10844_Quy trình vận tải đường biển, đường hàng không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƢỜNG BIỂN, ĐƢỜNG HÀNG
KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU

Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƢƠNG

Giảng viên hướng dẫn :
ThS. Trần Thị Trang
Sinh viên thực hiện
:
Kiều Nhật Hà
MSSV: 1154010265

Lớp: 11DQN02

TP. Hồ Chí Minh, 2015
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp do tôi thực hiện. Các kết luận
nghiên cứu được trình bày trong bài khóa luận tốt nghiệp này chưa từng được công bố
ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Sinh viên thực hiện

KIỀU NHẬT HÀ

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và trau dồi kiến thức tại trường Đại
học Công Nghệ TP.HCM, em đã được các thầy cô đầy tâm huyết truyền đạt không
những về kiến thức sách vở mà còn có những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống,
được lắng nghe những câu chuyện thực tế mà các thầy cô đã từng trải nghiệm, chắc
chắn em sẽ không quên điều này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý thầy cô
Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM.
Em xin gửi lời cám ơn đến cô Trần Thị Trang người đã hướng dẫn em hoàn
thành bài báo cáo thực tập này.
Em xin trân trọng cảm ơn đến những anh chị đã giúp đỡ và cung cấp những
thông tin bổ ích cho các quy trình thực tế. Bên cạnh đó là sự khuyến khích, động viên
to lớn từ phía gia đình và bạn bè, tiếp cho em động lực để có thể hoàn thành bài báo
cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

KIỀU NHẬT HÀ

iii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : ……………………………………………………….
MSSV :
……………………………………………………….
Khoá :
……………………………………………………….

1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Đơn vị thực tập

iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

TP.HCM, ngày…..tháng…..năm…..

(Giảng viên hướng dẫn)

v

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƢỜNG BIỂN,
ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU .. 3
A. VẬN TẢI ………………………………………………………………………………………………. 3
1.1. Các khái niệm chung …………………………………………………………………………. 3
1.1.1.
Khái niệm về vận tải ……………………………………………………………………. 3
1.1.2.
Khái niệm về hoạt động vận tải …………………………………………………….. 3
1.1.3.
Đặc điểm của hoạt động vận tải
…………………………………………………….. 3
1.1.4.
Ưu, nhược điểm của một số phương thức vận tải
…………………………….. 3
1.1.4.1. Vận tải đường thủy
…………………………………………………………………… 3
1.1.4.2. Vận tải đường hàng không ………………………………………………………… 4
1.1.4.3. Vận tải đường bộ ……………………………………………………………………… 4
1.1.4.4. Vận tải đường sắt……………………………………………………………………… 5
1.2. Qui trình thuê tàu biển ……………………………………………………………………….. 5
1.2.1.
Qui trình thuê tàu chợ ………………………………………………………………….. 5
1.2.1.1. Khái niệm tàu chợ, thuê tàu chợ
…………………………………………………. 5
1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của tàu chợ …………………………………………………….. 6
1.2.1.3. Ưu, nhược điểm của việc thuê tàu chợ
………………………………………… 6
1.2.1.4. Các loại chi phí phải trả khi thuê tàu chợ
…………………………………….. 7
1.2.1.5. Qui trình thuê tàu chợ
……………………………………………………………….. 9
1.2.2.
Qui trình thuê tàu chuyến……………………………………………………………. 11
1.2.2.1. Khái niệm về tàu chuyến, thuê tàu chuyến ………………………………… 11
1.2.2.2. Các hình thức thuê tàu chuyến …………………………………………………. 11
1.2.2.3. Đặc điểm của thuê tàu chuyến………………………………………………….. 12
1.2.2.4. Ưu, nhược điểm của việc thuê tàu chuyến …………………………………. 12
1.2.2.5. Các loại chi phí phải trả khi thuê tàu chuyến ……………………………… 13
1.2.2.6. Qui trình thuê tàu chuyến ………………………………………………………… 15
1.2.3.
Qui trình mượn/trả container ………………………………………………………. 17
1.2.3.1. Khái niệm container ……………………………………………………………….. 17
1.2.3.2. Đặc điểm của container …………………………………………………………… 17
vi

1.2.3.3. Phân loại container …………………………………………………………………. 17
1.2.3.4. Các loại chi phí phải trả khi mượn/trả container
…………………………. 20
1.2.3.5. Qui trình mượn/trả container hàng nhập khẩu ……………………………. 22
1.2.4.
Các chứng từ vận tải do hãng tàu cấp
…………………………………………… 24
1.2.4.1. Giấy lưu cước tàu chợ (Booking Note) ……………………………………… 24
1.2.4.2. Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party – C/P) ……………………….. 25
1.2.4.3. Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) ………………………………. 26
1.2.4.4. Thông báo hàng đến (Arrival Notice) ……………………………………….. 28
1.2.4.5. Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) ……………………………………. 29
1.3. Qui trình vận tải đường hàng không
…………………………………………………… 29
1.3.1.
Khái niệm đại lý giao nhận …………………………………………………………. 29
1.3.1.1. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế – IATA (International
Airtransport Association)
…………………………………………………………………….. 29
1.3.1.2. Đại lý hàng hóa hàng không IATA (Air Cargo Agency)
……………… 30
1.3.1.3. Người giao nhận hàng không (Airfreight Forwarder)
………………….. 30
1.3.2.
Đối tượng vận chuyển hàng không
………………………………………………. 31
1.3.3.
Cước phí vận tải hàng không ………………………………………………………. 32
1.3.3.1. Các loại cước hàng không ……………………………………………………….. 32
1.3.3.2. Các loại cước phí khác bên cạnh cước hàng không …………………….. 35
1.3.4.
Qui trình thuê vận tải hàng không thông qua đại lý giao nhận
…………. 35
1.3.5.
Các chứng từ vận tải do hãng hàng không cấp ………………………………. 36
1.3.5.1. Chứng từ lưu khoang (Booking Confirmation)
…………………………… 36
1.3.5.2. Phiếu cân hàng (Shipper instructions or Scaling report)
………………. 36
1.3.5.3. Vận đơn hàng không (Air Waybill) ………………………………………….. 37
B. BẢO HIỂM …………………………………………………………………………………………. 41
1.4. Khái quát về bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu ……………….. 41
1.4.1.
Định nghĩa bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu ……………. 41
1.4.2.
Bản chất của bảo hiểm ……………………………………………………………….. 41
1.4.3.
Tác dụng của việc mua bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu
.

………………………………………………………………………………………………… 42
1.4.4.
Vai trò của bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu ……………. 42
1.4.5.
Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
……………………………………………. 43
vii

1.5. Rủi ro và tổn thất (Rick & Loss Average)
…………………………………………… 44
1.5.1.
Rủi ro ………………………………………………………………………………………. 44
1.5.1.1. Khái niệm ……………………………………………………………………………… 44
1.5.1.2. Phân loại ……………………………………………………………………………….. 44
1.6. Nội dung cơ bản của bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
……………………………………………………………………………. 45
1.6.1.
Đối tượng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm 45
1.6.2.
Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm …………………………… 46
1.6.2.1. Giá trị bảo hiểm (GTBH) ………………………………………………………… 46
1.6.2.2. Số tiền bảo hiểm …………………………………………………………………….. 47
1.6.2.3. Phí bảo hiểm (I)
……………………………………………………………………… 47
1.7. Các điều kiện bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu
………………. 47
1.7.1.
Khái niệm điều kiện bảo hiểm …………………………………………………….. 48
1.7.2.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển
………. 48
1.8. Hợp đồng bảo hiểm chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu
……………………. 49
1.8.1.
Khái niệm
…………………………………………………………………………………. 49
1.8.2.
Các loại hợp đồng bảo hiểm ……………………………………………………….. 49
1.8.3.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm ………………………………………………… 50
1.9. Quy trình mua bảo hiểm …………………………………………………………………… 51
1.10.
Quy trình bồi thường bảo hiểm hàng hoá ………………………………………… 54
1.10.1. Nguyên tắc bồi thường
……………………………………………………………….. 54
1.10.1.1. Nguyên tắc chung bồi thường tổn thất chung
……………………………. 54
1.10.1.2. Nguyên tắc chung bồi thường tổn thất riêng …………………………….. 54
1.10.2. Quy trình bồi thường tổn thất hàng hóa
………………………………………… 55
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
……………………………………………………………………………… 57
CHƢƠNG 2: QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM HÀNG
HÓA THỰC TẾ TRONG NGOẠI THƢƠNG ……………………………………………….. 58
A. VẬN TẢI …………………………………………………………………………………………….. 58
2.1. Qui trình vận tải đường biển
……………………………………………………………… 58
2.1.1.
Qui trình thuê tàu chợ tại hãng tàu CK Line………………………………….. 58
2.1.1.1. Tìm hãng tàu và cung cấp thông tin về lô hàng cho hãng tàu
……….. 59
2.1.1.2. Nhận và kiểm tra Booking note………………………………………………… 60
viii

2.1.1.3. Trình Booking note để lấy container rỗng …………………………………. 61
2.1.1.4. Giao hàng, gửi tờ chi tiết làm Vận đơn ……………………………………… 62
2.1.1.5. Nhận và kiểm tra vận đơn do hãng tàu cấp ………………………………… 63
2.1.2.
Qui trình thuê tàu chuyến……………………………………………………………. 64
2.1.2.1. Tìm và lựa chọn hãng tàu chuyên chở ………………………………………. 64
2.1.2.2. Ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến
……………………………………………… 64
2.1.2.3. Nhận và kiểm tra vận đơn tàu chuyến
……………………………………….. 71
2.1.3.
Qui trình mượn / trả container hàng nhập khẩu
……………………………… 75
2.1.3.1. Qui trình mượn container ………………………………………………………… 76
2.1.3.2. Qui trình trả container …………………………………………………………….. 87
2.2. Quy trình vận tải đường hàng không thông qua Air Cargo Agency
Sunnytrans ………………………………………………………………………………………………. 87
2.2.1.
Doanh nghiệp liên hệ với công ty TNHH Sunnytrans để đặt chỗ cho lô
hàng
………………………………………………………………………………………………… 88
2.2.2.
Sunnytrans tiếp nhận thông tin đặt chỗ, liên hệ với hãng hàng không
. 88
2.2.3.
Etihad Cargo Airways gửi Booking Confirmation
…………………………. 89
2.2.4.
Chuẩn bị nhãn và giấy hướng dẫn gửi hàng (Shipper Instruction)
……. 89
2.2.5.
Vận chuyển đóng hàng và giao hàng cho vào kho TCS ………………….. 90
B. BẢO HIỂM …………………………………………………………………………………………. 91
2.3. Quy trình mua bảo hiểm tại công ty Bảo hiểm Bảo Việt TP.HCM ………… 91
2.3.1.
Doanh nghiệp cung cấp thông tin cho Bảo Việt …………………………….. 91
2.3.2.
Doanh nghiệp xác nhận mua BH, lập giấy yêu cầu BH ………………….. 92
2.3.3.
Bảo Việt cấp Đơn bảo hiểm và kí kết hợp đồng bảo hiểm ………………. 93
2.3.4.
Doanh nghiệp đóng phí bảo hiểm ………………………………………………… 93
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
……………………………………………………………………………… 94
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ CHỨNG TỪ VẬN TẢI – BẢO HIỂM TRONG THỰC
TẾ VÀ NHẬN XÉT ………………………………………………………………………………………. 95
A. VẬN TẢI …………………………………………………………………………………………….. 95
3.1. Một số chứng từ vận tải thực tế …………………………………………………………. 95
3.1.1.
Bộ chứng từ trong thuê tàu chợ …………………………………………………… 95
3.1.1.1. Giấy lưu cước tàu chợ (Booking Note) ……………………………………… 95
3.1.1.2. Vận đơn (Bill of Lading)
………………………………………………………..
101
ix

3.1.2.
Bộ chứng từ trong vận tải hàng không ………………………………………..
106
3.1.2.1. Tờ xác nhận đặt chỗ (Booking Confirmation) …………………………..
106
3.1.2.2. Hướng dẫn gửi hàng (Shipper Instruction) ……………………………….
107
3.1.2.3. Vận đơn hàng không (Airway Bill)
………………………………………….
111
B. BẢO HIỂM ………………………………………………………………………………………..
116
3.2. Một số chứng từ bảo hiểm trong thực tế…………………………………………….
116
3.2.1.
Bộ chứng từ mua bảo hiểm hàng hóa ………………………………………….
116
3.2.1.1. Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa (Insurance Request on Cargo) …
116
3.2.1.2. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Cargo Insurance) ………
118
3.2.1.3. Các chứng từ khác …………………………………………………………………
122
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………
127
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………
128

x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

STT
Số hiệu
Tên bảng, biểu đồ, sơ đồ
Trang
1
Sơ đồ 1.1
Quy trình thuê tàu chợ
9
2
Sơ đồ 1.2
Quy trình thuê tàu chuyến
15
3
Sơ đồ 1.3
Quy trình mượn trả container hàng nhập khẩu
22
4
Sơ đồ 1.4
Quy trình thuê vận tải hàng không
35
5
Sơ đồ 1.5
Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa
53
6
Sơ đồ 2.1
Quy trình thuê tàu chợ tại hãng tàu CK Line
57
7
Sơ đồ 2.2
Quy trình mượn container hàng nhập khẩu
74
8
Sơ đồ 2.3
Quy trình vận tải đường hàng không thông qua
Air Cargo Agency Sunnytrans
87
9
Sơ đồ 2.4
Quy trình mua bảo hiểm tại công ty bảo hiểm Bảo
Việt TP.HCM
90

xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Diễn giải
AWB
Vận đơn hàng không (Airway Bill)
BH
Bảo hiểm
B/L
Vận đơn (Bill of Lading)
cont
Container
D/O
Thông báo hàng đến (Delivery Order)
DN
Doanh nghiệp
FCL
Full Container Load
IATA
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
KD
Kinh doanh
LCL
Less than Container Load
MC
Đơn vị đo lường mét khối (Metric Cube)
pcs
Kiện (pieces)
S/I
Shipping Instruction
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
VN
Việt Nam
XNK
Xuất nhập khẩu

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với chính sách hội nhập vào nền kinh tế thế giới, ngành ngoại thương đã phát
triển ngày càng lớn mạnh, từng bước khai thác được lợi thế của quốc gia để thúc đẩy
sản xuất hàng hóa phát triển, mở rộng khả năng tiêu dùng, từ đó nâng cao mức sống
của nhân dân cũng như thiết lập, mở rộng quan hệ trao đổi mua bán ngoại thương,
khai thác tìm kiếm trị trường, mở rộng thị phần cho hàng hóa Việt Nam.
Để có sự phát triển về giao lưu thương mại, thực hiện việc mua bán hàng hóa
toàn cầu như hiện nay thì phải kể đến vai trò quan trọng của vận tải và bảo hiểm đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu. Và nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm là một khâu không thể
thiếu và hết sức quan trọng trong rất nhiều khâu nghiệp vụ của một hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa. Song đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhìn chung nghiệp vụ
về vận tải và bảo hiểm còn khá phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có
sự am hiểu và có nhiều kinh nghiệm về các nghiệp vụ ngoại thương. Lý do trên là cơ
sở để em lựa chọn đề tài “QUY TRÌNH VẬN TẢI ĐƢỜNG BIỂN, ĐƢỜNG
HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Quy trình thuê tàu chợ, tàu chuyến, quy trình đặt chỗ máy bay chuyên chở hàng
hóa, quy trình mượn trả container, quy trình cấp và đòi bồi thường bảo hiểm cho hàng
hóa xuất nhập khẩu được thực hiện tại một số hãng tàu (CK Line, Evergreen, Cosco
Line, Maersk Line), cảng Cát Lái, kho TCS của sân bay Tân Sơn Nhất, công ty TNHH
Headway Logistics, công ty bảo hiểm Bảo Việt TP.HCM.
3. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên quy trình thuê tàu chợ, tàu chuyến, quy trình đặt chỗ máy bay chuyên
chở hàng hóa, quy trình mượn trả container, quy trình cấp bảo hiểm cho hàng hóa xuất
nhập khẩu trên lý thuyết kết hợp với quá trình học hỏi thực tế tại công ty TNHH
Headway Logistics, các hãng tàu, các địa điểm thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập
khẩu hàng hóa tại cảng Cát Lái, kho TCS của sân bay Tân Sơn Nhất … để nghiên cứu.
2
Từ đó, khái quát quy trình thuê tàu chợ, tàu chuyến, quy trình đặt chỗ máy bay
chuyên chở hàng hóa, quy trình mượn trả container, quy trình cấp bảo hiểm cho hàng
hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại TP.HCM.
Bài nghiên cứu này phục vụ cho hoạt động giảng dạy sau này cho phòng mô
phỏng doanh nghiệp ảo của Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghệ
TP.HCM.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Sau khi xác định được mục tiêu, tiến hành quá trình nghiên cứu. Thu thập
thông tin về quy trình, chứng từ qua sách báo, tài liệu tham khảo và các kiến thức thực
tế về các quy trình trong hoạt động ngoại thương. Từ đó, tiến hành xây dựng và hoàn
thiện nội dung về quy trình thuê tàu chợ, tàu chuyến, quy trình đặt chỗ máy bay
chuyên chở hàng hóa, quy trình mượn trả container, quy trình cấp bảo hiểm cho hàng
hóa xuất nhập khẩu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp thu thập thông tin thực tế tại các hãng tàu, cảng Cát Lái,
kho TCS của sân bay Tân Sơn Nhất sau đó phân tích, tổng hợp và kết luận.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
Thông qua việc tổng hợp kiến thức từ lý thuyết và kiến thức thực tế từ doanh
nghiệp, đưa ra được quy trình cụ thể, chính xác, mang tính thực tiễn cao về quy trình
quy trình thuê tàu chợ, tàu chuyến, quy trình đặt chỗ máy bay chuyên chở hàng hóa,
quy trình mượn trả container, quy trình cấp bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Từ đó, giúp ích cho các bạn sinh viên trong việc bắt nhịp với hoạt động xuất nhập
khẩu thực tế.
7. Kết cấu của ĐA/KLTN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục … khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương
 Chương 1 Cơ sở lý luận về quy trình vận tải đường biển, đường hàng
không và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
 Chương 2 Qui trình nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa thực tế
trong ngoại thương.
 Chương 3 Một số chứng từ vận tải trong thực tế và nhận xét.
3
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH VẬN TẢI
ĐƢỜNG BIỂN, ĐƢỜNG HÀNG KHÔNG VÀ BẢO HIỂM
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
A. VẬN TẢI
1.1.
Các khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về vận tải
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm làm thay đổi
vị trí của con người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Nhờ có vận tải mà người ta
chinh phục được khoảng cách không gian và tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa,
thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người.
1.1.2. Khái niệm về hoạt động vận tải
Hoạt động vận tải là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước
có thể thực hiện qua nhiều hình thức vận tải khác nhau như đường biển, đường hàng
không, đường bộ, đường sắt… Vận tải ngoại thương là việc chuyên chở được tiến
hành vượt ra ngoài phạm vi biên giới của ít nhất một quốc gia, bao gồm cả việc
chuyên chở hàng hóa từ khu chế xuất ra thị trường tiêu thụ của quốc gia đó và ngược
lại.
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động vận tải
Sản phẩm của hoạt động vận tải là vô hình, không dự trữ được.
Môi trường sản xuất của vận tải là không gian.
Quá trình sản xuất của vận tải là làm thay đổi vị trí, làm tăng giá trị hàng hóa.
1.1.4. Ƣu, nhƣợc điểm của một số phƣơng thức vận tải
1.1.4.1.
Vận tải đƣờng thủy
Ƣu điểm
Nhƣợc điểm
– Năng lực vận chuyển lớn thích hợp cho
tất cả các loại hàng hóa đặc biệt là hàng
có giá trị thấp.
– Chi phí xây dựng các tuyến đường thấp,
phần lớn là tự nhiên nên không tốn nhiều
– Phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều
kiện hàng hải, những rủi ro thường gặp
như mưa, bão, mắc cạn, đâm phải đá
ngầm, cướp biển…
– Tốc độ vận chuyển thấp
4
nguyên vật liệu, nhân công để xây dựng,
bảo trì duy tu (trừ các kênh đào do con
người xây dựng như kênh Suer và
Panama…).
– Giá thành vận tải thấp.
– Cự ly vận chuyển trung bình lớn.
– Tiêu hao nhiên liệu trên một tấn trọng
tải thấp.
– Tính đều đặn và linh hoạt kém
– Thủ tục phức tạp.
– Thời gian giao nhận hàng hóa chậm do
sức chở quá nhiều.
– Đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật
tốn kém.
1.1.4.2.
Vận tải đƣờng hàng không
1.1.4.3.
Vận tải đƣờng bộ
Ƣu điểm
Nhƣợc điểm
– Tính linh hoạt và cơ động cao, ô tô nhỏ gọn có khả
năng hoạt động ở mọi nơi từ thành thị đến nông
thôn, từ miền xuôi đến miền ngược.
– Không bị lệ thuộc vào đường xá, bến bãi.
– Có các quy trình kỹ thuật không quá phức tạp như
các phương tiện vận tải khác.
– Thủ tục đơn giản
– Thời gian giao nhận hàng hóa nhanh chóng.
– Tốc độ vận chuyển khá cao.
– Cước vận tải cao
– Trọng tải nhỏ, chuyên chở
hàng hóa có khối lượng nhỏ nên
chi phí lớn.
– Vận chuyển trên đoạn đường
ngắn.
– Hệ số sử dụng thời gian thấp,
thường xuyên chạy không tải.
– Hạn chế mặt hàng chuyên chở.
Ƣu điểm
Nhƣợc điểm
– Tuyến đường trong vận tải đường hàng không là
không trung, và hầu như là đường thẳng, không phụ
thuộc vào địa hình, không phải đầu tư xây dựng.
– Tốc độ vận tải cao, thời gian vận tải ngắn.
– Vận tải an toàn.
– Cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
– Giá thành vận tải cao.
– Hạn chế vận tải các mặt hàng
cồng kềnh, giá trị thấp, khối
lượng lớn.
– Đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật tốn kém.
– Tính linh hoạt kém.
5
– Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện ít tốn kém.
– Độ tin cậy cao.
– Phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên

1.1.4.4.
Vận tải đƣờng sắt
Ƣu điểm
Nhƣợc điểm
– Năng lực vận chuyển lớn.
– Tốc độ vận chuyển tương đối cao, thuận lợi cho
việc vận chuyển các mặt hàng tươi sống, thời vụ.
– Giá thành trong vận tải đường sắt tương đối thấp.
– Vận tải đường sắt có khả năng vận chuyển suốt
ngày đêm, tính linh hoạt ổn định.
– Ít phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, nên có thể đảm
đương việc chuyên chở liên tục, thường xuyên đúng
giờ và an toàn so với phương thức vận tải khác. Đây
là ưu điểm nổi bật của vận tải đường sắt trong
chuyên chở hàng hóa, giúp chủ hàng giao hàng
đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng vá tránh được
khiếu nại, kiện tụng sau này.
– Đầu tư cơ sở kỹ thuật hạ tầng
khá tốn kém.
– Hạn chế vận tải xuyên quốc
gia. xuyên châu lục do không
thống nhất kích cở đường ray.
– Tính đều đặn kém.
– Bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
chiến tranh, địch họa.

1.2.
Qui trình thuê tàu biển
1.2.1. Qui trình thuê tàu chợ
1.2.1.1.
Khái niệm tàu chợ, thuê tàu chợ
 Khái niệm tàu chợ
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua
những cảng quy định và theo một lịch trình định trước. Tàu chợ hoạt động trên tuyến
đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được
các hãng tàu công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
 Khái niệm thuê tàu chợ
6
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking). Thuê
tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu
chủ tàu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa
từ cảng này đến cảng khác và chấp nhận thanh toán tiền cước phí cho người chuyên
chở theo một biểu cước phí đã định sẵn.
Mối quan hệ giữa chủ hàng và người chuyên chở được điều chỉnh bằng một
văn bản gọi là vận đơn đường biển (Bill of Lading).
1.2.1.2.
Đặc điểm cơ bản của tàu chợ
Tàu chợ thường chở hàng bách hóa có khối lượng nhỏ, thường là mặt hàng khô
hoặc hàng có bao bì, container.
Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác: tàu có đặc điểm nhiều
boong, nhiều hầm hàng, nhiều miệng hầm (mỗi tàu có từ 4 – 5 miệng hầm), trọng tải
trung bình từ 10.000 – 20.000 tấn, tốc độ trung bình từ 17 – 20 dặm và cần cẩu loại
2,5 – 7 tấn.
Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường
biển để phát hành cho người gửi hàng.
Theo phương thức thuê tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ
giữa người chuyên chở với người gửi hàng mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người
chuyên chở với người nhận hàng.
1.2.1.3.
Ƣu, nhƣợc điểm của việc thuê tàu chợ
 Ưu điểm
Số lượng hàng gửi không hạn chế.
Việc bốc dỡ thường do chủ tàu đảm nhận cho nên đơn giản được thủ tục.
Dễ dàng, thuận tiện cho chủ hàng tính toán trước điều kiện giao nhận, tiền
cước, thời gian giao hàng dự kiến, vì tàu chạy theo một lịch trình đã định trước.
Thủ tục thuê tàu, lưu cước đơn giản, nhanh chóng (có thể đặt trước chỗ thuê tàu
qua điện thoại hoặc qua Internet).
 Nhược điểm
7
Cước thuê tàu tính trên một đơn vị hàng hóa chuyên chở thường cao hơn cước
thuê tàu chuyến do đã tính cả chi phí xếp dỡ và do tàu chợ thường không tận dụng hết
trọng tải (tương đương 75%) nên phải tính luôn cả phần tàu chạy không hàng.
Về mặt pháp lý người thuê tàu chợ không được tự do thỏa thuận các điều kiện
chuyên chở mà phải chấp nhận các điều khoản in sẵn ở mặt sau vận đơn.
Phương thức chuyên chở này không linh hoạt nếu như cảng xếp hoặc dỡ nằm
ngoài hành trình qui định của tàu.
1.2.1.4.
Các loại chi phí phải trả khi thuê tàu chợ
Cước tàu chợ do chủ tàu lập thành biểu cước trong đó quy định cước suất cho
từng mặt hàng hay nhóm hàng theo trọng lượng, kích thước hoặc trị giá hàng hóa
(Liner freight rates). Trong kinh doanh tàu chợ cước phí được chia làm 2 loại Cước
phí cơ bản và phụ phí.
 Cước phí cơ bản (Basic Freight Rates)
Tính theo trọng tải
– Cước tối thiểu (Minium Freight Rates): quy định cho trọng lượng hàng
tối thiểu để được định cước.
– Cước hàng gói nhỏ (Parcel Freight Rates): thường là hàng có trọng
lượng không đáng kể, không ghi sổ.
– Cước thỏa thuận (Open Rates): áp dụng khi hàng hóa có khối lượng
lớn nhưng giá trị không cao và chủ hàng thì không muốn chở bằng tàu
chuyến, hai bên sẽ thương lượng và chủ tàu quy định giá cước.
Ngoài ra còn có cước hàng đặc biệt, cước hàng nguy hiểm, cước hàng hóa là
súc vật sống, cước hàng hóa đông lạnh và hàng mát.
 Phụ phí cước biển (Additional Fees)
Là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu. Mục
đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh
thêm do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát
chiến tranh…). Các phụ phí này thường thay đổi, và trong một số trường hợp, các
thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn
trước khi áp dụng.
8
Các phụ phí thường gặp trong vận tải container đường biển
– BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu
Là khoản phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh
do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel
Adjustment Factor)
– CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
– CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container
Là khoản phụ phí hãng tàu thu của chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh
từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi
thừa đến nơi thiếu.
– COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường
hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như phí xếp dỡ,
phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ.
– PCS (Port Congestion Surcharge) Phụ phí tắc nghẽn cảng
Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu
bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về
mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).
– PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ
tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển
hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ
tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
– THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng
Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp
chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như xếp dỡ, tập kết
container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và
các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi
hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.
– Một số phụ phí khác: phụ phí chiến tranh, đi qua các kênh đào.

9
1.2.1.5.
Qui trình thuê tàu chợ

Chủ hàng thông qua người môi giới
tìm hãng tàu vận chuyển hàng hóa
cho mình.
Người môi giới liên hệ hãng tàu,
gửi giấy yêu cầu lưu cước tàu chợ
(Booking request)
Người môi giới với chủ tàu thỏa thuận
một số điều khoản chủ yếu trong
xếp dỡ và vận chuyển
Hãng tàu phát hành giấy lưu cước tàu
chợ (Boooking note) cho chủ hàng
Chủ hàng căn cứ vào lịch tàu để
vận chuyển hàng hóa ra cảng
giao cho tàu
Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu,
hãng tàu sẽ cấp phát một bộ vận đơn
theo yêu cầu của chủ hàng
Sơ đồ 1.1: Quy trình thuê tàu chợ
10
Bước 1:
Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu, hỏi tàu để vận
chuyển hàng hóa cho mình.
Bước 2:
Người môi giới liên hệ hãng tàu, gửi giấy yêu cầu lưu cước tàu chợ (Booking
request). Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần
thiết để điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng
có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả
quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cước với hãng tàu.
Bước 3:
Người môi giới với chủ tàu thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ
và vận chuyển.
Bước 4:
Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu. Hãng tàu
phát hành giấy lưu cước tàu chợ (Boooking note) cho chủ hàng.
Bước 5:
Chủ hàng căn cứ vào lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao cho tàu.
Bước 6:
Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp
cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy trong phương thức thuê tàu
chợ không ký hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ
cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở
thì khi nhận hàng, hãng tãu sẽ phát hành vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn khi đã
phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.

11
1.2.2. Qui trình thuê tàu chuyến
1.2.2.1.
Khái niệm về tàu chuyến, thuê tàu chuyến
 Khái niệm về tàu chuyến
Tàu chuyến (Tramp) là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hóa trên biển, không
theo lịch trình định trước, không theo tuyến đường nhất định và không ghé qua những
cảng nhất định. Tàu chuyến chạy theo yêu cầu của người thuê tàu.
 Khái niệm về thuê tàu chuyến
Thuê tàu chuyến là chủ tàu (Shipowner) hoặc người chuyên chở (Carrier) cho
chủ hàng (Shipper) thuê toàn bộ con tàu để chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.
Cước phí thuê tàu do hai bên thỏa thuận.
Người thuê tàu (gọi chung là chủ hàng) được gọi là Charterer. Người cho thuê
tàu là Charter.
Mối quan hệ giữa người cho thuê tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng
một văn bản gọi là Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party – C/P).
1.2.2.2.
Các hình thức thuê tàu chuyến
Thuê tàu chuyến một (Single voyage): chủ hàng thuê tàu một lần để chở hàng
một lượt từ cảng này đến cảng khác. Hình thức này được sử dụng khá phổ biến và chi
phí rẻ hơn các hình thức còn lại và hình thức này được áp dụng khi nhập hay xuất một
mặt hàng.
Thuê tàu khứ hồi (Round voyage): chủ tàu thuê tàu một lần để chở hàng hai
chiều từ cảng bốc hàng đến dỡ hàng và ngược lại.
Thuê tàu chuyến khứ hồi liên tục (Consecutive voyage): chủ hàng thuê tàu để
chở hàng đi về hai chiều từ cảng này đến cảng khác cho đến khi hết lượng hàng xuất
nhập khẩu.
Đối với hai hình thức thuê tàu chuyến khứ hồi và thuê tàu chuyến khứ hồi liên
tục được áp dụng đối với các công ty lớn đồng thời ở hai bên đầu cảng bốc và dỡ hàng
công ty có hai mặt hàng nhập và xuất cùng một lúc. Ví dụ như Việt Nam nhập khẩu
phân bón ở Indonesia (tại cảng bốc Cảng Indonesia) đồng thời sẽ xuất khẩu gạo (tại
cảng dỡ hàng: Cảng Sài Gòn – Việt Nam).
12
Thuê bao (Lumpsum): cước thuê tàu được tính theo đơn vị trọng tải hay dung
tích của tàu.
Thuê chở khoán (Transportation in the form of contract): cước thuê tàu tính
theo khối lượng hàng hóa chuyên chở.
Hình thức thuê bao và thuê chở khoán được áp dụng khi thuê chở một số
chuyến nhất định trên một tuyến đường trong khoảng thời gian nhất định.
1.2.2.3.
Đặc điểm của thuê tàu chuyến
Tàu chuyến thường được dùng khi thuê chở dầu và hàng hóa khối lượng lớn
như than đá, quặng, ngũ cốc, phân bón,… Tính chất của hàng hoá chuyên chở tương
đối thuần nhất và thường được chở đầy tàu (thường đạt 90% đến 95% dung tích hoặc
trọng tải của tàu).
Tàu chuyến thường có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho
việc bốc hàng.
Khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến, điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí
dỡ hàng hoá lên xuống, lịch trình … được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do
người thuê và người cho thuê thoả thuận.
Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu chuyến là hợp
đồng thuê tàu chuyến (Charter Party – C/P) và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Bill of
lading to charter party). Hợp đồng thuê tàu chuyến được kí kết giữa người thuê tàu
(charterer) và người chuyên chở (chủ tàu hoặc người quản lý tàu), trong đó người
chuyên chở (carrier) cam kết chuyên chở hàng hóa để người giao nhận hàng ở cảng
đến, còn người thuê tàu cam kết trả tiền cước chuyên chở theo mức hai bên đã thỏa
thuận. Khi xếp hàng lên tàu hoặc khi nhận hàng để xếp, người chuyên chở sẽ cấp vận
đơn đường biển. Vận đơn này điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và
người nhận hàng hoặc người cầm B/L.
1.2.2.4.
Ƣu, nhƣợc điểm của việc thuê tàu chuyến
 Ưu điểm
Người thuê tàu có thể tự do thỏa thuận, mặc cả về toàn bộ các điều kiện chuyên
chở và giá cước… trong hợp đồng thuê tàu.
13
Tính linh hoạt cao: có thể dễ dàng thay đổi cảng xếp, cảng dỡ hàng trong lịch
trình của tàu.
Do chủ động được cảng xếp dỡ nên tàu có thể đi thằng từ cảng xếp đến cảng
dỡ, vì vậy hàng được chuyên chở tương đối nhanh, không phải chờ đợi.
 Nhược điểm
Cước tàu chuyến thường biến động hơn cước tàu chợ, do phụ thuộc vào tình
hình vận chuyển quốc tế.
Phải tập trung hàng có số lượng và khối lượng lớn.
Thủ tục thuê tàu tương đối phức tạp, người thuê và người cho thuê phải đàm
phán trước cho đến khi đạt được thỏa thuận mới khi kí hợp đồng thuê tàu. Đòi hỏi
người thuê tàu phải giỏi luật lệ buôn bán, vận tải, nắm vững giá cước trên thị trường
thuê tàu thế giới biến động theo quy luật cung cầu.
Vì vậy cần nhờ đến những người môi giới (Broker hoặc Agent), đó là những
người thông thạo về luật hàng hải, nắm được giá cả của thị trường thuê tàu, tập quán
của các cảng trên thế giới, và đặc biệt nghiệp vụ thuê tàu của những người này rất
vững vàng. Vì vậy nếu có sự tham gia của các Broker quyền lợi của người thuê tàu sẽ
được đảm bảo hơn.
1.2.2.5.
Các loại chi phí phải trả khi thuê tàu chuyến
Cước tàu chuyến khác với cước tàu chợ, cước tàu chuyến do người thuê và
người cho thuê thoả thuận đưa vào hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ
hoặc không tuỳ quy định.
Các loại chi phí phải trả trong thuê tàu chuyến gồm chi phí xếp, dỡ hàng hóa,
chi phí sắp đặt (stowage fee), chi phí cào san hàng hóa (trimming fee). Giá cước được
tính theo trọng lượng, thể tích hàng hoặc theo giá thuê bao (Lumpsum) cho một
chuyến. Vì quyền lợi của mình, các bên sẽ thỏa thuận đi đến thống nhất phân chia chi
phí này.
Có những trường hợp sau:
– Liner Terms: Cước bốc dỡ hàng đã được tính vào cước chuyên chở.
Chủ hàng không phải chịu chi phí bốc dỡ nữa. Chủ tàu phải chịu toàn bộ

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *