11087_Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-200

luận văn tốt nghiệp

1

BỘ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG

ISO 9001:2008

TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
NAM CHÂM VĨNH CỬU KHÔNG CHỔI THAN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

HẢI PHÕNG-2015
1

BỘ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG

ISO 9001:2008

TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
NAM CHÂM VĨNH CỬU KHÔNG CHỔI THAN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

Sinh viên: Nguyễn Văn Mạnh
Người hướng dẫn:GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn

HẢI PHÕNG-2015

2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÖC
—————-o0o—————–
BỘ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên : Nguyễn Văn Mạnh – mã SV: 1112102001
Lớp : ĐC1501- Ngành Điện Tự Động Công Nghiệp.
Tên đề tài: Tìm hiểu động cơ một chiều nam châm vĩnh cửu không
chổi than

3

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp(về
lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp:………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
4

CÁC CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn thứ 1.
Họ và tên :

Học hàm, học vị :

Cơ quan công tác :

Nội dung hướng dẫn :
Đỗ Thị Hồng Lý
Thạc sĩ
Trường Đại học dân lập Hải Phòng
Toàn bộ đồ án
Người hướng dẫn thứ 2.
Họ và tên :

Học hàm, học vị :

Cơ quan công tác :

Nội dung hướng dẫn :

Đề tài tốt nghiệp được giao ngày……tháng…..năm 2015.
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày……tháng……năm 2015.
Đã nhận nhiệm vụ ĐT.T.N.
Sinh viên

Nguyễn Văn Mạnh
Đã giao nhiệm vụ Đ.T.T.N
Cán bộ hướng dẫn ĐT.T.N

GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn

Hải Phòng, ngày……tháng…….năm 2015
HIỆU TRƢỞNG

GS.TS.NGƢT TRẦN HỮU NGHỊ
5

PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

1. Tinh thần, thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
2. Đánh giá chất lượng của Đ.T.T.N( so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T.T.N, trên các mặt lý luận thực tiễn, tính toán giá trị sử dụng,
chất lượng các bản vẽ…)
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn
(Điểm ghi bằng số và chữ)

Ngày…..tháng……năm 2015
Cán bộ hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)

1

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI CHẤM PHẢN BIỆN
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
1. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích số
liệu ban đầu, cơ sở lý luận chọn phương án tối ưu, cách tính toán chất lượng
thuyết minh và bản vẽ, giá trị lý luận và thực tiễn đề tài.
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
2. Cho điểm của cán bộ chấm phản biện
( Điểm ghi bằng số và chữ)

Ngày……tháng…….năm 2015
Người chấm phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay nhu cầu sử dụng điện năng, các thiết bị điện ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực cuộc sống . Khả năng tự động hoá các quá trình
ngày được quan tâm đặt lên hàng đầu. Trong 1 số lĩnh vực công nghiệp hay
dân dụng nhu cầu cung cấp điện cần phải đảm bảo liên tục trong suốt quá trình
hoạt động của quá trình. Nó đảm bảo quá trình sản xuất là liên tục đem lại
chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt là đem lai độ an toàn cho tính mạng con
người, an toàn của thiết bị tiêu thụ điện. Do vậy bộ điều khiển ATS có thể giải
quyết được vấn đề trên, nó là 1 mắt xích quan trọng trong hệ thống cung cấp
điện cho hộ phụ tải loại 1.
Nay em được nhận đề tài :” Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS
bằng PLC S7-200 “. Do GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn hướng dẫn nội dung
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cung cấp điện cho các xí nghiệp công nghiệp và vấn đề đảm bảo điện
năng liên tục.
Chương 2: Tổng quan hệ thống PLC S7 200.
Chương 3: Xây dựng hệ thống ATS bằng s7-200.

2

CHƢƠNG 1
CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
VÀ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO ĐIỆN NĂNG LIÊN TỤC.
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG
Điện năng là một dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả
các lịnh vực hoạt động công nghiệp và đời sống của con người. Nhu cầu điện
ngày càng cao cả về sản lượng điện, khả năng cung cấp điện liên tục, chính vì
vậy chúng ta cần xây dựng thêm các hệ thống điện nhằm đảm bảo cung cấp
điện cho các hộ tiêu thụ. Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, các mạng
điện và các hộ tiêu thụ điện được liên kết với nhau thành một hệ thống để
thực hiện quá trính sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. Mạng
điện là tập hợp các trạm biến áp, trạm đóng cắt, các đường dây trên không và
các đường dây cáp. Mạng điện dùng để truyền tải và phân phối điện năng từ
nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ.
Điện năng thực sự đóng góp một phần quan trọng vào lỗ lãi của xí
nghiệp. Nếu một tháng xảy ra mất điện 1-2 ngày xí nghiệp sẽ có thể không có
lãi, nếu mất lâu hơn xí nghiệp sẽ thua lỗ. Chất lượng điện xấu (Chủ yếu là
điện áp thấp) ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, gây thứ phẩm, phế
phẩm, giảm hiệu suất lao động. Chất lượng điên áp đặc biệt quan trọng với xí
nghiệp may, xí nghiệp hóa chất, xí nghiệp chế tạo cơ khí điện tử chính xác. Vì
thế đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và nâng cao chất lượng điện năng là mói
quan tâm hàng đầu.
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN
Quá trính sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng xảy ra
tức thời. Điện năng nói chung không tích luỹ được, do không có phương tiện
dự trữ điện năng nên phụ tải điện tiêu thụ bao nhiêu năng lượng thì đồng thời
nguồn điện sản xuất ra bấy nhiêu và truyền tải đến phụ tải theo lưới điện.
3

Trong quá trình sản xuất, truyền tải và tiêu thụ một phần điện năng bị mất mát
do phát nóng dây dẫn, rò điện và vầng quang. Sự cân bằng công suất giữa
nguồn điện và hộ tiêu thụ được thực hiện một cách tự nhiên. Khi công suất
của nguồn điện giảm đi thì công suất tiêu thụ của phụ tải cũng tự động giảm
theo và ngược lại, nhưng khi đó chất lượng điện năng là điện áp và tần số bị
thay đổi.
Công suất tác dụng của nguồn điện cung cấp cho phụ tải được xem là
đủ khi tần số của hệ thống điện bằng định mức (50 ÷60) [Hz]. Còn công suất
phản kháng được xem là đủ khi điện áp của hệ thống điện nằm trong giới hạn
cho phép. Khi thiếu công suất, tần số và điện áp giảm xuống, chất lượng điện
năng bị xấu đi. Để đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện và điều
chỉnh nó, đòi hỏi trong hệ thống điện luôn luôn có đủ công suất tác dụng và
phản kháng, muốn thế cần phải có một lượng công suất dự trữ.
Các quá trình trong hệ thống điện xảy ra rất nhanh chóng, vì vậy cần
phải có các thiết bị tự động tác động rất nhanh để điều khiển và bảo vệ hệ
thống điện. Hệ thống điện cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế
quốc dân và sinh hoạt của nhân dân, vì thế sự phát triển của hệ thống điện
phải kịp thời đáp ứng yêu cầu về năng lượng ngày càng tăng của đất nước.
Muốn vậy sự phát triển của hệ thống điện phải vượt trước một bước so với sự
phát triển của các ngành kinh tế khác. Việc thành lập các hệ thống điện khu
vực và hệ thống điện quốc gia thống nhất mang lại những lợi ích sau đây.
Tăng cường độ tin cậy cho các phụ tải. Các phụ tải lớn, quan trọng có
thể nhận điện từ nhiều nhà máy điện khác nhau. Có thể sử dụng một cách
kinh tế các nguồn nhiên liệu khác nhau (than đá, thuỷ năng, dầu mỏ, năng
lượng nguyên tử…) bằng cách phân bố kinh tế công suất cho các nhà máy
điện. Giảm được đáng kể công suất dự trữ trong hệ thống điện. Cho phép xây
4

dựng trong hệ thống điện các tổ máy công suất lớn có các đặc tính kinh tế
cao.
Cho phép sử dụng cao hơn công suất đặt của các nhà máy điện do đồ
thị phụ tải của hệ thống điện được san bằng hơn so với đồ thị phụ tải của từng
phụ tải riêng rẽ. Tóm lại hệ thống điện là hệ thống đa chỉ tiêu, vận hành dưới
tác động của các yếu tố ngẫu nhiên và phát triển trong điều kiện bất định. Do
đó việc xây dựng được một cấu trúc của hệ thống điện có tính thích nghi cao,
tìm được phương pháp và phương tiện điều khiển tốt nhất sự phát triển vận
hành của hệ thống điện là một việc khó khăn phức tạp.
1.3 NGUỒN ĐIỆN
Điện năng được sản xuất tập chung trong các nhà máy điện. Hiện nay
các nhà máy điện lớn đều phát ra năng lượng dòng điện xoay chiều ba pha, rất
ít nhà máy phát năng lượng dòng điện một chiều. Trong công nghiệp muốn
dùng năng lượng dòng điện một chiều thì người ta dùng chỉnh lưu để biến đổi
năng lượng dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Nói chung ở các
nhà máy điện, các dạng năng lượng khác nhau muốn chuyển thành điện năng
đều phải biến đổi qua một cấp trung gian là cơ năng truyền động động cơ sơ
cấp truyền qua máy phát điện để biến thành điện năng. Nguồn năng lượng
thường dùng trong tuyệt đại đa số các nhà máy điện hiện nay vẫn là năng
lượng các chất đốt và năng lượng nước. Từ năm 1954, ở một số nước tiên tiến
đã bắt đầu xây dựng một số nhà máy điện dùng năng lượng nguyên tử. Dưới
đây trình bày sơ lược nguyên lý làm việc của ba loại nhà máy điện tương ứng
với ba nguồn năng lượng kể trên là nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện,
nhà máy điện nguyên tử.
5

1.4 PHỤ TẢI ĐIỆN
1.4.1 Khái niệm về phụ tải điện
Phụ tải điện là một hàm biến đổi theo thời gian, vì có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến nó nên phụ tải điện không biến thiên theo một quy luật nhất định.
Do đó, việc xác định chính xác phụ tải điện là rất khó khăn nhưng đồng thời
là một việc hết sức quan trọng.
Phụ tải điện là số liệu dùng làm căn cứ để chọn các thiết bị điện trong hệ
thống cung cấp điện. Nếu phụ tải tính toán nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ dẫn
đến làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện, có thể dẫn tới cháy, nổ các thiết bị
điện. Nếu phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế nhiều thì các thiết bị chọn
sẽ quá lớn so với yêu cầu dẫn tới lãng phí.
Do tính chất quan trọng như vậy nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
và đề ra nhiều phương pháp xác định phụ tải tính toán, song chưa có một
phương pháp nào hoàn thiện. Nếu thuận tiện cho việc tính toán thì lại thiếu
chính xác ngược lại nếu nâng cao được độ chính xác, kể đến nhiều yếu tố ảnh
hưởng thì phương pháp tính lại quá phức tạp.
1.4.2 Phân loại hộ phụ tải
Các hộ tiêu thụ điện được chia ra làm 3 loại như sau:
* Hộ loại 1
Không cho phép mất điện, nếu mất điện sẽ gây tác hại lớn về chính trị, gây
nguy hại đến tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế như làm rối
loạn quá trình sản xuất, làm hư hỏng nhiều thiết bị, gây ra phế phẩm hàng loạt
dẫn đến thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Với hộ phụ tải loại 1, yêu cầu
phải bảo đảm liên tục cung cấp điện rất cao ngay cả khi làm việc bình thường
cũng như khi sự cố cho nên không cho phép ngừng cung cấp điện.
Hộ loại 1: thường phải được cung cấp ít nhất từ hai nguồn độc lập hoặc có
nguồn dự phòng, nhằm giảm thời gian mất điện xuống rất nhỏ. Thời gian mất
6

điện đối với hộ loại 1 thường cho bằng thời gian tự động đóng nguồn dự
phòng.
* Hộ loại 2
Nếu ngừng cung cấp điện cũng gây tác hại về kinh tế ảnh hưởng lớn đến
sản lượng hoặc gây ra nhiều phế phẩm, ngừng trệ sự vận chuyển trong xí
nghiệp, có thể có hư hỏng thiết bị nhưng ở mức độ nhẹ hơn trường hợp trên,
lãng phí lao động, ảnh hưởng đến hoàn thành kế hoạch sản xuất. Ví dụ như
các nhà máy sợi, nhà máy dệt…
Như vậy đối với hộ loại 2 nếu ngừng cung cấp điện chỉ dẫn đến thiệt hại
về kinh tế. Có thể cho phép mất điện trong một thời gian ngắn để thay thế các
thiết bị hư hỏng. Với hộ phụ tải loại 2, việc quyết định dùng một hoặc hai
nguồn cung cấp, đường dây đơn hoặc đường dây kép, có nguồn dự phòng
hoặc không có nguồn dự phòng. Phải dựa trên kết quả so sánh kinh tế giữa
khoản tiền phải đầu tư thêm khi có đặt thiết bị dự phòng với khoản tiền thiệt
hại khi sản xuất bị ngừng trệ do mất điện vì không có thiết bị dự phòng.
* Hộ loại 3
Hộ loại 3 gồm các thiết bị còn lại không nằm trong hai loại trên. Ví dụ như
chiếu sáng dân dụng, kho tàng hoặc những phân xưởng phụ.
Với hộ phụ tải loại 3, ta chỉ cần một nguồn cung cấp điện là đủ. Cho phép
mất điện trong một thời gian để sửa chữa, thay thế các thiết bị khi cần thiết.
Điều này không có nghĩa là mất điện triền miên. Với yêu cầu ngày càng cao
của cuộc sống, người thiết kế cũng như người quản lý vận hành lưới điện phải
có tính toán, dự kiến mọi khả năng để cho xác suất sự cố mất điện là thấp
nhất, và thời gian mất điện là ngắn nhất.
Cần chú ý rằng việc phân chia các thiết bị dùng điện thuộc hộ loại này hay
loại kia chỉ là tương đối mà thôi. Phải kết hợp với tình hình cụ thể của xí
nghiệp để phân chia cho hợp lý. Cùng một loại thiết bị, ở xí nghiệp này do có
7

vai trò rất quan trọng nên được xếp vào hộ loại 1, nhưng ở xí nghiệp khác thì
lại không quan trọng bằng nên có thể xếp nó vào hộ loại 2.
* Chú ý: Chỉ có những phương án sơ đồ nối dây của lưới điện nào bảo đảm
được hai tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng nhất là liên tục cung cấp điện và bảo
đảm chất lượng điện trong mọi tình trạng vận hành khác nhau (bình thường
cũng như lúc sự cố) thì mới được giữ lại để so sánh kinh tế, quyết định lựa
chọn phương án cuối cùng. Ngoài những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất
lượng điện năng (tính liên tục cung cấp điện, chất lượng điện năng là điện áp
và tần số) khi thiết kế và vận hành lưới điện, cần phải đảm bảo yêu cầu: chỉ
tiêu kinh tế và an toàn đối với con người.
8

CHƢƠNG 2
BỘ CHUYỂN NGUỒN TỰ ĐỘNG ATS
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG
2.1.1. Khái niệm
ATS là thiết bị tự động chuyển đổi nguồn (Automatic Transfer Switch)
dùng đẻ chuyển nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn chính sảt ra
trạng thái lỗi. Nguồn chính xảy ra lỗi như mất pha, mất nguồn, ngược thứ tự
pha, điện áp cao hay thấp hơn giá trị cho phép
Nếu nguồn dự phòng lấy từ
nguồn lưới khác thì ta có ATS loại lưới – lưới. Nếu nguộn dự phòng là lấy từ
máy phát thì ta có loại ATS lưới – máy phát, hoặc lưới – lưới máy phát.
2.1.2. Đặc điểm chung. 
Đựoc sử dụng trong mạng 3 pha 4 dây hoặc mạng 1 pha. 
Cho phép chọn nguồn ưu tien trong hệ thống mạng điện có nhiều
nguồn. 
Tuỳ chọn chế đọ điều khiển là xung(Impule) hay dạng mức. 
Giám sát thấp áp hoặc quá áp của nguồn điện chính hay nguồn dự
phòng. 
Giám sát tần số của nguồn điện lưới chính và nguồn dự phòng. 
Lập trình các timer trì hoãn, khởi động chuyển mạch hay tắt máy
phát. 
Lập trình hoạt động theo thời gian ngày hay đêm, ngày nghỉ, tuần,
tháng, năm. 
Hiển thị các thông số (tần số, điện áp) của nguồn chính và nguồn dự
phòng dùng LCD. 
Hiển thị các trạng thái nguồn điện, chỉ báo sự cố, trạng thái test.
9

Nguồn điện hoạt động từ điện áp 160VAC tới 250VAC tần số
50[Hz], không dùng Accu hoặc UPS. 
Tích hợp đồng bộ thời gian thực, thời gian hoạt động 2 tháng nếu
mất toàn bộ nguồn điện chính và nguồn dự phòng.
2.1.3. Chức năng cơ bản của bộ ATS. 
Tự động chuyển nguồn khi mất điện . 
Tự động khởi động máy phát khi mất điện lưới . 
Qúa trình khởi động máy phát nếu có sự cố về lưới thì dừng việc
khởi động và đưa ra tín hiệu cảnh báo. 
Thực hiện quá trình kiểm tra điện áp nếu đạt yêu cầu thì thựuc hiện
đóng tải. 
Bảo vệ mất pha, quá áp hay quá tải.
2.2. PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN LÝ ĐIỀU CHỈNH.
2.2.1. Phân loại.
Dựa vào lưói điện dự phòng mà ATS được chia ra làm hai loại chính như sau.
+ ATS lưới – lưới. Nếu nguồn điện dự phòng là đựoc lấy từ lưới điện khác.
+ ATS lưới – máy phát. Nếu nguồn điện dự phòng là được lấy từ máy phát điện.

10

2.2.2. Nguyên lý điều chỉnh.

Hình 2.1: Mạch động lực ATS lưới – lưới
Với ATS lưới – lưới, quá trình diễn ra như sau: nguồn điện lấy từ lưới 1 và lưới
2. Mạch hoạt động hai chế độ bằng tay hoặc tự động. Khi lưới 1bị mất điện thì lưới
2 được đưa vào hoạt động.
Với ATS lưới – máy phát, quá trình xảy ra phức tạp hơn loại ATS lưới –
lưới vì có thêm bộ phận khởi động, máy nổ được khởi động, điện áp máy phát
được thành lập. Nếu chất lượng điện áp máy phát đảm bảo, bộ phận so sánh cấp
tín hiệu cho bộ ĐK(điều khiển) và chuyển mạch (CM) tác động, chuyển mạch
từ lưới (1) qua máy phát. Thời gian chuyển nguồn từ máy lưới điện sang máy
phát trong khoảng thời gian rất ngắn (2 ÷ 5) giây. Khi đó có điện áp máy phát,
máy phát chạy không tải một thời iân để làm mát (3 ÷ 10) phút rồi sau đó tự tắt.

11

Hình 2.2: Mạch động lực ATS lưới – máy phát.
2.2.3.Quá trình hoạt động:
Quãng thời gian t1 từ thời điểm mất lưới đến khi máy phát điện khởi động
với thời gian ngắn khoảng từ (1 ÷ 5) giây. Khi điện áp máy phát đạt cỡ 0,8Uđm,
bộ đếm thời gian trong bộ so sánh phía máy phát bắt đầu tính thời gian và sau
khoảng thời gian t2 =(1 ÷ 25) giây, để kiểm tra xem điện lưới có điện trở lại
không nếu lưới không có điện thì tải được chuyển cho máy phát hoặc có thể
đóng tải trước nếu ta có sử dụng bộ AVR để ổn định điện áp khi có tải với
điện áp thấp hơn điện áp định mức. Sau đó máy phát chạy để thay thế điện
lưới. Đến khi có điện lưới thì t3 là khoảng thời gian từ khi lưới phục hồi đến khi
tải được chuyển từ máy phát về lưới chính t3 = (3 ÷ 2) phút. Thời gian này dài
hơn để khẳng định chắc chắn lưới điện đã phục hồi ổn định. Thời gian t4 là thời
gian chạy không tải của máy phát điện, chủ yếu làm nguội máy phát điện, t4 = (
1 ÷ 2) phút. Đặc biệt là tất cả các thời gian trên có thể dễ dàng thay đổi qua các
nút đặt thời gian.
Bộ khởi động động cơ máy phát điện có đặc điểm như sau: nếu khởi động
một lần thành công, nó trở lại về trạng thái chờ ban đầu. Nếu khởi động lần một
12

không thành công thì sau thời gian khởi động khoảng từ 3 đến 4 giây máy phát
được khởi động lần hai. Nếu khởi động lần hai không thành công thì sau thời
gian khởi động khoảng từ 3 đến 4 giây máy phát được khởi động lần ba. Nếu
khởi động ba lần không thành công thì sẽ có tín hiệu cảnh báo ra ngoài cho
người sử dụng biết và thiết bị sẽ tự động khoá lại, không khởi động nữa. Nếu
khởi động ba lần mà lần một hoặc lần hai mà thành công thì thiết bị sẽ tự động
khoá lại, không khởi động nữa và máy phát chạy khoảng thời gian là 20 giây
xem có điện lưới trở lại không rồi đóng công tắc tơ lại ngắt lưói khỏi hệ thống
và máy phát hoạt động.
2.2.4. Cấu trúc của bộ ATS. 
Cấu trúc của bộ ATS được chia thành các khối sau: 
Khối nguồn điều khiển. 
Khối tạo điện áp mẫu. 
Khối bảo vệ thấp áp mất pha hay cao áp. 
Khối chấp hành. 
Khối tạo thời gian trễ.

Hình 2.3: Sơ đồ khối cấu trúc bộ ATS

13

Giới thiệu chức năng của các khối như sau: 
Khối tạo điện áp mẫu: Đầu vào là tín hiệu điện áp ba pha xoay
chiều đầu ra là tín hiệu điện áp mẫu một chiều. Có chức năng lấy tín
hiệu điện áp ba pha chỉnh lưu đưa vào mạch so sánh. 
Khối nguồn điều khiển: Đầu vào là điện áp của một pha bất kì đầu
ra là điện áp một chiều cung cấp nguồn một chiều cho mạch điều
khiển , đồng thời tạo ra điện áp chuẩn để so sánh. 
Khối bảo vệ thấp áp, mất pha, cao áp đầu vào là hai tín hiệu điện áp
chuẩn và mẫu để so sánh và đưa ra tín hiệu điều khiển đến khối
chấp hành. 
Khối chấp hành đầu vào là nguồn nuôi và hai tín hiệu điều khiển
được đưa tới hai khối bảo vệ áp và khối thời gian, đầu ra là tín hiệu
điều khiển động cơ đề, động cơ gạt le, công tắc tơ . 
Khối thời gian đầu vào là nguồn nuôi còn đầu ra là tín hiệu điều
khiển đến khối chấp hành.
2.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN ATS ĐIỂN HÌNH.
2.3.1. Mô tả:

14

Mặt trƣớc:

Hình 2.4: Hình vẽ mô tả mặt trước ATS
1- ESC: nút thoát.
2- Nút Enter.
3- LCD: màn hình hiển thị các thông số.
4- Power: chỉ thị nguồn hoật động.
5-“+” : Dấu cộng , nút ấn tăng giá trị.
6-“-” : Dấu trừ, nút ấn giảm giá trị.
7- Fault: Chỉ thị có sự cố xảy ra.
8- LINE2: Chỉ thị nguồn thứ 2 bình thường
15

9- Led: Chỉ thị công tắc đóng nguồn 2.
10- LINE 1: Chỉ thị nguồn thứ 2 bình thường.
11- Chỉ thị Switch đóng nguồn 1
12- Chỉ thị hiện ở mode lập trình.
13- Auto: Chỉ thị chế độ tự động.
14-LOAD: Chỉ thị nguồn đi ra tải.
15- Control: Chỉ thị kiểm tra bằng tay.
16-Test on load: Chỉ thị kiểm tra hệ thống có mang tải.
17- Test off load: Chỉ thị kiểm tra hệ thống không tải .
18- MODE: Nút chọn chế độ làm việc.
19- TEST: Nút test hoạt động hệ thống. 
Mặt sau.

Hình 3.5: Hình vẽ mô tả mặt sau bộ điều khiển ATS
16

L1,L2,L3: Mạng 3 pha 4 dây của LINE 1:
G1: Dây pha thư nhất của máy phát hoặc LINE2.
1-2 O-POSI tiếp điểm chuyển mạch Switch ATS sang vị trí 1:(đùng
nguồn LINE1).
3-4 O-POS0, tiếp điểm chuyển sang vị trí Switch ATS sang vị trí 0(cắt tải
ra khởi nguồn).
5-6 O-POSII. tiếp điểm chuyển sang vị trí Switch ATS sang vị trí 2 (dùng
nguồn LINE2).
7-8 O-OP2 tiếp điểm ra phụ trợ theo yêu cầu của người sử dụng.
9-10 O-GEN: tiếp điểm ra khởi động máy phát loại ON/OFF thường hở.
11-12 Không sử dụng.
13 I-OPSI tiếp điểm nhập trạng thái Switch đang ở vị trí 1(LINE1 đã đóng tải).
14 I-OPS0 tiếp điểm nhập trạng thái Switch đang ở vị trí 0( Tải được cắt
ra khỏi LINE1, LINE2).
15 I-OPSII tiếp điểm nhập trạng thái Switch đang ở vị trí 2(LINE2 đã
đóng tải).
16 I-OPI Tiếp điểm nhập tuỳ chọn the yêu cầu của người sử dụng.
17 I-OP2 tiếp điểm nhập tuỳ chọn theo yêu cầu của người sử dụng.
18 I-OPCOM điểm đấu dây chung cho tất cả các đầu đấu.
2.3.2. Tính năng và các thông số kỹ thuật của bộ điều khiển ATS. 
Tính năng
Giám sát nguồn điện, điện áp và tần số:
+ Cho phép cài đặt hoạt động trên mạng: 3 pha 4 dây (3 PH) hoặc 1
pha (1 PH):
+ Xét nguồn ưư tiên khi chạy ở chế độ tự động.
+ Tầm cài đăt mức điện áp hoạt động điịnh mức của bộ điều khiển.
17

: (200 ÷ 240) VAC.
+ Giám sát mức điện áp từng pha của nguồn điện chính và nguồn dự
phòng. Tầm cài đặt thấp áp từ (80 ÷ 90) ℅, quá áp từ (102 ÷ 115) ℅ so với
điện áp định mức.
+ Cài đặt tần số điịnh mức của nguồn điện: 50[Hz].
+ Giám sát tần số của nguồn điện chính và nguồn dự phòng: Tầm cài đặt
thấp tần số từ (40 ÷ 49) [Hz] và quá tần số từ (51÷ 60) [Hz].
Các timer lập trình đƣợc:
+Timer trì hoãn khởi động máy phát (T1-TDNE).
Đảm bảo bỏ qua sự cố mất điện hoặc giao động nhất thời của nguồn điện
chính. Timer được kích hoạt khi nguồn điện chính bị mất, nếu nguồn điện
chính có lại trong lúc timer dang chạy thì nó sẽ tự reset lại. Trong khoảng thời
gian náy bộ ATS controller được cung cấp từ nguồn nội bê trong, vì vậy
không cần dung tới bộ UPS hay bộ ac quy cung cấp thêm bên ngoài, nguồn nội
duy trì trong 3 phút.
Tầm cài đặt (T1- TDES): (0 ÷ 60) s (Mặc định là 5s).
+ Timer trì hoãn từ chuyển mạch từ nguồn chinhs sang nguồn dự phòng (
T2-TDNE).
Đảm bảo nguồn dự phòng đã hoạt động ổn định . Timer tính từ lúc nguồn dự
phòng đã sẵn sàng.
Tầm cài đặt (T2-TDNE): (0 ÷ 60) s (Mặc điịnh 5s).
+ Timer trì hoãn về vị trí “0” khi chuyển từ mạch nguồn chính sang
nguồn dự phòng.(T3-TONF).
Tầm cài đặt (T3-TONF) (0 ÷ 20) s (Mặc định 0s).
+ Timer trì hoãn mạch nguồn từ nguồn dự phòng sang nguồn chính(T4-
TDEN)
Đảm bảo sự ổn định của nguồn điện chính trước khi thực hiện chuyển
18

mạch. Timer tính từ lúc có nguồn điện chính trở lại.
Tầm cài đặt (T4-TDNE): (0 ÷ 30) min. (Mặc định: 2 min).
+Timer trì hoãn chuyển mạch về vị trí “0” khi chuyển mạch từ nguồn dự
phòng sang nguồn điện chính (T5-TONR).
Tầm cài đặt (T5-TONR): (0 ÷20) s (Mặc định: 0s ).
+ Timer trì hoãn tắt máy phát (cool-down) (T6-TDEC).
Cho phép máy phát tiếp tục hoạt động chạy không tải sau khi transfer
Switch đã chuyển sang nguồn điện chính.
Tầm cài đặt: (0 ÷ 30) min (Mặc định: 4min) .
Lập trình thời khoá biêu hoạt động:
+ Cho phép thiết lập thời gian hoạt đông trong ngày (thời gian bắt đầu
và thời gian kết thúc). Bộ ATS sẽ ngừng hoạt động khi nằm ngoài khoảng thời
gian hoạt động này.
+ Tự động kiểm tra sự hoạt động của máy phát (hoặc nguồn dự phòng)
theo lịch.
Cài đặt thời gian kiểm tra trong tuần: Khoảng thời gian cố định 1 tuần 1
lần, với 1 ngày 1 lần và khoảng thời gian hoạt động.
Cài đặt kiểm tra hoạt động trong tháng: Một lần 1 tháng, với ngày trong
tháng, giờ khoảng thời gian hoạt động.
Thiết lập kiểm tra với hoạt động có tải hoặc không tải :
+ Kiểm tra hoạt động của máy phát bằng tay .
Cho phép người vận hành kiểm tra hoạt động của máy phát ( hoặc nguồn
dự phòng) với các chế độ có tải hoặc không có tải.
Năm ngõ ra tín hiệu điều khiển:
+ O-GEN (9-10): ngõ ra tiếp điểm khởi động máy phát kiểu ON/OF,
thường hở (NO).
+ O-POSSI (1-2): ngõ ra tiếp điểm chuyển mạch sang nguồn mạch chính.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *