10152_Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày – tá tràng điều trị ngoại trú tại khoa Tiêu hóa (DH)

luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ỨC CHẾ BƠM
PROTON TRONG BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY-
TÁ TRÀNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN:
THS.DS.DƯƠNG PHƯỚC AN NGUYỄN LÊ LAN ANH
MSSV: 12D720401194
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7C

Cần Thơ – 2017

i

LỜI CẢM TẠ

Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn tôi xin gửi lời cảm sâu sắc nhất tới Ths. Dương
Phước An người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành Bs. Bồ Kim Phương – Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện
Đa khoa Trung Ương Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu và những góp ý
quý báu để thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô Phòng Đào tạo, Bộ môn Dược Lâm
sàng – Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
này.
Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè người thân đã luôn ở bên động viên tôi
trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày…… tháng….. năm ……
Sinh viên Nguyễn Lê Lan Anh

ii

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo
viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu
thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Nguyễn Lê Lan Anh

iii

TÓM TẮT
Mở đầu
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến hiên nay. Đến nay, người ta đã tìm được
nguyên nhân gây bệnh VLDD – TT là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Việc điều trị trung
bình vào khoảng 1 đến 3 tháng tiến hành nhiều đợt và được kết hợp từ 3 đến 4 loại Nhưng
thuốc được sử dụng hiện nay là thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Mục tiêu
Trong đề tài này xây dựng nhằm khảo sát đặc điểm bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày
tá tràng, khảo sát tình hình sử dụng PPI trong toa thuốc điều trị bệnh lý loét dạ dày tá tràng
của bệnh nhân và đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh nhân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân điều trị ngoại trú được chẩn đoán là viêm dạ dày, loét dạ
dày, loét tá tràng tại bệnh viên Trung Ương thành phố Cần Thơ. Từ tháng 1/2017 đến tháng
5/2017 với phương pháp nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang trên toa và tiến hành thông
tin theo phiếu thu thập thông tin bệnh nhân.
Kết quả và bàn luận
Về độ tuổi mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 60 tuổi trở lên (59 %). Qua nghiên
cứu thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam có sự hợp lý do nữ giới ở độ tuổi trước 60 có sự thay đổi về
tâm sinh lý, hay gặp các vấn đề về sức khỏe hơn lên tỷ lệ cao hơn ở các lứa tuổi trước.
Trong các phương pháp chẩn đoán thì nội soi là phương pháp chẩn đoán có hiệu quả cao
đặc biệt trong phân loại bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 36 %. Ngoài việc chẩn đoán
và phân loại bệnh chính xác thì việc xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn H.P,
do thuốc chống viêm không steroid cũng có nghĩa rất quan trọng để lựa chọn thuốc trong
điều trị một cách hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu thì 100 % bệnh nhân nội soi đều được
thực hiện xét nghiệm tìm H.P. Để đáp ứng mục tiêu điều trị các nhóm thuốc cơ bản thường
được dùng kết quả nghiên cứu cho thấy 91,9 % bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có sử
dụng thuốc PPI. Dược chất được dùng chủ yếu là esomeprazol 38,5 % . Nhìn chung số
tương tác thuốc gặp có tỷ lệ khá thấp 1%, tỉ lệ khỏi bệnh và đỡ chiếm tỉ lệ cao 74,4 %, đỡ
là 52,2 % và không đạt hiệu quả điều trị là 25,6 %.
Kết luận
Dựa trên các kết quả thu được, nghiên cứu đề nghị tiếp thục theo dõi thuốc được chỉ định
điều trị khi bệnh nhân tái khám. Đánh giá được về tuân thủ sử dụng thuốc PPI về giờ sử
dụng thuốc và ảnh hưởng ăn uống. Đánh giá hiệu quả khi thay đổi thuốc và heo dõi tác
dụng phụ khi điều trị và các biến cố có hại.

iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ
………………………………………………………………………………………………………. i
LỜI CAM KẾT
…………………………………………………………………………………………………… ii
TÓM TẮT …………………………………………………………………………………………………………. iii
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………………. iv
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………………….. vii
DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………………………………….. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………… x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………………… 1
1.1. ĐẠI CƯƠNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG . ……………………………………….. 1
1.1.1. Khái niệm. ………………………………………………………………………………………………….. 1
1.1.2. Phân loại. ……………………………………………………………………………………………………. 1
1.1.2.1. Viêm dạ dày:
…………………………………………………………………………………………….. 1
1.1.2.2. Loét dạ dày – tá tràng:
………………………………………………………………………………… 1
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh. ………………………………………………………………………………………… 1
1.1.4. Vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori trong viêm loét dạ dày – tá tràng. ………… 2
1.1.4.1. Vi khuẩn Helicobacter pylori. …………………………………………………………………….. 2
1.1.4.2. Cơ chế gây viêm loét dạ dày – tá tràng của vi khuẩn Helicobacter pylori. ………… 3
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng …………………………………………………………………………………… 3
1.1.6. Cận lâm sàng. ……………………………………………………………………………………………… 4
1.1.6.1. Chụp X Quang ………………………………………………………………………………………….. 4
1.1.6.2. Nội soi dạ dày tá tràng.
………………………………………………………………………………. 4
1.1.6.3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori ……………………………………………….. 4
1.2. ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.
……………………………………………… 5
1.2.1. Mục đích điều trị. ………………………………………………………………………………………… 5
1.2.2. Chế độ dinh dưỡng. ……………………………………………………………………………………… 6
1.2.3. Điều trị nguyên nhân gây bệnh.
……………………………………………………………………… 6
1.2.3.1. Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori.
………………….. 6

v

1.2.3.2. Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng nguyên nhân không do nhiễm Helicobacter
pylori.
………………………………………………………………………………………………………………….. 8
1.3. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ. ……………………………………………………………………………….. 9
1.3.1. Thuốc ức chế bơm proton.
…………………………………………………………………………….. 9
1.3.2. Thuốc kháng thụ thể H2 histamin. ………………………………………………………………… 11
1.3.3. Thuốc trung hòa acid dịch vị ……………………………………………………………………….. 12
1.3.4. Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng ổ loét. ………………………………………………………… 14
1.3.4.1. Phân loại. ………………………………………………………………………………………………. 14
1.3.4.2. Misoprotol. …………………………………………………………………………………………….. 14
1.3.4.3. Sucralfat.
………………………………………………………………………………………………… 15
1.3.4.4. Hợp chất bismuth.
……………………………………………………………………………………. 15
1.3.5. Thuốc diệt H.P
…………………………………………………………………………………………… 16
1.3.5.1. Amoxycilin. ……………………………………………………………………………………………. 17
1.3.5.2. Clarithromycin.
……………………………………………………………………………………….. 17
1.3.5.3. Metronidazol, là dẫn xuất của 5 – nitroimidazol thế hệ 1.
……………………………… 18
1.3.5.4. Levofloxacin
…………………………………………………………………………………………… 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………… 20
2.1. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU.
……………………………………………………………………….. 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ………………………………………………………………….. 20
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….. 20
2.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………… 20
2.3.2. Sử dụng thuốc trong điều trị ………………………………………………………………………… 20
2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
…………………………………………………………………… 20
2.5. XỬ LÍ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
…………………………………………………………………. 21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………. 22
3.1. MÔ HÌNH BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG.
…………………………………… 22
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
…………………………………………………… 22
3.1.2. Phân nhóm các bệnh.
………………………………………………………………………………….. 23

vi

3.1.3. Triệu chứng lâm sàng. ………………………………………………………………………………… 24
3.1.4. Phương pháp chẩn đoán. …………………………………………………………………………….. 24
3.1.5. Xét nghiệm H.P. ………………………………………………………………………………………… 25
3.1.6. Kết quả xét nghiệm H.P
………………………………………………………………………………. 26
3.1.7. Đánh giá nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng. …………………………………… 27
3.2. CÁC THUỐC PPI TRONG ĐIỀU TRỊ. ………………………………………………………….. 28
3.2.1. Các loại thuốc PPI được điều trị trong VLDD – TT.
……………………………………….. 28
3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc PPI trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
……… 30
3.2.3. Số ngày sử dụng. ……………………………………………………………………………………….. 31
3.2.4. Phối hợp kháng sinh trị H.P…………………………………………………………………………. 31
3.2.5. Thuốc PPI được sử dụng phối hợp H.P.
………………………………………………………… 32
3.2.4. Các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ.
……………………………………………………………………. 32
3.2.5. Tương tác thuốc.
………………………………………………………………………………………… 33
3.2.6. Tuân thủ điều trị. ……………………………………………………………………………………….. 34
3.2.7. Kết quả điều trị . ………………………………………………………………………………………… 34
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN. ………………………………………………………………………………… 36
4.1. VỀ MÔ HÌNH BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG. …………………………… 36
4.1.1. Về tuổi, giới tính và nghề nghiệp: ………………………………………………………………… 36
4.1.2. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng…………………………………………………….. 36
4.2. VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ. ………………………………………………….. 37
4.2.1. Các thuốc sử dụng trong điều trị. …………………………………………………………………. 37
4.2.2. Nhóm thuốc điều trị hỗ trợ: …………………………………………………………………………. 38
4.2.3. Về tương tác thuốc……………………………………………………………………………………… 38
4.3. VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ. …………………………………………………………………………….. 38
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT …………………………………………………………… 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………… 41
PHỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………… 44

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp xét nghiệm H.P ……………………. 5
Bảng 1.2. Chỉ định và liều dùng cùa các thuốc PPI
…………………………………………………. 10
Bảng 1.3. Chỉ định và liều dùng cùa các thuốc kháng thụ thể H2 – histamin
……………….. 11
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
………………………………………………………. 22
Bảng 3.2. Phân nhóm các bệnh …………………………………………………………………………….. 23
Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng …………………………………………………………………………… 24
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán qua nội soi. ………………………………………….. 25
Bảng 3.5. Kết quả bệnh nhân có xét nghiệm H.P ……………………………………………………. 26
Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm H.P
………………………………………………………………………… 26
Bảng 3.7. Đánh giá nguyên nhân gây VLDD -TT …………………………………………………… 27
Bảng 3.8. Tần suất các loại thuốc PPI được sử dụng trong điều trị
……………………………. 28
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc PPI trong bệnh VLDD – TT ……………………… 30
Bảng 3.10. Số ngày sử dụng ………………………………………………………………………………… 31
Bảng 3.11. Tỷ lệ phối hợp kháng sinh trị H.P ………………………………………………………… 31
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc PPI được sử dụng phối hợp H.P ………………………………………….. 32
Bảng 3.13. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ
…………………………………………. 32
Bảng 3.14. Tương tác gặp trong đơn …………………………………………………………………….. 33
Bảng 3.15. Tuân thủ điều trị ………………………………………………………………………………… 34
Bảng 3.16. Hiệu quả điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng.
…………………………………….. 34

viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Phân nhóm các bệnh. ……………………………………………………………………………. 23
Hình 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán qua nội soi……………………………………………. 25
Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có xét nghiệm tìm H.P ………………………………………………….. 26
Hình 3.4. Kết quả xét nghiệm H.P
………………………………………………………………………… 27
Hình 3.5. Nguyên nhân gây VLDD – TT
……………………………………………………………….. 28
Hình 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc PPI trong bệnh VLDD – TT ……………………… 30

ix

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên
Nghĩa

BN

Bệnh nhân
Cyt P450
Cytocrom P450
Hệ thống gồm có 50 loại enzymes
thuộc nhóm monooxygenase.
Hb
Hemoglobin
Một chất nằm trong tế bào hồng cầu.
H.P
Helicobacter pylori
Một loại vi khuẩn có thể cư trú ở dạ
dày.
H.P (+)
Helicobacter pylori dương tính
Đồng nghĩa với việc có thể bạn đã có
vi khuẩn H.P trong dạ dày.

H.P (-)
Helicobacter pylori âm tính
Đồng nghĩa với việc có thể bạn không
có vi khuẩn H.P trong dạ dày

IV
Intravenous
Tiêm tĩnh mạch
Kháng H2
Kháng histamine H2
Làm giảm tiết dịch vị
NSAID
Non – steroidal anti –
inflammatory drug
Thuốc chống viêm không steroid
LDD

Loét dạ dày
LTT

Loét tá tràng
PPI
Proton – pump inhibitor
Thuốc ức chế bơm proton
XHTH

Xuất huyết tiêu hóa
VDD

Viêm dạ dày
VDD – TT

Viêm loét dạ dày tá tràng

x

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDD – TT) là bệnh khá phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên
thế giới (Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2013). Ở Việt Nam tỷ lệ này khoảng 7 % dân số, tuổi
mắc bệnh nhiều nhất là từ 20 – 40 (Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2013) . Viêm loét dạ dày
là một bệnh mạn tính, dễ tái phát và có nhiều biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu
hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày (WHO, 2004). Trước đây, trong điều trị loét dạ dày tá
tràng thường được thực hiện bằng can thiệp ngoại khoa là cắt dạ dày loại trừ ổ loét (Nhà
xuất bản Y học Hà Nội, 2013). Đến nay người ta đã tìm được nguyên nhân gây bệnh là một
loại vi khuẩn nằm ở dạ dày dưới lớp chất nhầy, gọi là Helicobacter pylori, đó là loại xoắn
khuẩn hình chữ S. Do đó mổ cắt dạ dạy điều trị loét đã giảm khá nhiều, tới 80 – 90 % so
với trước đây, chủ yếu điều trị nội khoa là chính (Nguyễn Khánh Trạch, 2011).
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng nội khoa có thời gian điều trị trung bình vào khoảng
1 đến 3 tháng. Trên các bệnh nhân mắc bệnh này đơn thuần thuốc được sử dụng trong đa
số các trường hợp là sự kết hợp của 3 đến 4 loại thuốc, với các bệnh nhân có bệnh mắc kèm
còn cần phải phối hợp nhiều thuốc hơn nữa (Nguyễn Khánh Trạch). Như vậy xác định đúng
bệnh và sử dụng thuốc phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, an toàn, tiết kiệm.
Đồng thời giảm được các biến chứng của bệnh và phòng ngừa các phản ứng có hại của
thuốc. Những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chưa có đề tài
nào nghiên cứ về việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá
tràng tại bệnh viện vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng và đánh
gía hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày – tá tràng điều
trị ngoại trú tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Trung Ương thành phố Cần Thơ” với các
mục tiêu sau:
• Khảo sát đặc điểm bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Tiêu hóa Bệnh
viện Trung Ương Cần Thơ.
• Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong toa thuốc điều trị bệnh
lý loét dạ dày tá tràng của bệnh nhân.
• Đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. ĐẠI CƯƠNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG (VLDD – TT).
1.1.1. Khái niệm.

Viêm loét dạ dày tá tràng là một nhóm bệnh lý của đường tiêu hóa gồm viêm dạ dày,
viêm tá tràng, loét dạ dày, loét tá tràng. Các bệnh này thường đi kèm với nhau. Trong
đó, hai nhóm bệnh hay gặp là viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng (Đặng Phương Kiệt,
1994).
1.1.2. Phân loại.
1.1.2.1. Viêm dạ dày: viêm dạ dày (VDD) được dùng để chỉ tất cả những tổn thương
viêm của niêm mạc dạ dày (Đặng Phương Kiệt, 1994). Có một số cách phân loại VDD
dựa vào các căn cứ khác nhau:
Theo tiến triển của bệnh: VDD cấp tính, VDD mạn tính (Nhà xuất bản Y học, 2002).
Theo hình ảnh nội soi: VDD nông, VDD teo, VDD phì đại (Nhà xuất bản Y học, 2002).
Theo cơ chế bệnh sinh: có thể chia VDD thành 3 loại là loại A, loại B và loại C (Nhà
xuất bản Y học, 2002).
– Viêm dạ dày loại A: VDD tự miễn (Nhà xuất bản Y học, 2002).
– Viêm dạ dày loại B: VDD do vi khuẩn Helicobacter pylori (Nhà xuất bản Y học, 2002).
– Viêm dạ dày loại C : VDD do hóa học hoặc hồi lưu (Nhà xuất bản Y học, 2002).
1.1.2.2. Loét dạ dày – tá tràng: bệnh loét dạ dày tá tràng (LDD – TT) là tổn thương của
lớp mạc xuyên qua lớp cơ niêm xuống đến lớp cơ. Đặc điểm của bệnh loét là mạn tính
và thường hay tái phát, diễn biến có tính chất chu kỳ, nếu không được điều trị triệt để
nhiều trường hợp có thể biến chứng thành ung thư. Phân loại dựa vào nguyên nhân gây
bệnh có thể phân loại LDD – TT thành (Nguyễn Tiến Dũng, 2011) :
– LDD – TT do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
– LDD – TT do nguyên nhân khác: stress, sử dụng aspirin và các thuốc NSAID hay
corticoid, uống rượu, hút thuốc lá (Nguyễn Tiến Dũng, 2011), (Bittencourt p. F, Peditr
J, et al, 2006).
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh.
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng đã được biết đến từ lâu song cho đến nay cơ chế bệnh
sinh vẫn chưa được xác định rõ ràng, giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là do
mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và các yếu tố bảo vệ (Fauci Anthony S, 2008),
(Gisela Chelimsky and Steven Czinn, 2001).

2

Các yếu tố bảo vệ:
– Chất nhầy : chất nhầy bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa ở dạng gel, mang tính kiềm,
ngăn cản pepsin và acid dịch vị khuếch tán sâu vào trong niêm mạc (Nguyễn Hữu Sản,
2014).
– Bicarbonat: trung hòa acid dịch vị ở bề mặt niêm mạc, chống lại sự khuếch tán ngược
của H+ ( Nguyễn Hữu Sản, 2014).
– Dòng máu qua niêm mạc: nằm dưới lớp biểu mô có vai trò mang đi H+, cung cấp oxy
và các chất dinh dưỡng cho tế bào biểu mô (Nguyễn Hữu Sản, 2014).
– Prostaglandin: có tác dụng ức chế trực tiếp các tế bào thành làm giảm bài tiết acid
hydroclorid, kích thích tế bào biểu mô tăng cường bài tiết nhày và bicarbonat, duy trì
dòng máu tới niêm mạc dạ dày (Nguyễn Thị Thu Cúc), (Nguyễn Hữu Sản, 2014).
Các yếu tố tấn công (Trường đại học Dược Hà Nội, 2003), (Fauci Anthony S, 2008).
– Acid clohydric và pepsin: gây ăn mòn và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
– Các thuốc như aspirin, thuốc nhóm NSAID hay corticoid: cũng có thể làm tổn thương
niêm mạc do ức chế tổng hợp prostaglandin.
– Một số yếu tố khác như căng thẳng kéo dài, yếu tố miễn dịch, hóa chất sẽ kích thích
niêm mạc làm tăng tiết acid dịch vị gây loét. Vi khuẩn Helicobacter pylori cũng đóng
vai trò quan trọng trong viêm loét dạ dày – tá tràng.
1.1.4. Vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori trong viêm loét dạ dày – tá tràng.
1.1.4.1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P).
Helicobacter pylori là một vi khuẩn Gram âm tăng trưởng chậm, hình xoắn dạng que
cong hay chữ S, có 1- 6 lông roi ở một đầu, có thể di động, kích thước (0.5 – 1μm) x (2.5
– 3.5 μm). Chúng sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày hoặc giữa lớp nhầy với lớp biểu mô
dạ dày. Nhiệt độ thích hợp 35 – 37 0C, pH thích hợp 3 – 5, chịu được pH từ 3
– 8, khi pH nhỏ hơn 2 Helicobacter pylori ngưng sinh sản và pH lớn hơn 7 sẽ ngưng
hoạt động (Peterson WL, Graham DY, 2007), (Suoglu OD, Gokce S, Saglam AT, et al,
2007).
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori tăng cao trong những gia đình đã có người bị
nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trước hoặc điều kiện sống ở mức kinh tế thấp như:
nơi có điều kiện vệ sinh kém, nước và thức ăn bị nhiễm là nguồn lây lan quan trọng ban
đầu (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2015). Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể được lây
truyền qua nhiều đường như: miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – miệng. Bố mẹ và
anh chị em đóng vai trò là nguồn lây nhiễm tiên phát (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2015),
(Nguyễn Thị Út, 2016).

3

Ở các khu vực đang phát triển trên thế giới 80 % dân số có thể bị nhiễm khuẩn trước 20
tuổi, tỉ lệ này là 20 % – 30 % các nước công nghiệp (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2015).
Tại Việt Nam trong quần thể khoảng 40 % – 70 % với tỷ lệ nhiễm ở nam và nữ như
nhau. Trẻ nhỏ nhiễm Helicobacter pylori thấp hơn người lớn, xuất hiện ở cả 1 – 2 tuổi
(Nguyễn Phúc Học).
1.1.4.2. Cơ chế gây viêm loét dạ dày – tá tràng của vi khuẩn Helicobacter pylori.
Vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập vào dạ dày, tiết ra men urease thủy phân ure
trong dạ dày thành ammoniac, gây kiềm hóa môi trường xung quanh và chính sự kiềm
hóa này giúp Helicobacter pylori tránh được sự tấn công của acid – pepsin trong dịch vị.
Sau khi bám vào màng tế bào, vi khuẩn H.P tiết ra các nội độc tố gây tổn thương trực
tiếp các tế bào biểu mô dạ dày, gây thoái hóa hoại tử, tạo điều kiện để acid – pepsin thấm
vào tiêu hủy gây trợt rồi loét (Bộ Y tế, 2007), (Tạ Long, 2003).
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng (Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 1997), (Nhà xuất bản Y
học Hà Nội, 2013), (Phạm Thị Ngọc Tuyết, 2008).
Chủ yếu là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau này rất có đặc điểm rất riêng, đó là
phần đau lâm râm, ít khi đau dữ dội. Kéo dài trung bình một tuần. Có khả năng tự khỏi,
không điều trị gì cũng khỏi, có khi tới 2 – 3 năm hoặc 5 – 6 năm, sau đó lại trở lại, sự
thật là khỏi đau thôi, ổ loét vẫn còn tồn tại.
Đau có tính chất chu kỳ: đau lúc đói hoặc lúc no, đau vào mùa rét hoặc nóng, đau khi
căng thẳng tinh thần, thể lực, đau gần về sáng. Tính chất đau như trên lặp lại rất giống
nhau ở các đợt đau, người ta gọi là đau có tính chất chu kỳ.
Đau thượng vị “kinh điển” của loét dạ dày – tá tràng xuất hiện khi acid được tiết ra mà
không có thức ăn lót dạ. Loét dạ dày triệu chứng xuất hiện 2 – 5 giờ sau bữa ăn hay khi
đói, đau cư trú bên phải thượng vị. Còn loét tá tràng triệu chứng xuất hiện về đêm,
thường từ 11 giờ tối đến 2 h sáng, đau khu trú vùng bên trái thượng vị lúc này acid tiết
ra nhiều nhất trong ngày.
Ngoài triệu chứng đau thường gặp trên còn có thể gặp: máu tiêu hóa, chậm tiêu, đầy
bụng, ợ hơi, ợ chua.
Bệnh không có các triệu chứng như trên, chỉ khi có các biến chứng như: xuất huyết tiêu
hóa với nôn ra máu và đi phân đen, hẹp môn vị với ói tái diễn, thủng ổ loét, ung thư hóa,
viêm tụy cấp.

4

1.1.6. Cận lâm sàng (Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2013).
1.1.6.1. Chụp X Quang
Chụp X Quang: không còn được sử dụng nhiều do độ nhạy kém và tính gây hại. Tuy
nhiên nó được chỉ định trong một số ít trường hợp: bệnh nhân từ chối nội soi, người lớn
tuổi, có chống chỉ định: suy tim, khó thở.
1.1.6.2. Nội soi dạ dày tá tràng.
Nội soi dạ dày: có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất cho chuẩn đoán, theo dõi bệnh lý loét,
phát hiện thương tổn kèm theo và nhất là qua đó thực hiện sinh thiết tìm Helicobacter
pylori.
– Vị trí ổ loét: hay gặp nhất là hang vị dạ dày, hành tá tràng. Ngoài ra còn có gặp loét ở
thân vị, phình vị, mặt trước hoặc mặt sau dạ dày, tâm vị hay môn vị, ở tá tràng thậm chí
còn ở xa hơn, ở ruột đầu. Loét dạ dày chủ yếu nằm ở phía bờ cong (90 %) nhất là góc
bờ cong nhỏ.
– Kích thước: nhỏ 0,5 cm, lớn 2 – 3 cm, trung bình 1cm.
– Số lượng: thường là một ổ loét, một số ít có tới hai hoặc ba hoặc nhiều hơn, những ổ
loét có thể nằm ở dạ dày hoặc tá tràng, hoặc ở cả hai.
1.1.6.3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (Nguyễn Thị Út, 2016):
Những xét nghiệm đáng tin cậy để tìm Helicobacter pylori.
– Xét nghiệm xâm lấn cần có nội soi:
Sinh thiết và mô học.
Test Urea nhanh (Clo test).
Cấy vi trùng.
PCR tìm DNA vi trùng.
– Xét nghiệm không xâm lấn:
Tìm kháng nguyên trong phân.
Test Urea hơi thở.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp xét nghiệm H.P được trình bày như bảng
dưới (Poddar Ujjal, Yachha Surender Kumar, 2007):

5

Bảng 1.1 Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp xét nghiệm Helicobacter pylori.
Xét nghiệm
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Xét nghiệm xâm lấn qua nội soi
Mô học
Test Urea nhanh
Cấy vi trùng
PCR
Xét nghiệm không xâm lấn
Tìm kháng nguyên trong phân
Test Urea hơi thở C13

98
90 – 95
90 – 95
95

85 – 88
95 – 98

98
98
100
95

95 – 98
95 – 98

Xét nghiệm H.P được chỉ định khi (Nguyễn Thị Út, 2016):
Bệnh lý loét được xác định qua X Quang hoặc nội soi.
Biểu hiện mô học của Lymphoma (Malt).
Đánh giá sau điều trị nhiễm Helicobacter pylori :
– Loét dạ dày có biến chứng ( xuất huyết, thủng hoặc tắc), lymphoma.
– Còn triệu chứng sau điều trị, nên làm nội soi và sinh thiết để đánh giá bệnh loét dạ dày
kèm với nhiễm Helicobacter pylori kéo dài.
1.2. ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.
1.2.1. Mục đích điều trị (Phạm Thị Thu Hồ, 2009), (Fauci Anthony S, 2008): giảm
đau, liền sẹo, ổ loét, ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa biến chứng.
– Làm giảm yếu tố gây loét acid clohydric (yếu tố tấn công):
Dùng thuốc ức chế bài tiết HCl và pepsin .
Dùng thuốc trung hòa HCl đã được bài tiết.
– Bảo vệ và tái tạo niêm mạc (yếu tố bảo vệ) :
Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.
Dùng thuốc kích thích sản xuất chất nhầy và bicarbonat.
Diệt trừ Helicobacter pylori bằng kháng sinh và thuốc diệt khuẩn khi xét nghiệm H.P
(+)

6

1.2.2. Chế độ dinh dưỡng (Đặng Phương Kiệt, 1994), (Nhà xuất bản Y học 2002),
(Chey WD, Wong B.C. Practice Parameters Committee of the American College of
Gastroenterology, 2007).
Bệnh nhân nên ăn bình thường cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng nhiều vitamin, ăn các
loại thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều bữa không dùng chè, cà phê hay các gia vị như ớt, hạt tiêu
vì các chất này kích thích bài tiết acid.
Tránh những thức ăn gây khó chịu.
Nên tránh những thuốc: aspirin, rượu đưa đến loét và xuất huyết.
Thuốc lá làm chậm lành vết thương.
1.2.3. Điều trị nguyên nhân gây bệnh.
1.2.3.1. Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori.
Diệt Helicobacter pylori sẽ giảm được nguy cơ tái phát viêm loét dạ đày, tá tràng và
xuất huyết tiêu hóa. Phác đồ bộ ba, bao gồm hai loại kháng sinh (như amoxicillin,
metronidazole, tetracycline, levofloxacin, và clarithromycin) phối hợp với thuốc ức chế
bơm proton (proton pump inhibitor – PPI) đã và đang được sử dụng rộng rãi trong điều
trị tiệt trừ H.P. Năm 2012, Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam đã có khuyến cáo về chẩn
đoán và điều trị H.P. Gần đây có thêm đồng thuận Maastricht IV và Florence giúp các
bác sĩ lựa chọn thuốc phù hợp theo tình hình kháng kháng sinh tại khu vực của mình.
Nhìn chung, để tiệt trừ H.P có 3 nhóm thuốc để chọn lựa, đó là: kháng sinh, PPI và
bismuth với thời gian điều trị từ 1 – 2 tuần. Phác đồ được lựa chọn rộng rãi nhất trên thế
giới cũng như ở Việt Nam trong suốt một thập kỉ qua là sự phối hợp giữa 3 thuốc PPI,
clarithromycin và amoxicillin (còn được gọi là phác đồ chuẩn) đã đạt hiệu quả tiệt trừ
từ 80 – 90 %. Nghiên cứu năm 2006 tại bệnh viện Bạch Mai với phác đồ chuẩn, tỷ lệ
thành công là 88,6 % (Nguyễn Thế Phương, Đào Văn Long, Phạm Thị Thu Hồ, 2006).
Tuy nhiên gần đây hiệu quả của phác đồ này đã, bị giảm xuống dưới 70 % do sự xuất
hiện kháng clarithromycin ngày càng gia tăng, vì vậy khuyến cáo cho rằng không nên
dùng ở những nơi mà H.P kháng clarithromycin trên 20 %. Đã có công thức điều trị mới
hơn được ứng dụng và đạt kết quả vượt trội.
Đồng thuận Maastricht IV về H.P liên quan đến vấn đề đề kháng kháng sinh
clarithromycin có khuyến cáo về việc lựa chọn thuốc điều trị theo các nghiên cứu cũng
cho thấy nếu kéo dài thời gian điều trị lên 14 ngày, tỷ lệ diệt H.P sẽ cao hơn thời gian
điều trị 7 ngày và 10 ngày khoảng 5 %. Còn nếu dùng PPI cao gấp đôi thì tỷ lệ thành
công sẽ tăng từ 6 – 10 %. Với những người phải dung aspirin và non – steroid kéo dài

7

việc tiệt trừ H.P sẽ làm giảm được tỷ lệ tổn thương ở dạ dày tá tràng và người có tiền sử
bệnh lý dạ dày tá tràng nếu phải dùng aspirin và non – steroid thì nên diệt H.P trước.
Chỉ định điều trị tiệt trừ H.P (Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh).
1. Loét dạ dày hay loét tá tràng và cấy Helicobacter pylori dương tính.
2. Viêm teo dạ dày kèm chuyển sản ruột trên mô học và cấy H.P dương tính.
3. Thiếu máu thiếu sắt dai dẳng kháng trị (sau khi loại trừ bệnh lý thực thể khác) và cấy
Helicobacter pylori dương tính.
4. Người thân thế hệ thứ 1 bị ung thư dạ dày và cấy Helicobacter pylori.
Các trường hợp viêm khác không loét: theo khuyến cáo có thể cân nhắc điều trị dựa vào
độ nặng của triệu chứng lâm sàng, tiền sử gia đình có người bị loét dạ dày tá tràng
(nhiễm H.P độc lực cao), độ nặng của sang thương dạ dày trên nội soi, độ nặng của viêm
dạ dày trên mô học, mức độ nhiễm H.P trên giải phẩu bệnh. Loét dạ dày hay loét tá tràng
do H.P:
– Thời gian điều trị: 6 – 8 tuần.
– Phác đồ điều trị: khuyến cáo điều trị khởi đầu 1 – 2 tuần PPI để ức chế toan tốt, điều
trị sang thương dạ dày và chờ kết quả cấy H.P. Sau đó phối hợp bộ 3 PPI và 2 loại kháng
sinh trong 14 ngày, tránh dùng đơn trị liệu kháng sinh vì không có tác dụng và làm tăng
nguy cơ kháng thuốc. Sau khi điều trị đủ 14 ngày kháng sinh, cần tiếp tục điều trị PPI
cho đủ 6 – 8 tuần để làm lành ổ loét.
Lựa chọn phác đồ tiệt trừ đầu tiên: trong tình hình đề kháng kháng sinh và tỷ lệ thất bại
tiệt trừ gia tăng, cần đợi kết quả cấy và kháng sinh. Khi cấy không mọc, dựa vào tiền sử
dùng kháng sinh và mức độ đề kháng clarithromycin tiên phát trong khu vực. Nếu trước
đã từng sử dụng nhiều loại macrolid để điều trị bệnh hô hấp hoặc tỷ lệ đề kháng
clarithromycin tiên phát lớn hơn 20 %, không nên chọn clarithromycin. Lựa chọn phác
đồ đầu tiên theo khuyến cáo nếu nuôi cấy H.P không mọc:
– Amoxicillin + clarithromycin + PPI.
– Amoxicillin + metronidazol + PPI.
– Bismuth + amoxicillin+ metronidazol.
– Amoxicillin + PPI trong 5 ngày, sau đó amoxicillin + metronidazol + PPI trong 5 ngày.
Liều các thuốc:
– Amoxicillin: 50 mg/kg/ngày chia 2 lần, tối đa 2 g/ngày.
– Metronidazol: 20 mg/kg/ngày chia 2 lần, tối đa 1 g/ngày.

8

– Clarithromycin: 20 mg/kg/ngày chia 2 lần, tối đa 1 g/ngày.
– Bismuth: 8 mg/kg/ngày chia 2 lần.
– PPI: 1.5 – 2 mg/kg/ngày chia 2 lần (omeprazol, esomeprazol, rabeprazol,
lansoprazol).
Thời gian điều trị kháng sinh: 14 ngày.
Trong thời gian điều trị phác đồ tiệt trừ H.P, hạn chế cho thêm các thuốc không cần thiết
để tăng khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân.Tất cả các thuốc nên được dùng hai
lần/ngày. PPI uống trước ăn ít nhất 30 phút, thuốc phải được uống nguyên viên để tránh
sự phá huỷ của acid dạ dày. Nếu phải sử dụng liều nhỏ, cần chọn những chế phẩm PPI
có thể chia nhỏ liều (thuốc có công nghệ MUPS). Kháng sinh uống sau ăn. Trong phác
đồ có bismuth, bismuth uống sau ăn 1 giờ.
Điều trị thay thế sau thất bại tiệt trừ lần đầu: có chỉ định tiệt trừ H.P nhưng các xét
nghiệm H.P còn dương tính sau phác đồ tiệt trừ lần đầu nên được nội soi đánh giá lại sự
tiến triển sang thương dạ dày, cấy H.P và làm kháng sinh đồ, lựa chọn kháng sinh theo
kết quả kháng sinh đồ. Trường hợp không thể nội soi lại hoặc cấy H.P không mọc, chọn
lựa phác đồ thay thế theo khuyến cáo:
– PPI + metronidazol + amoxicillin + bismuth.
– PPI + levofloxacin (moxifloxacin) + amoxicillin.
1.2.3.2. Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng nguyên nhân không do nhiễm Helicobacter
pylori.
VLDDTT do stress:
Có thể sử dụng kháng H2, ức chế bơm proton, antacid và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhóm
kháng H2 cũng khá an toàn và hiệu quả, tuy nhiên khi bệnh nhân không có đáp ứng điều
trị có thể thay thể bằng thuốc ức chế bơm proton. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được
sử dụng khi thấy có tổn thương niêm mạc (Bittencourt p. F, Pediatr J, 2006), (Gisela
Chelimsky and Steven Czinn, 2001).
VLDDTT do sử dụng NSAID:
Bệnh nhân nên dừng sử dụng NSAID.Nếu đã xuất hiện ổ loét, thuốc điều trị hàng đầu
là ức chế bơm proton, và có thể dùng kết hợp với các thuốc kháng H2. Trong trường hợp
không thể ngừng sử dụng NSAID nên dùng kèm thuốc ức chế bơm proton (British
Medical Association, Royal Pharmaceutical Society, 2009).

9

1.3. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ (Bộ Y tế, 2007), (Bộ Y tế, 2002), (Nhà xuất bản Y
học, 2002).
1.3.1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI), (Nguyễn Hữu Sản, 2014).
Các thuốc ức chế bơm proton được dùng hiện nay gồm: omeprazol, lansoprazol,
pantoprazol, raberprazol và esomeprazol. Là dẫn xuất của benzimidazol, ở dạng tiền
chất nên dễ dàng thâm nhập qua màng và bào tương của các tế bào tiết (tế bào viền) của
thành dạ dày.
* Tác dụng và cơ chế:
Thuốc ức chế tiết HCl bằng liên kết không thuận nghịch với bơm proton. Nên ngăn cản
bài tiết acid dịch vị do mọi nguyên nhân. Tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài.
Tất cả các PPI đều ức chế tiết acid bởi nhiều kích thích khác nhau trên thành tế bào dạ
dày. Sự ức chế tiết acid không đạt mức tối đa sau liều điều trị đầu tiên vì chỉ có 755 tế
bào thành hoạt động bị ức chế vì thế các PPI thể hiện tác dụng tối đa sau 3 – 4 ngày điều
trị. Hầu hết các PPI đều làm tăng pH dạ dày lớn hơn 4 trong khoảng 80% thời gian 24
giờ. Sau 5 ngày điều trị liên tiếp, ở ngày thứ 5, thời gian duy trì pH lớn hơn 4 là 24 giờ.
Lâu nhất là esomeprazol, tiếp theo là raberprazol, omeprazol, lansoprazol và cuối cùng
là pantoprazol. Tác dụng ức chế vi khuẩn H.P đang được nhiều nhà nghiên cứu tranh
luận. Thử nghiệm in vitro, người ta thấy các PPI cũng có hiệu quả ức chế sự sinh trưởng
của H.P.
* Dược động học:
Bị biến đổi bởi pH acid nên phải được bào chế dưới dạng viên bao tan ở ruột (nếu dùng
đường uống). Nồng độ tối đa đạt sau 1 – 4 h.
Thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương (>95 %) và phân bố vào các mô, đặc biệt ở tế
bào thành dạ dày.
Thuốc chuyển hóa nhanh qua gan.Thời gian tác dụng không liên quan đến T1/2 vì thuốc
tích lũy trong tế bào viền, vì vậy thời gian bán thải thực tế tới 48 h. Do đó thuốc chỉ cần
dùng 1 lần/ngày, trừ trường hợp sử dụng với mục đích phối hợp với kháng sinh diệt H.P.
– Các PPI thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
– Chỉ định và liều dùng:

10

Bảng 1.2 Chỉ định và liều dùng cùa các thuốc PPI.
Chỉ định Liều dùng (mg/ngày)
Omeprazol Lansoprazol Pantoprazol Rebenprazol
Loét tiến triển:
-TT: 4 tuần 20 mg 15 mg
40 mg
20 mg
-DD: 4-8 tuần 40 mg 30 mg
40 mg
20-40 mg
Hội chứng trào ngược:
4-8 tuần
20 mg
15 mg
20 mg
20 mg
Phối hợp diệt H.P:
7-10 ngày 20 mg x 2 lần 30 mg x 2 lần 20 mg x 2 lần 40 mg x 2 lần
Phòng loét do NSAID
20 mg
15 mg 40 mg

* Tác dụng không mong muốn:
Hay gặp: đau đầu, buồn nôn, ỉa chảy, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi.
Lâu dài: ung thư dạ dày, tăng sản tế bào bìa dạ dày, viêm teo dạ dày. Tỷ lệ gặp nhiều
nhất với omeprazol.
* Tương tác thuốc:
Có 2 kiểu tương tác trái ngược nhau trên hệ cyt. P450 của gan: omeprazol ức chế còn
lansoprazol kích thích, 2 chất còn lại không có tương tác này. Các PPI có thể làm thay
đổi sự hấp thu các thuốc dùng đường uống khác (ketoconazol, itraconazol) do làm tăng
pH dịch vị lớn hơn 4. Mặt khác thời gian làm tăng pH dịch vị kéo dài lớn hơn 80% trong
24 giờ nên liệu pháp dùng các thuốc bị ảnh hưởng cách PPI 2 giờ không tránh được
tương tác này. Các antacid và sucralfat có thể làm giảm hấp thu PPI, nên tránh dùng
đồng thời với các thuốc này.
* Thận trọng:
Cần loại trừ khả năng ung thư dạ dày trước khi diều trị cho bệnh nhân loét dạ dày vì
thuốc có thể che lấp các triệu chứng chẩn đoán bệnh.
Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết. Không dùng cho phụ nữ đang cho
con bú, nếu dùng phải ngừng cho trẻ bú.

11

*Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
1.3.2. Thuốc kháng thụ thể H2 histamin (Nguyễn Hữu Sản, 2014).
* Tác dụng và cơ chế:
Các thuốc kháng thụ thể H2 histamin có cấu trúc tương tự histamin nên cạnh tranh với
histamin trên receptor tại tế bào viền của dạ dày làm giảm bài tiết acid dịch vị không chỉ
do kích thích của histamin mà còn do gastrin và acetylcholin thông qua histamin như
một chất trung gian chủ chốt.
Các thuốc kháng thụ thể H2 histamin có độ chọn lọc cao, ức chết sự bài tiết acid do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Thuốc làm giảm cả nồng độ H+ và lượng dịch bị bài tiết. Tác
dụng ức chế bài tiết dịch vị phụ thuộc liều, các thuốc thế hệ sau mạnh hơn thế hệ trước:
Famotidin > Nizatidin > Ranitidin > Cimetidin.
* Dược động học:
Thuốc hấp thu nhanh qua đường uống. Thuốc gắn ít với protein huyết tương (khoảng 10
– 35 %), phân bố ở nhiều mô trong cơ thể, qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.
Hầu hết các thuốc kháng thụ thể H2 histamin (trừ nizatidin) đều bị chuyển hóa vòng đầu
qua gan. Đặc biệt, cimetidin ức chế mạnh hệ Cytochrom P450 (Cyt.P450). Thải trừ chủ
yếu qua thận.
Chỉ định và liều dùng:
Bảng 1.3 Chỉ định và liều dùng cùa các thuốc kháng thụ thể H2 histamin.
Chỉ định Liều dùng

Cimetidin
Ranitidin
Nizatidin
Famotidin
Phòng hoặc làm diệu triệu chứng nóng rát thượng vị hoặc khó tiêu.

200 mg/ngày hoặc
200 mg x 2 lần/ngày
75 mg/ngày hoặc
75 mg x 2
lần/ngày
75 mg/ngày hoặc
75 mg x 2
lần/ngày
10mg/ngày
hoặc 10 mg x 2
lần/ngày
Điều trị đợt cấp của loét tá tràng: 4-8 tuần, loét dạ dày lành tính:6-8 tuần

300 mg x 4 lần/ngày
hoặc 400 mg x 2
lần/ngày hoặc
800 mg x 1 lần
150 mg x 2
lần/ngày hoặc
300 mg x 1lần
150 mg x 2 lần/ngày
hoặc 300 mg x 1 lần
20 mg x 2
lần/ngày hoặc
40 mg x 1 lần
Điều trị củng cố LDD-TT

400 mg
150mg
150mg
20mg

12

Các tràng thái tăng tiết dịch vị quá mức do bệnh lý.

300 mg x 4 lần/ngày đến
2,4 g/ngày hoặc
hiệu chỉnh theo nhu
cầu
150 mg x 2
lần/ngày đến
6 g/ngày hoặc hiệu
chỉnh theo nhu cầu
Không có chỉ
định này
20 mg cách 6 h 1
lần đến 160 mg
6 h/lần hoặc hiệu
chỉnh theo nhu cầu

Cách dùng: trong các trường hợp sử dụng thì hầu hết các thuốc nhóm này được chỉ định
uống buổi tối trước khi đi ngủ.
* Tác dụng không mong muốn:
Là nhóm thuốc tương đối an toàn; nguy cơ gặp ADR chỉ 1,1 – 7 % bao gồm: đau đầu,
chóng mặt, mệt mỏi, ỉa chảy hoặc táo bón.
Cimetidin và ranitidin khi dùng liều cao làm tăng prolactin máu. Cimetidin có tác dụng
kháng androgen, làm tăng nồng độ estradiol ở nam giới bình thường nên khi dùng liều
cao kéo dài có thể gây nữ hóa, yếu hoặc liệt dương.
* Tương tác thuốc:
Cimetidin ức chế hệ Cyt.P450 ở gan nên làm tăng nồng độ của một số thuốc chuyển hóa
qua hệ Cyt.P450 khi dùng phối hợp như: carbamazepin, diazepam, glipizid, theophylin,
tolbutamid, terfendin.
Ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ hấp thu của các thuốc hấp thu phụ thuộc pH dạ dày
như các thuốc chống nấm nhóm azol, kháng sinh nhóm cephalosporin, quinolon, muối
sắt.
Cách dùng: trong các trường hợp sử dụng thì hầu hết các thuốc nhóm này được chỉ định
uống buổi tối trước khi đi ngủ.
* Thận trọng:
Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ, không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con
bú.
Cần loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính trước khi điều trị bằng H2 histamin, vì thuốc có
thể làm che lấp các triệu chứng gây khó chẩn đoán.
1.3.3. Thuốc trung hòa acid dịch vị ( antacid) (Lê Quang Nghĩa).
Antacid là các base có tác dụng trung hòa acid dịch vị, nâng pH của dạ dày lên gần bằng
4.

13

* Phân loại:
Nhóm antacid hấp thu: hấp thu được qua đường tiêu hóa như natribicarbonat,
calcicarbonat các thuốc này hiện nay ít dùng vì có thể làm tăng pH máu và nước tiểu.
Nhóm antacid không hấp thu: hầu như không hấp thu hoặc hấp thu rất ít qua đường tiêu
hóa, gồm các chất chứa magie và nhôm, hiện nay được sử dụng rộng rãi.
* Tác dụng và cơ chế:
Trung hòa acid dịch vị, làm tăng pH dịch vị, ức chế hoạt tính của pepsin, tăng tác dụng
của hàng rào chất nhầy, săn se, tạo lớp gel bao phủniêm mạc, kích thích khả năng đề
kháng của niêm mạc dạ dày.
Tác dụng cắt cơn đau và giảm triệu chứng nhanh nhưng tác dụng ngắn (15 – 30) phút.
* Đặc tính dược động học:
Các antacid được hấp thu rất ít nên có tác dụng tại chỗ, càng được lưu lại trong dạ dày
lâu thì tác dụng càng kéo dài hơn.
* Tác dụng không mong muốn:
Thuốc chứa magnesi hydroxid gây tiêu chảy, chứa nhôm hydroxid gây táo bón nên
thường dùng hỗn hợp cả 2 thuốc.
Hợp chất chứa nhôm (trừ nhôm phosphat) gây xốp xương, nhuyễn xương nếu dùng liều
cao và kéo dài.
Có thể gây rối loạn điện giải khi dùng NaHCO3 (tăng Na+ máu), hoặc CaCO3 (tăng
Ca++ máu), những thuốc này còn giải phóng CO2 làm căng dạ dày, dễ chảy máu và
thủng ổ loét.
* Tương tác thuốc:
Thuốc chứa calci, magnesi, nhôm tạo phức với một số thuốc như tetracyclin, quinolon
dẫn đến giảm hấp thu những thuốc này.
Do thuốc làm tăng pH dạ dày dẫn đến thay đổi hấp thu các thuốc như ketoconazol,
digoxin, muối sắt, kháng H2.
Một số thuốc gây kiềm hóa nước tiểu (NaHCO3) làm thay đổi thải trừ nhiều thuốc như:
quinidin, thuốc hạ sốt giảm đau nhóm salicylat.
Vì vậy cần uống antacid cách xa các thuốc trên ít nhất 2 giờ.
* Chống chỉ định:
Suy thận nặng. Không nên dùng antacid quá mạnh và kéo dài vì dễ gây viêm dạ dày do
base hóa.

14

1.3.4. Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng ổ loét.
1.3.4.1. Phân loại.
Thuốc bảo vệ cơ học: tạo lớp áo bảo vệ niêm mạc và băng ổ loét như sucralfat, hợp chất
bismuth.
Thuốc tăng cường khả năng phòng vệ của lớp chất nhầy do kích thích tiết chất nhầy
tương tự prostaglandin: misoprotol, carbenoxolo, enoxolon, dịch chiết cam thảo. Hiện
nay chủ yếu sử dụng misoprostol và suncralfat cho tác dụng bảo vệ niêm mạc và băng
bó ổ loét. Các hợp chất bismuth được xếp vào nhóm thuốc diệt H.P, còn các thuốc khác
chỉ dùng hỗ trợ.
1.3.4.2. Misoprotol.
* Tác dụng và cơ chế.
Misoprotol là chất tổng hợp tương tự prostaglandin E1 có tác dụng ức chế tiết acid trực
tiếp trên tế bào thành hoặc gián tiếp qua ức chế bài tiết histamin trên tế bào ECL và bảo
vệ niêm mạc dạ dày.
Khi dùng với liều ngăn chặn tiết acid, thuốc có tác dụng làm lành loét dạ dày hiệu quảnhư
thuốc H2RA. Liều từ 50 – 200 microgam có tác dụng ngăn tiết acid cơ bản vào ban đêm
và tiết acid do nhiều kích thích.
Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày như một prostaglandin ngoại sinh do làm
tăng tiết bicarbonat, tăng tiết nhầy, tăng cường dòng máu tới lớp nhầy.
Misoprotol gây co bóp cơ trơn tử cung, làm mềm cổ tử cung, kích thích tăng cường khả
năng giãn tử cung gây sảy thai.
* Tác dụng không mong muốn.
Thường gặp nhức đầu, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy.
Misoprotol có thể gây tiêu chảy từ 10 – 40 % người bệnh ở liều điều trị uống, đây là tác
dụng không mong muốn làm hạn chế sử dụng thuốc này.
Ngoài ra, thuốc gây co bóp tử cung làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh và đau rút bụng.
Dùng Misoprotol cho phụ nữ có thai có thể gây sảy thai.
* Chỉ định.
Dự phòng loét dạ dày tá tràng do sử dụng NSAID ở những người có nguy cơ cao bị tổn
thương đường tiêu hóa do dùng NSAID như: người cao tuổi, tiền sử loét, dùng liều cao
hoặc dùng đồng thời nhiều NSAID, dùng đồng thời với corticoid, thuốc chống đông.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *