9693_Chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt tuyến vú và vét hạch nách tại Khoa Ngoại vú Bệnh viện K

luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
—***—

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
CẮT TUYẾN VÚ VÀ VÉT HẠCH NÁCH
TẠI KHOA NGOẠI VÚ BỆNH VIỆN K

Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ GIANG
MSV
: B00144
Chuyên ngành
: Điều dƣỡng

Hà Nội 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
—***—

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
CẮT TUYẾN VÚ VÀ VÉT HẠCH NÁCH
TẠI KHOA NGOẠI VÚ BỆNH VIỆN K

Ngƣời HDKH
: Th.S. PHẠM HỒNG KHOA
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ GIANG
MSV
: B00144
Chuyên ngành
: Điều dƣỡng

Hà Nội 2012

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tới:
– Đảng ủy, Ban giám hiệu, khoa điều dƣỡng đại học Thăng Long đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề.
– Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Phạm Hồng Khoa,
ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
– Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể bác sĩ, điều dƣỡng viên, nhân viên khoa
Ngoại vú – bệnh viện K đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu chuyên đề này.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và những ngƣời thân yêu,
những bạn bè đã luôn ở bên, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2012
Học viên

Phạm Thị Giang

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
Tên đầy đủ

BN

Bệnh nhân

KQMĐ

Kết quả mong đợi

TD

Theo dõi

UT

Ung thƣ

UTV

Ung thƣ vú

MỤCLỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UNG THƢ VÚ ……………………………………………
2
1.1. Giải phẫu – sinh lý tuyến vú
…………………………………………………………………..
2
1.1.1. Giải phẫu tuyến vú ở phụ nữ trƣởng thành.
………………………………………..
2
1.1.2. Sinh lý tuyến vú ……………………………………………………………………………..
3
1.2. Ung thƣ vú là gì ……………………………………………………………………………………
4
1.3. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ gây UTV
…………………………………………….
4
1.3.1. Dịch tễ học …………………………………………………………………………………….
4
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ …………………………………………………………………………
4
1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh ung thƣ vú.
…………………………
5
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng.
…………………………………………………………………………
5
1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng. …………………………………………………………………..
6
1.5. Các giai đoạn của UTV …………………………………………………………………………
7
1.5.1. Giai đoạn O
……………………………………………………………………………………
7
1.5.2. Giai đoạn I …………………………………………………………………………………….
8
1.5.3. Giai đoạn II ……………………………………………………………………………………
8
1.5.4. Giai đoạn III
…………………………………………………………………………………..
8
1.5.5. Giai đoạn IV…………………………………………………………………………………..
8
1.6. Sàng lọc và phát hiện sớm UTV.
…………………………………………………………….
8
1.6.1 Tự khám vú.
……………………………………………………………………………………
8
1.6.2 Khám lâm sàng ……………………………………………………………………………….
8
1.6.3 Chụp vú
………………………………………………………………………………………….
8
1.7. Phƣơng pháp điều trị UTV. ……………………………………………………………………
9
1.8. Biến chứng sau phẫu thuật …………………………………………………………………..
10
CHƢƠNG 2:THEO DÕI, CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
CẮT TUYẾN VÚ VÀ VÉT HẠCH NÁCH ……………………………..
12
2.1. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ……………………………………………………..
12
2.1.1. Mục đích theo dõi và chăm sóc. ……………………………………………………..
12
2.1.2. Các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc. ……………………………………………..
13
2.2. Quy trình điều dƣỡng về chăm sóc và theo dõi ngƣời bệnh sau mổ …………
18
2.2.1. Nhận định
…………………………………………………………………………………….
18
2.2.2. Chẩn đoán điều dƣỡng. ………………………………………………………………….
20
2.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
………………………………………………………………..
20
2.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
………………………………………………………..
22
2.2.5. Đánh giá
……………………………………………………………………………………..
25
2.3. Tình huống
…………………………………………………………………………………………
25
KẾT LUẬN
……………………………………………………………………………………………….
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 1.1. Giải phẫu tuyến vú
Hình 1.2. Hƣớng dẫn tự khám vú
Hình 1.3. Chụp X- quang tuyến vú
Hình 1.4. Phẫu thuật cắt tuyến vú + vét hạch nách
Hình 1.5. Phù bạch huyết sau phẫu thuật ung thu vú
Hình 2.1. Theo dõi thể tích dịch 24 giờ
Hình 2.2. Chảy máu sau mổ
Hình 2.3. Hút dịch diện mổ
Hình 2.4. Tình trạng vết mổ

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thƣ vú (UTV) là loại ung thƣ (UT) thƣờng gặp nhất và là nguyên nhân
chính gây tử vong do ung thƣ đối với phụ nữ Việt Nam cũng nhƣ phụ nữ trên toàn
thế giới. Để điều trị căn bệnh này cần có sự kết hợp giữa phẫu thuật, tia xạ với
phƣơng pháp điều trị toàn thân bằng hóa chất, nội tiết, sinh học. Trong đó phẫu
thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là khi bệnh còn ở giai đoạn sớm. Tùy
thuộc vào vị trí, kích thƣớc của khối u và giai đoạn bệnh mà ngƣời bệnh đƣợc phẫu
thuật: cắt tuyến vú toàn bộ hoặc cắt một phần tuyến vú kèm theo vét hạch nách[12].
Tuy vậy, dù ngƣời bệnh ung thƣ vú đƣợc phẫu thuật theo cách nào thì đó cũng là
loại phẫu thuật lớn, diện mổ thƣờng rộng, nguy cơ xảy ra các biến chứng sớm sau
mổ nhƣ: chảy máu, tụ máu, xuất tiết nhiều dịch… Một số trƣờng hợp có thể xảy ra
các biến chứng muộn nhƣ: nhiễm trùng vết mổ, đọng dịch, rối loạn cảm giác, tê bì
cánh tay, phù bạch huyết… Bên cạnh bác sĩ là ngƣời chẩn đoán, đƣa ra phƣơng pháp
phẫu thuật tối ƣu nhằm giúp ngƣời bệnh có đƣợc kết quả điều trị cao nhất thì ngƣời
điều dƣỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc ngƣời bệnh
sau mổ. Việc theo dõi sát ngƣời bệnh 24 giờ đầu sau mổ để phát hiện các biến
chứng sớm có thể xảy ra cũng nhƣ việc chăm sóc, theo dõi những ngày sau đó đòi
hỏi ngƣời điều dƣỡng phải có kiến thức sâu rộng về bệnh học ung thƣ vú, phải có kỹ
năng chăm sóc tốt và phải có một thái độ thông cảm sâu sắc với ngƣời bệnh, động
viên tinh thần, giáo dục sức khỏe giúp ngƣời bệnh có niềm tin hơn vào điều trị căn
bệnh ung thƣ mà ngƣời ta coi là bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo không chữa đƣợc.
Việc chăm sóc tốt ngƣời bệnh sau mổ đã góp phần làm giảm ngày nằm viện nội trú,
giảm chi phí điều trị cho ngƣời bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế trong y tế.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi chọn viết chuyên đề với nội dung chính:
“Lập kế hoạch theo dõi, chăm sóc ngƣời bệnh sau mổ cắt tuyến vú và
vét hạch nách trong điều trị ung thƣ vú, giai đoạn còn mổ đƣợc tại khoa Ngoại
vú – Bệnh viện K”.

2
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ UNG THƢ VÚ

1.1. Giải phẫu – sinh lý tuyến vú

Hình 1. 1. Cấu tạo tuyến vú.
1.1.1. Giải phẫu tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành.
Tuyến vú ở nữ giới khi trƣởng thành, vú nằm giữa xƣơng sƣờn II-VI theo
trục dọc và giữa bờ xƣơng ức với đƣờng nách giữa trên trục ngang. Kích thƣớc
trung bình vú là 10-12cm, dày 5-7cm ở vùng trung tâm.Cấu trúc vú gồm 3 thành
phần: da, mô dƣới da và mô vú. Trong đó, mô vú bao gồm cả mô tuyến và mô đệm.
Phần mô tuyến đƣợc chia thành 15-20 phân thùy, tất cả đều tập trung về núm vú.
Sữa từ các thùy sẽ đƣợc đổ vào các ống góp có ở mỗi thùy có đƣờng kính khoảng
2mm, rồi tới các xoang chứa sữa dƣới quầng vú có đƣờng kính từ 5-8cm. Có tất cả
khoảng 5-10 ống dẫn sữa mở ra ở núm vú.
Da vùng vú mỏng, bao gồm các nang lông tuyến bã và các tuyến mồ hôi.
Núm vú nằm ở khoang liên sƣờn 4, có chứa các tận cùng thần kinh giao cảm. Ngoài
ra còn có các tuyến bã và tuyến bán hủy nhƣng không có các nang lông. Quầng vú
có hình tròn, màu sẫm, đƣờng kính từ 1,5-6,0cm. Các củ Morgagni nằm ở ria quầng
vú, đƣợc nâng cao lên do miệng các ống tuyến Montgomery. Các tuyến

3
Montgomery là những tuyến bã lớn, có khả năng tiết sữa. Nó là dạng trung gian
giữa tuyến mồ hôi và tuyến sữa.
Vú đƣợc cấp máu chủ yếu từ các động mạch và tĩnh mạch:
– Động mạch vú ngoài đƣợc tách từ động mạch nách, đi từ trên xuống dƣới
sát bờ trong của hõm nách đến cơ răng to, cho các nhánh: nhánh nuôi dƣỡng mạch
ngoài vú, nhánh nuôi dƣỡng mặt ngoài cơ ngực và nhánh tiếp nối với động mạch vú
trong.
– Động mạch vú trong đƣợc tách từ động mạch dƣới đòn, nuôi dƣỡng phần
còn lại của vú. Động mạch vú trong đi từ trên xuống dƣới đến liên sƣờn II tách ra 2
nhánh: nhánh xuyên chính chi phối bên trong tuyến vú và nhánh phụ tuyến vú.
– Tĩnh mạch: Thƣờng đi kèm động mạch, đổ vào tĩnh mạch nách, tĩnh mạch
vú trong và tĩnh mạch dƣới đòn. Tĩnh mạch nách ở nông tạo thành mạng tĩnh mạch
Haller. Mạng tĩnh mạch nông này chảy vào tĩnh mạch sâu rồi đổ vào tĩnh mạch vú
trong, tĩnh mạch vú ngoài, tĩnh mạch cùng vai.[8],[9],[13].
1.1.2. Sinh lý tuyến vú

Tuyến vú bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì dƣới tác dụng của hocmon
Estrogen và Progesterone. Hai hocmon này kích thích sự phát triển tuyến vú và lớp
mỡ để chuẩn bị cho khả năng sinh con. Estrogen làm phát triển các tuyến sữa của vú
và mô đệm của vú, khiến vú nở nang. Kết hợp với thụ thể Progesterone, sự phát
triển của tuyến vú càng đầy đủ. Progesterone làm phát triển các ống dẫn sữa, cộng
đồng với Estrogen làm phát triển toàn diện tuyến vú.

Tuyến vú là mô đích của hệ tuyến yên – buồng trứng, phụ thuộc vào tình
trạng chức năng của nó. Hoạt động của tuyến vú đƣợc điều hòa bởi hocmon vùng
dƣới đồi – tuyến yên buồng trứng. Các hocmon ER, FSH, LH quyết định hình thái
chức năng tuyến vú.

Thụ thể nội tiết đối với Estrogen và Progesterone và một số yếu tố tăng
trƣởng đã đƣợc nhận dạng và xác định tính chất bằng hóa mô miễn dịch. Tuyến vú
nằm trong mô mỡ, mô liên kết trên cơ ngực lớn, trải từ xƣơng sƣờn III đến xƣơng
sƣờn VII. Từ ngoài vào trong gồm có da, tuyến sữa, lớp mỡ sau vú. Lớp da bao phủ
tuyến liên tục với da thành vú ở đầu vú có nhiều tế bào sắc tố tạo nên quầng vú có
màu sẫm. Ở quanh núm vú có[8],[9],[13].

4
1.2. Ung thƣ vú là gì

Cơ thể con ngƣời đƣợc tạo thành từ những tế bào mà tự chúng lớn lên, phân
chia và sửa chữa không ngừng. Tuy nhiên, đôi khi một số tế bào lại phân chia
không đúng với nhiệm vụ của chúng. Nếu tế bào phân chia và phát triển ở mức cơ
thể không kiểm soát đƣợc thì sẽ hình thành các khối u, lành tính hoặc ác tính. Khối
u ác tính ban đầu rất nhỏ nhƣng theo thời gian chúng sẽ lớn dần lên.

Trong một số trƣờng hợp tế bào UTV không chỉ ở vú mà còn lan đến những
nơi khác của cơ thể. Điều này đƣợc gọi là UTV tiến triển, di căn, tái phát, hoặc
UTV thứ phát. Sự lan rộng có thể hủy hoại các bộ phận bình thƣờng của cơ thể nhƣ
xƣơng, phổi, gan dẫn đến bệnh lý ở cơ quan này[5].
1.3. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ gây UTV
1.3.1. Dịch tễ học

Ung thƣ vú là loại ung thƣ phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc UTV ngày càng tăng. Tỷ lệ UTV
có khoảng dao động lớn giữa các nƣớc. Bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Mỹ và Bắc
Âu, tỷ lệ mắc trung bình ở Nam Âu, Tây Âu và thấp nhất ở Châu Á. Một số nƣớc
Châu Á có xu hƣớng tăng nhanh nhƣ Nhật Bản và Singapore, nơi có nối sống
phƣơng tây hóa và đặc biệt là chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
UTV. Tại Việt Nam, theo ghi nhận UT Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số
tỉnh, trong các năm ngƣời ta ƣớc tính tỷ lệ mắc UTV chuẩn theo tuổi năm 2003 là
17,4/100.000 dân, đứng đầu trong các loại UT ở nữ giới.

Tỷ lệ mắc UTV tăng theo tuổi, hiếm gặp ở lứa tuổi dƣới 30. Sau độ tuổi này
tỷ lệ mắc bệnh gia tăng một cách nhanh chóng. Ở tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi tăng từ
25/100.00 dân ở độ tuổi 30-34 lên đến 200/100.00 dân ở độ tuổi từ 45-49. Ƣớc tính
trung bình cứ 8 phụ nữ Mỹ thì có 1 ngƣời mắc UTV. Tại Pháp tỷ lệ này là 1/10. Tỷ
lệ chết do UTV tăng lên theo tỷ lệ mắc. Tuy nhiên ở một số nƣớc phát triển mặc dù
tỷ lệ mắc gia tăng nhanh chóng nhƣng tỷ lệ chết vẫn giữ đƣợc ở mức độ ổn định
nhờ nhận thức của ngƣời bệnh, nhờ vào các tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm và
những thành tựu đạt đƣợc trong điều trị, đặc biệt là điều trị hệ thống[10].
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ

– Tiền sử gia đình:

5
Nguy cơ bi UTV tăng từ 1,5-3 lần nếu ngƣời phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái
mắc bệnh này.Đặc biệt khi mẹ và/hoặc chị em gái bị UTV cả hai bên ở tuổi tiền
mãn kinh thì nguy cơ mắc UTV ở ngay thế hệ sau lên tới đỉnh điểm.
– Tiền sử sinh sản:

+ Tuổi có kinh, tuổi mãn kinh và tiền sử mang thai là yếu tố liên quan chặt
chẽ với UTV.

+ Mãn kinh muộn sau tuổi 55 và tổng thời gian có kinh nguyệt trong cuộc
đời ngƣời phụ nữ cũng là yếu tố quan trọng trong nguy cơ UTV.

+ Phụ nữ chƣa mang thai có nguy cơ mắc UTV cao gấp 1,4 lần so với phụ nữ
có mang thai, sinh con đầu lòng sau tuổi 30 có nguy cơ cao gấp 2-5 lần so với nhóm
sinh con trƣớc tuổi 19.

– Thuốc tránh thai và điều trị các hormon thay thế:

+ Có sự liên quan giữa dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài và UTV.
Nếu dùng thuốc tránh thai trên 8 năm nguy cơ tăng 1,7 lần, dùng trên 10 năm nguy
cơ tăng 4,1 lần.

+ Dùng hormôn thay thế ở phụ nữ mãn kinh là an toàn khi dùng trong thời
gian ngắn. Nếu dùng với liều trung bình trong thời gian từ 10-20 năm, nguy cơ mắc
UTV tăng từ 1,5 – 2 lần.

– Chế độ ăn:

Liên quan đến chế độ ăn, đặc biệt là chất béo trong khẩu phần ăn với UT
hiện vẫn còn tranh cãi. Uống rƣợu 1-2 lần/ngày có nguy cơ phát triển UTV gấp 1,2
lần so với ngƣời không uống rƣợu. Rƣợu có ảnh hƣởng nhiều nhất trong phát triển
UTV ở phụ nữ dƣới 30 tuổi.

– Các yếu tố môi trường:

Khi tiếp xúc với tia bức xạ ion hoá từ nguồn tự nhiên hay nhân tạo sẽ làm
tăng nguy cơ phát triển UTV với mối liên quan giữa liều, hậu quả, tuổi tiếp xúc đặc
biệt là tuổi thanh niên[10].
1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh ung thƣ vú.
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng của ung thƣ vú rất đa dạng.

6

– Khối u ở vú: khoảng 90% triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thƣ vú là có
khối u. Ung thƣ vú mới phát hiện triệu chứng rất nghèo nàn. Thƣờng chỉ thấy có
khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ cứng chắc, ranh giới không rõ
ràng. Ở giai đoạn sớm khi u chƣa xâm lấn lan rộng thì di động dễ dàng. Giai đoạn
cuối u đã xâm lấn lan rộng ra xung quanh, vào thành ngực thì di động hạn chế thậm
chí không di động.

– Thay đổi da trên vị trí u: thay đổi da do ung thƣ vú có một số biểu hiện nhƣ
dính da, co rút da. Dính da ở thời kỳ đầu rất khó phát hiện. Dính da là một thể đặc
trƣng trong lâm sàng quan trọng để chẩn đoán ung thƣ vú. Khối u xâm lấn ra ngoài
da gây sần da cam, gây vỡ loét chảy máu.

– Thay đổi hình dạng núm vú: khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung
quanh. Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú. Một số trƣờng
hợp ung thƣ vú gây loét núm vú.

– Chảy dịch đầu vú: ung thƣ vú đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có
thể là dịch không màu, dịch nhày, nhƣng thƣờng là dịch máu.

– Hạch nách sƣng to: giai đoạn đầu hạch nách thƣờng nhỏ mềm khó phát hiện
trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính nhau, dính vào
tổ chức xung quanh nên di động hạn chế. Đôi khi hạch nách sƣng to là triệu chứng
đầu tiên phát hiện ung thƣ vú.

– Đau vùng vú: thƣờng ung thƣ vú giai đoạn đầu không gây đau, đôi khi có
thể bị đau vùng vú, nhấm nhứt không thƣờng xuyên.

– Biểu hiện ung thƣ vú giai đoạn cuối: ung thƣ vú giai đoạn cuối tại chỗ có
thể xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn
thành ngực gây đau nhiều. Có thể di căn hạch nách, hạch thƣợng đòn, xƣơng, não,
phổi, gan gây gầy sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt…[8].
1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng.

– Chẩn đoán tế bào học: tế bào học đƣợc làm từ những tổn thƣơng loét ở vú
hay tiết dịch ở núm vú, khối u hay mảng cứng ở vú.

– Chụp X – quang tuyến vú: là phƣơng tiện cho phép khám phá tổn thƣơng
mà khám lâm sàng không thấy đƣợc; giúp cho chẩn đoán, giảm bớt bỏ sót những
tổn thƣơng ác tính.

7

– Chụp X – quang tuyến sữa: đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp chảy dịch đầu
vú mà lâm sàng không phát hiện thấy khối u.

– Sinh thiết định vị: sử dụng nguyên tắc song song để xác định vị trí tổn
thƣơng của tuyến vú trong không gian 3 chiều thông qua các phim chụp từ nhiều
phía khác nhau.

– Sinh thiết bằng kim hút chân không: là một phƣơng pháp mới, gây tổn
thƣơng tối thiểu so với phƣơng pháp sinh thiết mở.

– Sinh thiết tức thì, sinh thiết 48 giờ: là một phƣơng pháp kinh điển và cho
tới nay vẫn là một phƣơng pháp đơn giản, thuận tiện và lợi ích nhất. Đảm bảo cho
chất lƣợng chẩn đoán mô bệnh học cao nhất, có thể tiến hành ở những nơi có cơ sở
ngoại khoa.

– Sinh thiết mở: vẫn đƣợc coi là “tiêu chuẩn vàng” để khẳng định ung thƣ vú.
– Sinh thiết mở kết hợp chụp X – quang định vị bằng kim dây.

– Siêu âm tuyến vú: có giá trị chủ yếu để phân biệt tổn thƣơng là nang với
những tổn thƣơng đặc của vú.

– Các xét nghiệm đánh giá bilan:

+ Chụp phổi: phát hiện tổn thƣơng di căn ở phổi.

+ Siêu âm gan: tìm tổn thƣơng ở gan.

+ Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hƣởng từ hạt nhân.

+ Chất chỉ điểm khối u CA 15- 3: có giá trị TD và tiên lƣợng.

+ Các xét nghiệm khác: để đánh giá toàn trạng bệnh nhân và khả năng chịu
đựng các phƣơng pháp điều trị.[8] 1.5. Các giai đoạn của UTV

Trƣớc khi điều trị bác sĩ xác định giai đoạn bằng cách đo kích thƣớc khối u
và đánh giá xem khối u có lan tràn đến bộ phận nào khác của cơ thể hay không.
Việc xác định giai đoạn UTV có tính chất quyết định để đƣa ra chiến dịch điều trị
cụ thể.
1.5.1. Giai đoạn O

Không sờ thấy khối u ở tại vú (tại chỗ), thƣờng phát hiện nhờ tầm soát nhũ
ảnh hoặc xét nghiệm sinh thiết.

8
1.5.2. Giai đoạn I

Khối u tại vú, kích thƣớc nhỏ hơn 2cm và không phát hiện thấy hạch nách.
1.5.3. Giai đoạn II

Khối u nhỏ (2-5cm), có hạch nách cùng bên, di động.
1.5.4. Giai đoạn III

Khối u lớn hơn 5cm, hạch nách dính hoặc dính vào các tổ chức xung quanh.
1.5.5. Giai đoạn IV

Khối u có bất kỳ kích thƣớc nào, thƣờng có hạch và lan đến các bộ phận
khác của cơ thể nhƣ xƣơng, phổi, gan, vú đối bên và não[5],[9].
1.6. Sàng lọc và phát hiện sớm UTV.
1.6.1 Tự khám vú.
Tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ biết cách tự khám vú, đặc biệt phụ nữ sau tuổi 35
nên đƣợc tiến hành khám vú đều đặn mỗi tháng 1 lần, khám ngay sau khi hết chu kỳ
kinh nguyệt.

Hình 1.2. hƣớng dẫn tự khám vú.
1.6.2 Khám lâm sàng
Phụ nữ trên 40 tuổi nên đƣợc khám lâm sàng ít nhất mỗi năm 1 lần, khám tốt
nhất vào ngày 7-10 của chu kỳ kinh nguyệt, đây là khoảng thời gian vú mềm nhất
dễ cho phát hiện các khối u.
1.6.3 Chụp vú
Phụ nữ từ > 35 tuổi nên đƣợc chụp X- quang tuyến vú hàng năm, việc tiến
hành sàng lọc UTV bằng chụp vú giảm đƣợc 50% tỉ lệ chết do bệnh này[9].

9

Hình 1.3. chụp X- quang tuyến vú

1.7. Phƣơng pháp điều trị UTV.
Điều trị ung thƣ vú là sự phối hợp điển hình giữa phƣơng pháp điều trị tại
chỗ và toàn thân bao gồm: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, nội tiết và sinh học. Trong
đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thƣ vú, đặc biệt khi bệnh ở
giai đoạn sớm. Sự lựa chọn điều trị dựa vào rất nhiều yếu tố nhƣ giai đoạn bệnh,
kích thƣớc khối u, tính chất sự xâm lấn của u, vị trí u, tình trạng hạch nách, thể giải
phẫu bệnh của u…Việc quyết định thái độ điều trị đòi hỏi có sự phối hợp đa môn
của tập thể các bác sĩ lâm sàng, cận lâm sàng.
Việc quyết định một kế hoạch điều trị hợp lý nhất cho ngƣời bệnh ung thƣ
vú đòi hỏi ngƣời thầy thuốc phải có những kiến thức sâu rộng về UT để có thể
lƣờng trƣớc đặc điểm sinh học của bệnh đồng thời phải hiểu đƣợc những nhu cầu
của ngƣời bệnh về thể chất , tinh thần và phục hồi chức năng sau điều trị.
Với các phƣơng pháp phẫu thuật nhƣ: cắt một phần tuyến vú cộng vét hạch
nách (phẫu thuật bảo tồn), phẫu thuật cắt tuyến vú toàn bộ cộng vét hạch nách (phẫu
thuật patey) và trong một số trƣờng hợp phẫu thuật tái tạo tuyến vú sau khi cắt bỏ.
Trong các phƣơng pháp trên phẫu thuật cắt tuyến vú toàn bộ và vét hạch nách là
phƣơng pháp phổ biến nhất, đặc điểm của phẫu thuật cắt tuyến vú toàn bộ là lấy bỏ
toàn bộ tuyến vú bao gồm cả vùng da, núm vú và quầng vú có bảo tồn cơ ngực lớn,
cơ ngực bé thần kinh ngực giữa thần kinh ngực dài và thần kinh ngực lớn[8].

10

Hình1.4. Phẫu thuật cắt tuyến vú cộng vét hạch nách.
1.8. Biến chứng sau phẫu thuật
Một số biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật cắt tuyến vú và vét hạch nách là:

– Biến chứng sớm:

+ Chảy máu, tụ máu sau mổ: thƣờng tai biến xảy ra trong vòng 24-48 giờ đầu
sau mổ, có thể do buộc các mạch không tốt hoặc do bật các nút cầm máu khi dùng
dao điện đốt trong quá trình mổ.

+ Nhiễm trùng vết mổ: vùng mổ có thể sƣng nề, tấy đỏ có thể kèm theo tình
trạng nhiễm trùng toàn thân nhƣng hiếm khi gặp vì bệnh nhân (BN) đang đƣợc dùng
kháng sinh sau mổ.

+ Thiếu dinh dƣỡng hoặc hoại tử vạt da phủ tại vùng ngực hoặc vùng nách cũng
có thể xảy ra nếu vạt da quá mỏng hoặc do mạch máu cung cấp vùng đó bị tổn thƣơng.

+ Đọng dịch thƣờng tại vị trí thành ngực hay hố nách sau mổ.Thƣờng lƣợng
dịch qua dẫn lƣu từ 30-40ml trong vòng 24h thì có thể rút dẫn lƣu, sau khi rút dẫn
lƣu có thể đặt thay vào vị trí của sonde dẫn lƣu một “lam” dẫn lƣu ngắn để dịch còn
lại có thể ra hết và rút sau 2-3 ngày. Lƣu ý có thể do cố định không tốt lam dẫn lƣu
dễ tụt vào trong.
– Biến chứng muộn:

+ Phù tay sau vét hạch nách.

11

+ Cảm giác tê bì vùng sƣờn nách phía dƣới của hố nách và tê bì mặt trong
cánh tay cùng bên của vú đã phẫu thuật.
+ Một số nhỏ BN có thể gặp liệt tay sau điều trị ở những năm thứ 3, thứ 4
hoặc thậm chí gặp ở những năm sau nữa.
Để khắc phục những biến chứng muộn sau phẫu thuật BN sau mổ cần đƣợc
hƣớng dẫn bởi những bài tập tay 1 cách đều đặn thƣờng xuyên [6].

Hình 1.5. Phù bạch huyết sau điều trị ung thƣ vú.

12
CHƢƠNG 2
THEO DÕI, CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ CẮT TUYẾN VÚ
VÀ VÉT HẠCH NÁCH

2.1. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Phẫu thuật cắt tuyến vú và vét hạch nách trong điều trị UTV là 1 phẫu thuật
lớn, diện mổ rộng, sau mổ ngƣời bệnh có thể gặp biến chứng vì vậy điều dƣỡng cần
phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ (phẫu thuật viên) để đem lại an toàn tối đa cho
ngƣời bệnh, sau mổ ngƣời bệnh thƣờng có những rối loạn về tâm lý (mình bị ung
thƣ, sự mất tự tin về hình thể, cảm thấy thất vọng trong công việc và cuộc sống…),
rối loạn về sinh lý nhƣ các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, đau, nôn…do tác dụng
phụ của thuốc gây mê hoặc có thể xảy ra biến chứng sớm sau mổ nhƣ: chảy máu, tụ
máu sau mổ…vì vậy việc theo dõi, chăm sóc tốt ngƣời bệnh sau mổ sẽ góp phần
vào thành công trong phẫu thuật.
Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả y lệnh của bác sĩ và phối hợp với bác sĩ
trong việc theo dõi, chăm sóc chữa trị cho ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng còn có
chức năng độc lập tự chủ trong việc nhận định tình trạng ngƣời bệnh, đƣa ra chẩn
đoán điều dƣỡng, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc theo “Quy trình điều
dƣỡng ” để đánh giá đúng tình trạng BN.
2.1.1. Mục đích theo dõi và chăm sóc.
– Theo dõi chảy máu: máu chảy qua dẫn lƣu, máu chảy qua vết mổ, bầm
máu, tụ máu.
– Theo dõi việc cấp máu các vạt da phẫu tích.
– Chăm sóc vết mổ rộng, xuất tiết nhiều dịch.
– Biết hƣớng dẫn BN luyện tập cánh tay cho bạch huyết lƣu thông sớm và đủ,
để tránh hội chứng cánh tay to sau này.
– Giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh và động viên, an ủi ngƣời bệnh tránh
cú sốc do bị UT, bị tàn phế, tránh những sang chấn về tâm lý, mặc cảm tự ti về bệnh
tật… giúp ngƣời bệnh hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng[7].

13
2.1.2. Các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc.
– Theo dõi và chăm sóc ngƣời bệnh 24 giờ đầu sau mổ:

+ Theo dõi về tuần hoàn:

Điều dƣỡng theo dõi huyết áp, mạch 15-30 phút 1 lần, tùy theo mức độ mất
máu, chảy máu mà ngƣời điều dƣỡng thực hiện theo y lệnh (theo chế độ hộ lý). Khi
có diễn biến bất thƣờng phải báo bác sĩ can thiệp kịp thời[11].

+ Theo dõi về hô hấp: nhịp thở, tần số, kiểu thở và mức độ khó thở.
 Điều dƣỡng phải luôn đảm bảo lƣu thông đƣờng thở cho ngƣời bệnh vì BN
sau mổ có gây mê nội khí quản dễ bị tắc nghẽn đƣờng hô hấp do đờm dãi, chất nôn.
Điều dƣỡng phải hút sạch miệng hầu, cho BN thở oxy, theo dõi nhịp thở 30
phút/lần.

+ Theo dõi nhiệt độ:
 Nhiệt độ bình thƣờng của cơ thể rất ổn định ( thân nhiệt trung tâm) trong
khoảng 37 độ và thƣờng đƣợc đo ở vị trí: trực tràng, miệng, nách. Nhiệt độ ở trực
tràng hằng định nhất, dao động trong khoảng 36,30C đến 37,10C. Ở miệng thấp hơn
ở trực tràng 0,20C đến 0,50C và dao động nhiều hơn. Nhiệt độ ở nách thấp hơn trực
tràng 0,5- 10C dao động nhiều hơn nữa[11].
 Việc theo dõi nhiệt độ có giá trị tiên lƣợng sớm tình trạng vết mổ. Tùy theo
từng nguyên nhân mà ngƣời điều dƣỡng chủ động chăm sóc cụ thể cho ngƣời bệnh.

+ Theo dõi tình trạng nôn của ngƣời bệnh:

Sau mổ, do ảnh hƣởng của thuốc gây mê, ống nội khí quản nên ngƣời bệnh
rất dễ bị nôn. Cho ngƣời bệnh nằm tƣ thế đầu bằng, mặt nghiêng một bên để tránh
khi nôn dịch không tràn vào đƣờng thở. Nếu có ống Levine, điều dƣỡng nên câu nối
xuống thấp, hút dịch qua ống Levine, theo dõi (TD) tình trạng căng chƣớng bụng.
TD tình trạng nôn của ngƣời bệnh về số lƣợng, màu sắc, tính chất của chất nôn[4].

+ Theo dõi phản ứng của ngƣời bệnh:

Điều dƣỡng phải theo dõi sát những phản ứng của ngƣời bệnh để có kế hoạch
chăm sóc cụ thể. Sau mổ, ngƣời bệnh có thể bị kích thích vật vã. Nguyên nhân do
đau đớn, thiếu oxy, bí tiểu hoặc do duy trì bệnh nhân lâu ở một tƣ thế. Tùy theo
từng nguyên nhân mà điều dƣỡng có sự can thiệp thích hợp.

14

+ Theo dõi, chăm sóc tình trạng vết mổ:

Tình trạng vết mổ: kích thƣớc vết mổ, vết mổ có căng không, băng có thấm
máu, thấm dịch, có chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng, đọng dịch, đau..
Sau mổ, có thể do buộc mạch máu không tốt hoặc do bật các nút cầm máu khi dùng
dao điện đốt trong quá trình mổ nên ngƣời bệnh có thể bị chảy máu trong diện mổ.
Tùy từng tình trạng chảy máu mà ta có hƣớng xử trí khác nhau:
 Mức độ nhẹ: dịch qua sonde dẫn lƣu đỏ loãng, số lƣợng ít, vết mổ không
căng → băng ép tại diện mổ và theo dõi.
 Mức độ vừa: dịch qua sonde dẫn lƣu đỏ tƣơi, số lƣợng nhiều, vết mổ không
căng→ băng ép, báo bác sĩ, thực hiện y lệnh thuốc cầm máu và bơm rửa theo y
lệnh. Theo dõi sát tình trạng toàn thân và tại chỗ.
 Mức độ nặng: máu cục, máu đỏ tƣơi, số lƣợng nhiều, chảy liên tục, vết mổ
căng phồng, da bầm tím. Điều dƣỡng băng ép vết mổ, báo phẫu thuật viên, chuẩn bị
phƣơng tiện đƣa ngƣời bệnh xuống phòng mổ cầm máu lại.

+ Theo dõi, chăm sóc dẫn lƣu.
 Bình đựng dịch đƣợc nối với ống dẫn lƣu qua hệ thống dẫn lƣu kín ở thành
ngực, bình đƣợc chia vạch mỗi 10ml – 200ml. Số lƣợng (thể tích dịch) đƣợc ghi
nhận theo lần đổ dịch/24 giờ.
 Đặt bình chứa dịch thấp hơn chân dẫn lƣu 60cm, tránh ngƣời bệnh nằm đè
lên sonde dẫn lƣu; Hƣớng dẫn ngƣời bệnh vận động khi có ống dẫn lƣu (kẹp ống
khi xoay trở, đi lại để tránh tình trạng căng sonde dẫn lƣu dẫn đến tuột ống); kiểm
tra hệ thống dẫn lƣu tại diện mổ:
 Dẫn lƣu phải đảm bảo vô khuẩn, kín với áp lực âm.
 Kiểm tra hệ thống dẫn lƣu có bị tắc, gập, tuột.
 Theo dõi số lƣợng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lƣu ghi vào phiếu theo
dõi[2].
Điều dƣỡng tháo bình rời khỏi ống dẫn lƣu và xả hết áp lực trong bình, đánh
giá số lƣợng dịch theo vạch chia độ có sẵn trên thân bình đồng thời quan sát màu
sắc, tính chất của dịch. Trƣờng hợp nếu dẫn lƣu là máu đỏ tƣơi, máu cục, số lƣợng
nhiều, điều dƣỡng phải báo ngay bác sĩ (phẫu thuật viên) để xử trí kịp thời[12].

15

Hình 2.1. Theo dõi thể tích dịch 24 giờ.
+ Theo dõi lƣợng nƣớc tiểu:
Sau mổ, do ảnh hƣởng của thuốc gây mê nên có thể ngƣời bệnh sẽ bí tiểu,
điều dƣỡng cố gắng không thông tiểu cho ngƣời bệnh. Nên áp dụng các phƣơng
pháp giúp cho ngƣời bệnh tiểu bình thƣờng nhƣ: nghe tiếng nƣớc chảy, đắp ấm
vùng bụng dƣới (chú ý tránh gây bỏng cho ngƣời già, ngƣời bệnh gây tê tủy sống,
ngƣời bệnh liệt mất cảm giác), ngồi dậy, tiểu kín đáo, tiểu đúng tƣ thế…. Ghi đầy đủ
số lƣợng, tính chất, màu sắc nƣớc tiểu vào hồ sơ mỗi ngày. Nếu ngƣời bệnh có
thông tiểu, điều dƣỡng chăm sóc bộ phận sinh dục, theo dõi nƣớc tiểu, cho ngƣời
bệnh uống nhiều nƣớc (nếu đƣợc), nên rút sớm thông tiểu[4].
+ Can thiệp y lệnh điều trị:

Cần thực hiện đúng, đủ các y lệnh điều trị. Truyền dịch, truyền máu, tiêm
thuốc, lấy máu xét nghiệm khi có chỉ định. Điều dƣỡng cần đảm bảo đúng quy trình
kỹ thuật trong khi thực hiện, đảm bảo 5 đúng.

+ Đảm bảo an toàn cho ngƣời bệnh:

Sau mổ, ngƣời bệnh thƣờng phải chịu nhiều nguy cơ, tai biến, biến chứng
sau mổ… Trong đó, vấn đề an toàn cho ngƣời bệnh trong giai đoạn hồi tỉnh, giai
đoạn sau mổ cực kỳ quan trọng. Để tránh những tổn thƣơng cho ngƣời bệnh nhƣ té,
sút dịch truyền, dẫn lƣu thì ngƣời bệnh luôn nằm trong tầm nhìn điều dƣỡng. Điều
dƣỡng cố định ngƣời bệnh an toàn, cho thanh giƣờng lên cao[4].

16
– Theo dõi, chăm sóc ngƣời bệnh sau 24 giờ.

+ Chăm sóc, theo dõi tuần hoàn:

Điều dƣỡng kiểm tra mạch, huyết áp, màu sắc da, niêm mạc, theo dõi dấu
hiệu mất nƣớc, tình trạng choáng, chảy máu.

+ Chăm sóc, theo dõi hô hấp:

Điều dƣỡng theo dõi tình trạng thông khí của ngƣời bệnh, tính chất thở, kiểu
thở, tần số thở, tình trạng khó thở, sự tăng tiết đờm dãi của ngƣời bệnh.

+ Theo dõi nhiệt độ:

Sau mổ, ngƣời bệnh thƣờng sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể. Thƣờng sau mổ
1-2 ngày, nhiệt độ tăng nhẹ từ 37- 380C. Nhiệt độ tăng cao > 380 điều dƣỡng cần
theo dõi sát và phát hiện sớm các nguyên nhân gây sốt: nhiễm trùng vết mổ, nhiễm
trùng chân dẫn lƣu, nhiễm trùng tiết niệu… Tùy từng nguyên nhân mà điều dƣỡng
có xử trí và can thiệp thích hợp.

+ Theo dõi tiết niệu:

Điều dƣỡng theo dõi nƣớc tiểu 24 giờ về số lƣợng, màu sắc, tính chất. Theo
dõi lƣợng nƣớc vào, ra thấy dấu hiệu bất thƣờng báo bác sĩ.

+ Theo dõi, chăm sóc vết mổ và sonde dẫn lƣu dịch:
 Tình trạng vết mổ: theo dõi nhiễm trùng vết mổ ( sƣng, nóng, đỏ, đau) tình
trạng hoại tử vạt da hoặc mép vết mổ, theo dõi dấu hiệu đọng dịch. Ngày thứ 7 sau
mổ, TD tình trạng vết mổ, nếu vết mổ liền tốt, không có hiện tƣợng nhiễm trùng,
tiến hành cắt chỉ theo y lệnh.
 Sự lƣu thông của dẫn lƣu: số lƣợng, màu sắc, tính chất của dịch. Báo bác sĩ
khi hở dẫn lƣu gây đau, khó chịu cho ngƣời bệnh, gây chảy máu, tụt dẫn lƣu.
 Rút sonde dẫn lƣu theo chỉ định của phẫu thuật viên. Thƣờng lƣợng dịch
qua dẫn lƣu từ 30-40ml trong vòng 24 giờ thì có thể rút dẫn lƣu, sau khi rút dẫn lƣu
có thể đặt thay vào vị trí của sonde dẫn lƣu một “lam” dẫn lƣu ngắn để dịch còn lại
có thể ra hết và rút lam sau 2-3 ngày. Lƣu ý có thể do cố định không tốt lam dẫn lƣu
dễ tụt vào trong.
 Dấu hiệu tiết dịch, đọng dịch sau rút dẫn lƣu (đọng dịch thƣờng tại vị trí
thành ngực hay hố nách sau mổ).
 Vận động khớp vai, cánh tay cùng bên phẫu thuật [6].

17
Sau mổ, do diện mổ rộng ảnh hƣởng nhiều đến mạch máu, thần kinh ngực và
cơ ngực …Ngƣời bệnh thƣờng bị giảm cảm giác vùng cánh tay bên phẫu thuật,
căng cơ, giảm lực cơ…Vận động cánh tay bên phẫu thuật là rất quan trọng giúp
ngƣời bệnh lƣu thông tuần hoàn, giảm phù nề, để có thể lấy lại phạm vi cử động đầy
đủ và cơ lực. Khi ngƣời bệnh có thể lấy lại hoàn toàn phạm vi cử động ở bả vai
ngƣời bệnh sẽ có thể: nâng cánh tay lên qua đầu, đƣa sang đằng sau cổ và đƣa ra
giữa lƣng. Những động tác thể dục này sẽ giúp ngƣời bệnh có thể quay trở về các
hoạt động thƣờng trong khoảng từ 6 – 12 tuần sau phẫu thuật. Sau mổ nên luyện tập
đều đặn và thƣờng xuyên để tránh biến chứng nhƣ: phù tay sau vét hạch nách; cảm
giác tê bì vùng sƣờn nách phía dƣới của hố nách và tê bì mặt trong cánh tay cùng
bên của vú đã phẫu thuật; có thể gặp liệt tay sau điều trị năm thứ 3, thƣa 4 hoặc
thậm chí gặp ở những năm sau nữa[6].
+ Chăm sóc về dinh dƣỡng:
Dinh dƣỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân UT kể từ khi
ngƣời bệnh đƣợc chẩn đoán bị ung thƣ. Dinh dƣỡng kém sẽ ảnh hƣởng đến tình
trạng sức khỏe và không có sức khỏe sẽ ảnh hƣởng ngƣợc lại đến đáp ứng điều trị.
Ngƣợc lại dinh dƣỡng tốt trong thời gian điều trị sẽ giúp có đủ năng lƣợng và đạm
cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sụt cân và phục hồi sức khỏe.
Sau mổ, ngƣời bệnh có nguy cơ suy kiệt do nhịn ăn trƣớc, trong và sau mổ,
do chịu đựng do căng thẳng trong phẫu thuật…Nếu ngƣời bệnh hết nôn điều dƣỡng
giúp ngƣời bệnh ăn bằng đƣờng miệng sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cƣờng chức
năng dạ dày, ruột.Việc nhai cũng tránh nguy cơ viêm tuyến mang tai, ngƣời bệnh
cảm thấy ngon miệng[4].
Chế độ ăn của ngƣời bệnh là thức ăn mềm, lỏng, giàu dinh dƣỡng, đây là giai
đoạn hồi phục cần tăng cƣờng cung cấp chất dinh dƣỡng, năng lƣợng 2.000 – 3.000
kcal/ngày[2].

+ Chăm sóc về chế độ vệ sinh:

Vệ sinh thân thể: đảm bảo cho ngƣời bệnh luôn đƣợc sạch sẽ, tránh mắc thêm
các bệnh về da, tóc, tránh biến chứng nhiễm khuẩn ( nhƣ viêm họng, viêm phế
quản, viêm phổi), đem lại sự thoải mái và dễ chịu cho ngƣời bệnh. Vệ sinh thân thể
cho ngƣời bệnh bằng nƣớc ấm, vệ sinh bộ phận sinh dục…(chú ý tránh nƣớc vào

18
vết mổ khi vết mổ chƣa khỏi hoàn toàn). Thay quần áo, ga trải giƣờng.
 Vệ sinh răng miệng: giữ răng miệng luôn sạch sẽ để phòng nhiễm khuẩn
răng miệng, giúp ngƣời bệnh thoải mái, dễ chịu và ăn ngon. Vệ sinh răng miệng
sạch sẽ sau khi ăn và súc miệng bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% ngày 2 lần[1] .
+ Theo dõi, chăm sóc tâm lý ngƣời bệnh:
Khi đƣợc chẩn đoán mình bị UTV, ngƣời bệnh rất hoang mang, lo lắng sợ
mình sắp chết vì họ nghĩ rằng UT là bệnh không chữa đƣợc, lo lắng về đau đớn thể
xác, sang chấn về tinh thần, sợ biến dạng cơ thể, lo lắng biến chứng sau mổ, lo về
điều kiện kinh tế, lo lắng về gia đình, về quan hệ vợ chồng, và mặc cảm với xã hội…
Tâm lý lo lắng ảnh hƣởng đến tiến trình phục hồi sau mổ, vì vậy để hiểu đƣợc
những lo lắng của ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng phải tạo đƣợc niềm tin nơi ngƣời
bệnh để họ nói ra những suy nghĩ và lo lắng của mình, luôn gần gũi, động viên, an
ủi ngƣời bệnh, giúp ngƣời bệnh thoải mái, an tâm trong điều trị, trong gia đình và
cộng đồng.

+ Giáo dục sức khỏe:

Điều dƣỡng cung cấp cho BN và gia đình BN các kiến thức về bệnh, hƣớng
điều trị tiếp, cách tập cánh tay bên mổ, biết cách phòng và phát hiện sớm ung thƣ
,cách tự khám vú, cách chăm sóc bệnh nhân về vệ sinh, chế độ dinh dƣỡng, lao
động, sinh hoạt. Khi ra viện hƣớng dẫn ngƣời bệnh khám định kỳ theo hẹn: theo dõi
sau khi ra viện là rất quan trọng, khám theo định kỳ để đảm bảo phát hiện những
thay đổi bất thƣờng trong sức khỏe và nếu UT tái phát trở lại hay UT mới phát triển
có thể đƣợc điều trị ở giai đoạn sớm nhất.
2.2. Quy trình điều dƣỡng về chăm sóc và theo dõi ngƣời bệnh sau mổ
Quy trình điều dƣỡng gồm 5 bƣớc mà ngƣời điều dƣỡng phải thực hiện các
hoạt động theo kế hoạch đã đƣợc định trƣớc để hƣớng đến kết quả chăm sóc ngƣời
bệnh tốt nhất mà mình mong muốn[1].
2.2.1. Nhận định
– Nhận định BN trong 24 giờ đầu sau mổ:

+ Nhận định toàn trạng ngƣời bệnh, dấu hiệu sinh tồn.

+ Tri giác: dựa vào thang điểm Glassgow để đánh giá (bình thƣờng là 15
điểm: mắt 4 điểm, lời nói 5 điểm, vận động 6 điểm).

19

+ Hô hấp: Sau mổ nhịp thở đều, êm, không có biểu hiện tím tái. Nếu ngƣời
bệnh thở nhanh nông, tím tái thì phải cấp cứu hút đờm rãi, cho thở oxy và báo cáo
bác sĩ để cấp cứu hô hấp.

+ Tuần hoàn: đo mạch, huyết áp cho ngƣời bệnh 15-30 phút/lần. Nếu mạch
nhanh, nhỏ, huyết áp tụt có thể chảy máu sau mổ phải báo cáo bác sĩ ngay và chuẩn
bị các phƣơng tiện cấp cứu tuần hoàn.
+ Nhiệt độ: sau mổ BN có thể hạ thân nhiệt do cuộc mổ kéo dài, do vận
chuyển, do tác dụng của thuốc gây mê.
+ Xác định vị trí đau và mức độ đau của ngƣời bệnh.

+ Tình trạng nôn của ngƣời bệnh (số lần, số lƣợng, tính chất, màu sắc của
chất nôn).

+ Tình trạng da, niêm mạc so sánh với trƣớc mổ, dấu hiệu mất máu, mất
nƣớc.
+ Nƣớc tiểu: đo lƣợng nƣớc tiểu, quan sát màu sắc, tính chất nƣớc tiểu.

+ Tình trạng vết mổ: kích thƣớc vết mổ, vết mổ có căng không, có chảy máu,
tụ máu không.

+ Tình trạng sonde dẫn lƣu dịch: băng chân sonde khô hay ƣớt, chân sonde
có bị hở không, có bị gập, bị tắc không. Điều dƣỡng đo số lƣợng dịch dẫn lƣu, theo
dõi về màu sắc, tính chất của dịch.
+ Đƣờng truyền có bị phồng, tắc, tấy đỏ.

+ Tƣ thế ngƣời bệnh: BN nằm đúng tƣ thế, tránh nằm đè lên diện mổ.

+ Cận lâm sàng: điều dƣỡng theo các kết quả xét nghiệm sinh hóa, huyết
học…
– Nhận định ngƣời bệnh sau mổ từ giờ thứ 25 trở đi: nhận định tình trạng
ngƣời bệnh tƣơng tự nhƣ 24 giờ đầu sau mổ: tri giác, hô hấp, tuần hoàn, nhiệt độ,
mức độ đau, tình trạng da, niêm mạc, nƣớc tiểu, tình trạng vết mổ, dẫn lƣu… Nhận
định thêm tình trạng ngƣời bệnh tiến triển tốt lên hay xấu đi.
+ Ăn uống: ngƣời bệnh tự ăn hay nuôi dƣỡng bằng đƣờng tĩnh mạch.
+ Vệ sinh: vệ sinh thân thể, răng miệng, bộ phận sinh dục.

+ Thần kinh, tâm thần: trạng thái tinh thần của bệnh nhân ( lo lắng, sợ hãi…),
đau đầu hoa mắt chóng mặt…

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *