BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thu Lành
HỨNG THÚ GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA
HỌC SINH LỚP 12 TẠI HUYỆN TÂN HIỆP
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thu Lành
HỨNG THÚ GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA
HỌC SINH LỚP 12 TẠI HUYỆN TÂN HIỆP
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số
: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG CÔNG THANH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp
12 tại Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang” là công trình khoa học do tôi thực
hiện. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự khiếu nại, tố cáo về bản
quyền tác giả.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thu Lành
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn “Hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh
lớp 12 tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang” tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; Các
Phòng ban Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; và quý thầy cô
của Khoa Tâm lý Giáo dục đã giảng dạy trong khóa học.
Tôi cũng xin tri ân sâu sắc TS. Trương Công Thanh – người thầy
đã tận tâm hướng dẫn, đốc thúc và ủng hộ, khích lệ tinh thần tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình và
những lời động viên đúng lúc của thầy, tôi sẽ không thể hoàn thành
được luận văn này. Tôi xin gửi đến Thầy lòng biết ơn sâu sắc và những
lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi cũng xin cảm ơn quý Thầy (cô) và các em học sinh trường
trung học phổ thông Tân Hiệp, Thạnh Đông và Thạnh Tây đã tạo điều
kiện, hỗ trợ và nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn đã
động viên, giúp đỡ, chia sẻ trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thu Lành
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
……………………………………………………………………………………………..
1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ GIAO TIẾP
VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH LỚP 12 ……………………………
7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề……………………………………………………………
7
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài …………………………………………………………..
7
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
……………………………………………………………
10
1.2. Một số khái niệm cơ bản ………………………………………………………………..
13
1.2.1.
Hứng thú ………………………………………………………………………………..
13
1.2.2.
Giao tiếp ………………………………………………………………………………..
26
1.2.3.
Hứng thú giao tiếp, hứng thú giao tiếp về định hướng
nghề nghiệp ……………………………………………………………………………
32
Tiểu kết Chương 1 ……………………………………………………………………………..
45
Chương 2. THỰC TRẠNG HỨNG THÚ GIAO TIẾP VỚI CHA
MẸ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI HUYỆN TÂN HIỆP,
TỈNH KIÊN GIANG
………………………………………………………..
46
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và thể thức nghiên cứu ……………………
46
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ……………………………………………………
46
2.1.2. Thể thức nghiên cứu ………………………………………………………………..
47
2.2. Thực trạng hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại
huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang …………………………………………………..
54
2.2.1.
Nhận thức về giao tiếp với cha mẹ
…………………………………………….
54
2.2.2.
Những biểu hiện về xúc cảm đối với việc giao tiếp với cha mẹ …….
64
2.2.3.
Hành vi giao tiếp với cha mẹ
…………………………………………………….
69
2.2.4.
Hứng thú giao tiếp với cha mẹ ………………………………………………….
75
2.2.5. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trường, theo
giới tính và theo trình độ học vấn của cha mẹ …………………………….
79
2.2.6.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của
học sinh lớp 12 ……………………………………………………………………….
84
2.2.7.
Đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú giao tiếp với cha mẹ về
định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 ……………………………..
88
Tiểu kết Chương 2 ……………………………………………………………………………..
91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
……………………………………………………………..
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………………..
95
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB
:
Điểm trung bình
ĐLC
:
Độ lệch chuẩn
HS
:
Học sinh
THPT :
Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại năm nhóm nghề cơ bản ………………………………………..
33
Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu học sinh ……………………………………………………
48
Bảng 2.2. Cách chia biên giới liên tục của ĐTB mặt nhận thức – ĐTB
xúc cảm và ĐTB hành vi
…………………………………………………….
51
Bảng 2.3. Quy đổi sang điểm trung bình
……………………………………………..
51
Bảng 2.4. Cách quy đổi điểm trung bình sang các mức độ …………………….
52
Bảng 2.5. Quy tắc xác định mức độ hứng thú ………………………………………
52
Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giao tiếp với cha mẹ ……
54
Bảng 2.7. Lý do học sinh lựa chọn mức độ quan trọng của hứng thú
giao tiếp với cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp
………..
55
Bảng 2.8. Nhận thức về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ về định hướng
nghề nghiệp của học sinh lớp 12:
…………………………………………
57
Bảng 2.9. Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động giao tiếp với cha mẹ
trong việc định hướng nghề nghiệp của học sinh …………………..
58
Bảng 2.10. Mức độ nhận thức của học sinh về ý nghĩa của hoạt động
giao tiếp với cha mẹ …………………………………………………………..
63
Bảng 2.11. Những biểu hiện xúc cảm đối với việc giao tiếp với cha mẹ
……
64
Bảng 2.12. Mức độ biểu hiện xúc cảm của học sinh đối với hoạt động
giao tiếp với cha mẹ …………………………………………………………..
69
Bảng 2.13. Hành vi giao tiếp với cha mẹ ………………………………………………
70
Bảng 2.14. Mức độ hành động giao tiếp với cha mẹ của học sinh
…………….
74
Bảng 2.15. Mức độ hứng thú giao tiếp với cha mẹ …………………………………
75
Bảng 2.16. Tương quan giữa ba biểu hiện nhận thức, xúc cảm và hành
vi theo điểm trung bình ………………………………………………………
76
Bảng 2.17. Tương quan giữa mức độ hứng thú với mức độ nhận thức,
mức độ xúc cảm và mức độ hành vi……………………………………..
78
Bảng 2.18. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo giới tính
……………..
79
Bảng 2.19. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trường
………………..
81
Bảng 2.20. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trình độ học vấn
của cha
……………………………………………………………………………..
82
Bảng 2.21. So sánh hứng thú giao tiếp với cha mẹ theo trình độ học vấn
của mẹ
………………………………………………………………………………
83
Bảng 2.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ
của học sinh lớp 12
…………………………………………………………….
84
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tâm lý học, hứng thú là một vấn đề hấp dẫn và cũng rất phức tạp,
như L.X Vygotsky đã khẳng định “Đối với việc nghiên cứu hầu như không có
vấn đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người”
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2008). Hứng thú có những tác động mạnh mẽ đến rất
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cá nhân. Hứng thú là động lực
thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, từ đó góp phần phát triển xã hội. Vì thế,
vấn đề hứng thú được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên rất
nhiều mặt của tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội, gắn liền với đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội của mỗi con người.
“Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó
vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại sự khoái cảm cho cá
nhân trong hoạt động” (Lê Thị Bừng và Nguyễn Đức Sơn, 2008). Như vậy để
có hứng thú với một đối tượng nào đó, con người cần nhận thức rõ đối tượng
đó có ý nghĩa hay không đối với đời sống của bản thân, cũng như có nảy sinh
một tình cảm, xúc cảm đặc biệt với nó. Từ đây, hứng thú sẽ thúc đẩy hoạt
động nhận thức con người ngày càng tích cực hơn, nâng cao năng lực trí tuệ
của con người với đối tượng hứng thú, làm nảy sinh khát vọng tìm tòi, đi sâu
nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng. Như vậy hứng thú có một tác động mạnh mẽ
đến hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng.
Học sinh lớp 12 là những học sinh ở độ tuổi đầu thanh niên. Ở tuổi này,
các em đứng trước những đòi hỏi của xã hội về các vấn đề lựa chọn nghề
nghiệp, ngành học. Các em còn bị chi phối bởi yếu tố tâm – sinh lý, bước
ngoặt của sự trưởng thành, của tinh thần trách nhiệm. Lúc này cha mẹ đóng
vai trò to lớn trong việc giáo dục và định hướng cho con nhận thức về cái tôi
của chính mình cũng như xây dựng một hệ thống nhân sinh quan, thế giới
quan mạnh mẽ để đối đầu với mọi khó khăn và phức tạp của cuộc sống.
2
Thế nhưng, bức tranh xã hội hiện nay phản ánh tình trạng “lỏng lẻo” của
sợi dây liên kết gia đình. Cha mẹ và con cái không có tiếng nói chung. Các
em học sinh 12 hoang mang và ngơ ngác trước cánh cửa vào đời. Đặc biệt
trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp. Các em tham gia rất nhiều hội thảo,
chương trình hướng nghiệp, điều các em băn khoăn không chỉ là sở thích và
năng lực cá nhân mà là làm sao dung hòa được sở thích và quan điểm của bố
mẹ với tương lai của chính mình. Dường như, cha mẹ và con cái đang dần trở
nên xa cách nhau. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng đặt câu hỏi lớn
rằng: con cái có thật sự hứng thú khi giao tiếp với cha mẹ không? Điều gì chi
phối, ngăn cách các em trò chuyện và chia sẻ với cha mẹ về những khó khăn
của bản thân.
Trong khi, các em đang bước vào thời điểm giao thời với bản sắc cái tôi
tương đối tự do, muốn khẳng định và thể hiện sự độc lập của bản thân. Xã hội
trong giai đoạn mở cửa, giao lưu văn hóa, đa dạng về ngành nghề đã mở ra
nhiều cơ hội cho thanh niên đi kèm với đó là rất nhiều thách thức. Nếu không
có sự định hướng, ủng hộ và giúp đỡ của cha mẹ, các em có thể đưa ra những
quyết định sai lầm cho tương lai của chính mình.
Để các bậc cha mẹ có thể hoàn thành tốt vai trò của mình, thì việc khơi
gợi sự hứng thú trong giao tiếp của cha mẹ với học sinh lớp 12 là vô cùng
quan trọng, từ đó xây dựng được một sự liên kết gia đình vững mạnh với đầy
đủ sự sẻ chia và thấu hiểu, để gia đình thật sự là một tổ ấm, là bến cảng neo
đậu an toàn cho các em, giúp các em xác định hướng đi tiếp sau khi học xong
lớp 12, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối đầu với những sự kiện sẽ xảy ra trong
tương lai, sẵn sàng đưa ra quyết định trọng đại của đời mình là chọn nghề gì,
trường nào, ở đâu, để các em có thể phát huy hết tiềm năng và đam mê, lý
tưởng của tuổi trẻ, cũng như để các em có đủ điều kiện phát triển hoàn thiện
nhân cách.
3
Có nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú như: “Hứng thú học tập
môn giáo dục học đại cương của sinh viên trường cao đẳng Cộng đồng Hậu
Giang”, “Hứng thú nghề nghiệp của học sinh một số trường trung học phổ
thông tại huyện Bến Lức Tỉnh Long An”, “ Hứng thú học đọc của học sinh
lớp 3 một số trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh”, “Hứng thú môn học
kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Nha Trang”. Tuy nhiên, hầu
như chưa có nghiên cứu nào về hứng thú trong giao tiếp của học sinh 12. Vậy
hứng thú giao tiếp với cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến những lựa chọn
trong tương lai của các em học sinh lớp 12, có những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng
đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12, hứng thú giao tiếp với
cha mẹ ở hiện tại có thay đổi gì so với giai đoạn trước, làm thế nào để tác
động đến hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12, đây là những vấn
đề chúng ta cần làm rõ để có thể thiết lập được sợi dây tình cảm thiêng liêng
của học sinh 12 và cha mẹ, để cha mẹ có thể hướng dẫn, định hướng tháo gỡ
những khúc mắc của các em trước ngưỡng cửa tương lai. Cha mẹ trở thành
những người thầy, những người bạn giúp các em tự tin bước vào đời.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Hứng thú
giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 12 tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên
Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề
nghiệp của HS lớp 12 tại một số trường THPT thuộc huyện Tân Hiệp, tỉnh
Kiên Giang cũng như tìm hiểu một số yếu tố tác động đến hứng thú giao tiếp
với cha mẹ của HS lớp 12 tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hứng thú giao tiếp với cha mẹ.
4
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể chính: học sinh lớp 12
Khách thể phụ trợ: cha mẹ HS
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu
Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học
sinh thể hiện trong vấn đề định hướng nghề nghiệp.
4.2. Về khách thể nghiên cứu
239 học sinh lớp 12 năm học 2017 – 2018 tại 3 trường THPT (Tân Hiệp,
Thạnh Tây, Thạnh Đông) thuộc huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
5. Giả thuyết khoa học
Hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12
ở mức độ trung bình.
Có sự khác biệt trong hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề
nghiệp giữa nam và nữ.
Có sự khác biệt trong hứng thú giao tiếp với cha mẹ về định hướng nghề
nghiệp giữa HS có cha mẹ có trình độ văn hóa khác nhau.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận về hứng thú, giao tiếp, hứng thú giao tiếp với
cha mẹ của HS trung học phổ thông nói chung và HS lớp 12 nói riêng.
6.2. Nghiên cứu mức độ biểu hiện hứng thú giao tiếp với cha mẹ của HS
lớp 12 huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang đối với việc thoả mãn nhu cầu định
hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân sau THPT.
6.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú giao tiếp với cha
mẹ về định hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên
Giang.
5
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận văn sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp nghiên cứu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận và phương
pháp nghiên cứu của đề tài. Cung cấp các thông tin, dữ liệu cơ bản về mặt lý
thuyết làm nền tảng vững chắc cho việc tiến hành các điều tra, nghiên cứu
trong thực tiễn.
– Các phương pháp nghiên cứu lý luận cụ thể như tham khảo, nghiên
cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đến hứng thú giao tiếp với cha
mẹ của HS lớp 12.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
– Mục đích: Thu thập thông tin từ HS lớp 12 thể hiện hứng thú giao tiếp
với cha mẹ về định hướng nghề nghiệp.
– Nội dụng: Gồm 2 bảng hỏi
Bảng 1: Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi gồm những câu hỏi mở
để thăm dò ý kiến của HS lớp 12 về hứng thú giao tiếp với cha mẹ. Từ đó đưa
ra một số chỉ báo trong các mặt: nhận thức, xúc cảm, hành vi của HS lớp 12
thể hiện hứng thú giao tiếp với cha mẹ.
Bảng 2: Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi khảo sát để tìm hiểu các
vấn đề liên quan đến hứng thú giao tiếp của HS lớp 12 với cha mẹ về định
hướng nghề nghiệp. Bảng hỏi sẽ xây dựng theo những chỉ báo từ bảng hỏi 1.
– Cách thức thực hiện:
+ Giai đoạn 1: Phát phiếu thăm dò gồm các câu hỏi mở ở bảng 1.
+ Giai đoạn 2: Phát phiếu thăm dò với câu hỏi có nhiều lựa chọn cho HS
tại các buổi học của các lớp 12 để thăm dò ý kiến.
6
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
– Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin sâu hơn về vấn đề hứng thú
giao tiếp với cha mẹ của HS lớp 12 về định hướng nghề nghiệp.
– Nội dung: Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi phỏng vấn gồm những
câu hỏi mở để lấy ý kiến của phụ huynh và HS về vấn đề hứng thú giao tiếp
với cha mẹ của HS lớp 12.
– Cách thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp trong những giờ giải lao và các
buổi họp phụ huynh tại trường học.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm
SPSS for Window 13.0.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ GIAO TIẾP
VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH LỚP 12
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Từ thế kỷ XVIII đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về hứng thú. Trong đó, phải kể đến các nghiên cứu sau:
Herbart (1776-1841) nhà tâm lý học, nhà giáo dục học, nhà triết học,
người Đức đã sáng tạo ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ 19. Ông
đã đưa ra 4 mức độ của dạy học đó là tính sáng tạo, tính liên tưởng, tính thống
nhất phong phú và đặc biệt hứng thú là yếu tố quyết định hiệu quả học tập của
môn học (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2015).
Năm 1931, nhà tâm lý học người Mỹ I.K.Strong đã tìm hiểu về “Sự biến
đổi tâm lý theo lứa tuổi” và ông cho rằng sự phát triển của hứng thú thường
gắn liền với sự phát triển lứa tuổi. Điều này dễ hiểu vì muốn hình thành một
hứng thú nào đó, cần phải có mức độ phát triển tâm lý cũng như một mức độ
trí tuệ và kinh nghiệm nhất định (Trần Phi Hùng, 2014).
Năm 1938 Ch.Buher đã nghiên cứu công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ
em”. Từ những năm 1940 của thế kỷ XX một số nhà tâm lý học Nga như
S.L.Rubinstein, N.G.Morodov, A.F.Beliep,… Đã có những công trình nghiên
cứu về hứng thú, con đường hình thành hứng thú (Nguyễn Thị Ái, 2011).
Năm 1944, A.F.Believ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về vấn đề
“Tâm lý học hứng thú” nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề về lý
luận tổng quát về hứng thú trong khoa học tâm lý (Bùi Hiền, Nguyễn Văn
Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2005).
Năm 1946, E.Clapade với vấn đề “ Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư
phạm” đã đưa ra khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học. Clapade đã
8
nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người và
cho rằng quy luật của hứng thú là cái trục duy nhất mà tất cả hệ thống phải
xoay quanh nó (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010).
John Dewey (1859-1952) nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ
năm 1896 sáng lập ra trường thực nghiệm trong đó ưu tiên hứng thú của HS
và nhu cầu của HS trong từng lứa tuổi (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010).
Năm 1967, N.G.Marozova nghiên cứu sự khác nhau trong việc hình
thành hứng thú của trẻ em trong sự phát triển bình thường và sự phát triển
không bình thường. Ông đã nghiên cứu vấn đề “Tác dụng của việc giảng dạy
nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của sinh viên”. Năm 1976 tác giả đã
đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú đồng thời còn phân tích những điều kiện
và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của HS
(Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010).
Năm 1972, I.G.Sukina với công trình nghiên cứu vấn đề “Hứng thú trong
khoa học giáo dục” đã đưa ra khái niệm về hứng thú cùng với biểu hiện của
nó. Đồng thời, tác giả còn nêu lên nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức
là nội dung tài liệu và hoạt động của người học (Nguyễn Thị Bích Thủy,
2010).
J.Piaget (1896-1996), nhà tâm lý học người Thụy Sĩ đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông rất chú trọng đến hứng thú
của HS, ông cho rằng “Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thực sự,
phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân”. Ông
nhấn mạnh: cũng giống như người lớn trẻ em là một thực thể mà hoạt động
cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc nhu cầu. Nó sẽ không đem lại
hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khiêu gợi những động cơ nội tại của hoạt
động đó. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên hứng
thú, hưng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức năng của sự đồng hóa
(Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010).
9
Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp, A.V. Vedenov cho rằng nhu cầu giao
tiếp chỉ có ở con người, có tính bẩm sinh và di truyền. Cùng quan điểm với
ông, trong tác phẩm “Tâm Lý học tình bạn tuổi trẻ” L.X Côn đã viết: “Con
người là một thực thể xã hội, có nhu cầu giao tiếp và tiếp xúc về tình cảm với
người khác là một nhu cầu bẩm sinh”. Trong đó, bằng các thực nghiệm tâm lý
học mô tả L.X. Cono cũng chứng minh quá trình phát triển nhu cầu giao tiếp
của con người từ 2, 3 tháng tuổi đến lứa tuổi thiếu niên và đặc điểm nhu cầu
giao tiếp của từng độ tuổi (Nguyễn Thị Xuân Phương, 2015).
Ngoài ra, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhu cầu giao tiếp
của trẻ em trong mối quan hệ với người lớn, các tác giả V.V. Vetrova, Đ.B.
Godovicop, M.G.Elagila, M.I.Lixima, A.F.Reystay, A.G. Rutxcaia, đã chỉ ra:
Nhu cầu giao tiếp sẽ thay đổi tùy theo nội dung, tính chất của hoạt động
chung giữa trẻ em và người lớn. Trong mỗi giai đoạn phát triển nhu cầu giao
tiếp được thừa nhận như là nhu cầu có được nhờ sự tham gia của người lớn,
sự tham gia này vô cùng cần thiết để trẻ em giải quyết các vấn đề cơ bản, đặc
thù đối với lứa tuổi này (Nguyễn Thị Xuân Phương, 2015).
Như vậy, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú
xuất hiện rất sớm và rất phong phú, chúng ta có thể khái quát theo ba xu
hướng:
Thứ nhất là xu hướng giải thích bản chất tâm lý của hứng thú, người đại
diện cho xu hướng này là A.F.Beliep với luận án “Tâm lý học hứng thú”.
Thứ hai là xu hướng xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát
triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng, đại diện là
L.L.Bôgiôvich, Lukin, LêviTốp,…
Thứ ba là xu hướng nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo
các giai đoạn lứa tuổi, đại diện là G.I.Sukina,…
10
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú ở các
khía cạnh khác nhau như: Nghiên cứu hứng thú học các môn học, nghiên cứu
hứng thú học nghề phổ thông và nghề nghiệp,…
Năm 1960, các tác giả Minh Đức, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân trong cuốn
tâm lý học giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội đã đề cập đến vấn đề chung
về hứng thú. Kế đến trong các nghiên cứu của mình, các tác giả Phạm Minh
Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn,… cũng đã trình bày về hứng thú,
vai trò của hứng thú với học tập và các hoạt động khác.
Năm 1973, Phạm Tất Dong trong luận án phó tiến sĩ “Một số đặc điểm
hứng thú nghề của học sinh lớn và nhiệm vụ hướng nghiệp”. Đã khẳng định
sự khác biệt về hứng thú học tập giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp
không thống nhất với xu hướng phát triển nghề của xã hội, công tác hướng
nghiệp ở trường phổ thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu
nhiều thiệt thòi. Hứng thú học tập các bộ môn của học sinh là cơ sở để đề ra
nhiệm vụ hướng nghiệp một các khoa học (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010).
Năm 1980, Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu đề tài: “Bước đầu tìm hiểu
nguyên nhân gây hứng thú học tập tâm lý học của sinh viên khoa tự nhiên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội I”. Tác giả đề xuất 5 biện pháp giáo dục
hứng thú cho sinh viên: Giáo dục mục đích, động cơ học tập cho học sinh
thấy rõ ý nghĩa của môn học, giáo dục gắn với thực tiễn có đủ tài liệu tham
khảo cho sinh viên và tổ chuyên môn, bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo
viên( Nguyễn Thị Thanh Mai, 2015).
Năm 1981, Phùng Minh Nguyệt trong nghiên cứu: “Bước đầu tìm hiểu
thực trạng hứng thú đối với nghề sư phạm của giáo sinh trường Cao Đẳng Sư
phạm Nghĩa Bình”. Cho rằng, muốn nâng cao hứng thú nghề nghiệp cho giáo
sinh phải tổ chức các đợt thực tập nhằm thâm nhập vào thực tiễn, thực hành
công việc của mình (Nguyễn Thị Mai, 2015).
11
Năm 1982, Đinh Thị Chiến với nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hứng thú
với nghề sư phạm của giáo sinh cao đẳng sư phạm Nghĩa Bình” đã đưa ra 3
biện pháp để giáo dục hứng thú đối với nghề sư phạm cho giáo sinh, trong đó
tác giả nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của dư luận xã hội (Nguyễn Thị
Bích Thủy 2010).
Năm 1986, Hoàng Kim Thu nghiên cứu “Hình thành hứng thú nghề
nghiệp cho học sinh thông qua giảng dạy môn Vật Lý”. Kết quả nghiên cứu
thực nghiệm nói lên rằng hình thức học ngoại khóa có tác động lớn đến hình
thành hứng thú nghề nghiệp lấy kiến thức vật lý làm cơ sở cho học sinh
(Nguyễn Thị Mai 2015).
Năm 1987, Nguyễn Khắc Mai với đề tài “Bước đầu tìm hiểu thực trạng
hứng thú với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của sinh
viên khoa tâm lý giáo dục”. Tác giả đưa ra những nguyên nhân gây hứng thú
là do ý nghĩa môn học, trình độ của sinh viên, phương pháp giảng dạy của
giảng viên (Nguyễn Thị Mai, 2015).
Năm 2005, Vương Thị Thu Hằng với đề tài: “Tìm hiểu hứng thú nghiên
cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”.
Phan Thị Thơm với đề tài: “Hứng thú học tập môn tâm lí học của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng”. Tác giả kết luận hứng thú học môn tâm lí
học chưa phát triển cao, chưa đồng đều, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến
hứng thú học tập của sinh viên, trong đó yếu tố giảng viên giữ vai trò quan
trọng (Nguyễn Thị Mai, 2015).
Năm 2003, Nguyễn Hải Yến – Đặng Thị Thanh Tùng nghiên cứu “Một
số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đề tài đã chỉ ra một số yếu tố ảnh
hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học là do chưa nhận thức được vai trò
của hoạt động nghiên cứu khoa học, do bản thân chưa nỗ lực vượt khó trong
quá trình nghiên cứu (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010).
12
Năm 2009, Đặng Quốc Thành trong luận án tiến sĩ tâm lý học “Hứng thú
học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của Học viện sĩ quan” có đề cập
đến các con đường hình thành hứng thú, các giai đoạn và các điều kiện hình
thành, phát triển hứng thú nhận thức (Đặng Quốc Thành, 2009).
Năm 2009, Phạm Thị Ngọc Châu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp
kích thích hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá thiên
nhiên vô sinh”. Tác giả đã đề xuất ra các biện pháp sau:
– Biện pháp 1: Sử dụng câu hỏi “mở, câu đố, truyện kể, thơ ca, lời động
viên…
– Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi mang tính chất khám phá thử nghiệm
– Biện pháp 3: Thiết kế, sử dụng môi trường hoạt động hấp dẫn để kích
thích trẻ tích cực khám phá.
– Biện pháp 4: Tổ chức cho thí nghiệm đơn giản (Nguyễn Thị Thanh
Mai, 2015).
Năm 2010, Nguyễn Thị Bích Thủy với luận văn thạc sĩ “Hứng thú học
tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn Hiến thành phố Hồ Chí
Minh”. Hứng thú học tập của sinh viên năm nhất được biểu hiện qua nhận
thức, thái độ và hành vi chưa cao. Tác giả có đề xuất một số biện pháp nâng
cao hứng thú học tập cho sinh viên (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2015).
Năm 2012, trong luận án “Mối tương quan giữa phong cách giáo dục của
cha mẹ và tính tích cực giao tiếp với cha mẹ của thiếu niên”, tác giả Vũ Thị
Khánh Linh đã xác định được mối tương quan giữa phong cách giáo dục của
cha mẹ và tính khả thi của một số biện pháp tác động tâm lí học nhằm tăng
tính dân chủ trong phong cách giáo dục của cha mẹ (Nguyễn Thị Xuân
Phương, 2015).
Năm 2012, Phạm Nguyễn Lan Phương trong luận văn “Quan hệ cha mẹ
với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” có đề cập đến vấn đề
13
ứng xử cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ và con (Phạm
Nguyễn Lan Phương, 2012).
Năm 2013, Đinh Thị Sen trong luận văn thạc sĩ tâm lý học “Hứng thú
môn học kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Nha Trang”. Đưa ra
kết luận như sau: “Đa số sinh viên trường Đại học Nha Trang chưa có hứng
thú thực sự khi học môn kỹ năng giao tiếp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
thực trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía giáo viên
(Đinh Thị Sen, 2013).
Năm 2014, Trần Phi Hùng trong luận văn thạc sĩ tâm lý học “Hứng thú
nghề nghiệp của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến
Lức, tỉnh Long An” đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề
nghiệp của các em HS (Trần Phi Hùng, 2014).
Năm 2015, Tác giả Nguyễn Thị Xuân Phương nghiên cứu đề tài “Tính
tích cực giao tiếp của học sinh cuối tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại
thành phố Hồ Chí Minh” đã rút ra kết luận mức độ tích cực giao tiếp của học
sinh cuối tiểu học đạt mức cao (Nguyễn Thị Xuân Phương, 2015).
Tóm lại, ở nước ta đã có nhiều luận văn, luận án và đề tài nghiên cứu về
hứng thú. Ở nhiều khía cạnh khác nhau, cung cấp nhiều dữ liệu giúp đề tài
luận văn xác định hướng nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và công cụ
nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hứng thú
1.2.1.1. Khái niệm
Quan điểm về hứng thú theo các nhà tâm lý học Phương Tây
Một số nhà tâm lý học phương tây nghiên cứu hứng thú dựa trên cơ sở
bản chất sinh học của con người, họ cho rằng hứng thú là thuộc tính có sẵn
của con người. Hứng thú sẽ dần được bộc lộ theo quá trình trưởng thành và
phát triển của mỗi cá nhân.
14
Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng: “Hứng thú là thuộc tính bẩm
sinh vốn có của con người”. Nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm
của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan. (Phan Thị
Kim Ngân, 2013).
Annoi, nhà tâm lý học người Mỹ lại cho rằng: “Hứng thú là một sự sáng
tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào” (Phan
Thị Kim Ngân, 2013).
Còn Harlette Buller thì quan niệm: “Hứng thú là một hiện tượng phức
hợp cho đến nay vẫn chưa được xác định, hứng thú là một từ không những chỉ
toàn bộ những hành động khác nhau mà hứng thú còn thể hiện cấu trúc bao
gồm các nhu cầu” (Phan Thị Kim Ngân, 2013).
Nhà tâm lý học người Mỹ Guilford đã cho rằng: “Hứng thú là trong bảy
mặt cấu tạo nên nhân cách, hứng thú là những ham muốn ổn định trong các
hoạt động nhất định” (Nguyễn Huy Tú, 1996).
Tác giả K.Strong và W.James cho rằng: “Hứng thú là một trường hợp
riêng của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là
một nét tính cách” (Phan Thị Kim Ngân, 2013).
Tác giả D.Super cho rằng: “Hứng thú không phải là thiên hướng, không
phải là nét tính cách của cá nhân nó là một cái gì khác, riêng rẽ với thiên
hướng, riêng rẽ với tính cách, riêng rẽ với cá nhân”. Như vậy,hứng thú được
coi như một thuộc tính có tính độc lập tương đối của nhân cách, nó có bản
chất riêng. Tuy nhiên ông lại không đưa ra một quan niệm rõ ràng về hứng
thú. (Nguyễn Đức Nhân, 2016)
Tác giả Klapalet nghiên cứu thực nghiệm và đi đến kết luận “Hứng thú
là dấu hiệu của nhu cầu bản năng khát vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn của cá
nhân” (Phan Thị Kim Ngân, 2013).
Nhìn chung, các nhà tâm lí học Phương Tây đều thống nhất ở quan điểm
coi hứng thú là một hiện tượng đặc biệt, có ý nghĩa to lớn đối với mỗi cá
15
nhân. Hứng thú là một hiện tượng gắn liền và có quan hệ chặt chẽ với các
hiện tượng tâm lí khác. Hứng thú là sự kết hợp đặc biệt và sự tác động qua lại
của nhiều quá trình tâm lí với nhau (Nguyễn Thị Ái, 2011). Một số nhà tâm lý
học đề cập ở trên đều có quan điểm là duy tâm, sinh vật hoặc là phiến diện
siêu hình về hứng thú. Các nhà tâm lý học Phương Tây cho rằng hứng thú là
thuộc tính có sẵn trong mỗi cá nhân và sẽ được bộc lộ dần, hoàn thiện dần
trong suốt quá trình phát triển của cá nhân đó. Như vậy thì hứng thú dựa trên
cơ sở sinh học. Mặt hạn chế của những quan điểm này là xem nhẹ vai trò của
giáo dục cũng như tính tích cực của cá nhân trong sự hình thành và phát triển
hứng thú. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đã có những quan điểm tiến bộ về
hứng thú của Hidi và Renninger khi cho rằng hứng thú cần có sự hỗ trợ từ các
yếu tố bên ngoài.
Quan điểm về hứng thú theo các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ)
Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đứng trên lập trường duy vật biện
chứng, coi hứng thú không phải là cái có sẵn hay thuộc tính bên trong của mỗi
cá nhân mà đó là kết quả của quá trình hình thành và phát triển nhân cách, nó
phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở một nhân cách. Thái độ
này nảy sinh trong quá trình tác động qua lại giữa điều kiện bên ngoài và hoạt
động của mỗi cá nhân, chính vì thế hứng thú có rất nhiều nguyên nhân khác
nhau và khái niệm “hứng thú” được rất nhiều tác giả lí giải với nhiều khía
cạnh khác nhau.
Một số nhà tâm lý học đã cho rằng: Hứng thú là khuynh hướng lựa chọn,
khuynh hướng chú ý ở con người (T. Ribô, N.P. Đôbrưnhin) hay hứng thú là
khuynh hướng ưu tiên chú ý vào một khách thể nào đó (B.N. Cheplov); hứng
thú có biểu hiện như là khuynh hướng tác động một cách có hiểu biết, có ý
thức đối với các khách thể mà con người định hướng vào đó (X. L.
Rubinstein), V.G.Ivanôv, …(Nguyễn Thu Cúc, 2008).
16
Trong “Đề cương bài giảng tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm”
cho rằng: “Hứng thú là sự định hướng có lựa chọn của cá nhân vào những sự
vật, hiện tượng của thực tế xung quanh. Sự định hướng đó được đặc trưng bởi
sự vươn lên thường trực tới nhận thức, tới những kiến thức mới ngày càng
đầy đủ và sâu sắc hơn” (Nguyễn Thu Cúc, 2008). Trong định nghĩa này, các
tác giả nhấn mạnh đến việc cá nhân nảy sinh thái độ đặc biệt cũng như hoạt
động đi sâu tìm hiểu đối tượng, trên cơ bản đây là định nghĩa về hứng thú
nhận thức.
A.N.Leonchiev xem hứng thú là thái độ nhận thức đặc biệt đối với đối
tượng hoặc hiện tượng của hiện thực khách quan; A.A.Liublinxkaia cho rằng
“Hứng thú là thái độ nhận thức của con người đối với xung quanh, với mặt
nào đó của chính nó, đối với một lĩnh vực nhất định mà trong đó con người
luôn muốn đi sâu hơn”. A.G. Côvaliôv định nghĩa rằng “Hứng thú là thái độ
đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời
sống và sự hấp dẫn về tình cảm của nó”,… (Nguyễn Thu Cúc, 2008). Ở đây
các nhà tâm lý học đã xem hứng thú như hoạt đông nhận thức, hoạt động tình
cảm, cảm xúc của con người người. Định nghĩa này cũng chưa làm rõ được
nguồn gốc, nguyên nhân của hứng thú cũng như đã thu hẹp phạm vi hứng thú.
Định nghĩa hứng thú theo khía cạnh của sự chú ý
Tác giả P.A. Rucdich coi “Hứng thú biểu hiện một xu hướng đặc biệt
của cá nhân nhằm nhận thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung
quanh, đồng thời biểu hiện thiên hướng tương đối cố định của con người đối
với các loại hoạt động nhất định” (Trần Phi Hùng, 2014).
Tác giả A.V.Daparozet viết “Hứng thú là khuynh hướng của sự chú ý tới
những đối tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu chúng càng tỉ mỉ càng
hay” (Nguyễn Tiến Đạt, 2004).
Tác giả V.A. Cruteski coi hứng thú đó là “Khuynh hướng nhận thức tích
cực của con người đối với đối tượng này hay kia, hiện tượng hay hoạt động