i
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH
VIET SUN GLOBAL
Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành:
QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Trang
Sinh viên thực hiện
: Lê Thị Nhi Ngoan
MSSV: 1211140695
Lớp: 12DQN02
TP. Hồ Chí Minh, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
ii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH
VIET SUN GLOBAL
Ngành:
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành:
QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Trang
Sinh viên thực hiện
: Lê Thị Nhi Ngoan
MSSV: 1211140695
Lớp: 12DQN02
TP. Hồ Chí Minh, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Thị Nhi Ngoan, là sinh viên lớp 12DQN02 chuyên ngành Quản trị Ngoại
thương Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan:
– Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của giảng viên – Th.S Trần Thị Trang.
– Các kết quả số liệu trong luận văn được thu thập tại công ty TNHH Viet Sun
Global, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.
– Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Sinh viên
iv
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng biết
ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) – khoa Quản Trị
Ngoại Thương cùng toàn thể các thầy cô đã tận tình dìu dắt, truyền đạt những kiến
thức từ cơ sở đến chuyên môn trong suốt bốn năm qua.
Thạc sỹ Trần Thị Trang – người đã trực tiếp hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ tôi
từng bước để hoàn thành tốt bài luận văn này.
Ban Giám đốc Công ty TNHH Viet Sun Global đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận
lợi để tôi thực tập tại công ty. Đặc biệt là các Anh, Chị đã trực tiếp hướng dẫn và
cho tôi nhiều kinh nhiệm quý báu, cũng như giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số
liệu và thông tin tại công ty.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, người thân, gia đình đã luôn
bên cạnh, cổ vũ tinh thần và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp của mình. Đồng kính chúc các Anh, Chị trong công ty TNHH Viet Sun
Global luôn đạt được nhiều thành quả trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Nhi Ngoan Khoá : 2012 -2016
MSSV : 1211140695
1. Thời gian thực tập : 22/02 – 17/04/2016
2. Bộ phận thực tập : Nhân Viên Sales
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Đơn vị thực tập
vi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Nhi Ngoan Khoá : 2012 -2016
MSSV : 1211140695
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm 2016
GVHD
Th.S Trần Thị Trang
vii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………
1
1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………………………………..
1
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………………….
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………..
2
4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………….
2
5. Kết cấu của đề tài ……………………………………………………………………………………
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
………………………………………………………………….
3
1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đường hàng không ………..
3
1.1.1. Vị trí và đặc điểm của vận tải hàng không …………………………………………
3
1.1.2. Định nghĩa giao nhận và người giao nhận
………………………………………….
4
1.1.3. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
………………………..
5
1.1.4. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận hàng hóa
………………………………
7
1.1.5. Trách nhiệm của người giao nhận …………………………………………………….
7
1.2. Các tổ chức quốc tế về hàng không
…………………………………………………………
8
1.2.1. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (International Air Transport
Association) ……………………………………………………………………………………………
8
1.2.2. Hiệp hội quốc tế các tổ chức giao nhận quốc tế FIATA (International
Federation of Freight Forwarders Associations) ………………………………………….
8
1.3. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
………………
9
1.3.1. Các chứng từ liên quan trong quy trình giao nhận đường hàng không …..
9
1.3.2. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không ………
12
Tóm tắt chương 1 ……………………………………………………………………………………….
14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH VIET SUN
GLOBAL
……………………………………………………………………………………………………
15
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Viet Sun Global ………………………………………..
15
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển …………………………………………………..
15
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty ……………………………………………………..
16
2.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự tại công ty
………………………………………………….
16
2.1.4. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Viet
Sun Global trong giai đoạn 2013-2015
……………………………………………………..
19
2.2. Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
hàng không tại công ty TNHH Viet Sun Global ……………………………………………
25
2.2.1. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường hàng không
………………
25
2.2.2. Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với khách hàng ………………………………….
26
2.2.3. Lấy Booking và gửi Booking cho khách hàng ………………………………….
28
viii
2.2.4. Làm chứng từ và gửi Pre-alert cho đại lý …………………………………………
30
2.2.5. Xác nhận hàng đến
………………………………………………………………………..
35
2.2.6. Thanh toán …………………………………………………………………………………..
36
2.3. Đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
hàng không tại Công Ty TNHH Viet Sun Global ………………………………………….
37
2.3.1. Ưu điểm ………………………………………………………………………………………
37
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
………………………………………………………………..
38
Tóm tắt chương 2 ……………………………………………………………………………………….
41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH VIET SUN GLOBAL
……………………
42
3.1. Định hướng phát triển của công ty ………………………………………………………..
42
3.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty…………………………………………
42
3.1.2. Định hướng phát triển ngành giao nhận hàng hóa bằng đường hàng
không tại công ty …………………………………………………………………………………..
43
3.2. Một số giải pháp …………………………………………………………………………………
44
3.2.1. Giải pháp 1: Cải tiến trong khâu chào giá cho khách hàng …………………
44
3.2.2. Giải pháp 2: Khắc phục những sai sót chứng từ
………………………………..
47
3.2.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện khâu đón hàng vào kho ………………………………
50
3.2.4. Giải pháp 4: Cải tiến khâu chuẩn bị tiền và thanh toán
………………………
53
3.3. Một số kiến nghị khác …………………………………………………………………………
56
Tóm tắt chương 3 ……………………………………………………………………………………….
59
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..
60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
………………………………………………………
61
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………..
62
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT
TẮT
DIỄN GIẢI
1
AFTA
ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
2
APEC
Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
3
ASEM
The Asia-Europe Meeting – Diễn đàn hợp tác Á – Âu
4
C/O
Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ
5
Dim
Dimension – Kích thước
6
DT
Doanh Thu
7
DWF
Sân bay quốc tế Dallas – Forth Worth
8
ETA
Estimated Time of Arrival
9
ETD
Estimated Time of Departure
10
FCL
Full Container Load – Hàng Chẵn
11
HAWB
House Air Way Bill
12
LCL
Less Than Container Load – Hàng Lẻ
13
LNST
Lợi Nhuận Sau Thuế
14
MAWB
Master Air Way Bill
15
SGN
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
16
TCS
Tan Son Nhat Cargo Services Company Limited
17
TĐTTLN
Tốc Độ Tăng Trưởng Lợi Nhuận
18
TPE
Sân bay quốc tế Đài Bắc
19
TPP
Trans-Pacific Partnership – Hiệp định xuyên TBD
20
VAT
Value Added Tax – Thuế Giá Trị Gia Tăng
21
VSG Co., Ltd
Viet Sun Global Company Limited
22
WTO
World Trade Organization – Tổ chức thương mại TG
23
XNK
Xuất Nhập Khẩu
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
HÌNH
STT
SỐ HIỆU
TÊN
TRANG
1
Hình 2.1
Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty TNHH VSG
16
2
Hình 2.2
Bộ máy quản trị nhân sự nội bộ Công ty VSG
17
3
Hình 2.3
Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh Công ty
TNHH VSG giai đoạn 2013 – 2015
20
4
Hình 2.4
Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo phương thức giao
nhận của VSG giai đoạn 2013 – 2015
22
5
Hình 2.5
Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa đường
hàng không tại Công ty TNHH VSG
25
BẢNG
STT
SỐ HIỆU
TÊN
TRANG
1
Bảng 2.1
Cơ cấu nhân sự nội bộ Công ty VSG đầu năm 2016
18
2
Bảng 2.2
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VSG
giai đoạn 2013 – 2015
19
3
Bảng 2.3
Doanh thu theo phương thức giao nhận Công ty VSG
giai đoạn 2013 – 2015
21
4
Bảng 2.4
Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ giao nhận Công ty
VSG giai đoạn 2013 – 2015
23
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam tự hào là một nước hội nhập tốt trong nền kinh tế toàn cầu khi đã thiết lập
ngoại giao với 185 quốc gia, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới
trên 230 thị trường các nước và vùng lãnh thổ. VN đã ký kết hơn 90 hiệp định
thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp
định chống đánh thuế hai lần với các nước và các tổ chức quốc tế, là thành viên của
các tổ chức uy tín như: Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO,… (Báo điện
tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2012). Mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP). Một trong những nhân tố làm cho cục diện kinh tế Việt Nam
đạt nhiều khởi sắc như thế không thể không kể đến lĩnh vực Vận tải và giao nhận
(Logistics). Ở nước ta ngoại thương chiếm khoảng 1/3 GDP. Nhưng để hoạt động
ngoại thương phát triển thì vận tải – một yếu tố quan trọng nhất của Logistics – phải
phát triển. Thập kỉ vừa qua, thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam đã có sự chuyển
biến tích cực về số lượng doanh nghiệp tham gia lẫn tốc độ ngành.
Hiện nay, hầu hết các hoạt động XNK được thực hiện thông qua người Giao nhận
(Forwarder) – nhân vật trung gian giữa Người Xuất khẩu và Người Nhập khẩu để
giúp cho việc vận chuyển hàng hóa đạt được hiệu quả nhất khi có sự khác biệt địa lý
giữa các quốc gia. Trong hoạt động giao nhận hàng hoá XNK, giao nhận vận tải
bằng đường hàng không dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng do tính ưu việt của nó là tốc
độ vận tải và tính an toàn cao nên vận tải hàng không vẫn giữ vai trò rất quan trọng.
Những năm gần đây với chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, ngành vận tải nói
chung và vận tải hàng không nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới
vận tải hàng không nội địa được phủ kín, nhiều đường bay quốc tế được mở rộng và
nâng cấp. Nhờ đó khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đã
tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng tăng,
thị trường được mở rộng. Cùng với kiến thức lĩnh hội được ở trường Đại học
HUTECH và quá trình làm việc tại Công ty TNHH Viet Sun Global, tôi xin chọn đề
tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY
TNHH VIET SUN GLOBAL” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài viết là thông qua việc tìm hiểu và phân tích sâu hơn về thực tế quy
trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không. Qua đó, có được cái
nhìn tổng quan và khá chính xác về các mặt đã đạt được và những mặt còn thiếu sót
nhằm đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các bước trong một quy trình giao nhận hàng
hóa xuất khẩu bằng đường hàng không từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng
đến khi giao hàng tới kho của người nhận.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty TNHH Viet Sun Global.
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp thu thập dữ liệu từ các nguồn:
Sơ cấp: Quan sát và ghi chép lại trong thời gian thực tập tại Công ty
và được đi thực tế ngoài sân bay, kho TCS, SCSC,…
Thứ cấp: Các bài báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các
tài liệu liên quan trong quá trình thực tập tại Công ty và các dữ liệu có
được từ việc tìm kiếm trên internet.
– Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến đánh giá của các Anh/ Chị trong
bộ phận Xuất khẩu của Công ty và các bộ phận có liên quan.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài được chia thành 3 chương:
– Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường hàng không.
– Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
hàng không của Công ty TNHH Viet Sun Global.
– Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của Công ty TNHH
Viet Sun Global.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1. Khái niệm chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng hàng không
1.1.1. Vị trí và đặc điểm của vận tải hàng không
Ngành vận tải hàng không ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến
thời điểm hiện nay, vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong vận tải nội địa
và quốc tế. Vận tải hàng không chiếm 10% khối lượng hàng hóa vận chuyển và
1/1000 khối lượng hàng hóa luân chuyển (t/km) trong buôn bán quốc tế.
Các hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:
– Airmail: Thư từ, bưu phẩm, hàng lưu niệm, tranh ảnh.
– Express: Chứng từ, tài liệu, sách báo, hàng cứu trợ khẩn cấp.
– Airfreight:
a) Hàng hóa có giá trị cao, quý, hiếm:
Kim cương, vàng, bạc, đá quý, đồ trang sức.
Tiền, sec, thư tín dụng, chứng từ có giá trị khác.
b) Hàng dễ hư hỏng: Hoa, quả tươi, rau, thực phẩm.
c) Hàng nhạy cảm với thị trường như: Quần áo, đồ chơi, hàng phục vụ lễ.
d) Động vật sống.
Vận tải hàng không có những ưu điểm nổi trội so với những ngành vận tải khác:
– Tuyến đường chủ yếu ở trên không trung, đường thẳng nối hai điểm vận tải
với nhau, không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước nên tuyến đường
thường ngắn hơn, tốn ít thời gian vận chuyển.
– Mạng lưới hệ thống các sân bay quốc tế hiện nay rất rộng và khá an toàn.
– Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận
chuyển nhanh: Vận tải hàng không có thể đạt tốc độ 900 đến 1000 km/h, gấp
tốc độ của tàu biển 27 lần, của ô tô 10 lần, của tàu hỏa 8,3 lần. Tốc độ giúp
con người tiết kiệm được thời gian và tiền bạc hơn khi vận chuyển hàng hóa
trong quãng đường dài.
– Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác.
4
– Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao.
– Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các
phương thức vận tải khác.
– Vận tải hàng không đơn giản hóa về các chứng từ thủ tục so với các phương
thức vận tải khác.
Bên cạnh các ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:
– Giá cước cao: Gấp 8 lần đường biển, gấp 2 – 4 lần đường sắt và ô tô.
– Không phù hợp với vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp, khối lượng lớn và
cồng kềnh (<10.000 MT).
- Tính cơ động và linh hoạt kém.
- Đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật.
1.1.2. Định nghĩa giao nhận và người giao nhận
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những nước khác
nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng,
tức là hàng hoá được vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Để hàng
hoá đến tận tay người mua được thì cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác
liên quan đến quá trình chuyên chở như đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra sân
bay, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc đường,
dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận. Những công việc đó được gọi là dịch
vụ giao nhận.
Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service), theo Quy tắc mẫu của FIATA về
dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như dịch vụ tư vấn hay có
liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo Luật thương mại Việt
Nam, giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao
nhận hàng hoá nhận từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ
tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo uỷ
thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận khác.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là Người giao nhận (Forwarder/ Freight
Forwarder/ Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công
5
ty xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác
có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá. Theo Luật thương mại Việt
Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thương nhân có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số công
việc do các nhà xuất nhập khẩu (XNK) uỷ thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm
thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ kỹ thuật trong ngành
vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay, người giao nhận
đóng vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao nhận
không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói
về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Ở các nước khác nhau, người
kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi tên khác nhau: Đại lý hải quan (Customs
House Agent); Môi giới hải quan (Customs Broker); Đại lý thanh toán (Clearing
Agent); Đại lý gửi hàng và giao nhận (Shipping and Forwarding Agent); Người
chuyên chở chính (Pricipal Carrier).
1.1.3. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Ngày nay, do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa phương thức, người
giao nhận không chỉ làm đại lý, người uỷ thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và
đóng vai trò như một nhà vận tải chính (Principal).
Người giao nhận làm chức năng và công việc của những người sau đây:
Người chuyên chở (Carrier):
Ngày nay trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên
chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu
trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác. Người giao
nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier). Trường hợp nếu
ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở nhưng nếu họ trực tiếp chuyên chở thì
người giao nhận là người chuyên chở thực tế (Performing/ Actul Carrier).
Người kinh doanh vận tải đã phương thức (Multimodal Transport Operator):
6
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức có
nghĩa là việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện bởi ít nhất hai phương thức vận
tải từ nơi xếp hàng đến nơi dỡ hàng ở những nước khác nhau hoặc dịch vụ từ cửa
đến cửa (Door to door service). MTO là người am hiểu về nhiều loại phương tiện
vận chuyển, biết áp dụng nhiều phương thức vận chuyển để tổ chức quá trình vận
tải một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất. MTO cũng là người chuyên
chở và phải chịu trách nhiệm đối với hàng.
Môi giới hải quan (Customs Broker):
Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động trong nước. Nhiệm vụ của người giao
nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu. Sau đó họ mở
rộng ra cả hoạt động xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu
cước với các hãng máy bay theo uỷ thác của người xuất khẩu hoặc nhập khẩu, tuỳ
thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được Nhà nước cho phép, người giao nhận
thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một
môi giới hải quan.
Người gom hàng (Cargo Consolidator):
Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho
vận tải đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hoá bằng Container, dịch vụ gom
hàng không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL)
để tận dụng sức trở của Container và giảm cước phí vận tải. Khi là người gom hàng,
người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
Đại lý (Agent):
Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.
Anh ta hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là
một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Người giao nhận nhận
uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau
như nhận hàng, giao hàng, lấy chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho, trên cơ sở
hợp đồng uỷ thác.
7
1.1.4. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận hàng hóa
Điều 235 Luật thương mại Việt Nam - 2005 quy định, trừ trường hợp có quy định
khác, người làm hoạt động giao nhận hàng hoá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giao nhận có thể thực hiện
khác với chỉ dẫn của khách nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần
hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho
khách hàng để xin chỉ dẫn.
- Trường hợp có thoả thuận về thời gian cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách
hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
- Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ
giao nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
1.1.5. Trách nhiệm của người giao nhận
Khi người giao nhận đóng vai trò là đại lý, người giao nhận sẽ đương nhiên phải
chịu trách nhiệm do lỗi lầm sai sót của bản thân mình. Lỗi lầm sai sót đó có thể là
giao hàng không đúng những chỉ dẫn của khách hàng, gửi hàng sai địa chỉ, lập
chứng từ nhầm, làm sai thủ tục hải quan, không thông báo hoặc thông báo muộn
cho chủ hàng khiến hàng phải lưu kho làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá đồng
thời làm tăng chi phí. Trong trường hợp những tổn thất mà do bên thứ ba (người
chuyên chở, người ký hợp đồng phụ với người chuyên chở) gây ra thì người giao
nhận không phải chịu trách nhiệm, miễn là chứng minh được tổn thất đó là do bên
thứ ba gây ra.
Khi người giao nhận đóng vai trò là người uỷ thác, ngoài những trách nhiệm là đại
lý nói trên, thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về cả những tổn thất do
bên thứ ba mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng gây ra. Trong trường
hợp này, người giao nhận thường có sự thoả thuận với khách hàng về giá dịch vụ
(thường áp dụng là giá trọn gói), chứ không phải chỉ nhận hoa hồng như đại lý.
Người giao nhận thường đóng vai trò là người uỷ thác khi thực hiện các công việc
8
như thu gom hàng lẻ gửi đi, tự vận chuyển hàng hoá hay nhận bảo quản hàng hoá
trong kho của chính mình, hay khi kinh doanh vận tải đa phương thức.
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của
những hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác.
- Khách hàng đóng gói và ghi, ký mã hiệu không phù hợp.
- Do nội tỳ hoặc do bản chất hàng hoá.
- Do chiến tranh, đình công.
- Do các trường hợp bất khả kháng.
Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi nhuận đáng lẽ
ra khách hàng phải được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà
không phải lỗi của mình.
1.2. Các tổ chức quốc tế về hàng không
1.2.1. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (International Air Transport
Association)
Đây là một tổ chức Phi Chính Phủ được thành lập tại thủ đô Lahabana của Cu Ba
vào năm 1945, trụ sở chính đặt tại thành phố Montreal, Canada, các văn phòng
được đặt ở nhiều nơi trên khắp các châu lục với mục đích hoạt động:
Thúc đẩy thương mại thế giới bằng việc phát triển vận tải hàng không.
Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức khác trên thế giới về hàng không.
Phát triển một cách hiệu quả ngành vận tải hàng không.
Thúc đẩy mối quan hệ tác động qua lại giữa các hãng hàng không, trực tiếp
hay gián tiếp liên quan tới vận tải hàng không quốc tế.
Năm 2006, sau khi đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của IATA thì
hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã được trở thành thành viên chính thức.
1.2.2. Hiệp hội quốc tế các tổ chức giao nhận quốc tế FIATA (International
Federation of Freight Forwarders Associations)
FIATA thành lập 1926, gồm các hội viên chính thức là những hiệp hội quốc gia
người giao nhận và hội viên cộng tác là những hãng giao nhận cá thể với mục đích:
9
Bảo vệ và phát huy lợi ích của người giao nhận.
Nghiên cứu các biện pháp, thủ tục giao nhận nhằm nâng cao hiệu quả.
Việc vận chuyển hàng không của FIATA giải quyết những vấn đề cước hàng
không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các đại lý hàng không FIATA & IATA
cùng những tổ chức quốc tế khác liên quan đến công nghệ chuyên chở hàng
không có quan hệ với nhau.
1.3. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
1.3.1. Các chứng từ có liên quan trong quy trình giao nhận đường hàng không
Vận đơn hàng không (AWB – AirwayBill)
AWB là một chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng của việc ký kết hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp
nhận hàng hóa để vận chuyển (Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định).
Vận đơn hàng không là chứng từ không giao dịch được (Non Negotiable) bằng cách
ký hậu thông thường. Vận đơn hàng không được lập thành 03 bản gốc, có các màu
khác nhau, phân phối cho các người khác nhau: Bản gốc 01 (Original 01) màu xanh
lá cây, có chữ ký của người gửi hàng dành cho người chuyên chở; Bản gốc 02
(Original 02) màu hồng, có chữ ký của cả hai bên, đi theo hàng đến nơi đến và dành
cho người nhận; Bản gốc 03 (Original 03) màu xanh da trời, có chữ ký của người
chuyên chở, dành cho người gửi. Ngoài ra còn có từ 06 tới 11 bản sao được phân
phối cho những người liên quan khác nhau. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm
về tính đúng đắn của các chi tiết liên quan đến hàng hóa mà họ đã kê khai vào AWB
và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của người chuyên chở hoặc những
người khác phát sinh do sự không chính xác hoặc không đầy đủ các nội dung đó.
Vận đơn gom hàng ( House B/L, House Airwaybill)
Là một chứng từ vận tải do người giao nhận cấp cho các chủ hàng lẻ khi người gom
hàng nhận hàng từ các chủ hàng để vận chuyển hàng bằng các phương thức vận tải
đường biển hoặc đường hàng không. Vận đơn này thường dùng với vận đơn chủ
(Master B/L hoặc Master Airwaybill) do người vận tải cấp khi họ nhận hàng từ
người gom hàng (người giao nhận). Vận đơn này cũng có thể dùng để thanh toán
10
nếu có thỏa thuận trong hợp đồng. Nội dung của vận đơn gom hàng, như đã nói ở
trên là chưa thống nhất trên phạm vi toàn thế giới và cũng chưa được phòng thương
mại thừa nhận, nên xu hướng chung là sử dụng vận đơn vận tải đa phương thức của
FIATA (FBL). FBL cũng mới được sửa đổi để phù hợp với bản quy tắc về cách
thực hàng thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) mới.
Hóa đơn thương mại
Chứng từ này có ghi các thông tin và địa chỉ của người bán hàng và người mua,
danh mục và mô tả hàng hóa (bao gồm giá, chiết khấu và số lượng), số hóa đơn chi
tiết bao bì, ký mã hiệu, chi tiết về giao hàng, tổng số tiền, ngày và số tham chiếu của
người mua. Vì các chứng từ khác sẽ được đối chiếu với hóa đơn thương mại, nên
hóa đơn có vị trí cực kỳ quan trọng do đó phải chính xác đến từng chi tiết. Một hóa
đơn không chính xác có thể ảnh hưởng lớn đối với các giao dịch có sử dụng thư tín
dụng. Người mua thường cần thông tin trong hóa đơn để tiến hành các thủ tục về
giấy phép nhập khẩu, thuế thủ tục hải quan và theo đúng các hạn chế về hối đoái. Vì
những điều này, người mua thường yêu cầu có một hóa đơn thương mại gửi trước,
gọi là hóa đơn sơ bộ (Proforma invoice).
Chứng từ bảo hiểm
Trong các giao dịch bán hàng theo điều kiện CIF và CIP Incoterms 2000, người bán
phải thanh toán bảo hiểm cho người mua. Trong đơn xin mở thư tín dụng phải ghi
rõ trách nhiệm bảo hiểm, người bán phải xuất trình chứng từ bảo hiểm có thể thu
tiền hàng. Tùy từng trường hợp, chứng từ bảo hiểm có thể là một hợp đồng bảo
hiểm (hoặc hợp đồng theo từng chuyến hoặc một hợp đồng bảo hiểm bao, tức là cho
giao hàng liên tục, thường xuyên, giấy chứng nhận bảo hiểm). Tổ chức các nhà bảo
hiểm London đã cụ thể hóa phạm vi bảo hiểm theo yêu cầu Incoterm 2000: Nói
chung được đính kèm vào bản hợp đồng, cho biết một cách chính xác các rủi ro
được bảo hiểm và các miễn trừ được bảo hiểm.
Giấy chứng nhận và giấy phép
Quan trọng nhất trong số các giấy chứng nhận này là giấy chứng nhận xuất xứ
(C/O), chứng minh xuất xứ hàng hóa và thường được phòng thương mại ở nước
người bán phát hành. Giấy chứng nhận kiểm định hàng hóa chứng nhận chất lượng
11
hàng hóa được các công ty kiểm định tư nhân và chung lập phát ra. Một số công ty
nổi tiếng như: SGS (Thụy sĩ) và Bureau Veritas (Pháp), ở Việt Nam có công ty
giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (VINACONTROL), các trung tâm kiểm dịch
kỹ thuật an toàn v.v…
Hối phiếu
Hối phiếu là một công cụ thanh toán có thể chuyển nhượng, là lệnh đòi trả tiền vô
điều kiện của người ký phát. Cùng với vận đơn, hối phiếu tạo cơ sở cho quy trình
nhờ thu chứng từ. Cùng với hóa đơn thương mại của người bán, người bán có thể sử
dụng một cách đơn giản để đòi tiền hàng. Hối phiếu có thể ký hậu để chuyển
nhượng cho một người thứ ba, gọi là người giữ hối phiếu hợp pháp.
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Một số công ước quốc tế đã định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa có các yếu
tố như sau: “Hợp đồng mua bán quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các
bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ
nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ký kết hợp đồng giữa các bên được
thiết lập ở các nước khác nhau” (Điều 1- Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng
hóa quốc tế những động sản hữu hình).
Ở Việt Nam theo luật thương mại 1997 thì hợp đồng mua bán được hiểu là: Là
những cam kết giữa một bên là tổ chức xuất nhập khẩu Việt Nam với một bên là
khách hàng nước ngoài nhằm thiết lập thay đổi, đình chỉ mối quan hệ nghĩa vụ và
quyền lợi trong lĩnh vực mua bán, trao đổi hàng hóa, mua bán phát gia công.
Bảng lược khai hàng hóa
Đây là bảng lược kê các loại hàng hóa xếp lên máy bay để vận chuyển đến các cảng
hàng không khác nhau do đại lý tại cảng xếp nhận hàng.
Phiếu cân
Phải ghi rõ số chuyến bay, thời gian bay, số cân, số kiện, địa điểm đến, địa điểm đi.
Booking note
Khi có hàng đi thì nhân viên công ty gửi phách lên hãng hàng không và chờ báo cáo
của hãng hàng không xem có đồng ý cho đi chuyến đó không.
12
Chứng từ của hải quan và các giấy tờ khác
Tờ khai hải quan.
Giấy chứng nhận kinh doanh, đăng ký mã số doanh nghiệp.
Công văn.
Giấy ủy quyền.
1.3.2.Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không
1.3.2.1. Thông qua chủ hàng để có các chứng từ
- Thư chỉ dẫn của người gửi hàng.
- Hóa đơn thương mại.
- Tờ khai của người gửi hàng nếu là hàng nguy hiểm (MSDS).
- Giấy chứng nhận về súc vật sống (nếu có)
- Giấy chứng nhận về vũ khí đạn dược (nếu có).
1.3.2.2. Chuẩn bị hàng hóa, lập chứng từ để giao hàng
- Nhận hàng hóa từ khách hàng.
- Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bị hàng hoá, xem người mua
đã trả tiền hàng hay mở L/C chưa.
- Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan.
- Nắm tình hình của hãng và tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến bay.
- Lập Cargo List gửi hãng hàng không.
- Khai và nộp tờ khai hải quan cùng với các giấy tờ khác như: Hợp đồng mua
bán, hoá đơn thương mại, giấy phép kinh doanh, bản kê khai chi tiết, giấy
phép xuất khẩu (nếu cần).
1.3.2.3. Làm thủ tục kiểm nghiệm, giám định, kiểm hoá, tính thuế
- Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm định nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay
biên bản thích hợp.
- Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá theo Luật hải quan.
- Tính thuế và ra thông báo thuế, hoàn thành thủ tục hải quan.
1.3.2.4. Giao hàng hoá xuất khẩu cho hãng hàng không
- Người giao nhận điền và ký Booking Note rồi đưa cho đại diện hãng hàng
không để xin ký cùng với bảng danh mục hàng xuất khẩu (Cargo List).
13
- Dán nhãn hàng hóa.
- Xếp hàng vào Container của máy bay, giao cho hãng hàng không nhận chở.
- Người giao nhận trực tiếp giao hàng cho hãng hàng không hay uỷ thác cho
cảng để cảng giao hàng cho hãng hàng không, cũng có thể giao nhận tay ba
(chủ hàng, cảng, hãng hàng không).
- Thông báo cho người mua về giao hàng, mua bảo hiểm hàng hoá (nếu cần).
1.3.2.5. Chuẩn bị các chứng từ kèm theo khi hàng đi
- MAWB: Là bộ vận đơn của hãng hàng không cấp cho người giao nhận, hoặc
đại lý của họ, một bộ được gửi đi cùng hàng để làm cơ sở nhận biết các khâu
có liên quan.
- HAWB: Là một vận đơn người gom hàng cung cấp cho chủ hàng, một bộ
được gửi theo hàng và chuyển đến người nhận hàng.
- Invoice, Packing List, C/O, Visa… là các chứng từ của người bán hàng gửi
theo hàng gửi cho người mua hàng.
- Tờ khai xuất khẩu: Là bộ tờ khai mà chủ hàng khai báo tại cửa khẩu xuất.
- Cargo Manifest: Là chứng từ người giao nhận gửi cho đại lý của họ và hải
quan cửa khẩu đến dùng để nhận biết các lô hàng.
- Pre – alert: Thường được gửi bằng email cho đại lý giao nhận để thông báo
về thực trạng lô hàng trước khi hàng đến.
1.3.2.6. Thông báo cho người nhận hàng
Giám sát việc di chuyển hàng hóa của khách bao gồm việc chuyển tải và chuyển
tiếp đến địa điểm giao hàng cuối cùng.
Khi công ty giao nhận xác nhận hàng đã đến nước người mua thì sẽ thông báo cho
đại lý ở nước ngoài đến nhận hàng và hoàn tất các khâu còn lại.
1.3.2.7. Lập chứng từ kế toán và lưu hồ sơ
Nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ gửi cho khách hàng và chuyển cho bộ phận
kế toán để theo dõi thu công nợ. Sau khi người bán xác nhận thì xuất hóa đơn VAT.
14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Hoạt động giao nhận hàng hóa XNK là một phần trong tổng thể của ngành
Logistics. Ở nước ta, hoạt động giao nhận vận tải ngày một phát triển và được chú
trọng, nó ảnh hưởng tới phạm vi mặt hàng, khối lượng và kim ngạch buôn bán của
các quốc gia cũng như các doanh nghiệp. Trong đó, giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu nói chung và hàng hóa xuất khẩu nói riêng bằng đường hàng không cũng
chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam. Hiện nay,
vận tải hàng không chiếm 10% khối lượng hàng hóa vận chuyển và 1/1000 khối
lượng hàng hóa luân chuyển (t/km) trong buôn bán quốc tế. Tuy vận tải hàng không
ra đời sau những phương thức vận tải khác nhưng do tính ưu việt của nó là tốc độ
vận chuyển nhanh và khá an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác nên rất
thích hợp cho các hàng hóa có giá trị cao nhưng nhỏ, gọn.
Mạng lưới giao nhận ngày càng phủ khắp toàn cầu và hoạt động nhộn nhịp. Các đại
lý giao nhận cùng tạo một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay, cảng biển, các
đầu mối vận tải, các thành phố,… đảm nhận một khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu. Việc ra đời các công ty giao nhận giúp cho các nhà xuất nhập khẩu đơn giản
được những vấn đề mà lẽ ra họ phải thực hiện. Công ty giao nhận mang tính chuyên
môn hơn, do đó thời gian thực hiện công việc sẽ mau chóng hơn.
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu cũng như quy trình tổ chức thực hiện hợp
đồng XNK, đều phải dựa trên cơ sở pháp lý và nguyên tắc chung, ví dụ các công
ước, luật lệ, các điều kiện giao hàng trong tập quán thương mại quốc tế Incoterms.
Dựa trên mỗi mặt hàng khác nhau với các quy định về thủ tục xuất hay nhập khẩu
khác nhau sẽ có một số điểm khác biệt so với quy trình chung, nhưng vẫn phải tuân
thủ theo đúng trình tự đã được quy định. Người thực hiện giao nhận đòi hỏi phải
nắm rõ nguyên tắc về nghiệp vụ giao nhận, trình tự làm giấy tờ, thủ tục hải quan,…
để cung cấp các dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa,
giúp cho khách hàng của mình giảm thiểu được các chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG
TY TNHH VIET SUN GLOBAL
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Viet Sun Global
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Viet Sun Global (VSG) được thành lập hợp pháp, có tài sản độc lập
với cá nhân và được công nhận tư cách pháp nhân kể từ ngày 10/12/2011, giấy phép
đăng ký kinh doanh số 0312582610 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí
Minh (Theo điều 84, bộ luật dân sự năm 2005). Vì vậy, Công ty không có quyền
phát hành cổ phiếu, lợi nhuận được chia thành từng phần tuỳ thuộc vào quyền lợi
từng thành viên.
Một số thông tin chi tiết về Công ty như sau:
- Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Viet Sun Global;
- Tên tiếng Anh: Viet Sun Global Company Limited;
- Tên giao dịch: Viet Sun Global Co., Ltd; tên viết tắt: VSG;
- Trụ sở thực tập: Tòa nhà Kicotrans, 20 Sông Thao, P. 2, Q. Tân Bình, TP.
Hồ Chí Minh;
- Văn phòng đại diện: Tòa nhà Seaprodex, 20 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội;
- Đại diện pháp lý: Ông Lê Quốc Hùng;
- Điện thoại: 84-838487355; - Mã số thuế: 0312582610;
- Fax: 84-838487356; - Ngày cấp phép: 10/12/2011;
- Email: info@vietsunglobal.com; - Ngày hoạt động: 13/12/2011;
- Website: www.vietsunglobal.com; - Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VND.
VSG đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực Logistics,
ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng chọn VSG là ưu tiên hàng đầu. Số lượng
lẫn chất lượng nhân lực luôn được Ban giám đốc chú trọng; kể cả chiến lược đào
tạo đặc thù và khéo léo giải quyết mâu thuẫn. Nhờ đó, lợi nhuận tăng nhanh chóng
trong một năm trở lại, nhiều hợp đồng được kí kết. Tuy thành lập chưa lâu nhưng để
đạt được những thành tựu trên thật không dễ dàng, VSG đã trải qua nhiều thử thách
và luôn phấn đấu trở thành Công ty giao nhận hàng đầu Việt Nam.