốc gia hoặc trong khu vực và trên thế giới. Những địa
điểm có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết quá khắc nghiệt cũng không phù hợp để
phát triển loại hình du lịch này.
1.4.3. Dễ tiếp cận bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển

Có sân bay quốc tế và nội địa hiện đại, có đủ khả năng đón các đoàn khách lớn,
thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan nhanh chóng, có nhiều hãng hàng không quốc tế
lớn hoạt động để từ đó bay trực tiếp hoặc nối chuyến đến các vùng trong quốc gia và
các khu vực trên khắp thế giới.

Việc tiếp cận điểm du lịch MICE bằng đường bộ, đường biển cũng là những
yêu cầu quan trọng trong việc thu hút khách MICE vì du khách có thể lựa chọn
11
phương tiện đi lại phù hợp với mình hoặc sử dụng phương tiện này để tham quan các
điểm du lịch lân cận.
1.4.4. Yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội

Các điểm phát triển du lịch MICE phải có cơ sở hạ tầng hiện đại như hệ thống
đường bộ thông thoáng, sạch sẽ, tránh hiện tượng kẹt xe, tắc đường và có hệ thống
điện, nước đầy đủ.

Các dịch vụ về bưu chính viễn thông như điện thoại, mạng internet, dịch vụ
ngân hàng, hàng không, bảo hiểm, nơi đậu xe… là rất cần thiết và không thể thiếu khi
tổ chức loại hình du lịch MICE bởi khác với khách du lịch thông thường, yêu cầu đối
với các dịch vụ này của khách du lịch MICE là rất cao.
1.4.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp để tổ chức du lịch MICE

Do yêu cầu thoả mãn các dịch vụ phục vụ cho hoạt động hội họp, hội thảo, tổ
chức các sự kiện nên yêu cầu quan trọng đầu tiên là nơi tiến hành du lịch MICE phải
có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tốt bao gồm:
+
Số lượng cơ sở lưu trú du lịch nhiều, đa dạng, đặc biệt là hệ thống khách sạn từ
3-5 sao với chất lượng dịch vụ tốt có thể đáp ứng những đoàn khách lớn lên đến hàng
nghìn người.
+
Số lượng phòng hội nghị, hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các phòng hội nghị,
hội thảo phải có không gian rộng, vừa sức chứa khách, trang bị những thiết bị cần thiết
để tổ chức hoạt động hội nghị như màn hình, máy chiếu, đường truyền internet, hệ
thống míc, tai nghe…
1.4.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng phong phú

Do đặc điểm của công việc, khách du lịch sử dụng loại hình du lịch MICE
thường có nhu cầu vui chơi, giải trí để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi giữa các phiên
họp và mua sắm hàng lưu niệm, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết đối với những khu
vực sẽ phát triển loại hình du lịch này.

Những nơi không có các khu vui chơi giải trí cao cấp và khu thương mại với
các hàng lưu niệm chất lượng cao thường không thích hợp để tổ chức loại hình du lịch
này. Điều này lý giải tại sao hiện nay du lịch MICE thường phát triển gắn với các
trung tâm đô thị lớn, hiện đại.

Ngoài ra, việc có các nhà hàng đa dạng, cao cấp với ẩm thực của nhiều nước
khác nhau cũng là một yếu tố thu hút khách MICE vì họ cũng có nhu cầu thưởng thức
12
các món ăn ngon để phục vụ sở thích, giải trí hoặc gặp gỡ đối tác sau những giờ họp,
triển lãm căng thẳng, mệt mỏi.
1.4.7. Yêu cầu cao về cảnh quan môi trường

Là những khách du lịch cao cấp, khách du lịch MICE luôn có yêu cầu cao về
cảnh quan môi trường nơi diễn ra hoạt động du lịch đặc thù này. Chính vì vậy những
địa điểm đạt yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật, an ninh, an toàn song có cảnh
quan và môi trường thiếu hấp dẫn, không đảm bảo thường không nằm trong danh sách
ưu tiên lựa chọn.

Thực tế cho thấy những khu du lịch/khách sạn cao cấp ở những nơi có cảnh
quan đẹp, môi trường trong lành luôn được chọn để tổ chức hoạt động MICE, đặc biệt
trong trường hợp các hoạt động có tính quốc tế. Bên cạnh môi trường tự nhiên, khách
du lịch MICE còn có yêu cầu cao về môi trường xã hội như thái độ ứng xử thân thiện,
văn minh của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch.
1.4.8. Dịch vụ tham quan du lịch đa dạng

Vị trí của điểm tổ chức hoạt động hội nghị hội thảo, triển lãm gần với các địa
điểm tham quan du lịch là rất quan trọng. Các sản phẩm du lịch tại các địa điểm phụ
cận (thường có khoảng cách đi lại trong ngày) có vai trò bổ sung và không thể thiếu
trong một sản phẩm du lịch MICE trọn gói.

Đối với du lịch hội nghị, triển lãm, Ban tổ chức thường sắp xếp 1-2 buổi tham
quan sau khi kết thúc hội nghị nên nhu cầu tham quan các điểm du lịch gần là rất cần
thiết. Bên cạnh đó, khách du lịch MICE thường có người thân đi cùng nên họ thường
lựa chọn những địa điểm có hoặc gần những địa danh du lịch nổi tiếng để người thân
có thể đi du lịch trong thời gian họ bận họp hoặc dự triển lãm.
1.4.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE có trình độ cao

Là loại hình du lịch với đối tượng khách cao cấp, du khách MICE đòi hỏi chất
lượng dịch vụ rất cao và có những yêu cầu khó tính. Đội ngũ lao động làm việc trong
lĩnh vực du lịch MICE từ nhân viên quản lý đến nhân viên phục vụ trực tiếp như
hướng dẫn viên, lái xe, lễ tân… phải có trình độ cao, thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Nhân viên quản lý, xây dựng chương trình MICE trọn gói phải có kinh nghiệm,
kiến thức và nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống, đảm bảo quá trình phục vụ
không xảy ra sai sót. Đội ngũ phục vụ trực tiếp tại khách sạn, hội nghị, hội thảo cũng
phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và ngoại ngữ tốt bởi khách
13
hàng MICE thường kỹ tính và không cho phép xảy ra sơ sót trong quá trình tổ chức,
đặc biệt là những hoạt động có tính quốc tế. Đặc biệt, đội ngũ hướng dẫn viên, phiên
dịch viên phải có trình độ chuyên nghiệp, giỏi nghề.

Tiểu kết Chương 1
Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp, thường đi thành đoàn lớn, lên kế hoạch
từ trước nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt. Du lịch MICE gồm các phân khúc
chính: hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và triển lãm.
Du lịch MICE có nhiều tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp lên mọi mặt của đời
sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Đặc biệt, hiện nay, Du lịch MICE
được xem như nhân tố xúc tác, bổ trợ các ngành kinh tế ưu tiên trong nước phát triển.
Một địa điểm để phát triển du lịch MICE ngoài việc đáp ứng các điều kiện của một
điểm du lịch thông thường còn phải thỏa mãn những điều kiện của phát triển du lịch
MICE đặc biệt về vị trí địa lý, đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế thương mại…
14
Chương 2.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE
TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

2.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Về lĩnh vực du lịch, tỉnh BR-VT là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của
cả nước. Nhiều năm qua, BR-VT trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước
nhờ điểm đến hấp dẫn, cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng được
nâng cao… Hàng loạt bãi tắm, các resort cao cấp mọc khắp các bờ biển hoạt động rất
hiệu quả, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm.
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng bộ tỉnh BR-VT đã và đang tập
trung nhiều giải pháp để phát triển. Ông Nguyễn Văn Trình, nguyên Chủ tịch UBND
tỉnh BR-VT, cho biết: “Để phát triển ngành du lịch trong thời gian tới, hiện tại tỉnh đã
kêu gọi các nhà đầu tư có đẳng cấp quốc tế đủ năng lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển
các dự án du lịch lớn, chất lượng cao, có tác dụng thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Chúng tôi đang tập trung để phát triển khu du lịch Paradise, dự án Atlantis (thành phố
Vũng Tàu), dự án vườn thú hoang dã Safari (huyện Xuyên Mộc)…Cùng với đó kêu gọi
đầu tư các trung tâm mua sắm cao cấp… xây dựng các sản phẩm du lịch mới, lạ,
mang đặc trưng của tỉnh để đáp ứng nhu cầu của du khách”.
Hiện tại, ngành du lịch tỉnh BR-VT cũng đã gặt hái được rất nhiều thành quả đáng
tuyên dương, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của chính quyền và cộng đồng người dân sinh
sống trên địa bàn.
2.1.1. Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Những năm gần đây thương hiệu du lịch Vũng Tàu được lan tỏa, nhận được nhiều
lời khen ngợi của du khách trong và ngoài nước không chỉ về danh lam thắng cảnh,
công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt mà còn thể hiện ở chất lượng dịch vụ,
cơ sở lưu trú, sự thân thiện của nhân dân, môi trường xanh – sạch – đẹp. Hàng năm
bình quân Thành phố đón gần 6 triệu du khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng
12%, tỷ lệ khách bình quân hàng năm tăng từ 15 – 18%, khẳng định sức hút của Vũng
Tàu đối với du khách.
Theo thống kê mới nhất vào năm 2019, Sở Du lịch tỉnh BR-VT đã tính toán được số
lượng khách mà toàn tỉnh đón và phục vụ vào 3 tháng đầu năm 2019 khoảng
15
3.075.000 lượt khách, tăng 28% so với cùng kỳ. Trong đó khách lưu trú tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đạt khoảng 1.01 triệu lượt, đạt 28,62 % kế hoạch
năm; tăng 16,2 % so với cùng kỳ. Riêng khách quốc tế lưu trú đón khoảng 130.400
lượt, đạt đạt 26,5 % kế hoạch năm; tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu từ hoạt
động du lịch quý I đạt khoảng 2.847 tỷ đồng. Trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú du
lịch đạt khoảng 1.409 tỷ đồng đạt 26,93 % kế hoạch năm tăng 16,4% so cùng kỳ.
Đến 6 tháng đầu năm 2019, số liệu thống kê lại thay đổi khi toàn tỉnh đón và phục
vụ khoảng 8,46 triệu lượt, tăng 29,22% so với cùng kỳ, trong đó khách lưu trú đạt 2,1
triệu lượt (tăng 14,55% so với cùng kỳ). Tổng doanh thu du lịch đạt 8.646 tỷ đồng,
tăng 17,79% so với cùng kỳ. Riêng doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt 2.910 tỷ đồng,
tăng 16,44% so với cùng kỳ.
Tại Vũng Tàu, khách du lịch ngày càng tăng và 9 tháng đầu năm 2019, Thành phố
đã đón và phục vụ hơn 4 triệu lượt khách đến vui chơi giải trí, tham quan, trong đó
khách quốc tế chiếm khoảng 12%.

Bảng 2.1. Thống kê lượt khách đến và doanh thu du lịch tỉnh BR – VT năm
2017-2019
Thời gian
Tổng lượt khách đến
Tổng lượt
khách lưu trú
Doanh thu từ
dịch vụ lưu trú
Doanh thu
đạt được
Năm 2017 Không có thống kê
2,79 triệu lượt
1.781 tỷ đồng
12.400 tỷ đồng
Năm 2018 13,5 triệu lượt
3,1 triệu lượt
2.353 tỷ đồng
14.200 tỷ đồng
Năm 2019 15,55 triệu lượt
3,71 triệu lượt
5.326 tỷ đồng
16.550 tỷ đồng
(Nguồn: Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019)

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh năm 2019, về kinh doanh:
+ Tổng lượt khách du lịch ước khoảng 15,55 triệu lượt, tăng 15,19% so với cùng
kỳ, ước đạt 100,32% kế hoạch năm. Trong đó, lượt khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú
du lịch ước khoảng 3,71 triệu lượt, tăng 19,68% so với cùng kỳ, đạt 105,1% kế hoạch
năm. Riêng khách quốc tế lưu trú ước khoảng 500 ngàn lượt, tăng 17,92% so với cùng
kỳ, ước đạt 102,67% kế hoạch năm.
16
+ Tổng doanh thu từ khách du lịch trong năm ước khoảng 16.550 tỷ đồng, tăng
16,16% so với cùng kỳ, ước đạt 100,18% kế hoạch năm (doanh thu từ các cơ sở dịch
vụ lưu trú du lịch đạt khoảng 5.362 tỷ đồng, tăng 17,85% so với cùng kỳ, ước đạt
102,47% kế hoạch năm).
So với năm 2018, BR – VT đón hơn 13,5 triệu lượt khách, năm 2019 là hơn 15,55
triệu lượt. Doanh thu từ du lịch cũng không ngừng tăng trưởng, năm 2018 là hơn
14.200 tỷ đồng và năm 2019 đạt hơn 16.550 tỷ đồng.
2.1.2. Số lượng các cơ sở lưu trú
Năm 2019, Hiệp hội du lịch tỉnh BR-VT đã phối hợp cùng Sở du lịch tiến hành thẩm
định và ra quyết định công nhận hạng cho 20 khách sạn gồm: 03 khách sạn 03 sao, 05
khách sạn 02 sao và 12 khách sạn 01 sao.
Bảng 2.2. Số lượng khách sạn từ 1-5 sao và cơ sở lưu trú khác
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Năm
Số cơ sở Hạng
2014 2015 2016 2017 2018 2019
1 sao
60
73
83
120
104
108
2 sao
38
45
54
56
43
49
3 sao
19
20
20
20
23
24
4 sao
13
15
16
16
16
16
5 sao
3
3
4
4
4
4
Tổng cơ sở lưu trú đã được xếp hạng từ 1-5sao
136
156
177
216
190
201
Biệt thự, căn hộ cao cấp
3
3
3
1

Nhà nghỉ
64
96
96
271

Tổng biệt thự, căn hộ, nhà nghỉ
67
99
99
272
269
269
Tổng
203
255
276
488
459
470
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019)

17
Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019, tính
đến nay, toàn tỉnh hiện có trên 1.500 cơ sở lưu trú kinh doanh phục vụ khách du lịch
trên 15.000 phòng. Trong đó, số cơ sở lưu trú được phân loại xếp hạng từ 1 đến 5 sao
là 201 (gồm: 04 khách sạn 5 sao, 16 khách sạn 4 sao, 24 khách sạn 3 sao, 49 khách sạn
2 sao, 108 khách sạn 1 sao, với tổng số phòng đã được phân loại, xếp hạng (1-5 sao) là
10.142 phòng và 270 cơ sở với 2.609 phòng đã được xếp hạng đạt tiêu chuẩn kinh
doanh lưu trú du lịch.
2.1.3. Các đơn vị lữ hành và hướng dẫn viên du lịch
Theo báo cáo thống kê mới nhất của Hiệp hội du lịch tỉnh BR-VT, hiện tại, tỉnh có
tổng số đơn vị hoạt động lữ hành là 39 đơn vị, trong đó có 17 đơn vị lữ hành quốc tế,
22 đơn vị lữ hành nội địa. Toàn tỉnh có 91 thẻ hướng dẫn viên du lịch đang hoạt động,
trong đó có 35 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 56 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội
địa. Các con số này cũng tăng dần đều qua các năm khi mà ngành du lịch đang từng
ngày được chú trọng đẩy mạnh phát triển.
Bảng 2.3. Số doanh nghiệp lữ hành do Sở du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Năm
Loại hình
2017
2018
2019
Lữ hành quốc tế
14
15
17
Lữ hành nội địa
16
19
22
Tổng số
30
34
39

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019)
Bảng 2.4. Số lượng hướng dẫn viên du lịch qua các năm
Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019)
Năm

2017

2018

2019
Số lượng
HDV Quốc tế
25
29
35
HDV Nội địa
47
58
56
Tổng cộng
72
87
91

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *