TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ
TỰ Ý SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS.TSKH. BÙI TÙNG HIỆP VÕ THẢO NGUYÊN
MSSV: 12D720401138
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
Cần Thơ, năm 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ
TỰ Ý SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS.TSKH. BÙI TÙNG HIỆP VÕ THẢO NGUYÊN
MSSV: 12D720401138
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
Cần Thơ, năm 2017
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………………
i
LỜI CAM KẾT
………………………………………………………………………………………………….
ii
TÓM TẮT …………………………………………………………………………………………………………
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
…………………………………………………………………………………..
iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………………………..
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
…………………………………………………………………..
vi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………
1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………
3
2.1. Khái quát sơ lược về kháng sinh ………………………………………………………………..
3
2.1.1.
Định nghĩa kháng sinh ……………………………………………………………………………..
3
2.1.2.
Nguyên tắc chung trong sử dụng kháng sinh ………………………………………………
4
2.1.3.
Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh ………………………………………………………..
6
2.1.4.
Những sai lầm khi sử dụng kháng sinh trong cộng đồng ………………………………
6
2.1.5.
Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
………………………………………………………………….
7
2.2. Hồi cứu y văn
…………………………………………………………………………………………….
8
2.2.1.
Trên thế giới……………………………………………………………………………………………
8
2.2.2.
Tại Việt Nam ………………………………………………………………………………………….
11
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………
13
3.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………..
13
3.1.1. Tiêu chí chọn vào ……………………………………………………………………………………
13
3.1.2. Tiêu chí loại trừ ………………………………………………………………………………………
13
3.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………..
13
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………………
13
3.2.2
Cỡ mẫu
…………………………………………………………………………………………………..
13
3.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu
…………………………………………………………………………………..
14
3.2.4. Thu thập dữ kiện
……………………………………………………………………………………..
14
3.2.5.Xử lý dữ liệu
……………………………………………………………………………………………….
14
3.2.6.Phân tích dữ kiện …………………………………………………………………………………………
14
3.3. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………………..
15
3.3.2.
Ảnh hưởng lên các đối tượng nghiên cứu …………………………………………………..
15
3.3.2.
Ảnh hưởng lên xã hội ………………………………………………………………………………
15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………………………………………………
16
4.1. Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên …………………………………..
16
4.1.1.
Đặc điểm sinh viên ………………………………………………………………………………….
16
4.1.2.
Tỉ lệ tự ý sử dụng kháng sinh ……………………………………………………………………
17
4.1.3.
Đặc điểm gia đình
……………………………………………………………………………………
19
4.1.4.
Bệnh điều trị lâu dài
…………………………………………………………………………………
20
4.1.5.
Kiến thức về thuốc kháng sinh ………………………………………………………………….
22
4.1.6.
Thái độ về việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh ……………………………………………
24
Thái độ về việc kháng kháng sinh với cộng đồng ………………………………………..
26
4.1.7.
Thực hành về việc sử dụng thuốc kháng sinh ……………………………………………..
26
4.2. Các yếu tố liên quan đến nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh trong điều
trị bệnh của sinh viên…………………………………………………………………………………
31
4.2.1.
Đặc điểm sinh viên ………………………………………………………………………………….
31
4.2.2.
Đặc điểm gia đình
……………………………………………………………………………………
32
4.2.3.
Bệnh điều trị lâu dài
…………………………………………………………………………………
33
4.2.4.
Kiến thức – thái độ – thực hành về việc sử dụng kháng sinh ………………………….
33
4.3. Mặt mạnh, mặt hạn chế và tính ứng dụng của đề tài
…………………………………..
37
4.3.1.
Mặt mạnh ……………………………………………………………………………………………….
37
4.3.2.
Mặt hạn chế
…………………………………………………………………………………………….
37
4.3.3.
Tính ứng dụng
…………………………………………………………………………………………
37
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ …………………………………………………………….
38
5.1. Kết luận………………………………………………………………………………………………………..
38
5.2. Đề nghị ………………………………………………………………………………………………………..
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………………………………………………………..
41
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………….
44
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ từ nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Tây
Đô cùng quý thầy cô Khoa Dược – Điều dưỡngđã dạy dỗ, ủng hộ, giúp em học tập,
trau dồi kiến thức và thực hành suốt 5 năm học tại trường để có thể hoàn thành khóa
học.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Bùi Tùng Hiệp với kiến thức
Dược lâm sàng chuyên sâu cũng như những kinh nghiệm thực tế đã tận tình hướng
dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài làm khóa luận tốt
nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên học tập tại trường đã bỏ thời gian trả lời
bộ câu hỏi khảo sát phỏng vấn về đề tài của em, cũng như những người bạn đã chia sẻ,
cùng em vượt qua những khó khăn trong học tập và nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình đã quan tâm, chăm sóc, động viên đểem
có thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã trực tiếp và gián
tiếp giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Dù đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành đề tài khóa luận nhưng cũng không thể nào
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý
thầy cô để bài báo cáo đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô có nhiều sức khỏe để có thể hoàn
thành tốt công tác và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Cần Thơ, ngàytháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
VÕ THẢO NGUYÊN
ii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ kiện, kết quả
nêu trong khoá luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
VÕ THẢO NGUYÊN
iii
TÓM TẮT
Mở đầu: Thực trạng kháng thuốc kháng sinh đang là vấn đề mang tính toàn cầu.
Để sử dụng được kháng sinh, cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng
theo WHO, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ người dân tự ý sử dụng kháng
sinh cao nhất thế giới, dẫn đến nguy cơ đề kháng kháng sinh rất cao.Một trong những
mục tiêu cụ thể của “Kế hoạch hành động quốc gia chống kháng thuốc 2013-2020” là
nâng cao nhận thức cộng đồng.Nhưng để thực hiện được điều đó, cần tiếp cận một
phần từ nền giáo dục đại học mà gần nhất là sinh viên.Để tìm hiểu xem nhận thức của
sinh viên đang ở mức độnào, nghiên cứu “Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng
sinh của sinh viên trường đại học Tây Đô và các yếu tố liên quan” được tiến hành.
Mục tiêu của đề tài:Khảo sát nhận thức về tự ý sử sụng kháng sinh trong điều trị
bệnh của sinh viên trường Đại học Tây Đô và các yếu tố liên quan đến nhận thức của
sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 341 sinh viên
đang học hệ chính quy tại trường Đại học Tây Đô. Công cụ thu thập số liệu là bộ câu
hỏi được thiết kế sẵn. Số liệu thu thập được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS
16.0.
Kết quả cho thấy tỉ lệ sinh viên sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác
sĩ là 45,2%. Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về kháng sinh là 51,6%; thái độ tốt là
70,4%; thực hành đúng là 50,1%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa hành vi sử
dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ với thói quen thường sử dụng bảo
hiểm y tế (p = 0,009, OR = 0,51; KTC 95%: 0,30 – 0,85); với kiến thức (p = 0,038,
OR = 0,64; KTC 95%: 0,41 – 0,98) và thực hành (p < 0,001, OR = 0,09; KTC 95%:
0,06 – 0,15) về việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên tự ý sử dụng kháng sinh
không theo chỉ định của bác sĩ còn cao. Cần tăng cường công tác giáo dục cũng như
truyền thông về sử dụng kháng sinh hợp lý với sự phối hợp của nhiều cơ quan. Nhấn
mạnh về vai trò của nhà thuốc tư nhân trong việc cung cấp thuốc và tuyên truyền kiến
thức cho cộng đồng.
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Phân bố mẫu nghiên cứu theo các đă ̣
c điểm của sinh viên
................................
16
Bảng 4.2 Phân bố mẫu nghiên cứu theo hành vi tự ý sư
̉ dụng kháng sinh
........................
17
Bảng 4.3 Phân bố mẫu nghiên cứu theo bê ̣
nh điều trị lâu dài ...........................................
20
Bảng 4.4 Phân bố mẫu nghiên cứu theo cách thư
́ c điều tri ̣
bê ̣
nh mắc lâu dài
...................
22
Bảng 4.5 Phân bố mẫu nghiên cứu theo trải nghiê ̣
m đã tư
̀ ng nghe về thuốc kháng
sinh…
.................................................................................................................................
22
Bảng 4.6 Phân bố mẫu nghiên cứu theo nguồn thông tin về kháng sinh ..........................
22
Bảng 4.7 Phân bố mẫu nghiên cứu theo kiến thức về thuốc kháng sinh
...........................
23
Bảng 4.8 Phân bố mẫu nghiên cứu theo thái độ về viê ̣
c tự ý sư
̉ dụng kháng sinh ............
24
Bảng 4.9 Phân bố mẫu nghiên cứu theo thái độ về sự đề kháng kháng sinh trong cộng
đồng ...................................................................................................................................
26
Bảng 4.10 Phân bố mẫu nghiên cứu theo thực hành về nơi mua thuốc kháng sinh để tự
điều tri ̣
bê ̣
nh .......................................................................................................................
29
Bảng 4.11 Phân bố mẫu nghiên cứu theo thực hành về viê ̣
c sư
̉ dụng thuốc kháng sinh ..
30
Bảng 4.12 Mối liên quan giữa nguy cơ tự ý sư
̉ dụng kháng sinh và các đă ̣
c điểm của
sinh viên
.............................................................................................................................
31
Bảng 4.13 Mối liên quan giữa việc sinh viên tự ý sư
̉ dụng kháng sinh và nghề nghiệp
của phụ huynh
....................................................................................................................
32
Bảng 4.14 Mối liên quan giữa việc sinh viên tự ý sư
̉ dụng kháng sinh và bê ̣
nh điều trị
lâu dài ................................................................................................................................
33
Bảng 4.15 Mối liên quan giữa việc sinh viên tự ý sư
̉ dụng kháng sinh và trải nghiê ̣
m
việc tư
̀ ng nghe về thuốc kháng sinh ..................................................................................
33
Bảng 4.16 Mối liên quan giữa việc tự ý sư
̉ dụng kháng sinh và nguồn thông tin về
thuốc kháng sinh
................................................................................................................
34
Bảng 4.17 Mối liên quan giữa việc sinh viên tự ý sư
̉ dụng kháng sinh và kiến thư
́ c -
thái độ - thực hành về viê ̣
c tự ý sư
̉ dụng kháng sinh .........................................................
35
v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Phân bố nhóm có tự ý sư
̉ dụng kháng sinh theo từng hành vi cụ thể ............
19
Biểu đồ 4.2 Phân bố theo nghề nghiệp của phụ huynh sinh viên với từng nghề phổ biến
cụ thể
..................................................................................................................................
19
Biểu đồ 4.3 Phân bố tỉ lệ (%) các bệnh điều trị lâu dài trong sinh viên ............................
21
Biểu đồ 4.4 Phân bố mẫu nghiên cứu theo thái độ về lý do tự ý sư
̉ dụng kháng sinh .....
25
Biểu đồ 4.5 Phân bố mẫu nghiên cứu theo thực hành về lý do thực hiê ̣
n hành vi tự ý sư
̉
dụng kháng sinh
.................................................................................................................
27
Biểu đồ 4.6 Phân bố mẫu nghiên cứu theo thực hành về biểu hiê ̣
n khó chi ̣
u khiến thực
hiê ̣
n hành vi tự ý sư
̉ dụng kháng sinh
................................................................................
28
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
Bảo hiểm y tế
- Health insurance
GPP
Thực hành tốt nhà thuốc
- Good Pharmacy Practices
KAP
Kiến thức – Thái độ – Thực hành - Knowledge – Attitude –Practice
KS
Kháng sinh
- Antibiotic
KTC
Khoảng tin cậy
- Confidence interval
OR
Tỉ số chênh
- Odds Ratio
PR
Tỉ số lỉ lệ hiện mắc
- Prevalance
TYSDKS
Tự ý sư
̉ dụng kháng sinh
- Self-medication with antibiotics
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
- The World Health Organization
1
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU
Kháng sinh đã trở thành một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Từ
những năm đầu thế kỷ 20, kháng sinh đã được đưa vào sử dụng và đóng vai trò quan
trọng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhờ có kháng sinh, tỉ lệ tử vong do các
bệnh nhiễm khuẩn trên toàn thế giới đã giảm xuống. Vô hình chung, kháng sinh được
xem như “thần dược” và được sử dụng tràn lan để điều trị bệnh.
Trình độ dân trí phát triển,điều kiện kinh tế cũng như đời sống ngày một nâng
cao, mọi nhu cầu sinh hoạt của con người đều được đáp ứng một cách tiện lợi
nhất.Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cũng vậy, cùng với sự đầu tư ngày càng hoàn
thiện của hệ thống y tế công, y tế tư nhân cũng được khuyến khích và tạo điều kiện
phát triển. Có rất nhiều các nhà thuốc tư nhân được mở rađể hỗ trợ công tác chăm sóc
sức khoẻ ban đầu và tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc, tư
vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của một số bệnh đơn giản(Bộ Y tế, 2007).
Nhưng mặt trái của sự tiện lợi quá mức đó là thuốc kháng sinh được sử dụng một cách
tự do vượt ngoài tầm kiểm soát. Chính điều này dẫn đến việc xuất hiện ngày một nhiều
các chủng mầm bệnh kháng thuốc, đặc biệt là sự gia tăng thất bại điều trị ở các loại
kháng sinh mới ngày càng phổ biến.Như vậy, vô tình kho vũ khí điều trị bệnh của
nhân loại bị thu hẹp, tốc độ nghiên cứu các loại thuốc mớithay thế đang không theo
kịp so với sự đề kháng kháng sinh tự nhiên của vi khuẩn. Nhiều bệnh nhiễm khuẩn
thông thường sẽ không còn phương pháp chữa trị(Chan M., 2011).Việc tự ý dùng
thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ, không đủ thời gian, không đủ liều
lượng, lạm dụng thuốc kháng sinh mạnh, phổ tác dụng rộng, thế hệ mới vừa gây tốn
kém cho bệnh nhân, vừa gây hiện tượng đề kháng kháng sinh rất đáng lo ngại. Ước
tính thiệt hại hàng năm bắt nguồn từ kháng kháng sinh ở Mỹ khoảng 21-34 tỉ đô la và
khoảng 1,5 tỉ ơ-rô ở châu Âu. Thái Lan cũng đã ước tínhthiệt hại 84,6-202,8 triệu đô
latrong chi phí y tế trực tiếp, 1333 triệu đô la trong chi phí y tế gián tiếp; 3,2 triệu ngày
nằm viện thêm và 38481 người chết vì kháng kháng sinh trong năm 2010(Sumpradit
N. et al., 2012).
Trong khi đó, mô hình bệnh tật ở Việt Nam phần lớn vẫn là các bệnh truyền
nhiễm.Kháng sinh vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong công tác điều trị.Việc sử dụng
kháng sinh tự do, không kiểm soát đang trở thành vấn đề báo động của Việt
Nam(HeimanWertheim, 2013). Tổ chức Y tế thế giới(WHO) đã xếp Việt Nam vào
danh sách các nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.Một báo cáo của
trường Đại học Dược Hà Nội cho thấy: Việt Nam có số lượng người bệnh sử dụng
kháng sinh cao gấp 5 lần so với các nước châu Âu. Tính trên 39916 cơ sở bán lẻ thuốc
ở cộng đồng Việt Nam,90% kháng sinh được bán ra không có đơn thuốc(Heiman
2
Wertheim, 2013). Phần lớn người dân tự ý mua thuốc kháng sinh, tự điều trị không cần
chẩn đoán, không cần kê đơn của bác sĩ. Theo công bốmới nhất của Cục quản lý khám
chữa bệnh (Bộ Y tế) tại hội thảo về “Sử dụng kháng sinh”, các loại thuốc kháng sinh
được bán không theo đơn của bác sĩ chiếm tỉ lệ 88% tại các nhà thuốc ở thành thị và
91% tại các nhà thuốc ở nông thôn(GARP, 2010).
Mặc dù Bộ Ytế cũng đã quy định thuốc kháng sinh phải được bán theo đơn của
bác sĩ, nhưng thực tế thuốc kháng sinh có thể được mua rất dễ dàng mà không cần có
đơn thuốc. Việc ngăn chặn tình trạng đề kháng kháng sinh đang và sẽ trở thành nhiệm
vụ cấp thiết của toàn xã hội.Bệnh nhân, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
quản lý bệnh viện, và các nhà hoạch định chính sách phải làm việc cùng nhau, đề ra
các chiến lược hiệu quả cải thiện cách thức sử dụng kháng sinh.Một trong những mục
tiêu cụ thể của “Kế hoạch hành động quốc gia chống kháng thuốc 2013-2020” là nâng
cao nhận thức cộng đồng.Nhưng để thực hiện được điều đó, chúng ta cần cụ thể hóa
một phần bằng cách tiếp cận từ nền giáo dục đại học.Sinh viên đại học là những người
trưởng thành mang nhận thức cao và sẽ là cộng đồng trong tương laicủa đất
nước.Thông qua sinh viên, chúng ta phần nào có được cái nhìn rõ nét hơn về sự hiểu
biết, thói quen, cũng như các yếu tố liên quan đến vấn đề tự ý sử dụng thuốc kháng
sinh. Từ đó nhân rộng ra nhận thức chung của cộng đồng và có hướng hành động đúng
đắn.Vậy hiện tại, muốn biết nhận thức của sinh viên đang ở mức độnào, nghiên cứu
“Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinhcủa sinh viên tại trường đại học
Tây Đô” được tiến hành.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinhtrong điều trị bệnh của sinh viên
trường Đại học Tây Đô.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến nhận thức về tự ý dùng kháng sinh trong điều
trị bệnh của sinh viên trường Đại học Tây Đô.
3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.
Khái quát sơ lược về kháng sinh
2.1.1. Định nghĩa kháng sinh
Kháng sinh là thuốc chống lại các bệnh nhiễm trùng dovi khuẩn. Kháng sinh có
tác dụngtiêu diệt vi khuẩn hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc
hiệu. Kháng sinh có nhiều nguồn gốc khác nhau, có thể tổng hợp bằng phương pháp
hoá học, trích từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật(CDC, 2013).
Kháng sinh không có bất kì tác dụng nào trêncác bệnhdo vi rút gây ra, chẳng
hạn như: cảm lạnh, cảm cúm, ho,viêm họng(trừkhi do Streptoccocus).Nếu vi rút là
nguyên nhân gây bệnh, dùng kháng sinh có thể gây hại nhiều hơn ích lợi. Mỗi khi
dùng kháng sinh, vi khuẩn trong cơ thểlại có cơ hội tăng khả năng kháng thuốc. Sau
đó, chúng ta có thể bị nhiễm hoặc tự mình lây lannhiễm khuẩndo các loại vi trùng
kháng thuốc mà kháng sinh không thể chữa trị được nữa. Ví dụ như vi trùng
Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) gây nhiễm trùng có khả năng
kháng một số kháng sinh thông thường(MedlinePlus, 2013).
Kháng sinh có tác dụng đặc hiệu nghĩa là một loại kháng sinh sẽ tác động lên
một loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn nhất định. Như vậy thuốc kháng sinh không
có cùng một hoạt tính như nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn(Nguyễn Thanh Bảo,
2011).
Sử dụng đúng cách, kháng sinh có thể cứu sống con người.Khi dùng kháng
sinh,nên tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn điều trị.Điều quan trọnglà phải hoàn thành
đủ liệu trình kháng sinhngay cả khi bản thân đã cảm thấy khoẻ hơn. Nếu ngừng điều
trị quá sớm, một số vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại và gây bệnh trở lại. Không giữ lại
kháng sinh sau một đợt điều trị hoặc sử dụng thuốc theo đơn của người
khác(MedlinePlus, 2013).
Phân loại kháng sinh
Có nhiều cách để phân loại kháng sinh(Đông Thị Hoài Tâm, 2006), (Nguyễn
Huỳnh Minh Quyên, 2011):
- Dựa vào nguồn gốc: Tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp.
- Dựa vào cấu trúc phân tử: Lipid, peptid, nucleosid.
- Dựa vào khả năng tác dụng: Kháng sinh diệt khuẩn, kháng sinh kìm khuẩn.
- Dựa vào cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp thành hay màng tế bào, tổng hợp
protein, sao chép gen, ức chế chuyển hoá.
4
- Dựa vào phổ tác dụng: Kháng sinh phổ rộng (tác dụng trên cả vi khuẩn gram
âm và gram dương), kháng sinh phổ hẹp (tác dụng trên một loại vi khuẩn), kháng sinh
phổ giới hạn (chỉ tác dụng trên vi khuẩnGram dương).
2.1.2. Nguyên tắc chung trong sử dụng kháng sinh
Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn
Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng để có quyết định sử dụng
kháng sinh.Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải dựa vào kinh nghiệm của
người có chuyên môn để có dự đoán tối ưu về tác nhân gây bệnh như: bị thú vật cắn có
thể do Pasteurella multocida, viêm phổi, viêm phế quản có thể do Pneumococcus,
Haemophilus Influenzae.
Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng do tác nhân vi khuẩn: viêm
phổi, viêm tai, nhiễm trùng tiểu, viêm mô mềm, nhiễm trùng vết thương…
Không dùng kháng sinh cho những bệnh do vi rút gây ra (cúm, sởi, bại liệt…)
hoặc do cơ thể suy nhược, thiếu máu, dị ứng, bướu cổ.
Chọn đúng kháng sinh
Muốn chọn đúng kháng sinh phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.
Để biết vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với loại kháng sinh nào có thể làm kháng
sinh đồ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng làm kháng sinh đồ. Chỉ làm kháng sinh
đồ khi có điều kiện, hoặc ca bệnh nặng, hoặc nghi có đề kháng kháng sinh.Mặt khác
phải nắm vững được phổ kháng khuẩn, độc tính, chống chỉ định của các kháng sinh.
Tránh lạm dụng các kháng sinh phổ rộng. Nên chọn các kháng sinh diệt khuẩn cho
bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ và còn sức đề kháng.
Chọn dạng thuốc thích hợp
Căn cứ vào vị trí và mức độ nhiễm trùng để chọn kháng sinh ở dạng tiêm hay
dạng uống. Nên hạn chế sử dụng kháng sinh tại chỗ vì dễ gây dị ứng hoặc hiện tượng
kháng kháng sinh. Chỉ nên dùng kháng sinh tại chỗ như nhiễm trùng mắt. Đối với
những nhiễm trùng ngoài da nên dùng thuốc sát khuẩn.
Dùng đúng liều lượng
Muốn chọn liều dùng kháng sinh, phải căn cứ vào: độ nhạy cảm của vi khuẩn,
cơ địa của bệnh nhân: tuổi, cân nặng, bệnh nội khoa mạn tính, suy giảm miễn dịch, yếu
tố di truyền, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em, người già.Bắt đầu dùng kháng
sinh từ liều điều trị cần thiết, không được dùng liều nhỏ rồi tăng liều dần lên.
Dùng đúng thời gian quy định
Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào mục đích điều trị.Có thể gợi ý khoảng
thời gian trị liệu bằng kháng sinh:
- Nhiễm khuẩn thông thường:Dùng kháng sinh từ 5-7 ngày.
- Viêm amidan: 1 tuần.
5
- Viêm phổi, phế quản: 2 tuần.
- Viêm màng trong tim: 4-6 tuần.
- Nhiễm trùng huyết: 4-6 tuần.
- Nếu điều trị lao có thể dùng kháng sinh trong 6-18 tháng.
Không nên thay đổi kháng sinh trước thời hạn quy định và nên tuân thủ thời
gian dùng kháng sinh cho mỗi loại bệnh lý.Bệnh nhân có thể hết triệu chứng lâm sàng
sau vài ngày đầu dùng kháng sinh nhưng không có nghĩa là đã diệt hết tác nhân gây
bệnh. Vì vậy sau khi hết triệu chứng, phải tiếp tục dùng kháng sinh cho đủ thời gian
quy định, điều trị liên tục không ngắt quãng hay ngừng thuốc đột ngột, không giảm
liều từ từ.
Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lí
Chỉ nên dùng kháng sinh để dự phòng khi: Phòng bội nhiễm do phẫu thuật hay
phòng nguy cơ viêm màng trong tim do liên cầu khuẩn trong bệnh thấp khớp.
Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết
Ngày nay ít dùng phối hợp vì có nhiều kháng sinh phổ rộng. Về lý luận sự phối
hợp kháng sinh nhằm mục đích:
- Ngăn chặn đề kháng của vi khuẩn khi sử dụng lâu dài: phối hợp thuốc kháng
lao.
- Trong các bệnh nặng đe doạ tính mạng mà nguyên nhân chưa được biết: Viêm
màng não do nhiễm khuẩn.
- Có những loại nhiễm trùng do vi khuẩn hỗn hợp: Viêm màng bụng do vỡ nội
tạng sẽ nhiễm nhiều vi khuẩn như Enterobacteriaceae hiếu khí, cầu khuẩn Gram (+)
hiếu khí và kị khí, trực khuẩn kị khí Bacteroides fragilis phối hợp kháng sinh trong
trường hợp này để mỗi kháng sinh nhắm vào một vi khuẩn.
- Tăng hiệu lực của kháng sinh: Chữa nhiễm Enterococci dùng Vancomycin hoặc
Ampicillin chỉ ức chế chứ không tiêu diệt được vi khuẩn, để có tác dụng diệt khuẩn
nên phối hợp một trong hai thuốc trên với Gentamicin.
- Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường nên hạn chế phối hợp kháng
sinh. Nhưng trong trường hợp điều trị lao phải phối hợp kháng sinh để hạn chế hiện
tượng kháng thuốc.
- Càng dùng nhiều kháng sinh đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ, chi phí cao hơn
nhưng đôi khi hiệu quả trị liệu không tăng. Không nên phối hợp hai kháng sinh cùng
cơ chế tác động vì có thể gây đề kháng chéo. Tốt nhất là nên tìm cho ra tác nhân gây
bệnh để chỉ sử dụng một kháng sinh mạnh nhất và hiệu quả nhất(Nguyễn Huy Công
ctv., 2006),(Trần Thị Thu Hằng, 2007),(Đông Thị Hoài Tâm, 2006).
6
2.1.3. Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh
Phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh, biểu hiện bằng nhiều cách
khác nhau(Nguyễn Huy Công ctv., 2006), (Trần Thị Thu Hằng, 2007), (Đông Thị Hoài
Tâm, 2006).
Phản ứng tại chỗ(hiện tượng không dung nạp thuốc tại chỗ)
- Thuốc tiêm bắp gây đau, viêm cơ.
- Thuốc tiêm mạch gây viêm tĩnh mạch, huyết khối.
- Thuốc uống gây kích thích dạ dày.
Gây độc các cơ quan
Bản thân kháng sinh có ảnh hưởng lên các cơ quan khác nhau
- Gây tổn thương dây thần kinh: Streptomycin gây điếc, rối loạn tiền đình,
Isoniazid gây viêm dây thần kinh.
- Gây tai biến về máu như:Nhóm Cephalosporin gây giảm dòng bạch cầu hạt,
Chloramphenicol gây suy tủy.
- Gây tổn thương chức năng gan như: Tetracycline, Rifampin, Novobiocin.
- Gây tổn thương chức năng thận với các biểu hiện protein niệu, huyết niệu, suy
thận cấp: Cephalosporin, Aminoglycoside, Polymyxin, Sulfonamid.
- Gây tổn hại xương, răng: Tetracycline làm hại răng trẻ em.
- Gây tai biến cho thai nhi (tổn hại, quái thai, dị tật thai): Sulfamid,
Chloramphenicol, Imidazol.
Phản ứng dị ứng
Khi vào cơ thể, thuốc phối hợp với protein huyết tương và trở thành một kháng
nguyên cho cơ thể tạo phản ứng dị ứng. Các phản ứng quá mẫn này khác nhau tùy liều
dùng hoặc cách dùng, có thể xảy ra chậm sau một thời gian dùng thuốc và cũng có thể
nặng, cấp tính, biểu hiện ngay sau khi dùng thuốc như :
- Phát ban, nổi mề đay, ngứa, nổi hạch, đau khớp.
- Hội chứng Stevens Johnson: Viêm da quanh các lỗ tự nhiên.
- Xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng.
- Nặng nhất là sốc phản vệ, thường gặp nhất là với Penicillin, có thể gây tử vong
cần phòng tránh.
Loạn khuẩn đường ruột
Kháng sinh đường uống, vào hệ tiêu hoá, sẽ kìm hãm các vi trùng sống cộng
sinh, gây rối loạn hấp thu, biểu hiện bằng tiêu chảy. Đây là tác dụng phụ thường gặp.
Đối với trẻ em, có thể gây mất nước nghiêm trọng hoặc thiếu vitamin.
2.1.4. Những sai lầm khi sử dụng kháng sinh trong cộng đồng
7
Một suy nghĩ sai lầm khá phổ biến: có sốt có nhiễm trùng dùng kháng
sinh.Hậu quả là:Nhiều bệnh sốt do vi rút đã dùng kháng sinh, nhiều bệnh nội khoa có
sốt không do nhiễm trùng vẫn được dùng kháng sinh(Nguyễn Hồng Hà, 2014).
Dùng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng
- Dùng liều thấp hơn so với liều chuẩn/ngày.
- Không điều chỉnh liều phù hợpvới tình trạng bệnh nhân (cân nặng, chức năng
thận).
Dùng thuốc kháng sinh không đúng thời gian
- Quá ngắn: Dùng kháng sinh chưa đủ liệu trình điều trị.
- Quá dài: Kéo dài thời gian điều trị kháng sinh ở bệnh nhân nằm viện lâu.
- Số lần dùng kháng sinh/ngày và khoảng cách giữa các lần dùng không hợp lí.
- Thời điểm dùng kháng sinh: Uống thuốc lúc nào trong ngày, có liên quan đến
bữa ăn hay không(CDC, 2012).
Phối hợp kháng sinh chưa đúng
- Phối hợp kháng sinh khi không cần thiết.
- Phối hợp quá nhiều kháng sinh.
- Phối hợp kháng sinh có tương tác làm giảm tác dụng của nhau(Nguyễn Hồng
Hà, 2014).
2.1.5. Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Định nghĩa tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Tự ý sử dụng kháng sinh (TYSDKS) là sử dụng kháng sinh không có chỉ định
hoặc không đúng chính xác như sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ, bao
gồm(WHO, 2000):
- Tự chẩn đoán các triệu chứng và tự mua thuốc kháng sinh về chữa trị.
- Ngừng kháng sinh sớm hơn liệu trình khi thấy triệu chứng vừa thuyên giảm.
- Tự tăng liều kháng sinh để nhanh khỏi bệnh.
- Sử dụng lại đơn thuốc cũ cho đợt bệnh mới có những triệu chứng tương tự.
Hậu quả của việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
WHO cảnh báo việc TYSDKSgây ra các tác hại(MayoClinic, 2012):
- Lạm dụng kháng sinh làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn. Số lượng các loại
thuốc chống lại bệnh nhiễm trùng hiệu quả sẽ giảm xuống. Tình trạng kháng thuốc
kháng sinh sẽ tăng cao và đe doạ nền y học nhân loại.
- Kháng sinh chống nhiễm trùng là một trong những loại thuốc quan trọng không
thể thiếu ở nhiều quy trình phẫu thuật và liệu pháp điều trị ung thư. Nếu tình trạng
kháng kháng sinh tăng, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong điều trị bệnh và kéo dài
thờigian nằm viện (chi phí điều trị tăng cao từ 4-5 tỉ đô la mỗi năm tại Hoa Kỳ và 9tỉ
ơ-rô mỗi năm ở châu Âu), thậm chí có thể gây tử vong.
8
- Tác dụng phụ của thuốc: Phản ứng có hại của thuốc gây ra do sử dụng sai, hoặc
phản ứng dị ứng với các loại thuốc có thể dẫn đến tăng thêm tỉ lệ bệnh tật (tiêu chảy,
dị ứng, nhiễm trùng nghiêm trọng hơn), đau đớn và tử vong. Để điều trị tác dụng phụ,
ước tính chi phí hàng triệu đô la mỗi năm.
- 10–40% ngân sách y tế quốc gia được chi tiêu cho thuốc hàng năm. Nếu thuốc
không được quy định và sử dụng đúng cách, chi phí mua các loại thuốc có thể gây ra
khó khăn tài chính nghiêm trọng cho các cá nhân và gia đình người bệnh. Rất nhiều
tiền quỹ công và tư bị lãng phí.
2.2.
Hồi cứu y văn
2.2.1. Trên thế giới
Theo tổng kết của WHO năm 2010, ước tính rằng hơn 50% các loại thuốc quy
định được kê đơn, phân phối hoặc bán không thích hợp, và trên 50% bệnh nhân dùng
thuốc không chính xác. Sử dụng thuốc không đúng có thể là: uống quá liều, uống chưa
đủ liều, ngưng thuốc giữa chừng hay lạm dụng thuốc kê đơn hoặc không theo đơn
thuốc. Vấn đề phổ biến bao gồm: kết hợp quá nhiều loại thuốc, lạm dụng kháng sinh
và thuốc tiêm, thất bại trong việc quy định theo hướng dẫn lâm sàng, tự điều trị không
phù hợp. Ở các nước phát triển, tỉ lệ bệnh nhân được điều trị theo hướng dẫn lâm sàng
trong chăm sóc ban đầu là < 40% ở khu vực công và 30% ở khu vực tư nhân. Trên
40% bệnh nhân nhận được chỉ định thuốc kháng sinh không cần thiết, chỉ khoảng 50–
70% bệnh nhân viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh thích hợp, nhưng ≥60 %
những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi rút nhận được thuốc kháng sinh
không thích hợp(WHO, 2010).
Những nghiên cứu về tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cũng đã
được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới :
Vào năm 2005, một nghiên cứu về tỉ lệ tự dùng thuốc kháng sinh và thuốc
chống sốt rét ở thủ đô Khartoum, Sudan và đánh giá các yếu tố liên quan đến tự dùng
thuốc đã khảo sát trên 600 hộ gia đình(1750 người trưởng thành) cho kết quả: 73,9%
dân số nghiên cứu đã sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống sốt rét mà không có
một đơn thuốc trong vòng một tháng trước khi nghiên cứu. 48,1% người được hỏi
đồng ý rằng họ đã sử dụng thuốc kháng sinh, 43,4% sử dụng thuốc chống sốt rét, trong
khi 17,5% sử dụng cả hai. Tự uống thuốc với một trong hai loại thuốc kháng sinh hoặc
thuốc chống sốt rét đã được tìm thấy có liên quan đáng kể với tuổi tác, thunhập, giới
tính và trình độ học vấn. Nhìn chung, việc tự uống thuốc với bất kỳ thuốc kháng sinh
hoặc thuốc chống sốt rét là phổ biến hơn trong nhóm người cao tuổi (≥60 tuổi) (OR =
0,07; KTC 95%: 0,04-0,11),phổ biến trong giới nữ (OR = 1,8; KTC 95%: 1,4-2,4),
nhóm thu nhập trung bình (OR = 3,7; KTC 95%: 2,6-5,3) và sinh viên tốt nghiệp đại
học. Tự uống thuốc kháng sinh đã được tìm thấy cao hơn đáng kể ở nữ giới (OR = 1,5;
9
KTC 95%: 1,16-1,87) và trung niên độ tuổi từ 40-59 (OR = 2,1; KTC 95%: 1,5-3,0) so
với người trẻ. Thu nhập thấp và mức độ giáo dục cao hơn cũng đã được tìm thấy có
liên quan với sự gia tăng nguy cơ tự dùng thuốc kháng sinh. Nguy cơ tự dùng thuốc
sốt rét tăng cao ở nhóm nam giới trẻ tuổi (< 40 tuổi) và nhóm người có thu nhập trung
bình, ít học. Lý do chính của việc tự điều trị là do khó khăn về tài chính. Các nguồn
cung cấp thuốc chủ yếu là nhà thuốc tư nhân-nơi được coi như một sự thay thế rẻ hơn
các nguồn cung cấp dịch vụ y tế chính khác (Awad A. et al., 2005).
Trong nghiên cứu về tự điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng sinh ở 19 nước
Châu Âu trong vòng 12 tháng trước đó được công bố vào năm 2006, cho kết quả như
sau: Đầu tiên là nguồn thuốc cung cấp cho việc tự điều trị: thuốc được mua trực tiếp từ
các hiệu thuốc mà không có đơn bác sĩ là 68% ở các nước phía Đông, 46% ở các nước
phía Nam, 19% ở các nước phía Bắc và Tây; thuốc còn sót lại từ các đợt điều trị trước
là 26% ở phía Đông, 51% ở các nước phía Nam, 44% ở các nước phía Bắc và Tây; còn
lại là nguồn từ người thân hoặc bạn bè, thuốc đã được lưu trữ sau khi thu được ở nước
ngoài và các loại thuốc thu được qua internet. Tỉ lệ tự điều trị thuốc kháng sinh cũng
rất khác nhau giữa các vùng của châu Âu: tỉ lệ cao nhất trong các nước Đông và
Nam,thấp nhất ở miền Bắc và miền Tây. Thời gian trung bình của một đợt tự điều trị
là 5 ngày (từ 1-100 ngày) và có ý nghĩa hơn trong những người có bệnh mạn tính. Lý
do tự dùng thuốc ở những nước có hơn 40% người tham gia trả lời bộ câu hỏi thì triệu
chứng ở họng (bao gồm sưng hoặc đau họng), đau răng hoặc các triệu chứng sưng
nướu, viêm phế quản là những nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra còn có các triệu
chứng ít phổ biến hơn như: viêm, nhiễm trùng da, tiêu chảy đã được báo cáo ở những
nước có tỉ lệ trả lời thấp hơn, viêm thận, bể thận đã được báo cáo chỉ ở
Lithuania(Berzanskyte A. et al., 2006). Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân
và bệnh mạn tính trên thực tế tự điều trị được mô tả: tuổi trẻ hơn, trình độ học vấn cao
hơn, và sự hiện diện của một căn bệnh mạn tính đều liên quan đáng kể với việc tự điều
trị(Grigoryan L. et al., 2006). Chiến dịch cộng đồng quy mô lớn, chẳng hạn như tại
Hoa Kỳ, Canada, Bỉ, và Úc (Finch R.G. et al., 2004), đã đưa ra hướng dẫn chi tiết và
nhấn mạnh những nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng thuốc kháng sinh mà không có
hướng dẫn y tế.
Năm 2009, một nghiên cứu ước tính tỉ lệ tự điều trị bằng kháng sinh ở cộng
đồng Abu Dhabi,các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (United Arab Emirates), một
nghìn đối tượng được mời tham gia vào nghiên cứu.Kết quả: trong số 860 người tham
gia, 56% đối tượng có sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng một năm qua(Amoxicillin
là kháng sinh phổ biến nhấtchiếm 46,3%). Các khảo sát cho thấy có mối liên hệ giữa
thuốc kháng sinh được sử dụng và nhóm tuổi (p <0,001). 46% số người tham gia khảo
sát nói rằng họ cố ý sử dụng thuốc kháng sinh để tự điều trị bệnh mà không có bất kì
sự tư vấn y tế nào, hành vi này bị ảnh hưởng đáng kể bởi trình độ học vấn (p <0,001).
10
28% người tham gia khảo sát có lưu trữ thuốc kháng sinh ở nhà. Các thuốc kháng
sinhchủ yếu là mua từ các hiệu thuốc cộng đồng mà không có đơn thuốc (p< 0,001)
(Abasaeed et al., 2009). Tỉ lệ tự điều trị bằng kháng sinh ở nghiên cứu này khá cao so
với kết quả thực hiện tại Cộng hòa Séc (31,1%), Jordan (23,0%), và Lithuania
(39,9%)(Al-Azzam S.I et al., 2007),(Berzanskyte A. et al., 2006). Ở Lithuania, nữ giới
có xu hướng sử dụng thuốc kháng sinh nhiều hơn nam giới, trong nghiên cứu này việc
sử dụng kháng sinh không có mối liên quan đến giới tính, nhưng bị ảnh hưởng đáng
kểtheo độ tuổi và trình độ học vấn. Các yếu tố truyền thống, văn hóa xã hội cũng ảnh
hưởng đến việc tự dùng thuốc kháng sinh, bất chấp những quy định sử dụng thuốc
theođơn. Và yếu tố đóng góp vào vấn đề này chính là sự tiếp cận dễ dàng với thuốc
kháng sinh từ các nhà thuốc trong cộng đồng.Nghiên cứu cũng cho thấy niềm tin của
cộng đồng về thuốc kháng sinh là có thể điều trị và diệt trừ bất kỳ loại nhiễm trùng nào
mà không cần phân biệt nguồn gốc của chúng. Những người tham gia nghiên cứu
không biết về sự nguy hiểm cũng như hậu quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh
không phù hợp.
Năm 2011, một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ởđại học Ain Shams, Ai
Cập để khảo sát về kiến thức - thái độ - thực hành của sinh viên y khoa theo hướng tự
điều trị. Mẫu nghiên cứu gồm 300 sinh viên (67% nữ và 33% nam). Tỉ lệ tự dùng
thuốc là 55%. Trong đó 58,8% tự dùng kháng sinh, lần lượt 54,4%, 87,2%, 12% , 28%
với tỉ lệ tự ý dùng vitamin, thuốc giảm đau, thuốc an thần, các sản phẩm thảo dược
tương ứng mà không cần bác sĩ kê đơn. Liên quan đến hành vi cá nhân đối với đơn
thuốc: 14,4% luôn dùng đúng theođơn, so với 63,3% luôn luôn ngưng thuốc khi cảm
thấy khoẻ hơn, 13,6% dùng lại đơn thuốc cũ mà không tìm kiếm lời khuyên y tế, 60%
sinh viên tham gia nghiên cứu nói rằng họ tăng liều mà không cần có sự tư vấn y tế.
Liên quan đến việc thông báo các tác dụng phụ thì 4,8%, 1,6%, 12% là kết quả của sự
tương tác giữa các loại thuốc, tăng liều mà không có tư vấn y tế và dừng liều điều trị
tương ứng(El EzzN. F. and Ez-Elarab H. S., 2011).
Đại học chăm sóc y tế ở Tây Bengal, Ấn Độ năm 2012 có thực hiện nghiên cứu
về thực hành tự điều trị giữa các sinh viên y khoa chưa tốt nghiệp. Trong số 500 sinh
viên của học viện, 482 đồng ý tham gia nghiên cứu, thu được 468 bộ câu hỏi có giá trị
cho thấy rằng: 57,05% trả lời thực hành tự điều trị. Các bệnh lý chủ yếu để tìm kiếm
sự tự điều trị gồm ho và cảm lạnh thông thường, tiếp theo là tiêu chảy (25,47%), sốt
(15,73%), đau đầu (14,98%) và bụng đau do ợ nóng/loét dạ dày tá tràng (8,61%).
Nhóm thuốc/thuốc thường được sử dụng để tự điều trị bao gồm thuốc kháng sinh
(31,09%), tiếp theo là thuốc giảm đau (23,21%), thuốc hạ sốt (17,98%), các loại thuốc
chống loét (8,99%), ức chế ho (7,87%), vitamin tổng hợp (6,37%) và thuốc diệt giun
sán (4,49%). Trong số các lý do để tìm kiếm tự điều trị, 47,19% nghĩ do bệnh nhẹ,
28,46% lựa chọn vì điều này tiết kiệm thời gian, khoảng 15,73% cho rằng hiệu quả chi
11
phí là lý do chính trong khi 8,62% lụa chọn vì tính cấp bách, kịp thời (Banerjee I. and
Bhadury T., 2012). Từ đây có thể hình dung được một số nguyên nhân cho lý do tự
điều trị bằng kháng sinh đối với sinh viên y khoa và cả người dân trong cộng đồng.
Còn đây là một nghiên cứu trong cộng đồng sinh viên của Trung Quốc thực
hiện năm 2013: 2500 sinh viên đến từ 3 trường đại học (trong đó có một trường đại
học y khoa) ở Đông Bắc Trung Quốc tham gia vào các câu hỏi khảo sát về kiến thức -
thái độ - thực hành của sinh viên đối với việc sử dụng kháng sinh. 2088 sinh viên
(83,5%) trả lời hợp lệ để phân tích gồm: 1236 sinh viên y khoa và 852 sinh viên không
học chuyên ngành này. Trình độ hiểu biết của sinh viên y khoavề việc sử dụng thuốc
kháng sinhhợp lý cao hơnđáng kể so với của sinh viên không học y (p <0,0001). Tuy
nhiên, dựa trên phản hồi về thực hành, sinh viên y khoa lạisử dụng kháng sinh nhiều
hơn sinh viên không học y (p <0,0001). Hơn nữa, kiến thức và thái độ của sinh viên y
khoa đối với việc sử dụng kháng sinh được cải thiện theo từng năm học (sinh viên y
khoa học lớp cao hơn có kiến thức và thái độ tốt hơn sinh viên y khoa học lớp
thấp)(Huang Y. et al., 2013). Nghiên cứu này chỉ ra rằng chương trình y tế của Trung
Quốc cải thiện đáng kể kiến thức của sinh viên về thuốc kháng sinh và làm tăng sự chú
ý của họ vào việc kháng thuốc kháng sinh mà nguyên nhân có thể do sử dụng thuốc
kháng sinh không đúng cách. Nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng quá nhiều thuốc
kháng sinh đặc biệt là giữa các sinh viên y khoa lớp cao hơn, biểu hiện sự thiếu hụt
hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh trong chương trình giảng dạy.Điều này có thể
giải thích tại sao có sự lạm dụng thường xuyên thuốc kháng sinh trong cả bệnh viện và
ngoài cộng đồng từ một góc độ nhất định.
2.2.2. Tại Việt Nam
Một nghiên cứu về KAP sử dụng thuốc kháng sinh tại các hộ gia đình xã Việt
Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh của Trịnh Ngọc Quang thực hiện năm 2006 cho kết quả:Tỉ
lệ có kiến thức về thuốc kháng sinh là 55,8%,tỉ lệ người dân biết thuốc kháng sinh
dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn 42,2%, 93,8% người dân biết được sử dụng kháng
sinh phải có đơn của thầy thuốc, 20% có hiểu biết về sử dụng kháng sinh đúng cách,
63,5% biết cách xử trí khi sử dụng kháng sinh sau 2-3 ngày không đỡ và 88,1% biết
phải kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi mua. Người dân vẫn có một số thái độ
không đúng đối với việc sử dụng kháng sinh trong điều trị như rút ngắn ngày điều trị,
coi thuốc kháng sinh càng đắt tiền thì càng tốt.Tỉ lệ thực hành sử dụng kháng sinh
đúng là37,2%. Tỉ lệ người dân sử dụng thuốc không có đơn của bác sĩ vẫn cao (chiếm
51,1%). 32,6% không tuân thủ theo đơn và 63,6%chủ yếu là rút ngắn ngày điều trị.
Thời gian sử dụng kháng sinh trong 3 ngày là 29,8%. 52,9% người bán thuốc không
hướng dẫn sử dụng thuốc, 42,5% không cần xem đơn khi bán thuốc cho người dân,
56,4% mua thuốc không kiểm tra hạn sử dụng(Trịnh Ngọc Quang, 2006).
12
Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng sinh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trong người
dân La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2011 cho kết quả:tỉ lệ tự sử dụng kháng
sinh của người dân trong xã là 66,8%. Kháng sinh thường tự sử dụng nhiều nhất là
Ampicillin (39,8%) và Amoxicillin (31,6%). 40,6% người dân tự sử dụng kháng sinh
dưới 3 ngày và nguồn thuốc chủ yếu là từ nhà thuốc tư nhân (43,6%). Lý do chính cho
tự sử dụng kháng sinh là người bệnh cho rằng bệnh nhẹ (33,8%) và tin vào kinh
nghiệm bản thân và có triệu chứng tương tự những lần ốm trước (27,1%), dùng lại
theo đơn thuốc cũ (18,8% ). Nghề nghiệp, mua thuốc từ hiệu thuốc tư nhân, từng có
triệu chứng tương tự và thiếu lời khuyên của cán bộ y tế là những yếu tố nguy cơ dẫn
đền tự sử dụng kháng sinh. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc bán thuốc theo đơn đặc biệt
đối với các nhà thuốc tư nhân cùng với công tác tuyên truyền và giáo dục là những
biện pháp giảm thiểu tình trạng tự sử dụng kháng sinh(Nguyễn Thị Thanh ctv., 2011).
13
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên đang theo học các ngành đại học thuộc hệ chính quy tại trường Đại
học Tây Đô vào thời điểm tiến hành khảo sát.
3.1.1. Tiêu chí chọn vào
Tât cả sinh viên đang theo học các ngành đại học thuộc hệ chính quy tại trường
Đại học Tây Đô vào thời điểm tiến hành khảo sát đồng ý tham gia nghiên cứu
3.1.2. Tiêu chí loại trừ
Đối tượng bỏ ngang cuộc phỏng vấn khi trả lời không quá nửa số câu hỏi trong
bảng câu hỏi soạn sẵn.
Đối tượng không trả lời các câu hỏi quan trọng (biến số chính) trong bảng câu
hỏi.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Thời gian: từ tháng 12/2016 đến tháng 05/2017.
Địa điểm: Trường Đại học Tây Đô thuộc phường Lê Bình, Quận Cái Răng,
Thành phố Cần Thơ.
3.2.2 Cỡ mẫu
Theo công thức:
n =
Z1−α
2
2
x p(1−p)
d2
n: Cỡ mẫu (Số sinh viên cần nghiên cứu)
𝛼: Xác suất sai lầm loại 1 (α = 0,05)
𝑍1−𝛼/2 : Trị số tra từ bảng phân phối chuẩn (Z = 1,96)
p: Tỉ lệ tự ý sử dụng thuốc kháng sinh của người dân theo kết quả nghiên cứu
“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tự sử dụng thuốc kháng sinh của
người dân xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội, năm 2011” của tác giả Nguyễn Thị
Thanh (p = 0,668) (2011).
d: Sai số của ước lượng (d = 0,05)
Áp dụng công thức ta có: n = 340,8 => Cần 341 đối tượng nghiên cứu.
14
3.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn 341 đối tượng nghiên cứu
Để chọn được 341 đối tượng nghiên cứu sao cho số sinh viên với trình độ các
cấp học nằm trong khoảng tương đương để tiện cho việc theo dõi và so sánh. Sinh viên
được khảo sát ở tất cả các ngành học hệ chính quy của trường trung bình học 4 năm đại
học với các khóa: sinh viên năm thứ nhất (K11), sinh viên năm thứ hai (K10), sinh viên
năm thứ ba (K9) và sinh viên năm thứ tư (K8). Trung bình mỗi khóa sẽ khảo sát trong
khoảng từ 80 đến 90 sinh viên nhằm đủ đối tượng khảo sát để thực hiện nghiên cứu.
3.2.4.Thu thập dữ kiện
Cách thu thập dữ kiện
Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi soạn sẵn (giải thích, làm rõ nghĩa thêm
những vấn đề đối tượng thắc mắc nếu có).
Công cụ thu thập dữ kiện
Dùng bộ câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn đã hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn thử.
Bộ câu hỏi gồm có 4 phần:
–
Phần A: THÔNG TIN CHUNG: Gồm 10 câu, từ câu A1 câu A10.
–
Phần B: KIẾN THỨC: Gồm 13 câu, từ câu B1 câu B13.
–
Phần C: THÁI ĐỘ: Gồm 11 câu, từ câu C1 câu C11.
–
Phần D: THỰC HÀNH: Gồm 8 câu, từ câu D1 câu D8.
3.2.5.Xử lý dữ liệu
Liệt kê và định nghĩa biến số
Dựa vào các câu hỏi trong bảng khảo sát, xác định biến số mỗi câu để thuận
tiện cho quá trình nhập và phân tích số liệu (Phụ lục bảng biến số).
Phương pháp xử lý dữ liệu
Nhập và xử lý dữ liệu bằng chương trình SPSS16.0.
3.2.6.Phân tích dữ kiện
Thống kê mô tả
Dùng bảng phân phối tần suất, tỉ lệ và các biểu đồ hình cột để mô tả các biến số
định tính: giới, là sinh viên năm thứ, bảo hiểm y tế, nghề nghiệp của bố, nghề nghiệp
của mẹ, bệnh điều trị lâu dài, kiến thức về sử dụng thuốc kháng sinh, thái độ về việc tự
ý sử dụng thuốc kháng sinh, thực hành về việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Thống kê phân tích