TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
————-
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TẠI
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện
: Hán Thị Duyên
Lớp
: Nhật 1
Khoá
: 43F-KT&KDQT
Giáo viên hƣớng dẫn
: PGS.TS Nguyễn Văn Hồng
Hà Nội – Tháng 06/2008
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………………………. 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT
NAM ………………………………………………………………………………………………….. 3
I. Tổng quan về ngành công nghiệp Giấy nƣớc ta
……………………………… 3
1. Những đặc trưng cơ bản của ngành Giấy ………………………………………………..
3
2. Một số nét về tình hình phát triển ngành công nghiệp Giấy nước ta …………………..
4
2.1.Quy mô và phân bố sản xuất
……………………………………………………………
4
2.2. Về trình độ công nghệ …………………………………………………………………..
5
2.3.Về tình hình sản xuất và phát triển của công nghiệp Giấy Việt Nam trong
những năm gần đây ……………………………………………………………………………
6
II. Những nét chính về Tổng công ty Giấy Việt Nam ……………………………. 13
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam ……………….
13
2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam
……………………………………………………………………………………………………………
14
2.1.Chức năng …………………………………………………………………………………
14
2.2.Cơ cấu tổ chức
……………………………………………………………………………
15
2.2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty …………………………………..
15
2.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam ……………
15
2.3. Đặc điểm kinh doanh ………………………………………………………………….
17
3.Một số nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt
Nam trong những năm gần đây
…………………………………………………………………..
17
3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây …………………..
17
3.2.Một số nhận xét chung …………………………………………………………………
22
3.2.1.Những thế mạnh của Tổng công ty
…………………………………………..
22
3.2.2.Những điểm yếu còn tồn tại
…………………………………………………….
24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
ĐẦU TƢ CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
(TỪ 2002 – 2008) ……………………………………………………………………………….. 26
I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu
…………………………………………………….. 26
1.Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây (từ
2002-2008) …………………………………………………………………………………………….
26
1.1.Những mặt hàng xuất khẩu chính …………………………………………………..
26
1.2.Kim ngạch xuất khẩu …………………………………………………………………..
27
1.3. Thị trường xuất khẩu
…………………………………………………………………..
30
2.Các phương thức xuất khẩu và qui trình thực hiện xuất khẩu của Tổng công ty ….
32
2.1.Các phương thức xuất khẩu của Tổng công ty ………………………………….
32
2.2.Qui trình thực hiện xuất khẩu tại Tổng công ty ………………………………….
33
II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu ………………………………………………….. 37
1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây …..
37
1.1. Những mặt hàng nhập khẩu chính
………………………………………………….
37
1.2. Kim ngạch nhập khẩu …………………………………………………………………
38
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 1
1.3. Thị trường nhập khẩu ………………………………………………………………….
40
2. Các hình thức nhập khẩu và qui trình nhập khẩu của Tổng công ty Giấy Việt Nam
……………………………………………………………………………………………………………
41
2.1. Các hình thức nhập khẩu của Tổng công ty ……………………………………..
41
2.2. Qui trình thực hiện nhập khẩu tại Tổng công ty ………………………………..
42
III. Thực trạng hoạt động đầu tƣ
……………………………………………………….. 45
1. Hình thức đầu tư
…………………………………………………………………………………..
45
1.1.Nguồn vốn ………………………………………………………………………………..
45
1.2.Đầu tư theo chiều rộng …………………………………………………………………
46
1.3.Đầu tư theo chiều sâu …………………………………………………………………..
46
2.Thực trạng hoạt động đầu tư trong những năm gần đây: ………………………………..
46
2.1. Đầu tư cho công tác trồng rừng nguyên liệu giấy ……………………………..
47
2.2.Đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư mở rộng ………………………………………
48
IV. Đánh giá về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tƣ tại Tổng công
ty Giấy Việt Nam trong thời gian qua ………………………………………………… 52
1. Những mặt đã làm được ………………………………………………………………………..
52
1.1. Về hoạt động nhập khẩu
………………………………………………………………
53
1.1.1.Tính chất lao động kỹ thuật
……………………………………………………..
53
1.1.2.Tính chất hoạt động kinh tế
……………………………………………………..
53
1.1.3.Các yêu cầu được đặt ra trong công tác NK để phục vụ cho công nghệ
sản xuất tại TCT Giấy Việt Nam …………………………………………………….
54
1.1.4. Những mặt đã làm được trong công tác nhập khẩu
………………………
55
1.2.Về hoạt động xuất khẩu
………………………………………………………………..
56
1.2.1.Lựa chọn phương thức xuất khẩu ……………………………………………..
56
1.2.2.Chính sách giá xuất khẩu mặt hàng giấy …………………………………….
57
1.2.3. Xác định thị trường xuất khẩu …………………………………………………
58
1.2.4.Những mặt làm được trong hoạt động xuất khẩu năm 2007
……………
60
1.3.Về hoạt động đầu tư …………………………………………………………………….
60
2. Một số vấn đề còn tồn tại ……………………………………………………………………….
62
2.1. Trong hoạt động nhập khẩu ………………………………………………………….
62
2.1.1. Từ phía thị trường ………………………………………………………………..
62
2.1.2. Những tồn tại mang tính khách quan ………………………………………..
63
2.1.3. Những tồn tại mang tính chủ quan
……………………………………………
63
2.2. Trong hoạt động xuất khẩu …………………………………………………………..
66
2.2.1. Về thị trường xuất khẩu …………………………………………………………
66
2.2.2.Việc hình thành, thực hiện, đánh giá chính sách thâm nhập thị trường
Xuất khẩu …………………………………………………………………………………..
66
2.2.3. Về việc lựa chọn phương thức xuất khẩu …………………………………..
67
2.2.4.Một số khó khăn khác trong hoạt động xuất khẩu giấy của Tổng công ty
…………………………………………………………………………………………………
68
2.3.Về hoạt động đầu tư …………………………………………………………………….
68
2.3.1.Những tồn tại hiện nay …………………………………………………………..
68
2.3.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên ………………………………………….
70
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 2
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƢ TẠI TỔNG CÔNG TY
GIẤY VIỆT NAM …………………………………………………………………………….. 72
I.Thách thức và cơ hội cho Tổng công ty Giấy khi Việt Nam đã gia nhập
WTO ……………………………………………………………………………………………… 72
1.Những cơ hội mới cho Tổng công ty …………………………………………………
72
1.1. Nhu cầu về giấy tăng cao:
…………………………………………………………….
72
1.2.Mở rộng thị trường tiềm năng ở nước ngoài ……………………………………..
72
1.3. Cơ hội đầu tư …………………………………………………………………………….
72
1.4. Mở rộng nguồn lực …………………………………………………………………….
73
2.Những thách thức mới ……………………………………………………………………
73
2.1.Chính sách thuế theo lộ trình gia nhập WTO …………………………………….
73
2.2.Thuế giá trị gia tăng …………………………………………………………………….
74
2.3. Thiếu vốn …………………………………………………………………………………
75
2.4. Hệ thống luật quốc tế ………………………………………………………………….
75
2.5.Sự gia nhập của các đối thủ tiềm năng
……………………………………………..
75
II.Định hƣớng phát triển và sự cần thiết phải nâng cao hoạt động xuất nhập
khẩu và đầu tƣ của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian tới………. 76
1.Định hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam ……………………………….
76
2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Tổng
công ty Giấy Việt Nam trong thời gian tới …………………………………………………….
79
II.Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu và đầu
tƣ tại Tổng công ty giấy Việt Nam …………………………………………………….. 81
1.Giải pháp vĩ mô
…………………………………………………………………………………….
81
1.1. Xây dựng kế hoạch tự chủ vùng nguyên liệu ……………………………………………
81
1.2. Một số kiến nghị với Nhà nước để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và
đầu tư ……………………………………………………………………………………………………
84
1.2.1.Đối với hoạt động nhập khẩu …………………………………………………..
84
1.2.2. Đối với hoạt động xuất khẩu …………………………………………………..
86
1.2.3.Đối với hoạt động đầu tư ………………………………………………………..
88
2.Giải pháp vi mô
…………………………………………………………………………………….
89
2.1. Giải pháp cho hoạt động nhập khẩu ……………………………………………….
89
2.1.1.Đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ Tổng công
ty. ………………………………………………………………………………………………..
89
2.1.2.Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ hoạt động NK ………………………..
90
2.1.3. Về công tác thị trường: ………………………………………………………….
90
2.1.4.Về điều kiện con người
…………………………………………………………..
90
2.1.5.Về tài chính …………………………………………………………………………
91
2.1.6. Chủ động trong công tác đặt hàng ……………………………………………
91
2.1.7. Ổn định nhà cung cấp ……………………………………………………………
91
2.1.8. Lập kế hoạch mua sắm một cách cụ thể, chi tiết cho từng giai đoạn.
..
92
2.1.9.Về việc đánh giá các loại công nghệ có khả năng nhập khẩu
…………..
92
2.2.Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu …………………………………………………
92
2.2.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu …………………………………………………
92
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 3
2.2.2. Tăng cường lựa chọn thêm các phương thức xuất khẩu khác …………
92
2.2.3. Xây dựng chiến lược giá khả thi
………………………………………………
94
2.2.4. Lựa chọn các kênh phân phối xuất khẩu phù hợp ………………………..
95
2.2.5.Công tác xúc tiến thương mại ………………………………………………….
95
2.2.6. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên
………………………………….
96
2.3.Giải pháp cho hoạt động đầu tư ……………………………………………………..
97
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 100
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục bảng biểu, hình vẽ
1.Hình 1: Năng lực sản xuất năm 2004
…………………………………………………………. 6
2.Bảng 1: Sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu giấy 2003-2005 ………………………….. 7
3.Bảng 2: Sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu giấy 2006 ………………………………….. 8
4.Bảng 3: Xuất khẩu giấy năm 2006
……………………………………………………………… 9
5.Hình 2: Lượng giấy nhập khẩu năm 2007 ………………………………………………….. 10
6.Bảng 4: Lượng giấy nhập khẩu năm 2007 ………………………………………………….. 10
7.Hình 3: Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008 ………………………………………. 11
8.Bảng 5: Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008
………………………………………. 11
9.Bảng 6: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam từ
năm 2004- 2007
…………………………………………………………………………………………. 18
10.Hình 4: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty ………………………………. 27
11.Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây
….. 27
12.Biểu đồ 1:Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2002-2007 …………………………………… 28
13.Bảng 8: Lượng giấy in, giấy viết xuất khẩu vào các thị trường
……………………. 30
14.Bảng 9: Tình hình xuất khẩu giấy Tissue vào thị trường Australia, Đài Loan của
công ty Giấy Tissue Sông Đuống ………………………………………………………………… 35
15.Sơ đồ 1: Qui trình thực hiện xuất khẩu trực tiếp tại Tổng công ty ……………….. 37
16.Hình 5: Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu tại Tổng công ty ……………………………….. 38
17.Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2002-2007 …………………………………. 38
18.Bảng 10: Kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty ( từ năm 2002 đến 3 tháng đầu
năm 2008)
…………………………………………………………………………………………………. 39
19.Bảng 11: Báo cáo nhập khẩu của Tổng công ty Giấy Việt Nam ………………….. 41
20.Sơ đồ 2: Qui trình thực hiện nhập khẩu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam …….. 44
21.Bảng 12: Phân vùng quy hoạch đầu tư ……………………………………………………… 78
22.Bảng 13: Các chỉ tiêu chính giai đoạn 2010-2020 ……………………………………… 79
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 1
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc cho đến nay, trải qua bao thế kỷ, giấy –
một sản phẩm kỳ diệu của nền văn minh nhân loại vẫn luôn chứng tỏ được vai trò không thể
thiếu của mình trong đời sống xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng. Và ngành
công nghiệp sản xuất Giấy cũng đã có những bước tiến dài để khẳng định vị thế của mình
trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới.
So với nền công nghiệp sản xuất Giấy của các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Phần
Lan, Thụy Điển, Canada thì ngành công nghiệp Giấy của nước ta được coi là còn khá non
trẻ.Tuy vậy từ khi ra đời cho đến nay, ngành công nghiệp Giấy luôn đem lại một tỷ trọng
không nhỏ trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp và đã giữ một vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.
Tổng công ty Giấy Việt Nam chính là hạt nhân đóng vai trò then chốt trong thành
công chung của ngành công nghiệp Giấy, bởi lẽ đây là doanh nghiệp có qui mô lớn nhất
toàn ngành bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp trọng yếu của ngành công nghiệp
Giấy Việt Nam . Và như ta đã biết, trong các hoạt động của một doanh nghiệp thì công tác
xuất nhập khẩu và đầu tư chính là những hoạt động cơ bản, quan trọng và rất phức tạp
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, khi
chúng ta đã gia nhập sân chơi chung WTO cùng toàn thế giới, với những nét đặc thù như
trên của Tổng công ty Giấy thì lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư lại càng dễ phát
sinh nhiều trở ngại, khó khăn nên càng phải được chú trọng hơn .
Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử hình thành , quá trình phát triển
và các hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam, em nhận thấy hoạt động xuất nhập
khẩu và đầu tư tại Tổng công ty có những mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau. Hoạt
động nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho hoạt động sản xuất của Tổng công ty mà còn có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu vì
nó tạo đầu vào và môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Còn hoạt động xuất khẩu
lại tạo điều kiện quan trọng cho các ngành có liên quan như nhập khẩu và đầu tư được phát
triển. Hoạt động đầu tư lại có vai trò nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện mở rộng, phát
triển quy mô,vị thế của Tổng công ty. Chính vì những lý do trên nên em đã mạnh dạn chọn
đề tài cho bài Khóa luận tốt nghiệp là: “Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại Tổng công
ty Giấy Việt Nam trong những năm gần đây -Thực trạng và giải pháp”.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm lý luận cũng như thực tiễn hoạt động xuất nhập
khẩu và đầu tư tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, từ đó xây dựng, kiến nghị những giải pháp
phù hợp để nâng cao, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư
tại Tổng công ty, thực hiện mục tiêu đề ra của Tổng công ty là sẽ trở thành một tập đoàn
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 2
kinh tế lớn, đồng thời góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung của đất
nước.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư
tại Tổng công ty Giấy Việt Nam trong những năm gần đây và các giải pháp vĩ mô và vi mô
nhằm hỗ trợ các hoạt động này được thực hiện tốt hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cũng như vị thế của Tổng công ty trên thị
trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của khóa luận, tác giả đã sử
dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua đi khảo sát thực tế
tại Tổng công ty, phương pháp thống kê, tổng hợp , phân tích định tính, phân tích định
lượng, phương pháp dự báo thông tin.
5. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại Tổng
công ty Giấy Việt Nam bằng các giải pháp có ý nghĩa thiết thực không chỉ trong việc định
hướng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, mà còn là cơ sở để các cơ quan Bộ ngành liên
quan hiểu và thực hiện theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn sự phát triển của
Tổng công ty, đảm bảo cho Tổng công ty chủ động và hội nhập thành công vào nền kinh tế
khu vực và thế giới.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Tổng công ty Giấy Việt Nam
Chương 2: Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Tổng công ty Giấy
Việt Nam trong những năm gần đây (từ 2002 – 2008)
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu và
đầu tư tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, Khóa luận tốt nghiệp không thể tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
Thầy cô và các bạn nhằm giúp cho Khóa luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Qua đây, em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Hồng đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành Khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên
trong Tổng công ty Giấy Việt Nam đã giúp em hoàn thành xuất sắc khóa luận này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Hán Thị Duyên
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 3
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY
VIỆT NAM
I. Tổng quan về ngành công nghiệp Giấy nƣớc ta
1. Những đặc trưng cơ bản của ngành Giấy
Ngành Giấy có những đặc trưng cơ bản đòi hỏi sự quan tâm của các nhà lãnh đạo
hoạch định chính sách, các chủ doanh nghiệp (DN) nghiên cứu chiến lược sản xuất ( SX)
kinh doanh. Những đặc trưng đó đã đang và sẽ tạo ra những tác động quan trọng có ảnh
hưởng lớn đến xu thế và tiến trình phát triển của toàn ngành Giấy nói chung cũng như của
Tổng công ty (TCT) Giấy Việt Nam nói riêng. Dưới đây là một số nét tóm tắt về những đặc
trưng đó:
*Công nghiệp Giấy là ngành sản xuất công nghiệp tổng hợp đa ngành.
Công nghệ SX giấy ứng dụng một loạt các quá trình tác động cơ học, hóa học, năng
lượng, thông tin và điều khiển từ công đoạn xử lý nguyên liệu ban đầu, nấu, rửa, tẩy trắng,
sàng, lọc, nghiền xeo đến gia công chế biến, đóng gói thành phẩm.
Hiện nay một nhà máy SX giấy từ nguyên liệu thô là một khu liên hiệp SX, gồm các
bộ phận SX chính là nhà máy bột, nhà máy giấy và các bộ phận sản xuất phục vụ.
*Công nghiệp Giấy phát triển trên cơ sở phát triển các nguồn lực cơ bản của nền
kinh tế xã hội.
Công nghiệp Giấy chỉ có thể phát triển trên cơ sở phát triển các nguồn lực cơ bản
của nền kinh tế xã hội, trong đó điều kiện mấu chốt là phát triển nguồn tiềm năng lâm
nghiệp, vật tư hóa chất cơ bản và cơ sở hạ tầng. Để tạo ra được sản phẩm công nghiệp giấy
thì trong quá trình chế biến cần khối lượng rất lớn các nguyên liệu đầu vào. Các nguyên liệu
này gồm gỗ, tre, nứa, rơm rạ, than, hóa chất, thiết bị máy móc cồng kềnh và phải vận
chuyển qua chặng đường dài từ vùng nguyên liệu, từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước
đến nhà máy. Do đó đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng tốt.
*Công nghiệp Giấy có tính toàn cầu, đầu tư phát triển ngành công nghiệp Giấy đòi
hỏi phải tập trung vốn lớn.
Quá trình SX giấy cần phải có một lưu trình SX dài với một hệ thống dây chuyền
máy móc thiết bị qui mô lớn, phức tạp, nhiều tiền cùng các bộ phận SX phụ trợ, sân bãi,
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 4
nguyên liệu nhà xưởng và kho tàng. Vì vậy đầu tư xây dựng nhà máy đòi hỏi tiến độ thời
gian dài, diện tích mặt bằng qui hoạch rộng, vốn đầu tư lớn và suất đầu tư cao, thời gian thu
hồi vốn lâu. Đồng thời quá trình SX và tiêu thụ sản phẩm giấy chịu nhiều tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của thị trường khu vực và thế giới. Sự ổn định hoặc biến động của thị trường
thế giới và khu vực có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển toàn ngành.
2. Một số nét về tình hình phát triển ngành công nghiệp Giấy nước ta
2.1.Quy mô và phân bố sản xuất
* Về quy mô:
Tính đến hết năm 2007, toàn ngành Giấy cả nước có gần 500 DN SX giấy trong đó :
có 46,4% DN có công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% DN có công suất từ 1.000 tấn đến
10.000 tấn/năm, chỉ có 4 DN có công suất trên 50.000 tấn/năm. Về quy mô SX, lớn nhất có
nhà máy Giấy Bãi Bằng của TCT Giấy, công suất 110.000 tấn/năm; Công ty (Cty) Giấy
Tân Mai, công suất 70.000 tấn/năm; các Cty Giấy Việt Trì, Bình An, Đồng Nai…, có công
suất hơn 20.000 tấn/năm; các cơ sở quy mô nhỏ có công suất từ vài trăm đến dưới 5.000
tấn/năm, hầu hết là các đơn vị SX tư nhân.
Trong các đơn vị sản xuất ,TCT Giấy Việt Nam đã khẳng định được vai trò là thành
phần kinh tế chủ đạo: cung cấp 80% các mặt hàng sản phẩm có ý nghĩa trong đời sống và
trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội như: giấy in, giấy in báo, giấy viết,giấy photocopy, và đã
bắt đầu SX được một số loại giấy có chất lượng cao như giấy bao bì duplex, giấy tráng phấn
,bám sát quy hoạch được duyệt, triển khai nhiều dự án cải tạo để nâng công suất thiết bị, đa
dạng hóa mặt hàng và đảm bảo được yêu cầu về xử lý nước thải.
*Phân bố sản xuất:
Ngành Giấy Việt Nam không phân bố đều ở các tỉnh, thành phố, mà tập trung ở một
số khu vực có tiềm năng nguyên liệu và điều kiện SX. Các địa phương có năng lực SX giấy
lớn là Phú Thọ, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, mỗi tỉnh đạt khoảng
100.000 tấn/năm. Một số địa phương khác cũng có SX giấy, nhưng chỉ với công suất
khoảng 20.000 tấn/năm, như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh
Hòa…; số còn lại có công suất dưới 10.000 tấn/năm.
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 5
2.2. Về trình độ công nghệ
Về trình độ công nghệ và thiết bị SX, ngành Giấy Việt Nam có trình độ công nghệ
thấp, kém phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Trừ TCT Giấy Việt Nam và
Cty Giấy Tân Mai, hầu hết các DN còn lại đều sản xuất bột theo phương pháp kiềm không
thu hồi hóa chất nên khó cải thiện chất lượng, giá thành cao và ô nhiễm môi trường.
Có thể chia thành 4 nhóm như sau:
Tương đối hiện đại: Là công nghệ của những năm 70- 80 trở lại đây.Thuộc nhóm
này có bốn nhà máy là nhà máy Giấy Bãi Bằng ( TCT Giấy Việt Nam), Đồng Nai, phần mở
rộng của Tân Mai và New Toyo. Công nghệ của bốn nhà máy này được đánh giá là tương
đối so với khu vực. Tổng công suất của bốn nhà máy này chiếm 47,7 % tổng công suất SX
bột toàn ngành và 24 % tổng công suất SX giấy toàn ngành.
Trung bình: Là công nghệ của những năm 60-70. Gồm các nhà máy Đồng Nai,
phần dây chuyền cũ của Tân Mai, Bình An, Linh Xuân, Thủ Đức, Việt Trì…So với toàn
ngành, nhóm này chiếm 12 % tổng công suất SX bột và giấy là 13,6%.
Cổ điển: Nhóm này chủ yếu sử dụng công nghệ và thiết bị của Trung Quốc hoặc
Đài Loan của những năm 50-60 .Tổng công suất SX bột và giấy chiếm 32,8 % và 47,5 %
toàn ngành.
Công nghệ lạc hậu: Thiết bị lạc hậu, chắp vá và tuyệt đại bộ phận là tự chế tạo hoặc
SX trong nước những năm 40-50. Tổng công suất SX bột và giấy chiếm lần lượt 7,5 % và
14,9 % toàn ngành.
Nếu so sánh với các nước trong ASEAN, công nghệ SX giấy tại Việt Nam thuộc
loại lạc hậu. Chỉ có ba nhà máy ( trừ New Toyo) là Giấy Bãi Bằng ( của TCT Giấy), Tân
Mai và Đồng Nai công nghệ được coi là “ hiện đại ” nhưng tuổi thọ cũng đã 10- 20 năm.
Các nước trong khu vực hiện có tiềm lực SX bột và giấy rất lớn. Ví dụ: Indonesia có năng
lực SX bột giấy và giấy đạt 6.300.000 tấn bột giấy/ năm và 10.000 tấn giấy/năm/ ; Thái Lan
có năng lực SX bột đạt 1.000.000 tấn/năm và năng lực SX giấy đạt 3.900.000 tấn/ năm.
Quy mô công suất của các nhà máy giấy ở các nước trong khu vực trung bình từ
250.000 đến 300.000 tấn/ năm. Công suất của các nhà máy SX bột giấy hay giấy ở Việt
Nam hiện nay đều trong tình trạng nhỏ bé, năng suất thấp, chất lượng không ổn định. Có thể
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 6
nói quy mô và trình độ kỹ thuật của ngành Giấy Việt Nam còn có khoảng cách dài so với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.3.Về tình hình sản xuất và phát triển của công nghiệp Giấy Việt Nam trong những
năm gần đây
Trong những năm qua, ngành công nghiệp Giấy nước ta đã có nhiều chuyển biến
lớn tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đặc biệt là trong
5 năm vừa qua năng lực SX của toàn ngành Giấy đã tăng lên đáng kể. Sản phẩm giấy của
Việt Nam bao gồm nhiều loại, có thể chia làm 6 loại chính sau:
– Giấy in báo;
– Giấy in viết;
-Giấy vệ sinh, khăn
– Giấy vàng mã;
– Giấy kraft, bao gói
– Giấy khác
* Về năng lực sản xuất:
Năm 2003, toàn nghành SX được 642.000 tấn giấy các loại, bằng 71,3% năng lực
SX của ngành, trong đó TCT Giấy Việt Nam sản xuất được 183.000 tấn, giảm 5% so với
năm 2002. Nguyên nhân là do nhà máy giấy Bãi Bằng đóng máy từ tháng 7/2003 để thực
hiện đầu tư mở rộng công suất giai đoạn 1.Còn về năng lực SX bột giấy năm 2003 đạt
263.000 tấn ,năm 2004 là 300.000 tấn, trong đó riêng năng lực của TCT Giấy Việt Nam là
169.800 tấn, các đơn vị quốc doanh địa phương là 43.330 tấn và các thành phần kinh tế
khác là 86.870 tấn. Năng lực SX giấy năm 2003 là 900.000 tấn, năm 2004 là 1000.000 tấn
(tăng 11,1%), trong đó từng loại sản phẩm được biểu thị như sau:
Hình 1:Năng lực sản xuất năm 2004
57,000
230,000
97,000
130,000
445,220
40,780
Giấy in báo
Giấy in viết
Giấy vệ sinh,khăn
Giấy vàng mã
Giấy kraft, bao gói
Giấy khác
Đơn vị: Tấn
Nguồn: Tổng công ty Giấy Việt Nam
Năm 2004, SX giấy vẫn tăng với tốc độ cao, đạt 754.000 tấn, tăng 17,4% so với
năm 2003, giảm một chút so với mức tăng của năm 2003 (19,33%). Tuy nhiên,sản lượng
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 7
này của công nghiệp Giấy Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 54,4% nhu cầu tiêu dùng trong
nước và XK. SX giấy in và giấy viết đạt 212.400 tấn, tạo nên mức tăng trưởng khá cao là
46,47% so với năm 2003 do các nhà máy mới được lắp đặt năm 2002, 2003 đã phát huy
được công suất, chất lượng sản phẩm tăng lên đã thay thế một phần lượng giấy in, giấy viết
NK. Ngoài ra, giấy Tissue ngày càng được nâng cao về chất lượng để đáp ứng được nhu
cầu XK. SX giấy in báo đạt 46.800 tấn ,tăng 41,92% so với năm 2003, và nhờ chất lượng
giấy được nâng cao nên đã thay thế một phần giấy in báo NK. SX giấy vàng mã năm 2002
đạt 99.000 tấn, chỉ tăng 6,28% so với năm 2003 do XK vàng mã tăng không đáng kể. Trong
khi đó, công tác xúc tiến thương mại của các nhà SX giấy Việt Nam còn kém, nên XK giấy
vẫn lệ thuộc vào thị trường cũ, chỉ đạt 117.100 tấn (chiếm 15,53% sản lượng giấy SX).
Năm 2005, sản lượng SX của toàn ngành giấy đạt 850.000 tấn, sản lượng NK
657.150 tấn, trị giá gần 311 triệu USD. Năm 2005 khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước
của toàn ngành Giấy là 61,92%, trong đó với giấy in báo, đây là một năm có lượng tiêu thụ
cao hơn nhiều các năm trước đạt 477.000 tấn ( tăng 31% so với năm 2004) đáp ứng
68,42%; giấy in và viết 89,29%; giấy bao bì (không tráng) 71,50; giấy tráng 5,75% và giấy
lụa 96,97%. Ngoài ra, nhìn vào bảng 1 có thể thấy tình hình XK giấy có khả quan hơn so
với năm 2004, khi sản lượng XK tăng 15,75 so với năm 2004. Nhưng lượng giấy NK lại
tăng đến 35,7% so với năm 2004 vì ngành giấy vẫn chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu và
lượng SX trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tính chung cả
năm 2005, mức tăng trưởng của SX giấy chỉ đạt 9,32%, nguyên nhân là do giấy bao bì SX
ra không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Bảng 1: Sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu giấy 2003-2005
SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIẤY
2003
2004
2005
Sản xuất
642
753,791
850
Xuất khẩu
96,426
117,1
135,5
Nhập khẩu
425
484
657,15
Đơn vị: Tấn
Nguồn: http://www.vppa.com.vn/
Năm 2006, năng lực SX bột giấy và giấy được thể hiện trên bảng như sau:
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 8
Bảng 2: Sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu giấy năm 2006
Bột giấy (+ bột tái sinh)
Giấy
Tấn
So 2005 (%)
Tấn
So 2005 (%)
Năng lực sản xuất
936.000
+11,42
1.158.000
+7,20
Tiêu dùng
965.884
+10,83
1.554.578
+17,10
Sản xuất
834.000
+13,00
958.000
+14,80
Nhập khẩu
131.884
+4,77
766.958
+16,70
Xuất khẩu
–
–
170.980
+3,60
Đơn vị: Tấn
Nguồn:http://www.vppa.com.vn/
Tính chung, năng lực SX giấy năm 2006 là 1.158.000 tấn tăng 7,22% so với năm
2005, trong đó năng lực SX giấy in & viết là 260.000 tấn, giấy lớp mặt là 313.000 tấn.
Về SX, năm 2006, công nghiệp Giấy Việt Nam đã SX được 958.000 tấn (tăng
14,82% so với năm 2005). Giấy làm mặt tăng trưởng mạnh nhất so với 2005 tới 21%, rồi tới
giấy Tissue 18%, giấy in báo 14%, giấy in viết 12%, tăng trưởng ít nhất là ở giấy làm lớp
sóng (chỉ tăng 8%).
Tiêu dùng giấy ở Việt Nam năm 2006 đạt 1.554.578 tấn, tăng 17% so với năm
2005. Gần 60% giấy tiêu dùng ở Việt Nam là dùng để SX bao bì, chỉ 15% là giấy in & viết.
Giấy tráng phấn cũng chiếm tỉ lệ lớn tới 17%. Đáng lưu ý là tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng giấy
in báo và giấy in viết tới gần 19%. Tiêu dùng giấy tính theo đầu người năm 2006 đạt 18,46
kg. Về mức độ SX đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xem Phụ Lục số 1.
Về NK, năm 2006 nhập 776.958 tấn. tăng 16.70% so với năm 2005. Giá trị giấy NK
462.355.378 USD. Giấy làm các tông sóng (cả mặt, độn) là loại giấy được NK nhiều nhất
chiếm tới 39% tổng lượng giấy NK, chứng tỏ các nhà SX trong nước chưa chú trọng mặt
hàng này (dễ sản xuất, vốn ít, thị trường lớn), tiếp đến là giấy tráng các loại (chiếm tới 31%
trong tổng lượng giấy NK) do mặt hàng giấy tráng có nhiều chủng loại, trong nước chỉ SX
được một số loại đơn giản và năng lực SX thấp. Giấy tráng được nhập vào không chỉ dùng
cho in ấn mà còn làm bao bì.
Về XK giấy, năm 2006 lượng giấy XK đạt 170.980 tấn, tăng 3,62 % so với năm
2005.Trong đó giấy vàng mã có mức tăng cao nhất:95.000 tấn, tăng 18,75 % so với năm
2005; tiếp đến là giấy bao bì (lớp mặt) XK được 12.000 tấn, tăng 14,29 % so với năm
2005.Giấy Tissue và giấy in viết (không tráng phấn) chỉ đạt được mức tăng là 5% và 4,35%.
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 9
Đáng chú ý là loại giấy bao bì( lớp giữa) lại không XK được nhiều, lượng XK chỉ được
18.500 tấn, giảm 41,27% so với năm 2005.
Bảng 3: Xuất khẩu giấy năm 2006
Xuất khẩu
Lƣợng
Tăng so với năm 2005
Tấn
%
(%)
Xuất khẩu
170.980
100,00
3,62
– Giấy in báo
480
0,28
– Giấy in. viết (không tráng phấn)
24.000
14,04
4,35
– Packaging Paper (Liner Board)
12.000
7,02
14,29
– Packaging Paper (Medium)
18.500
10,82
-41,27
– Giấy tissue
21.000
12,28
5,00
– Giấy vàng mã
95.000
55,56
18,75
Nguồn: http://www.vppa.com.vn/
Năm 2007, các DN SX giấy Việt Nam không chỉ phải chịu sức ép cạnh tranh khốc
liệt với ngành Giấy của các nước khác mà còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp về sự tăng giá
của nhiều loại vật tư, nguyên liệu đầu vào như: bột giấy, nguyên liệu tre nứa gỗ, giấy loại
OCC, dầu FO, than đốt và các loại hoá chất…khiến cho SX giấy trong nước gặp nhiều khó
khăn.. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu dùng giấy toàn xã hội ngày càng tăng, đặc biệt là giấy in,
giấy viết, giấy in báo nên thị trường tiêu thụ giấy nội địa trong nước được mở rộng. Tiêu
dùng giấy trong nước đạt 1.800.230 tấn; tăng 15,8% so với năm 2006, tăng nhiều nhất phải
kể đến giấy in viết, tăng 23% so với năm 2006.Tiếp theo là giấy làm mặt các tông sóng và
giấy tráng phấn với mức tăng lần lượt là 16,8% và 9,95. Năm nay lượng tiêu dùng giấy
vàng mã cũng tăng mạnh từ 6.200 tấn năm 2006 lên đến 10.000 tấn.( tăng 61,3% ). Lượng
tiêu dùng tăng mạnh như vậy khiến SX cũng có tốc độ tăng trưởng cao. Toàn ngành SX
được 1.130.000 tấn giấy các loại; tăng 17,9 % so với năm 2006, đạt mức tăng trưởng cao
nhất trong các năm qua., đáp ứng được 62,8 % nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong đó SX
giấy in viết đạt mức tăng trưởng cao nhất, gấp 3 lần so với năm 2006. Tiếp đó là giấy tráng
phấn với mức tăng gấp 2,25 lần so với năm 2006, giấy làm lớp giữa các tông sóng tăng
30,3%; giấy làm mặt các tông sóng có mức tăng 16,6 %, giấy Tissue cũng tăng được 10.000
tấn so với năm 2006.
Về NK, tổng lượng bột giấy NK năm 2007 đạt xấp xỉ 126.17 nghìn tấn, với trị giá
82,29 triệu USD, giảm 11,58% về lượng nhưng tăng 1,19% về trị giá so với năm 2006.
Cũng so với năm 2006, Tổng lượng NK giấy các loại năm 2007 đạt trên 832 nghìn tấn tăng
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 10
8%, trong đó giấy in báo đạt trên 55 nghìn tấn. Tổng kim ngạch NK giấy năm 2007 đạt
598,7 triệu USD, tăng 25,9% so với năm 2006 và tăng 65,19% so với năm 2005.
Hình 2: Lƣợng giấy nhập khẩu năm 2007
Nguồn: http://www.vietpaper.com/
Trong năm 2007, lượng giấy làm lớp mặt các tông sóng có mức NK nhiều nhất :
170.000 tấn (tăng 20% so với năm 2006), kế tiếp là giấy làm lớp giữa các tông sóng và giấy
tráng phấn NK đều có mức tăng là 18%, còn giấy Tissue do việc SX trong nước đã đáp ứng
đủ nhu cầu tiêu dùng nên không những không phải NK mà còn XK được với số lượng lớn.
Bảng 4: Lƣợng giấy nhập khẩu năm 2007
2006
2007
% 07/06
Tỷ trọng 2007
NHẬP KHẨU
768,482
832,553
108%
100%
Giấy in báo
39,000
55,000
141%
7%
Giấy in,viết
114,951
130,342
113%
16%
Giấy làm lớp mặt các tông sóng
162,354
170,000
105%
20%
Giấy làm lớp giữa các tông sóng
135,675
150,000
111%
18%
Giấy tráng phấn
154,433
146,711
95%
18%
Giấy tissue
400
500
–
–
Giấy vàng mã
–
–
–
–
Giấy khác
161,669
180,000
111%
22%
Đơn vị : Tấn
Nguồn: http://www.vietpaper.com/
Về tình hình XK, năm 2007 toàn ngành đã xuất được 191.500 tấn giấy các loại,tăng
12% so với năm 2006. Trong đó lượng giấy vàng mã XK được nhiều nhất với 95.000 tấn,
nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì giấy Tissue lại đạt mức tăng cao nhất là 30.000 tấn; tăng
42,9% so với năm 2006. Tiếp theo đó là giấy in ,viết không tráng phấn cũng XK được
30.000 tấn, tăng 25% so với năm 2006 bằng với mức tăng của giấy làm lớp mặt các tông
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 11
sóng. Lượng giấy làm lớp giữa các tông sóng XK đạt mức tăng thấp hơn một chút, đạt
15.000 tấn; tăng 13,5% so với năm 2006.
Đến năm 2008, thị trường giấy Việt Nam, do ảnh hưởng chung của mức giá trên thị
trường toàn cầu và tình hình nguyên nhiên liệu đầu vào tăng (đặc biệt giá than có thể tăng từ
90 – 110%) cao trong năm 2008. Giá giấy in báo được dự báo sẽ tăng từ 12 – 15% tương
đương từ 1,2 – 1,5 triệu/tấn các đợt tăng giá chủ yếu trong Qúy I, đặc biệt trong Qúy II sẽ
tăng cao do ảnh hưởng của Olympic Bắc Kinh và in sách giáo khoa. Giá giấy in, giấy viết sẽ
tăng từ 20 – 25%, các đợt tăng giá sẽ tập trung chủ yếu trong 9 tháng đầu năm. Giá giấy bao
bì sẽ tăng từ 15 – 20% trong cả 4 Quý. Giá giấy vụn các loại sẽ tăng từ 10 – 12% trong 02
Qúy đầu năm và sẽ giảm trong Qúy IV. Giá giấy ram văn phòng các loại sẽ tăng từ 10 –
12%, đặc biệt giá tập vở sẽ tăng rất cao khoảng từ 25 – 30%. Tổng lượng tiêu dùng trong
nước ước đạt trên 2 triệu tấn, tiêu dùng bình quân đầu người sẽ đạt trên 24kg/người (mức
tiêu thụ trung bình thế giới là 59kg/người), tăng trưởng so với năm 2007 khoảng 16,85%.
Hình 3: Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008
Nguồn:http://www.vietpaper.com/
Bảng 5: Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008
2008
% 08/07
Tỷ trọng 2008
TIÊU DÙNG
2.066.473
116,85%
100,00%
Giấy in báo
115.000
107,48%
5,57%
Giấy in,viết
451.000
123,45%
21,82%
Giấy làm lớp mặt các tông sóng
590.000
115,91%
28,55%
Giấy làm lớp giữa các tông sóng
431.673
118,27%
20,89%
Giấy tráng phấn
222.800
115,91%
10,78%
Giấy tissue
43.000
107,50%
2,08%
Giấy vàng mã
13.000
130,00%
0,63%
Giấy khác
200.000
111,11%
9,68%
Tiêu dùng Kg/người/năm
24
Đơn vị: Tấn
Nguồn::http://www.vietpaper.com/
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 12
Như vậy tính chung trong 6 năm qua năng lực SX của ngành Giấy đều đạt tốc độ
tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu xem xét chất lượng tăng trưởng, có thể thấy công nghiệp
Giấy Việt Nam về cơ bản vẫn chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, ít phát triển theo chiều
sâu. Sở dĩ SX giấy đạt tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu do sự tăng lên của sản lượng giấy in
viết, giấy lớp mặt các tông sóng, bao bì. Sự đóng góp của yếu tố vốn vẫn chiếm tỷ trọng
cao. Hầu hết sản lượng các loại giấy trên tăng cao là do các nhà máy đi vào vận hành các
dây chuyền SX mới của mình như: năm 2002, công ty giấy Việt Trì đưa vào vận hành dây
chuyền SX giấy bao gói công suất 25.000 tấn / năm với tổng vốn đầu tư 412 tỷ đồng, Cty
Giấy Hoàng Văn Thụ bắt đầu khai thác dây chuyền 15.000 tấn/ năm với tổng vốn đầu tư 92
tỷ đồng, năm 2004 cũng đã có khoảng 10 dây chuyền mới khác được các Cty đầu tư và đi
vào SX với công suất lắp đặt khoảng 100.000 tấn (giấy in và viết, giấy làm bao bì, giấy
tissue) như: Cty Giấy Bãi Bằng hoàn thành cải tạo các dây chuyền SX để đưa công suất SX
bột hóa tẩy trắng lên 60.000 tấn/năm và công suất SX giấy in và viết lên 100.000 tấn/năm
với chất lượng và độ trắng cao; Cty Giấy Bình An lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động
dây chuyền SX giấy tráng 45.000 tấn/năm với chất lượng vượt trội.
Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, ngành Giấy đã có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục
trong những năm vừa qua, 3 năm gần đây, 2004, 2005 và 2006, tốc độ tăng trưởng là
20%/năm, 5 năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng dự báo là 28%/năm. Định suất tiêu thụ giấy
trên đầu người của Việt Nam cũng tăng từ 7,7 kg/người/năm trong năm 2000 lên 11,4
kg/người trong năm 2002 và 21 kg/người/năm trong năm 2007.Theo đó dự báo năm 2010
tiêu dùng giấy ở Việt Nam sẽ lên đến 2,9 triệu tấn giấy và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn
giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần. Tiêu dùng tính theo
đầu người (kg/người/năm) sẽ là 32 kg và 60 kg. ( Xem Phụ lục số 2, số 3)
Tuy nhiên hiện nay, ngành Giấy mới chỉ đáp ứng được 71,9% nhu cầu về in báo,
88,4% giấy in và viết, 55% làm bao bì lớp mặt, 97,6% giấy Tissue và 100% giấy vàng mã,
còn lại phải NK. Trong khi đó mức độ gia tăng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy trong
những năm tới dự tính là rất lớn cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chiến lược phát triển
ngành Giấy của chính phủ. Chính vì vậy mà trong những năm tới các DN trong ngành Giấy
phải có những biện pháp thích hợp để tăng năng suất chất lượng các sản phẩm để đáp ứng
được nhu cầu trong nước và tiến tới XK.
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 13
II. Những nét chính về Tổng công ty Giấy Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Tiền thân của TCT Giấy Việt Nam là Liên hiệp các xí nghiệp Giấy – Gỗ -Diêm.
* Giai đoạn 1(1976 – 1978)
Năm 1976, Công ty Giấy – Gỗ – Diêm phía bắc và Công ty Giấy – Gỗ – Diêm phía
nam được thành lập. Đây là thời kỳ vận hành theo cơ chế bao cấp, Bộ công nghiệp nhẹ giao
kế hoạch sản xuất cho Cty, Cty sẽ phân bổ chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị thành viên.
* Giai đoạn 2(1978 – 1984)
Đầu năm 1978, Liên hiệp xí nghiệp Giấy – Gỗ – Diêm được tổ chức lại trên cơ sở
hợp nhất giữa hai Công ty Giấy – Gỗ – Diêm phía bắc và phía nam, hoạt động theo nghị định
302/CP ngày 01/12/1978 của hội đồng Chính phủ.
* Giai đoạn 3(1984 – 1990)
Trong hoàn cảnh đất nước ta lúc đó, điều kiện trao đổi thông tin giữa các khu vực
còn gặp nhiều khó khăn, để thuận lợi trong quản lý và điều hành sản xuất, năm 1984 Liên
hiệp Giấy – Gỗ – Diêm toàn quốc được tách ra thành hai liên hiệp khu vực: Liên hiệp Giấy –
Gỗ – Diêm số 1(phía bắc) và Liên hiệp Giấy – Gỗ – Diêm số 2(phía nam).
* Giai đoạn 4(1990 – 1992)
Do có sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước tăng cường quyền tự chủ cho các
đơn vị kinh tế cơ sở, nên Nhà nước đã phê duyệt cho hợp nhất hai Liên hiệp xí nghiệp Giấy
– Gỗ – Diêm theo khu vực thành Liên hiệp SX – xuất nhập khẩu (XNK) Giấy – Gỗ -Diêm do
bộ Công nghiệp nhẹ ban hành theo nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989 của Hội đồng bộ
trưởng.
* Giai đoạn 5(1993 – 1995)
Để chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động của Liên hiệp Giấy – Gỗ – Diêm phù hợp với cơ
chế thị trường, mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị thành viên trong hoạt động SX kinh
doanh và để phù hợp với nghị định 388/HĐBT ngày 2/11/1991 nên ngày 22/3/1993 bộ
công nghiệp nhẹ đã ra quyết định chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Liên hiệp SX -XNK
Giấy – Gỗ – Diêm thành TCT Giấy – Gỗ – Diêm Việt Nam.
Đến tháng 4 năm 1995, Chính phủ đã quyết định thành lập TCT Giấy Việt Nam
theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập tập
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 14
đoàn kinh tế kinh doanh.
* Giai đoạn 6(3/2005)
Đến ngày 4/3/2005, theo Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm
2004 của Chính phủ, bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định chuyển TCT Giấy Việt
Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ được hình thành
trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng TCT, Cty Giấy Bãi Bằng và các đơn vị sự nghiệp của TCT
Giấy Việt Nam.
Công ty mẹ có tên gọi: Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tên giao dịch quốc tế: VIET
NAM PAPER CORPORATION;
Tên viết tắt:VINAPACO; Trụ sở chính: số 25A Lý Thường Kiệt – quận Hoàn Kiếm
– Hà Nội.
Nhà máy đặt tại: Thị trấn Phong Châu – Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ.
Vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004: 1.045,865 tỷ đồng.
2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam
2.1.Chức năng
TCT chịu sự quản lý nhà nước của bộ công nghiệp, các cơ quan ngang bộ, cơ quan
trực thuộc Chính phủ với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước.
TCT được phép tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đàm phán, ký kết với các
DN nước ngoài các hợp đồng kinh tế về XNK. TCT có quyền đầu tư liên doanh, liên kết,
góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của DN khác theo qui định đồng
thời có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý
của TCT.
Nhiệm vụ của TCT Giấy Việt Nam không chỉ đơn thuần thực hiện chỉ đạo SX, kinh
doanh và lưu chuyển hàng hóa trong và ngoài nước, thực hiện các hợp đồng XNK mà còn
tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đầu tư áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào ngành Giấy sao cho có hiệu quả hơn.
Trong tình hình hiện nay, có thể nói nổi bật lên trong chức năng, nhiệm vụ của TCT
là việc SX và kinh doanh giấy, gỗ, diêm; tiến hành XNK các loại giấy, các loại vật tư, phụ
tùng, nguyên vật liệu phục vụ SX giấy trong nước.
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 15
2.2.Cơ cấu tổ chức
2.2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty
Bao gồm:
* Ban lãnh đạo:
– Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất đứng đầu TCT. Hội đồng quản trị quản lý
hoạt động của TCT bằng các qui chế của nhà nước, chịu trách nhiệm về sự phát triển của
TCT, cùng tổng giám đốc chỉ đạo các đơn vị thành viên khai thác mọi nguồn lực, tổ chức
SX kinh doanh.
– Ban kiểm soát: thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ của Nhà
nước về sử dụng và bảo toàn vốn, kiến nghị các giải pháp có hiệu quả trong kinh doanh.
– Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất của TCT, quản lý hoạt động theo điều
lệ của TCT và các qui định khác của pháp luật.
– Các phó Tổng giám đốc: tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, các phó Tổng
giám đốc được Tổng giám đốc phân công phụ trách những mảng công việc cụ thể.
* Các phòng ban chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo:
– Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và nghiên cứu các tiêu chuẩn
chất lượng của sản phẩm.
– Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường, xây dựng
chiến lược phát triển kế hoạch SX kinh doanh trong từng thời kỳ.
– Phòng nghiên cứu phát triển: có trách nhiệm tìm hiểu về các biện pháp kỹ thuật
ứng dụng trong ngành Giấy, từ đó đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật cho các đơn vị
sản xuất.
– Phòng XNK và thiết bị phụ tùng: có nhiệm vụ khảo sát thị trường trong và ngoài
nước về các mặt hàng XNK; đàm phán kí kết các hợp đồng kinh tế về XNK hàng hóa, mua
sắm trang thiết bị máy móc với các đơn vị trong và ngoài nước.
– Phòng tài chính kế toán: tổ chức chỉ đạo công tác kế toán, hạch toán kinh tế , tổng
hợp về vốn , chi phí SX tiêu thụ sản phẩm của TCT. Đồng thời thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát tài chính, lập báo cáo tài chính, kết quả SX kinh doanh.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Từ ngày 1/7/2005 TCT chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 16
con theo quyết định số 09/2005/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ngày
4/3/2005.Cơ cấu tổ chức sản xuất của TCT Giấy Việt Nam hiện nay như sau:
Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty và
Công ty Giấy Bãi Bằng. Sáp nhập văn phòng TCT Giấy Việt Nam (trước đây) và công ty
Giấy Bãi Bằng thành TCT Giấy Việt Nam hiện nay
Hiện nay công ty mẹ ( TCT Giấy Việt Nam ) gồm các đơn vị như sau:
– Công ty chế biến và xuất khẩu dăm mảnh Quảng Ninh.
– Công ty giấy Tissue Sông Đuống.
– Xí nghiệp khảo sát thiết kế lâm nghiệp.
– Công ty vận tải và chế biến lâm sản.
– Công ty thi công cầu đường và vận tải.
– Khối lâm trường.
Các công ty con bao gồm:
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Nguyên liệu và Bột giấy
Thanh Hoá
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Nguyên liệu Giấy
miền Nam.
* Công ty cổ phần mà Công ty mẹ giữ cổ phần chi phối:
– Công ty cổ phần Giấy Tân Mai
– Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai
– Công ty cổ phần Giấy Bình An
– Công ty cổ phần Giấy Việt Trì
– Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
– Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ
Các công ty liên kết:
– Công ty cổ phần Nhất Nam
– Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất
– Công ty cổ phần May – Diêm Sài Gòn
– Công ty cổ phần In Phúc Yên
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 17
– Công ty cổ phần Giấy Vạn Điểm
Ngoài ra các đơn vị sự nghiệp của TCT Giấy Việt Nam là Viện Công nghiệp giấy
và xenlulô, Trung tâm Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Trường cao đẳng nghề công
nghệ Giấy và Cơ điện trở thành các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Cty mẹ.
2.3. Đặc điểm kinh doanh
TCT không chỉ kinh doanh các mặt hàng liên quan đến ngành Giấy mà còn kinh
doanh cả trong các lĩnh vực khác như: lâm sản, SX và kinh doanh điện, kinh doanh bất động
sản, thiết kế thi công xây lắp phục vụ lâm nghiệp, SX kinh doanh ngành in, các sản phẩm
văn hóa phẩm.v.v…Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh chính của TCT Giấy Việt Nam vẫn là
SX kinh doanh các sản phẩm giấy, trực tiếp XNK các mặt hàng giấy,các loại vật tư, nguyên
liệu, máy móc thiết bị v.v… thuộc ngành Giấy.
Các nhóm mặt hàng kinh doanh chính:
– Mặt hàng XK: chủ yếu là sản phẩm giấy đã hoàn thành như Giấy Tissue, giấy in,
giấy viết v.v…và lâm sản như dăm mảnh.
– Mặt hàng NK: gồm các mặt hàng như nguyên liệu cho SX giấy, máy móc, thiết bị,
dây chuyền công nghệ v.v…cho ngành Giấy, hóa chất, bột giấy các loại, giấy vụn, chăn
lưới, bơm bột v.v…
– Mặt hàng SX và tiêu thụ trong nước: các sản phẩm giấy phục vụ cho yêu cầu kinh
tế, xã hội như giấy viết, giấy in, giấy làm báo, giấy photocopy v.v…
Ngoài ra còn SX và kinh doanh cây nguyên liệu giấy.
Thị trường kinh doanh chính:
– Thị trường trong nước: gồm các bạn hàng trong nước, chủ yếu là các đơn vị SX
kinh doanh thuộc ngành in và xuất bản, thị trường hàng tiêu dùng.
– Thị trường nước ngoài: gồm các nhà NK, XK nước ngoài như Brazil, Nga,
Úc, Thụy Điển, Phần lan, Malayxia, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan,
Indonexia v.v…
3. Một số nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt
Nam trong những năm gần đây
3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 18
Bảng 6: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam từ năm 2004-2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
2004
Kế hoạch
2005
Thực hiện
2005
Kế hoạch
2006
Thực hiện
2006
Kế hoạch
2007
Thực hiện
2007
Kế hoạch
2008
So sánh (%)
7=5/3
8=7/6
9=8/7
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
I. Giá trị SXCN
Triệu.đ
2.045.087
2.517.826
2.482.333
2.762.956
2.624.000
2.861.100
3.125.000
3722.458
110,7
104
119,1
II. Doanh thu
Triệu.đ
2.493.614
3.339.970
3.278.769
3.618.153
3.498.000
3.806.400
4.537.000
5256.381
115,7
112
115,9
III. Sản phẩm
chủ yếu
1. Giấy các loại
Tấn
226.848
260.900
255.855
283.530
273.243
278.840
285.880
318.800
106,8
103
11,4
Giấy in, viết
Tấn
131.626
144.400
145.087
151.530
157.874
172.930
175.001
210.200
108,8
101,2
120,1
Giấy báo
Tân
38.808
52.800
54.856
54.000
70.959
56.100
45.971
45.700
129,4
81,9
99,4
Giấy bao bìCN
Tấn
46.236
49.900
46.851
53.800
37.912
39.000
43.175
47.100
80,9
110,7
109,1
Giấy tissue
Tấn
6000
7.100
6.890
9000
97
130,6
2. Kế hoạch lâm
sinh
Ha
Trồng rừng mới
Ha
7.134
5.605
6.296
6.615
5.741
5.546
5.625
14.404
91,2
101,4
256,1
Chăm sóc rừng
Ha
44.794
32.497
31.321
19.800
19.811
17.014
17.091
26.551
63,3
100,5
155,4
Quản lý bảo vệ
rừng
Ha
35.800
37.418
44.067
49.688
52.778
56.645
55.543
57.650
119,8
97,9
104
IV.Kim
ngạch
XK
1000
USD
3.449
11.000
14.679
21.000
20.800
22.000
35.000
40.000
141,7
159
114
Sản phẩm XK
18
Khóa luận tốt nghiệp
Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 19
– Dăm mảnh
Tấn
KTĐ
75.000
71.072
110.000
115.580
150.000
139.194
150.000
162,6
92,8
108
– Giấy in, viết
Tấn
15.000
5.859
10.000
9.439
16.000
25.131
30.000
161,1
157
119,3
– Giấy Tissue
Tấn
4.338
5.000
2.884
4.000
3.156
5.556
66,5
78,9
176
V. Lãi lỗ
Triệu đ
(51.200)
(4.514)
13.600
40.000
82.628
97.204
168.376
201.278
173,2
119,5
VI.Các
khoản
nộp NS
Triệu đ
93.748
95.545
97.834
110.000
164.475
140.436
182.698
189.566
168,1
130,1
103,8
1. Thuế VAT
Triệu đ
85.889
73.275
74.663
85.000
90.000
97.884
138.745
142.435
120,5
141,7
102,7
2. Thuế thu nhập
DN
Triệu đ
11
4.568
1.029
15.000
18.000
14.473
19.000
19.564
131,3
102,9
3. Nộp khác
Triệu đ
7.848
17.702
22.142
10.000
16.000
22.862
24.953
27.567
72,2
109,1
110,5
Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của Phòng Kế hoạch – Tổng công ty giấy Việt Nam
19